Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

DỰ ÁN SẢN XUÁT VÀ KINH DOANH MÂY TRE ĐAN TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ CƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.41 KB, 29 trang )

Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
LỜI NÓI ĐẦU
“Phi thương bất phú”. Câu nói trên đã được thời gian kiểm định và cho
tới nay chúng ta khó có thể phản bác được sự đúng đắn của câu nói này. Giống
như bao bạn sinh viên khác trong khoa quản lý, ước mơ được làm chủ cuộc
sống, làm chủ trong vấn đề tài chính và nhiều vấn đề khác đã thúc đẩy em thực
hiện bản luận về đề tài Khởi sự kinh doanh.
Xuất phát từ lòng đam mê kinh doanh, mong muốn làm giàu và tự chủ
cuộc sống cũng như thời gian làm việc. Thêm vào đó là sự may mắn được sinh
ra trong một gia đình kinh doanh , được học tập rèn luyện tại một ngôi trường
đậm chất kinh doanh - trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ Hà nội. Đó là một
trong những lý do thôi thúc em làm một cái gì đó của riêng mình sau khi tốt
nghiệp.
Trong thời gian học tập rèn luyện tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ
Hà Nội, nhất là năm cuối tại trường, em đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm và
tương lai của bản thân. Em đã quyết định chọn đề tài Khởi Sự Kinh Doanh là đề
tài cho bản luận tốt nghiệp với mong muốn sẽ biến nó thành một dự án khả thi
và có thể triển khai trong một thời gian gần.
Qua bản luận này em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong trường đã
truyền đạt cho em những hành trang để em bước vào cuộc sống. Em cũng xin
được cảm ơn thầy giáo GS.TSKH Vũ Huy Từ đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành bản luận văn này.
Lê Văn Quyết - 1 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN KINH DOANH VÀ
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I. TỔNG QUAN VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH
1. Khởi nguồn ý tưởng
Suy nghĩ đầu tiên của em khi viết những dòng này đó là sự thất vọng về
những quán đồ ăn vặt hiện nay tại quê hương. Thực tại hình như các ông chủ, bà


chủ chỉ mong muốn làm sao để có được thật nhiều lợi nhuận mà quên đi cái cảm
giác của người sử dụng những sản phẩm do họ tạo ra. Họ không biết cách để giữ
chân những khách hàng của mình,… Có thể đó là lý do mà nhiều Cửa hàng đồ
ăn vặt đã mọc lên rồi dần bị lãng quên .
Qua quá trình tìm hiểu của bản thân và bạn bè em thấy đây là một cơ hội để
có thể nắm bắt. Khi mà một thành phố có gần hơn 20 trường cấp ba và cao đẳng
đại học, với gần 15.000 học sinh- sinh viên. Trong khi số lượng các quán phục
vụ có chất lượng tốt ( bao gồm chất lượng đồ ăn và phong cách phục vụ, giá
cả ) lại rất hiếm.
Chính những điều này đã thôi thúc bản thân em tạo ra một điểm đến cho
các bạn học sinh- sinh viên. Nơi các bạn có thể tụ tập sau những giờ học căng
thẳng.
Lê Văn Quyết - 2 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
2. Lý do lựa chọn ý tưởng
2.1. Lý do khách quan
Thành phố Nam Định có gần 15.000 học sinh- sinh viên .Là nhóm khách
hàng có nhu cầu “ăn vặt” cao. Hơn nữa, họ là giới trẻ với sự năng động, có sở
thích tụ họp ăn uống nói chuyện , thích những thứ mới lạ
Thị trường ăn uống nói chung tại Nam định còn nhiều hạn chế, tập trung
chủ yếu là các quán cóc vỉa hè hoặc hàng rong. Có rất ít Cửa hàng tạo được sự
hài lòng đối với khách hàng (hài lòng về đồ ăn, hài lòng về giá cả hoặc về cung
các phục vụ, về địa điểm )
Ngoài ra nhóm đối tượng học sinh- sinh viên có thu nhập thấp hoặc đang
phụ thuộc vào gia đình mà đồ “ăn vặt “ có chi phí nhỏ nên giá cả thấp . Đó cũng
là lợi thế của loại hình dịch vụ này.
2.2. Lý do chủ quan
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình kinh doanh, thêm vào đó lại được đào
tạo tại một môi trường Kinh doanh. Những điều kiện đó sẽ giúp em tự tin hơn
khi bắt đầu công việc kinh doanh của bản thân.

