Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

đồ án quản lý công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.74 KB, 83 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ

Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư đều được xem xét từ hai góc
độ: nhà đầu tư và nền kinh tế.
Trên góc độ nhà đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là yếu tố lợi
nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một
việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư.
Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Dự
án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và đối
với từng doanh nghiệp nói riêng. Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không? Việc phân tích chính xác các chỉ tiêu
kinh tế của dự án sẽ chứng minh được điều này.


NGUYỄN XUÂN BÁCH
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ

 !"#$%&'() *!+&,&
Địa điểm : Xã Như Cố – Huyện Chợ mới – Tỉnh Bắc Kạn
Điện thoại :
- Cơ quan : 0281.3864858
- Di động : 0987.580497
Chức năng:
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công
trình điện vừa và nhỏ.
- Chế biến Chè.
- Khai thác khoáng sản – Lâm sản.
  / (,0#()12(
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè


- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phúc Lộc
- Địa điểm thực hiện dự án: Xã Huyền Tụng - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn
- Mục tiêu của dự án:
+ Mục tiêu chung:
Mở rộng dây chuyền sản xuất và chế biến chè, với quy mô, sản lượng hàng hoá
tập trung. Nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tận dụng vùng nguyên liệu sẵn có,tạo
việc làm ổn định và nâng cao đời sống người dân.Từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo
cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.
+ Mục tiêu cụ thể:
 Hoàn thiện quy trình chế biến chè; Tăng năng suất cũng như chất lượng sản
phẩm chè.
 Chế biến thành công 2-3 loại chè đạt chất lượng tốt.
- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây mới
- Tổng mức vốn đầu tư: 5.749.065.000 đồng, gồm:
NGUYỄN XUÂN BÁCH
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
+ Vốn cố định: 5.149.065.000 đồng
+ Vốn lưu động: 6.00.000.000 đồng
- Nguồn vốn :
+ Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.000.000.000 đồng
+ Vốn vay: 1.749.065.000 đồng (Vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia với lãi
suất 8,4%/năm).
- Công suất thiết kế: chế biến 12 tấn chè búp tươi mỗi ngày (tương đương với
750 tấn chè khô mỗi năm).
- Hình thức tổ chức và quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự
án
- Thời gian hoạt động của dự án: 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất
kinh doanh
- Thời gian thực hiện:

+ Tổ chức thi công: Quý I năm 2016
+ Hoàn thành : Quý IV năm 2016
2&&3(&45!2567
- Căn cứ vào nghị định số 50/NĐ – CP ngày 28/ 08/ 1996 của chính phủ về việc
thành lập, tổ chức, giải thể và phá sản các doanh nghiệp.
- Căn cứ vào nghị định số 52/NĐ – CP ngày 08/ 07/ 1999 của chính phủ ban
hành quy chế đầu tư xây dựng
- Căn cứ vào đăng kí kinh doanh số 1302000126 ngày 07/ 06/ 2006 của sở kế
hoạch đầu tư tỉnh Bắc Kạn.
NGUYỄN XUÂN BÁCH
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
89:;<=
9:;<=
Huyện Chợ Mới nằm ở phía nam tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Bạch Thông và
thị xã Bắc Kạn, phía tây giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên), phía nam giáp huyện Võ
Nhai và Phú Lương (Thái Nguyên), phía đông giáp huyện Na Rì. Chợ Mới là một huyện
miền núi, vùng cao gồm 16 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 15 xã).
Huyện có diện tích 606 km² và dân số 38.000 người (năm 2008). Huyện lỵ là thị
trấn Chợ Mới nằm trên quốc lộ 3 cách thị xã Bắc Kạn khoảng 40 km về hướng nam.
Huyện cũng là nơi có con sông Cầu chảy qua. Huyện có địa hình phức tạp, độ chia cắt
mạnh, có núi đá xen với núi đất, độ dốc bình quân: 26-30°, đặc biệt một số vùng có độ
cao từ 700-1000m so với nước biển.
Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa nóng ẩm và mùa đông khô, lạnh.
Với định hướng phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bằng việc
khai thác tiềm năng lợi thế của vùng về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết để đưa các
cây trồng, vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao nhằm từng bước nâng cao thu nhập,
xóa đói giảm nghèo, ổn định cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ môi trường
sinh thái phát triển bền vững. Trong những năm qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương

trình hỗ trợ cho một số địa phương, từng bước đưa khoa học công nghệ vào đời sống,
như: Quy hoạch vùng cây ăn quả và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong việc trồng và chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản của địa phương:
Cam, Quýt Quang Thuận, Đào, Lê Ngân Sơn, chè Shan (chè tuyết)… đã đem lại
những kết quả to lớn, góp phần nâng cao thu nhập người dân, cải thiện cuộc sống
đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Là một trong những huyện miền núi, Chợ Mới có nguồn lao động dồi dào. Có
kinh nghiệm cao trong viêc trồng các loại cây ngắn ngày và dài ngày. Đặc biệt hằng
năm huyện có một số lượng lớn lao động nhưng không có việc làm do địa bàn chủ yếu
NGUYỄN XUÂN BÁCH
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
là sản xuât nông nghiệp. Diện tích trồng chè của huyện lên đến 511,39 ha. Nếu có biện
pháp thâm canh thỏa đáng, có thể đưa năng suất chè từ 60 tạ hiện nay lên đến 100
tạ/ha chè búp tươi. Đến năm 2015 có thể đạt 511000 tấn búp chè tươi.
Chế biến chè ở Chợ Mới hiện nay vẫn chủ yếu là chế biến theo hình thức thủ
công, dùng máy sao xấy bằng tay hoặc gắn động cơ, với quy mô hộ gia đình nên chất
lượng chưa được đảm bảo.
Do vậy, nếu xây dựng một nhà máy chế biến chè theo hình thức công nghiệp sẽ
góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thu mua hết lượng chè búp hàng
năm. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích nông dân phát triển
nhanh diện tích trồng chè góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và
phát triển kinh tế địa phương trong những năm tiếp theo.
>:?@ABCDEFB<
>:9:%#G"( 1(!H(
I JKLIM6K
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Phía Đông
giáp Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tuyên Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc
giáp Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng.
Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ

quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển
kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam -
Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các
tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của
vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.
Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn
trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển.
Mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại
kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ
đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
A!K!N#
NGUYỄN XUÂN BÁCH
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ cao của
địa hình và hướng núi. Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa
rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm;
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 – 25%
tổng lượng mưa trong năm, tháng mưa ít nhất là tháng 12.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 22
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,1
0
C ở thị xã
Bắc Kạn và -0,6
0
C ở Ba Bể, -2
0
C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây
trồng, vật nuôi. Nhiệt độ trung bình ở đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây chè

tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy.
Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1400 - 1600 giờ. Lượng mưa trung bình năm ở
mức 1400 - 1600mm và tập trung nhiều vào mùa hạ. Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh
là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh
cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam. Nhiệt độ
trung bình cũng như lượng mưa và độ ẩm ở đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây
chè tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy.
Khí hậu Bắc Kạn có sự phân hoá theo mùa. Mùa hạ nhiệt độ cao, mưa nhiều.
Mùa đông nhiệt độ thấp, mưa ít và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhìn
chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng
như phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới.
Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như
sương muối, mưa đá, lốc làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong
tỉnh.
;'()()O
Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh
thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Bắc Kạn là đầu
nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng,
sông Bằng, sông Cầu.
Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh
Bắc Kạn. Trong một chừng mực nhất định, sông ngòi là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho nông nghiệp và ngư nghiệp và thuận lợi cho việc di chuyển đường thủy
P
NGUYỄN XUÂN BÁCH
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau. Nhiều vùng có tầng đất khá dầy, hàm
lượng mùn tương đối cao, đặc biệt một số loại đất là sản phẩm phong hoá từ đá
vôi, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Nói chung, cùng với
khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong tỉnh còn khá tốt và

là cơ sở quan trọng để phát triển nông – lâm nghiệp. Về cơ cấu sử dụng đất, diện
tích được khai thác hiệm chiếm hơn 60%, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp. Hiện
diện tích chưa sử dụng còn khá lớn. Rất phù hợp cho việc phát triển nhà máy chà ở
đây.
Công ty TNHH Phúc Lộc nằm trên địa bàn xã Như Cố - Huyện Chợ Mới - Tỉnh
Bắc Kạn. Là nơi tập trung vùng chè nguyên liệu rộng lớn của các xã Như Cố - Thanh
Bình - Quảng Chu. Có diện tích và sản lượng chè tương đối lớn. Đặc biệt là chè Tuyết
Shan ở 3 xã Bình Văn – Yên Hân – Yên Cư, đây là loại chè quý hiếm, mọc trên núi
cao, phẩm chất tốt được dùng làm nguyên liệu sản xuất, chế biến nhiều loại sản phẩm
chè cao cấp, với diện tích khoảng 100 ha được trồng từ lâu đời. Từ năm 2010 tới nay
huyện cũng đã trồng mới được khoảng 700 ha chè Tuyết Shan theo phương thức trồng
rừng.
Đây là lợi thế cơ bản để xây dựng một dây chuyền sản xuất và chế biến chè phục
vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu
>:>:%#G"(QR!,
Xã Như Cố nói chung và huyện Chợ Mới nói riêng có nguồn lao động dồi dào, sẵn có,
có nhiều con em lao động đến tuổi lao động nhưng không có việc làm, có thể đào tạo
nghề đáp ứng sản xuất.
Diện tích đất đồi của xã Như Cố để phát triển cây chè còn nhiều, lao động dư
thừa hàng năm lên tới hàng trăm người nên việc tăng diện tích chè, sản lượng chè hàng
năm là rất khả quan
Trên đây là những căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn cơ bản cho việc hình thành
và thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè”của công ty TNHH Phúc
Lộc xã Như Cố - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn.
( Theo backan.gov.vn )
NGUYỄN XUÂN BÁCH
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
S:?@TUVW
S:9:X(!!X(!YZ(Q#P $[ H# !\6]^YZ(5!_..[012(Y`&#()&P5

