Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Têểu luận hệ thống chính trị nước pháp thực trạng và giá trị tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.62 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
********
TIỂU LUẬN
Môn:
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
ĐƯƠNG ĐẠI
ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHÁP
THỰC TRẠNG VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO
Người hướng dẫn: GS.TS DƯƠNG XUÂN NGỌC
Học viên thực hiện : ĐỖ THỊ MAI PHƯƠNG
Lớp: CAO HỌC CHÍNH TRỊ HỌC K20
HÀ NỘI, 2014
MỤC LỤC
Chương 2 11
hỆ thỐng chính trỊ pháp - thỰc trẠng 11
và giÁ TRỊ THAM KHẢO 11
1. Khái quát chung về nước Pháp 11
C. KẾt luẬn 25
tài liỆu tham khẢo 27
2
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn gốc và bản chất của một nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị
của chế độ xã hội dưới sự lãnh đạo của một chính đảng. Dưới chế độ tư bản, nhà
nước sẽ mang bản chất tư sản, còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng
sản lãnh đạo thì nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản. Cả lý luận và thực
tiễn đều cho thấy, Đảng nào cầm quyền sẽ đứng ra lập Chính phủ và đưa người
của đảng mình vào các vị trí trong Chính phủ. Các thành viên của Chính phủ là
các nhà chính trị. Nền hành chính được tổ chức và vận hành dưới sự lãnh đạo,


điều hành của Chính phủ, vì vậy dù muốn hay không, nền hành chính phải lệ
thuộc vào hệ thống chính trị, phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Mặc dù lệ thuộc vào chính trị, song nền hành chính cũng có tính độc lập
tương đối về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính.
Ở nước ta, nền hành chính nhà nước mang đầy đủ bản chất của một Nhà
nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" dựa
trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam nằm trong hệ thống chính trị, có hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò tham gia và giám sát hoạt động
của Nhà nước, mà trọng tâm là nền hành chính.
Với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước, nền hành chính nhà
nước được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy định pháp luật, đồng thời
yêu cầu mọi công dân và tổ chức trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính là một trong những điều kiện
để xây dựng Nhà nước chính quy, hiện đại, trong đó bộ máy hành pháp hoạt động
có kỷ luật, kỷ cương. Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, công
chức phải nắm vững qui định pháp luật, sử dụng đúng quyền lực, thực hiện đúng
chức năng và thẩm quyền trong thực thi công vụ. Mỗi cán bộ, công chức cần chú
trọng vào việc nâng cao uy tín về chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực thực
thi để phục vụ nhân dân. Tính pháp quyền của nền hành chính được thể hiện trên
3
cả hai phương diện là quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều
đó có nghĩa là, một mặt các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng luật pháp là
công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối
tượng quản lý; mặt khác các cơ quan hành chính nhà nước cũng như công chức
phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tuỳ tiện
vượt lên trên hay đứng ngoài pháp luật, nước Pháp cũng không ngoại lệ. Với đề
tài tiểu luận “ Hệ thống chính trị Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo”sẽ làm
rõ hơn vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị Pháp, trong đó
có tập bài giảng của Khoa Chính trị học và các cuốn sách của các viết về thể chế
chính trị thế giới đương đại. Đó là nguồn tài liệu quý giúp các học viên nghiên
cứu đề tài này trong môn học Hệ thống chính trị thế giới đương đại, cụ thể là hệ
thống chính trị nước Pháp một cách tổng quan, toàn diện để có sự chắt lọc
những giá trị tiến bộ phù hợp với xu thế thời đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đánh giá đúng thực
trạng của Hệ thống chính trị nước Pháp. Đề tài làm rõ hơn các yếu tố tác động,
giá trị tham khảo và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống chính trị
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá các kiến thức lí luận về tổ chức hoạt động của hệ thống chính
trị nói chung và hệ thống chính trị nước Pháp nói riêng.
Đánh giá một cách khách quan thực trạng và những giá trị nổi bật của hệ
thống chính trị nước Pháp. Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống chính trị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước Pháp
4
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá một cách khái quát tổng thể thực trạng hoạt
động của hệ thống chính trị nước Pháp.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng hệ thống chính trị nước Pháp là gì? Giá trị ra sao?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu:

Thực trang hệ thống chính trị Pháp, những giá trị cần tham khảo trong
việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam, góp phần
xây dựng một hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giải quyết tốt các vấn
đề chính trị, xã hội và văn hoá địa phương, đảm bảo được lợi ích cho nhân dân,
đảm bảo an sinh xã hội, đời sống nhân dân càng được nâng cao cả về vật chất và
tinh thần.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, trình bày trên cơ sở quán triệt những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích - Tổng hợp; Logíc - Lịch
sử; thống kê, so sánh, v.v.
7. Điểm mới về khoa học
Góp phần làm rõ thêm về hệ thống chính trị cũng như cấu trúc, đặc điểm
của hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị nước Pháp nói riêng.
Đưa ra những giá trị tham khảo trong quá trình đổi mới, nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam.
8. Kết cấu nghiên cứu gồm 2 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị
Chương II: Hệ thống chính trị Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo
5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Một số vấn đề lý luận chung
1.1.Quá trình hình thành thuật ngữ hệ thống chính trị

Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản: “Dân chủ, giành lấy chính quyền”,
Mác- Ăng ghen chưa đưa ra quan điểm hay nói gì về hệ thống chính trị. Trong
bức thư Mác gửi Vây đơ maye có đề cập đến Chuyên chính vô sản
V.I.Lênin sử dụng thuật ngữ "Hệ thống chuyên chính vô sản" trong bài
diễn văn tại phiên họp liên tịch giữa các đảng viên Đảng cộng sản (b) Nga dự
Đại hội VIII các Xô-viết, các đảng viên trong Hội đồng Trung ương các công
đoàn toàn Nga và các công đoàn thành phố Mát-xcơ-va ngày 30-12-1920. Người
viết: "Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí ở giữa Đảng
và chính quyền Nhà nước, nếu ta có thể nói như vậy được."
1.2 Khái niệm, cấu trúc hệ thống chính trị
1.2.1 Khái niệm
Khái niệm chính trị:
Theo tiếng Hy Lạp: Chính trị “Politica” là công việc của nhà nước
Theo Lênin: Chính trị được thể hiện nhiều hình thức, cấp độ: vừa là khoa
học, vừa là nghệ thuật; là việc tổ chức nhà nước có tính kinh tế…
Khái quát: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến mối
quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội xoay quanh
vấn đề giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực chính trị, mà cơ bản
nhất là quyền lực nhà nước.
Chính trị được thể hiện trên 4 phương diện:
Thứ nhất: Tư tưởng, lý luận (phương diện khoa học)
Thứ hai: Quan điểm, chủ trương, chính sách và thể chế chính trị, hệ thống
chính trị (phương diện chính trị- tổ chức)
Thứ ba: Các hoạt động, các quan hệ chính trị( phương diện hoạt động
thực tiễn )
6
Thứ tư: Văn hóa chính trị (giá trị).
Khái niệm hệ thống chính trị:
Hệ thống chính trị là một hệ thống các tổ chức chính trị hợp pháp bao gồm:
nhà nước, các đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, cùng các quan hệ

ràng buộc, gắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể để tác động vào các quá
trình của đời sống xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời
phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền
1.2.2 Cấu trúc hệ thống chính trị
Cấu trúc hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa(XHCN): Đảng Cộng sản;
Nhà nước pháp quyền XHCN; các tổ chức chính trị- xã hội
Cấu trúc hệ thống chính trị Tư bản chủ nghĩa(TBCN): Đảng chính trị;
Nhà nước; Nhóm lợi ích; Truyền thông; Tổ chức bầu cử
1.3 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị
1.3.1 Các nguyên tắc vận hành hệ thống chính trị
Khái niệm nguyên tắc: Điều cơ bản được qui định để làm cơ sở cho các
quan hệ xã hội.
(Điều cơ bản rút ra từ thực tế khách quan để chỉ đạo hành động)
1.3.1.1 Hệ thống chính trị TBCN
Luật pháp là tối thượng, tất cả đều thượng tôn pháp luật
Đa nguyên, đa đảng
Quyền lực là có giới hạn và bị kiểm soát
Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập
Bảo vệ quyền lực của giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa
Bảo vệ lợi ích của giai cấp và dân tộc tư sản
1.3.1.2 Hệ thống chính trị XHCN- Việt Nam
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn (thông qua bầu cử tự do, bình đẳng,
phổ thông, trực tiếp và kín)
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội.
7
Nguyên tắc Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ
thống chính trị.
Nguyên tắc Quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không thể phân
chia, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc

thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nguyên tắc Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
1.3.2 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị
Từ "cơ chế" ,mécanisme là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu
tố phụ thuộc vào nhau".
Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) cơ chế là "cách thức theo
đó một quá trình thực hiện".
Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối
những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến
quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý.
1.3.2.1 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị TBCN
Thượng tôn pháp luật
Đa đảng chính trị
Chính phủ trong bóng tối
1.3.2.2 Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị XHCN- Việt Nam:
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
2. Hệ thống chính trị thế giới đương đại
2.1.Cơ cấu tổ chức
2.1.1 Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
Nhà nước là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai
cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước
mang bản chất giai cấp.
Đặc trưng cơ bản của nhà nước:
• Nhà nước có quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ máy cưỡng
chế, quản lí những công việc chung của xã hội.
8
• Nhà nước có quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị
hành chính.
• Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
• Nhà nước có quyền xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh

các quan hệ xã hội bằng pháp luật.
• Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.
Vai trò của nhà nước:
• Ban hành pháp luật và văn bản dưới luật
• Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết, điều phối các chính sách
kinh tế - xã hội
• Đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm dịch,
kiểm định, giám sát, kiểm tra, v.v )
• Giải quyết các vấn đề xã hội (An sinh xã hội.)
• Bảo vệ môi trường, giao thông, phòng chống thiên tai, bão lụt, v.v
Bộ máy nhà nước:
• Hệ thống các cơ quan lập pháp là các cơ quan quyền lực Nhà nước, bao
gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương.
• Hệ thống các cơ quan hành pháp là các cơ quan hành chính Nhà nước,
bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ
quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương.
• Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử (các hệ thống
Tòa án) và các cơ quan kiểm sát (ở các nước XHCN).
Hình thức nhà nước (Chính thể:)
Nhà nước quân chủ:
• Nhà nước quân chủ tuyệt đối
• Nhà nước quân chủ hạn chế: ( Nhà nước quân chủ lập hiến hay
quân chủ đại nghị)
Nhà nước cộng hòa:
• Nhà nước cộng hòa quí tộc: cơ quan đại diện là do tầng lớp quý tộc
bầu ra.
9
• Nhà nước cộng hòa dân chủ: cơ quan đại diện là do nhân dân bầu
ra. Hình thức này lại chia làm 3 loại: Cộng hòa đại nghị; Cộng hòa
Tổng thống; Cộng hòa lưỡng tính

Hình thức nhà nước (Cấu trúc): Đơn nhất, Liên bang; Liên hiệp
2.1.2 Hệ thống đảng chính trị
2.1.2.1 Hệ thống đơn đảng:
Cu Ba (Đảng Cộng sản Cu Ba)
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Đảng lao động Triều tiên)
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Đảng cách mạng nhân dân Lào)
2.1.2.2 Hệ thống đa đảng
Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng
chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay
liên minh với nhau
Trên thế giới (tính đến 1/2013) có tất cả 117 quốc gia và vùng lãnh thổ đa
đảng, trong đó châu Âu với số lượng đông nhất, 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.3 Các tổ chức chính trị- xã hội
Tuy theo chế độ chính trị có các tổ chức chính trị- xã hội khác nhau:
XHCN như ở Việt Nam có Mặt trận và các tổ chức thành viên
Các nước TBCN: Nhóm lợi ích- Nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá
nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các
mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ; Là những
nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật
lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc
quyền, đặc lợi để thụ hưởng.
Truyền thông- quyền lực thứ tư; Cơ quan bầu cử.
10
Chương 2
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ PHÁP - THỰC TRẠNG
VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO
1. Khái quát chung về nước Pháp
Tên nước: Cộng hoà Pháp (Republic of France)
Ngày quốc khánh: 14/7/1790
Thủ đô: Paris

