Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật (hợp chất fipronil) bằng cỏ vetiver

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9 MB, 66 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1.T NG QUAN V M T S LOÀI TH C V T X LÝ THU C B O V Ổ Ề Ộ Ố Ự Ậ Ử Ố Ả Ệ
TH C V T VÀ X LÝ CH T TH I [9, 10, 11, 12, 14, 15]Ự Ậ Ử Ấ Ả 2
1.1.1.Cỏ Vetiver 2
1.1.4.Cây Chuối hoa 5
1.1.5. Cây bèo Tây 6
1.2.T NG QUAN V THU C B O V TH C V T [1, 7, 8, 13]Ổ Ề Ố Ả Ệ Ự Ậ 8
1.2.1.Định nghĩa Thuốc bảo vệ thực vật 8
1.2.3.Các dạng thuốc BVTV 10
1.2.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan 11
1.2.5.Phân loại nhóm độc 13
1.2.6.Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến 13
1.3.TH C TR NG S D NG THU C B O V TH C V T TRÊN TH Ự Ạ Ử Ụ Ố Ả Ệ Ự Ậ Ế
GI I VÀ VI T NAMỚ Ở Ệ 16
1.3.1.Thực trạng sử dụng TBVTV trên thế giới [1, 2, 3, 5, 6, 8] 16
1.3.2.Thực trạng sử dụng TBVTV tại Việt Nam [1, 2, 6, 7, 8] 18
Chương 2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 20
2.1.KH O SÁT T I À N NGẢ Ạ Đ Ẵ 20
2.1.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 20
2.1.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 22
2.2. KH O SÁT T I HUY N I N BÀN - QU NG NAMẢ Ạ Ệ ĐỆ Ả 24
2.2.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 24
2.2.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 25
2.3.KH O SÁT T I HUY N NÚI THÀNH - QU NG NAMẢ Ạ Ệ Ả 27
2.3.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 27
2.3.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 28
2.4.KH O SÁT T I HUY N I L C - QU NG NAMẢ Ạ Ệ ĐẠ Ộ Ả 30


2.4.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 30
2.4.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 31
2.5.T NG H P K T QU KH O SÁTỔ Ợ Ế Ả Ả 33
2.5.1.Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 33
2.5.2.Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 35
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1. I T NG NGHIÊN C UĐỐ ƯỢ Ứ 38
3.1.1.Cỏ Vetiver [9, 10, 14, 17] 38
3.1.2.Thuốc bảo vệ thực vật [18, 19, 20] 41
3.1.3.Mô hình Wetland nhân tạo 47
3.2.PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ 49
3.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu 49
3.2.2.Phương pháp khảo sát thực tế 50
3.2.3.Phương pháp phân tích Fipronil trong nước 50
3.2.4.Phương pháp thực nghiệm trên mô hình 52
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
4.1.K T QU NGHIÊN C U HI U SU T X LÝ H P CH T FIPRONIL Ế Ả Ứ Ệ Ấ Ử Ợ Ấ
THEO T C DÒNG CH Y C A N CỐ ĐỘ Ả Ủ ƯỚ 56
4.2.K T QU CH Y MÔ HÌNH V I N C NG M NHI M FIPRONIL Ế Ả Ạ Ớ ƯỚ Ầ Ễ
TH C TỰ Ế 59
61
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền nông
nghiệp và các ngành công nghiệp hóa chất. Việc sử dụng thuốc chất bảo vệ thực vật
là một thực tế khách quan và là yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.