Theo số liệu thống kê, trong năm 2014 xuất khẩu chè của cả nước đạt 141.434
tấn, trị giá 229.719.055 USD, giảm 3,59% về lượng nhưng tăng 2,28% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước.
Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, với lượng nhập
22.909 tấn, trị giá 45.949.795 USD, giảm 4,72% về lượng nhưng tăng 1,42% về trị giá
so với cùng kỳ năm trước (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen PD, PF sang thị
trường Pakistan qua cảng Hải phòng, FOB).
Đài Loan là thị trường lớn thứ hai, với lượng nhập 22.477 tấn, trị giá 30.916.744
USD, tăng 0,11% về lượng và tăng 4,49% về trị giá (chủ yếu xuất chè đen OPA, BPS
qua cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, FOB); Đứng thứ ba là thị trường Nga với 11.748 tấn,
trị giá 19.251.300 USD, giảm 15,46% về lượng và giảm 10,93% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước.
Một số thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2013: Hoa kỳ tăng
21,29% về lượng và tăng 30,91% về trị giá; Ba Lan tăng 1,37% về lượng và tăng
14,86% về trị giá. Bên cạnh đó một số thị trường sụt giảm xuất khẩu: Trung quốc giảm
4,24% về lượng và giảm 1,64% về trị giá; Indonêsia giảm 24,06% về lượng và giảm
15,71% về trị giá; Arậpxêút giảm 17,94% về lượng và giảm 16,9% về trị giá; Đức
giảm 16,87% về lượng và giảm 12,35% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2014 giá xuất khẩu chè của Việt Nam tăng 4% so với năm 2013. Tuy
nhiên so với giá xuất khẩu chè của thế giới thì giá chè của Việt Nam vẫn ở mức thấp
S:>:;a6"# !a()GH$%YZ(6bc()YZ(Q#P $[G!Z(3() H# !\6]^YZ(5!_..[
012(Y`&#()&P5
Diện tích chè của tỉnh Bắc Kạn tính tới năm 2014 có 2393 ha, phân bố rải rác ở
các huyện thị, nhưng tập trung chủ yếu ở một số huyện như: Chợ Mới, Ba Bể, Chợ
Đồn. Diện tích chè Shan tuyết khoảng 1500 ha, còn lại là chè Trung du.
Căn cứ vào sản lượng của huyện Chợ Mới và 3 xã phía nam của huyện Phú
Lương là: Yên Ninh- Yên Đổ- Yên Lạc có thể thu mua khoảng 2800 tấn chè tươi mỗi
năm. Ta có thể phân chia vùng nguyên liệu như sau:
Vùng chè tuyết: Bình Văn- Yên Hân- Yên Cư: 450 tấn
NGUYỄN XUÂN BÁCH

8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Chè các xã Như Cố- Quảng Chu- Yên Đĩnh- Thanh Bình: 761 tấn
Ba xã Phú Lương: 450 tấn
Tổng là 1661 tấn. Ngoài ra có thể thu mua ở vùng chè rộng lớn ở các xã của huyện
Phú Lương có chất lượng cao.
Năm 2014, xuất khẩu chè Việt Nam đạt sản lượng 156,6 nghìn tấn với kim ngạch
ước đạt 245 triệu USD.Giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2014 đạt 1.695
USD/tấn, tăng 4,3% so với năm 2013 với giá xuất khẩu 1.626 USD/tấn và tăng 100
USD/tấn so với mức giá xuất khẩu của năm 2012 là 1.526 USD/tấn.
Tháng 11 ước xuất khẩu 11 nghìn tấn, giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng
xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm ước đạt 121 nghìn tấn, giá trị đạt 206 triệu USD, giảm
5,2% về khối lượng nhưng lại tăng 0,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Hiệp hội Chè
Việt Nam (Vitas) ước tính, tổng lượng chè XK cả năm khoảng 135.000 tấn, trị giá 235
triệu USD, giảm gần 10% về lượng nhưng tăng khoảng 6% về giá trị so với năm trước.
Pakistan - thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại chè của Việt Nam, đạt 27.596
tấn, tương đương 64,37 triệu USD trong 10 tháng, chiếm 34,57% trong tổng kim
ngạch (tăng 60,4% về khối lượng và tăng 85,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013).
Đứng sau thị trường Pakistan là các thị trường như: Đài Loan 27,15 triệu USD,
Nga 15,74 triệu USD, Trung Quốc 15,29 triệu USD, Hoa Kỳ 9,96 triệu USD.
Nhìn chung, xuất khẩu chè sang phần lớn các thị trường đều sụt giảm kim ngạch
so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, thị trường Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất,
giảm 55,77% về khối lượng và giảm 57,38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu
vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người
tiêu dùng tại quốc gia này. Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen,
đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng
xuất khẩu.
Để thúc đẩy đưa mặt hàng chè Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường
Pakistan, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương

mại như các buổi giao lưu trực tuyến nhằm khắc phục sự thiếu thông tin, giúp doanh
nghiệp hai bên có điều kiện tiếp xúc ban đầu, khắc phục rủi ro về khách hàng, chi phí
đi lại
Hiệp hội Chè – Vitas cho rằng năm 2014 là một năm khó khăn với ngành chè.
Các DN XK phải đối mặt với nhiều rào cản tại các thị trường, nhất là trong đáp ứng
yêu cầu về an toàn chất lượng sản phẩm. Điều đáng chú ý nhất trong năm là giá chè
XK tương đối ổn định, dẫn tới giá trị XK cả năm tăng nhẹ. Điều này là bởi năm nay
NGUYỄN XUÂN BÁCH
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
lượng chè xanh có giá XK cao được xuất đi nhiều hơn. Ước cả năm, chè xanh chiếm
tới 60% trong tổng lượng chè XK, tăng hơn 10% so với năm trước. Các thị trường NK
chủ yếu của chè Việt vẫn là Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Pakistan, Indonesia,
Malaysia…
VZ()9:9: Tình hình xuất khẩu chè ở Việt Nam và tiêu thụ chè thế giới giai đoạn
2010-2014
ĐVT: Nghìn tấn
d ;=De Bf
2010 173.25 156.7
2011 179 170.55
2012 192.5 181.5
2013 199.5 191.9
2014 205.5 197.8
Căn cứ vào điều kiện của thị trường tiêu thụ. Công ty TNHH Phúc Lộc đã tập
trung tiêu thụ sản phẩm của mình vào các thị trường là: Pakistan, Trung Quốc, Châu
NGUYỄN XUÂN BÁCH
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Âu, Nga và các nước Đông Âu. Đây là những thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm
chè đen. Tuy vậy muốn bán được sản phẩm tại thị trường nay đòi hỏi chất lượng sản

