Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (rhizoctonia solani kuhn), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (sclerotium rolfsii sacc ) hại cà chua và biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm ketomium tại kiến xương, thái bình năm 2013 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 109 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







ðỖ THỊ THU HÀ


NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani Kühn),
BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG (Sclerotium rolfsii Sacc.)
HẠI CÀ CHUA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG
CHẾ PHẨM KETOMIUM TẠI KIẾN XƯƠNG, THÁI BÌNH
NĂM 2013 - 2014



LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ðỖ THỊ THU HÀ


NGHIÊN CỨU BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani Kühn),
BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG (Sclerotium rolfsii Sacc.)
HẠI CÀ CHUA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG
CHẾ PHẨM KETOMIUM TẠI KIẾN XƯƠNG, THÁI BÌNH
NĂM 2013 - 2014



Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VIÊN

HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

ðỗ Thị Thu Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Viên - Bộ môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin ñược gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh ñạo, cán bộ, bà con nhân dân xã Bình
Nguyên, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình; Cán bộ phòng
Trồng trọt - Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Bình; Cán bộ phòng Nông nghiệp
huyện Kiến Xương ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực

hiện ñề tài.
Bên cạnh ñó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè và những người luôn bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn


ðỗ Thị Thu Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục hình viii
Danh mục chữ viết tắt x
PHẦN 1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu 2
1.2.1 Mục ñích 2
1.2.2 Yêu cầu 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4
2.1.1 Tình hình phân bố và sản xuất cà chua trên thế giới 4
2.1.2 Tình hình bệnh hại cà chua 5

2.1.3 Sử dụng nấm ñối kháng Chaetomium trong phòng trừ bệnh hại 9
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 12
2.2.1 Tình hình phân bố và sản xuất cà chua ở Việt Nam 12
2.2.2 Tình hình phân bố và sản xuất cà chua ở huyện Kiến Xương và
tỉnh Thái Bình 15
2.2.3 Tình hình bệnh hại cà chua 19
2.2.4 Sử dụng nấm ñối kháng Chaetomium trong phòng trừ bệnh hại 24
PHẦN 3: VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm nghiên cứu và thời gian thực hiện 25
3.1.1 ðối tượng nghiên cứu 25
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 25

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.1.3 Thời gian nghiên cứu: 25
3.2 Vật liệu nghiên cứu: 25
3.3 Nội dung nghiên cứu 28
3.3.1 ðiều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ và bệnh héo rũ gốc mốc trắng
cà chua 28
3.3.2 Nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani và nấm Sclerotium rolfsii 28
3.3.3 Nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc
mốc trắng của chế phẩm Ketomium 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1 Phương pháp ñiều tra diễn biến của bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ
gốc mốc trắng hại cà chua vụ Thu ðông năm 2013 tại Kiến
Xương- Thái Bình 29
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của loại ñất, chế ñộ luân canh,
thời vụ ñến bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua vụ
Thu ðông, vụ ðông năm 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình 30

3.4.3 Phương pháp nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani và nấm
Sclerotium rolfsii 30
3.4.4 Phương pháp nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ, bệnh
héo rũ gốc mốc trắng cà chua của chế phẩm Ketomium 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc
trắng hại cà chua vụ Thu ðông năm 2013 tại huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình 38
4.1.1 Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ trên vườn ươm 38
4.1.2 Kết quả ñiều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc
trắng trên ruộng sản xuất 40
4.2 Kết quả nghiên cứu nấm Rhizoctonia solani, nấm Sclerotium rolfsii 55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.3 Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ, bệnh héo
rũ gốc mốc trắng hại cà chua của chế phẩm Ketomium 63
4.3.1 Kết quả nghiên cứu hiệu lực của chế phẩm Ketomium ức chế sự
phát triển của nấm Rhizoctonia solani, nấm Sclerotium rolfsii
trên môi trường PSA 63
4.3.2 Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc
trắng của chế phẩm Ketomium trong ñiều kiện chậu vại 67
4.3.3 Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ của chế
phẩm Ketomium trên vườn ươm 68
4.3.4 Kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm Ketomium phòng trừ bệnh
lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua trên ruộng sản xuất 69
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 ðề nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC ẢNH 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tình hình sản xuất cà chua của Việt Nam những năm gần ñây 13
2.2 Kế hoạch sản xuất cây vụ ñông năm 2013 tại Thái Bình 16
2.3 Tình hình phân bố và sản xuất cà chua vụ ðông 2012 tại Thái Bình 17
2.4 Tình hình sản xuất cà chua tại tỉnh Thái Bình từ năm 2007 ñến
năm 2012 18
2.5 Tình hình sản xuất cà chua tại Kiến Xương từ năm 2007 ñến năm
2013 18
4.1 Diễn biến bệnh lở cổ rễ trên vườn ươm vụ Thu ðông năm 2013
tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 38
4.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ trên giống cà chua Chanoka vụ Thu
ðông năm 2013 tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 41
4.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống cà chua Chanoka
vụ Thu ðông năm 2013 tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 43
4.4 Ảnh hưởng của loại ñất trồng ñến sự phát sinh gây hại của bệnh
lở cổ rễ hại giống cà chua Chanoka vụ Thu ðông năm 2013 tại
Kiến Xương, Thái Bình 45
4.5 Ảnh hưởng của loại ñất trồng ñến sự phát sinh gây hại của bệnh
héo rũ gốc mốc trắng hại giống cà chua Chanoka vụ Thu ðông
năm 2013 tại Kiến Xương, Thái Bình 47
4.6 Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến sự phát sinh gây hại của

