I.KHÁI NiỆM
1.1. NGÔN NGỮ VÀ NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
•
NGÔN NGỮ
(language)
•
Là tiếng nói của một
dân tộc
•
Là công cụ giao tiếp
hàng ngày
•
Thuộc phong cách
sinh hoạt, gần với
khẩu ngữ
•
NGÔN TỪ NGHỆ
THUẬT (parole)
•
Cũng xuất phát từ NN
dân tộc, NN đời sống
hàng ngày.
•
Là chất liệu tạo nên
tác phẩm VH
•
Là công cụ của tư duy
•
Thuộc phong cách
nghệ thuật
Ngôn ngữ là gì?
1.2. LỜI NÓI VÀ LỜI VĂN:
LỜI NÓI
•
Giải quyết các nhiệm
vụ tức thời, một lần.
•
Phụ thuộc vào ngữ
cảnh mới có ý nghĩa
•
Thường không trọn
vẹn, đầy đủ
•
Có thể nói bằng
nhiều cách để diễn
đạt một ý
NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT
= LỜI VĂN
•
Lời nói cho nhiều lần,
cho muôn đời.
•
Tương đối độc lập, có
thể tách rời ngữ cảnh
tức thời, tham gia nhiều
ngữ cảnh khác
•
Luôn là hiện tượng trọn
vẹn, đầy đủ, có thể tự
thuyết minh ý nghĩa của
nó
•
Chỉ có 1 lời văn duy nhất
hợp với ý tình định nói.
Sự khác biệt?
1.3. NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ TOÀN DÂN :
Ngôn ngữ, trước hết là công cụ giao tiếp của nhân dân.
Nhờ ngôn ngữ ,hình tượng văn học có thể đến với nhân dân
một cách dễ dàng.
Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ của toàn dân đã được
nhà văn dày công sàng lọc, chọn lựa và nâng cao. Khi đã
trở thành ngôn ngữ văn học, nó lại tác động tích cực trở lại
ngôn ngữ toàn dân, làm cho ngôn ngữ toàn dân trở nên
phong phú hơn, đa dạng hơn.
Mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ toàn dân diễn ra liên tục, thúc đẩy nhau không
ngừng phát triển.
•
NGÔN NGỮ VĂN
HỌC
•
Do được chọn lọc,
gọt rũa, hấp thu được
những tinh hoa trong
vốn từ vựng và văn
phạm của ngôn ngữ
toàn dân, ngôn ngữ
văn học có điều kiện
trở thành ngôn ngữ
chuẩn mực của dân
tộc.
•
NGÔN NGỮ DÂN TỘC
•
Mặc khác khi ngôn
ngữ văn học dân tộc
đã hình thành sẽ qui
định tính chuẩn mực
trong lời văn tác
phẩm, nó có nhiệm vụ
giữ gìn sự trong sáng
của ngôn ngữ văn học
dân tộc qua tác phẩm.
Bằng sự tinh nhạy và khả năng sáng tạo của mình, nhà văn
sẽ góp phần nâng cao ngôn ngữ văn học dân tộc, đưa nó
đến chỗ ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong sáng tạo nghệ thuật, cùng với việc dùng
những từ cổ, nhà văn còn sáng tạo ra những từ mới.
Bên cạnh những từ phổ thông, nhà văn còn sử
dụng cả những từ địa phương, từ nghề nghiệp.
Bên cạnh việc chuyên tâm học tập khẩu ngữ sinh
động của nhân dân, nhà văn không quên khai thác
những mặt ưu trội của ngôn ngữ khoa học.
Nhà văn luôn phải biết vận dụng linh hoạt sáng
tạo từ mới, du nhập những yếu tố địa phương, tiếng
nước ngoài để làm phong phú cho nó.
Ngôn ngữ văn học có nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng
của ngôn ngữ dân tộc, chống lại mọi biểu hiện lai căng, lạm
dụng tiếng địa phương, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp, tiếng
dân tộc ít người… nó cũng không chấp nhận những sáng tạo
bí hiểm, vi phạm chuẩn mực tiếng nói của dân tộc.