Như em đã trình bày tại phần khởi nguồn, vì những bức xúc của bản thân
về thái độ của những Cửa hàng kinh doanh hiện có trên thành phố. Chính vì thế
mà em mong muốn tạo dựng một Cửa hàng mà không khách hàng nào có thể
phàn nàn.
Thêm một nguyên nhân nữa đó là mong muốn được tự chủ trong cuộc
sống, tự chủ về thời gian làm việc, tự chủ về tiền bạc. Đó là một số những lý do
xuất phát từ bản thân khi em chọn dự án này, và chọn đây làm đề tài cho bài
luận cuối cùng của em khi còn là sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội.
Lê Văn Quyết - 3 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
3. Nét độc đáo của ý tưởng
Khi học Marketing, thầy giáo có nói rằng một sản phẩm độc đáo chưa chắc
đã phải là một sản phẩm mới, một sản phẩm mới chưa chắc nó đã thực sự mới.
Có thể nó là sản phẩm phổ biến ở nơi này nhưng lại là sản phẩm mới ở nơi nó
chưa từng xuất hiện, có thể nó là sản phẩm cũ nhưng người ta thay đổi cách thể
hiện nó, tạo cho nó một dáng vẻ mới thì nó sẽ thành sản phẩm mới. Em nghĩ
rằng mình đủ tự tin để có thể tạo ra một sản phẩm mới từ một sản phẩm cũ đã
quen thuộc dựa trên việc cải tiến nó, thay đổi nó. Mà cụ thể ở đây chính là thay
đổi cung cách phục vụ của nhân viên trong Cửa hàng, thay đổi thái độ với khách
hàng. Dù khách hàng có là ai thì họ sẽ là thượng đế của Cửa hàng, họ sẽ hoàn
toàn hài lòng về đội ngũ nhân viên phục vụ cũng như chất lượng các món ăn
trong Cửa hàng.
Thêm vào đó em sẽ tạo ra một không gian ấn tượng để khi đến đây các bạn
trẻ có cảm giác thoải mái nhất, đáng nhớ nhất và lần sau muốn đến nữa.
Nét độc đáo còn thể hiện qua các chương trình khuyến mãi, những món quà
nhỏ vào các dịp lễ tết, một vài trò chơi nhỏ diễn ra định kỳ ngay tại quán…
4. Giá trị của ý tưởng
Trước hết ý tưởng đem đến cho thực khách sự phục vụ hoàn hảo nhất, tạo
ra một địa điểm mà các bạn học sinh – sinh viên sẽ nghĩ đến đầu tiên khi muốn

vui chơi tụ tập.
Thứ hai, việc tạo ra lợi nhuận nhằm thỏa mãn tham vọng muốn làm chủ và
tạo công ăn việc làm cho các bạn sinh viên muốn làm thêm ngoài giờ .
Lê Văn Quyết - 4 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
II. MÔ TẢ CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Mô tả về sản phẩm dịch vụ
Kinh doanh đồ ăn, đồ ăn đã được sơ chế hoặc chế biến sẵn.
Các món ăn phù hợp sở thích của khách hàng mục tiêu, đáp ứng phần lớn
nhu cầu ăn vặt của họ.
2. Mô tả về khách hàng
Khách hàng là học sinh cấp 3 và sinh viên
Tại sao em lại hướng vào lứa tuổi này :
- Về các bạn học sinh cấp 3 đây là lứa tuổi ham chơi thich tụ tập ăn uống
đặc biệt là các bạn nữ. Hơn nữa đánh vào tâm lý của lứa tuổi này đó là không
phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc, khoản tiền gia đình chu cấp hàng ngày hoặc
hàng tuần phần lớn dùng cho nhu cầu ăn uống và giải trí. Khoản tiền này có thể
là nhỏ ( 5.000 -10.000) nhưng nếu tập hợp một nhóm bạn lại với nhau sẽ không
còn nhỏ nữa. Em đánh giá đây sẽ là nhóm khách hàng tạo ra 70% doanh thu cho
Cửa hàng và là khách hàng mục tiêu cần tập trung vào.
- Về các bạn sinh viên, đây là độ tuổi đã có trách nhiệm hơn với khoản tiền
gia đình chu cấp, chính vì thế không thể nào tiêu mà không có sự tính toán. Em
chia nhóm khách hàng là sinh viên này làm 2 nhóm nhỏ:
Những sinh viên có gia đình trong thành phố Nam Định: Đây là đối tượng
gần giống với nhóm học sinh cấp 3 vì họ không phải nghĩ về chuyện nhà trọ hay
ăn uống hàng ngày. Nhưng nhu cầu về giải trí ở nhóm này nhiều hơn, đa dạng
hơn so với nhóm học sinh cấp 3, vì thế em xếp đây là nhóm tạo ra 20% doanh
thu cho Cửa hàng.
Những sinh viên ngoại tỉnh : Đây là nhóm khách có nhu cầu về giải trí
nhưng vì bị tri phối bởi vấn đề tài chính nên khó có thể chi tiêu hết mình. Em

