Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 21
Bảng 2.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 23
Bảng 2.3: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo ngành thời kì 1993 –
2005 26
Bảng 2.5: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào theo vùng lãnh thổ thời kì 1993
– 2005 29
Bảng 2.10: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư
thời kì 1993 – 2005 33
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
MỤC LỤC
2.1.4.2 Tình hình thực hiền đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo
ngành 26
2.1.4.3 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ
29
2.1.4.4 Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo
hình thức đầu tư 33
3.3. Giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào 44
3.3.1. Giải pháp vĩ mô 44
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 44
3.3.1.2 Đơn giản hoá thủ tục đăng kí thẩm định và cấp phép đầu tư 46
3.3.1.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện
đầu tư 47
3.3.1.4. Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến đầu tư giữa hai nước 49
3.3.1.5. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào 50
3.3.2. Giải pháp vi mô 51
3.3.2.1 Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tư của Lào 51
3.3.2.2 Hoàn thiện năng lực quản lí dự án 52
3.3.2.3 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ 52
3.3.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại
Lào 54
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động tài chính trong những năm qua giữa các quốc gia trên thế giới
ngày càng phát triển mạnh mẽ ở từng khu vực ở từng quốc gia. Hoạt tài chính
luôn tồn tại và phát triển khẳng định được vai trò của nó trong mọi nền kinh
tế. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, hoạt động tài chính thế giới không chỉ phát
triển mạnh mẽ về bề rộng mà cả về bề sâu và mỗi quốc gia đều có những
chính sách của mình để thúc đẩy hoạt động tài chính nhất là Việt Nam và thế
giới nói chung, Việt Nam và Lào nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay. “Mở cửa hội nhập với bên ngoài, phát huy lợi
thế của đất nước tranh thủ vốn kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của
các quốc gia đi trước” đang là xu thế của thời đại, là chiến lược phát triển
kinh tế của hầu hết các quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như
Việt Nam.
Trong chiến lược đó hoạt động thương mại và tài chính được coi là tác
nhân liên kết giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, là động lực
của quá trình mở cửa và hội nhập, là đòn bẩy phát triển kinh tế đất nước.
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang hoàn
thiện các chính sách ngoại thương nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
thành phần tham gia vào hoạt động tài chính, kinh doanh xuất nhập khẩu, gắn
thị trường Việt Nam với thị trường thế giới và thị trường Việt Nam với thị
trường Lào, phát huy tiềm năng của đất nước, tiếp nhận vốn kỹ thuật và trình
độ quản lý từ nước ngoài và xây dựng mối quan hệ kinh tế với các nước láng
giềng. Đặc biệt là mối quan hệ kinh tế Việt Nam với Lào là mối quan hệ có
cội nguồn từ xa xưa, được xây đắp bởi công sức của bao thế hệ, là quan hệ
của hai quốc gia láng giềng gần gũi, thân thiện, cùng giúp đỡ lẫn nhau chia
ngọt sẻ bùi.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Hiện nay quan hệ Việt - Lào đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa có
nhiều thuận lợi, vừa có nhiều khó khăn, phức tạp mới. Trong những năm qua,
quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào không ngừng cải thiện. Nhất là Việt
Nam và Lào cùng chung là thành viên của ASEAN, quan hệ tài chính giữa hai
nước càng có cơ hội phát triển.
Mặc dù trong thời gian qua hoạt động tài chính Việt - Lào đã mang lại
những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của nền tài
chính hai nước, góp phần xây dựng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của mỗi nước, song đã nảy sinh những vấn đề phức tạp cần phải nhìn nhận,
đánh giá một cách đúng đắn. Tình hình trên đòi hỏi phải có một chương trình
nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thương mại giữa hai nước, nhằm
đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không
thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch
định về chính sách phát triển tài chính, kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà
nước ta.
Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã được học tập
nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thầy Đinh Trọng
Thịnh, em mạnh dạn chọn đề tài: “Quan hệ Tài Chính Việt Nam – Lào, thực
trạng và giải pháp” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương
trình nghiên cứu về quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào.
Những nội dung chủ yếu được trình bày trong chuyên đề bao gồm các
chương sau:
Lời nói đầu .
Chương I : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan hệ tài chính Việt Nam
và Lào.
Chương II : Thực trạng quan hệ tài chính Việt Nam – Lào từ năm 2005
đến nay.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Chương III : Những định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ tài
chính giữa Việt Nam và Lào.
Kết luận.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực
tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Trọng Thịnh - giáo viên
trực tiếp hướng dẫn em, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế và các
cô chú, anh chị trong phòng Hợp tác tài chính quốc tế – Bộ Tài Chính, TP Hà
Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
TÀI CHÍNH GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO
1.1. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong thời gian từ năm 2005
đến nay.
