Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật giám định tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.06 KB, 48 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CHÍNH PHỦ

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
MỤC LỤC
I. Giới thiệu:………………………………………………………….…….…trang 3
1. Những hạn chế của khung pháp lý về giám định tư pháp hiện hành:…............... 3
2. Mục tiêu của việc ban hành Luật giám định tư pháp ……………….….………. 4
3. Những vấn đề đặt ra trong Báo cáo đánh giá tác động của
Luật giám định tư pháp …………………………………….………................ 6
II. Giải pháp và tác động của giải pháp..................................................................... 7
1. Vấn đề 1. Yêu cầu giám định tư pháp của đương sự trong tố tụng dân sự,
tố tụng hành chính................................................................................................. 8
2. Vấn đề 2. Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp
Trong Luật giám định tư pháp .............................................................................12
3. Vấn đề 3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.........................................30
4. Vấn đề 4. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y................32
5. Vấn đề 5. Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần......................................38
6. Vấn đề 6. Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức.
giám định tư pháp công lập.................................. ...............................................40
7. Vấn đề 7. Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện giám định tư pháp và bảo đảm nguồn kinh phí cho các
cơ quan tiến hành tố tụng chi trả phí giám định tư pháp .....................................42
8. Vấn đề 8. Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp
công lập, chi phí dịch vụ giám định.................................................................... 43
9. Vấn đề 9. Mối quan hệ giữa Luật giám định tư pháp và
pháp luật tố tụng................................................................................................. 45
III. Kết luận chung...................................................................................................46
2 2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA DỰ THẢO LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
I. GIỚI THIỆU
1. Những hạn chế của khung pháp lý về giám định tư pháp hiện hành
Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và quản lý hoạt động Giám định tư pháp
ở Việt Nam. Tính đúng đắn của các chính sách về giám định tư pháp đã từng bước
đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng và ngày càng được khẳng định qua quá trình
thực thi pháp luật.
Tuy nhiên, việc thực thi Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 trong thời
gian qua cũng bộc lộ một số tồn tại và hạn chế, cụ thể là:
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Giám định tư pháp còn thiếu đồng
bộ do các văn bản được ban hành bởi nhiều cấp, ngành, nội dung điều chỉnh về các
mối quan hệ trong lĩnh vực Giám định tư pháp thiếu thống nhất, chưa đầy đủ và
còn nhiều chồng chéo.
- Khái niệm và phạm vi dịch vụ Giám định tư pháp còn bị bó hẹp, không còn
phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội nói chung, yêu cầu của đổi mới, cải
cách tư pháp, pháp luật nói riêng làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng, quyền lợi
hợp pháp của người tham gia tố tụng và khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế
về tư pháp và pháp luật.
- Nhiều việc giám định được thực hiện trước khi khởi tố điều tra hoặc trong
quá trình thi hành án hình sự nhưng chưa được tính đến và quy định cụ thể trong
Pháp lệnh giám định tư pháp. Trên thực tế, nhiều vụ việc kết quả giám định (xác
định mức độ thiệt hại tài sản, mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe) là căn cứ
có khởi tố hay không khởi tố, như vậy, trong trường hợp này, cơ quan điều tra đã
trưng cầu thực hiện giám định trước khi có quyết định khởi tố vụ án và kết luận
giám định này được sử dụng làm căn cứ trong quá trình giải quyết vụ án.
- Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Pháp lệnh giám
định tư pháp chưa được thể hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và còn
thiếu các quy định cụ thể về điều kiện, giải pháp thực hiện. Cần bổ sung các quy

định điều chỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của các tổ chức chuyên
môn; hoạt động giám định tư pháp của chuyên gia thuộc các khu vực kinh tế khác
nhau; cơ chế giải quyết, điều phối hoạt động giám định, quản lý người giám định tư
pháp trong các lĩnh vực giám định không có tổ chức giám định; các quy định về thu
3 3
và quản lý, sử dụng phí giám định...để động viên, khuyến khích một cách hiệu quả
các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện giám định tư pháp.
- Các quy định về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp chưa đồng bộ, liên
thông với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính nên có một số xung đột pháp luật chưa được giải quyết một cách hợp lý, triệt
để.
- Quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám
định tư pháp chưa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến công tác quản lý nhà nước có lúc
còn buông lỏng hoặc chồng chéo, nhiều Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa
thực sự quan tâm, chăm lo đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc trách
nhiệm quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm
trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp nhưng
quyền hạn của Bộ Tư pháp chưa xứng tầm; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động
giám định tư pháp hầu như còn bỏ ngỏ. Các cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò rất
quan trọng trong việc thống kê số lượng, đánh giá chất lượng giám định góp phần
quan trọng trong hoạch định chính sách về giám định tư pháp nhưng chưa có quy
định cụ thể về trách nhiệm này dẫn đến việc thiếu sự phối hợp cần thiết giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng với cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
- Tính thực tiễn, minh bạch của pháp luật về công tác đầu tư cho Giám định
tư pháp còn có nhiều hạn chế. Các tổ chức giám định hầu hết không có trụ sở riêng,
thiếu kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho việc giám định tư pháp rất nghèo nàn và
lạc hậu. Nguồn kinh phí cho việc trưng cầu và thực hiện giám định tư pháp chưa
được bảo đảm, nhất là trong hoạt động tố tụng hình sự, chưa có khoản chi ngân
sách riêng bảo đảm việc chi trả chi phí cho việc trưng cầu giám định. Lợi ích của
các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định chưa được bảo đảm trong mối tương quan

