Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm).
Câu 1: (3 điểm)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế
nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?
Câu 2: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta.
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng
số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 20667 16394 3701 572
1995 85508 66794 16168 2546
2000 129141 101044 24960 3137
2004 172495 131552 37344 3599
2005 183343 134755 45226 3362
1. Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta trong
từng năm.
2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo
ngành của nước ta trong từng năm.
3. Nhận xét về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân
theo ngành của nước ta.
II. PHẦN RIÊNG: (3 điểm).
Lưu ý là thí sinh chỉ được chọn một trong số hai câu hỏi để làm bài, không được
làm cả hai câu.
Câu 1: Hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng
phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng duyên hải nam trung bộ.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang Nông nghiệp), Nêu tên các vùng
có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử
dụng thuộc loại trên 40%, từ 15% đến 40%. Cho biết các cây công nghiệp hàng
năm (mía, lạc, thuốc lá, bông) phân bố chủ yếu ở đâu?
ĐÁP ÁN MÔN THI: ĐỊA LÍ – LỚP 12. (Chuẩn)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm).
Câu 1: (3 điểm)
a. Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực nhưng còn chậm.
- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất (49,5%). Năm 2005, khu vực III
chiếm tỉ trọng cao nhất (45%).
b. Định hướng:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng
khu vực II và III, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và
môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
+ Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
và thủy sản. Trong ngành trồng trọt, thì giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng
cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa
vào thế mạnh về tài nguyên và lao động: công nghiệp chế biến lương thực – thực
phẩm, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử,…
+ Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục –
đào tạo,…
Câu 2: (4 điểm)
1. Tính cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
(Đơn vị: %)
Năm Tổng
số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 100 79,3 17,9 2,8
1995 100 78,1 18,9 3,0
2000 100 78,2 19,3 2,5
2004 100 76,3 21,6 2,1
2005 100 73,5 24,5 2,0
2.Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành
của nước ta trong từng năm.
Yêu câu: vẽ đúng chính xác, đầy đủ các số liệu, chú giải, tên biểu đồ.
3. Nhận xét:
- Về cơ cấu: Ngành trồng trọt luôn giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp
(chiếm từ 73,5% đến 79,3% giá trị sản xuất nông nghiệp)
- Sự chuyển dịch cơ cấu: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta đang
chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm 5,8%, từ 79,3% năm 1990 xuống còn 73,5%
năm 2005.
+ Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng 6,6%, từ 17,9% năm 1990 lên 25,5% năm
2005.
+ Tỉ trọng của dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ: 0,8%.
- Sự chuyển dịch cơ cấu trên là tích cực nhưng còn chậm.
II. PHẦN RIÊNG: (3 điểm).
Câu 1:
a. Các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp của vùng:
- Có nhiều loại khoáng sản: vật liệu xây dựng, cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa,
vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), than ở Nông Sơn, dầu khí đã được khai thác trên
thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.
- Tiềm năng thủy điện có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung
bình và nhỏ.
- Nguồn nguyên liệu từ lâm sản, thủy sản phong phú là cơ sở cho ngành công
nghiệp chế biến trong vùng phát triển.
b. Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến
là Dung Quất (Quảng Ngãi), Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết ® công nghiệp
chủ yếu là cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, vật
liệu xây dựng, hóa dầu.
- Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào đầu tư hình thành các khu công nghiệp
tập trung và khu chế xuất.
* Hạn chế: cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù
đang được giải quyết như: sử dụng điện từ đường dây 500 KV, xây dựng một số
nhà máy thủy điện quy mô trung bình: thủy điện sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn
(Bình Định), Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
- Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền trung, nhất là Khu kinh tế mở
Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của
vùng ngày càng phát triển.
Câu 2:
a. Tên vùng:
- Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp trên 40% là: Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ.
- Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 15% đến 40% là: một số
tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, phần lớn các tỉnh ở Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn ở Tây Ninh (Đông Nam Bộ), Bến Tre (Đồng
bằng sông Cửu Long)
b. Sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm:
- Mía: Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long,
Đông Nam bộ.
- Lạc: Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
- Thuốc lá: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên.
- Bông: Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bsộ, Duyên hải
Nam Trung Bộ.