1.1.1. Quan hệ thương mại
Với lợi thế về mặt địa lý, quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam
trong thời gian qua khá tốt. Thời kỳ 1996 - 2000, kim ngạch buôn bán hai
chiều giữa hai nước đạt bình quân trên 220 triệu USD/năm. Tuy nhiên, thời
gian gần đây kim ngạch buôn bán hai chiều có xu hướng giảm, chỉ đạt
132,375 triệu USD năm 2005 (Việt Nam nhập siêu 3,685 triệu USD); 127,266
triệu USD năm 2006 (Việt Nam xuất siêu 2,100 triệu USD); 110 triệu USD
năm 2007 và tăng lên 142 triệu USD năm 2008. Hàng của Việt Nam chiếm từ
15% - 40% thị phần ở Lào (tuỳ vùng) trong khi xuất khẩu của Lào sang Việt
Nam chiếm 30% - 50% xuất khẩu của Lào ra thị trường thế giới.
Những mặt hàng Việt Nam xuất sang Lào chủ yếu là vật liệu xây dựng,
xăng dầu, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, Ngược
lại, Việt Nam nhập khẩu từ Lào một số mặt hàng gỗ, khoáng sản, nông sản,
Việt Nam và Lào hiện đang khuyến khích việc lập các chợ biên giới,
các khu kinh tế, khu thương mại tại các cửa khẩu lớn và đang tích cực triển
khai thực hiện các thoả thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương
tiện và hàng hoá qua lại khu vực cửa khẩu giữa hai nước, trong đó có chính
sách giảm thuế 100% cho hàng hoá có xuất xứ từ mỗi nước.
1.1.2. Quan hệ đầu tư
Hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hiện có rất nhiều
tiềm năng phát triển trong bối cảnh cả hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh công
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
1
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
cuộc đổi mới toàn diện, đa dạng và đa phương hóa các mối quan hệ kinh tế.
Hợp tác kinh tế được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực mà các doanh nghiệp
Việt Nam có điều kiện, khả năng và phía Lào có nhu cầu cấp thiết. Các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, dành
ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt
giữa hai nước, tận dụng nguồn lực về tài nguyên, lao động của Lào. Trong đó,
ưu tiên tập trung vào lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên, đất đai, xây
dựng các nhà máy thủy điện, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, nguyên
liệu giấy…), khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng…
Trên tinh thần đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp của các tổng công
ty, các tập đoàn kinh tế lớn và có uy tín của Việt Nam sang khảo sát, xúc tiến
đầu tư và triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất Lào như Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn
Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Hóa chất, Công
ty cao su Đắk Lắk, Tổng công ty Sông Đà… Ngoài ra, còn có nhiều doanh
nghiệp của các địa phương có chung biên giới với Lào như Đà Nẵng, Quảng
Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum… và cả
các địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Bình
Định, Bình Dương… Từ năm 2005 đến nay, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt
Nam và Lào đã có nhiều nét khởi sắc, có bước phát triển đi vào chiều sâu,
thiết thực và hiệu quả.
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư
tại Lào hiện nay có thể được chia thành bốn loại như sau:
(1) Các doanh nghiệp con (doanh nghiệp mẹ đóng ở Việt Nam).
(2) Các doanh nghiệp liên doanh giữa đối tác Việt Nam và Lào.
(3) Các doanh nghiệp của người Việt Nam xin cấp phép đầu tư theo Luật Đầu
tư của Lào.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
2
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
(4) Các hoạt động kinh doanh theo hợp đồng.
Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào
dưới các hình thức công ty liên doanh, văn phòng đại diện, cửa hàng, siêu
thị… trong các lĩnh vực xây lắp, chế biến sản xuất, thương mại và dịch vụ với
số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Số tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng liên
doanh Lào - Việt tại Viêng Chăn là khoảng 120 tài khoản. Các doanh nghiệp
Việt Nam tiến hành đầu tư trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
Lào như nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, viễn thông, thủy điện,
chế biến gỗ, khai khoáng, thương mại, khách sạn - nhà hàng, ngân hàng…
Theo số liệu của Ủy ban KH&ĐT Lào, trong giai đoạn 2005-2010, Việt Nam
là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào với 252 dự án, tổng giá
trị đầu tư gần 2,8 tỷ USD, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước năm ngoái
đạt gần 500 triệu USD và có tốc độ gia tăng khá nhanh. Nước bạn Lào đang
có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, năm 2010 đạt 7,9%, thu
nhập bình quân đầu người đã đạt 986 USD, tăng gần 6 lần trong vòng 20 năm.
Điều này cho thấy, hai nước chắc chắn sẽ là đối tác kinh tế tốt, có thể khai
thác lợi thế của nhau, bổ trợ cho nhau để cùng phát triển.
1.1.3. Viện trợ
Bên cạnh việc hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, Việt Nam
cũng thường xuyên hỗ trợ Lào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Mỗi năm, Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào 10 triệu USD.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn tạo điều kiện cho Lào có đường ra biển để
mở rộng hoạt động giao thương. Đến nay đã có 6 đường quốc lộ từ Lào thông
với Việt Nam và trong thời gian tới sẽ còn có nhiều tuyến đường được khánh
thành.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
3
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
1.2. Ý nghĩa của quan hệ tài chính giữa Việt Nam và Lào.
Sau khi giành được độc lập, cùng với xu thế hoà bình hợp tác ngày
càng rộng mở trong quan hệ quốc tế, quan hệ Việt Nam với Lào cũng có
những cơ hội phát triển về mọi mặt. Nổi bật trong quan hệ hữu nghị sâu sắc
giữa hai nước là quan hệ hợp tác chặt chẽ trên tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực
tài chính giữa hai nước, được đánh dấu bằng những cuộc trao đổi thường kỳ
hàng năm giữa hai Bộ Tài Chính.
