Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.04 KB, 31 trang )

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ “”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 20)
HÀ NỘI, THÁNG 11/2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
MỞ ĐẦU iii
CHƯƠNG 1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI 4
1.1.DIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN 4
1.1.1.Vị trí địa lý 4
1.1.2.Đặc điểm địa hình 4
1.1.3.Đặc điểm khí hậu 4
1.2.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 5
1.1.4.Tài nguyên đất 5
1.1.5.Tài nguyên nước 6
1.1.6.Tài nguyên rừng và động thực vật 7
1.1.7.Tài nguyên khoáng sản 8
1.3.DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 8
1.1.8.Dân số 8
1.1.9.Dự báo dân số 9
1.1.10. Tình hình tăng trưởng kinh tế 9
1.1.11.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10
CHƯƠNG 2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔ KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG TỈNH HÀ TĨNH 15
1.4.TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 15


2.1.1.Khái niệm về biến đổi khí hậu 15
2.1.2.Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu 16
2.1.3.Các tác động biến đổi khí hậu ở Việt Nam 20
1.5.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY
DỰNG 26
2.1.4.Hiện trạng giao thông tỉnh Hà Tĩnh 26
2.1.5.Tác động của biến đổi khí hậu tới giao thông vận tải, xây dựng 27
KẾT LUẬN 29
i
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2000 5
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 5
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 1999 7
Bảng 1.4 Dân số theo các đơn vị hành chính 9
Bảng 1.5. Dự báo dân số và nguồn nhân lực 9
Bảng 1.6. Mục tiêu tăng GDP chi tiết cho từng giai đoạn 12
ii
MỞ ĐẦU
Việt Nam là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động to lớn
của biến đổi khí hậu. Thực tế trong thời gian qua, nhất là trong những tháng gần
đây, nhiều trận bão, lũ, sạt lở núi, chuyển đổi dòng chảy, triều cường, xâm nhập
mặn, đã tràn đến một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và miền Nam nước
ta, gây tổn thất nặng nề đối với con người và của cải. Mực nước biển dâng sẽ làm
25% dân số Việt Nam sống ở các vùng ven biển thấp sẽ phải chịu tác động trực
tiếp. Cùng với các ngành như Tài nguyên Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Xây dựng thì hoạt động GTVT, xây dụng là một trong những ngành bị
ảnh hưởng nặng nề nhất. Những năm vừa qua, biến đổi khí hậu đã tàn phá, làm hư
hỏng rất nhiều công trình xây dựng, cảng biển, đường sá. Những tác động và thiệt
hại gây ra do biến đổi khí hậu tới ngành GTVT, xây dựng, xây dựng CTGT là
không thể tính hết, chính vì vậy, ứng phó thế nào với tác động của biến đổi khí hậu

với lĩnh vực xây dụng và GTVT là điều cần đặt ra một cách cấp thiết.
iii
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. DIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà tĩnh là tỉnh thuộc Bắc miền trung (Khu IV cũ), được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh
cũ (từ năm 1991). Nằm ở từ 17o54’ độ vĩ Bắc đến 18o50’ độ vĩ Bắc và 105 đến 108 độ
kinh Đông.
Hà tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,74 km2, dân số 1.270.809 người (1999), chiếm
1,8% diện tích tự nhiên và 1,7% dân số cả nước. Phía Bắc giáp Nghệ An, phía nam
giáp Quảng Bình, Tây giáp Lào, Đông giáp biển Đông.
Về địa giới hành chính, Hà tĩnh có 2 Thị xã là Hà tĩnh và Hồng lĩnh, có 12 thị trấn
của 9 huyện (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã là miền núi): Đức Thọ, Nghi xuân, Can
lộc, Thạch hà, Cẩm xuyên, Kỳ anh, Hương sơn, Hương khê, Vũ quang (huyện Vũ
quang mới được thành lập). Có 7 huyện, thị nằm trên Quốc lộ 1A và 4 huyện có tuyến
đường sắt Bắc-Nam di qua. Cách Thành phố Vinh khoảng 50 km. Hà tĩnh còn có
đường quốc lộ 8 qua Lào (dài 100 km) và được nối với xa lộ Hồ Chí Minh đi qua 3
huyện Hương sơn, Vũ quang, Hương khê dài 80 km.
Hà tĩnh có bờ biển dài 137 km hiện chưa được khai thác triệt để các nguồn lợi ven
bờ cũng như ngoài khơi.
Hà tĩnh có cả rừng, biển và đồng bằng có thể tạo môi trường bổ sung cho nhau
cùng phát triển.
Tóm lại, vị trí địa lý nêu trên là điều kiện thuận lợi cho Hà tĩnh phát triển sản xuất
hàng hoá, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh
tế mũi nhọn, mở rộng liên kết và giao lưu kinh tế với ngoài tỉnh và quốc tế, sớm hội
nhập vào xu thế chung của cả nước.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nằm ở phía Đông dãy Trường sơn, địa hình Hà tĩnh hẹp và dốc, nghiêng từ Tây
sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1.500m),
kế tiếp là đồi bát úp, dãi đồng bằng nhỏ, hẹp (độ cao trung bình 500m) và cuối cùng là

bãi cát ven biển. Độ dốc lớn, đất bị rửa trôi, bào mòn mạnh. Đồng bằng nhỏ hẹp chạy
dọc theo quốc lộ 1A và thường bị núi cắt ngang. Bãi cát chạy dọc suốt hơn 100km ven
biển với nhiều cửa lạch tạo thành những điểm du lịch tốt (Xuân Thành, Thạch Hải,
Thiên Cầm…) và nhiều ngư trường; đặc biệt ở vùng cửa sông đổ ra biển. Địa hình đồi
núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành
các vùng sinh thái khác nhau. Trong mỗi vùng có liên hệ bền chặt về kinh tế - xã hội
và môi trường sinh thái từ thượng nguồn tới ven biển. Địa hình đó đã tạo cho Hà tĩnh
những cảnh quan có giá trị đối với du lịch như: Rừng nguyên sinh Vũ Quang, Thác Vũ
Môn, Bãi tắm Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Con
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà tĩnh còn chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển
hình của miền Nam và có 1 mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hàng năm Hà tĩnh có 2
mùa rõ rệt:
4
- Mùa mưa: có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung
bình cao (trên 2.000 mm), do vậy lũ lụt thường xảy ra hàng năm vào tháng 8, tháng
9…
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây nam (thổi từ
Lào) khô, nóng, lượng bốc hơn lớn, gây hạn hán nghiêm trọng. Vì vậy, việc xây dựng
các công trình thuỷ lợi để giữ nước có 1 ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.1.4. Tài nguyên đất
a, Phân bố đất đai:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh hiện có 605.574 ha đất tự nhiên, được phân bổ theo mục đích sử dụng như
sau: (Xem biểu số 1).
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2000.
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

Tổng diện tích tự nhiên 605.574 100,00
1 Đất nông nghiệp 103.720 17,13
2 Đất lâm nghiệp 231.100 38,16
3 Đất chuyên dùng 45.700 7,55
4 Đất làm nhà ở 6.920 1,14
5 Đất chưa sử dụng 218.134 36,02
Trong số 103.720 ha đất nông nghiệp đáng chú ý nhất là có khoảng trên 10.000 ha
vườn gia đình còn đang trồng nhiều loại cây với các giống có năng suất thấp, kém giá
trị kinh tế (gọi là vườn tạp) có thể cải tạo, thay thế bằng những loại cây có giá trị kinh
tế cao hơn.
Đất chưa sử dụng còn 218.134 ha, trong đó có 80% là đất đồi núi, mặt nước, núi
đá không có cây, trong đó đất có khả năng nông nghiệp dự kiến sẽ trồng 7.000 ha cây
ăn quả, đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 187.000 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Còn lại đưa vào mục đích khác như phát triển công nghiệp, du lịch, xây
dựng, đô thị (Xem biểu số 2).
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000
TT
Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 605.574 100,00
1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
+ Đất lúa, màu
- Đất vườn tạp
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất đồng cỏ chăn nuôi
103.720
76.930
65.830
17.000
3.840