phẩm rất cao. Việc đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến chè với công nghệ hiện đại
sẽ đáp ứng được các yêu cầu đối với sản phẩm, từ đó đảm bảo được thị trường tiêu thụ
của dự án.
S:S:1g2](!#&h#&!i J]() bj()6M
Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo theo đường xu hướng (hồi quy theo thời gian)
Đường xu hướng còn có tên gọi là đường hồi quy. Các phương pháp dự báo nhu cầu
theo đường xu hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định
đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng
cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo
trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo
nhu cầu cho các năm trong tương lai.
Có thể sử dụng các phương pháp dự báo theo đường xu hướng để dự báo ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Để xác định được đường xu hướng lý thuyết, đòi hỏi phải
cónhiều số liệu trong quá khứ. Đường xu hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến
tính. Để biết được đường xu hướng là tuyến tính hay phi tuyến tính, trước hết ta cần
biểu diễn các nhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát
triển của các dữ liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương
đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu
hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn,
như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các
đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit…).
Phương trình đường thẳng có dạng: Y = ax + b
a =
b =
NGUYỄN XUÂN BÁCH
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Trường hợp: a > 0: Đường biểu diễn dốc lên
a < 0: Đường biểu diễn dốc xuống

a = 0: Đường biểu diễn nằm ngang
Ta có phương trình dự báo sản xuất và tiêu thụ như sau:
Y
sx
= 6.473.x + 125.331
Y
tt
= 225.64.x + 3756.28
VZ()9:>: Dự báo sản xuất và tiêu thụ chè thế giới giai đoạn 2015-2025
ĐVT: Nghìn tấn
d ;=De Bf
2015 215.45 205.085
2016 223.95 213.01
2017 232.45 220.935
NGUYỄN XUÂN BÁCH
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
S:k:!l( K&!&^(! JM(!
 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có công ty nòa đủ lớn để có thể làm đối thủ
cạnh tranh với dự án chè hiện nay. Các cơ sở sản xuất hiện có chủ yếu là các hợp tác
xã và chè dân tộc
Mặt hàng chế biến của các cơ sở này đa dạng phong phú nhưng chưa có giá trị gia tăng
cao. Đa số là sản phẩn truyền thống dưới dạng chè tươi chất lượng sản phẩm của các
cơ sở này chưa cao.
Sức mạnh cạnh tranh của dự án
mB

nopF qr
Chất lượng sản

phẩm chè
Sản phẩm đồng bộ, nhiều
chủng loại, chất lượng được
đảm bào
Đa số sử dụng thiết bị lạc hậu,
chủ yếu là hộ gia đình hoặc tổ
sản xuất nên sản phẩm không
có tính đồng đều, thô.
Tính liên tục của
sản xuất
Chủ động được nguồn nguyên
liệu nên sản xuất liên tục,
không bị gián đoạn
Nguồn nguyên liệu không ổn
định và sản xuất cầm chừng
Công nghệ thiết
bị
Được đầu tư mua mới và hiện
đại
Các đối thủ sử dụng máy móc
thiết bị khá cũ kĩ, năng suất
thấp
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những thuận lợi và sức cạnh tranh so với các doanh
nghiệp chè trên địa bàn như:
NGUYỄN XUÂN BÁCH
13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Thứ nhất: dự án có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển, gần nguồn cung cấp nguyên
liệu, gần đường quốc lộ rất thuận lợi và giảm giá thành sản phẩm.
Thứ hai: chủ động được nguồn nguyên liệu nên đáp ứng được nhu cầu của thị trường

cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho việc phát triển bền vững.
S:s:At 6#N($%Y1&h( !t Lh# b$[.\& H#(!".$\&uMLh# b
Thuận lợi của dự án
Hiện nay thị trường đầu ra của dự án tăng trưởng ở mức ổn định, các kết quả nghiên
cứu gần đây cho thấy là chè có một thị trường cực kỳ triển vọng.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất khẩu còn nằm trong những ngành nghề được Thủ
tướng Chính phủ và chính quyền địa phương khuyến khích và hỗ trợ phát triển, hỗ trợ
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường và tạo sức
mạnh cạnh tranh. Căn cứ Quyết định số: 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Kạn thời kỳ đến năm 2020.
( Theo thuvienphapluat.vn )
Ngoài ra, các yếu tố vị trí địa lý, kinh tế xã hội của dự án cũng là một thuận lợi không
hề nhỏ, và trong tương lai khả năng mở rộng của dự án là rất khả quan.
Một số khó khăn của dự án
Chất lượng chè trong nước vẫn chưa thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh bên ngoài
Ngoài ra, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường trong các năm gần đây làm ảnh
hưởng đến năng suất chè , đây cũng là khó khăn tương đối lớn của dự án.
Kết luận sự cần thiết đầu tư của dự án
Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn và khu vực,
tình hình hiện tại của ngành chè đang tăng trưởng ổn định. Dự án còn được Thủ tướng
chính phủ và chính quyền địa phương khuyến khích hỗ trợ phát triển, nhu cầu tiêu thụ
các mặt hàng chè trong nước và thế giới là rất lớn. Vì những lí do trên, dự án xây dựng
nhà máy sản xuất chè Phúc Lộc là hết sức cần thiết và cấp bách, vừa đem lại nguồn lợi
kinh tế cho doanh nghiệp, tỉnh Bắc Kạn vừa tạo điều kiện phát triển ngành chè Việt
Nam nhanh và bền vững.
Mục tiêu của dự án
Dự án nhà máy sản xuất chè được đầu tư với mục tiêu là nơi chế biến chè từ nguồn chè
tươi tiếp nhận từ địa phương, sử dụng lao động tại chỗ để chế biến ra chè đen các loại ,
phân phối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