1.1 Đặc điểm tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Pháp là một quốc gia nằm ở Tây Âu, giáp với Đại Tây
Dương (Vịnh Biscay), và biển Manche giữa Bỉ và Tây Ban Nha, nằm về phía
đông nam của Anh Quốc và giáp Địa Trung Hải giữa Italy và Tây Ban Nha.
Diện tích: 674.843km2 (là quốc gia lớn nhất Tây Âu về diện tích).
+ Địa hình: Phần lớn là đồng bằng và đồi thấp ở phía Bắc và Tây
+ Khí hậu: Ôn đới, mùa đông lạnh và mùa hè ôn hòa, nhưng ở khu vực
dọc theo Địa Trung Hải mùa đông ôn hòa và mùa hè nóng.
+ Dân số: 65.447.374 người (con số ước lượng đến 2010).
Dân tộc: Người Pháp (87%), người Arập (3%), người Đức (2%), các dân
tộc khác (8%).
Hành chính: Pháp được chia thành 26 vùng hành chính: 22 trong lãnh thổ
lục địa Pháp và 4 vùng hải ngoại. Các vùng được chia tiếp thành 100 khu vực.
Các khu vực được đánh số (chủ yếu theo bảng chữ cái) và số này được dùng làm
mã bưu chính cũng như mã trên bảng số xe.
Các khu vực lại được chia tiếp thành 342 quận, nhưng các quận không có
hội đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ là đơn vị hành chính của đất nước. Các
quận được chia thành 4.035 tổng, các tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính.
Cuối cùng, các tổng được chia thành 36.682 làng, đây là các chính quyền tự
quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt (hội đồng tự quản).
Vùng, Khu vực, và Làng được gọi là "các lãnh thổ tập thể" (collectivités
territoriales), có nghĩa họ có một cơ quan hành pháp và lập pháp riêng biệt,
trong khi các quận và tổng chỉ đơn giản là các đơn vị hành chính.
Đơn vị tiền tệ: đồng Euro.
11
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo (90%), Đạo Tin lành (2%), Đạo Do Thái
(1%), Đạo Hồi (1%) Ngôn ngữ: Tiếng Pháp; các thổ ngữ Breton, Basque,
Provencal cũng được sử dụng.
+Tài nguyên khoáng sản: Pháp có nguồn tài nguyên đa dạng song lại
tương đối hạn chế về số lượng. Dầu mỏ gần như không có, trong khi đó khí đốt

phát hiện (1951) tại Lacq thuộc Pyrénées hiện nay gần như cạn kiệt. Thủy điện
mặc dù rất phát triển song vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong nước.
Gần một nửa nước Pháp là diện tích đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện để
phát triển nghề trồng trọt, tạo giá trị thặng dư trong nông nghiệp. Hiện, Pháp là
một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
1.2 Lịch sử
Lịch sử nước Pháp bắt đầu từ nước Gaule cổ, từng là nơi sinh sống của
người Gaule Celt. Gaule bị La Mã của Julius Caesar chinh phục vào thế kỷ thứ
nhất trước công nguyên, và người Gaule sau này đã chấp nhận ngôn ngữ Roma
(Latinh, đã du nhập vào ngôn ngữ Pháp) và văn hóa Roma.
Thiên chúa giáo bắt đầu bén rễ tại đây từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau Công
Nguyên. Ở Thời trung cổ, người Pháp đã chứng minh điều này khi tự gọi mình
là “Vương quốc Pháp Thiên chúa giáo nhất.”
Ở thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên, biên giới phía đông của Gaule dọc theo
sông Rhine bị các bộ lạc Germanic, chủ yếu là người Franks, xâm chiếm, và đó
chính là nguồn gốc cho chữ "Francie." Cái tên "France" xuất phát từ tên một
vương quốc phong kiến của các vị vua Capetian nước Pháp xung quanh Paris.
Vương quốc này tồn tại như một thực thể riêng biệt từ Hiệp ước Verdun (843),
sau khi Charlemagne phân chia đế chế Carolingian thành Đông Francia, Trung
Francia và Tây Francia. Tây Francia chiếm vùng gần tương đương lãnh thổ nước
Pháp hiện đại ngày nay.
Người Carolingian cai trị Pháp cho tới năm 987, khi Hugues Capet, Công
tước Pháp và Bá tước Paris, lên ngôi Vua Pháp. Những thế hệ sau của ông, các
triều đại Capetian, Valois và Bourbon dần thống nhất đất nước thông qua hàng
loạt các cuộc chiến tranh và những vụ thừa kế đất đai. Chế độ phong kiến phát
triển đỉnh điểm ở thế kỷ 17 thời vua Louis XIV. Ở giai đoạn này Pháp có dân số
đông nhất Châu Âu (xem Nhân khẩu Pháp) và có ảnh hưởng to lớn tới chính trị,
12
kinh tế và văn hóa Châu Âu. Tới cuối thời kỳ này, Pháp đóng vai trò quan trọng
trong cuộc Cách mạng Mỹ khi cung cấp tiền và một số vũ khí cho những người