hợp lý với nguyên tắc, quy luật dịch vụ, hàng hóa trong cơ chế kinh tế thị trường.
2. Mục tiêu của việc ban hành Luật Giám định tư pháp
Mục tiêu chung của việc ban hành Luật Giám định tư pháp là tạo cơ sở pháp
lý cao, hoàn thiện pháp luật về Giám định tư pháp, khắc phục tình trạng thiếu nhất
quán trong hệ thống pháp luật hiện nay giữa pháp luật về Giám định tư pháp và
pháp luật tố tụng. Việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của pháp luật là
cơ sở để củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, qua đó tạo
chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu quả, làm cho hoạt động giám
định tư pháp đáp ứng tốt yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và góp phần
vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm là bảo đảm việc
phán quyết của toà án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, góp phần bảo
4 4
đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám
định tư pháp, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân về giám định ngoài hoạt động
tố tụng, tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp
của mình góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoàn thiện
cơ chế pháp lý mới, đồng bộ và hiệu quả cho hoạt động Giám định tư pháp để Nhà
nước thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm điều kiện phát
triển giám định tư pháp, tạo sự minh bạch trong chính sách quản lý của Nhà nước.
Với tinh thần đó, Luật Giám định tư pháp xác định thực hiện có hiệu quả 7 mục
tiêu cụ thể như sau:
a) Bảo đảm mọi trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng được
đáp ứng kịp thời, chất lượng; bảo đảm việc thực hiện giám định ở các lĩnh vực
được chính xác, khách quan, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án (hình sự).
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc chủ động tìm kiếm chứng
cứ, góp phần tích cực trong việc bảo đảm thực thi chủ trương mở rộng dân chủ
trong tố tụng, tăng cường tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp
bằng việc quy định quyền tự mình trực tiếp yêu cầu giám định của đương sự trong
tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

c) Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp theo hướng xã hội hóa với
mức độ hợp lý hoạt động giám định tư pháp, huy động tốt hơn nữa nguồn lực của
xã hội cho việc phát triển giám định tư pháp, đảm bảo hoạt động giám định tư pháp
đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động tố tụng cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của
tổ chức, cá nhân với chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện hiệu
quả một số giải pháp, cụ thể là:
- Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập
trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự.
- Xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức chuyên môn có năng lực trong
các lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp: văn hóa, tài chính-kế toán, xây
dựng, môi trường, thông tin và truyền thông, sở hữu trí tuệ... và tạo điều kiện, thu
hút các tổ chức này tham gia tích cực vào hoạt động giám định tư pháp.
- Cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp (tổ chức giám định tư
pháp ngoài công lập) để huy động tốt hơn nữa các nguồn lực của xã hội cho hoạt
động giám định tư pháp.
d) Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp đủ về số
lượng, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng và có kiến thức pháp lý cần
thiết.
5 5
e) Xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, nhất quán về chế độ, chính sách
thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ người giám định tư pháp và các tổ chức chuyên
môn tham gia hoạt động giám định tư pháp.
f) Bảo đảm cơ sở vật chất (trụ sở, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện phục
vụ hoạt động giám định) cho các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ
thuật hình sự theo hướng hiện đại, có trọng tâm trọng điểm và bảo đảm hiệu quả
đầu tư.
g) Hoàn thiện chế định quản lý nhà nước nhằm tạo lập cơ chế quản lý đồng
bộ, hiệu quả và đi vào thực chất, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong
hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp hiện nay; tăng cường và phân
định rõ nội dung quản lý cũng như vai trò, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp

đối với công tác giám định tư pháp; đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của
các cơ quan tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp.
3. Những vấn đề đặt ra trong Báo cáo đánh giá tác động của Luật Giám
định tư pháp
Dự thảo Luật Giám định tư pháp (sau đây gọi là Dự án Luật) quy định nhiều
nội dung quan trọng điều chỉnh tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp ...
Tuy nhiên, để Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật ngắn gọn, súc tích,
Báo cáo đánh giá tác động tập trung đánh giá một số vấn đề chính, có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển Giám định tư pháp. Đặc biệt, tập trung đánh giá về những vấn
đề mới, những vấn đề có sửa đổi bổ sung so với Pháp lệnh giám định tư pháp năm
2004. Các vấn đề được lựa chọn để đánh giá là những nội dung liên quan đến việc
thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng (Nghị quyết 49/NQ-TW), việc tăng
cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều
kiện cho hoạt động giám định tư pháp phát triển, đáp ứng trưng cầu của các cơ
quan tiến hành tố tụng, nhu cầu của cá nhân, tổ chức về giám định tư pháp. Cụ thể
như sau:
a- Vấn đề 1: Yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính;
b- Vấn đề 2: Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp trong Luật
giám định tư pháp
c- Vấn đề 3: Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
d- Vấn đề 4: Hệ thống tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y
e- Vấn đề 5: Hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần
6 6
f- Vấn đề 6: Bảo đảm cơ sở vật chất cho các tổ chức giám định tư pháp công
lập.
g- Vấn đề 7: Chính sách, chế độ ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức thực hiện
giám định tư pháp và Bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng
chi trả phí giám định tư pháp
h- Vấn đề 8: Thực hiện dịch vụ giám định của các tổ chức giám định tư pháp

công lập, chi phí dịch vụ giám định
i- Vấn đề 9: Mối quan hệ giữa Luật Giám định tư pháp và pháp luật tố tụng
II. GIẢI PHÁP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP
1. Vấn đề 1: Yêu cầu giám định của đương sự trong tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính
1.1. Xác định vấn đề
Một trong những nội dung cốt yếu của Chiến lược cải cách tư pháp là lấy tòa
án và công tác xét xử làm trung tâm, lấy tranh tụng và mở rộng dân chủ trong hoạt
động tố tụng là khâu đột phá, nên giám định tư pháp phải trở thành công cụ,
phương tiện hữu hiệu, thiết thực cho các bên tố tụng sử dụng, phục vụ đắc lực cho
việc tranh tụng của mình, nhất là trong tố tụng dân sự, tố tùng hành chính. Với tinh
thần này, cần phải cho phép các bên đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính có quyền tự mình trực tiếp yêu cầu tổ chức thực hiện giám định, cá nhân, tổ
chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định như là một phương cách tìm
kiếm chứng cứ để thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân
sự, tố tụng hành chính.
1.2. Thực trạng hiện nay
Hiện nay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và
Luật tố tụng hành chính thì chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng được trưng cầu giám định tư pháp; đương sự chỉ có quyền đề nghị cơ quan
tiến hành tố tụng hoặc đề nghị người tiến hành tố tụng xem xét việc trưng cầu giám
định.
Ví dụ:
- Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “khi có những vấn đề cần được
xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này (các trường hợp bắt buộc phải trưng
cầu giám định) hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết
định trưng cầu giám định”.
7 7
- Điều 90, khoản 1 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định: “ Theo sự thỏa thuận
lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự,

Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định”.
- Điều 83 Luật tố tụng hành chính quy định: “ Theo yêu cầu của đương sự
hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong
quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối
tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết
luận của người giám định”.
Căn cứ các quy định hiện hành đã dẫn trên cho thấy sự không phù hợp giữa
quy định pháp luật hiện hành với Chiến lược cải cách tư pháp, cải cách pháp luật,
cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đặc biệt cần làm cho pháp luật về
giám định tư pháp có sự tương thích với pháp luật tố tụng, bảo đảm cho đương
sựthực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm chứng minh của họ trong tố tụng dân sự,
tố tụng hành chính. Từ đó đặt ra vấn đề Dự án Luật giám định tư pháp phải giải
quyết bằng việc đưa ra quy định pháp luật để đương sự trong tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính được tự mình trực tiếp yêu cầu giám định.
1.3. Mục tiêu
Dự án Luật Giám định tư pháp đã quy định theo hướng: giám định được thực
hiện theo yêu cầu trực tiếp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính
cũng được coi là giám định tư pháp, kết luận giám định do người giám định tư
pháp, tổ chức giám định tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự trong vụ việc
dân sự cũng được xác định là kết luận giám định tư pháp; đồng thời quy định về
quyền, nghĩa vụ của đương sự - người yêu cầu giám định, về văn bản yêu cầu giám
định và cơ chế chế cụ thể nhằm bảo đảm cho đương sự trong vụ việc dân sự chủ
động tìm kiếm chứng cứ thông qua hoạt động giám định. Cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận và đưa vào hồ sơ vụ án bản
kết luận giám định do đương sự cung cấp. Trong trường hợp không tiếp nhận bản
kết luận giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do về việc không tiếp nhận cho người đã cung cấp kết
luận giám định. Việc xem xét, đánh giá các kết luận giám định do đương sự trong
vụ việc dân sự, vụ án hành chính cung cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân
sự, tố tụng hành chính về đánh giá chứng cứ.