Thuốc bảo vệ thực vật là một loại hàng hóa thông dụng đối với những người làm
nông nghiệp và bên cạnh đó nó cũng là một loại hàng hóa có tính độc hại đến sức
khỏe con người và ảnh hưởng xấu tới hệ môi trường sinh thái.
Vấn đề môi trường đang ngày càng nóng bỏng hơn và nó là vấn đề cấp thiết
không chỉ riêng Việt Nam mà là của tất cả các nước trên hành tinh chúng ta. Ô
nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật nó không hiện hữu trước mặt chúng ta, nó là loại
độc chất không có màu đặc trưng và cũng khó nhận biết bằng cảm quan, chứ không
đen ngòm như các loại nước thải công nghiệp hay đô thị khi thải ra môi trường. Nó
cũng không bốc mùi hôi thối liên tục khiến mọi người xung quanh phải bức xúc
như các loại nước thải khác… nhưng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật nó lại âm
thầm và lặng lẽ phá hủy môi trường sống của chúng ta.
Trước những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe
của cộng đồng phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế, với đề tài:”Nghiên cứu
khả năng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật (hợp chất Fipronil) bằng cỏ Vetiver”. Đề
tài được nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình Wetland nhân tạo nhằm đánh giá khả
năng hấp thụ chất bảo vệ thực vật của cỏ Vetiver, từ đó đưa ra giải pháp giúp cải
thiện môi trường, làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước ngầm do hóa chất bảo vệ thực
vật gây ra và phần nào giúp cân bằng hệ sinh thái.
Mục tiêu và hướng phát triển đề tài, mô hình nghiên cứu thử nghiệm thành
công thì sẽ được áp dụng vào thực tế bằng việc trồng cỏ Vetiver thành các vành đai
xanh tại các vùng sản xuất nông nghiệp nơi tiếp giáp giữ đồng ruộng và các hộ dân
ven đồng. Với mô hình này nó vừa giúp giữ nước cho đồng ruộng, vừa tạo hàng rào
có thể lấy cỏ làm thức ăn cho gia súc, có thể dùng cỏ làm các đồ mỹ nghệ và đặc
biệt là có thể làm giảm hàm lượng thuốc bảo vệ thực thấm xuống nguồn nước ngầm
được người dân sử dụng trực tiếp cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
1
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT XỬ LÝ THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI [9, 10, 11, 12, 14, 15]
1.1.1. Cỏ Vetiver
Cỏ Vetiver là một trong số rất ít loại cây rất đa năng vừa độc đáo, vừa giúp
bảo vệ môi trường, vừa hiệu quả và lại đơn giản dễ trồng, ít công chăm sóc. Là loại
cây đã được biết đến từ khá lâu, nhưng với những tính năng độc đáo và vượt trội đó
mà cỏ Vetiver nhanh chóng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới
trong vòng 20 năm trở lại đây. Và chắc không có loài cây nào được đặt với nhiều
cái tên độc đáo gắn liền với từng năng của cỏ Vetiver: nào là “cây cỏ lý tưởng”,
“cây cỏ độc đáo”, “cây cỏ thần diệu”, cây cỏ đa năng”v.v , rồi thì “bức tường
sống”, “hàng rào sống”, “neo đất sống”, “vành đai xanh”.v.v. Ở mỗi quốc gia khác
nhau nó lại có những cái tên khác nhau. Ở Việt Nam, cỏ Vetiver còn được gọi là cỏ
Hương Bài hay còn gọi là cỏ Hương lau với nguồn gốc chủ yếu từ Philippine, Thái
Lan hoặc thuộc dòng Nam Ấn.

Hình 1.1. Một số hình ảnh về cỏ Vertiver
(Nguồn: /> />Đến nay, hệ thống cỏ Vetiver được nhiều nước sử dụng như một biện pháp kỹ
thuật sinh học nhằm ổn định đất ở các khu vực ườn dốc, mái dốc, xử lý nước thải,
xử lý những vùng đất ô nhiễm, cải thiện môi trường, … Cỏ Vetiver có khả năng đặc
biệt về xử lý ô nhiễm nước là do nó có thể hấp thụ nhanh chóng các kim loại nặng
và các chất dinh dưỡng khác trong nước và có thể chịu được những chất này dù ở
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
2
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
hàm lượng rất cao. Tuy nhiên hàm lượng những chất này trong cỏ Vetiver nhiều khi
không cao như ở một số giống cây siêu tích tụ khác vì nó phát triển rất nhanh và
cho năng suất rất cao (năng suất cỏ khô đạt tới 100 tấn/ha/năm) nên cỏ Vetiver có

thể tiêu giảm một lượng chất dinh dưỡng và kim loại nặng lớn hơn rất nhiều so với
phần lớn các giống cây siêu tích tụ khác.

Hình 1.2. Những ứng dụng của cỏ Vetiver
(Nguồn: /> qua.html)
Trước đây, hệ thống Vetiver được ngân hàng thế giới (World Bank) phát triển
với mục đích bảo vệ nguồn đất và nguồn nước cho nông nghiệp vào những năm
1980. Khoảng 20 năm trở lại đây, mạng lưới Vetiver quốc tế (TVNI) đã hỗ trợ công
tác nghiên cứu và phát triển, đồng thời quảng bá hệ thống cỏ Vetiver như công cụ
hữu dụng trong việc bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, cỏ Vetiver thực ra đã được trồng để lấy tinh dầu từ rất lâu nhưng
ít ai biết đến các ứng dụng khoa học của nó. Từ năm 1999, mạng lưới Vetiver Việt
Nam do ông Ken Crismier (chuyên gia của Mạng lưới Vetiver quốc tế -TVNI) làm
điều phối viên được chính thức thành lập. Đến năm 2001 - 2003, sau nhiều thí
nghiệm thành công thì Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông vận tải mới cho
phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở các công
trình giao thông. Năm 2012 mới đây tại Hội thảo chuyên đề của Ủy ban nhân dân
Đà Nẵng được tổ chức tại tòa nhà Đà Nẵng City hall, Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày
29/08/2012 như là cuộc họp dự bị chuẩn bị cho “Hội nghị thế giới về cỏ Vetiver lần
thứ 6 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 4 năm 2015.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
3
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
1.1.2. Cây Lau Sậy

Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây Lau Sậy
(Nguồn: />
/>n_lua.htm)