xếp họ vào cùng nhóm với khách vãng lai. Tạo ra 10% doanh thu cho Cửa hàng.
Lê Văn Quyết - 5 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
3. Mô tả về hình thức kinh doanh
Kinh doanh theo hình thức Cửa hàng, hộ gia đình.
4. Mô tả về địa điểm kinh doanh
Thuê Cửa hàng 2 tầng diện tích kinh doanh 35m
2
tại mặt đường Hùng
Vương. Đây là địa điểm đẹp, phía trước nhìn ra hồ Vị Hoàng, gần 3 trường cấp
3 lớn của Thành phố Nam Định.
Ngoài ra khu vực này còn có tiềm năng phát triển mạnh do đây là trục
đường chính ở trung tâm thành phố, là tuyến đường đi học của nhiều bạn học
sinh- sinh viên. Chính vì thế đây có thể dễ dàng thu hút được sự chú ý.
III. NGHIÊN CỨU,PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
1. Nghiên cứu khách hàng
Để hiểu được nhu cầu, thị hiếu, phản ứng, và mức giá hợp lí về sản phẩm
sắp tung ra thị trường từ khách hàng, em đã nghiên cứu, lập ra bảng câu hỏi gồm
9 câu dưới đây
Bảng 1 : Tình hình điều tra về Khách hàng
Lê Văn Quyết - 6 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
STT Câu hỏi Ý kiến của khách hàng
1 Bạn đã từng đi ăn vặt chưa ?
 Đã từng đi ăn :100 %
 Chưa bao giờ : 0 %
2
Bạn thường đi ăn vặt mấy lần
một tuần ?
 Rất ít, hầu như không : 40 %

 1 lần / tuần : 30 %
 2-3 lần / tuần : 25 %
 Hơn 3 lần / tuần : 05 %
3
Bạn thường đi ăn với bao
nhiêu người
 Đi một mình : 02 %
 Đi 2-3 người : 20 %
 Đi 4-5 người : 30 %
 Đi hơn 5 người : 48 %
4
Bạn ( nhóm bạn ) thường bỏ
ra bao nhiêu tiền cho mỗi lần ăn
vặt
 Ít hơn 15.000 VND : 12 %
 Từ 15.000 - 30.000 : 35 %
 Từ 30.000 - 40.000 : 45 %
 Nhiều hơn 40.000 : 08 %
5
Bạn hay đi ăn vặt vào thời
gian nào?
 Sau giờ học sáng (10-12h) : 04 %
 5h – 7h tối : 55 %
 Sau 7h tối : 36 %
 Khác : 05 %
6
Suy nghĩ của bạn về các Cửa
hàng đồ ăn vặt bạn đã từng đến
(đánh giá theo thang điểm 10)
 Từ 8-10 điểm : 15 %

 Từ 5-7 điểm : 65 %
 Dưới 5 điểm : 20 %
7
Nếu biết thông tin có 1 Cửa
hàng mới khai trương vào tuần tới
bạn sẽ ?
 Rủ bạn bè đến thử : 80 %
 Không quan tâm : 20 %
8
Bạn có sẵn sàng thay đổi quán
ăn quen để đến với quán ăn mới
tốt hơn không ?
 Chắc chắn rồi : 70 %
 Quán quen vẫn tốt hơn : 25 %
 Không quan trọng,
tiện đâu thì vào đó : 05 %
9
Theo bạn Cửa hàng như thế
nào thì vừa lòng bạn nhất?
………….
Sau khi khảo sát và phân tích kết quả thu được, em rút ra mấy kết luận
chung như sau :
Lê Văn Quyết - 7 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
 Phần lớn khách hàng là nữ, thường đi ăn vặt nhiều hơn 2 lần mỗi tuần.
Đi cùng nhóm 2-5 người và thường chi trả 20.000-40.000 cho việc ăn uống này.
 Thời gian chủ yếu các bạn hay đi ăn đó là buổi chiều và đặc biệt là
khoảng thời gian 5-7h tối. Đây là khoảng thời gian kết thúc buổi học chiều (5h),
một số nữa hay đi vào sau 7h tối thường là các bạn sinh viên.
 Theo ý kiến của đa phần khách hàng thì các quán ăn họ đã đi ăn chưa

thực sự tốt, họ mong muốn có một quán ăn có địa điểm đẹp, không gian thoải
mái, đồ ăn ngon, giá cả phù hợp, chủ quán và nhân viên tôn trọng họ. Họ luôn
luôn tìm kiếm những quán ăn mới, và sẵn sàng thay đổi thói quen để đến với các
quán ăn phù hợp hơn.
 Qua phần câu hỏi đánh giá này em có thể dự báo được một số thông tin
sau:
• Thời gian quán đông khách : 17-19h và buổi tối
• Thời gian vắng khách : Buổi sáng
• Không gian mỗi bàn phải đủ để 4-5 người ngồi thoải mái
• Mức giá cả hợp lý : 13.000-20.000 vnd / người
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn nếu như em không tạo được ấn
tượng cho khách hàng ngay từ lần đầu tiên, và giữ chân được họ khi họ đã
đến quán.
Lê Văn Quyết - 8 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
2. Đánh giá môi trường ngành
Theo Micheal Porter , môi trường ngành gồm 5 yếu tố cạnh tranh :
MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CANH TRANH CỦA MICHEAL PORTER
Đối với mô hình kinh doanh đồ ăn vặt, 5 lực lượng cạnh tranh ngành được
thể hiện như sau:
2.1 Sự cạnh tranh giữa các hãng trong ngành
Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành
các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của
nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên,
vừa là một thực thể xã hội .
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu cơ bản, hay sống còn của con
người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở Như vậy, ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con
người để duy trì sự sống. Tuy nhiên, nhu cầu càng lớn, càng dễ nhận biết thì
càng có nhiều nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu và tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa,
đồ ăn vặt là thói quen đã thành truyền thống của rất nhiều người Việt Nam, đặc