100
17,13
12,70
10,87
2,81
0,63
0,02
5
- Đất mặt nước thuỷ sản 3.400 0,56
2. Đất lâm nghiệp
- Đất rừng tự nhiên
- Đất có rừng trồng
231.100
184.860
46.200
38,16
30,53
7,63
3. Đất dân cư nông thôn 6.320 1,04
4. Đất đô thị 600 0,10
5. Đất chuyên dùng 45.700 7,55
6. Đất chưa sử dụng 218.134 36,02
b, Chất lượng đất:
Nhìn chung đất ở Hà tĩnh cũng như các tỉnh khác ở miền trung, không được màu
mỡ lắm, chủ yếu là đất Feralit. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ
hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Trong tổng số các loại đất trên chỉ có 1/3 diện tích là tương đối màu mỡ, 2/3 là
trung bình đến xấu, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là một hạn chế cần phải được đầu tư
cải tạo và có chế độ canh tác hợp lý để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
c, Quản lý sử dụng.

Số liệu ở biểu số 2 cho thấy tiềm năng đất của Hà tĩnh còn khá lớn, trong số
218.134 ha đất chưa sử dụng có trên 187.000 ha có khả năng lâm nghiệp, 20.000 ha
đất bằng chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và 5.340 ha mặt
nước có khả năng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Trong số đất vườn có trên 10.000 ha
đất vườn gia đình có khả năng có thể cải tạo thành những vườn có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, nhất là các huyện miền núi, tính
bình quân chung toàn tỉnh mới đạt 1,8 lần, có khả năng nâng lên trên 2 lần, năng suất
sinh lợi của cây trồng vật nuôi còn tiềm ẩn, nếu tích cực áp dụng giống mới, có chế độ
canh tác khoa học hợp lý thì sẽ nâng được năng suất lên ít nhất từ 1,3 đến 1,4 lần so
với năng suất hiện nay.
Tính đến tháng 10 năm 2000 tỉnh đã giao 482.749 ha đất cho các thành phần kinh
tế quản lý, sử dụng, chiếm 79,7 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, còn 128.825 ha
chiếm 20,3% chưa giao. Trong đó 120.204 ha được giao cho hộ gia đình nông thôn,
362.545 ha được giao cho các thành phần kinh tế khác.
d, Biến động đất đai.
Từ năm 1995 do điều kiện thống kê chưa thống nhất nên biến động đất đai chỉ có
thể so sánh được từ 1996 đến 1999.
Diện tích đất nông nghiệp Hà tĩnh năm 1999 so với năm 1996 tăng được 561 ha,
chủ yếu là tăng diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả …. Tổng diện tích
đất lâm nghiệp tăng 7.129 ha, trong đó rừng trồng tăng 3.349 ha, rừng tự nhiên tăng
3.797 ha (Xem biểu số 3).
Theo thống kê diện tích đất chưa sử dụng năm 1999 giảm so với năm 1996 là
16.728 ha. Hàng năm toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng số đất này vào nhiều mục đích
khác nhau. Xu thế đất chưa sử dụng ngày càng giảm.
1.1.5. Tài nguyên nước
6
Trên lãnh thổ tỉnh Hà tĩnh có các con sông lớn chảy qua đó là sông Ngàn Phố,
Sông Ngàn Sâu, Sông La, Sông Nghèn và một số sông khác với tổng chiều dài khoảng
400 km, có nước quanh năm…. với sức chứa là 13 tỷ m
3

. (trong đó lượng nước thuộc
hệ thống ao hồ của tỉnh: Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Sông Rác, Hồ Cửa Thờ Trại Tiểu …. được giữ
lại là 600 triệu m
3
) chưa kể trên 1 vạn ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan
trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nước ngầm hầu như
nơi nào cũng có, tuỳ theo địa hình từng khu vực và độ nông sâu khác nhau. Như vậy,
với trữ lượng hàng trăm triệu m
3
nước hiện có cũng đủ khả năng cung cấp nước cho
các ngành kinh tế và nước sinh hoạt thường xuyên của nhân dân trong tỉnh một cách
chủ động trừ một số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước
ngầm còn gặp khó khăn.
Tuy nhiên, để có nguồn nước luôn luôn dồi dào, không bị ô nhiễm, đủ khả năng
cấp nước chủ động trước hết phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng một cách
hợp lý, tránh lãng phí.
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 1999
TT
Loại đất Diện tích (ha) % so đất NN
I.
1.
2.
Đất nông nghiệp
Đất lúa, màu
- Ruộng 3 vụ
- Ruộng 2 vụ
- Ruộng 1 vụ
- Đất chuyên mạ
Đất cây hàng năm khác
- Chuyên màu và cây công nghiệp

- Chuyên rau
- Cây hàng năm khác
98.171
66.159
48.514
12.949
11.075
10.850
68
149
100,00
67,39
49,42
13,19
11,28
11,05
0,07
0,15
II. Đất vườn tạp 17.979 18,31
III.
1.
2.
Đất trồng cây lâu năm
Cây CN lâu năm
Cây ăn quả
2.964
2.548
416
3,02
2,60

0,42
IV. Đồng cỏ chăn nuôi
- Đất đồng cỏ
- Đồng cỏ tự nhiên
47 0,05
V. Mặt nước nông nghiệp
- Nuôi cá
- Nuôi tôm
- Nuôi trồng thuỷ sản khác
947 0,96
1.1.6. Tài nguyên rừng và động thực vật
Tỉnh Hà tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng
chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, bao gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất
cây bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao,
7
xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ
63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%,
rừng trung bình 40% còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha,
chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị
xói mòn nghiêm trọng.
Trữ lượng gỗ 20 triệu m
3
, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m
3
, nhưng những
năm gần đây do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước, nên lượng gỗ khai thác hàng
năm theo kế hoạch đều giảm.
Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân
gỗ. Có nhiều loại gỗ quý như: Lim, Sến, Táu, Mật, Đinh, Gõ, Pơ Mu và các loại động
vật quý hiếm như Voi, Hổ, Báo, Vượn Đen, Sao la.

Hiện nay có khoảng 3 vạn ha thông nhựa, tới năm 2000 sẽ có thể đưa vào khai
thác 1 vạn ha.
Ngoài ra, Hà tĩnh còn có rừng Quốc gia Vũ Quang. Đây là rừng nguyên sinh, có
nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch, nghiên cứu khoa học.
1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Hà tĩnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác đó
là:
- Quặng sắt Thạch khê thuộc huyện Thạch hà cách Thị xã Hà tĩnh 6 km về phía
Đông, có trữ lượng khoảng trên 500 triệu tấn (Đây là mỏ sắt có hàm lượng sắt tương
đối cao khoảng 62,15% nằm dưới mặt đất chừng 40-100 m).
- Mỏ thiếc Sơn kim huyện Hương sơn cách Thị xã Hà tĩnh chừng 105 km về phía
Tây.
- Mỏ than Hương khê và nhiều sa khoáng vàng ở Kỳ anh, Hương khê.
- Ô xít Titan (trữ lượng 3-5 triệu tấn) chạy dọc bờ biển có khả năng liên doanh với
các công ty nước ngoài đang được khai thác góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho
tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động.
Ngoài ra Hà tĩnh còn có các loại khoáng sản khác như: Cát, Sỏi, đá các loại (chủ
yếu là đá hoa cương) là nguồn lợi lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Đá có ở hầu hết khắp
nơi trong tỉnh tập trung nhất là ở Kỳ anh, Thạch hà và Hương sơn. Đá Granit ở Hồng
lĩnh là loại đá có độ chịu nén cao (1.208kg/cm
2
)…
Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như:
Mangan, đá quý, than bùn
1.3. DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.8. Dân số
Tính đến tháng 12/2006, Hà Tĩnh có số dân 1.291.304 người, trong đó dân cư
nông thôn chiếm 89,03%, (cả nước là 74%), nam chiếm 48,97%, nữ chiếm 51,03%. Tỷ
lệ tăng dân số 0,778%. Mật độ dân số trung bình là 217 người/km
2