khởi nghĩa chống Anh.
Chế độ quân chủ tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp, năm 1789. Vua
Louis XVI và vợ ông, Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp
khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon
Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm
Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất
(1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, quân đội của ông đã chinh
phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ
định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập.
Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, quân chủ
Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân
chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi
chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế
Pháp thứ hai. Louis-Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong cuộc Chiến
tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba.
Pháp sở hữu các thuộc địa dưới nhiều hình thức từ đầu thế kỷ 17 cho tới
tận thập kỷ 1960. Trong thế kỷ 19 và 20, đế chế thuộc địa toàn cầu của họ lớn
thứ hai thế giới chỉ sau Đế chế Anh. Thời đỉnh điểm, giữa năm 1919 và 1939, đế
chế thuộc địa Pháp thứ hai vượt quá 12.347.000km2 đất liền. Gồm cả lãnh thổ
lục địa Pháp, tổng diện tích đất liền thuộc chủ quyền Pháp đạt tới
12.898.000km2 trong thập kỷ 1920 và 1930, chiếm 8.6% diện tích đất liền thế
giới.
Dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp phải chịu
những tổn thất to lớn cả về con người và vật chất khiến họ trở nên suy yếu trong
những thập kỷ tiếp sau. Những năm 1930 được đánh dấu bởi nhiều cuộc cải
cách xã hội do Chính phủ Mặt trận Bình dân đưa ra.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội
và mang tính sai lầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức
năm 1940. Chính sách hợp tác với kẻ thù, một hành động khiến một số người
phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp

13
và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được Đồng Minh giải phóng năm 1944.
Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và
đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc. Từ năm
1954, thất bại của Pháp trong trận chiến ở Điện Biên Phủ, Việt Nam mở đường
cho làn sóng giành độc lập ở một loạt các nước thuộc địa của Pháp ở châu Á,
châu Phi.
Năm 1958, nền Đệ tứ Cộng hòa ốm yếu và bất ổn phải nhường chỗ cho
nền Đệ Ngũ Cộng hòa, với việc mở rộng quyền lực tổng thống; trong vai trò
này, Charles de Gaulle đã tìm cách củng cố đất nước và tiến hành những bước đi
nhằm chấm dứt chiến tranh.
Trong những thập kỷ gần đây, sự hòa giải và hợp tác của Pháp với Đức
đóng vai trò trung tâm của họ trong việc hội nhập chính trị và kinh tế của Liên
minh châu Âu, gồm việc phát hành đồng tiền chung châu Âu, euro, tháng Giêng
năm 1999. Pháp luôn là nước đứng đầu trong số các quốc gia thành viên Liên
minh châu Âu tìm cách khai thác lợi thế của một đồng tiền chung nhằm tạo ra
một Liên minh châu Âu với quan điểm thống nhất, đồng nhất chính trị, quốc
phòng và an ninh ở mức cao hơn.
1.3 Chính trị
Thể chế chính trị: Cộng hòa
Hiến pháp: Thông qua ngày 28/9/1958; sửa đổi vào các năm: năm 1962,
năm 1992, năm 1993.
Cơ quan lập pháp:
Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (các thành viên được bầu gián tiếp
thông qua cử tri đoàn, nhiệm kỳ 9 năm; 3 năm bầu lại 1/3 số ghế. Hạ viện (các
thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, có thể bãi miễn
Chính phủ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm).
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống. Tổng thống được bầu bằng phổ thông
đầu phiếu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống là người đứng đầu quân đội,

chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc. Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ
tướng, chủ trì Hội đồng Bộ trưởng, giải tán Quốc hội và quyết định tổ chức
trưng cầu dân ý và các vấn đề quan trọng.
14
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng. Thủ tướng do đa số Quốc hội chọn lựa
và được Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ
thực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Chính phủ xác định và
thi hành chính sách quốc gia. Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ
trang. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Cơ quan tư pháp: Tòa Thượng thẩm tối cao, các Thẩm phán được Tổng
thống bổ nhiệm theo đề cử của Hội đồng thẩm phán cấp cao; Hội đồng Hiến
pháp. Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trở lên.
Các đảng phái lớn: Đảng Xã hội (PS), Đảng Cộng sản Pháp (PCF),
Đảng Xanh (PG), Phong trào Cộng hoà và Công dân, Đảng cánh tả cấp tiến,
Đảng Đấu tranh công nhân, Đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP),
Đảng Mặt trận quốc gia, Đảng Liên minh vì nền dân chủ Pháp (UDF)
1.4 Kinh tế
Pháp là cường quốc kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới. Pháp đã kết hợp lĩnh
vực dịch vụ tăng trưởng mạnh với hệ thống các cơ sở công nghiệp đa dạng và
nguồn lực nông nghiệp lớn. Pháp có số lượng lớn các doanh nghiệp có mặt trong
số những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực.
Pháp là nước đứng đầu Châu Âu về sản xuất và xuất khẩu nông sản. Hàng năm,
Pháp xuất siêu khoảng 6,6 tỷ USD hàng nông sản.
2. Chính quyền và chính trị Pháp
Hiến pháp của nền Đệ Ngũ Cộng hòa được thông qua sau cuộc trưng cầu
dân ý ngày 28 tháng 9 năm 1958. Hiến pháp mở rộng to lớn quyền lực hành
pháp so với Nghị viện.
Theo hiến pháp, Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy tắc phổ
thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử của Tổng

thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công cộng và
tính liên tục của quốc gia. Tổng thống đề cử Thủ tướng, là người cầm đầu nội
các, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước.
Nghị viện Pháp (Parlement français) theo chế độ lưỡng viện gồm Quốc
hội (Assemblée Nationale) và Thượng nghị viện(Sénat). Các nghị sĩ quốc hội
15
được gọi là dân biểu (député) đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và
được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội Pháp có quyền bãi miễn chính
phủ, vì thế phe chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ.
Các thượng nghị sĩ (sénateur) được lựa chọn theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm
(trước kia là 9 năm), và một nửa số ghế được bầu lại sau ba năm.
Quyền lực lập pháp của Thượng nghị viện bị giới hạn: trong trường hợp
có sự bất đồng giữa lưỡng viện, Quốc hội sẽ là bên có tiếng nói cuối cùng.
Chính phủ có ảnh hưởng lớn trong việc đưa ra chương trình nghị sự của Quốc
hội và Thượng nghị viện.
Trong ba mươi năm qua, chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính
trị giữa hai phe: cánh tả, tập trung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp (Parti
socialiste), một đảng trung tả và cánh hữu tập trung quanh Đảng Tập hợp vì nền
Cộng hoà (RPR) và hậu duệ của nó là Union pour un Mouvement Populaire
(UMP), một đảng trung hữu theo chủ nghĩa bảo thủ. Đảng Pháp cánh hữu đã có
bước phát triển lớn đầu thập kỷ 1980 khi lợi dụng sự lo ngại của cử tri về sự thụt
lùi của đất nước, sự 'tan rã quốc gia' kết quả của quá trình nhập cư và toàn cầu
hóa hô hào ủng hộ những bộ luật nhập cư khắt khe hơn. Sau này số lượng cử tri
ủng hộ họ dừng ở mức ổn định khoảng 16%.
Chính sách đối ngoại của Pháp được hình thành phần lớn với tư cách
thành viên Liên minh Châu Âu. Ngày 29 tháng 5, 2005 cử tri Pháp đã bỏ phiếu
trong cuộctrưng cầu dân ý với khoảng 55% số phiếu phản đối phê chuẩn Hiệp
ước thành lập Hiến pháp chung Châu Âu. Kết quả cuộc bầu cử được dư luận
rộng rãi coi là mang tính quan trọng lớn với tương lai phát triển của Liên minh
Châu Âu, cũng như khả năng giữ vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu Âu.

Pháp là thành viên của Văn phòng Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC),
Hiệp hội Ấn Độ Dương (COI), là thành viên liên kết của Hiệp hội Quốc gia Caribe
(ACS) và là thành viên đứng đầu Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (OIF) với
51 nước sử dụng tiếng Pháp hoàn toàn hay một phần.
Pháp cũng là nơi đóng trụ sở của OECD, UNESCO, Interpol, và Văn
phòng Trọng lượng và Đo lường Quốc tế chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hệ mét.
16
3. Hiến pháp nước Pháp- Thực trạng và giá trị tham khảo
Hội đồng Hiến pháp là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà
thứ V. Hội đồng Hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9
năm và không được tái bổ nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng
do Tổng thống bổ nhiệm, sáu thành viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc
hội và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Khởi đầu với chức
năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữa Nghị viện và Chính phủ,
vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày
càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo
vệ các quyền tự do cơ bản.
Gần đây, dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang được thảo luận tại Quốc hội
Pháp được đánh giá là một trong những kế hoạch cải tổ thể chế mang tính cách
mạng nhất kể từ 50 năm qua, thời điểm bắt đầu của nền cộng hòa Thứ V. Nếu
Hiến pháp 1958 đánh dấu bước ngoặt trong cơ cấu quyền lực theo hướng nghiêng
về Chính phủ, thì dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2008 hứa hẹn mở ra một giai đoạn
mới, ở đó quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp được cân bằng.
Cơ cấu quyền lực ở Pháp hiện nay được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp
năm 1958 và được gọi là nền Cộng hòa Thứ V. Bản Hiến pháp này ra đời trong
bối cảnh nền chính trị Pháp vừa trải qua giai đoạn đặc biệt bất ổn dưới thời Cộng
hòa Thứ IV. Vào thời kỳ đó, Quốc hội được trao quá nhiều quyền lực, dẫn đến
tình trạng mỗi năm có tới một hoặc hai Chính phủ sụp đổ do Quốc hội bỏ phiếu
bất tín nhiệm. Chính vì vậy, Hiến pháp mới dưới sự chủ trì của Tướng De
Gaulle đã tìm cách khắc phục hạn chế này.

Mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp năm 1958 là cân bằng quyền
lực giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trên cơ sở duy trì truyền thống cộng hòa
và truyền thống nghị viện, từ đó bảo đảm sự ổn định tương đối cho các chính
phủ. Thế nhưng, mục tiêu này cuối cùng lại dẫn đến tình trạng cán cân quyền
lực nghiêng nhiều hơn về phía hành pháp. Đặc biệt kể từ năm 1962, khi Tổng
thống được bầu phổ thông đầu phiếu trực tiếp thay vì do Quốc hội bầu, quyền
17
lực của cơ quan hành pháp càng được củng cố. Những quy định mới về quy
trình lập pháp cũng cho phép các chính phủ dễ dàng hơn trong việc thông qua
các đạo luật mà trước đó phải qua thủ tục đa số hai vòng tại Quốc hội. Ngoài ra,
Hiến pháp năm 1958 đã đặt ra một loạt các điều khoản nhằm hạn chế việc Quốc
hội có thể gây sức ép quá lớn lên Chính phủ và thậm chí là lật đổ Chính phủ.
Điều này dẫn đến vai trò giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp trong
nền Cộng hòa Thứ V trở nên yếu hơn so với thời kỳ trước đó.
Những điều chỉnh trong Hiến pháp 1958 đã phần nào giúp Pháp có được
nền chính trị tương đối ổn định trong suốt 50 năm qua. Tuy nhiên, tình trạng mất
cân bằng giữa các cơ quan quyền lực là lực cản đối với quá trình hướng tới dân
chủ. Chính vì vậy, bảo đảm cơ chế cân bằng, kiềm chế và đối trọng giữa cơ quan
hành pháp và lập pháp là mục tiêu lớn nhất của lần sửa đổi Hiến pháp này.
Nếu Hiến pháp 1958 trao cho Tổng thống những quyền đặc biệt trong
trường hợp xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, thì trong dự thảo mới, để ngăn
ngừa khả năng lạm dụng quyền này, mọi quyết định kéo dài thời gian thi hành
đều phải được sự đồng ý của Nghị viện. Ngoài ra, mọi quyết định bổ nhiệm của
Tổng thống cũng đều phải được một ủy ban hỗn hợp của hai viện thông qua.
Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã điều chỉnh một số điều khoản, giúp
cơ quan lập pháp chủ động và linh hoạt hơn trong tổ chức và hoạt động của
mình. Ví dụ nếu trước kia, Chính phủ được toàn quyền đưa ra chương trình kỳ
họp khiến cơ quan lập pháp thường rơi vào thế bị động, thì giờ đây, Quốc hội
được tham gia thảo luận về chương trình kỳ họp, đồng thời, chủ tịch của hai viện
sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Dự thảo cũng đưa ra những điều khoản nhằm củng cố vai trò của
Quốc hội trong quy trình lập pháp. Ví dụ, theo quy định hiện nay, thời gian từ
lúc Chính phủ trình dự luật đến khi đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể là
một tháng. Tuy nhiên, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cho phép Quốc hội được kéo
18
dài thời hạn trên trong trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, việc triệu tập ủy ban hỗn
hợp trong trường hợp khẩn cấp có thể bị vô hiệu hóa nếu không nhận được sự
chấp thuận của chủ tịch hai viện. Trước đây, Chính phủ có thể tuyên bố một dự
luật là khẩn cấp, mở đường cho dự luật này được đưa ra xem xét tại ủy ban hỗn
hợp chỉ sau một lần đọc. Trong không ít trường hợp, phe cầm quyền đã lợi dụng
quy định này để tránh nguy cơ thất bại của dự luật khi đưa ra phiên họp toàn thể.
Một sửa đổi quan trọng khác là quy định tại phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ chỉ
xem xét báo cáo thẩm tra và nội dung sửa đổi mà ủy ban chuyên trách đưa ra
chứ không xem xét dự thảo luật ban đầu của Chính phủ. Đây là điểm sửa đổi
mang tính cách mạng bởi nó không chỉ đặc biệt đề cao vai trò của các ủy ban mà
còn làm thay đổi bản chất quy trình lập pháp. Điều này cũng cho thấy, nếu trước
kia, Quốc hội thường chỉ được coi là cơ quan “thông qua” luật, chứ không phải
cơ quan “làm luật” thì giờ đây, chức năng làm luật đã được đặc biệt nhấn mạnh.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với dự thảo ngân sách, dự thảo ngân
sách an sinh xã hội và dự thảo luật sửa đổi Hiến pháp.
Chức năng giám sát của Quốc hội cũng được củng cố thông qua một số
sửa đổi quan trọng như việc cho phép Quốc hội triệu tập phiên họp bất thường
để điều trần về những vấn đề thời sự nóng bỏng. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi
cũng yêu cầu Chính phủ thông báo với Quốc hội trong trường hợp đưa quân đội
ra nước ngoài và việc kéo dài thời gian tham chiến phải được sự chấp thuận của
Nghị viện. Vai trò giám sát trong hoạt động đối ngoại cũng được củng cố, đặc
biệt là trong quan hệ của Pháp với EU. Theo dự thảo sửa đổi, mọi dự thảo văn
kiện của EU đều phải trình Quốc hội phê chuẩn chứ không chỉ là những dự thảo
luật như trước kia. Ngoài ra, mỗi viện cũng sẽ thành lập một ủy ban chuyên
trách về EU.

Quốc hội mạnh là có tính đại diện cao. Chính vì vậy, dự thảo Hiến pháp
sửa đổi đã đưa ra một số điều chỉnh quan trọng. Điều 9 trong dự thảo Hiến pháp
19
mới nhấn mạnh, Thượng viện là cơ quan đại diện cho các vùng lãnh thổ trên cơ
sở quy mô dân số. Điều khoản này cho phép chỉnh sửa lại một quy định của Hội
đồng Lập hiến năm 2000, theo đó thành phần của cử tri đoàn không được thay
đổi theo quy mô dân số. Một điều khoản khác yêu cầu mọi quyết định tái phân
chia khu vực bầu cử hoặc số lượng nghị sĩ tại mỗi đơn vị bầu cử sẽ phải tham
vấn một ủy ban độc lập.
Bản dự thảo còn có những điều khoản bảo đảm quyền làm chủ của công
dân như lần đầu tiên công dân được quyền yêu cầu Tòa án Hiến pháp xem xét
lại tính hợp Hiến của một đạo luật đã được thông qua.
Một số điểm trong dự thảo Hiến pháp gây tranh luận gay gắt giữa cánh
tả đối lập và cánh hữu cầm quyền. Các nghị sĩ cho rằng thời gian thảo luận chỉ
có hai tháng (từ ngày 20/5 đến khi dự kiến bỏ phiếu vào ngày 7/7) không thể đủ
để giải quyết những điểm gây tranh cãi.
* Quyền phát biểu của Tổng thống trước Nghị viện
Điều 7 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định Tổng thống nước Cộng
hòa không chỉ được quyền gửi thông điệp bằng văn bản tới Quốc hội mà có thể
trực tiếp phát biểu trước phiên họp toàn thể hai viện, hoặc một trong hai viện -
điều vốn bị cấm từ thời Cộng hòa đệ tam. Sau đó, Quốc hội có thể thảo luận về
phát biểu của Tổng thống nhưng không được bỏ phiếu.
Cánh tả không đồng tình với điều khoản này vì cho rằng Quốc hội là nơi
thể hiện trách nhiệm của Chính phủ, chỉ có Thủ tướng và các Bộ trưởng mới
phải đối mặt với các phiên điều trần hay chất vấn tại Quốc hội. Sự xuất hiện của
Tổng thống có thể làm suy yếu vai trò của Thủ tướng. Cánh hữu cũng phản đối
đề xuất này với lý do rằng điều đó sẽ làm suy giảm uy tín và sự tôn nghiêm của
Tổng thống bởi trong mọi trường hợp, phe đối lập chắc chắn sẽ phản đối sự có
mặt của Tổng thống.
Cuối cùng, Ủy ban Pháp luật đã chấp nhận quy định Tổng thống được