biệt là thế hệ trẻ. Chính vì vậy, lĩnh vực này có sự cạnh tranh rất gay gắt. Các
Lê Văn Quyết - 9 - Lớp0942EL.D2
Cạnh tranh giữa các hãng
trong ngành
Đối thủ cạnh tranh tiềm
ẩn
Sức ép từ
nhà cung cấp
Đe dọa của hàng hóa
thay thế
Sức ép từ khách hàng
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
quán cóc vỉa hè, ở cổng trường luôn tồn tại ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt
Nam. Để kinh doanh đạt hiệu quả, chúng ta phải xác định rõ đối thủ cạnh tranh
của mình. Qua tìm hiểu, em đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là :
• Các quán cóc vỉa hè, gần cổng trường, quán hàng rong.
• Các Cửa hàng đồ ăn vặt nhỏ lẻ.
• Các Cửa hàng ăn vặt đã tạo ra dựng được tiếng tăm trước
Số lượng các quán cóc và Cửa hàng bán đồ ăn vặt nhỏ lẻ là rất lớn, và
chúng ở những địa điểm thuận lợi cho khách hàng. Điều này gây khó khăn cho
tất cả các Cửa hàng giống như của em.
2.2 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp tạo cho mình những thuận lợi hoặc khó khăn.
Thuận lợi:
• Nguyên vật liệu dễ mua, đa phần là giá rẻ
• Có thể lựa chọn nhà cung cấp vì có nhiều nhà cung cấp trên thị trường
• Áp lực từ phía nhà cung cấp về giá cả gần như không có, mua và thanh
toán tiền hàng chậm cũng là một thuận lợi
Khó khăn:
• Một số nguyên vật liệu theo mùa

• Một số loại nguyên vật liệu hay chứa chất bảo quản không tốt cho sức
khỏe, an toàn thực phẩm luôn là điều đáng quan tâm hàng đầu. Đây cũng là vấn
đề mà các Cửa hàng kinh doanh đồ ăn thường mắc lỗi khi có cơ quan kiểm tra
của nhà nước tới kiểm tra.
Lê Văn Quyết - 10 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Kinh doanh các sản phẩm ăn uống là lĩnh vực không đòi hỏi nhiều vốn và
cũng là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn nên nhiều người thường chọn lĩnh vực này.
Nếu càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới ra nhập thị trường thì khách hàng càng
có nhiều sự lựa chọn và thị phần của Cửa hàng sẽ bị thu nhỏ.
Sau một thời gian xuất hiện trên thị trường, mô hình kinh doanh và các
món ăn của Cửa hàng có nguy cơ bị bắt chước. Lúc này, Cửa hàng cần có những
chiến lược thật hiệu quả để giữ được lợi nhuận và phát triển.
Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao giữ chân được khách hàng và bảo vệ
được đặc điểm, nét độc đáo trong việc kinh doanh của Cửa hàng.
2.4. Sức ép từ khách hàng
Đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, mặt khác do đặc điểm khách hàng
mục tiêu là các học sinh cấp 3 chính vì thế chu kỳ khoảng 3 năm thì lượng khách
hàng cũ sẽ bị thay thế, vấn đề là đáp ứng những yêu cầu mới này sao cho phù
hợp. Các món ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, và ngon miệng.
Không những thế mà phải độc đáo và có giá cả hợp lý. Chính vì lẽ đó Cửa hàng
luôn phải nghiên cứu và lắng nghe ý kiến khách hàng đúng với phương châm
“luôn lắng nghe cùng chia sẻ” với khách hàng để đáp ứng những mong muốn
dù là nhỏ nhất của họ.
Không gian Cửa hàng phải tạo sự thoải mái, hấp dẫn, phù hợp với khách
hàng.
Những món ăn khách hàng ưa thích phải luôn có, nếu không sẽ tạo sự thất
vọng cho khách hàng.
Tìm mọi cách để giảm thời gian chờ món ăn của khách hàng.

Lê Văn Quyết - 11 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
2.5. Sự đe dọa của hàng hóa thay thế
Thời gian chủ yếu của khách hàng thưòng hay tới quán đó là khoảng thời
gian nghỉ giữa 2 ca học (5h và 7h), chính vì thế Cửa hàng xác định mặt hàng
thay thế là các đồ ăn khác không mang tính chất ăn vặt, đó là các món ăn như
xôi, phở, bánh mì điều này cũng là bất lợi với Cửa hàng.
3. Phân tích SWOT
3.1. Strengths-Điểm mạnh
• Yếu tố con người chính là điểm mạnh đầu tiên cần để cập tới. Chủ Cửa
hàng là một sinh viên mới ra trường đầy nhiệt huyết, mặt khác cũng chạc tuổi
các bạn học sinh, sinh viên nên dễ dàng tiếp thu những đóng góp từ phía khách
hàng hơn.
• Đội ngũ nhân viên sẽ là các bạn sinh viên làm thêm được tuyển chọn kỹ
càng, bên cạnh đó do số lượng sinh viên khá đông nên dễ dàng có thể tìm kiếm
được người làm thêm với chi phí 700.000-800.000 vnd / tháng.
• Không gian thoáng mát, bắt mắt, phù hợp với bạn trẻ, khách hàng sẽ có
được cảm giác thoải mái nhất, thích thú nhất khi đến với Cửa hàng. Điều này thể
hiện qua cách bố trí các gam màu, bố trí nội thất
• Các món ăn vặt thường dễ chế biến nên không cần phải thuê những đầu
bếp trả lương cao, nhân viên sau khi đào tạo một thời gian ngắn cũng có thể chế
biến được. Điều này giúp tiết kiệm chi phí.
• Cá nhân em cũng có những lợi thế nhất định khi chọn dự án này:
 Về tài chính : Gia đình giúp 100% để kinh doanh. Đây là một điểm
lợi thế vì sẽ không phải chịu một khoản lãi suất hàng tháng.
 Về địa điểm : Có thể thuê được địa điểm tốt với giá cả hợp lý và
không sợ việc chấm dứt hợp đồng giữa chừng khi Cửa hàng đang trong quá
trình phát triển.
Lê Văn Quyết - 12 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường

 Hơn thế nữa khi mà hầu hết các sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có ý
muốn bám trụ tiếp tại Thủ Đô thì tại quê hương mình em sẽ ít có cạnh tranh
hơn.
3.2. Weaknesses-Điểm yếu
• Điểm đầu tiên cần nói tới đó là thiếu kinh nghiệm, thiếu kinh nghiệm
trong lĩnh vực quản lý, tổ chức nhà hàng, cũng như kinh nghiệm về các phần
nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, hay trong lĩnh vực chế biến
các món ăn vặt
• Chưa có được nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh này như các
mối quan hệ với nhà cung cấp, hay các mối quan hệ khác liên quan trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh. Đa phần các mối quan hệ hiện có đều nhờ người thân vì
vậy việc đưa ra các quyết định nhiều khi gặp khó khăn.
• Chế biến và bảo quản nguyên liệu phức tạp do nguyên liệu để chế biến đồ
ăn vặt thường rất nhanh hỏng, nhiều loại chỉ dùng trong ngày. Chính vì thế vấn
đề tính toán NVL sao cho hợp lý không dễ dàng.
• Khó khăn về an toàn thực phẩm.
3.3. Opportunities-Cơ hội
• Đối với nhu cầu ăn vặt tương đối lớn và ổn định trong khi nguồn cung
ứng còn hạn chế thì đây là một cơ hội để có thể phát triển.
• Cửa hàng sẽ được đặt tại đường Hùng Vương- Tp Nam Định. Đây là nơi
đông dân, có nhiều trường cấp 3 và trường cao đẳng đại học, mặt khác đây trục
đường chính của thành phố với lưu lượng học sinh sinh viên hàng ngày đi qua
rất đông.
• Cơ hội cũng đến từ chính nhu cầu của các bạn trẻ đó là nhu cầu về vui
chơi ăn uống nhưng chưa được đáp ứng một cách tốt nhất.
Lê Văn Quyết - 13 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
• Những cơ hội trên sẽ tạo cho Cửa hàng khả năng chiếm lĩnh thị phần và
tăng doanh thu.
Tuy nhiên bên cạnh cơ hội, của hàng còn gặp phải một số nguy cơ:

3.4. Threatens-Nguy cơ
• Có nhiều sự lựa chọn thay thế
• Dễ bị bắt chước hình thức kinh doanh
• Nguy cơ mất thị phần do sự bắt trước hình thức kinh doanh của những
Cửa hàng khác
Lê Văn Quyết - 14 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
CHƯƠNG II
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. KẾ HOẠCH MARKETING
1. Dự báo về khách hàng
Thông qua việc nghiên cứu thị trường và sử dụng bảng câu hỏi điều tra bên
trên em ước tính được số lượng khách hàng của mình :
Chọn mẫu bất kỳ 500 người trên tổng số khoảng 12.000 học sinh + sinh
viên của 10 trường cấp 3 và 4 trường đại học cao đẳng
Mật độ đi ăn vặt trung bình
( 0.4*0 + 0.3*1 + 0.25*2.5 + 0.05*3 ) / 7 = 0.15
( lần/tuần/người)
Tổng số lượt người có nhu cầu ăn vặt trên tuần là :
12.000 * 0.15 = 1.800 ( lượt người / tuần )

Tổng số lượt người có nhu cầu ăn vặt trên ngày là
1800 / 7 = 257 ( lượt )
Cửa hàng dự tính chiếm 15% số lượng khách hàng trên trong tháng đầu
kinh doanh

Số lượt khách / ngày của Cửa hàng trong tháng đầu là :
257 * 15 % = 39 ( lượt khách/ngày )
Lê Văn Quyết - 15 - Lớp0942EL.D2
Dự tính doanh thu/tháng


