Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.83 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
I. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
II. Chức năng của tiền tệ.
III. Sự phát triển các hình thái tiền tệ
IV. Khối tiền tệ.
IV. Các chế độ tiền tệ.
Câu 1: Tiền tệ trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả hàng hóa. Đây
là chức năng……………..của tiền tệ.
A. phương tiện lưu thông
B. phương tiện thanh toán
C. phương tiện cất trữ
D. thước đo giá trị
Câu 2: Chế độ song bản vị:
A. Là chế độ lưu thông tiền trong đó bạc lưu thông theo giá trị thực tế trên thị trường
B. Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang
giá chung.
C. Chỉ lưu thông tiền vàng nhưng có xây dựng tỷ lệ quy đổi giữa bạc và vàng
D. Chỉ lưu thông tiền bạc nhưng có thể đổi bạc lấy vàng theo tỷ lệ nhà nước quy đổi
Câu 3: Có tất cả bao nhiêu hình thái giá trị?
A. 4
B. 6
C. 8
D. 1
Câu 4:Tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở nước nào?
A. Pháp
B. Trung Quốc
C. Việt Nam
D. Ấn Độ


Câu 5: Tiền giấy do cơ quan nào độc quyền phát hành?
A. Ngân hàng Trung ương
B. Kho bạc nhà nước
C. Chính phủ
D. Bộ Tài chính
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
I.quá trình ra đời và bản chất của nhtw:
II. Mô hình tổ chức của nhtw:
III.Chức năng của nhtw
IV. Chính sách tiền tệ và công cụ thực thi CSTT:
Câu 1. Khi ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền cung ứng sẽ như thế nào (
giả sử các yếu tố khác không đổi)?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào khi Ngân hàng Trung ương mua vào một
lượng tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Tất cả đều sai
Câu 3. Lượng tiền cung ứng sẽ thay đổi như thế nào khi Ngân hàng Trung ương bán ra một lượng
tín phiếu Kho bạc trên thị trường mở?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Tất cả đều sai
Câu 4. Giả pháp kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay, chính phủ Việt Nam thực hiện :
A. Chính sách tiền tệ siết chặt.

B. Chính sách tiền tệ nới lỏng
C. Chính sách giảm chi tiêu thường xuyên và đầu tư của chính phủ
D. Chính sách bơm thêm tiền như Mỹ, Anh, Đức đang thực hiện
Câu 5. Để chống lạm phát, NHTW có thể:
A. Tăng dự trữ bắt buộc
B. Mua chứng khoán trên thị trường mở
C. Hạ lãi suất tái chiết khấu
D. A và B
CHƯƠNG III: CUNG CẦU TIỀN TỆ
I. Cung tiền tệ:
II. Cầu tiền tệ:
Câu 1: Trong các kênh cung ứng tiền vào lưu thông của Ngân hàng trung ương, kênh nào sẽ ít
gây ra lạm phát?
A. Kênh ngân sách nhà nước
B. Kênh ngân hàng trung gian
C. Kênh thị trường mở
D. Tất cả đều sai
Câu 2: Khi muốn giảm khối lượng tiền tệ lưu hành, Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị
trường mở bằng cách …………. trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
A. Mua
B. Bán
C. Vừa mua vừa bán
D. Điều chỉnh giá
Câu 3: Khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố:
A. Lượng dự trữ bắt buộc
B. Lượng tiền vay
C. Lượng tiền cho vay
D. A và B đúng
Câu 4: Phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách là một trong những nguyên nhân của:
A. Gia tăng cầu tiền

B. Giảm khối tiền cung ứng
C. Lạm phát
D. Giảm nhu cầu tiền mặt
Câu 5: Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương
mại……….kéo theo khối tiền tệ…………
A.tăng ; tăng
B. tăng ; giảm
C. giảm ; giảm
D. giảm; tăng
CHƯƠNG IV: CÁC NHÂ TỐ ẢNH HƯỞNG LƯU THÔNG TIỀN TỆ
LÃI SUẤT
I. Khái niệm và phân loại lãi suất.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất.
III. Phương pháp xác định lãi suất.
Câu 1: Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh thì được gọi là
A. Lãi suất chiết khấu
B. Lãi suất cơ bản
C. Lãi suất liên ngân hàng
D. Lãi suất thực
Câu 2: Lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động giá trị của tiền tệ như lạm phát hoặc sự lên giá
của tiền là
A. Lãi suất tín dụng
B. Lãi suất thực
C. Lãi suất cơ bản
D. Lãi suất tái chiết khấu
Câu 3: Lãi suất do Ngân hàng trung gian công bố là
A. Lãi suất chiết khấu
B. Lãi suất danh nghĩa
C. Lãi suất cơ bản

D. Lãi suất liên ngân hàng
Câu 4: Khi lãi suất thực cao, người đi vay sẽ vay………. và người cho vay sẽ cho vay
……..hơn
A. nhiều ; ít
B. ít, ít
C.ít; nhiều
D. nhiều ; nhiều
Câu 5: Khi tiền lãi chỉ tính trên số vốn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay. Tiền lãi đó được
gọi là………………
A. lãi đơn
B. lãi kép
C.lãi đơn trung bình
D. lãi kép trung bình
CHƯƠNG V : LẠM PHÁT
I. Khái niệm, bản chất và phân loại lạm phát
II. Nguyên nhân lạm phát:
III. Tác động của lạm phát
IV. Các biện pháp chống lạm phát
Câu 1 : khả năng xảy ra lạm phát khi:
A. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt trầm trọng kéo dài
B. NHTW liên tục in thêm tiền
C. Bất ổn về chính trị
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Chỉ tiêu thường được dùng để phản ánh mức độ lạm phát là:
A. Tốc độ tăng của chỉ số CPI
B. Tốc độ tăng của giá vàng
C. Tốc độ tăng của chỉ số PPI
D. Tốc độ tăng giá ngoại hối
Câu 3: Lý do làm cho Lạm phát chi phí đẩy là một hiện tượng tiền tệ bởi vì :
A. Làm cho đồng tiền mất giá và giảm sức mua.

B. Không thể xảy ra mà không có sự thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng đi kèm.
C. Làm tăng chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp, chính phủ phải điều chỉnh chính sách tiền
tệ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 4 :Mức lạm phát được xếp là lạm phát phi mã là:
A. Nền kinh tế cân bằng trên mức tiềm năng
B. Tỷ lệ lạm phát ở dưới mức 3 (ba) chữ số.
C. Tỷ lệ lạm phát ở mức 2 (hai) đến 3 (ba) chữ số
D. Nền kinh tế cân bằng ở mức dưới tiềm năng.
CHƯƠNG VI: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. Khái niệm:
II. Thu NSNN
III. Chi NSNN:
IV. Cân đối thu chi NSNN:
V. Cân đối NSNN Việt Nam:
Câu 1. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam là:
A. Thuế
B. Phí
C. Lệ phí
D. Sở hữu tài sản: DNNN và các tài sản khác.
Câu 2. Việc nghiên cứu các tác động của thuế nhằm:
A. Để xây dựng kế hoạch cắt giảm thuế nhằm giảm thiểu gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp
và công chúng.
B. Để xây dựng chính sách thuế tối ưu, đảm bảo doanh thu Thuế cho Ngân sách Nhà nước.
C. Để kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng.

×