, cao hơn trung bình
toàn vùng Bắc Trung Bộ (203 người/km
2
), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (246
người/km
2
). Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính tính đến tháng 12/2007 như
sau:
8
Bảng 1.4 Dân số theo các đơn vị hành chính
TT Đơn vị hành chính Dân số (người)
1 TP Hà Tĩnh 80.126
2 TX Hồng Lĩnh 36.805
3 Huyện Hương Sơn 123.973
4 Huyện Đức Thọ 117.296
5 Huyện Vũ Quang 32.735
6 Huyện Nghi Xuõn 99.800
7 Huyện Can Lộc 138.279
8 Huyện Hương Khê 107.996
9 Huyện Thạch Hà 141.722
10 Huyện Cẩm Xuyờn 153.830
11 Huyện Lộc Hà 87.610
12 Huyện Kỳ Anh 171.132
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư-2008
Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía Đông
Bắc, khu vực miền núi thưa thớt. TP Hà Tĩnh có mật độ dân số 2.547 người/km
2
, trong
khi huyện Hương Khê chỉ có 78 người/km
2

.
1.1.9. Dự báo dân số
Bảng 1.5. Dự báo dân số và nguồn nhân lực
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
Tổng dân số (1000 người) 1390,5 1482,8 1600,0
Dân số thành thị (1.000 người) 305,9 370,7 650,00
% so với tổng số 22 25 40
Dân số nông thôn (1.000 người) 1084,6 1112,1 1102,82
Dân số trong tuổi lao động (1.000 người) 792,52 889,67 949,4
% so với dân số 57 60 62
Nguồn: Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2020
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 0,778% năm 2006 xuống 0,7 vào năm 2010
và còn 0,6% năm 2020. Tỷ lệ nhân khẩu thành thị và nhân khẩu nông thôn được căn
cứ vào mục tiêu đô thị hoá và khả năng phát triển các ngành phi nông nghiệp như dịch
vụ, công nghiệp trên địa bàn. Dự báo trong các năm tới, dân số đô thị sẽ tăng khá
nhanh, từ 10,97% hiện nay lên 40% năm 2020.
1.1.10. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt mức cao
(9,5% năm 2006 và năm 2007 là 8,7%), GDP bình quân đầu người đạt 5,25 triệu
9
đồng/người/năm (năm 2007), trong đó tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ
yếu là:
- Ngành công nghiệp - xây dựng: 22,99%
- Ngành dịch vụ: 33,16%
- Ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản: 43,85%.
Công nghiệp và xây dựng: là khu vực có nhiều triển vọng góp phần vào tốc độ
tăng GDP của tỉnh với nhịp độ tăng khá cao, đạt 18,38%/năm, góp phần duy trì tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 39,6%,
khu vực ngoài Nhà nước chiếm 50,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9,5%. Giá
trị tăng thêm của ngành CN tăng bình quân 21,62%.

Dịch vụ -thương mại: tăng khá ổn định và có bước chuyển dịch tích cực theo
hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá
trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng bình quân 8,98%.
1.1.11. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Nhờ chuyển dịch
cơ cấu đúng hướng, năng suất lao động tăng liên tiếp qua các năm. Nếu tính GDP bằng
số lao động nhân với năng suất lao động, tăng năng suất lao động đóng góp 70% -
72% vào tốc độ tăng GDP, tăng số lượng lao động đóng góp vào tăng GDP khoảng 26-
28%. Vì vậy, trong các năm tới tăng năng suất lao động được coi là cơ sở để lựa chọn
cơ cấu kinh tế, đồng thời hoàn thiện quản lý để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trên
mọi lĩnh vực hoạt động KTXH.
a/Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chung đến năm 2020 là đảm bảo tăng trưởng cao
và ổn định. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CN - xây dựng - dịch vụ phù
hợp với xu hướng CN hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến 2015 Hà Tĩnh trở thành
một trong những trung tâm CN của miền Trung. Đến 2020 trình độ phát triển KTXH
trên trung bình cả nước.
Mục tiêu cụ thể: Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Đa dạng hóa các
hình thức thu hút đầu tư và loại hình đầu tư; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các
dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ
sở vật chất và kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê,
KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các khu, cụm CN tập trung và các
vùng kinh tế trọng điểm; dồn sức cho phát triển ngành nông nghiệp gắn với CN chế
biến hàng xuất khẩu; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ; chăm lo các vấn đề xã hội, thực hiện tốt
chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới. Phấn
đấu đến 2020, GDP/người/năm của tỉnh so với trung bình cả nước bằng 100 - 105%
(tương đương với 2.000 - 2.100 USD/người), tăng GDP từ nay đến 2020 khoảng 10%.
Mục tiêu về môi trường:

- Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo vệ đa
dạng hoá sinh học và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả
kinh tế cao.
10
- Ngăn chặn việc phá hoại tài nguyên rừng, gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Phát triển nông lâm ngư kết hợp, đưa độ che phủ rừng từ 47% hiện nay lên
60% năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020, 50% nước thải và 85% rác thải được thu gom, xử lý,
100% nước thải công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn qui định.
- Đảm bảo 95-98% dân cư được dùng nước sạch.
b/Một số nét chính về định hướng phát triển kinh tế
Theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, hiện tại, Hà Tĩnh đang chuẩn bị
điều kiện để thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Dự báo, đến 2010 - 2012 sẽ
có quặng sắt xuất khẩu. Trong giai đoạn 2010-2015, sẽ xây dựng nhà máy cán thép
nóng công suất 1,5÷2,5 triệu tấn/năm, nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm và tổ
hợp luyện thép 15 triệu tấn/năm (do Tập đoàn FORMOSA làm chủ đầu tư với giai
đoạn 1 là 7,5triệu tấn/năm) cùng với một số nhà máy sản xuất sản phẩm sau thép sẽ ra
đời. Dự kiến sau năm 2010, sẽ có sản phẩm gang thép. Theo đó, 1.300÷1.500 ha trong
KKT Vũng Áng và KCN khác sẽ được lấp đầy. Một số mục tiêu như sau:
- Rút ngắn khoảng cách GDP/người của tỉnh với cả nước. Phấn đấu đến năm
2010 GDP/người của tỉnh bằng 64% và đến 2020 trên trung bình cả nước.
- Nhịp độ tăng GDP trung bình đến 2010 là >12%. Tăng GDP trong thời kỳ
2011-2015 đạt 14%, giai đoạn 2016-2020 là 15,5%.
- Dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN và xây dựng,
dịch vụ, giảm tỷ trọng nông- lâm - ngư nghiệp. Đến năm 2020 có cơ cấu kinh tế phù
hợp với xu hướng chung của cả nước.
- GDP ngành dịch vụ tăng cao trong giai đoạn 2011-2015, trên 11,8%/năm, do
tác động của xây dựng và đưa mỏ sắt vào khai thác tác động trực tiếp đến nhu cầu giao
dịch và tiêu dùng.