Chương trình Hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính
Lào được xác định là một chương trình hợp tác dài hạn nhằm giúp Bộ Tài
chính Lào nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý nền
kinh tế trong thời gian tới, giúp cán bộ viên chức hai ngành tài chính Việt
Nam và Lào tăng cường hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần tăng cường
tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai
Chính phủ và nhân dân hai nước Việt và Lào.
Đây là một chương trình hợp tác toàn diện hỗ trợ cho Bộ Tài chính Lào
trong các lĩnh vực : xây dựng, chiến lược, hoạch định chính sách, xây dựng
văn bản pháp lý, công tác tổ chức cán bộ, hỗ trợ đào tạo và giúp trang thiết bị,
cơ sở vật chất,…
Ý nghĩa quan hệ tài chính Việt Nam – Lào được thể hiện ở những mặt sau:
Là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của hai quốc gia.
Thông qua các hoạt động tài chính giữa hai nước, các nguồn tài chính,
công nghệ, kĩ thuật, lao động… được mở rộng. Mỗi quốc gia phải cân nhắc để
có thể khai thác sử dụng nguồn lực của mình để tham gia hợp tác một cách có
hiệu quả. Đặc biệt đối với hai nước Việt Nam và Lào, là hai quốc gia vừa
thoát nghèo và chậm phát triển thì việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau càng
phải được coi trọng. Bằng việc mở rộng quan hệ tài chính, hai quốc gia có thể
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
4
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
tận dụng tốt nguồn lực tài chính vốn có và của các tổ chức quốc tế, cùng với
công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển thị
trường tài chính, phát triển kinh tế.
Thúc đẩy nền kinh tế hai quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế
giới.
Quan hệ tài chính hai nước được mở rộng đồng nghĩa với việc mở rộng
các hình thức tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia các thị trường vốn, thị
trường tiền tệ, thị trường hối đoái quốc tế, mở rộng thương mại dịch vụ quốc
tế…vừa giúp hai nước góp phần phát triển kinh tế trong nước vừa thúc đẩy
hoàn thiện chính sách và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo yêu cầu của
các tổ chức quốc tế và khu vực. Đối với các tổ chức kinh tế - tài chính khu
vực và quốc tế, nguyên tắc quan trọng hàng đầu là đối xử bình đẳng với mọi
đối tác thành viên theo quy chế Tối huệ quốc và Quy chế Đãi ngộ quốc gia.
Điều đó đòi hỏi hai nước phải có hệ thống pháp lý hoàn thiện theo thông lệ
quốc tế và tương đối ổn định.
Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính.
Sự mở rộng và phát triển của quan hệ tài chính hai quốc gia cho phép
các nguồn tài chính có khả năng lưu chuyển dễ dàng, thuận lợi và mạnh mẽ
giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có cơ hội giải quyết những
khó khăn tạm thời về nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực
tài chính được đưa vào sử dụng cả trên vị trí nhà đầu tư hay người cần vốn.
1.3. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ tài chính Việt – Lào
1.3.1. Nội dung quan hệ tài chính Việt – Lào
+ Quan hệ thanh toán quốc tế.
Quan hệ thanh toán gắn với thương mại quốc tế của hai nước, gắn với
hợp tác quốc tế về văn hóa xã hội, hợp tác lao động quốc tế, du lịch quốc tế,
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
5
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
gắn với hợp tác quốc tế về chính trị ngoại giao giữa ngân hàng thương mại,
các tổ chức cá nhân, chính phủ hai nước.
+ Viện trợ không hoàn lại
Chủ yếu là viện trợ song phương giữa Chính Phủ hai nước, tổ chức
kinh tế - xã hội hoặc địa phương của hai nước.
+ Tín dụng quốc tế
Là một hình thức của đầu tư quốc tế gián tiếp. Quốc gia có nguồn tài
chính đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền
vay đã được hai bên thỏa thuận trong các Hiệp định hay Khế ước vay vốn.
+ Đầu tư chứng khoán giữa hai quốc gia.
Là một hình thức đầu tư quốc tế gián tiếp. Quốc gia có nguồn tài chính
đầu tư dưới hình thức mua chứng khoán trên thị trường tiển tệ, thị trường trái
phiếu, thị trường cổ phiếu để được hưởng lợi tức nhưng không tham gia điều
hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
+ Đầu tư trực tiếp quốc tế
Là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư ở một nước bỏ toàn bộ hay một phần
đủ lớn vốn đầu tư vào một quốc gia khác để nắm một phần hay toàn bộ một
doanh nghiệp của quốc gia đó. Có rất nhiều hình thức đầu tư trực tiếp khác
nhau.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ tài chính Việt Nam – Lào
Thứ nhất: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, số km biên giới
chung của cả hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với
các nước Ðông Nam Á khác ( như Myanmar ). Kinh tế xã hội nói chung và
kinh tế tài chính nói riêng chỉ phát triển được trong môi trường hòa bình ổn
định. Thực tế cho thấy, một đất nước không có an ninh và ổn định, sẽ phải trả
giá về nhiều mặt. Biên giới giữa hai nước là một phần quan trọng trong tiến
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
6
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
trình gìn giữ hòa bình của quốc gia đó. Hai nước Việt Lào với mối quan hệ
sâu sắc gắn bó và đường biên giới giữa hai nước là điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh tế giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, từ đó làm tăng thu ngoại
tệ, tăng khả năng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển thanh toán quốc tế và các hoạt
động tài chính khác.