bệnh lở cổ rễ trên giống cà chua Chanoka vụ ðông năm 2013 tại
Kiến Xương, Thái Bình 49
4.7 Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến sự phát sinh gây hại của
bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống cà chua Chanoka vụ ðông
năm 2013 tại Kiến Xương, Thái Bình 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

4.8 Ảnh hưởng của thời vụ ñến sự phát sinh gây hại của bệnh lở cổ rễ
cà chua năm 2013 tại Kiến Xương,Thái Bình 53
4.9 Ảnh hưởng của thời vụ ñến sự phát sinh gây hại của bệnh héo rũ
gốc mốc trắng cà chua năm 2013 tại Kiến Xương,Thái Bình 54
4.10 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm Rhizoctonia
solani trên môi trường PSA 56
4.11 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm Sclerotium
rolfsii trên môi trường PSA 58
4.12 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của nấm
R. solani ở ngưỡng nhiệt ñộ 30
0
C 59
4.13 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của nấm
S. rolfsii ở ngưỡng nhiệt ñộ 30
0
C 61
4.14 Khả năng hình thành hạch nấm S. rolfsii /1 gam giá thể sau khi cấy 62
4.15 Hiệu lực của chế phẩm Ketomium ức chế sự phát triển của nấm
Rhizoctonia solani trên môi trường PSA 64
4.16 Hiệu lực của chế phẩm Ketomium ức chế sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii trên môi trường PSA 65

4.17 Hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua của chế
phẩm Ketomium trong ñiều kiện chậu vại 67
4.18 Hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ cà chua của chế phẩm
Ketomium trên vườn ươm 68
4.19 Hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ cà chua của chế phẩm
Ketomium bằng phương pháp bón lót với phân chuồng 70
4.20 Hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ cà chua của chế phẩm
Ketomium bằng phương pháp tưới gốc sau trồng. 71
4.21 Hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ cà chua của chế phẩm
Ketomium khi xử lý chế phẩm ở các thời gian khác nhau 73
4.22 Hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua của chế
phẩm Ketomium khi xử lý chế phẩm ở các thời gian khác nhau 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Diễn biến bệnh lở cổ rễ trên vườn ươm vụ Thu ðông năm 2013
tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 39
4.2 Diễn biến bệnh lở cổ rễ trên giống cà chua Chanoka vụ Thu
ðông năm 2013 tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 41
4.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống cà chua Chanoka
vụ Thu ðông năm 2013 tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 44
4.4 Ảnh hưởng của loại ñất trồng ñến sự phát sinh gây hại của bệnh
lở cổ rễ hại giống cà chua Chanoka vụ Thu ðông năm 2013 tại
Kiến Xương, Thái Bình 46
4.5 Ảnh hưởng của loại ñất trồng ñến sự phát sinh gây hại của bệnh

héo rũ gốc mốc trắng hại giống cà chua Chanoka vụ Thu ðông
năm 2013 tại Kiến Xương, Thái Bình 48
4.6 Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến sự phát sinh gây hại của
bệnh lở cổ rễ trên giống cà chua Chanoka vụ ðông năm 2013 tại
Kiến Xương, Thái Bình 50
4.7 Ảnh hưởng của chế ñộ luân canh ñến sự phát sinh gây hại của
bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại giống cà chua Chanoka vụ ðông
năm 2013 tại Kiến Xương, Thái Bình 51
4.8 Ảnh hưởng của thời vụ ñến sự phát sinh gây hại của bệnh lở cổ rễ
cà chua năm 2013 tại Kiến Xương,Thái Bình 53
4.9 Ảnh hưởng của thời vụ ñến sự phát sinh gây hại của bệnh héo rũ
gốc mốc trắng cà chua năm 2013 tại Kiến Xương, Thái Bình 55
4.10 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm Rhizoctonia
solani trên môi trường PSA 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

4.11 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm Sclerotium
rolfsii trên môi trường PSA 58
4.12 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của nấm
R. solani ở ngưỡng nhiệt ñộ 30
0
C 60
4.13 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của nấm
S. rolfsii ở ngưỡng nhiệt ñộ 30
0
C 61
4.14 Khả năng hình thành hạch nấm S. rolfsii /1 gam giá thể sau khi cấy 62
4.15 Hiệu lực của chế phẩm Ketomium ức chế sự phát triển của nấm

Rhizoctonia solani trên môi trường PSA 65
4.16 Hiệu lực của chế phẩm Ketomium ức chế sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii trên môi trường PSA 66