- GDP ngành xây dựng tăng nhanh trong 5 năm đầu chuẩn bị xây dựng khai
thác quặng sắt, hoàn thiện cơ sở hạ tầng KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu
Treo và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Trong giai đoạn đến 2010, tốc độ tăng gần
19%/năm, sau đó chậm lại theo tiến độ xây dựng, khoảng 16-17%/năm.
- Nếu nhịp độ tăng trưởng như trên được thực thi, thì đến giai đoạn 2016- 2020
tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp chiếm 12,7%, cao hơn trung bình cả nước (1,5%),
công nghiệp và xây dựng chiếm 42% (cả nước 44%) và dịch vụ chiếm 45,3% (cả nước
49%).
- Cơ cấu GDP đến năm 2010: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 29%, công nghiệp
và xây dựng chiếm 35% và dịch vụ chiếm 36%.
- Dân số thành thị tăng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dự kiến đến năm 2010
dân số thành thị chiếm 20-25%, năm 2020 chiếm 40% tổng số dân.
- Cơ cấu sử dụng lao động diễn ra đồng thời với chuyển dịch cơ cấu GDP. Tỷ lệ
lao động nông lâm thủy sản giảm xuống 61% năm 2020. Lao động CN, xây dựng tăng
18,7%, lao động dịch vụ tăng lên 19,9% năm 2020.
11
Bảng 1.6. Mục tiêu tăng GDP chi tiết cho từng giai đoạn
Chỉ tiêu Đơn vị 2006- 2010 2011-2015 2016-2020
1. GDP tỷ đồng 10.557,7 20.327,9 41.783,2
2. Tốc độ tăng GDP % >12 14 15,5
Nông lâm thuỷ sản % 5,5 4,7 4,5
Công nghiệp, xây dựng % 22 22,5 20,5
Thương mại- dịch vụ % 11,7 11,8 13,2
3. Cơ cấu GDP % 100 100 100
Nông lâm thuỷ sản % 29 20 12,7
Công nghiệp, xây dựng % 35 40,5 42
Thương mại- dịch vụ % 36 39,5 45,3
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư- 2008
c/Hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp
c1. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp

Trong vài năm gần đây, ngành CN có nhịp độ tăng khá cao, góp phần duy trì
tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp
tăng bình quân 21,62%. Ngành CN-TTCN của tỉnh có 3 đặc điểm sau:
+ Đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển nên đóng góp của ngành vào giải
quyết việc làm trên địa bàn tỉnh chưa nhiều. Các ngành CN chính là khai thác khoáng
sản (titan, vàng), chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Giá trị sản xuất CN và TTCN tăng khá cao, tuy vậy chưa có các doanh nghiệp
quy mô lớn nên đóng góp của công nghiệp vào GDP còn thấp.
+ CN chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN-TTCN, nhưng có xu
hướng giảm. CN khai thác mới được phát triển, có tỷ trọng ngày càng tăng.
Công nghiệp Hà Tĩnh đang đứng trước thời cơ thuận lợi. Điều kiện phát triển
ngành CN thép ở Hà Tĩnh đã đến lúc chín mùi do nhu cầu thép xây dựng rất lớn, cơ sở
hạ tầng cho phát triển công nghiệp được tiến triển thuận lợi.
c2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp
Đến 2020, phát triển CN theo hướng sản xuất đa dạng dựa vào lợi thế tài
nguyên là chủ yếu, đồng thời phát triển CN chế biến nông lâm thủy sản quy mô vừa và
nhỏ nhằm mở rộng thị trường cho sản xuất. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng các
ngành CN khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy
sản, may mặc và các ngành công nghệ cao. Từng bước hoàn thành các khu, cụm CN
tập trung.
(1). Một số mục tiêu phát triển CN
- Giá trị sản xuất CN đến 2010 đạt 5.746 tỷ đồng, năm 2015 đạt 18.196 tỷ đồng,
năm 2020 đạt 45.965 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN giai đoạn 2006-
2010: 33,12%; giai đoạn 2011-2015: 23,49%; giai đoạn 2016-2020: 24,79%.
12
- Giá trị tăng thêm CN đến 2010 đạt 1.419,7 tỷ đồng, năm 2015 đạt 3.900,4 tỷ
đồng, năm 2020 đạt 9.827,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP CN giai đoạn 2006-
2010: 21,7%; giai đoạn 2011-2015: 22,4%; giai đoạn 2016-2020: 20,3%.
- Tỷ trọng CN- xây dựng trong GDP năm 2010 chiếm 35%, năm 2015 chiếm
40,1%, năm 2020 chiếm 42,5% (trong đó CN tương ứng chiếm 19,82%, 25,93% và

31,79%).
(2). Định hướng phát triển các ngành CN
+ CN khai thác và chế biến khoáng sản
Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: phấn đấu đến năm 2010 đạt 4,4 triệu tấn/năm. Sau
năm 2010: khai thác và chế biến quặng sắt đạt công suất 11÷12 triệu tấn/năm cung cấp
cho nhà máy thép liên hợp công suất 4,5 triệu tấn/năm. Công nghiệp khai khoáng khác
như quặng Ilmenite, vật liệu xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm dọc theo bờ biển và
hành lang đường QL 1A.
+ Công nghiệp luyện kim
Phát triển tại KKT Vũng Áng với công suất 15÷20 triệu tấn/năm.
+ Công nghiệp sản xuất điện năng
Xây dựng trung tâm nhiệt điện Vũng Áng. Dự kiến đến 2020 sẽ hình thành 4
nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 4.800MW và các nhà máy thuỷ điện nhỏ.
+ Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm
+ Công nghiệp cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin
+ Công nghiệp khác: in, tái chế
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng, đá, cát, sỏi Sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuynel,
tiến tới xoá bỏ các lò gạch thủ công, phát triển dự án sản xuất vật liệu xây dựng, đáp
ứng kịp thời nhu cầu xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng lớn.
+ Công nghiệp hoá chất và sản phẩm hoá chất
Các loại dược phẩm, thuốc chữa bệnh, phân bón, hoá chất phục vụ nông
nghiệp; ưu tiên xây dựng nhà máy chế biến Pigment, sản xuất axit sunfuaric.
+ Công nghiệp dệt may, da giày
Tiến tới xây dựng CCN sợi- dệt- may với các sản phẩm may, sợi, dệt vải cao
cấp, dệt kim, sản xuất phụ liệu theo nhiều hình thức kiên doanh, 100% vốn nước ngoài
hoặc công ty cổ phần
+Phát triển TTCN
Ưu tiên phát triển những ngành nghề lợi thế như: chế biến nông lâm, thủy, hải
sản, dệt may, rèn, đúc, giai công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc, mây tre