Chính vì vậy, các nhà thơ, nhà văn phải nổ lực phấn
đấu trong suốt các chặng đường sáng tạo, tìm đến một thứ
ngôn ngữ thực sự hoàn thiện, có khả năng khơi gợi mạnh mẽ
trí tưởng tượng của độc giả.
II. LỜI VĂN NGHỆ THUẬT ( NGÔN NGỮ VĂN HỌC):
2.3. Các đặc điểm của lời văn (ngôn ngữ) trong tác phẩm văn
học:
a. Tính chính xác:
- Là kết quả của cả một quá trình rèn luyện và lao động
sáng tạo của nhà văn.
-Thường tạo nên sức thuyết phục lớn đối với người đọc.
-Phải biết chọn từ ngữ thích hợp nhất với đối tượng được
miêu tả, hoặc tạo ra ngữ cảnh thích hợp để từ ngữ bọc lộ đúng
nghĩa của nó.
Ví dụ: Cùng một hiện tượng chết, nhưng Bác viết: “
Chẳng may cụ Huỳnh sớm tạ thế trước khi cách mạng thành
công”;“Những chiến sĩ ấy đã hy sinh cực kỳ oanh liệt”; “Chúng ta
không sợ chết vì chúng ta dám sống”.
b. Tính hàm súc:
-Là khả năng của ngôn ngữ văn học có thể miêu tả mọi
hiện tượng cuộc sống một cách cô động, ít lời mà nói được
nhiều ý nghĩa, ý ở ngoài lời, nhằm đạt đến một hiệu quả nghệ
thuật tối đa.
-Phải biết lựa chọn, dồn nén nội dung vào một số lượng
từ ít ỏi, mà có sức biểu hiện thật lớn.
Ví dụ: Trong truyện Kiều, chỉ bằng một từ “ đắt” nhất, có
giá trị biểu hiện cao nhất, Nguyễn Du đã mô tả các nhân vật
phản diện như:thể hiện sự vô học của Mã Giám Sinh “ Ghế
trên ngồi tót sỗ sàng”; cái gian manh của Sở Khanh “ Rẽ song
đã thấy Sở Khanh lẻn vào”; cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn
Hiến “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”.
c. Tính biểu cảm:
- L khả năng của ngơn ngữ văn học cĩ thể biểu hiện
cảm xc, cĩ thể tc động đến tình cảm của người đọc, lm cho
người đọc cũng nảy sinh thi độ, tm trạng… trước đối tượng
được miu tả.
-Biểu hiện những cảm nhận độc đo của nh văn với tư
cch l một nghệ sĩ, từ đĩ khơi gợi những rung động thẩm mỹ ở
người đọc
Ví dụ: Khi Nguyễn Du viết: “ Đau đớn thay phận đn b”
thì người đọc cảm nhận được m vang của lời văn cĩ nỗi xĩt đau.
cảm nhận ấy ở thời no cũng đọc thấy thế cả
d. Tính hình tượng:
-Là sự kết hợp hữu cơ giữa tính chính xác, tính hàm
súc , tính tạo hình và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học.
- Sẽ định rõ lý do và cách thức sử dụng từ vựng, ngữ
pháp, âm thanh, nhịp điệu có khả năng tưởng tượng, và gợi lên
được các biểu tượng về sự vật, hiện tượng hoặc con người
được miêu tả trong tác phẩm văn học.
-Là kết quả của khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén,
vốn sống phong phú và trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện
của người nghệ sĩ.(
Dng từ týợng hình, týợng thanh, týợng
Dng từ týợng hình, týợng thanh, týợng
sắc
sắc
giu sức gợi tả.Dng phýng thức chuyển nghĩa ,cc biện php
giu sức gợi tả.Dng phýng thức chuyển nghĩa ,cc biện php
tu từ từ vựng, tu từ c php: lối nĩi ví von, ẩn dụ, khoa trýng, týợng
tu từ từ vựng, tu từ c php: lối nĩi ví von, ẩn dụ, khoa trýng, týợng
trýng
trýng
…)
…)
e. Tính nhiều nghĩa:
-Là đặc điểm phổ biến của ngôn ngữ. Bên cạnh nghĩa
chính, từ còn có nghĩa phụ, cùng với nghĩa đen, từ còn được
dùng theo nghĩa bóng.