NGUYỄN XUÂN BÁCH
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đáp ứng nhu sử dụng chè, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khẳng định vị
thế cạnh tranh của chè Việt Nam trên trường thế giới.
8>
BvAwxyn;e
>:9:n=;=z:
- Chè là một cây công nghiệp lâu năm có đời sống kinh tế lâu dài và mau cho sản
phẩm.
- Hỗn hợp tannin trong chè có khả năng giải khát và chữa một số bệnh đường
ruột như tả lị,thương hàn.
- Chè còn chứa một số loại vitamin A,B1,B2,B6 vitamin PP và một số loại
vitamin C.
- Chè có tác dụng chống phóng xạ (chống được chất stronti (SR)90 là một trong
những đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm
-
Hình 2.1 Chè Đen
Sản phẩm của dự án là chè đen các loại. Chè đen có màu sắc nước pha màu hồng đỏ ,
có hương vị thơm mát dễ chịu. Để có được các đặc tính trên , trong quá trình sản xuất
chè đen người ta tạo điều kiện cho các loại men peroxidaza và poliphenoloxidaza hoạt
động.
Với phương hướng sản xuất chè đen cho nên sản phẩm mà công ty lựa chọn là Chè
đen xuất khẩu chế biến theo công nghệ Orthodox. Cơ cấu sản phẩm như sau:
NGUYỄN XUÂN BÁCH
15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
]^&!i { J|()
OP 15%
FBOP 31%

P 16%
PS 12%
BPS 16%
F 8%
D 2%
>:>:y}v
Hình thức đầu tư của dự án được lựa chọn như sau:
- Theo đối tượng đầu tư: đối tượng đầu tư của dự án là cơ sở vật chất, đầu tư xây
dựng mới, đồng bộ và hoàn chỉnh
- Theo chủ đầu tư: dự án có chủ đầu tư là Công ty TNHH Phúc Lộc.
- Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng và mua máy móc thiết bị mới.
- Hình thức quản lý đầu tư: Công ty TNHH Phúc Lộc trực tiếp tự tổ chức quản lý và
thực hiện dự án.
- Theo thời đoạn kế hoạch: đầu tư dài hạn.
- Theo nguồn vốn: sử dụng vốn tự có của chủ đầu tư và vay thương mại.
>:S:DTn;e
>:S:9:!|(&'()Y#P &!]012(
Quy mô đầu tư của dự án được xác định trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong nước
và xuất khẩu, khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án và tình hình hiện
tại của chủ đầu tư.
Ngoài ra quy mô của dự án còn được xác định dựa trên các cơ sở như: các phân tích và
dự báo thị trường chè Việt Nam và thế giới; các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông
vận tải cũng như các dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu sản xuất và lưu thông sản phẩm.
Căn cứ vào các nguyên nhân trên mà công suất lựa chọn của dự án là chế biến chè đen
công suất 750 tấn chè khô mỗi năm.
NGUYỄN XUÂN BÁCH
16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
>:S:>:D2&LI(!.4&YZ(Q#P 01Gt(&uM012(
Mức sản xuất dự kiến của nhà máy như sau:

Bảng 2.2. Mức sản xuất dự kiến của dự án giai đoạn 2016-2025
d >~9• >~9€ >~9• >~9‚ >~>~ >~>9 >~>> >~>S >~>k >~>s
n
;e
90% 90% 95% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
;=
ƒ
„P(…
675 675 712.5 750 750 750 750 750 750 750
>:k:DTnAwxW
>:k:9:D2&LI(!0l*&!#*%(&'()()!"†
 Quy trình sản xuất chè đen
NGUYỄN XUÂN BÁCH
17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ

 Thuyết minh quy trình
- Héo chè: Chè búp tươi đem về nhà máy. Sau khi kiểm tra chất lượng chè đạt
yêu cầu ( phân loại chè A, B, C) đem trải đều trên sân và dùng quạt công
nghệ quạt cho chè được tươi, không có nước, rồi trải đều trên máng héo chè
trong vòng 8 tiếng ( ở nhiệt độ từ 40 - 42
0
C). Khi thủy phân xong đưa sang
sàng dùng để tách tạp chất như cỏ rác, đất vụn đưa sang vò lần 1.
NGUYỄN XUÂN BÁCH
Nguyên liệu
Héo
Vò lần 1
Sàng lần 1
Awx

W

2
Sàng lần 2
Sàng lần 3
Phần trên sàng lần 3
Lên men
1
Lên men
1
Lên men
1
Lên men
1
Hoàn chỉnh
sản phẩm
(Sấy, Sàng
phân loại,
Đóng thùng
sản phẩm)
Phần lọt sàng lần 1
Phần lọt sàng lần 2
Phần lọt sàng lần 3
Phần trên sàng lần 3
18
Vò lần 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
- Vò lần 1: Chè được đưa vào máy vò theo công suất quy định của từng loại
máy vò nén, thời gian vò chè trong khoảng thời gian 35 – 40 phút. Sau khi vò
chè được đưa sang sàng lần 1. Khoảng 20% chè lọt sàng được đưa đi lên men.