đan. Phấn đấu đến 2020, mỗi huyện, thị xã và thành phố có từ 2-3 CCN -TTCN.
Xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo. Tiếp tục triển khai xây dựng KCN Gia Lách, KCN Hạ Vàng và 1 số Cụm
CN-TTCN, làng nghề. Quy hoạch chi tiết và mời gọi đầu tư vào các CCN: Cẩm Xuyên
(100 ha), Phố Châu (150 ha), Voi - Kỳ Anh (50 ha), Đò Điệm - Thạch Hà (50 ha).
13
Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các Cụm CN-TTCN: Cụm CN-TTCN TP
Hà Tĩnh, KCN Hạ Vàng, CCN Thái Yên - Đức Thọ, CCN Nam Hồng, khu làng nghề
Trung Lương (TX Hồng Lĩnh). Xúc tiến xây dựng và phát triển Khu thương mại và
công nghiệp Hà Tân, KCN Đại Kim thuộc KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
(3). Một số chương trình dự án ưu tiên đầu tư
+Nhà máy chế biến Pigment Vũng Áng, công suất: 10÷15 ngàn tấn/năm.
+ Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, công suất: 5 ÷10 triệu tấn/năm.
+ Nhà máy đóng mới tàu 20.000 DWT, sửa chữa tàu 10.000DWT tại biển Vũng
Áng.
+ Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, công suất: 1.200 MW nằm trong qui hoạch
xây dựng Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng 4.800MW.
+ Khu liên hợp sản xuất gang thép tại KKT Vũng Áng công suất 15 triệu
tấn/năm và cảng Sơn Dương do tập đoàn FORMOSA (Đài Loan) làm chủ đầu tư với
tổng đầu tư giai đoạn 1 trên 7,8 tỷ USD. Đây là dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay
tại Việt Nam được cấp phép: giai đoạn 1, xây dựng cảng Sơn Dương trên diện tích
1.500 ha và Khu liên hợp sản xuất gang thép được xây dựng trên diện tích 2.000 ha,
công suất 7,5 triệu tấn/năm; giai đoạn 2 sẽ nâng công suất bốc dỡ của cảng lên khoảng
55÷60 triệu tấn/năm, công suất nhà máy thép nâng lên 15 triệu tấn/năm. Tổng đầu tư
trong cả hai giai đoạn trờn 16,2 tỷ USD.
+ Nhà máy cán thép nóng tại KKT Vũng Áng, công suất: 4,5 triệu.
+ Nhà máy luyện than cốc tại Vũng Áng, công suất 1,2 triệu tấn/năm.
+ Cảng Sơn Dương và Nhà máy lọc dầu tại KKT Vũng Áng
Ngoài ra, còn có các dự án khác gồm: nhà máy tuyển quặng sắt 0,5 triệu
tấn/năm tại Vũ Quang, Nhà máy bia Sài Gòn- Hà Tĩnh, Nhà máy bia Toàn Cầu, Nhà

máy sản xuất que hàn, Nhà máy bia Plzen, Nhà máy cọc sợi Hồng Lĩnh
14
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔ KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI, XÂY DỰNG TỈNH HÀ TĨNH
1.4. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời
đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa
các hành tinh. Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua
cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình
+16
o
C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây
ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO
2
, bụi, hơi nước, mêtan (CH
4
),
CFC
Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu
ứng nhà kính”.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ
khí CO
2
của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO
2
và các khí nhà kính khác


trong khí
quyển Trái đất làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của
các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO
2
=> CFC => CH
4
=> O
3
=>NO
2
. Sự gia tăng
nhiệt độ Trái đất do Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi
trường Trái đất.
Biến đổi khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển
và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những
thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất
nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò
tăng tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của
LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có
hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm
hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại
khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO

2
, CH
4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
.
• CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra tử các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
15
• CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
• N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
• HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22.
• PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
• SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
2.1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu
Bằng chứng về sự nóng lên của hệ thống khí hậu được thể hiện ở sự gia tăng
nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên toàn cầu, tình trạng băng tan và
tăng mực nước biển trung bình trở nên phổ biến. 11 trong số 12 năm qua (1995-2006)
được xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng kỷ lục (từ năm 1850). Xu
thế nhiệt độ tăng trong 100 năm (kể từ năm 1906 – 2005) là 0,74
0
C (0,56
0
C đến
0,92
0
C), lớn hơn xu thế được đưa ra trong báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC là
0,6
0
C (từ 0,4
0
C đến 0,8

0
C) (1901-2000). Sự gia tăng nhiệt độ đang trở nên phổ biến
trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các khu vực vĩ độ cao ở phía bắc. Khu vực đất liền
nóng lên nhanh hơn các khu vực đại dương. Những thay đổi về nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển, các sol khí, độ che phủ đất và bức xạ mặt trời đã làm thay đổi cân
bằng năng lượng của hệ thống khí hậu. Lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu do con
người đã tăng khoảng 70% so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, trong khoảng
thời gian từ 1970 đến 2004.
Khí CO
2
là loại khí nhà kính quan trọng nhất do các hoạt động của con người tạo ra.
Từ năm 1970 đến năm 2004, phát thải hàng năm của loại khí này tăng khoảng 80%. Xu thế
giảm dài hạn khí thải CO
2
trên một đơn vị năng lượng đã bị đảo ngược sau năm 2000.
Năm 2005, nồng độ CO
2
trong khí quyển là 379 ppm và CH
4
là 1.774 ppm,
vượt xa mức tự nhiên trong hơn 650.000 năm qua. Nồng độ CO
2
trên toàn cầu tăng
chủ yếu do sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thay đổi mục đích sử dụng đất (hoạt động
16
này chỉ góp một phần nhỏ). Tăng nồng độ CH
4
chủ yếu do nông nghiệp và đốt nhiên
liệu hóa thạch. Tốc độ tăng CH
4

cũng đã giảm kể từ những năm đầu thập kỷ 90.
Kể từ 1750, nồng độ CO
2
, CH
4
, N
2
O trong khí quyển toàn cầu tăng rõ rệt do các
hoạt động của con người và hiện nay vượt xa so với mức của thời kỳ trước cách mạng
công nghiệp, làm tan chảy cả các khối băng đã tồn tại qua hàng nghìn năm.
Hầu hết sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu quan sát được từ giữa thế
kỷ 20 có thể do tăng nồng độ khí nhà kính. Trong hơn 50 năm qua, nhiệt độ ở các lục
địa (trừ Nam Cực) đã tăng lên đáng kể.
Nóng lên toàn cầu làm gia tăng mực nước biển. Từ năm 1961, mực nước biển
trung bình trên toàn cầu dâng cao với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm (từ 1,3-2,3
mm/năm) và từ năm 1993 ở mức 3,1mm/năm (từ 2,4- 3,8 mm/năm), do sự dãn nở vì
nhiệt, tan các mũ băng và những tảng băng ở vùng cực. Tốc độ băng tan diễn ra nhanh
nhất trong thời gian từ 1993 đến 2003 thể hiện sự biến đổi trong một thập kỷ, chứ chưa
phải là một xu thế tan chảy dài hạn rõ ràng.
Nóng lên toàn cầu làm giảm lượng băng và tuyết. Dữ liệu vệ tinh từ năm 1978
chỉ ra rằng, trung bình hàng năm, diện tích băng biển ở Bắc cực giảm khoảng
2,7%/thập kỷ (từ 2,1-3,3%/thập kỷ), mức giảm lớn nhất trong mùa hè là 7,4%/thập kỷ
(5,0-9,8%/thập kỷ). Độ che phủ băng và tuyết ở vùng núi nhìn chung giảm ở cả hai
bán cầu.
Từ năm 1900 đến 2005, lượng mưa tăng đáng kể ở các khu vực phía đông của
Bắc và Nam Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á, nhưng giảm ở Sahel, Địa Trung Hải, Nam
Phi và các khu vực Nam Á. Tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi hạn hán đã tăng lên từ
những năm 1970.
Rõ ràng là trong hơn 50 năm qua: số ngày lạnh, đêm lạnh và sương giá ít hơn ở
hầu hết các khu vực đất liền và tăng số ngày nóng, đêm nóng. Các đợt sóng nhiệt trở