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT Công thức
Cs Cộng sự
NXB Nhà xuất bản
BVTV Bảo vệ thực vật
TLB Tỷ lệ bệnh
STT Số thứ tự
NSP Ngày sau phun
NST Ngày sau trồng
SX Sản xuất
Tr. Trang
HLPT Hiệu lực phòng trừ
LCR Lở cổ rễ
HRGMT Héo rũ gốc mốc trắng












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN 1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, có nguồn gốc
từ Nam Mỹ, là loại rau ăn quả, thuộc họ Cà (Solanaceae). Quả cà chua có
chứa nhiều vitamin C nên có vị chua. Cà chua là cây dài ngày, tự thụ phấn.
Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc ñỏ, có nhiều hình dạng: tròn,
dẹt, có cạnh, có múi…Cà chua ñược dùng trong chế biến thực phẩm, tạo vị
ngon và màu sắc hấp dẫn.
Cây cà chua có thể sinh trưởng trên nhiều loại ñất khác nhau như ñất
sét, ñất cát, ñất pha cát, có ñộ pH= 6 - 6,5. ðất có ñộ ẩm cao và ngập nước
kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây cà chua. Nhiệt ñộ thích hợp
cho cà chua ñể ñạt năng suất cao, chất lượng tốt là khoảng 21 - 24 ñộ C và
thời tiết khô.
Ở nước ta, cây cà chua ñược trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước
và ñược xếp vào các loại rau có giá trị kinh tế cao. Diện tích trồng cà chua
hiện nay khoảng 23.000 ha với năng suất khoảng 25 tấn/ha (Tổng cục thống
kê, 2012).
Cây cà chua ñược trồng vào vụ ðông- Xuân, Xuân- Hè, Thu- ðông. Ở
miền Bắc có khoảng 6-7 tháng (từ tháng 4 ñến tháng 9) và miền Nam có
khoảng 7-8 tháng (từ tháng 5 ñến tháng 12) là những tháng rất khó trồng, do

ñiều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là những ñiều kiện thuận lợi cho nhiều
loại nấm bệnh phát sinh gây hại cả trong vườn ươm và ngoài ñồng ruộng như:
Mốc sương (Phytophtora infestans), thối Fusarium, thối cổ rễ và thối rễ do
Rhizoctonia solani và Phythium, bệnh thối Verticilium, bệnh ñốm Alternaria,
bệnh ñốm Stemphylium solani, bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii
và nhiều bệnh nấm hại khác Các loại bệnh hại này không chỉ ảnh hưởng ñến
năng suất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng ñến chất lượng quả, giảm giá trị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

thương phẩm. Vì thế hàng năm những người sản xuất cà chua ñã phải sử dụng
một lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rất lớn ñể bảo vệ năng suất và chất
lượng sản phẩm. Việc sử dụng thuốc BVTV một cách thiếu thận trọng ñã gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực
tiếp ñến sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, làm huỷ diệt các sinh
vật có ích trong ñất, nước.
ðể góp phần giải quyết những khó khăn của người trồng cà chua trên
cả nước nói chung cũng như nông dân trồng cà chua tại huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình nói riêng, hiện nay trong công tác phòng trừ tổng hợp bệnh hại
cà chua, sử dụng các chế phẩm sinh học là biện pháp ñóng vai trò quan trọng,
ñã và ñang ñược chú ý. Việc sử dụng các sinh vật ñối kháng ñể phòng chống
dịch hại không những hạn chế ñược khả năng bùng phát dịch mà còn góp
phần gìn giữ sự cân bằng sinh thái giữa các loài trong tự nhiên. ðặc biệt biện
pháp này có hiệu quả cao ñối với các loài nấm bệnh tồn tại trong ñất. Căn cứ
vào tính cấp thiết trong sản xuất, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững
tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, ñược sự phân công của Bộ môn Bệnh cây,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Văn Viên chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ
(Rhizoctonia solani Kühn), bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii

Sacc.) hại cà chua và biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm Ketomium tại
Kiến Xương, Thái Bình năm 2013 - 2014”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh thời ñiểm phát sinh, mức ñộ gây hại của bệnh lở cổ rễ
(Rhizoctonia solani Kühn) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii
Sacc.) tại Kiến Xương, Thái Bình. Nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani và
nấm Sclerotium rolfsii. Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh bằng chế phẩm
Ketomium.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra diễn biến của bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kühn) và
bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại cà chua trên vườm
ươm và ruộng sản xuất vụ Thu ðông 2013 tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái
Bình.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của loại ñất trồng, chế ñộ luân canh, thời vụ ñến
bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kühn) và bệnh héo rũ gốc mốc trắng
(Sclerotium rolfsii Sacc.) hại cà chua vụ Thu ðông, vụ ðông 2013 tại huyện
Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ, môi trường nuôi cấy ñến sự phát
triển của nấm Rhizoctonia solani, nấm Sclerotium rolfsii. Nghiên cứu giá thể
nhân sinh khối nấm Sclerotium rolfsii.
- Khảo sát hiệu lực và phương pháp sử dụng chế phẩm Ketomium
phòng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kühn) và bệnh héo rũ gốc mốc
trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.).