-Đưa lại cho nghệ thuật những tầng lớp nghĩa khác
nhau, hoà quyện vào nhau. Đây là một trong những nguyên
nhân quan trọng đã tạo ra sức sống, đem lại chiều sâu và giá trị
nghệ thuật của ngôn ngữ văn học.
Ví dụ: Chí Phèo nói với Bá Kiến: “ Ai cho tao lương
thiện?” thì cũng bao hàm trong đó nhiều ý nghĩa. Đấy không chỉ
là câu hỏi Chí Phèo hỏi với Bá Kiến mà còn là câu hỏi nhức
nhối với xã hội bấy giờ. Trong đó người đọc cảm nhận được cả
nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo, cả nỗi đau của Nam Cao về
những kiếp người không được làm người.
f. Tính tổ chức cao:
Những biểu hiện của tính TỔ CHỨC trong tc phẩm văn
Những biểu hiện của tính TỔ CHỨC trong tc phẩm văn
học:
học:
Cch sắp xếp vần, nhịp, nim, đối chặt chẽ (trong th)
Cch sắp xếp vần, nhịp, nim, đối chặt chẽ (trong th)
Cch chọn lựa hình ảnh, kết cấu, bố cục
Cch chọn lựa hình ảnh, kết cấu, bố cục
Ngơn ngữ mang tính đa nghĩa, gợi mở.
Ngơn ngữ mang tính đa nghĩa, gợi mở.
Ví dụ: Trong bài “ Từ ấy” của Tố Hữu.
Những từ như “ mặt trời chân lý”, “ rất đậm hương”, “ rộn
tiếng chim” có sức gợi tả về niềm vui vô tận của người thanh
niên khi được giác ngộ Cách mạng,mkhi đã đứng trong hàng
ngũ của người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập tự do của dân
tộc.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
CỦA LỜI VĂN NGHỆ THUẬT:
2.1. Phương tiện:
-Bao gồm các phương tiện biểu đạt (thuộc các bình
diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương thức tu từ.
-Vận dụng các hình thức ngôn từ vốn có trong kho tàng
tiếng nói của dân tộc với vô vàn sắc thái nội dung của nó( từ
cổ,tiếng địa phương, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp…).
Vì thế muốn hiểu được lời văn nghệ thuật, cần phải
nắm vững về các phương tiện và cách thức tạo nên nó, phải
xem các phương tiện đó đã được tổ chức như thế nào trong
việc tạo lời văn nghệ thuật.
a).Về mặt ngữ âm:
Phương tiện ngữ âm của văn học bao gồm âm , thanh
và vần, điệu. Ngữ âm có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên
vẻ đẹp của thơ ca.
Ví dụ:
Bài thơ ‘ Viếng bạn” của Hoàng Lộc
“ Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ.
Hôm nay đã chặt cành,
Đắp cho người dưới mộ.”
-Người đọc đoạn thơ trên sẽ có cảm giác nặng nề, nghẹn
ngào phần nào tạo nên được là bởi dùng âm “ ô” là một âm
khép, kết hợp với thanh nặng (.) ở cuối dòng, khiến cho câu
thơ thêm nghẹn lại, trĩu xuống, diễn tả được trạng thái đau
xót.
b).Về mặt từ vựng:
Bao gồm từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ tục, từ thanh, từ
cổ, từ mới, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp, tiếng địa phương,
tiếng nước ngoài… là các phương tiện tạo hình và biểu lộ vô
cùng quan trọng đối với lời văn trong tác phẩm văn học.
Ví dụ: Muốn thể hiện một loại người nào đó, nhà văn
phải am tường vốn biệt ngữ họ thường sử dụng.