nên thường xuyên hơn ở hầu hết các khu vực đất liền, tần suất của các hiện tượng như
mưa lớn tăng ở hầu hết các khu vực và kể từ năm 1975 phạm vi ảnh hưởng của mực
nước biển cao tăng trên toàn thế giới.
Bão nhiệt đới gia tăng, xuất hiện với cường độ mạnh ở Bắc Đại Tây Dương từ
khoảng năm 1970 và không thấy tăng lên ở những nơi khác. Cũng không có xu thế rõ
ràng về số lượng các cơn bão nhiệt đới hàng năm. Khó có thể xác định được xu hướng
lâu dài về hoạt động của bão, đặc biệt trước năm 1970.
Nhiệt độ trung bình của Bắc bán cầu trong nửa sau của thế kỷ 20 cao hơn bất kỳ
giai đoạn 50 năm nào trong 500 năm gần đây và có thể cao nhất trong ít nhất 1300
năm qua. Bằng chứng quan sát được từ tất cả các châu lục và hầu hết các đại dương
chỉ ra rằng, nhiều hệ thống tự nhiên đang bị ảnh hưởng bởi những biến đổi khí hậu khu
vực, đặc biệt là nhiệt độ tăng.
Những biến đổi về tuyết, băng và các vùng đất đóng băng, kích thước các hồ
băng và sự bất ổn ở các vùng núi và vùng đóng băng khác dẫn đến những thay đổi ở
một số hệ sinh thái ở Nam Cực và Bắc Cực.
Một số hệ sinh thái dưới nước cũng bị ảnh hưởng do tăng lưu lượng nước, ảnh
hưởng đến cấu trúc nhiệt và chất lượng nước sông hồ. Với các hệ sinh thái trên cạn,
mùa xuân đến sớm hơn, xu thế dịch chuyển lên các cực và dịch chuyển lên cao đối với
một số hệ động vật, thực vật có liên quan đến hiện tượng nóng lên gần đây. Còn với
17
các hệ sinh thái biển và nước ngọt, những thay đổi về hệ động vật, thực vật và sự
phong phú của tảo, sinh vật phù du và cá liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ của nước,
cũng như liên quan đến những thay đổi về độ che phủ của băng, độ mặn, hàm lượng
ôxy và sự lưu thông của nước.
Có thể tóm lược những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực trên
thế giới như sau:
Châu Phi
- Vào năm 2020, khoảng từ 75 - 250 triệu người sẽ phải chịu áp lực lớn về
nước do biến đổi khí hậu.
- Vào năm 2020, ở một số nước, sản lượng nông nghiệp dựa vào nước mưa

có thể giảm tới 50%. Sản xuất nông nghiệp tại nhiều nước châu Phi sẽ bị
thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu hơn tới an ninh lương thực và
tăng tình trạng suy dinh dưỡng.
- Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng tới các vùng
trũng ven biển, đông dân cư. Chi phí thích ứng có thể chiếm ít nhất từ
5%-10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Năm 2080, diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở châu Phi sẽ tăng từ
5%-8% theo các kịch bản khí hậu.
Châu Á
- Đến những năm 2050, lượng nước ngọt có thể sử dụng được ở Trung Á,
Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn sẽ
giảm.
- Vùng ven biển, nhất là các vùng châu thổ rộng lớn đông dân ở Nam Á,
Đông Á và Đông Nam Á sẽ chịu rủi ro nhiều nhất, do lũ từ sông, biển.
- Biến đổi khí hậu kết hợp đô thị hoá, công nghiệp hoá và phát triển kinh tế
nhanh chóng gây áp lực tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Sự hoành hành của dịch bệnh và tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, chủ yếu liên
quan đến lũ lụt và hạn hán sẽ gia tăng ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
do những thay đổi trong chu trình thuỷ văn.
Ôxtrâylia
và New
Zealand
- Vào năm 2020, suy giảm đa dạng sinh học ở mức cao sẽ diễn ra tại một
số điểm giàu đa dạng sinh học, gồm có Rạn san hô Great Barrier và các
vùng nhiệt đới ẩm ướt ở Queensland, Ôxtrâylia.
- Đến 2030, các vấn đề về an ninh nguồn nước sẽ trầm trọng hơn ở miền
nam và đông Ôxtrâylia, tại miền Bắc và một số vùng Đông New
Zealand .
- Vào năm 2030, sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giảm ở hầu hết miền đông
nam Ôxtrâylia và các vùng miền đông New Zealand do hạn hán và cháy

rừng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vùng khác ở New Zealand sẽ
được hưởng những lợi ích ban đầu.
- Vào năm 2050, phát triển ven biển và tăng dân số ở một số khu vực thuộc
18
Ôxtrâylia và New Zealand sẽ làm tăng nguy cơ mực nước biển dâng, tăng
tần suất và cường độ của bão, lũ ven biển.
Châu Âu
- Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng sự khác biệt giữa các khu vực. Các tác động
tiêu cực bao gồm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét trong nội địa, lũ lụt ven biển
thường xuyên hơn và xói mòn mạnh hơn (do bão lớn và mực nước biển
dâng cao).
- Các vùng núi sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp của sông băng, độ che phủ
của tuyết giảm và suy giảm số lượng lớn các loài (vào năm 2080, ở một
số khu vực tỷ lệ suy giảm là 60% tuỳ theo các kịch bản phát thải )
- Ở Nam Âu - vùng đã từng dễ bị tổn thưởng bởi tính bất thường của khí
hậu - biến đổi khí hậu sẽ làm cho các điều kiện (nhiệt độ cao và hạn hán)
nghiêm trọng hơn và nhìn chung làm giảm khả năng sử dụng nước, tiềm
năng thuỷ điện, du lịch và năng suất cây trồng.
- Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm tăng mối nguy hiểm tới sức khoẻ vì các đợt
sóng nhiệt và tần suất cháy rừng tự nhiên.
Châu Mỹ
La tinh
- Giữa thế kỷ này, ở miền Đông Amazôn, nhiệt độ tăng cao kết hợp với suy
giảm lượng nước sẽ dẫn đến sự thay thế rừng nhiệt đới bằng các hoang
mạc. Thảm thực vật bán khô hạn sẽ được thay thế bằng thảm thực vật khô
hạn.
- Nguy cơ mất đa dạng sinh học ở mức cao là do sự tuyệt chủng các loài ở
nhiều khu vực thuộc vùng nhiệt đới ở Mỹ La tinh.
- Năng suất của một số loại cây trồng quan trọng và khả năng sinh sản của
gia súc sẽ giảm gây hậu quả bất lợi tới an ninh lương thực. Nhìn chung,

số lượng người có nguy cơ bị đói gia tăng.
- Những thay đổi trong các mô hình về lượng mưa và sự biến mất của các
sông băng sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng sử dụng nước phục vụ cho con
người, nông nghiệp và thuỷ điện.
Bắc Mỹ
- Nóng lên ở các dãy núi miền tây sẽ làm giảm lớp tuyết phủ, tăng lũ lụt
mùa đông và giảm lưu lượng nước mùa hè khiến cho cuộc cạnh tranh vì
tài nguyên nước phân bổ không đều diễn ra khốc liệt hơn.
- Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ này, biến đổi khí hậu ở mức vừa phải
sẽ nâng tổng sản lượng của ngành nông nghiệp dựa vào nước mưa thêm
từ 5%-20%, nhưng sản lượng tăng thêm lại thay đổi theo vùng.
- Các thành phố đang trải qua các đợt sóng nhiệt sẽ gặp phải thách thức lớn
hơn vì trong suốt thế kỷ này các đợt sóng nhiệt gia tăng về số lượng,
cường độ và thời gian, gây tác động tiêu cực tới sức khoẻ.
- Các cộng đồng và nơi cư trú ven biển sẽ phải chịu ngày càng nhiều áp lực
do các tác động của biến đổi khí hậu.
19
Các vùng
cực
- Các ảnh hưởng chủ yếu sẽ là giảm độ dày và diện tích của các sông băng,
mũ băng và băng biển, những thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên gây
ảnh hưởng bất lợi tới nhiều sinh vật gồm các loài chim di cư, động vật có
vú và các loài ăn thịt.
- Đối với các cộng đồng ở Bắc cực, các tác động đặc biệt là những tác động
do thay đổi trạng thái của băng, tuyết sẽ phức tạp.
- Các tác động tiêu cực sẽ bao gồm tác động tới cơ sở hạ tầng và lối sống
truyền thống của các cộng đồng bản địa.
Các đảo
nhỏ
- Mực nước biển dâng sẽ làm gia tăng lũ lụt, dông bão, xói lở và các thảm