1.4. Các Phương án để lựa chọn
Trong quá trình soạn thảo,Vấn đề 1, được đề xuất 3 phương án:
Phương án 1
8 8
Giữ nguyên như hiện hành
Phương án 2
Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quyền trực
tiếp yêu cầu giám định tư pháp.
Phương án 3
Cho phép đương sự trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
được trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp.
1.5. Đánh giá tác động của các phương án
Phương án 1.
Giữ nguyên như hiện hành
a) Tác động tiêu cực
- Đối với nhà nước
+ Hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, không đồng bộ.
+ Nhà nước (cơ quan tiến hành tố tụng) phải chi trả toàn bộ chi phí trưng cầu
giám định.
+ Không có cơ sở pháp luật nhằm đột phá “điểm nghẽn” giám định tư pháp.
+ Không thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về cải
cách pháp luật, cải cách tư pháp, trong đó hoạt động giám định tư pháp có vai trò
quan trọng.
- Đối với cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
+ Không có cơ chế pháp luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự,
Luật tố tụng hành chính.
+ Suy giảm niềm tin đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
b) Tác động tích cực
Không có gì

Phương án 2.
Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính được quyền trực
tiếp yêu cầu giám định tư pháp.
a) Tác động tích cực
- Đối với Nhà nước
9 9
+ Thể chế hóa được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về cải cách
pháp luật, cải cách tư pháp liên quan đến giám định tư pháp.
+ Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất.
- Đối với cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
+ Có cơ sở pháp luật thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố
tụng dân sự, tố tụng hành chính, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
+ Tăng cường niềm tin đối với phán quyết của Tòa án, qua đó tự giác thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế những tiêu cực không đáng có.
b) Lợi ích
Giảm thủ tục, nhân công trong việc tạm thu, thu, thanh quyết toán phí giám
định tư pháp. Theo quy định tại Dự án Luật này, đương sự yêu cầu tự thỏa thuận và
chi trả, thanh quyết toán phí giám định trực tiếp với tổ chức được trưng cầu giám
định tư pháp. Thực hiện phương án này sẽ giảm chi cho ngân sách Nhà nước về
nhân công, biên chế, giấy tờ...
Giả sử, mỗi năm giám định viên trong cả nước thực hiện 40.000 vụ, việc dân
sự, hành chính (cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu, chịu trách nhiệm tạm thu chi
phí, thu phí, thanh toán chi phí cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, quyết
toán sổ sách, giấy tờ theo đúng thủ tục về tài chính, kế toán), chi phí bình quân
4.000.000/việc (bốn triệu đồng) thì tổng số tiền chi phí cho giám định là:
160.000.000.000đ (một trăm sáu mươi tỷ đồng)/năm. Để thực hiện việc thanh
quyết toán số tiền 160 tỷ đồng này, theo cơ chế hiện hành bộ máy nhà nước phải
chi 1% x 160 tỷ = 1 tỷ 600 triệu đồng. Nếu thực hiện theo quy định mới, những vụ
việc do đương sự yêu cầu và tự nộp, thanh quyết toán chi phí giám định thì Nhà
nước không phải chi số tiền 1 tỷ 600 triệu chi phí phục vụ việc thu, tạm thu, chi,

thanh, quyết toán chi phí giám định.
Như vậy, ngân sách nhà nước hàng năm giảm chi 1 tỷ, sáu trăm triệu đồng
chi cho nhân công, biên chế, giấy tờ... thanh quyết toán việc thu, chi, quyết toán phí
giám định tư pháp.
Phương án 3
Cho phép đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng hình sự
được quyền trực tiếp yêu cầu giám định tư pháp
a) Tác động tiêu cực
10 10
Dễ bị lợi dụng trong tố tụng hình sự, dễ dẫn đến việc lợi dụng giám định để
trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, gây khó khăn trong hoạt động tố tụng hình
sự.
b) Lợi ích
Như phương án 2
1.6. Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình soạn thảo đây là vấn đề được sự quan tâm mạnh mẽ của các
Nhà khoa học cũng như dư luận của các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến, tựu trung
có thể tóm tắt như sau:
- Một số ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng cho rằng
không nên mở rộng đối tượng được trực tiếp yêu cầu giám định bởi lẽ hoạt động tố
tụng là của cơ quan tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng muốn thì phải
đề nghị để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét quyết định
việc trưng cầu giám định, một số ý kiến còn lo ngại, nếu mở rộng đối tượng được
trực tiếp yêu cầu giám định sẽ dễ bị lạm dụng để kéo dài thời gian giải quyết vụ án,
không đạt mục đích giải quyết “điểm nghẽn” về giám định tư pháp trong thời gian
qua.
- Đa số ý kiến cho rằng cần thiết phải mở rộng quyền yêu cầu giám định cho
đương sự, vì đây là công cụ hữu hiệu cần thiết để họ thực hiện nghĩa vụ chứng
minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự, tố tụng hành chính hiện hành. Loại ý kiến này cũng đồng tình ở việc cho