xuất hiện một lần duy nhất trong phiên họp toàn thể của Quốc hội tại Versailles,
20
đồng thời quy định các nghị sĩ sẽ không thảo luận bất kỳ tuyên bố hay phát biểu
nào của Tổng thống tại Quốc hội, khác với thủ tục áp dụng với Thủ tướng.
* Xóa bỏ trưng cầu dân ý đối với đề nghị xin gia nhập EU
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi xóa bỏ điều khoản 88-5, trong đó quy định bắt
buộc đưa ra trưng cầu dân ý đối với mọi quyết định mở rộng EU. Như vậy, theo
quy định mới, kể từ sau khi Croatia gia nhập EU, đơn gia nhập của các nước còn
lại sẽ do Chính phủ tự quyết định mà không cần xin ý kiến nhân dân. Điều
khoản này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cánh hữu. Một số nghị sĩ của
UMP (Liên minh vì phong trào nhân dân) đề xuất áp dụng quy định về trưng
cầu dân ý đối với riêng đơn xin gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ. Còn trong báo cáo thẩm
tra, Ủy ban Pháp luật đã yêu cầu sửa đổi quy định theo hướng áp dụng trưng cầu
dân ý bắt buộc đối với tất cả những nước có dân số hơn 5% dân số của EU.
* Hạn chế điều khoản 49-3
Điều luật 49-3 cho phép Chính phủ thông qua một dự luật mà không cần
thủ tục bỏ phiếu tại Hạ viện. Thủ tục này cho phép Chính phủ “tiết kiệm” thời
gian thảo luận và đẩy nhanh tiến trình thông qua một dự luật. Được đưa vào
Hiến pháp sau cuộc khủng hoảng Algeria, điều khoản này từng được coi là một
“cứu cánh” của nền Cộng hòa Thứ V, vốn luôn trong tình trang bất ổn chính trị.
Tuy nhiên, các nghị sĩ cho rằng điều khoản này đi ngược lại những nguyên tắc
dân chủ, phủ nhận vai trò của Quốc hội, gián tiếp phủ nhận vai trò của cử tri.
Chính vì vậy, trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ban soạn thảo đã đề xuất chỉ áp
dụng quy định trên đối với dự thảo ngân sách Nhà nước, ngân sách an sinh xã
hội và mỗi kỳ họp chỉ được áp dụng đối với một dự luật.
Tuy nhiên, các nghị sĩ cánh hữu phản đối điều khoản sửa đổi này vì cho
rằng nó sẽ kéo lùi nước Pháp trở lại thời kỳ bất ổn của nền Cộng hòa Thứ V.
Trong khi đó, các nghị sĩ cánh tả lại cho rằng điều khoản sửa đổi vẫn còn quá
“rộng rãi” đối với cơ quan hành pháp.
21

* Duy trì điều khoản 40
Điều 40 của Hiến pháp 1958 không cho phép Quốc hội được phép điều
chỉnh ngân sách theo hướng tăng chi tiêu công cộng. Chủ tịch Ủy ban Tài chính
Hạ viện và Thượng viện phản đối việc duy trì điều khoản này vì cho rằng quy
định như vậy đang hạn chế chức năng quyết định ngân sách của Quốc hội.
* Tăng quyền cho Tổng thống
Hiến pháp sửa đổi đề xuất chuyển một số đặc quyền trong lĩnh vực Quốc
phòng của Thủ tướng sang cho Tổng thống. Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đã
phản đối đề xuất này vì lo ngại điều đó sẽ khiến quyền lực tập trung quá lớn vào
Tổng thống.
* Những vấn đề bị bỏ qua
Hiện nay, đảng UMP (Liên minh vì Phong trào nhân dân
)
cầm quyền đang
vận động các đảng cánh tả ủng hộ dự thảo Hiến pháp sửa đổi bởi chỉ mình UMP
và các đồng minh cánh hữu sẽ không bảo đảm được vị thế đa số 3/5 để thông
qua Hiến pháp. Chính vì vậy, đảng Xã hội, lực lượng đối lập lớn nhất đã đưa ra
một số điều kiện để họ bỏ phiếu ủng hộ. Điều kiện đầu tiên là yêu cầu sửa đổi
luật bầu cử Thượng viện theo hướng có lợi cho cánh tả. Đảng Xã hội cũng yêu
cầu áp dụng quy chế bầu cử hỗn hợp, vừa bầu trực tiếp vừa bầu theo danh sách
đại diện tỷ lệ. Đề xuất này cũng nhận được sự ủng hộ của các đảng trung dung
bởi sẽ giúp cho các đảng nhỏ có cơ hội nắm nhiều ghế hơn tại cơ quan lập pháp.
Một đề xuất quan trọng khác là yêu cầu xóa bỏ quy chế nghị sĩ kiêm nhiệm
nhằm tránh tình trạng xung đột lợi ích. Tuy nhiên, hầu hết những đề xuất trên
đều không nhận được sự ủng hộ của cánh hữu.
Đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: Cải cách Hiến pháp theo hướng hiện
đại hóa các thể chế nhà nước của nền Cộng hòa Thứ V, Tổng thống Pháp
Nicolas Sarkozy phải đối mặt với không ít khó khăn: Cánh tả phản đối, cánh
hữu không đồng tâm hiệp lực.
22