hoạ ven biển khác, đe dọa cơ sở các hạ tầng có ý nghĩa quan trọng, nơi ở
và các điều kiện hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng trên đảo.
- Phá huỷ hiện trạng ven biển, ví dụ xói lở bờ biển và tẩy trắng san hô sẽ
ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên địa phương.
- Vào giữa thế kỷ này, biến đổi khí hậu sẽ làm suy giảm tài nguyên nước ở
nhiều đảo nhỏ, chẳng hạn như biển Caribê và Thái Bình Dương không có
đủ nước để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mưa ít.
- Do nhiệt độ cao hơn nên các loài ngoại lai sẽ tăng cường xâm lấn, đặc
biệt ở các đảo nằm ở vĩ độ trung và cao.
Nóng lên toàn cầu và nước biển dâng có thể tiếp diễn trong nhiều thế kỷ do tính
phức tạp và sự phản hồi của các quá trình khí hậu, thậm chí ngay cả khi nồng độ các
khí nhà kính đã ổn định. Sau năm 2100, sự thu hẹp của dải băng Greenland sẽ tiếp
diễn, góp phần làm cho mực nước biển dâng cao hơn. Các mô hình hiện nay cho thấy
dải băng tan chảy hoàn toàn sẽ làm cho mực nước biển dâng cao khoảng 7m.
Các nghiên cứu mô hình toàn cầu hiện nay dự báo, dải băng ở Nam cực vẫn còn quá
lạnh để tan chảy trên bề mặt rộng lớn và vẫn tiếp tục tích tụ do mưa tuyết nhiều hơn.
Tuy nhiên, khối lượng băng có thể giảm thực sự giảm nếu xu thế tan chảy trội hơn
trong cân bằng khối của dải băng. Nóng lên toàn cầu do con người có thể dẫn tới một
số tác động đột ngột hoặc không thể đảo ngược, phụ thuộc vào tốc độ và cường độ của
biến đổi khí hậu.
Mất một phần dải băng ở vùng cực nghĩa là mực nước biển sẽ dâng cao hàng mét,
đường bờ biển sẽ có nhiều thay đổi và các vùng thấp/trũng bị nhấn chìm, gây ảnh
hưởng lớn tới các vùng châu thổ sông và các đảo thấp. Những thay đổi này sẽ diễn ra
trong thiên niên kỷ nhưng cũng không loại trừ trong thế kỷ này mực nước biển tăng
nhanh hơn.
Biến đổi khí hậu có thể gây ra một số tác động lớn. Cho đến nay, theo ước tính,
khoảng từ 20%-30% loài có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng
khoảng 3
0
C (tương ứng từ năm 1980-1999). Khi nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 3,5

0
C, dự
báo mô hình cho thấy trên toàn cầu sẽ có từ 40%-70% loài tuyệt chủng.
2.1.3. Các tác động biến đổi khí hậu ở Việt Nam
20
Các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam thực sự được bắt đầu từ những năm
1990 của Viện KTTV. Hầu hết các công trình nghiên cứu về BĐKH vào trước năm
2002 đã được tổng kết trong TBQG-I của Việt Nam cho Công ước khung của LHQ về
BĐKH, năm 2003. Có thể tóm tắt các biểu hiện chính của BĐKH ở Việt Nam trong
hơn 100 năm qua như sau: (1) Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1°C mỗi thập
kỷ, nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1-0,3°C mỗi thập kỷ. Về
mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối
mùa; (2) Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời
kỳ. Tuy vậy, có thể thấy trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa mùa giảm đi trong tháng 7,
8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ; (3) Quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão lùi dần
về cuối năm. Sự biến đổi của gió mùa mùa đông không thể hiện rõ rệt thành xu thế; (4)
Mực nước biển dâng lên cao trung bình là 2,5 đến 3,0cm mỗi thập kỷ; (5) Trong 5 thập
kỷ gần đây hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và
đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt Nam; (6) Biểu hiện của BĐKH ở Việt
Nam về cơ bản phù hợp với xu thế BĐKH đã và đang xảy ra trên toàn cầu cũng như
trong khu vực.
Các kịch bản BĐKH cho Việt Nam và các khu vực của Việt Nam đã được xây
dựng với các nội dung chủ yếu sau: (1) Nhiệt độ sẽ tăng khoảng 0,3 – 0,5°C vào năm
2010; 1,0 – 2,0°C vào năm 2050 và 1,5 – 2,5°C vào năm 2070. Những khu vực có
mức độ tăng nhiệt độ cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc; (2) Lượng mưa mùa mưa biến
động vào khoảng 0 – 10% vào các năm nói trên. Nơi có mức độ biến động lớn nhất về
lượng mưa là Trung Bộ (Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và phần bắc của Nam Trung
Bộ); (3) Nước biển dâng khoảng 5cm/thập kỷ và sẽ dâng 33 – 45cm vào các năm
2050, 2070; (4) Gần đây, một số kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu ở Việt Nam

đưa ra nhận định là : Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng trên toàn bộ các
vùng khí hậu, với mức trung bình từ 2,3 đến 2,8°C. Các tháng mùa lạnh có mức độ
biến đổi và tăng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Các tác động của BĐKH ở Việt Nam đã được nhiều các cơ quan và chuyên gia
đánh giá. Những tác động của BĐKH được tổng kết trong TBQG-I của Việt Nam cho
UBFCCC có thể được tóm tắt như sau:
Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước
- Trên hai hệ thống sông lớn nhất của nước ta là sông Hồng và sông Mê Công
dòng chảy năm biến đổi từ +4% đến -19%, dòng chảy kiệt biến đổi lớn hơn, từ -2%
đến -24%.
- Do lượng mưa ngày tăng lên từ 12-19%, lưu lượng đỉnh lũ tăng lên đáng kể và
chu kỳ tái diễn cũng giảm đi. Với đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 100 năm
thì nay còn 20 năm. Với đỉnh lũ trước đây có chu kỳ tái diễn 20 năm thì nay còn 5
năm tức là tần suất xuất hiện lũ sẽ lớn hơn.
- Các sông vừa và nhỏ, vào năm 2070 dòng chảy năm giảm nhiều nhất ở vùng
Đông Nam Bộ (29-33%), khu vực Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (23-
40,5%), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (2-11,5%) và tăng nhiều nhất ở cực Nam Trung Bộ
(49%), Tây Nguyên (6-16%).
- Khi nhiệt độ tăng lên 1 đến 2,50C, tiềm năng bốc thoát hơi (PET) lần lượt
tăng lên 3%, 8%.
21
Tác động của BĐKH đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp
- Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và
các vĩ độ phía Bắc. Mặt khác, phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp.
Vào những năm 2070, cây nhiệt đới ở vùng núi có thể sinh trưởng lên cao hơn 100-550
m và tiến xa hơn 100-200 km về phía Bắc so với hiện nay.
- Dao động thất thường về cường độ mưa, ngập úng và hạn hán đối với cây
trồng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
- Một phần đáng kể diện tích trồng trọt vùng châu thổ sông Mê Công và sông
Hồng bị ngập mặn do nước biển dâng.

Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái rừng
Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sự tương tác và tiến hóa lâu dài giữa các
yếu tố tự nhiên, trong đó khí hậu đóng vai trò chủ đạo. BĐKH với sự tăng nhiệt độ,
thay đổi lượng mưa và nước biển dâng ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh
thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau:
- Nước biển dâng làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, mặt khác có tác động
xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ;
- Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể
dịch chuyển. Chẳng hạn, rừng cây gỗ họ dầu sẽ mở rộng lên phía Bắc và lên các đai
cao hơn. Rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn sẽ phát triển mạnh do độ ẩm đất giảm và
bốc thoát hơn cây trồng tăng;
- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn
đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, do độ bốc thoát hơi tăng lên
nên độ ẩm đất sẽ giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể sẽ
giảm đi;
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật
quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơ mu, gõ đỏ, lát hoa, gụ mật sẽ có thể bị
suy kiệt;
- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng.
Tác động của BĐKH đối với nguồn lợi hản sản và nghề cá
- Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết
quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ
sung giảm sút nghiêm trọng. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh tế bị giảm sút ít
nhất 1/3 so với hiện nay.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới
(vốn kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế
cao) giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
- Các loại thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị
hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của

các động vật tầng giữa và tầng trên. Hậu quả là: (1) Cá di cư đến vùng biển khác (di cư
thụ động); (2) Giảm khối lượng thân của cá.
22
- Mối liên hệ hữu cơ trong quần xã sinh vật bị phá vỡ, đặc biệt đối với vùng
biển nông hoặc ven bờ.
Tác động của BĐKH đối với ngành năng lượng, giao thông vận tải
- Tác động của nước biển dâng: Hoạt động của các dàn khoan dầu được xây
dựng trên biển, hệ thống vận chuyển dầu và khí và các nhà máy điện chạy khí được
xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành các
máy móc, phương tiện
- Các hải cảng bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho được thiết kế theo mực nước
biển hiện tại sẽ phải cải tạo lại, thậm chí phải di chuyển đến nơi khác. Tuyến đường sắt
Bắc – Nam và các tuyến giao thông nằm sát biển sẽ bị ảnh hưởng.
- Nước biển dâng ảnh hưởng đến các trạm, hệ thống đường dây phân phối điện
trên các vùng ven biển. Gia tăng năng lượng tiêu hao cho bơm tiêu nước các vùng thấp
ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có công trình thủy điện cũng thay đổi làm
cho cơ chế điều tiết nước của các công trình thủy điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ tăng: Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến chi phí thông gió
và làm mát hầm lò khai thác than, tăng chi phí làm mát và giảm hiệu suất, sản lượng
của các nhà máy điện.
- Khi nhiệt độ tăng, tiêu thụ điện cho sinh hoạt cũng tăng do phải sử dụng nhiều
thiết bị làm mát như quạt điện, điều hòa nhiệt độ Trong các ngành công nghiệp,
thương mại, chi phí làm mát cũng tăng lên đáng kể.
- Nhiệt độ tăng lên kèm theo lượng bốc hơi tăng, kết hợp với sự thất thường
trong chế độ mưa, dẫn đến thay đổi lượng dự trữ và lưu lượng của các hồ thủy điện,
ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và điều tiết kế hoạch sản xuất thủy điện. Đồng thời,
các yếu tố trên cũng ảnh hưởng đến chi phí tưới tiêu cho nông nghiệp tăng lên.
- Ảnh hưởng của mưa bão: BĐKH dẫn đến sự thay đổi một vài tính chất của
bão và mùa bão: mùa bão có xu hướng chậm hơn, xảy ra nhiều hơn trên các vĩ độ thấp
và đặc biệt là cường độ bão mạnh hơn và đường đi của bão thất thường hơn.

- Sự thay đổi trong tính chất của mùa bão có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành
năng lượng, trước hết đến hệ thống dàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và
khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện. Hàng trăm cột điện cao thế và hàng
ngàn cột điện hạ thế sẽ bị đe dọa.
- Cường độ mưa quá lớn ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hồ chứa, gây lũ lụt
và đe dọa an toàn cho vùng hạ lưu, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và sông
Cửu Long.
- Mưa nhiều trong bão gây ngập úng, làm tăng chi phí bơm tiêu. Mưa nhiều có
thể gây lũ quét, sạt lở đất, phá hủy các công trình đập và hệ thống thủy điện lớn nhỏ
dẫn đến tăng chi phí duy trì bảo dưỡng và sửa chữa. Lũ, lụt cũng là nguyên nhân tiềm
tàng phá hủy hệ thống hạ tầng cơ sở và hệ thống phân phối năng lượng.
Tác động của BĐKH đối với y tế và sức khỏe con người
- Tác động trực tiếp: Khí hậu nóng lên làm tăng tác động tiêu cực đối với sức
khỏe con người. Thời tiết cực đoan dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già,
người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Khí hậu nóng lên làm thay đổi cấu trúc
23
mùa hàng năm. Mùa đông ở miền Bắc sẽ ấm dần lên dẫn tới thay đổi đặc tính trong
nhịp sinh học của con người.
- Sự tăng lên của thiên tai như bão, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn đe
dọa đời sống của người dân trên nhiều vùng nhất là vùng ven biển, vùng núi.
- Tác động gián tiếp: Tác động qua các nguồn mang và truyền bệnh: Nhiều bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm chịu ảnh hưởng của BĐKH: bệnh sốt rét, bệnh “giun chỉ bạch
huyết”, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, các bệnh vi rút hình cây vốn được coi là
thịnh hành ở vùng nhiệt đới ẩm.
- Nhiệt độ tăng dẫn tới tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn
và côn trùng, vật chủ mang bệnh. Các loại bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan như các bệnh
thuộc đường tiêu hóa, hô hấp, hay các bệnh vi rút, có xu thế tăng lên về số lượng
người bị nhiễm bệnh cũng như tử vong.
- Tác động đối với sản xuất và đời sống: Trước hết phải kể đến sản xuất lương
thực, thực phẩm. Vùng sản xuất bị thu hẹp hoặc phải đắp đê bảo vệ đồng ruộng do

nước biển dâng, nhất là đồng bằng Nam Bộ dẫn tới việc cung cấp lương thực khó khăn
hơn, giá thành cao hơn do tăng chi phí sản xuất, tác động đến thu nhập của một bộ
phận dân cư thuộc lĩnh vực này.
- Khi nước biển dâng, vấn đề giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp trên
các vùng ven biển sẽ có nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và tiêu dùng
của người dân, điểm này ảnh hưởng gián tiếp tới mức sống, sức khỏe của nhân dân
trên cả một vùng rộng lớn của đất nước.
- TBQG-I của Việt Nam cũng đã kiến nghị được nhiều phương án giảm KNK,
góp phần giảm nhẹ BĐKH và đặc biệt là đã đưa ra được một bộ giải pháp thích ứng
với BĐKH cho các ngành chủ yếu nói trên: Tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản,
năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế và sức khỏe con người.
Tác động của nước biển dâng đến ngập lụt
- Với mực nước biển dâng 1m sẽ gây nên ngập lụt đặc biệt là đồng bằng sông
Cửu Long.
- Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng tới vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam,
nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng đước của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu và khu vực biển Giao Thủy (Xuân Thủy) thuộc tỉnh Nam Định.
- Dân cư vùng ven biển sẽ chịu hậu quả của lũ lụt hàng năm, đặc biệt là dân cư
các tỉnh ở châu thổ sông Cửu Long.
Tác động của nước biển dâng đối với rừng ngập mặn
- Nước biển dâng có thể làm cho hàng loạt khu rừng hiện nay bị chìm ngập hẳn.
- Những đặc trưng khác về BĐKH cũng có tác động đến đặc điểm và cấu trúc
của rừng ngập mặn. Mùa đông ấm hơn tạo điều kiện thuận lợi phát triển rừng ngập
mặn thuộc ven biển Bắc Bộ song ở ven biển Trung Bộ, sự gia tăng thời tiết khô nóng
và hạn hán có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây rừng ngập mặn. Hiện
tượng bồi tụ và xói lở trên nhiều khu vực bờ biển sẽ gia tăng và cường độ sóng mạnh
lên, tác động xấu đến các khu rừng ngập mặn.
Tác động của nước biển dâng đến các đô thị và công trình
24

×