Trong truyện Kiều, những giai nhân tài tử như Thuý Kiều, Kim
Trọng thì phải sử dụng những từ Hán – Việt trang nhã như “
mai cốt cách, tuyết tinh thần”, nhưng để khắc hoạ bọn hạ
đẳng, tiểu nhân thì tác giả lại sử dụng những từ kiểu “ vành
ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề” dành cho bọn Tú Bà,
Mã Giám Sinh.
c) Chuyển nghĩa:
Việc chuyển nghĩa của từ có vai trò rất lớn trong việc
tạo nên khả năng biểu hiện “ ý tại ngôn ngoại”của lời văn
nghệ thuật.
Các phương tiện chuyển nghĩa đó là hoán dụ, ẩn dụ,
nhân hoá,ví von, mĩa mai, tượng trưng, phân hoá, phúng dụ (
ngụ ý), phóng đại, nói giảm,biểu trưng, chơi chữ, so sánh …
d)Các phương tiện cú pháp:
Bao gồm phép đảo câu, phép lặp, phép sóng đôi, phép
đối, câu đồng nghĩa, câu rút gọn, câu nghi vấn, câu cảm
thán… đều có khả năng làm phong phú tính nghệ thuật của
lời văn.
2.2.Phương thức:
a)Tổ chức lời văn nghệ thuật thành các dạng văn:
văn xuôi, văn vần, văn đối thoại:
-Văn xuôi: là loại văn dùng nhiều nhất trong các tác
phẩm truyện như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn…
-Văn vần: Văn vần thường chia dòng, giữa các dòng
được nối kết bởi một vần hay nhiều vần. Tuy nhiên, kịch hoặc
truyện nhiều khi cũng được viết bằng văn vần gọi là truyện thơ,
kịch thơ.
-Văn đối thoại: Dùng trong kịch bản văn học. Ơ đó lời
văn chủ yếu được tạo nên bởi các câu thoại giữa các nhân vật.
Ngoài các dạng trên còn có loại văn biền ngẫu dùng
trong nhiều thể văn cổ như: phú, văn tế, hịch, cáo v.v… ở loại
văn này câu văn thường được tổ chức thành các vế sóng đôi
đối nhau từng cặp.
b).Tổ chức lời văn nghệ thuật thành các dạng văn trần
thuật, miêu tả:
Lời văn tác phẩm văn học có chức năng tái hiện đời
sống, thể hiện sự lý giải,đánh giá, cảm hứng đối với nó. Do
đó , nó thường phải làm cho đối tượng ngày một cụ thể hơn,
rõ nét,lớn lên, bắt rễ vào tâm tư người đọc.
Ví dụ: Mở đầu truyện “ Chí Phèo”, Nam Cao vừa tô
đậm tiếng chửi của Chí, vừa cụ thể hoá nó. Đó là tiếng chửi
thường xuyên, đầy uất hận, nhưng vu vơ.
Tác giả vừa tả tiếng chửi, lại vừa lái tiếng chửi vào chủ
đề. Tiếng chửi Chí Phèo thật vô lý nhưng không vô nghĩa,
tác giả dẫn dắt người đọc vào trung tâm của chủ đề: Chí
Phèo sẽ là truyện về cái môi trường xã hội đã đẻ ra hiện
tượng Chí Phèo.
Lời văn nghệ thuật luôn luôn biểu hiện là lời của ai đó.
( của tác giả, của nhân vật). Mỗi nhà văn, qua điểm nhìn được
cá thể hoá, tạo nên “ bút lực” của mình, cuốn hút ngươi đọc
tham gia vào câu chuyện.
Ví dụ: Truyện Chí Phèo, mở đầu tác giả trần thuật “ hắn
vừa đi vừa chửi…” nhưng liền sau đó điểm nhìn đã được trao
cho nhân vật: “ A, thế có phí rượu không?” rồi lại lời của tác
giả. Sự đan xen này tạo cho người đọc như vừa đứng ngòai
quan sát sự việc, lại như xen vào bình luận tham gia câu
chuyện.
Lời văn nghệ thuật thuộc phương diện hình thức của
tác phẩm nên nó gắn bó và phục tùng nội dung của tác phẩm.
Các phương tiện, phương thức nói trên chỉ thực sự trở thành
lời văn nghệ thuật khi nó gắn liền với một nội dung cụ thể của
tác phẩm biểu hiện đắc lực cho nó.