Lau Sậy loài thực vật thuộc họ lúa, có rễ cắm sâu xuống lớp bùn đáy, một
phần thân ngập trong nước một phần vươn lên khỏi mặt đất. Lau Sậy phát triển
thành bụi, chúng thường mọc ở ven sông, các vùng đầm lầy, mọc trên nhiều môi
trường ô nhiễm khác nhau. Lau Sậy phát triển tốt ở điều kiện nóng ẩm và ở nhiều
khu vực ngập nước bỏ hoang của Việt Nam. Với hệ sinh vật phát triển vô cùng
phong phú xung quanh rễ của chúng, cùng bộ rễ phát triển có thể phân huỷ chất hữu
cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước thải khác nhau, như các loại nước
thải làng nghề, nước thải chăn nuôi. Dựa vào đặc tính hút nước và khử khuẩn của
cây Lau Sậy, bệnh viện nhân ái, tỉnh Bình Phước đã áp dụng để xử lý nước thải
bệnh viện. Chính vì vậy, các cánh đồng Lau Sậy có thể xử lý được nhiều loại nước
thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn.
1.1.3. Cây Thủy Trúc
Thủy Trúc thuộc họ Cói, cây có nguồn gốc từ Madagasca (Châu Phi). Cây
phát triển mạnh ở các vùng đất ngập úng, cây mọc thành bụi, thẳng đứng. Thủy
Trúc là loài cây ưu sáng, thân tròn màu xanh đậm và các lá ở đỉnh lại lớn, các lá
được bố trí đối xứng xếp vòng tròn xoè ra như hình chiếc ô, cong xuống rất đẹp.
Cây Thủy Trúc với vẻ đẹp khá độc đáo nên được trồng nhiều với mục đích làm
cảnh, nó còn được trồng như một hoa trong nhà mang tính phong thủy của ngôi nhà.
Bên cạnh đó Thủy Trúc còn có những đặc tính bảo vệ môi trường như có thể lọc
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
4
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
không khí rất tốt, làm môi trường không khí trở nên trong lành. Khả năng làm sạch
nước nhờ việc hấp thụ các loại chất thải, giúp chuyển hóa và phân hủy các chất bẩn,
hấp thụ các kim loại nặng.

Hình 1.4. Một số hình ảnh về cây Thủy Trúc
(Nguồn:

truc-thuytruccom.html
/>1.1.4. Cây Chuối hoa
Cây Chuối hoa có tên khoa học là Cannan Geniralis Bail, là loại cây bụi có
hoa mọc thành chùm ở ngọn gồm nhiều hoa to xếp sát nhau, lá có cuống dài, phiến
dạng thuôn bầu dục, gốc tròn, đỉnh thuôn, màu xanh bóng, gân bên mảnh song song
với nhau, phát triển tốt trên các mô hình đất ướt. Cây Chuối hoa là loài thực vật với
những đặc điểm nổi trội, đã được nghiên cứu về khả năng hấp thụ và xử lý các chất
gây ô nhiễm nguồn nước và cho kết khá tốt. Trong điều kiện nước bị ô nhiễm nặng,
cây Chuối hoa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, sinh chồi mới và nhiều cây
non. Cây Chuối hoa rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh ở trước nhà, công viên
hay các quán café, resort … Ngoài mục đích làm cảnh Chuối hoa còn được trồng để
xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, trồng dọc các tuyến đường vừa tạo cảnh quan đô thị,
vừa có thể hấp thụ các kim loại nặng.
Cây Chuối hoa được ứng dụng nhiều vào thực tiễn như đề tài “Trồng cây
Chuối hoa để xử lý ô nhiễm” do nhóm nghiên cứu của các sinh viên (gồm Lê Văn
Sơn, Phạm Phú Lâm, Trịnh Vũ Long, Phan Thị Kim Ngà), Khoa Môi trường, ĐH
Bách khoa Đà Nẵng. Hồ Công viên 29/3 là nơi mà nhóm sinh viên đã chọn làm địa
điểm nghiên cứu và đề tài đã đạt giải nhất tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa
học, do Đại học Đà Nẵng tổ chức.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
5
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________

Hình 1.5. Một số hình ảnh về cây Chuối hoa
(Nguồn: /> />1.1.5. Cây bèo Tây
Cây bèo Tây hay còn gọi là bèo Lục bình, có nguồn gốc Nam Mỹ, du nhập vào
Việt Nam khoảng năm 1905. Bèo sinh trưởng phát triển rất nhanh và sống trôi nổi
trên mặt nước. Bèo Lục bình có cuống lá phồng lên thành phao giúp bèo có thể nổi

trên mặt nước, bèo có hoa màu tím hồng, mọc thành chùm ở ngọn, lá có dạng lá
hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Rễ bèo thuộc dạng rễ chùm buông rủ
xuống nước, có thể dài tới 1m và cây bèo Tây mọc cao khoảng 30 cm.