Thứ hai: Phát triển quan hệ tài chính Việt Nam và Lào không thể tách
rời trong bối cảnh chung về quan hệ của hai nước. Quan hệ giữa hai nước
Việt Lào xưa nay luôn khăng khít gắn bó, bền chặt. Đây là nhân tố vô cùng
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế giữa hai nước nói chung và các tỉnh biên
giới nói riêng. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai quốc gia sẽ là môi trường hoàn
hảo cho quan hệ tài chính hai nước phát triển mở rộng. Giao lưu, mua bán,
trao đổi hàng hóa tại biên giới giữa hai nước sẽ thúc đẩy lưu thông ngoại tệ,
các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư cũng phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba: Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển.
Nhân tố này đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế hai nước
nói chung và quan hệ tài chính giữa hai nước nói riêng. Trong giai đoạn mở
cửa nền kinh tế, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ
với tất cả các nước trên thế giới. Thực tế nhu cầu qua lại và giao lưu kinh tế
qua biên giới là một quy luật tất yếu và cũng là điều kiện rất cơ bản để xây
dựng phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực biên
giới. Kinh tế đất nước phát triển, quan hệ kinh tế với các nước láng giềng,
nhất là quan hệ kinh tế giữa các địa phương phát triển cũng góp phần ổn định
biên giới và thúc đẩy công tác biên giới. Thực hiện chính sách mở cửa, hợp
tác hữu nghị, mở rộng quan hệ kinh tế biên giới, liên doanh phát triển kinh tế
biên giới sẽ tạo thế từ xa để giữ vững an ninh, ổn định lâu dài biên giới quốc
gia, phát triển kinh tế xã hội và phát triển quan hệ tài chính giữa hai quốc gia.
Trong những năm qua, giao lưu kinh tế với các nước qua cửa khẩu ngày càng
nhộn nhịp, không những góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của hai
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
7
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
bên, mà còn khôi phục, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện phát triển
các hoạt động đối ngoại của các tổ chức đoàn thể nhân dân làm tăng thêm
tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Cũng từ
đó tạo môi trường ổn định thúc đẩy quan hệ kinh tế tài chính giữa hai nước.
Thứ tư: Phương tiện phục vụ quan hệ tài chính giữa hai nước còn có sự
chênh lệch gây ảnh hưởng không ít khó khăn cho quan hệ hợp tác hai nước.
Cơ sở hạ tầng và vật chất của Lào còn thiếu đồng bộ, do vậy đã hạn chế đến
tính ưu việt trong chính sách của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp của Lào và
hạn chế hiệu quả của hợp tác tài chính hai nước.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
8
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Chương 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÀI CHÍNH VIỆT NAM – LÀO
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
2.1. Sự tiến triển của quan hệ tài chính giữa Việt Nam – Lào từ năm 2005
đến nay.
Về cơ bản, quan hệ hợp tác trong giai đoạn 2005 đến nay đã đạt được
những mục tiêu đề ra. Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng được
củng cố và phát triển, tập trung vào các hoạt động : thanh toán thương mại,
viện trợ không hoàn lại và đầu tư trực tiếp quốc tế….
2.1.1. Quan hệ thanh toán quốc tế
Phát triển ngân hàng liên doanh, thúc đẩy thanh toán quốc tế giữa hai quốc gia.
Quan hệ thanh toán giữa Việt Nam và Lào hiện nay chủ yếu thông qua
Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt, phần đông là khách du lịch và doanh
nghiệp. Khối lượng thanh toán Việt Nam - Lào thông qua ngân hàng trung
bình hàng tháng đạt VNĐ 100 tỷ. Tổng tài sản của ngân hàng đạt 600 tỷ đồng
và dư nợ hơn 200 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, ngân hàng này đã mở chi nhánh tại TP.HCM với số vốn được cấp là 2,5
triệu USD và thời gian hoạt động 20 năm. Đây là chi nhánh thứ hai của ngân
hàng này tại Việt Nam, sau chi nhánh Hà Nội.
Việc mở chi nhánh tại TP.HCM đã được Ngân hàng Lào - Việt mong
đợi từ lâu bởi họ đang muốn mở rộng các dịch vụ tới các doanh nghiệp phía
nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang làm ăn với Lào.
Chi nhánh ngân hàng này nhận tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ
chức đang sinh sống, hoạt động tại Việt Nam; nhận tiền gửi có kỳ hạn và
không kỳ hạn có nguồn gốc ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài,
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
9
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
nhận tiền gửi tiết kiệm dưới mọi hình thức, cho vay và thực hiện bảo lãnh cho
các đối tượng là cá nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động tại Việt Nam,
phát hành và thanh toán các loại séc và thẻ tín dụng
Ngân hàng liên doanh Việt - Lào hiện có hội sở chính tại Viêng Chăn và
một chi nhánh tại Pakse (Lào) và một chi nhánh Hà Nội. Đây là ngân hàng liên
doanh giữa Ngân hàng Ngoại thương Lào và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt
Nam, được thành lập năm 1999, vốn điền lệ 10 triệu USD, tỷ lệ góp vốn 50/50.
