Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài tập phân tích kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.18 KB, 3 trang )

BÀI TẬP
I. Làm các bài tập liên quan đến bài giảng của giáo viên của chương 3 và
4.
II. Làm các bài tập sau:
1. Có số liệu sau về lượng sản phẩm do một đơn vị lao động (chẳng hạn là ngày
công 8 tiếng) tạo ra của Việt Nam và Mỹ:
Việt Nam Hoa Kỳ
Gạo (tấn)
Thép (tấn)
3
1
2
2
Với giả thiết lao động là yếu tố sản xuất duy nhất của hai nước,
a) Tính chi phí cơ hội sản xuất thép và sản xuất gạo của Việt Nam và của
Hoa Kỳ.
b) Nước nào có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng
nào? Giải thích vì sao.
c) Theo lý thuyết của D. Ricardo nước nào sẽ chuyên môn hoá sản xuất mặt
hàng nào? Nếu hai nước tiến hành trao đổi thương mại với nhau thì tỷ lệ trao đổi
như thế nào sẽ có lợi cho hai nước? Lấy một tỷ lệ trao đổi phù hợp và chứng minh
hai nước sẽ được lợi khi tiến hành trao đổi thương mại.
d) Giả sử Việt Nam có 9 đơn vị lao động và Hoa Kỳ có 18 đơn vị lao động.
Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của hai nước trên cùng một đồ thị. Chỉ ra
trên đồ thị điểm sản xuất của mỗi nước sau khi có thương mại. Vẽ các đường phản
ánh giới hạn tỷ lệ trao đổi giữa hai nước.
2. Có số liệu sau về chi phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm ở hai
nước Việt Nam và Mỹ:
Việt Nam Hoa Kỳ
Gạo (giờ công/tấn)
Thép (giờ công/tấn)


4
8
2
2
Với giả thiết lao động là yếu tố sản xuất duy nhất của hai nước,
a) Tính chi phí cơ hội sản xuất thép và sản xuất gạo của Việt Nam và của
Hoa Kỳ.
b) Nước nào có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng
nào? Giải thích vì sao.
1
c) Theo lý thuyết của D. Ricardo nước nào sẽ chuyên môn hoá sản xuất mặt
hàng nào? Nếu hai nước tiến hành trao đổi thương mại với nhau thì tỷ lệ trao đổi
như thế nào sẽ có lợi cho hai nước? Lấy một tỷ lệ trao đổi phù hợp và chứng minh
hai nước sẽ được lợi khi tiến hành trao đổi thương mại.
d) Giả sử Việt Nam có 16 đơn vị lao động và Hoa Kỳ có 20 đơn vị lao
động. Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của hai nước trên cùng một đồ thị. Chỉ
ra trên đồ thị điểm sản xuất của mỗi nước sau khi có thương mại. Vẽ các đường
phản ánh giới hạn tỷ lệ trao đổi giữa hai nước.
3. Biết phương trình đường cầu và đường cung của thị trường ô tô nội địa: P =
800 – 0,02 Q
D
, và P = 0,03Q
S
, với giá P - triệu đồng/chiếc và Q
D
, Q
S
- chiếc.
a) Tính giá và lượng cân bằng khi không có thương mại.
b) Giả sử giá ô tô cùng loại trên thị trường thế giới là 200 triệu đồng. Tính

lượng cầu, lượng cung, lượng nhập khẩu trong trường hợp thương mại tự do.
c) Tính lượng cầu, lượng cung, lượng nhập khẩu khi chính phủ đánh thuế
nhập khẩu ô tô 100%.
d) Tính sự thay đổi thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng,
doanh thu thuế của chính phủ và sự mất không về lợi ích ròng.
e) Vẽ đồ thị minh họa cho các trường hợp trên.
4. Một công ty xuất khẩu cà phê phải chi phí 10.000.000 đ cho 1 tấn. Công ty xuất
khẩu được với giá $700/ 1tấn.
a) Nếu tỷ giá là 15500 đ/$ công ty có lãi không ? giải thích vì sao.
b) Cũng hỏi như câu trên nhưng với giá bán là $600/ 1tấn và tỷ giá là 15580
đ/$.
5. Xác định lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong mô hình thương mại sau :
Quốc gia
Hàng hóa (SP/giờ công)
Quốc gia I Quốc gia II
X 3 5
Y 3 6
a) Quốc gia I có lợi thế so sánh về X và quốc gia II có lợi thế so sánh về Y.
b) Quốc gia I có lợi thế so sánh về Y và quốc gia II có lợi thế so sánh về X.
c) Cả hai quốc gia đều không có lợi thế so sánh về một trong hai hàng hóa
trên.
6. Cho bảng số liệu dưới đây :
Quốc gia Quốc gia I Quốc gia II
2
Hàng hóa (giờ/SP)
X 2 3
Y 4 1
a. Dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo, quốc gia II nên nhập
khẩu mặt hàng nào thì thu được lợi ích và giải thích tại sao ?
b. Tính lợi ích tối đa quốc gia II có thể thu được khi nhập khẩu 2000 đơn vị

hàng hóa không có lợi thế so sánh.
Rút ra nhận xét từ kết quả tính toán trên.
7. Cho phương trình đường cung và đường cầu của mặt hàng X của của nước A
lần lượt như sau : S
X
= -300 + 30P
X
, D
X
= 1700 – 50P
X
(P
X
là gía nhập khẩu một
đơn vị hàng hóa X và P
X
= 16USD trong điều kiện thương mại tự do). Hãy vẽ đồ
thị minh họa, tính mức thay đổi thặng dư của người sản xuất, thặng dư người tiêu
dùng, doanh thu thuế của chính phủ nếu chính phủ đánh thuế nhập khẩu 12,5%
vào mặt hàng X.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×