- Doanh thu /1 lượt khách : 15.000 VNĐ
- Số lượt khách / ngày : 39 người
- Số ngày : 30 ngày
=> Doanh thu/1 tháng:
39 x 30 x 15.000 = 17.550.000 VNĐ
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
2. Marketing Mix
Marketing Mix áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp
vừa. Với quy mô chỉ là một của hàng nhỏ thì khó có thể thực hiện hết 4P
2.1 Product
Các món trong Cửa hàng chính là sự lựa chọn của đa phần bạn trẻ trong
những lần đi chơi
Thực đơn đa dạng phong phú, phù hợp sở thích nhiều người
Món ăn đảm bảo vệ sinh ATTP, không sử dụng những chất độc hại trong
chế biến, bảo quản…
Cam kết về chất lượng với khách hàng
2.2.Price
Trong quá trình tổng kết bảng câu hỏi trên đã nêu, em có chú ý tới mối
quan hệ giữa số lượng khách hàng và mức độ chi trả của họ. Qua đó em có thể
rút ra rằng khách hàng thường đi ăn 3-5 người và bình quân mỗi người phải chi
trả từ 13.000vnd - 20.000 vnd cho mỗi lần đi ăn đó. Đây là mức chi phí có thể
Lê Văn Quyết - 16 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
chấp nhận được của các bạn học sinh. Dựa trên mức chi tiêu bình quân này em
ước tính doanh thu bình quân là 15.000vnd / người.
Cũng từ việc nghiên cứu này giúp em có thể đưa ra giá các món ăn vặt sao
cho phù hợp nhất với túi tiền các bạn học sinh- sinh viên.
2.3. Place
Hình thức phân phối là bán hàng tại chính địa điểm kinh doanh.

2.4. Promotion
Phương châm đầu tiên trong chính sách về marketing của Cửa hàng chính
là tạo dựng lòng tin từ khách hàng. Đó là mục tiêu phát triển của Cửa hàng.
Cửa hàng sẽ chia kế hoạch Marketing ra làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 : Khai trương
- Giai đoạn 2 : Xâm nhập
- Giai đoạn 3 : Duy trì ổn định
- Giai đoạn 4 : Phát triển mở rộng
2.4.1 - Giai đoạn 1 : Khai trương
Giai đoạn này kéo dài trong vòng 1 tuần trước khi khai trương Cửa hàng.
Một tuần trước ngày khai trương, em sẽ cho phát tờ rơi thông báo về ngày
khai trương của Cửa hàng cùng các chính sách khuyến mãi trong ngày khai
trương. Địa điểm phát tờ rơi là cổng trường cấp 3 và các trường cao đẳng- đại
học trước giờ vào học. Mục tiêu của giai đoạn này là làm cho càng nhiều khách
hàng biết tới ngày khai trương của Cửa hàng cùng các khuyến mãi càng tốt. Dự
tính phát 5.000 tờ rơi.
2.4.2 - Giai đoạn 2: Xâm nhập
Một chuỗi khuyến mãi giảm giá sẽ được thực hiện, trong 2 ngày khai
trương và chuỗi khuyến mãi sẽ tiếp tục thực hiện trong 1 tuần đầu.
Lê Văn Quyết - 17 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
Cụ thể : 2 ngày đầu sẽ khuyến mãi 100% cho tất cả các hóa đơn thanh toán
không quá 30.000. Nếu hơn thì khách hàng chỉ cần thanh toán phần dư ra
Trong tuần đầu tiên cũng thực hiện việc trao tặng thẻ giảm giá 10-20-30%
cho khách hàng.Tặng thẻ dựa trên số lần khách hàng đến quán hoặc số lượng
khách đến mỗi lần hoặc giá trị hóa đơn thanh toán mỗi lần
2.4.3 - Giai đoạn 3 : Duy trì và ổn định
Giai đoạn này sẽ bắt đầu 1 tháng sau khi khai trương Cửa hàng, đây là giai
đoạn khó khăn nhất. Nó sẽ quyết định xem Cửa hàng có tồn tại được hay không.
Để làm được điều này em phải gây dựng được lòng tin ở khách hàng ngay từ lần

đầu tiên.
Ngoài ra ngày 15 hàng tháng sẽ trở thành 1 ngày truyền thống của của hàng
vì vào ngày này Cửa hàng sẽ giảm giá các món ăn cho các bạn học sinh.
Bên cạnh đó cũng tổ chức những đợt khuyến mãi đặc biệt và ý nghĩa vào
các ngày lễ như 20/11, valentine hoặc noel để thu hút sự quan tâm và chú ý
nhiều hơn từ khách hàng.
Sử dụng phiếu đánh giá của khách hàng về các món ăn và cách thức phục
vụ hoặc những góp ý của khách hàng để rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Trên mỗi bàn ăn đều có 1 hộp chứa tờ quảng cáo giới thiệu về Cửa hàng,
những điểm nổi bật, quyền lợi của khách hàng khi tới đây, cũng như các thông
tin khuyến mãi đặc biệt hàng tháng. Để những tờ quảng cáo như vậy nhằm 2
mục đích:
Mục đích thứ 1 : Giúp khách hàng hiểu thêm về Cửa hàng, nắm rõ hoạt động
của Cửa hàng, và hiểu được khách hàng luôn luôn được tôn trọng tại Cửa hàng.
Mục đích thứ 2 : Làm giảm thời gian rảnh khi ngồi chờ món ăn chế biến
của khách hàng.
Lê Văn Quyết - 18 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
2.4.4 - Giai đoạn 4 : Phát triển.
Phát triển hệ thống món ăn hiện tại và các món ăn mới.
Khi đã tạo dựng được lòng tin từ phía khách hàng và có được thu nhập ổn
định em sẽ hướng tới những khu vực khác, tạo dựng thêm các chi nhánh và lan
rộng mô hình nhà hàng.
Thời gian bắt đầu của giai đoạn này em dự tính là 5 năm sau khi mở của
hàng đầu tiên bên cạnh đó còn tùy thuộc vào thực tế lợi nhuận thu được và một
số vấn đề liên quan khác.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường em đưa ra bảng dự
tính về khách hàng, doanh thu, chi phí, lợi nhận của 12 tháng đầu kinh doanh:
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NHÂN SỰ
Lê Văn Quyết - 19 - Lớp0942EL.D2