Phát triển thanh toán biên mậu giữa biên giới hai nước.
Thanh toán biên mậu Việt-Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo-Densavan
là điểm thực hiện đầu tiên trên tuyến biên giới 10 tỉnh của Việt Nam với Lào.
Việc thanh toán biên mậu được thực hiện bởi Ngân hàng Nông nghiệp-
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quảng Trị và Chi nhánh Ngân
hàng Phongsavanh tại Savannakhet thông qua 7 phương thức, gồm: Hối phiếu
ngân hàng; Chứng từ chuyển tiền biên mậu; Chứng từ thanh toán thương vụ;
Thư uỷ thác chuyển tiền thanh toán biên mậu; Điện chuyển tiền; Thư tín dụng
chứng từ mậu dịch biên giới; Thư bảo lãnh thanh toán mậu dịch biên giới.
Việc triển khai thanh toán biên mậu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
quan hệ phát triển kinh tế của hai nước Việt-Lào, đặc biệt các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai bên biên giới
Việt-Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo-Densavan
Các doanh nghiệp có thể dùng hai loại tiền tệ LAK (Kíp Lào) và VND
(tiền Việt Nam) để trao đổi mua bán hàng hóa không phải thông qua các ngoại
tệ mạnh như trước đây, mà vẫn giữ được tỷ giá trao đổi phù hợp giữa hai đồng
tiền. Ngoài ra các doanh nghiệp thực hiện thanh toán biên mậu cũng có cơ hội
sử dụng thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích do ngân hàng hai bên cung cấp.
Việc triển khai thanh toán biên mậu cũng đã được Ngân hàng Nông
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
10
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank ) tiến hành nhiều năm nay tại nhiều
điểm trên tuyến biên giới Việt Trung. Trong thời gian tới, Agribank sẽ tích
cực phối hợp với bạn Lào để mở rộng thêm các điểm thanh toán biên mậu
khác còn lại trên toàn tuyến biên giới.
Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào về ngân hàng lên tầm cao mới, giúp
thúc đẩy thanh toán quốc tế phát triển.
Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) đã nỗ lực khai thông và phát triển các mối quan hệ
hợp tác với Ngân hàng trung ương (NHTW) và Ngân hàng thương mại
(NHTM) của các nước, góp phần giành thế chủ động trong quá trình hội nhập
vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới. Đáng chú ý, quan hệ hợp tác giữa
NHNN và Ngân hàng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có những bước tiến
khá dài kể từ khi hai Chính phủ ký Hiệp định Hợp tác toàn diện ngày
14/1/1996 và Hiệp định Thanh toán giữa NHNN và Ngân hàng Cộng hoà Dân
chủ nhân dân (NH CHDCND) Lào ký ngày 21/12/1998. Theo đó, NHNN đã
cử nhiều đoàn chuyên gia sang Ngân hàng CHDCND Lào tư vấn và tổ chức
hội thảo về nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời, cũng tiếp nhận nhiều đoàn cán
bộ của Ngân hàng CHDCND Lào sang học tập và khảo sát, trao đổi kinh
nghiệm về thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của NHTW và hoạt động ngân
hàng của mỗi nước.
Nhằm thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình
đoàn kết và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt –
Lào, Lãnh đạo NHTW hai nước đã có các buổi gặp gỡ, trao đổi tình hình tài
chính tiền tệ của mỗi nước và diễn biến kinh tế tài chính quốc tế. Đồng thời,
tiến hành kiểm điểm, đánh giá các kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ về hợp
tác giữa hai NHTW và đề ra phương hướng phát triển hợp tác cho giai đoạn
tiếp theo. Cụ thể:
* Quan hệ hợp tác giữa NHTW hai nước
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
11
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
Quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực ngân hàng được hình
thành ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, NHTW hai nước đã ký kết
nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác hàng năm.
- Năm 2005, NHNN đã cử đoàn chuyên gia sang NH CHDCND Lào tư vấn
và tổ chức hội thảo về hoạt động thanh tra, giám sát các NHTM và tổ chức tài
chính; quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu của NHTW và các NHTM; về cơ
cấu tổ chức của NHNN và việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực. NHNN
cũng tiếp nhận 5 đoàn cán bộ của Bạn sang học tập và khảo sát tại NHNN về
kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; xây dựng chính sách tiền tệ; phát
triển thị trường vốn và thị trường liên ngân hàng; hoạt động thanh tra các
NHTM; về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
- Từ năm 2006 đến nay, nhằm triển khai kế hoạch hợp tác đào tạo và hỗ
trợ kỹ thuật cho các cán bộ của NH CHDCND Lào, mỗi năm NHNN đã tiếp
nhận 4 đoàn cán bộ của NH CHDCND Lào sang khảo sát và học tập tại
Việt Nam. Đồng thời, NHNN cũng cử 3 đoàn chuyên gia sang tổ chức hội
thảo tại Lào cho các cán bộ của NHTW Lào. Ngoài ra, NHTW hai nước cũng
khuyến khích và tạo điều kiện cho các NHTM của hai nước đổi kinh nghiệm
và tăng cường hợp tác kỹ thuật và đào tạo.