Hình 1.6. Một số hình ảnh về cây bèo Tây
(Nguồn: /> />- Những ứng dụng của cây Bèo Tây:
+ Ứng dụng làm thuốc với cái tên Phù bình, lá và thân có vị ngọt cay, tính mát
không độc, có tác dụng tiêu viêm giải độc lành da. Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác
dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Người cao huyết áp mãn tính dùng
hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
6
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
+ Bèo Tây nguồn thức ăn cho gia súc, từ xa xưa con người đã biết sử dụng bèo
Tây làm thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bèo Tây này có thể cho ăn
sống, nấu cám cho lợn hoặc ủ xanh cũng rất tốt, loại thức ăn này lại tương đối giàu
protein thô (16 -17%), giàu khoáng đa lượng và vi lượng (10 -15%).
+ Tạo khí đốt từ…Bèo Tây. Theo (Petrotimes) - Các nhà khoa học Nga cam
đoan rằng với sự hỗ trợ của một lò phản ứng đặc biệt, từ những đám bèo Tây tưởng
chừng vô dụng có thể thu được khí đốt để sưởi ấm các ngôi nhà và thậm chí là toàn
bộ thành phố. Theo tính toán, chi phí chiết xuất gas từ nồi hơi trên cơ sở bèo lục
bình sẽ rẻ hơn 2 lần so với than đá, và hơn 3 lần nếu so với dầu mazut và đây sẽ là
nguồn năng lượng mới của chúng ta.
+ Bèo Tây còn giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, giúp tăng
thêm thu nhập nhờ vào việc sử dụng bèo Tây làm đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản
phẩm mỹ nghệ từ cây bèo Tây không những được sử dụng ở thị trường trong nước
mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Hình 1.7. Một số sản phẩm mỹ nghệ từ bèo Tây

(Nguồn: /> />binh/
/>+ Ứng dụng cây bèo Tây trong xử lý nước ô nhiễm hữu cơ, các hiện tượng phú
dưỡng hóa ở các ao hồ có hiệu quả xử lý cao, bèo Tây còn xử lý được các kim loại
nặng trong nước. Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước
phú dưỡng do TS. Trần Văn Tựa cùng các cộng sự tại Viện Công nghệ môi trường
đã triển khai thực hiện nghiên cứu Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh
trong xử lý nước phú dưỡng ở quy mô pilốt về khả năng loại bỏ yếu tố phú dưỡng
môi trường nước của một số loại thực vật thủy sinh điển hình tại Việt Nam và cây
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
7
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
bèo Tây được ví như cái máy lọc nước sinh học.
Ngoài ra còn rất nhiều loại thực vật khác có khả năng xử lý nước thải, hấp thụ
các kim loại nặng v.v như cây Hoa Súng, cây cỏ Nến, cây cỏ Voi vừa có thể làm
thức ăn cho gia súc ăn cỏ, là cây thuốc chữa bệnh và có khả năng xử lý nước thải.
Cây rau Ngổ loài thực vật phát triển rất mạnh, phù hợp với các khu vực ruộng lầy
chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, đã được ứng dụng để xử lý nước thải ô nhiễm
hữu cơ cao v.v.
1.2.TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT [1, 7, 8, 13]
1.2.1. Định nghĩa Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là loại hóa chất có thể tiêu diệt hoặc phòng
trừ dịch hại. Dịch hại là sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm
cỏ khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực.
Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý TBVTV (ban hành kèm
theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, TBVTV còn bao gồm cả những chế
phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây,
giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông

vải, khoai tây bằng máy móc, …).
Hình 1.8. Một số hình ảnh về thuốc bảo vệ thực vật (nguồn: tác giả)
1.2.2. Các nhóm thuốc BVTV
Có nhiều cách để phân loại TBVTV phân loại theo đối tượng phòng trừ
(thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu
cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và
khả năng gây độc khác nhau:
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
8
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
1.2.2.1. Phân lo i d a trên i t ng sinh v t h iạ ự đố ượ ậ ạ
Bảng 1.1. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
- Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ cỏ - Thuốc điều hòa sinh trưởng
- Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ nhện
1.2.2.2. Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong
môi trường.
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp
nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính
nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc
nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường
hơn so với nhóm clo hữu cơ.
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi
bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng
phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.

- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp): Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ
bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để
kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng
côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển
của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép
buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV, ): Rất ít độc
với người và các sinh vật không phải là dịch hại.
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ
dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
9
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
1.2.3. Các dạng thuốc BVTV
Bảng 1.2: Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
Dạng
thuốc
Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú
1 2 3 4
Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,
DC-Trons Plus 98.8 EC
Thuốc ở thể lỏng, trong
suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ
Dung dịch DD, SL, L,
AS

Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,
Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước,
không chứa chất hóa sữa
Bột hòa
nước
BTN, BHN,
WP, DF,
WDG, SP
Viappla 10 BTN,
Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,
Padan 95 SP
Dạng bột mịn, phân tán
trong nước thành dung
dịch huyền phù
Huyền phù
HP, FL, SC
Appencarb super 50
FL, Carban 50 SC
Lắc đều trước khi sử
dụng
Hạt
H, G, GR,
WG
Basudin 10 H,
Regent 800 WG
Chủ yếu rãi vào đất
Viên