phép đương sự trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được trực tiếp yêu cầu
giám định mà không mở rộng đến đương sự trong tố tụng hình sự vì về nguyên tắc
của tố tụng hình sự là nghĩa vụ chứng minh thuộc cơ quan tiến hành tố tụng.
- Loại ý kiến thứ 3 đề nghị mở rộng quyền trực tiếp yêu cầu giám định cho
đương sự trong tố tụng hình sự với lập luận: đã là đương sự không kể là trong tố
tụng nào đều có quyền bình đẳng, đều có quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình
trước pháp luật.
Quy định này tác động trực tiếp đến các cơ quan tiến hành tố tụng, các cá
nhân, tổ chức tham gia tố tụng, việc mở rộng quyền cho đương sự trong tố tụng
được trực tiếp yêu cầu giám định là phù hợp với tiến trình dân chủ trong tư pháp đã
được Nghị quyết 49/NQ-TW chỉ rõ; tuy vậy, trước mắt cần xác định đổi mới từng
bước phù hợp với thực tiễn và cần có thời gian thích hợp nhằm chuyển biến tư
tưởng đã thành nếp nhiều năm là chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng được trưng cầu giám định tư pháp. Ngoài ra, nếu đồng thời
11 11
mở rộng đương sự trong tố tụng hình sự được trực tiếp yêu cầu giám định là bước
đi chưa thích hợp trong giai đoạn ngắn hạn tới, cần có thời gian tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện vào thời điểm thích hợp.
Sau khi so sánh tác động ảnh hưởng của các giải pháp, Dự thảo Luật lựa
chọn thể hiện theo phương án 2 là giải pháp phù hợp, có lợi nhất về xã hội, kinh tế;
phương án 1 không còn tính thời sự, chưa thể chế hóa chủ trương của Đảng;
phương án 3 cũng cần thời gian nghiên cứu thêm và sửa đổi bổ sung hoàn thiện thể
chế vào thời điểm thích hợp, cũng là tránh sự xáo trộn quá lớn, ảnh hưởng không
tốt đối với hoạt động tố tụng.
2. Vấn đề thứ 2: Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp
trong Luật giám định tư pháp
2.1. Xác định vấn đề
Đây là nội dung thể chế hoá chủ trương xã hội hoá hoạt động giám định tư
pháp nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội thúc đẩy sự phát triển của công tác
giám định tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, tạo

điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời tạo cơ chế để cá
nhân, tổ chức (đương sự) tham gia tố tụng trong các vụ án dân sự, vụ án hành chính
tìm kiếm chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo đúng quy
định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
2.2. Thực trạng hiện nay
Chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp đã được ghi nhận trong
Pháp lệnh giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh giám định tư pháp thể hiện theo hướng ngoài lực
lượng giám định viên được các cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và cấp thẻ, đồng
thời cho phép cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu cá nhân có trình độ
chuyên môn phù hợp, tổ chức chuyên môn đủ điều kiện (với tư cách người giám
định theo vụ việc) thực hiện giám định, thậm chí pháp luật hiện hành còn cho phép
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể trưng cầu người không có
trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy
tín trong lĩnh vực đó thực hiện giám định. Nhưng trên thực tế quy định này chưa
được triển khai đầy đủ do còn thiếu các quy định cụ thể về điều kiện, giải pháp thực
hiện như: quy định về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của các tổ chức chuyên
môn, chuyên gia thuộc các khu vực kinh tế khác nhau; cơ chế giải quyết, điều phối
hoạt động giám định, quản lý người giám định tư pháp trong các lĩnh vực giám
định không có tổ chức giám định, trách nhiệm của tổ chức chuyên môn, người
đứng đầu tổ chức chuyên môn được trưng cầu giám định tư pháp, thiếu các quy
12 12
định về thu và quản lý, sử dụng phí giám định...nên việc tham gia giám định của
người giám định theo vụ việc, các tổ chức chuyên môn hiện nay còn rất hạn chế.
2.3. Mục tiêu
- Tạo cơ sở pháp lý cao, vững chắc để củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động
giám định tư pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, đột phá về chất lượng và hiệu
quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của hoạt động
tố tụng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng mà trọng tâm
là bảo đảm việc phán quyết của toà án được chính xác, khách quan và đúng pháp