- Về việc triển khai cơ chế thanh toán, đại lý và chuyển tiền giữa Việt Nam
và Lào: Với việc Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 845/2004/QĐ-
NHNN ngày 8/7/2004 về quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng
hoá, dịch vụ, đầu tư và viện trợ giữa Việt Nam và Lào, đã tháo gỡ được
những khó khăn, vướng mắc trong thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền
của các doanh nghiệp hai nước, góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa
hai nước phát triển; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu và chủ dự án tại Lào thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng; giảm
đáng kể việc sử dụng USD trong thanh toán giữa hai nước, góp phần ổn định
thị trường tiền tệ của Lào.
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
12
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
* Quan hệ hợp tác giữa NHTM hai nước
Trong thời gian qua, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa hai nước đã có bước tiến
khá dài, nhiều NHTM Việt Nam đã có mối quan hệ đại lý rộng rãi với các
NHTM Lào. Cho đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
VN, Ngân hàng Ngoại thương VN và Ngân hàng Công thương VN đều có
mối quan hệ đại lý với các ngân hàng của Lào. Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển VN có quan hệ đại lý với nhiều NHTM của Lào, trong đó có Ngân
hàng Ngoại thương Lào là đối tác trong liên doanh Ngân hàng Lào -Việt và
Ngân hàng Phát triển Lào. Ngân hàng liên doanh Lào –Việt tiếp tục phát huy
vai trò là ngân hàng đầu mối phục vụ công tác thanh toán cho các doanh
nghiệp Việt Nam và Lào, đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn của các dự án đầu tư
tại Lào. Tháng 12/2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín đã
mở chi nhánh tại Lào.
Nhìn chung, các NHTM của Việt Nam đều chú trọng đến hoạt động
hợp tác kỹ thuật và đào tạo cán bộ giúp các NHTM của Lào về các lĩnh
vực: Tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư tiền gửi và thanh toán
biên mậu, công nghệ thông tin
* Triển vọng hợp tác ngân hàng Việt Nam – Lào.
Có thể nói, chuyến thăm Ngân hàng Nhà nước Việt nam của đồng chí
Phouphet KHAMPHOUNVONG -Thống đốc NH CHDCND Lào (từ ngày 4-
7/12/2009) là mốc son đánh giá lại kết quả hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng,
đồng thời bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh quốc tế và
trong nước có nhiều thuận lợi. Trọng tâm là thúc đẩy việc triển khai Hiệp định
Hợp tác toàn diện giữa hai Chính phủ và Bản ghi nhớ về thoả thuận hợp tác
giữa hai NHTW đã ký một cách sâu sắc và toàn diện, thống nhất nội dung hợp
tác hàng năm, thiết lập cơ chế đánh giá kết quả hợp tác và đề ra phương án
hợp tác tiếp theo. Hai bên thừa nhận vai trò quan trọng của NHTW hai nước
và khẳng định, sự hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ tạo điều kiện
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
13
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
cho NHTW hai nước hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực quản lý, mà còn
tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác giữa các NHTM của hai nước. Qua đó,
các NHTM hai nước có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác cho
vay và đầu tư.
Với đặc điểm của hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền
thống, có nhiều nét văn hoá tương đồng, quan hệ hợp tác ngân hàng Việt Nam
– Lào đang bước lên một tầm cao mới đầy triển vọng, ngành Ngân hàng hai
nước có cơ sở vững chắc để cùng hợp tác phát triển một cách toàn diện, vững
chắc và lâu dài.
2.1.2. Viện trợ không hoàn lại
- Giai đoạn 1996-2000 Việt Nam dành cho Lào một khoản viện trợ
không hoàn lại 346,570 tỷ đồng (tương đương 26,6 triệu USD).
- Giai đọan 2001-2005 Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào 560
tỷ đồng (37 triệu USD).
- Năm 2009, Việt Nam cam kết dành cho Lào khoản viện trợ không
hoàn lại trị giá 320 tỷ đồng (trên 17 triệu USD).
Viện trợ của Việt Nam cho Lào tập trung chủ yếu vào các dự án đào tạo học
sinh, bồi dưỡng cán bộ tài chính, nông nghiệp và thủy lợi.
Sau đây là tình hình hoạt động hợp tác có tính chất viện trợ giữa Bộ Tài chính
Việt Nam và Lào.
Thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực đào tạo.
Đã có 182 sinh viên tốt nghiệp hệ đại học của Dự án đào tạo Việt Lào;
khai giảng lớp cao học được 1 năm với 103 thí sinh; trên 40 cán bộ chủ chốt
đã được đào tạo nâng cao nghiệp vụ; 4 khóa học với 75 học viên các Bộ
ngành của Lào được đào tạo phiên dịch tiếng Việt, cấp học bổng đào tạo thạc
sĩ và đại học ; hàng trăm lượt cán bộ của Lào đã tham dự các lớp tập huấn, hội
thảo nghiệp vụ; đã hoàn thành xây dựng và đang triển khai đề án nâng cấp
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
14
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
trưởng Tài chính Đông – khăm – xạng; đã hoàn thiện và đang tích cực chuẩn
bị để triển khai từng bước đề án nâng cấp trường Tài chính Nam Lào…
+ Những mặt tích cực:
Công tác đào tạo đã có định hướng lâu dài, phục vụ chiến lược phát
triển dài hạn của ngành tài chính Lào, ví dụ như công tác đào tạo cán bộ ba
ngành dọc, mở các lớp đào tạo đại học và sau đại học.