Nghị viện Pháp đã tiến hành xem xét dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Chính
phủ. Về mặt nguyên tắc, để được thông qua, dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cần
giành được 2/3 số phiếu ủng hộ tại Nghị viện (577 ĐBQH và 331 thượng nghị
sĩ). Bản thân Thủ tướng Francois Fillon cũng phải thừa nhận đây sẽ là một “trận
chiến khó khăn” bởi không những vấp phải sự phản đối của cánh tả, dự thảo còn
không nhận được sự đồng sức đồng lòng của cánh hữu.
Bất đồng trong nội bộ phe cầm quyền không phải mới phát sinh mà đã
nhen nhóm từ những cải cách của Tổng thống Nicolas Sarkozy liên quan đến dỡ
bỏ quy định nghiêm cấm sử dụng sản phẩm biến đổi gien, xóa bỏ chế độ làm
việc 35 giờ/tuần Những nhân vật từng có ảnh hưởng lớn tại phe đa số như cựu
Thủ tướng Jean Pierre Rafarin đã không ngần ngại công khai chỉ trích Tổng
thống Sarkozy đơn phương thực hiện các cải cách mà không tham khảo ý kiến
của các đơn vị có chức năng. Thêm vào đó, sự thất bại của cánh hữu tại kỳ bầu
cử địa phương mới đây vẫn chưa làm các nghị sĩ của phe này nguôi ngoai, đó là
còn chưa kể đến việc họ phải đối mặt với không ít lời phàn nàn từ phía cử tri vì
tình trạng giá cả tăng cao
Về phía cánh hữu, những người không ủng hộ cải cách của Tổng thống có
thể được chia làm 3 đối tượng, đó là những người “đối đầu” với Tổng thống vì
quyền lực; Các nghị sĩ tại những địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng do cải
cách quy định cắt giảm ngân sách trong lĩnh vực quốc phòng và y tế; Những
nghị sĩ không có lập trường vững vàng, sẵn sàng nghiêng về phía bên kia chiến
tuyến. Trong thời điểm hiện tại, việc phản đối Tổng thống vẫn còn mang tính tự
phát, chưa có thủ lĩnh. Tuy nhiên, chỉ chừng ấy thôi cũng đã làm cho quan hệ
của Tổng thống với hai gương mặt lớn của cánh hữu thêm phần căng thẳng.
Quan hệ của Tổng thống với Thủ tướng Francois Fillon, vốn đã lạnh lẽo, đang
ngày càng trở nên băng giá. Hai “trụ cột” của quốc gia gặp mặt nhau ít ỏi hơn và
không hề xuất hiện trước công chúng cùng nhau. Trong khi đó, quan hệ giữa
23
Tổng thống Sarkozy và Thủ lĩnh nhóm Nghị sĩ đảng Liên minh vì Phong trào
nhân dân (UMP) cũng bị sứt mẻ.

Trước nguy cơ có thể bị mất phiếu ủng hộ từ phía cánh hữu, Tổng thống mong
muốn có thể “lôi kéo” cánh tả. Tuy nhiên, cánh tả đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống vì
điều kiện mà họ đưa ra để “mặc cả” đã bị bác bỏ. Để đổi lấy sự ủng hộ cho cải cách
Hiến pháp mà Tổng thống đang theo đuổi, Đảng Xã hội yêu cầu phải cải cách bầu cử
Thượng viện, nơi cánh hữu luôn chiếm đa số, theo hướng điều chỉnh tăng thêm tính
đại diện của cánh tả. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị cánh hữu từ chối. Tuy vấp phải sự
phản đối, nhưng Tổng thống Nicolas Sarkozy vẫn kiên quyết không thay đổi lập
trường của mình. Và cuối cùng, thắng lợi đã đến với ông Sarkozy sau nhiều tháng
tranh cãi nảy lửa tại Quốc hội.
Quốc hội gồm 908 nghị sĩ của Pháp hôm 21/7 đã bỏ
phiếu thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp với 539 phiếu thuận, chỉ hơn 1 phiếu so
với mức đa số cần thiết (theo hãng tin AFP).
Suốt tuần cuối cùng trước khi bỏ phiếu,
ông Sarkozy phải gọi điện thuyết phục một số thành viên thuộc đảng cầm quyền, và
có những nhượng bộ vào giờ chót cho phe đối lập. Theo kết quả khảo sát đăng trên
báo Journal du Dimanche, đa số người Pháp đồng ý với các thay đổi trên. Theo đó,
86% người được hỏi muốn giới hạn 2 nhiệm
kỳ tổng thống, còn 70% cho rằng tổng
thống nên có quyền phát biểu trước Quốc hội.
Đây là thắng lợi chính trị quan trọng của Tổng thống Nicolas Sarkozy sau
khi thuyết phục được Quốc hội thông qua gói cải cách hiến pháp mạnh mẽ. Dù
Tổng thống Sarkozy cho rằng kết quả trên đã chứng tỏ sự thắng lợi của nền dân chủ
Pháp, nhưng rõ ràng đây là chiến thắng không thuyết phục. Việc sửa đổi Hiến pháp
1958 thường xuyên được các chính phủ đắc cử của Pháp thực hiện, nhưng chưa
bao giờ được thông qua với khoảng cách mỏng manh như lần này. Tuy nhiên, đây
vẫn là chiến thắng quan trọng đối với ông Sarkozy, người đã xác lập việc cải cách
hiến pháp là một trong những cam kết quan trọng nhất khi vận động tranh cử.
24
C. KẾT LUẬN
Các yếu tố cấu thành năng lực của nền hành chính nhà nước gồm:

Hệ thống tổ chức hành chính được thiết lập trên cơ sở phân định rành
mạch chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống
hành chính;
Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính được ban hành có căn cứ khoa học,
hợp lý, tạo nên khuôn khổ pháp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng,
nhanh nhạy, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước;
Đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức,
trình độ và kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các
yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ;
Tổng thể các điều kiện vật chất, kỹ thuật, tài chính cần và đủ để đảm bảo
cho hoạt động công vụ có hiệu quả.
Năng lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc vào chất lượng của các
yếu tố trên. Năng lực của nền hành chính nhà nước quyết định hiệu lực và hiệu
quả quản lý của một nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả vừa thể hiện vừa là thước đo,
tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của nền hành chính nhà nước.
Giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính có mối quan hệ biện
chứng. Hoạt động quản lý hành chính trước hết phải đề cao hiệu lực, phải đảm
bảo được hiệu lực thực hiện. Mặt khác, một nền hành chính tốt hoạt động phải
có hiệu quả. Như vậy cả hiệu lực, hiệu quả quản lý đều được quyết định bởi
năng lực, chất lượng của nền hành chính. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
hành chính phải tập trung xây dựng và hoàn thiện các yếu tố cấu thành năng lực
của nền hành chính. Ngược lại, để đánh giá tiến bộ về năng lực của nền hành
chính phải dựa trên những tiêu chí, thước đo cụ thể phản ánh hiệu lực, hiệu quả
của nền hành chính.
Lâu nay trong nhận thức của nhiều người chưa có sự phân định về năng
lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, dẫn đến sự lẫn lộn, thiếu cụ thế trong
việc xác định nội dung, giải pháp cũng như trong đánh giá kết quả và mức độ
25

×