luật, góp phần bảo đảm công lý, công bằng xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa
hoạt động giám định tư pháp bảo đảm đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân ngoài
hoạt động tố tụng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hoàn thiện một bước hệ thống tổ chức giám định tư pháp, tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các tổ chức giám định tư pháp công lập,
tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển các tổ chức giám định tư pháp ngoài
công lập.
- Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp đủ về số
lượng, đáp ứng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức pháp lý cần thiết
bảo đảm đáp ứng yêu cầu giám định, phục vụ đắc lực hoạt động tố tụng trước yêu
cầu ngày càng cao của cải cách tư pháp.
- Bảo đảm mọi trưng cầu, yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng được
đáp ứng kịp thời, chất lượng; bảo đảm việc thực hiện giám định ở mọi linh vực
được chính xác, khách quan, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án (hình sự).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc chủ động tìm kiếm chứng
cứ, góp phần tích cực trong việc bảo đảm thực thi chủ trương mở rộng dân chủ
trong tố tụng, tăng cường tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp
bằng việc quy định quyền tự mình, trực tiếp yêu cầu giám định của người dân trong
tố tụng dân sự.
2.4. Các Phương án lựa chọn
Trong quá trình soạn thảo, Vấn đề 2 được đề xuất 2 phương án
Phương án 1
Giữ nguyên như hiện hành.
Phương án 2
13 13
Cho phép thành lập văn phòng giám định tư pháp trong tất cả các lĩnh vực
giám định; đồng thời đổi mới phương pháp, cách thức lập và công bố danh sách
người giám định tư pháp theo vụ việc; phương pháp, cách thức xem xét lập và công
bố danh sách tổ chức chuyên môn thực hiện giám định tư pháp.

2.5. Đánh giá tác động của các phương án
Phương án 1
Một số ý kiến đề nghị theo phương án này cho rằng nên giữ nguyên về tổ
chức giám định tư pháp như Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 đã quy định.
a) Tác động tích cực
Không có gì
b) Tác động tiêu cực
- Hoạt động giám định tư pháp không đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ
mới của hoạt động tố tụng trong tiến trình cải cách pháp luật và cải cách tư pháp
theo chủ trương của Đảng.
- Không giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của người tham gia tố tụng dân
sự, tố tụng hình sự trong việc chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ, dế dẫn đến thiếu khách quan.
Phương án 2
Các ý kiến đề xuất phương án 2 đề nghị vừa đồng thời cải tiến phương pháp,
cách thức lập, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, danh sách
tổ chức chuyên môn đủ điều kiện thực hiện giám định tư pháp với việc cho phép
thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là phù hợp với việc mở rộng
quyền trực tiếp yêu cầu giám định cho đương sự trong tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính, không nên hạn chế tổ chức giám định tư pháp chỉ được thành lập tổ chức
giám định tư pháp ngoài công lập trong các lĩnh vực giám định chưa có tổ chức
giám định tư pháp công lập mà cần cho phép thành lập ở tất cả các lĩnh vực mà xã
hội có nhu cầu. Loại ý kiến này cho rằng thực tiễn những ách tắc trong hoạt động tố
tụng thời gian qua nhiều vụ việc chủ yếu do tổ chức giám định tư pháp công lập
không đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động tố tụng và nếu chỉ cho phép thành lập ở
các lĩnh vực mà nhu cầu xã hội không lớn sẽ không tạo điều kiện để thành lập tổ
chức giám định tư pháp ngoài công lập vì không có lợi ích kinh tế hài hòa với đầu
tư của tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập dẫn đến quy định trở thành hình
thức, không khả thi. Cần thể hiện trong Dự án Luật một cách hợp lý, vừa thể hiện
nhà nước quyết tâm tập trung cao trong việc đầu tư nhân lực, vật lực cho các tổ

chức giám định tư pháp trong các lĩnh vực Pháp y, Pháp y tâm thần, Kỹ thuật hình
14 14
sự, chính sách đãi ngộ thích đáng nhằm động viên, thu hút người tài, giỏi, có đạo
đức tham gia thực hiện giám định tư pháp; đồng thời vẫn thể hiện được tinh thần
động viên, khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư thành lập tổ chức giám định tư
pháp ngoài công lập.
a) Tác động tích cực
Đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và đường
lối, chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp của Đảng.
b) Lợi ích
Giảm chi lớn (hàng trăm tỷ đồng) cho ngân sách nhà nước trong đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện thực hiện giám định.
BẢNG 1.
Chi phí trang bị thiết bị tối thiểu phục vụ hoạt động
của một Tổ chức giám định
A. Các thiết bị thuộc phòng xét nghiệm gen (ADN):
TT Danh mục ĐV tính
Số
lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
1 Bàn kính dùng cho điện di Cái 4 2.000.000 8.000.000
2 Bàn nhuộm gen Cái 1 15.900.000 15.900.000
3 Bàn thí nghiệm lavabo Cái 20 17.000.000 340.000.000
4 Bể rửa dụng cụ bằng siêu âm 20 lít Cái 2 30.000.000 60.000.000
5 Bộ chụp ảnh gen Bộ 1 274.500.000 274.500.000
6
Bộ pipet man loại 10, 20, 200,