Các nội dung hợp tác đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, trình độ
nghiệp vụ cán bộ của Lào ngày càng được nâng cao, tinh thần làm việc cán bộ
ngày càng tốt hơn, bộ mặt ngành tài chính ngày càng khởi sắc.
Công tác tập huấn đã mở rộng ra hầu hết các đơn vị, chủ yếu tập trung
vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, đặc biệt là đào tạo nâng cao
trình độ giáo viên các Trường của Bộ Tài Chính Lào.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, theo đúng sự chỉ đạo
của lãnh đạo hai Bộ Tài Chính.
Công tác hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cán bộ đã sát với nhu cầu
thực tế của các đơn vị trong Bộ Tài Chính Lào, từng bước đáp ứng nhu cầu
của ngành tài chính.
Công tác tập huấn hỗ trợ đã giúp phía Lào nâng cao nghiệp vụ và dần
từng bước chủ động trong việc thực hiện một số nhiệm vụ như : công tác
chống thất thu thuế, việc triển khai 3 ngành dọc.
Hỗ trợ nâng cấp Trường Tài Chính Đông – khăm – xạng từ bậc Trung
cấp lên Cao đẳng và hiện nay là Học Viện Kinh Tế Tài Chính ( hiện vẫn đang
tiếp tục hỗ trợ để nâng cấp đào tạo bậc Đại học ).
Hỗ trợ nâng cấp Trường Cao đẳng Tài Chính Nam Lào ( đã giúp nước
bạn xây dựng Đề án tổng thể nâng cấp trường Cao đẳng Tài Chính Nam Lào
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
15
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
thành Học Viện Kinh tế Tài chính Chăm – pa – sắc ), đồng thời triển khai các
hoạt động hỗ trợ Trường Tài chính Bắc Lào.
Tiếp nhận và đào tạo cho 23 con em cán bộ Bộ Tài chính Lào vào học
hệ đại học chính quy tại Học viện Tài chính theo chế độ tự túc được miễn học
phí.
Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho 3 trường thuộc Bộ Tài chính Lào
và các đơn vị của Bộ Tài chính Lào.
+ Những mặt còn tồn tại:
Công tác đào tạo cán bộ sau đại học mới chỉ tập trung chủ yếu cho cán
bộ thuộc các đơn vị trong Bộ Tài chính Lào, cần chú trọng hơn nữa đào tạo
giáo viên nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu về nâng cấp các trường.
Một số hoạt động đào tạo tại Lào chưa tổ chức được do phía Lào chưa
chuẩn bị kịp các điều kiện cần thiết, ví dụ như các lớp đào tạo, tập huấn về
thanh tra tài chính, về nghiệp vụ kho bạc, hải quan…
Vẫn còn trường hợp cử cán bộ sang Việt Nam đào tạo chưa đáp ứng
được tiêu chuẩn về tiếng Việt dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo
( trường hợp cử cán bộ giảng dạy của trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào đi
học tại Việt Nam chưa đáp ứng trinh độ tiếng Việt, hiện đang học khóa học
nâng cao trình độ tiếng Việt ).
Xây dựng khuôn khổ pháp luật
Trong những năm qua, các chuyên gia tài chính Việt Nam đã nỗ lực
cùng các đồng nghiệp của Bộ Tài chính Lào triển khai nghiên cứu, soạn thảo
và trình các cấp lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Lào xem xét và thông qua
được một loạt đề án xây dựng luật pháp quan trọng như Luật thuế VAT, Luật
sửa đổi Luật NSNN, Nghị định Kho Bạc Quốc gia, Nghị định về hóa đơn,…
Ngoài ra, hiện tại hai bên đang triển khai nghiên cứu và xây dựng Nghị định
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
16
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
về chuyển đổi công trình xây dựng của Nhà nước thành vốn, Nghị định về
vốn hóa đất đai và tài sản gắn liền với đất, các văn bản pháp quy phục vụ
công tác quản lý tài chính công.
+ Những mặt tích cực :
Các hoạt động đã được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, đáp ứng
nhu cầu hỗ trợ rất linh hoạt của phía Lào.
Các văn bản được soạn lập đã đáp ứng tốt nhu cầu trước mắt trong việc
tăng cường quản lý tài chính như : Luật thuế VAT và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật; Luật sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định về chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Nghị định Kho Bạc quốc
gia Lào; Nghị định về hóa đơn và Thông tư hướng dẫn; Quy chế về cơ chế
phối hợp giữa 3 ngành dọc; Quy chế hoạt động của công tác thanh tra giữa Vụ
Thanh tra với Thanh tra Thuế, Hải quan, Kho bạc và Sở Tài chính…
+ Những mặt còn tồn tại :
Quá trình triển khai thực hiện một số hoạt động hỗ trợ xây dựng văn
bản pháp luật chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Lý do là phía Lào
nêu nhu cầu quá đại trà, chưa nêu trọng tâm vào việc xây dựng các văn bản
nào và việc ứng dụng có cấp thiết hay không.