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Tình hình phân bố và sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là cây rau ăn quả dễ trồng và có giá trị dinh dưỡng cao. Cà
chua là loại cây rau ăn quả quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ ñứng sau cây
khoai tây, ñược phân bố hầu như khắp các nước trên thế giới. Thống kê của
FAO (2009) cho thấy: Sản lượng cà chua ñược sản xuất ra trên thế giới là
152.956.115 tấn, trong ñó Trung Quốc là nước sản xuất cà chua lớn nhất với
sản lượng là 45.365.543 tấn, chiếm khoảng một phần tư sản lượng toàn cầu.
Tiếp theo là Hoa Kỳ: 14.141.900 tấn, Ấn ðộ: 11.148.800 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ:
10.745.600 tấn và Ai Cập: 10.000.000 tấn. Các khu vực chế biến tại California
chiếm 90% lượng sản xuất ở Mỹ và 35% lượng sản xuất thế giới.
Có khoảng 173 nước trên thế giới ñược FAOSTAT thống kê sản lượng
trồng cà chua vào 02/2012. Cà chua ñược phát triển trên toàn thế giới do sự
tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều ñiều kiện phát triển khác nhau. Năm

2012 tốp mười nước ñứng ñầu thế giới về sản lượng sản xuất cà chua là:
Trung Quốc, Ấn ðộ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran, Ý, Tây Ban Nha, Brazil,
Mexico. Trong ñó sản lượng cà chua của Trung Quốc là 50.000.000 tấn, Ấn
ðộ:17.500.000 tấn, Mỹ: 13.206.950 tấn (FAOSTAT, 2012).
Số liệu trên cho thấy: Sản lượng sản xuất cà chua của Trung Quốc luôn
ñứng ñầu thế giới và vượt xa các nước khác. Ấn ðộ là nước tăng nhanh về sản
lượng (năm 2012 tăng 56,97% so với năm 2009).
Về năng suất, nhìn chung những nước càng phát triển thì cho năng suất
càng cao: 65,7 tấn/ha tại Mỹ, 65 tấn/ha tại Tây Ban Nha… Ngược lại những
nước ñang phát triển thì sản xuất cho năng suất thấp: 17,9 tấn/ha tại Ấn ðộ,
23,1 tấn/ha tại Trung Quốc… (Tomate- Wikipédia, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

2.1.2. Tình hình bệnh hại cà chua
Cà chua là cây rau ăn quả có giá trị kinh tế cao ñược gieo trồng ở hầu
hết các nước trên thế giới từ các nước hàn ñới ñến các nước nhiệt ñới
(FAOSTAT, 2012). Cà chua dù trồng ở vùng sinh thái nào, thời vụ nào cũng
bị nhiều loài sâu, bệnh hại tấn công như: bệnh mốc sương, bệnh lở cổ rễ,
bệnh ñốm vòng, bệnh xoăn lá, bệnh héo xanh, sâu xanh ñục quả… trong ñó
nhóm bệnh hại ñã ñược nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu:
Danh sách các bệnh hại cà chua do En.wikipedia (2013) thống kê: Có 59
loại bệnh hại cà chua do vi khuẩn, nấm, tuyến trùng, viral, viroid, phytoplasma và
các loại bệnh sinh lý khác…, trong ñó thành phần nấm bệnh hại cà chua rất
phong phú, có 28 loài nấm hại trên rễ, thân, lá, quả cà chua ở ngoài sản xuất
cũng như vận chuyển.
* Bệnh lở cổ rễ
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ là một trong những tác nhân
gây bệnh thuộc nhóm nấm ñất, có phổ kí chủ rộng. Nguồn bệnh tồn tại chủ

yếu trong ñất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ, cỏ dại và trong các vật liệu
giống nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm này
qua năm khác ở tầng ñất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây
trồng vụ sau, năm sau.
Nấm Rhizoctonia ñược bắt ñầu biết ñến bởi DeCandolle vào năm 1815.
Khi ñó nấm Rhizoctonia crocorum (Pers.) DC ñược coi là loài ñiển hình
(Akira Ogoshi, 1996). Trong khi ñó nấm Rhizoctonia solani là loài quan trọng
nhất của nấm Rhizoctonia chỉ ñược mô tả lần ñầu khi Julius Kühn nghiên cứu về
bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây năm 1858 (Paulo Ceresini, 1999).
Rhizoctonia solani Kühn, thuộc bộ nấm trơ Mycelia sterilia lớp nấm bất
toàn Fungi imperfecti (Roger, L.,1953).
Loài Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh có nguồn gốc trong ñất.
Chúng phân bố ở khắp nơi trên thế giới và gây hại trên rất nhiều loại cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