P
Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet
Chủ yếu rãi vào đất, làm
bả mồi.
Thuốc
phun bột
BR, D
Karphos 2 D
Dạng bột mịn, không tan
trong nước, rắc trực tiếp
Ghi chú:
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, WG: Water Granule,
SP: Soluble Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
10
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
1.2.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan
1.2.4.1.
Tên thu cố
- Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản

phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm
lượng hoạt chất và dạng thuốc.
Thí dụ: thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm
lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt. Hoặc thuốc trừ sâu Regent 800WG, trong đó
Regent là tên thuốc, 800 là 800 gam/kg hàm lượng hoạt chất Fipronil còn lại
200gam/kg là chất phụ gia, WG là thuốc ở thể rắn, dạng hạt thô.
- Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại.
Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon, Của Regent là Fipronil.
- Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để
tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.
1.2.4.2.
N ng , li u l ngồ độ ề ượ
- Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi,
thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).
- Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là
kg/ha, lít/ha ).
1.2.4.3. Dịch hại
Là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu
năng suất hoặc làm giảm phẫm chất nông sản. Các loài dịch hại thường thấy là sâu,
bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện
1.2.4.4.
Ph tác ngổ độ
Phổ tác động là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác
động đến.
- Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác
nhau.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
11
Đồ án Tổng hợp

_______________________________________________________________________________
- Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc
trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp).
1.2.4.5.
Phòng trị
- Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong
cây trồng.
- Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm
nhập vào cây.
1.2.4.6.
cĐộ độ
- LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động
vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50
chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng
thấp thì độ độc càng cao.
- LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là
mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng
cao.
- Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời
biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
- Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều
lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ
suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát
huy tác dụng.
1.2.4.7.
Th i gian cách lyờ

Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản
nhằm đảm bảo cho thuốc bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không
còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ

nông sản đó.
1.2.4.8. Dư lượng
Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun g
(microgram) hoặc mg (miligram) lượng chất thuốc BVTV. Dư lượng được tính
bằng độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất Trường hợp dư
lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
12
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
1.2.5. Phân loại nhóm độc
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Căn cứ độ độc cấp tính của thuốc có thể
phân chia các thuốc thành 5 nhóm độc khác nhau: Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc
trung bình), III (ít độc), IV (rất ít độc).
Ở nước ta, tạm thời phân chia nhóm độc theo cách của WHO và lấy căn cứ
chính là LD
50
qua miệng (chuột), phân chia thành 4 nhóm độc là nhóm I (rất độc,
gồm cả Ia và Ib), nhóm II (độc trung bình), nhóm III (ít độc), nhóm IV (rất ít độc).
Bảng 1.3: Phân loại nhóm độc
Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng
1 2 3
Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ
Đầu lâu xương chéo
trên nền trắng
Nhóm II: Độc trung
bình
Chữ đen trên dải vàng
Chữ thập đen trên nền

trắng
Nhóm III: ít độc
Chữ đen trên dải xanh nước
biển
Vạch đen không liên
tục trên nền trắng
Nhóm IV: Rất ít
độc
Chữ đen trên dải xanh lá cây
1.2.6. Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến
1.2.6.1.
Thu c tr sâuố ừ
Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau:
- Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn (lá cây, vỏ
thân cây ) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di
chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong
cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.
Ví dụ: thuốc trừ sâu Regent 800WG có tác dộng tiếp xúc, vị độc.
- Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả
năng bay hơi chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ thở
qua đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có khả
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
13
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong
lớp mô đó.

- Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi được phun thuốc lên cây hoặc tưới bón
vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận khác
của cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây.
Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được
trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập vào
bên trong thân, lá.
- Thuốc tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn những bộ phận của cây có
nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngưng ngay không ăn tiếp, sau
cùng sâu sẽ chết vì đói.
- Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có phun
xịt thuốc do vậy không gây hại được cây trồng.
Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết, trên cơ sở
đó để dùng thuốc luân phiên trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa
hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.
1.2.6.2.
Thu c tr b nhố ừ ệ

- Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và
nông sản.Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu
lực phòng trị nấm kí sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn xạ khuẩn gây hại
cho cây trồng và nông sản.
- Các đường tác động của thuốc trừ bệnh:
+ Tác động trực tiếp: ức chế phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh
vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh có tác dụng theo cách này.
+ Tác động gián tiếp: tăng sức đề kháng của của cây vì kích thích hoạt động
của các men chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh
thành 2 nhóm:
- Thuốc có tác dụng phòng bệnh: (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây).
Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn - ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa

vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
14
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
gây hại cho cây. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả
năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn
được bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb…
- Thuốc có tác dụng trừ bệnh:
Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực
vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật.
Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh.
Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, …
1.2.6.3.
Thu c tr c d iố ừ ỏ ạ
- Thuốc trừ cỏ được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại
mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng
khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất và
phẩm chất nông sản.
- Phân loại thuốc trừ cỏ:
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng khuyến cáo
sẽ chỉ diệt cỏ dại mà không gây hại cây trồng.
+ Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không
trồng trọt trừ cỏ trên bờ ruộng, trừ cỏ trước hoặc sau vụ gieo trồng, trừ cỏ trên đất
hoang hoá trước khi khai phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc
- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc bao gồm:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Loại thuốc này phải được dùng sớm ngay sau khi gieo
khi cỏ sắp mọc trên ruộng, ví dụ: Simazine, Sofit…
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm được dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ đã mọc