Việc tổ chức thực hiện của phía Lào theo cơ cấu tổ chức thành các
nhóm công tác như hiện tại có một số khó khăn. Đặc biệt là công tác báo cáo
và tổng hợp của Nhóm Hỗn Hợp ( nay là Nhóm xây dựng chính sách tổng
hợp ) chưa đáp ứng nhu cầu do đơn vị đầu mối không năm hết các thông tin
cần thiết từ các đơn vị triển khai.
Cung cấp trang thiết bị phục vụ công việc và học tập
Các đơn vị của Việt Nam đã cung cấp trang thiết bị như máy tính, máy
in, máy photocopy, máy chiếu, máy đếm tiền, thiết bị âm thanh cho các đơn vị
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
17
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
của Bộ Tài chính Lào trong đó có trường Tài chính Đông – khăm – xạng; Kho
Bạc Quốc gia Lào và một số Kho bạc tỉnh; Vụ Hải quan và các Chi cục Hải
quan; Trường Tài chính Nam Lào; Trường Tài chính Bắc Lào, Văn phòng Vụ
Thuế Lào, Sở Tài chính Viêng Chăn,…
Trang thiết bị đã từng bước đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập của
các đơn vị của Bộ Tài chính Lào.
Xây dựng cơ sở vật chất
Theo Hiệp định Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai
Chính phủ Việt Nam và Lào giai đoạn 2005 – 2010, Bộ Tài chính Việt Nam
đã giúp Bộ Tài chính Lào nâng cấp Trường Tài chính Đông – khăm – xạng.
Công trình hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 và đã phát huy tác dụng triệt để
trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Lào nói chung và
ngành tài chính Lào nói riêng. Hai chính phủ Việt Nam và Lào đã đồng ý chủ
trương tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2 và đưa nội dung này vào Hiệp
đinh Hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai Chính Phủ Việt
Nam và Lào giai đoạn 2011 – 2015 nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn
nhân lực ngày càng cao của đất nước Lào.
Bộ Tài chính Việt Nam đang tiến hành giúp xây dựng Đề án hỗ trợ
tổng thể nâng cấp trường Tài chính Nam Lào theo phương thức nhiều bên
cùng hỗ trợ ( Bộ Tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính Lào, Chính quyền các tỉnh
Nam Lào ). Việc nâng cấp Trường, bao gồm cả xây dựng cơ sở vật chất,
nhằm mục tiêu hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về kinh tế, tài chính cho các
tỉnh Nam Lào hiện đang rất thiếu và rất yếu.
2.1.3. Đầu tư chứng khoán
Đây là hình thức đầu tư rất mới mẻ giữa Việt Nam và Lào.
Công ty Chứng khoán Lanexang - Liên doanh giữa Ngân hàng Phát triển Lào
(LDB) và Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Việt Nam
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
18
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính
(Sacombank SBS) là bước đi đầu tiên giữa hai nước trong công cuộc phát triển
thị trường chứng khoán giữa hai quốc gia. Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ kíp.
Chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của công ty là cung cấp thông tin
chính xác, kịp thời, giữ bí mật thông tin của khách hàng; phát triển hệ thống
công nghệ hiện đại để đảm bảo dịch vụ khách hàng; bảo đảm sự bền vững
trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Công ty cũng bảo quản thông tin và tài liệu về hoạt động kinh doanh
chứng khoán, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến khách hàng cho phù hợp
với các điều kiện quy định trong hợp đồng và luật pháp, tổ chức thực hiện
việc nhận-gửi, thanh toán và chuyển giao chứng khoán theo quy định của ủy
ban quản lý thị trường chứng khoán.
Việc liên doanh giữa Ngân hàng phát triển Lào và Tập đoàn Sacombank
(Việt Nam) để lập nên Công ty chứng khoán Lanexang nằm trong chiến lược của
Ngân hàng phát triển Lào, thực hiện tốt đường lối của Đảng, Chính phủ Lào là phục
vụ xã hội, nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần vào việc xây dựng và phát
triển đất nước theo từng giai đoạn và tăng cường quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
2.1.4. Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Lào
2.1.4.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư và dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào
Đầu tư ra nước ngoài là hình thức mới mẻ với doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt sau Nghị định 22/NĐCP/1999, qui định về hoạt động đầu tư ra nước
ngoài ra đời, hoạt động này ngày càng có xu hướng gia tăng. Lào đã trở thành
quốc gia đứng đầu trong tiếp nhận đầu tư của Việt Nam.
Tăng giảm không ổn định là xu hướng của hoạt động đầu tư của Việt
Nam sang Lào. Năm 1993 chúng ta mới chỉ có một dự án duy nhất, và hầu
như hoạt động đầu tư sang Lào không có tiến triển gì trong giai đoạn 1993 –
1998, nó cũng đi theo xu hướng chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của Việt Nam. Các dự án hết sức nhỏ lẻ, tự phát, không có một hướng dẫn cụ
SV: Latsamy VongKhamsen Lớp: CQ45/08.02
19