Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng Ngôn ngữ - Văn hóa Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.79 KB, 4 trang )

NGÔN NGỮ - VĂN HỌC


NGÔN NGỮ
Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một
nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các
dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao
tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho
giao lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ðức,...



VĂN HỌC


Nền tảng văn hoá truyền thống của Việt Nam là văn hoá dân gian. Ðó là kho tàng văn hoá giàu có phong
phú với những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, hò vè..., là những làn điệu dân ca, các hình
thức sân khấu dân gian phong phú. Nền văn hóa dân gian ấy đã phát triển dưới dạng truyền miệng trước khi
có chữ viết ở Việt Nam.

Song song với dòng văn học truyền miệng, nền văn học bác học bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với các tác
phẩm viết bằng chữ Hán (thế kỷ thứ X). Trong suốt một thời gian dài, các nền văn hoá phương Bắc, văn hoá
ấn Ðộ thông qua đạo Phật, đạo Nho đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học và chữ viết của Việt Nam. Tuy
nhiên bản sắc của văn hoá Việt Nam vẫn được bảo vệ và phát triển với việc xuất hiện văn học chữ Nôm (cải
biên của chữ Hán theo âm tiếng Việt) vào thế kỷ XIII.

Ðặc biệt vào thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã sử dụng chữ cái La Tinh để phiên âm tiếng Việt và nhờ vậy đã
ra đời chữ Quốc ngữ. Sau hai thế kỷ, chữ Quốc ngữ đã ngày càng phổ biến và trở thành chữ viết chính thức của Việt
Nam. Từ cuối thế kỷ XIX, dòng văn học bằng chữ quốc ngữ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ (văn xuôi, văn vần,
truyện, thơ,...). Sau Cách mạng tháng Tám, nền văn học hiện đại Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới mang
tính dân tộc và tính hiện đại sâu sắc. Việt Nam đã giới thiệu nhiều thành tựu văn học của mình, từ văn học cổ điển


đến văn học hiện đại ra nước ngoài và nhiều tác phẩm, tác giả Việt Nam đã được thế giới biết đến.


TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG


Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội
loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục
truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.

Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa
lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo
màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ
ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín
đáo.

Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống
của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu
cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày
vui... thì mới có dịp để "thể hiện mình".
Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi
những hàng may sẵn, vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống hiện tại cho bản thân và gia
đình họ.



Áo dài

Trải qua năm tháng, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày càng được thay đổi và hoàn thiện hơn. Ðó là chiếc
áo dài có thân áo tương đối bó sát thân người, làm cho thân thể phụ nữ hiện lên được đường cong mềm mại, phù

hợp với vóc người nhỏ nhắn của phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, thướt tha bay trong
gió, quấn quýt từng bước đi. Thân áo xẻ hơi cao, hơn cả quần để lộ một chút phần mình phía trên. Tay áo nới
rộng vừa phải, có thể hơi loe, tay chỉ dài đến 3/4 cánh tay, nếu muốn tạo dáng khoẻ, trẻ trung.Gần đây, các mốt
thời trang của nước ngoài được du nhập vào Việt Nam, nhưng bộ trang phục áo dài truyền thống vẫn được phụ
nữ Việt Nam ưa chuộng.

Nón Bài Thơ

Cùng với áo dài, phụ nữ Việt Nam còn có chiếc nón bài thơ duyên dáng. Chiếc nón bài thơ ngày nay cũng là kết quả
của nhiều lần sàng lọc, qua thực tế sử dụng che mưa, nắng. Ðể làm ra những chiếc nón đẹp, người thợ làm nón phải
chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng để lợp nón. Bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con
đò, bến nước quê hương và vần thơ quen thuộc.



Trang phục của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, và mỗi trang phục lại mang những nét độc
đáo và đặc trưng riêng cho từng vùng, từng miền, chẳng hạn ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên những
nếp nhà sàn thường mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Ở vùng
núi, cao nguyên phụ nữ thường mặc váy, nam giới đóng khố...Song nhìn chung trang phục của các dân tộc được
trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên
nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo dốc.
Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các thiếu nữ dân tộc tạo ra thì những bộ
đồ trang sức như các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được trong trang
phục của người dân tộc.

×