đang còn non, ví dụ: Afalon, Whip S, Oneside, …
- Các đường tác động của thuốc trừ cỏ:
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với
thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Ví dụ
các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone…
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn) có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên
lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
15
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm.
1.3.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Thực trạng sử dụng TBVTV trên thế
giới [1, 2, 3, 5, 6, 8]
Trước thế kỷ XX, từ xa xưa con người cổ đại đã biết sử dụng TBVTV qua
việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để
tránh
côn trùng đốt (theo một số triết gia
cổ đại cho biết). Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để
tiêu
diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết
sử
dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Giữa thế
kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín
sau
đó là Nicotin chiết
xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng. Cuối thế

kỷ
XIX các TBVTV đã được
sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hoá học
lúc
này vẫn chưa có vai trò đáng kể
trong sản xuất nông
nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, với sự ra đời của TBVTV hữu cơ thì vai
trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp được thay
đổi
. Thuốc trừ nấm
thuỷ
ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm
lưu
huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ
năm
1924. Hàng loạt TBVTV ra đời sau đó: hợp chất phốt pho hữu cơ đã
được
phát
minh năm 1942, clo hữu cơ (1940-1950); các hoá chất lân hữu cơ,
các
hoá chất
cacbamat (1945-1950). Hoá chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm
1945
chất diệt cỏ
carbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp hoá học
bị
khai thác ở
mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu
của

TBVTV gây ra
cho con người và môi trường được phát hiện.
Từ năm 1960-1980, TBVTV được sử dụng tràn lan đã để lại những hậu
quả
rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nhân dân trở nên hoang
mang thậm chí có người cho rằng
cần
loại bỏ không dùng TBVTV trong sản
xuất nông nghiệp. Chính vì
điều
này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các
loại TBVTV mới an
toàn
hơn đối với môi trường và sức khoẻ con người. Nhiều
TBVTV mới ra
đời
như hoá chất trừ cỏ mới; các TBVTV nhóm perethroid tổng
hợp;
các
TBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất
điều
tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng TBVTV được dùng trên
thế
giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên.
Giai đoạn 1980 đến nay, môi trường là một vấn đề nóng bỏng và được mọi
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
16
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________

người quan tâm hơn, vai trò của biện pháp hoá học vẫn được thừa nhận. Do hiểu
biết tốt hơn về tác động qua lại của
côn
trùng và cây trồng, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ về khoa học công nghệ, các loại TBVTV đã được phát triển lên một
tầm cao
mới
về công thức hoá học và các
cách thức
sử dụng. Nhiều loại hoá chất
mới, trong đó có nhiều TBVTV sinh học

hiệu quả cao với dịch hại nhưng an
toàn với môi trường ra đời.
Sản lượng TBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế
giới
sản
xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn
3
triệu tấn
mỗi năm. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu
tấn/năm
với 2.537 loại
HCBVTV. Trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia có sản lượng, kim
ngạch
xuất nhập khẩu và sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới.
Để tăng cường tự chủ về TBVTV, Chính phủ
Trung
Quốc đã gia tăng đầu
tư vào ngành công nghiệp TBVTV. V ớ i hơn

2500
nhà máy sản xuất lớn, nhỏ,
ngành công nghiệp sản xuất TBVTV phát triển mạnh. Sản lượng HCBVTV của
Trung Quốc đã
tăng
trưởng nhanh, năm 2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt
1902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp
TBVTV
toàn
cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ . Trung
Quốc
đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng TBVTV và cũng là nước xuất
khẩu
lượng TBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan
Trung
Quốc
tổng lượng xuất khẩu TBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn.
Tại Hoa Kỳ, nhu cầu sử dụng TBVTV của
nông
dân tăng rất mạnh, diện
tích cây trồng được phun TBVTV và chất diệt
cỏ
tăng gấp đôi, 75 % diện tích
canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1966 đến 1986. Số TBVTV
nông dân sử dụng tăng từ
353
triệu lên 475 triệu Pound. Hoa Kỳ là một quốc
gia xuất khẩu
TBVTV
lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên
nóng bỏng, sự ô nhiễm về dư lượng TBVTV tăng cao, làm suy thoái môi trường,
mất cân bằng hệ sinh thái, các loài thiên địch bị tiêu diệt. Để khắc phục hiện trạng
trên thì ngành công nghiệp TBVTV thế giới đã có những thay đổi trong cơ đó là
những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được
loại bỏ
và thay vào đó là các
loại TBVTV ít độc hại hơn, thời gian bán hủy nhanh hơn, ít tồn tại lâu năm trở nên
sự tích tụ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ - kỹ thuật các
loại thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất và đưa vào sử dụng nhằm bảo vệ