trồng (Janice Y. Uchida, 2008). Ở Nhật loài Rhizoctonia solani gây hại hơn
142 loài thuộc 52 họ thực vật. Một số cây ký chủ có thể kể ñến như: ðậu
tương, ñậu lima, ñu ñủ, dưa chuột v.v ñặc biệt là cây họ cà, họ ñậu, họ bầu bí
(Akira Ogoshi, 1996). Với phạm vi ký chủ và phân bố rộng, nấm Rhizoctonia
solani thực sự là một loài dịch hại nguy hiểm, ñe dọa nghiêm trọng ñến sản
xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.
Rhizoctonia solani phát sinh gây hại nặng trong ñiều kiện ñất ẩm ướt và
nhiệt ñộ từ 15-18
o
C. Nguồn bệnh có thể tồn tại trong ñất nhiều năm dưới dạng
hạch nấm. Hạch nấm ñược bảo vệ bằng một lớp vỏ dày. Hạch nấm nảy mầm
khi ñược kích thích bởi dịch tiết ra từ cây ký chủ hoặc việc bổ sung chất hữu
cơ vào ñất. Quá trình xâm nhập vào ký chủ có thể thực hiện bằng một số

cách: Sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào lớp biểu bì hoặc lỗ hở tự nhiên của cây
ký chủ. Hoặc sợi nấm tiếp xúc với cây ký chủ, sản xuất ra appresorium, chất
này xâm nhập vào các tế bào thực vật cho phép sợi nấm lấy ñược chất dinh
dưỡng từ tế bào thực vật. Tác nhân gây bệnh cũng có thể sản xuất ra các
enzym phân huỷ thành tế bào thực vật và tiếp tục sinh trưởng trong mô tế bào
chết (Rhizoctonia solani- Wikipedia, 2014). ðặc biệt nấm Rhizoctonia solani
có thể sống như một loài nấm hoại sinh nếu ñất chứa ñầy ñủ các chất hữu cơ
(Paulo Ceresini, 1999).
Nấm Rhizoctonia solani ñược xem là một loài nấm phức tạp vì sự biến
ñộng giữa các isolate của nấm này về khả năng gây bệnh, phổ ký chủ, các
ñặc tính hình thái, sinh lý. Các isolate của nấm Rhizoctonia solani ñã ñược
Carling và Cs nhận biết và chia thành 14 nhóm tương hợp (Anastomosis
Group-AG) từ AG 1 ñến AG 13 và AG-B1 (Carling, D. E et.al.,2001;
Carling, D. E et.al., 2002).
Gần ñây nhiều kỹ thuật sinh học phân tử ñã ñược sử dụng ñể nghiên
cứu sự ña dạng và mối quan hệ phát sinh loài giữa các AG của nấm
Rhizoctonia solani. AG 4 ñược phân biệt thành 3 nhóm phụ AG 4-HGI, 4-HGII,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

4-HGIII dựa trên các nghiên cứu về lai DNA/DNA và phân tích axít béo (Janell
Stevens Johnk and Roger K Jones, 2001).
ðể phòng trừ bệnh lở cổ rễ các nhà khoa học trên thế giới ñã ñề xuất
nhiều biện pháp: Chọn lọc hạt giống có chất lượng cao, không nhiễm tác nhân
gây bệnh. Chuẩn bị ñất trồng ñể tăng sự thoát nước và ngăn ngừa tích tụ nước.
Trồng cây với mật ñộ thích hợp, tránh trồng dày dẫn ñến ñộ ẩm cao trong tán
lá là ñiều kiện thích hợp cho nấm phát sinh, gây bệnh. Loại trừ tàn dư cây
bệnh sau thu hoạch sẽ làm giảm số lượng nguồn bệnh trong ñất. Trong một
vài trường hợp luân canh với cây trồng không mẫn cảm cũng làm giảm mức

ñộ bệnh. Bổ sung phân trộn và phân hữu cơ có thể giảm mức ñộ nhiễm bệnh.
Sử dụng các loại thuốc diệt nấm như: Methyl thiophanate, PCNB
(pentachloronitrobenzen) và Chlorothalonil cũng có hiệu quả diệt trừ nấm
bệnh (Janice Y. Uchida, 2008).
Bệnh lở cổ rễ cây con có thể ñược giảm thiểu bằng cách xử lý hạt với
thuốc trừ nấm như quintozene (pentachloronitrobenzene) và thay ñổi thời vụ
trồng sao cho nhiệt ñộ và ñộ ẩm ñất có lợi cho nảy mầm và nhú chồi nhanh
(Lester W.Burgess et.al.,2009).
* Bệnh héo rũ gốc mốc trắng
Các nghiên cứu cho thấy: loài nấm Sclerotium có sự khác nhau nhiều về
hình thái nhưng chúng có ñặc ñiểm chung là ñều hình thành hạch nấm với kích
thước khác nhau từ một phần nhỏ của một milimet ñến vài chục cm. Hạch nấm
có thể tồn tại trong môi trường khô trong nhiều năm mà không bị mất khả năng
phát triển. Trong ñiều kiện thuận lợi hạch nảy mầm ñể hình thành quả thể hoặc
sợi nấm (Wikipedia, 2014).
Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. ñược Peter Henry Rolfs phát hiện và nghiên
cứu ñầu tiên vào năm 1892 trên cây cà chua ở Florida. (Elizabeth J. Fichtner,
2013). Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. thuộc bộ nấm trơ Mycelia sterilia, lớp nấm
bất toàn Fungi imperfecti (Gulshan, L. et.al.,1992; Barnett, H.L. et.al., 1998).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. ñược biết ñến là loài nấm có phổ ký chủ
khá rộng ngoài tự nhiên và là nguồn bệnh gây hại lớn cho cây trồng. Trên thế
giới ñã nghiên cứu, xác ñịnh ñược phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii
Sacc. với ít nhất 500 loài cây trồng thuộc 100 họ thực vật. Những cây ký chủ
mẫn cảm nhất với bệnh bao gồm: họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo v.v), họ
hoa thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải dầu), họ ñậu ñỗ (ñậu tương,
lạc, ñậu xanh), họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí ñao, bí ngô). Nấm