Số chè chưa đạt tiêu chuẩn ( phần trên sàng) được đưa đi vò lần 2.
- Vò lần 2: Thời gian vò lần 2 khoảng 35 phút, sau đó được đưa đi sàng lần 2,
lần này khoảng 20% chè lọt sàng được đi lên men, số còn lại trên sàng được
đưa đi vò lần 3.
- Vò lần 3: Vò lần 3 kéo dài khoảng 45 phút, sau đó được đi sàng lần 3 tất cả
phần lọt sàng và chè còn nằm trên sàng đều được đưa đi lên men.
- Lên men chè: Chè được rải đều vào các khay theo tiêu chuẩn và được đưa
vào phòng lên men đem lên men. Trong phòng lên men thời gian lên men kéo
dài khoảng 2 giời.Quá trình lên men là quá trình ôxy hóa giúp cho chè có màu
đen theo yêu cầu và có hương vị đặc trưng của công nghệ Orthodox.
!+7: Yêu cầu nhiệt độ của phòng vò và lên men là khoảng 22 -24
0
C và độ
ẩm phòng lên men là 90% - 95%.
- Sấy chè: Chè sau khi lên men được đưa vào máy sấy khô ở nhiệt độ 95 –
105
0
C. Sản phẩm chè sau khi sấy được gọi là chè bán thành phẩm. Độ ẩm chè
bán thành phẩm khoảng 4% - 5% là đạt yêu cầu.
- Công đoạn hoàn thành thành phẩm: Chè sau khi sấy được đưa vào máy cắt.
Sau khi cắt được đưa vào máy sàng chè để phân loại. Với công nghệ hợp lý
chè được sàng và phân thành 7 loại đó là: OP, FBOP, P, PS,BPS, F, D. Sau
khi phân loại chè được đóng bao theo từng chủng loại và theo tiêu chuẩn để
xuất khẩu.
>:k:>:D2&LI(!5!bj()2( ‡&!4&YZ(Q#P
Dự án nhà máy sản xuất chè đen xuất khẩu được đầu tư ở mức độ tiên tiến, hiện đại.
Bố trí thiết bị công nghệ của nhà máy cho phép sử dụng đa dạng các nguồn nguyên
liệu chè khác nhau, giúp cho nhà máy chủ động trong việc sản xuất.
Dự án lựa chọn phương thức sản xuất theo dây chuyền bao gồm các máy móc như
máng héo, máy vò , máy cắt nhẹ , máy sàng bằng 2 cánh , máy sàng tơi.

NGUYỄN XUÂN BÁCH
19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Tính toán số lượng máy móc
Để đạt công suất 750 tấn/năm thì mỗi ngày phải sản xuất 750/300=2.5 tấn. Để sản xuất
được 2.5 tấn/ngày cần 12 tấn chè búp tươi mỗi ngày (tham khảo).
Bắt đầu bằng việc làm héo, 1 ngày làm việc 8 giờ, vậy mỗi giờ phải làm héo 1.5 tấn
chè , 1 máng làm héo có công suất 8 tạ chè tươi trong 8 giờ vậy 1 máng là héo 1 tạ chè
tươi trong 1 giờ. Vậy ta cần 15 máng làm héo.
Sau công đoạn làm héo thì với 12 tấn chè tươi ta sẽ đc 2.5 tấn chè héo.
Tiếp theo là công việc vò chè công suất 1 máy vò chè là 200kg chè héo 1 mẻ, tổng thời
gian vò chè là 2 giờ cho 1 mẻ . Vậy chúng ta cần 4 máy vò chè.
Công đoạn tiếp theo là sấy chè. 1 máy sấy trong 50 phút có thể sấy khô 0.2 kg chè
héo. Vậy ta cần số máy sấy đề hoàn thành công việc là 2 máy.
Trong công tác sàng chè cần 2 máy sàng bằng 2 cánh Việt Nam sản xuất để có được
các loại chè thành phẩm cần sản xuất.
>:k:S:1M&!|(.2* & !t gI
Sau khi khảo sát các loại thiết bị chế biến chè đen theo công nghệ Orthodox của Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất công ty nhận thấy thiết bị của các nước Ấn
độ, Nga rất tốt nhưng để vốn đầu tư không quá lớn công ty đã lựa chọn thiết bị sản
xuất được ở trong nước với giá thành rẻ hơn nhập khẩu. Chỉ nhập khẩu những thiết bị
mà Việt Nam không có. Theo quan điểm đó thì các thiết bị được lựa chọn như sau:
(thiết bị chính).
- Máng héo: Lò héo Việt Nam sản xuất.
- Máy vò: Sử dụng 4 máy vò Việt Nam sản xuất theo kiểu Nga
- Máy sấy: Dùng 2 máy sấy Việt Nam sản xuất theo kiểu Liên Xô S300.
- Máy sàng bằng 2 cánh Viêt Nam sản xuất.
- Thiết bị lên men Việt Nam sản xuất
Các thiết bị này được tổ hợp theo đúng quy trình công nghệ Orthodox và đảm bảo
công suất 12 tấn/ ngày.