Tháng
Thị phần
kế hoạch
(%)
Số lượt
khách hàng
(lượt)
Tổng
Chi phí
Tổng
Doah thu
Lợi nhuận
1 15 1157 14.76 17.66 2.90
2 16 1234 14.67 18.81 4.14
3 17 1311 14.92 19.97 5.05
4 17 1311 14.92 19.97 5.05
5 18 1388 15.26 21.12 5.86
6 18 1388 15.26 21.12 5.86
7 19 1465 15.59 22.28 6.69
8 19 1465 15.59 22.28 6.69
9 19 1465 15.59 22.28 6.69
10 20 1542 16.05 23.43 7.38
11 20 1542 16.05 23.43 7.38
12 20 1542 16.05 23.43 7.38
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
1. Sơ đồ tổ chức nhân sự
STT Bộ phận
Nhân sự
Nhiệm vụ
Chức vụ Số người

1 Quản lý
Quản lý
( chủ Cửa
hàng)
01
• Lập kế hoạch, định
hướng, xây dựng chiến lược phát
triển của Cửa hàng
• Quản lý, điều phối, giải
quyết công việc hàng ngày
• Thu chi và theo dõi thu
chi hàng ngày
2 Sản xuất
Đầu bếp 01
• Quản lý nguyên vật liệu,
chế biến món ăn, nghiên cứu
món ăn mới
Nhân viên 03
• Thực hiện các công
đoạn chuẩn bị, vệ sinh phòng
bếp, các dụng cụ nấu ăn
• Phục vụ khách hàng,
bưng bê đồ ăn, vệ sinh Cửa hàng
3 Bảo vệ Bảo vệ 02
• Trông xe, bảo vệ Cửa
hàng
2.Tính lương
Lê Văn Quyết - 20 - Lớp0942EL.D2
Quản lý
Bảo vệ

Nhân viên
dịch vụ
Nhân viên
sản xuất
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
Bảng 3 : Tiền lương nhân viên
Đơn vi : tr.đ
Vị trí Số lượng Lương/tháng Tổng lương
Quản lí 01 2 2
Đầu bếp 01 1.5 1.5
Nhân viên 03 0.8 2.4
Bảo vệ 02 0.7 1.4
Tổng cộng 7.3
III. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
Thực đơn trên được thành lập dựa trên cơ sở tập hợp các món “ăn vặt”
thông thường của các bạn trẻ. Bên cạnh đó, dựa vào ý kiến góp ý của khách
hàng Cửa hàng sẽ thay đổi các món ăn để hợp khẩu vị của các bạn hơn và tạo
cho các bạn nhiều sự lựa chọn hơn…
Đa phần các món trên dễ chế biến, thời gian chê biến nhanh , nguyên vật
liệu của nhiều món có điểm tương đồng nên dễ chuyển đổi món khi nhu cầu cao.
Thời gian dự trữ của một số món lâu ví dụ như các món đồ khô, nguyên vât liệu
của một số món cũng dữ trữ được lâu như bột , khoai, đường , mỡ, các loại gia
vị …
Thực phẩm tươi sống luôn được bảo quản lạnh trước khi sử dụng ví dụ: thịt
bò, nem, rau,…
Khách hàng sẽ được lựa chọn một trong số các món sau:
Bảng 4 : Thực đơn
1 Bánh Khoai Rán
24
Chè Khoai

2 Bánh Rán Mặn
25
Sữa Chua Đánh Đá
3 Bánh Rán Ngọt
26
Sữa Chua Nếp Cẩm
Lê Văn Quyết - 21 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
4 Bánh Bột Rán
27
Sữa Chua Đậu Đỏ
5 Bánh Giò
28
Sữa Chua Thập Cẩm
6 Bánh Khúc
29
Sữa Chua Hoa quả
7 Bánh Nếp
30
Sữa Chua Tình Nhân
8 Bánh Tẻ
31
Hoa Quả Dầm
9 Bánh Xèo
32
Coffee Đen
10 Bánh Gối
33
Coffee Nâu
11 Bánh Bao Chiên