Sclerotium rolfsii Sacc. có thể sinh trưởng phát triển và tấn công vào bộ phận
cây sát mặt ñất. Trước khi nấm xâm nhập vào mô ký chủ, chúng sản sinh tản
nấm trên bề mặt gốc thân, quá trình tấn công có thể mất từ 2 - 10 ngày. Nhiệt
ñộ thấp hơn 10
0
C hoặc cao hơn 40
0
C nấm không phát triển ñược. Nấm
Sclerotium rolfsii có khả năng sinh trưởng, phát triển trong khoảng pH rộng,
thuận lợi nhất trong khoảng 3-5 (Stephen and Rebeca, 1992).
Sợi nấm màu trắng, mịn xuất hiện sau khi cây ký chủ bị nhiễm bệnh từ
3-4 ngày trong ñiều kiện ấm áp và ẩm ướt. Nhiều sợi nấm tạo thành tản nấm
màu trắng trên thân cây gần mặt ñất. Khoảng 7 ngày sau khi nhiễm bệnh, từ sợi
nấm hình thành nhiều hạch nấm. Hạch nấm có hình cầu, ban ñầu có màu trắng
sau chuyển sang màu vàng, cuối cùng có màu vàng nâu, kích thước 0,5-2mm.
Hạch nấm có thể sống sót nhiều năm trong ñất, trên tàn dư thực vật. Nghiên
cứu cho thấy hạch nấm Sclerotium rolfsii có thể sống sót trong ñất dưới ñộ sâu
từ 15-30cm (Muler, J., 2001). Sự nảy mầm của hạch nấm xảy ra trong khoảng
pH từ 2-5. Sự nảy mầm của hạch nấm bị ức chế khi pH lớn hơn 7. Hạch nấm
có khả năng chống chịu tốt với ñiều kiện môi trường bất lợi. Trong khi sợi nấm
bị chết ở nhiệt ñộ 0
0
C thì hạch nấm vẫn có thể sống sót ở nhiệt ñộ dưới - 10
0
C.
(Stephen and Rebeca, 1992).
Triệu chứng chính của nấm Sclerotium rolfsii là gây thối ở gốc thân,
cây bệnh héo và chết. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các cây trồng ñã bị
ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh khác. Sợi nấm phát triển từ hạch nấm


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

xâm nhiễm vào cây qua gốc thân. Các sợi nấm có thể mọc lan ñến vài cm trên
mặt ñất từ cây hoặc mô bệnh ñể xâm nhiễm những cây gần ñó (Lester
W.Burgess et.al, 2009).
Trên cà chua, lạc, hạt tiêu, nhiều cây thảo mộc và cây gỗ khác,vết bệnh
ban ñầu là một ñốm nhỏ trên gốc thân gần mặt ñất và nhanh chóng lan rộng.
Trên cà chua và hạt tiêu vết bệnh có thể dài tới vài cm, gây hiện tượng héo lá.
Quả cà chua và các loại quả khác gần mặt ñất có thể bị nhiễm S.rolfsii, bề mặt
vết bệnh mềm, vết bệnh nhanh chóng lan rộng khắp quả. Trên bề mặt vết bệnh
có sợi nấm trắng và các hạch nấm. (Muler, J., 2001).
Việc kiểm soát bệnh héo rũ gốc mốc trắng là khó khăn và phụ thuộc
vào sự kết hợp giữa các biện pháp canh tác, sinh học và hoá học. Các biện
pháp canh tác như: dọn sạch tàn dư cây trồng, diệt cỏ dại, tránh làm xây xước
cây, mật ñộ trồng hợp lý, luân canh với các loại ngũ cốc không phải là ký chủ
của nấm làm giảm tỷ lệ bệnh. Bón vôi ñể ñiều chỉnh ñộ pH của ñất. Cày sâu ít
nhất 20cm, lật ñất ñể chôn hạch nấm và tàn dư cây bệnh ít nhất 10cm dưới bề
mặt. Biện pháp sinh học: Một số loài vi sinh vật ñối kháng ñã ñược chứng
minh có thể kiểm soát ñối với Sclerotium rolfsii là: Trichoderma harzianum,
T.viride, Bacillus subtilis, Penicillium spp và Gliocladium Virens. Biện pháp
hoá học: có 6 loại thuốc diệt nấm ñã ñược thử nghiệm trên cà chua: Atopam-N,
Aldrex T, Calixin M, PCNB, Captan và Captafol dùng ñể xử lý ñất trước khi
nhiễm bệnh ñã làm giảm tỷ lệ bệnh (Stephen and Rebeca, 1992).
2.1.3. Sử dụng nấm ñối kháng Chaetomium trong phòng trừ bệnh hại
Sử dụng biện pháp sinh học thay thế cho biện pháp hóa học trong bảo
vệ thực vật ñã và ñang ñược thực hiện trong nhiều thập kỷ qua. Chế phẩm
sinh học nấm ñối kháng Ketomium có phổ tác dụng rộng ñược các nhà khoa
học Thái Lan nghiên cứu sáng chế từ 22 chủng Chaetomium cupreum CC01-
CC10 và Chaetomium globosum CG01-CG12 ñã ñược giới thiệu thành công

cho nông dân ở Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Nga và Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