môi
trường và sức khoẻ cộng đồng
.
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
17
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
1.3.2. Thực trạng sử dụng TBVTV tại Việt
Nam
[1, 2, 6, 7, 8]
TBVTV được sản xuất và sử dụng khác nhau ở từng giai đoạn phát phát của
nền nông nghiệp cũng như sự phát triển về khoa học công nghệ và sựu hiểu biết của
người dân. Tại Việt Nam, thực trạng sử dụng TBVTV gắn liền với sự phát triển của
đất nước và điều kiện sản xuất nông nghiệp được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hoá học hầu như không có vị
trí
trong
sản xuất nông nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hoá bảo vệ

thực
vật của
Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá
BVTV
ở Việt
Nam. Năm 1961 Cục Bảo vệ thực vật được thành lập, là một

quan quản lý nhà
nước thuộc Bộ NN & PTNN. TBVTV được dùng
lần
đầu trong sản xuất nông
nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ đông
xuân
1956-1957), miền Nam
TBVTV được sử dụng từ năm 1962.
Giai đoạn từ 1957-1990, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và phân
phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng
TBVTV
dùng không
nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm với hơn 20 chủng
loại
chủ yếu là thuốc
trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Thời kỳ 1976-1980 mỗi
năm
cả nước sử dụng 16.000
tấn TBVTV. Thời kỳ 1986-1990 trung bình
mỗi
năm sử dụng 14.000 tấn
TBVTV, trong đó:
- 55 % là lân hữu cơ,

- 13 % là
clo
hữu cơ,
- 12 % là hợp chất carbamat
- 2 0 % còn lại là hợp chất
thuỷ ngân, asen.
Đa
phần là các hoá
chất tồn lưu lâu trong môi trường
hay có độ độc cao.
Biểu đồ 1.1. Thành phần các nhóm
hóa chất
Giai đoạn từ 1990 đến nay, cơ cấu tỉ lệ
các
loại TBVTV đã được thay đổi
đáng kể, Với nền kinh tế thị trường nguồn
hàng
phong phú, đa dạng chủng loại
nông dân có điều
kiện
lựa chọn HCBVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân.
Lượng
hóa
chất sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong
đó
phần
lớn là hoá chất trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh, nhóm phosphore hữu
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
18

Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________

chiếm khoảng 56 %, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor. Đó là những
loại
thuốc độc hại cho môi trường và con người.
Năm 1991:
- H

chất trừ sâu chiếm 83,3 %
- Hoá chất trừ nấm 9,5 %
- Hoá chất diệt cỏ 4,1
%
- Những loại khác 3,1 %
Đến năm 2008:
- Hoá chất trừ sâu
chiếm
37,9%
- Hoá chất trừ nấm 21,12 %
- Hoá chất diệt cỏ 13,77 %
- Hoá chất diệt
côn
trùng 23,46 %
- Những loại khác 3,75 %
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ các loại TBVTV
năm 1991
Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ các loại TBVTV
năm 2008
Qua
các

năm lượng TBVTV tiêu thụ tăng dần, kim ngạch nhập khẩu
TBVTV tăng mạnh. Theo
số
liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu
TBVTV và nguyên
liệu
năm 2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4 % so với cùng
kỳ năm 2006,
năm
2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8 % so với cùng kỳ năm
2007.
Nguồn
TBVTV được nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ: Trung
Quốc
(200.262.568 USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ (42.219.807
USD),
kế
tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD). Hiện nay số lượng

chủng loại TBVTV
sử dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực
.
Năm 2009 Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn cho phép 886 hoạt
chất
và 2537 thương phẩm được phép sử
dụng tại Việt Nam
.
Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả
nước đã phát hiện trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật

tồn lưu, gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo
vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nước tưới tiêu và Môi trường (Bộ
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
19
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
NN&PTNT), mỗi năm, cả nước sử dụng khoảng 200.000 - 250.000 tấn thuốc
BVTV, sản sinh ra khoảng 7.500 tấn vỏ bao nhưng hầu hết chưa được thu gom xử
lý mà xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm đồng ruộng, làm chết cua, cá. Con số
5000 người bị nhiễm độc thuốc BVTV chỉ trong năm 2009, trong đó 138 người tử
vong, đó là chưa kể số người bị mắc bệnh ung thư, bệnh lao phổi, bệnh về đường hô
hấp
Chương 2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1. KHẢO SÁT TẠI ĐÀ NẴNG
2.1.1. Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV
Tại Đà Nẵng nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát hiện trạng mua bán thuốc
bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất nông nghiệp trồng lúa như: Khu vực Hòa
Vang, Hòa Quý – Đà Nẵng. Khu vực chợ Túy Loan nơi tập trung buôn bán các sản
phẩm nông nghiệp, nơi giao thoa giữa các vùng sản xuất nông nghiệp khu vực Đà
Nẵng. Nhóm nghiên cứu đã tìm đến từng cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
dọc các tuyến đường lớn, nhỏ, khu vực chợ và xin danh mục thuốc mà cửa hàng
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
20
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
đang bán. Tên các loại thuốc được đánh dấu vào biểu mẫu khảo sát đã chuẩn bị từ

trước (xem phụ lục, mẫu 1).