Tóm lại, để hiểu lời văn nghệ thuật như là hình thức
của tác phẩm chẳng những phải hiểu các phương tiện ngôn từ
được tác giả sử dụng, nhận ra chính xác hình thức và nội
dung của chúng mà còn phải lý giải sự tổ chức của chúng phù
hợp với nguyên tắc tư tưởng thẩm mỹ của tác giả.
Chỉ có như vậy mới xâm nhập được vào cái hồn thâm
thuý của văn chương, thưởng thức cái hay, cái đẹp của nó.
IV.LỜI VĂN / NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG CÁC
THỂ LOẠI VĂN HỌC:
4.1 Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch:
Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch là ngôn ngữ các nhân vật
được tổ chức thông qua hệ thống đối thoại và độc thoại. Đây
là phương tiện duy nhất để xây dựng và bộc lộ tính cách của
nhân vật.
Trong kịch không có ngôn ngữ tác giả, và thái độ tác giả
được biểu hiện ngầm sau hệ thống đối thoại của ngôn ngữ
nhân vật.
Ngôn ngữ kịch gần gũi với tiếng nói thông thường của
nhân dân. Vì ngôn ngữ trong tác phẩm kịch là ngôn ngữ trực
tiếp từ cửa miệng nhân vật nói ra nên có tác động cảm xúc
mạnh mẽ như sự tái hiện trực tiếp tiếng nói sinh động trong đời
sống gắn liền với hành động của nhân vật.
Thời gian ngắn ngủi trên sân khấu và đặc điểm của
ngôn ngữ đối thoại không cho phép nhân vật kịch nói nhiều.
Vì vậy mà ngôn ngữ nhân vật kịch phải gồm những từ chính
xác nhất, có tính đặc thù điển hình rõ rệt, có sức biểu hiện tối
đa.
Tính cách nhân vật kịch và chủ đề tư tưởng của tác
phẩm kịch bộc lộ thông qua sự tác động qua lại liên tục của
ngôn ngữ các nhân vật, qua hệ thống đối thoại chung, qua
toàn bộ quá trình phát triển của hành động kịch.
Sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ của các nhân vật
sẽ làm rõ tính cách của từng nhân vật và làm nổi bật tư tưởng
chủ yếu của tác phẩm.
4.2 Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự ( văn xuôi):
Ngôn ngữ của tác phẩm tự sự là ngôn ngữ đa dạng, bao
gồm 2 bộ phận:
-Ngôn ngữ nhân vật: Rất phong phú và đa dạng với
nhiều tính cách vì mỗi nhân vật có tiếng nói riêng, phong cách
ngôn ngữ riêng. Nóthường thể hiện qua lời nói trực tiếp ( bằng
đối thoại hoặc độc thoại) nhằm tỏ rõ thái độ của mình đối với
các sự việc, hiện tượng hoặc với các nhân vật khác trong
những hoàn cảnh nhất định.
-Ngôn ngữ người kể chuyện :Đóng vai trò tổ chức và
chỉ đạo. Nó có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn
ngữ toàn tác phẩm (bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, khắc
hoạ đặc điểm của tính cách, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt
truyện, thực hiện nhiệm vụ kết cấu tác phẩm. )
Ngôn ngữ người kể chuyện còn có khả năng khơi gợi
trực tiếp ở người đọc một cảm nhận nhất định đối với những
con người và sự kiện được miêu tả, hướng người đọc về một
cách đánh gía nhất định đối với những hiện tượng đời sống
trong tác phẩm theo quan niệm thẩm mỹ của tác giả.
Ngôn ngữ người kể chuyện có khi còn được chuyển
vào ngôn ngữ của nhân vật dưới hình thức kín đáo.
Việc tìm hiểu ngôn ngữ người kể chuyện không chỉ giới
hạn trong yêu cầu phân tích mối liên hệ giữa nó với ngôn ngữ
các nhân vật, mà còn phải khảo sát mối liên hệ của nó với các
yếu tố khác của tác phẩm như: chủ đề, tư tưởng, cốt truyện,
kết cấu…