Loài Chaetomium thường ñược tìm thấy trong ñất và phân hữu cơ và là
một trong những chi lớn nhất của Ascomycetes saprobic với hơn 300 loài trên
toàn thế giới (Von Arx et.al., 1986; Soytong and Quimio,1989). Loài
Chaetomium có khả năng phân giải cellulose và các chất hữu cơ khác và có
thể ñối kháng chống lại các VSV ñất khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ñặc biệt là các nhà khoa học Thái Lan
trong nhiều năm qua về Chaetomium spp. ñã ñược thử nghiệm thành công
trong việc phòng trừ các bệnh nấm hại cây trồng: Chaetomium globosum và
C.cochlioides ñối kháng với loài Fusarium và Helminthosporium (Tveit and
Moore,1954). ðặc biệt các chủng của C.globosum có thể kiểm soát tốt nhiều
tác nhân gây bệnh như: Fusarium roseum f.sp hại ngô (Chang and
Kommedahl, 1968; Kommedahl et.al., 1981), Venturia inequalis gây bệnh
ghẻ táo (Boudreau and Andrews, 1987; Cullen et.al., 1984; Cullen and
Andrews, 1984; Heye and Andrews, 1983). Một số isolate của C.globosum
sinh ra chất kháng sinh có thể ngăn chặn ñược bệnh thối do Phythium ultimum
hại củ cải ñường (Di Pietro et.al., 1991); hơn nữa một isolate của C.globosum
có thể ñối kháng chống lại Rhizoctonia solani (Walter and Gindrat, 1988) và
Alternaria brassicola (Vannacci and Harman, 1987). Chủng C.cupreum cũng
ñược báo cáo có thể ñối kháng chống lại các tác nhân gây bệnh trên ñậu tương
như loài Phomopsis và Colletotrichum (Manandhar et.al., 1986). Hai mươi
chủng C.cupreum và C.globosum ñã ñược tìm thấy có khả năng ức chế các tác
nhân gây bệnh thực vật khác nhau (Soytong and Soytong, 1997) như:
Curvularia lunata, Pyricularia oryzae, Rhizoctonia oryzae (Soytong,
1989,1992a), Sclerotium rolfsii (Soytong,1991). Nghiên cứu của Soytong và
Soytong năm 1997 cho thấy: xử lý Ketomium vào ñất 2 tháng trước khi trồng

sẽ kiểm soát ñược bệnh thối Fusarium oxysporum trên cà chua. Ketomium
cũng có hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh thối cổ rễ của ngô do S.rolfsii
(K.Soytong et. al., 2001)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm về tác dụng của Chaetomium.
Có 3 loài của chi Chaetomium mới ñược mô tả và ghi nhận ở ðài Loan là:
Chaetomium ampullare, Chaetomium fusiforme và Chaetomium
longicolleum. Trước ñó tại ñây ñã có 24 loài Chaetomium ñã ñược ghi nhận
(Jong-How Chang and Yei-Zeng Wang, 2007).
ðã có nhiều chứng minh về vai trò kiểm soát sinh học của Chaetomium
globosum trong việc bảo vệ cây trồng. Thí nghiệm của Annette REISSINGER
et.al (2003) cho thấy: Khi nhiễm Chaetomium globosum vào hệ rễ của cây lúa
mạch, cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt trong hệ thống khí canh, hệ rễ hoàn
toàn khoẻ mạnh. Phân tích mô hoá học cho thấy bản thân Chaetomium
globosum không xâm nhập vào hệ rễ của cây lúa mạch do sự ngăn chặn của
lớp bần hoá của biểu bì. Như vậy Chaetomium globosum chỉ có mặt ở ngoài hệ
rễ cây trồng không gây hại hệ rễ mà nó còn có vai trò ñối kháng với các loài nấm
gây hại rễ ñể bảo vệ cây trồng.
Theo V.Shanthiyaa et.al (2013): Chaetomium globosum là một tác
nhân sinh học có khả năng kiểm soát bệnh mốc sương khoai tây. Thí nghiệm
nghiên cứu 8 isolate Chaetomium, kết quả cho thấy: tất cả 8 isolate
Chaetomium có thể ngăn ngừa sự phát triển của nấm P.infestans trong ống
nghiệm, trong ñó isolate Chaetomium globosum 6 có hiệu quả ức chế cao
nhất. Tỷ lệ ức chế của Cg 6 là 72,3%, Cg1 là 64,5%, Cg3 là 62,2%, Cg4 là
61,2% và Cg5 là 60%. Nghiên cứu cho thấy Cg6 có khả năng sản xuất ra chất
kháng sinh có tên là “Chaetomin”. Sự hoạt ñộng của các enzym exo- và endo-
glucanase của isolate Cg6 lớn hơn so với các isolate khác. Kết quả giải trình