Hình 2.1. Một số cửa hàng bán TBVTB (nguồn: tác giả)
Qua thời gian khảo sát trên địa bàn một số khu vực sản xuất nông nghiệp tại
Đà Nẵng. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát được 16 cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ
thực vật bao gồm các trung tâm bảo vệ thực vật, các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ.
Trong đó có cả một số hộ gia đình lấy thuốc về bán lại cho các hộ khác, nhóm
nghiên cứu biết được các hộ buôn bán nhỏ lẻ trên là nhờ việc hỏi thăm và sự chỉ dẫn
tận tình của người dân. Kết quả khảo sát tại khu vực Đà Nẵng được tổng hợp ở
bảng 2.1dưới đây.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV tại Đà Nẵng
No Tên thuốc
BVTV
Số cửa hàng
có bán loại
thuốc trên
STT Tên thuốc
BVTV
Số cửa hàng
có bán loại
thuốc trên
1 2 3 4 5 6
1 Armada 50EC
2
15 Basa 50EC
5
2 Danasu 40EC
4
16 Eagle 50EC
6

3 Dibaroten 5SL 0 17 Anvodo 3
4 Dylan 2EC
13
18 Motox 5EC
9
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
21
Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
5 Monster 40EC 19 Hopsan 75ND
5
6 Binhtac 20EC
0
20 Kasai 16,2 SC
6
7 Dibacide 50EC
3
21 ALOHA 25WP
4
8 Dantox 5EC
6
22 Kasumin 2L
10
9 Regent 800WG 14 23 Ofatox 400EC 4
10 Padan 95SP
12
24 Actana 25WG
4
11 Rambo 800WG

7
25 Angun 5WG
5
12 Difluent 40EC 1 26 Ammate 150SC 5
13 Rigell 800WG 2 27 Sunice 2
14 Aivan 6.4 SL 0
2.1.2. Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV
Nhóm nghiên cứu tiến hành đi tới tận các vùng nông thôn nơi có sản xuất
nông nghiệp lúa nước, tiếp cận với người dân vùng nông tìm hiểu về hiện trạng sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng khảo sát chủ yếu
là các phụ nữ trung niên. Đây là những đối tượng chủ yếu có mặt ở nhà và trực tiếp
chăm bón, phun thuốc trừ sâu cho đồng ruộng. Dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng
mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại các địa phương, kết hợp với tìm hiểu về các loại
thuốc có bán nhiều, công dụng của từng loại thuốc đó như thế nào. Trên cơ sở đó
nhóm nghiên cứu đã tập chung vào các nhóm thuốc được bán nhiều tại hầu hết của
hàng, ngoài việc thu thập thông tin nhóm còn sưu tập các hình ảnh bao bì các loại
thuốc để có thể giúp người dân nhớ chính xác tên các loại thuốc đã dùng và số lần
sử dụng cho một vụ cây trồng là bao nhiêu lần. Công việc khảo sát hiện trạng mua
bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện phối hợp với nhau để nâng cao
hiệu quả khảo sát, thu thập số liệu cũng như tiếp kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Qua quá trình khảo sát nhiều ngày nhóm nghiên cứu đã nhận được kết quả khả quan
và được ghi chép vào biểu mẫu khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật
(xem phụ lục, mẫu 02).
Qua thời khảo sát nhóm nghiên cứu đã đi về từng địa phương sản xuất nông
nghiệp, gặp từng người nông dân để lấy thông tin về hiện trạng sử dụng thuốc
BVTV. Nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin về các loại thuốc BVTV
được người dân sử dụng nhiều như: về tên thuốc, về tác dụng của thuốc dùng để
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
22

Đồ án Tổng hợp
_______________________________________________________________________________
phòng trừ các loại sâu bệnh nào, phun thuốc vào các thời điểm nào trong một vụ…
cũng như một số hình ảnh liên quan. Vì vậy, hầu hết mọi người đều nhiệt tình bớt
chút thời gian để giúp đỡ nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài. Kết quả khảo sát đã
được nhóm nghiên cứu tổng hợp lại sau mỗi khu vực khảo sát, được thể hiện chi tiết
tại bảng 2.2 dưới đây.

Hình 2.2. Hình ảnh một số bao bì TBVTV (nguồn: tác giả)
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại Đà Nẵng
No Tên thuốc BVTV
Số người
sử dụng
Số lần sử dụng
nhiều nhất /vụ
Ghi chú
1 2 3 4 5
1 Armada 50EC 2 1
2 Danasu 40EC 4 1
3 Dibaroten 5SL
4 Dylan 2EC 15 3
5 Monster 40EC 2
6 Binhtac 20EC
7 Dibacide 50EC
8 Dantox 5EC 5 1
9 Regent 800WG 17 4
10 Padan 95SP 11 3
11 Rambo 800WG
12 Difluent 40EC
13 Rigell 800WG

14 Aivan 6.4SL
_______________________________________________________________________________
SVTH: Trịnh Xuân Mạnh
23

×