Tuy dùng các thiết bị sản xuất khác nhau để lắp đặt cho dây chuyền sản xuất chè đen
xuất khẩu vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng công nghệ Orthodox (vì nó khai thác
thế mạnh của từng loại thiết bị) đặc biệt thời gian thi công sẽ rất nhanh gọn đảm bảo
đưa dây chuyền vào hoạt động kịp thời.
>:s:oBxW:
2.5.1. Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đáp ứng.
NGUYỄN XUÂN BÁCH
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
 Các nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên liệu:Nguyên liệu đưa vào chế biến là các loại chè búp A, B, C và nhu cầu
chế biến trong kỳ là: 12x300=3600 tấn búp chè tươi/năm.
Nhiên liệu: Nhu cầu than cho quá trình sản xuất là: 1,6tấn x 750 = 1200 tấn/năm.
Than chế biến được dùng là loại than tốt. Không dùng than kém chất lượng ảnh
hưởng đến chất lượng chè ( tốt nhất là dùng than Quảng Ninh).
Năng lượng: Nhu cầu điện trong quá trình sản xuất là: 750 tấn x 750Kw = 562500
Kw. Nguồn điện cung cấp hiện nay là điện qua trạm biến áp của công ty TNHH
Phúc Lộc.
 Nguyên vật liệu và khả năng cung ứng
Chè tươi: Chè tươi được cung cấp từ công ty TNHH Phúc Lộc với sản lượng 3600
tấn chè tươi mỗi năm. Trong trường hơp cấp bách có thể thu mua thêm ở các vùng
chè lân cận với sản lượng rất lớn.
Nhiên liệu: Mua của công ty than Quảng Ninh.
>:s:>:!bj() !4&&#()&P5()#*H($N 6"#:
Chè tươi được vận chuyển từ công ty Phúc Lộc tại Chợ Mới theo phương thức vận
chuyển trực tiếp bằng đường bộ thông qua xe tải đến nhà máy và đưa vào kho
nguyên liệu.
Than được mua ở công ty than Quảng Ninh và cũng được vận chuyển bằng đường
bộ.
8S

yTˆ
S:9:8;yTˆ8y
S:9:9:jY‰61M&!|(LIMLŠ.
Để đảm bảo các điều kiện cho một nhà máy sản xuất chè xuất khẩu,hoạt động đạt
hiệu quả cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vị trí đầu tư xây dựng cần
đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành
NGUYỄN XUÂN BÁCH
21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
- Gần tuyến đường giao thông chính
- Có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển
- Gần nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt và trữ lượng dồi dào
Ngoài ra, việc xác định vị trí còn được xem xét bởi các yếu tố:
- Được sự nhất trí của các sở, ban, ngành, địa phương
- Đủ diện tích để xây dựng và mở rộng
- Hạn chế ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong khu vực
S:9:>:2&5!bj()2(61M&!|(LIMLŠ.
Căn cứ vào các phân tích thị trường và các định hướng phát triển của tỉnh Bắc
Kạn, kết hợp ý kiến thỏa thuận của các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn, có hai vị trí
được tiến hành khảo sát lựa chọn:
- Vị trí tại KCN Thanh Bình
- Vị trí tại cụm CN Huyền Tụng
S:>:?@;W;yTˆW
S:>:9:!l( K&!Y]Y2(!&2&5!bj()2(LIMLŠ.
So sánh các điều kiện chủ yếu của vị trí KCN Thanh Bình và vị trí Cụm
CN Huyền Tụng được nêu ra trong bảng như sau:
Bảng 3.1. So sánh các điều kiện chủ yếu của vị trí KCN Thanh Bình
và vị trí Cụm CN Huyền Tụng
%#

G"(
A!M(!VX(! \.#*%(\()
Vị trí
địa lý
- KCN Thanh Bình (xã Thanh
Bình, huyện Chợ Mới) nằm ở vị
trí thuận lợi tại huyện cửa ngõ
phía Nam của tỉnh, cạnh tuyến
Quốc lộ 3.
- Cách nguồn nguyên liệu 50km
- Cạnh tuyến quốc lộ 3 , phía đông
tây đều giáp song Cầu
- Cách nguồn nguyên liệu 70km
Lĩnh
vực
ưu
tiên
- Công nghiệp điện, điện tử.
- Chế biến nông- lâm- thuỷ sản.
- Dệt may, hóa mỹ phẩm, sản phẩm
nhựa.
- Sản xuất vật liệu đóng gói, sản
- Sản xuất và lắp ráp sản phẩm cơ
khí.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng tiêu dùng
- Sản xuất vật liệu xây dựng.
NGUYỄN XUÂN BÁCH
22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ

xuất hàng tiêu dùng.
- Dịch vụ, thương mại.
- Chế biến nông - lâm - thuỷ sản
Cơ sở
hạ
tầng
- -Đường giao thông: trục giao
thông chính rộng 33m gồm 4 làn
xe, trục giao thông nội bộ rộng
22m gồm 2 làn xe
- -Điện: lưới điện quốc gia 110Kv,
220Kv Công suất: 2 x 40 MVA, 2
x 25 MVA
- Nước: công suất tối đa 20,000
m3/ngày đêm, công suất hiện tại
5000 m3/ngày đêm
- Đường giao thông: đường trục
chính rộng 51m, dài 300m;
đường 15m dài 5.000m; đường
10.5m dài 4,300m.
- Điện sử dụng từ hệ thống lưới
điện quốc gia 500KV truyền tải
vềKCN bằng đường dây 110KV,
tại chân KCN có Trạm biến áp 40
MVA (110/22), mạng 22 KV
trong KCN.
- Nước 5000m3/ngày đêm
Ưu đãi
đầu tư
Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất

trong 7 năm đầu và được miễn
giảm thêm 5 năm đối với các dự án
sử dụng trên 100 lao động. Về
miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, được hỗ trợ và miễn giảm 7
năm và 50% trong 10 năm tiếp
theo.
Các cơ chế, chính sách đầu tư
UBND tỉnh ban hành hiện nay đã
bãi bỏ theo Quyết định 1387 của
Thủ tướng Chính phủ gây ra khó
khăn trong việc thực hiện cơ chế
ưu đãi và thu hút đầu tư
Khác
Do vừa đầu tư xây dựng vào năm
2007 nên diện tích đất ở KCN còn
khá nhiều và đang triển trai mở
rộng diện tích KCN nên việc xây
dựng và mở rộng nhà máy ở đây là
rất khả quan
Diện tích đất còn có khả năng cho
thuê không còn nhiều, trong khi
việc triển khai giai đoạn đầu tư
mở rộng hạ tầng giai đoạn 2 còn
chậm do vướng mắc đền bù
GPMB
Tổng hợp
Phương án tại vị trí cụm CN Huyền Tụng có vị trí khá xa, vùng nguyên vật liệu,
khó thuê được mặt bằng nhưng tận dụng được nhiều điều kiện cơ sở hạ tầng có sẵn,
thời gian xây dựng có thể giảm xuống.

Phương án tại vị trí Thanh Bình có vị trí rất thuận tiện cho việc trung chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ, chi phí xây dựng cao tuy nhiên chi phí thuê
đất thấp và hưởng được nhiều ưu đãi đầu tư.
S:>:>:1M&!|(LIMLŠ.Lh# b
NGUYỄN XUÂN BÁCH
23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Từ các phân tích và so sánh ở trên, ta thấy phương án vị trí KCN Thanh Bình có
nhiều ưu điểm lợi thế hơn so với phương án vị trí cụm CN Huyền Tụng. Vì vậy,
trong dự án vị trí này được lựa chọn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chè xuất
khẩu.
8k
=D?onU}
k:9:x8‹VŒˆ:
Mục tiêu của bố trí mặt bằng:
Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của
công nhân, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ,
phòng ăn, cảnh quan xung quanh nhà máy Trong hoạch định quy trình sản xuất,
chúng ta lựa chọn hay thiết kế sản xuất cùng với thiết kế sản phẩm và tiến hành đưa
công nghệ mới vào vận hành. Thông qua mặt bằng, tiến hành sắp xếp các quy trình
ở trong và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các quy
trình này và các công việc phụ trợ khác.
Mục tiêu của bố trí mặt bằng sản xuất:
- Cung cấp đủ năng lực sản xuất.
- Giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
- Tận dụng sức sản xuất, mức sử dụng mặt bằng và lao động.
- Đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho công nhân.
- Dễ dàng giám sát và bảo trì, đảm bảo đủ không gian cho máy móc vận hành.
Mục tiêu cho bố trí kho thành phẩm:
- Đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu máy móc, vận chuyển, bốc dỡ.

- Tạo điều kiện sắp xếp, xuất nhập kho dễ dàng.
- Cho phép dễ kiểm tra tồn kho, đảm bảo ghi chép tồn kho chính xác.
Mục tiêu cho bố trí mặt bằng khối hành chính văn phòng.
- Tăng cường cơ cấu tổ chức, tạo mối liên kết thông tin dễ dàng giữa các khu vực.
- Giảm sự đi lại của nhân viên và khách hàng.
- Tạo sự riêng biệt cho các khu vực công tác.
k:>:x8‹VŒ?D;=De@
NGUYỄN XUÂN BÁCH
24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP    KINH TẾ ĐẦU TƯ
Bố trí mặt bằng trong phân xưởng sản xuất chính là sự sắp xếp các loại máy móc,
vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu vực chứa nguyên vật liệu, lối đi sao
cho đảm bảo được mục tiêu chính là giảm tối đa dòng luân chuyển nguyên vật liệu
trong nhà máy
Bố trí mặt bằng sản xuất trong nhà máy có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá
trình phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy. Cụ thể:
- Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn,
tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện
những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm
lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.
- Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực, đầu tư rất lớn về sức lực và tài chính.
- Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn kém.
Như vậy, để đảm bảo bố trí mặt bằng đạt hiệu quả tốt nhất thì cần phải đánh giá lựa
chọn nhiều phương án khác nhau, tôi xin đề xuất hai phương án bố trí mặt bằng
phân xưởng sản xuất chính như sau.
!bj()2(~9†Va JK0l*&!#*%( !•]0^()LbŽ() !•()

Theo cách bố trí này thì các thiết bị trong một dây chuyền sản xuất chính được bố
trí theo một chuỗi các nguyên công cần thiết để thực hiện sản phẩm. Công việc của
các công nhân sẽ được chia ra thành hàng loạt các nhiệm vụ được tiêu chuẩn hóa.
Do đó cho phép chuyên môn hóa cả về nhân sự và thiết bị.
Ưu điểm:
- Bố trí theo dạng đường thẳng sẽ có được không gian rộng hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà máy có kế hoạch mở rộng thêm dây chuyền thứ 3.
- Vị trí tập kết bán thành phẩm đầu ra được tối ưu.
- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh
- Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm được dễ dàng, mức độ sử dụng thiết
bị và lao động cao.
- Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định.
Nhược điểm:
- Hệ thống sản xuất có thể bị gián đoạn khi có một công đoạn bị trục trặc.
- Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn
!bj()2(~>†Va JK0l*&!#*%( !•]!X(!0^()&!•
Các máy thiết bị bố trí giống như chữ U, công nhân sẽ tiến hành một cách tuần tự
các máy dọc theo một bờ của chữ U cho đến cuối và qua trở lại bên kia. Nếu muốn
tăng sản lượng, thì tăng thêm số công nhân và điều đặc biệt là sẽ phân chia các khu
vực của chữ U làm giảm yêu cầu về kỹ năng của mỗi công nhân.
NGUYỄN XUÂN BÁCH
25

×