tự ñoạn ITS1 và ITS4 cho thấy isolate Cg6 thuộc nhóm C.globosum.
Chaetomium globosum còn có khả năng kiểm soát dịch bệnh trên táo.
Thí nghiệm trong nhà kính cũng như ngoài ñồng ruộng cho thấy: Ở công thức
kết hợp cellulose với C.globosum phun cho táo, khi pha loãng dung dịch rửa
lá táo dưới kính hiển vi ñiện tử cho thấy các bào tử của C.globosum tồn tại và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

phát triển mạnh, ngược lại ở công thức không kết hợp với cellulose sự sinh
bào tử giảm. Khi kết hợp cellulose với C. globosum phun cho táo ñã kiểm
soát tốt bệnh ñốm ñen trên lá do Gloeodes pomigena và bệnh trên hạt do
Zygophiala jamaicensis. Các tác giả ñã ñưa ra một phương pháp cung cấp
chất dinh dưỡng cho lá ñồng thời nâng cao hiệu quả ñối kháng của
C.globosum, từ ñó kiểm soát sinh học ñược dịch bệnh (R.F.Davis et.al, 1992).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Tình hình phân bố và sản xuất cà chua ở Việt Nam
ðiều kiện thiên nhiên, khí hậu và ñất ñai ở Việt Nam rất thích hợp cho cây
cà chua sinh trưởng và phát triển. Trước ñây cà chua ở nước ta chủ yếu ñược
SX ở vụ ñông (chính vụ), có thời gian cung cấp sản phẩm ngắn. Từ năm
1997-2000, cuộc “cách mạng” lần thứ nhất trong SX cà chua trong nước xảy
ra với sự ra ñời của các giống cà chua lai chịu nóng trồng ñược nhiều thời vụ
trong năm. Từ năm 2008 - 2011 ñã ñánh dấu sự ra ñời cuộc cách mạng lần thứ
hai, cà chua chất lượng cao. Với những thành tựu về tạo ra các bộ giống cà
chua lai chất lượng cao và các quy trình công nghệ phát triển SX ñã và ñang
ra ñời và tiếp tục phát triển, hoàn thiện, chúng ta hoàn toàn có thể ñưa nền SX
cà chua nhỏ lẻ, chủ yếu là cây gia vị thành nền SX lớn với ña dạng về các
chủng loại sản phẩm, có mức tiêu thụ lớn, cung cấp cho thị trường trong nước
và xuất khẩu, ñem lại kim ngạch vượt hơn nhiều so với xuất khẩu gạo
(Nguyễn Hồng Minh, 2013).

Cà chua là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần
ñây diện tích trồng cà chua ở Việt Nam tương ñối ổn ñịnh và có xu hướng
tăng, năm 2011 diện tích trồng cà chua của cả nước là 23.083,6 ha, ñặc biệt
tại Lâm ðồng với ưu thế về ñiều kiện khí hậu nên diện tích trồng cà chua ở
ñây lớn nhất cả nước, tính ñến năm 2011 diện tích trồng cà chua của Lâm
ðồng lên ñến 6.388 ha. Với việc thường xuyên cập nhật và ứng dụng các tiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, năng suất cà chua của cả nước liên tục
tăng trong hai năm 2010, 2011, ñặc biệt Lâm ðồng cũng là tỉnh có năng suất
cà chua cao nhất và cao gấp ñôi trung bình năng suất của cả nước.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất cà chua của Việt Nam những năm gần ñây
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Cả nước
2010 21.784,2 252,6 550.183,8
2011 23.083,6 255,5 589.830,3
Miền Bắc
2010 9.789,8 215,2 210.695,2
2011 10.014,5 219,7 219.988,7
Miền Nam
2010 11.994,5 283,0 339.488,7
2011 13.069,1 283,0 369.841,6
Lâm ðồng

2010 5.514,0 449,6 247.909,0
2011 6.388,0 419,0 267.659,0
Nguồn: Tổng cục thống kê 2012
Theo kết quả ñiều tra của Bùi Chí Bửu và cs (2005): Năm 2003 cả nước

ta có 114 giống cà chua ñược gieo trồng trong ñó có 22 giống chủ lực, 12
giống có diện tích gieo trồng lớn nhất trên cả nước, ñứng ñầu là M368 (>1000
ha), tiếp ñến là giống cà chua Pháp, VL2000, TN002, các giống cà chua Mỹ,
Ba Lan, Red Crown, T42, VL2910 và giống của Công ty Trang Nông, PT 18,
VL 250 (500- 1000 ha).
Cà chua là ñối tượng chính trong nghiên cứu giống rau ở Việt Nam ñầu
thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên giống tạo ra trong giai ñoạn này chủ
yếu là các giống thuần. Vào những năm 2000 công tác tạo giống cà chua ưu

×