34
Lẩu Sôcôla
13 Ngô Luộc
35
Ốc Luộc, Xào
14 Ngô Rang
37
Nem Phùng
15 Khoai Tây Chiên
38
Nem Thanh Hoá
16 Khoai Nướng
39
Cá Chỉ Vàng
17 Nộm Đu Đủ
40
Mía Nướng
18 Chè Đỗ Xanh
41
Hoa Quả tươi các loại
19 Chè Đỗ Đen
42
Hoa Quả dầm muối ớt các loại
20 Chè Sen
43
Ô mai các loại
21 Chè Đậu Đỏ
44
Các loại hạt : dưa , bí
22 Chè Đậu Tương

45
Các loại bỏng ngô
23 Chè Thái
46
Các loại bim bim
Lê Văn Quyết - 22 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
1. Kế hoạch chi phí:
1.1 Dự tính chi phí kinh doanh 12 tháng đầu
Tháng
Số lượt khách
hàng
Chi phí cố
định
Chi phí biến
đổi
Tổng chi phí
1 1157 7.3
7.46 14.76
2 1234 7.3
7.37 14.67
3 1311 7.3
7.62 14.92
4 1311 7.3
7.62 14.92
5 1388 7.3
7.96 15.26
6 1388 7.3
7.96 15.26

7 1465 7.3
8.29 15.59
8 1465 7.3
8.29 15.59
9 1465 7.3
8.39 15.69
10 1542 7.3
8.75 16.05
11 1542 7.3
8.75 16.05
12 1542 7.3
8.75 16.05
1.1.1. Chi phí cố định hàng tháng
Bảng 6: Dự tính chi phí cố định hàng tháng
Đơn vi : tr.đ
STT Khoản mục
Giá trị
(VNĐ)
1 Chi phí thuê Cửa hàng 0
2 Chi phí tiền lương 7.3
Tổng 7.3
1.1.2. Chi phí biến đổi
Lê Văn Quyết - 23 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
Bảng 7 : Dự tính chi phí biến đổi 12 tháng
Đơn vi : tr.đ
Tháng NVL chính NVL phụ
Điện nước,
điện
thoại…

Chi phí
khác
Tổng
1 5.57 0.90 0.49 0.50 7.46
2 5.50 0.89 0.48 0.50 7.37
3 5.70 0.93 0.50 0.50 7.63
4 5.70 0.93 0.50 0.50 7.63
5 5.97 0.97 0.52 0.50 7.96
6 5.97 0.97 0.52 0.50 7.96
7 6.23 1.01 0.55 0.50 8.29
8 6.23 1.01 0.55 0.50 8.29
9 6.31 1.03 0.55 0.50 8.39
10 6.60 1.07 0.58 0.50 8.75
11 6.60 1.07 0.58 0.50 8.75
12 6.60 1.07 0.58 0.50 8.75
1.2 Chi Phí đầu tư ban đầu
Bảng 8 : Dự tính Chi phí đầu tư ban đầu
Đơn vi : tr.đ
STT Khoản mục Giá trị
1
Giấy phép đăng ký kinh doanh
2.00
2
Sửa, trang trí Cửa hàng,biển hiệu
6.00
3
Đầu tư dụng cụ nấu bếp, bát đũa
5.00
4
Đầu tư bàn ghế

6.94
5
Chi phí thuê Cửa hàng 6 tháng
9.00
6
Điện thoại
0.80
7
Đồng phục nhân viên
1.12
8
Chi phí quảng cáo, tờ rơi
2.00
9
Chi phí 2 ngày khuyến mãi
3.00
Tổng 35.86
2. Kế hoạch doanh thu
Lê Văn Quyết - 24 - Lớp0942EL.D2
Dự Án Sản Xuất Và Kinh Doanh Mây Tre Đan – Công ty TNHH Phú Cường
Tháng
Số lượt
khách
hàng
Tổng chi
phí
Doanh
thu
Doanh
thu khác

Tổng
doah thu
Lợi
nhuận
1 1157 14.76 17.36 0.30 17.66 2.90
2 1234 14.67 18.51 0.30 18.81 4.14
3 1311 14.92 19.67 0.30 19.97 5.05
4 1311 14.92 19.67 0.30 19.97 5.05
5 1388 15.26 20.82 0.30 21.12 5.86
6 1388 15.26 20.82 0.30 21.12 5.86
7 1465 15.59 21.98 0.30 22.28 6.69
8 1465 15.59 21.98 0.30 22.28 6.69
9 1465 15.69 21.98 0.30 22.28 6.59
10 1542 16.05 23.13 0.30 23.43 7.38
11 1542 16.05 23.13 0.30 23.43 7.38
12 1542 16.05 23.13 0.30 23.43 7.38
Doanh thu khác phát sinh từ việc cho các hộ kinh doanh đồ ăn sáng thuê
lại mặt tiền Cửa hàng vào buổi sáng.
3. Kế hoạch vốn :
Bảng 10 : Dự tính Vốn kinh doanh
Đơn vi : tr.đ
Khoản mục Giá trị
Vốn đầu tư ban đầu 35.86
Vốn hoạt động kinh doanh tháng 1 14.76
Vốn dự phòng 10.00
Tổng 60.62
Phương án huy động: 100% vốn từ gia đình
Lê Văn Quyết - 25 - Lớp0942EL.D2

×