1.000, 5.000 ml
Bộ 10 15.000.000 150.000.000
7 Buồng điện di đứng và bộ nguồn Bộ 2 82.000.000 164.000.000
8 Cân kỹ thuật điện tử hiện số Cái 1 14.000.000 14.000.000
9 Cân phân tích điện tử Cái 2 40.000.000 80.000.000
10 Hệ lọc nước siêu sạch 2 lít/ h Máy 1 160.000.000 160.000.000
11
Hệ thống điện di ngang và bộ
nguồn
Bộ 2 35.000.000 70.000.000
12 Hệ thống máy PCR Bộ 1 238.500.000 238.500.000
13
Hệ thống máy phân tích gen 8 mao
dẫn
Bộ 1 3.000.000.000 3.000.000.000
14 Hệ thống Real - Time PCR Bộ 1 1.200.000.000 1.200.000.000
15 Hộp sáng Hộp 2 1.500.000 3.000.000
16 Lò vi sóng Cái 1 3.500.000 3.500.000
17 Máy cất nước 1 lần 10 l/h Máy 1 28.500.000 28.500.000
15 15
TT Danh mục ĐV tính
Số
lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
18 Máy cất nước 2 lần 4 l/h Máy 1 59.000.000 59.000.000
19 Máy cô chân không Máy 1 240.000.000 240.000.000
20 Máy đo pH Cái 2 14.000.000 28.000.000

21 Máy in phun màu Cái 1 1.900.000 1.900.000
22 Máy khuấy từ gia nhiệt Cái 2 7.000.000 14.000.000
23 Máy lắc nhuộm gen Bộ 1 20.500.000 20.500.000
24 Máy lắc ổn nhiệt Máy 1 49.000.000 49.000.000
25 Máy lưu điện 3 KVA Máy 4 10.000.000 40.000.000
26 Máy lưu điện 6 KVA Máy 4 20.000.000 80.000.000
27 Máy ly tâm lạnh Máy 1 215.000.000 215.000.000
28 Máy ly tâm lạnh Máy 1 161.400.000 161.400.000
29 Máy ly tâm thí nghiệm thường Máy 2 84.000.000 168.000.000
30 Máy nghiền và đồng nhất máu Máy 1 40.000.000 40.000.000
31 Máy quang phổ UV-VIS Máy 1 239.500.000 239.500.000
32 Máy Spill down Máy 4 32.000.000 128.000.000
33 Máy trộn vortex Cái 4 8.000.000 32.000.000
34 Nồi hấp vô trùng ≥75 lít Cái 2 100.000.000 200.000.000
35 Tủ cấy vô trùng, tủ an toàn sinh học Cái 5 100.000.000 500.000.000
36 Tủ đựng đồ thủy tinh Cái 1 1.400.000 1.400.000
37 Tủ đựng đồ vô trùng Cái 1 1.400.000 1.400.000
38 Tủ đựng dung môi, hóa chất Cái 1 42.000.000 42.000.000
39 Tủ lạnh 260 lít Cái 4 6.000.000 24.000.000
40 Tủ lạnh giữ mẫu Cái 3 85.000.000 255.000.000
41 Tủ lạnh sâu -20
0
C Cái 2 80.000.000 160.000.000
42 Tủ lạnh sâu -86
0
C Cái 1 118.000.000 118.000.000
43 Tủ sấy Cái 2 35.000.000 70.000.000
TỔNG CỘNG: 43 danh mục 8.698.000.000
B. Các thiết bị thuộc xét nghiệm hóa pháp:
Stt Danh mục thiết bị Số lượng

Đơn giá dự toán
(Tạm tính
1USD=18.500VND)
Thành
tiền
USD VND VND
1 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến 1 bộ 15,900 300.000.0
00
300.000
.000
16 16
Stt Danh mục thiết bị Số lượng
Đơn giá dự toán
(Tạm tính
1USD=18.500VND)
Thành
tiền
USD VND VND
Cấu hình
1. Máy chính: Một chùm tia công nghệ
Diode Array, mảng thu nhận tín hiệu đo 1024
diode. Có khả năng quét nhanh: 0,1 giây cho
toàn khoảng 190 – 1100nm.
1 bộ
2. Hệ thống điều khiển 1 bộ
- Phần mềm
+ Phần mềm điều hành
+ Phần mềm xử lý
- Hệ thống máy tính máy in
3. Chất chuẩn và phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ

2 Bộ lọc dung môi 4 cái 700 13.000.00
0
52.000.
000
Cấu hình
1. Phễu lọc, bình chứa dung môi và phụ kiện
tiêu chuẩn
4 chiếc
3 Bộ vi chiết pha rắn + Hệ thống chiết pha
rắn hoàn chỉnh (kèm máy hút chân
không)
1 bộ/loại 22,500 400.000.0
00
400.000
.000
Cấu hình
1. Máy chính và phụ kiện tiêu chuẩn 1bộ
2. Máy hút (chân không) dung môi không
dầu
1cái
4 Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, Detector
chuỗi Diode, Detector huỳnh quang, Bộ
dẫn xuất hoá sau cột
1 hệ thống 140,000 2.574.000
.000
2.574.0
00.000
Cấu hình
1. Hệ bơm gradient bốn kênh dung môi kèm
theo bộ đuổi khí chân không. Với độ chính

xác tốc độ dòng: < 0.07%.
1 bộ
2. Bộ bơm mẫu tự động với độ chính xác <
0.25% RSD.
1 bộ
3. Hệ Detector chuỗi diode cho bước sóng
tới 950nm và có thể đo đổng thời 8 bước
sóng.
1 bộ
4. Detector huỳnh quang có khả năng làm
việc độc lập như một máy đo huỳnh quang.
1 bộ
5. Bộ điều nhiệt và quản lý cột. Kỹ thuật
Peltier với 2 ngăn điều nhiệt độc lập.
1 bộ
6. Hệ thống điều khiển 1 bộ
- Phần mềm
+ Phần mềm điều hành
+ Phần mềm xử lý
+ Phần mềm tra cứu
17 17
Stt Danh mục thiết bị Số lượng
Đơn giá dự toán
(Tạm tính
1USD=18.500VND)
Thành
tiền
USD VND VND
- Hệ thống máy tính máy in
7. Hệ thống cột, bộ bảo vệ cột 1 bộ

8. Hệ lọc dung môi 1 bộ
9. Bộ dẫn xuất hóa sau cột 1 bộ
10. Bộ khởi động 1 bộ
11. Bộ lưu điện online 6kVA 1 bộ
12. Bộ chất chuẩn 1 bộ
5 Hệ thống sắc ký khí khối phổ GC/MS/MS 1 hệ thống 325,000 6.042.500
.000
6.042.5
00.000
Cấu hình
1. Thân máy sắc ký khí công nghệ dòng mao
quản, với 16 kênh điều khiển điện tử với độ
lặp lại thời gian lưu < 0.008%, độ phân giải
áp suất 0.001psi.
1 bộ
2. Buồng bơm mẫu chia dòng/không chia
dòng dạng nắp xoáy.
1 bộ
3. Bộ bơm mẫu tự động đa năng kiểu robot 3
chiều .
1 bộ
4. Detector khối phổ MS/MS với nguồn ion
hóa trơ đồng nhất, tứ cực mạ vàng, buồng va
chạm 6 cực gia tốc tuyến tính, dạng detector
trục 3 hướng.
1 bộ
5. Hệ thống điều khiển 1 bộ
- Phần mềm
+ Phần mềm điều hành
+ Phần mềm xử lý

- Hệ thống máy tính máy in
6. Hệ thống cột phân tích 1 bộ
7. Bộ phụ kiện lắp đặt thiết bị GC 1 bộ
8. Hệ thống khí 1 bộ
9. Bộ khởi động 1 bộ
10. Bộ lưu điện online 10kVA 1 bộ
11. Bộ chất chuẩn 1 bộ
6 Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ 3 lần tứ cực 1 hệ thống 452,000 8.292.500
.000
8.292.50
0.000
Cấu hình
1. Hệ bơm gradient dung môi áp suất cao
kèm theo bộ đuổi khí chân không. Với độ
chính xác tốc độ dòng: < 0.07%.
1 bộ
2. Thiết bị tiêm mẫu tự động hiệu năng cao
với độ chính xác < 0.25% RSD.
1 bộ
3. Bộ điều nhiệt và quản lý cột. Kỹ thuật
Peltier với 2 ngăn điều nhiệt độc lập. Điều
1 bộ
18 18
Stt Danh mục thiết bị Số lượng
Đơn giá dự toán
(Tạm tính
1USD=18.500VND)
Thành
tiền
USD VND VND

nhiệt lên tới 100
O
C
4. Hệ thống Detector khối phổ 3 lần tứ cực.
Buồng phản ứng sáu cực áp suất cao ,tần số
cao. Sử dụng kỹ thuật tăng tốc trục tuyến
tính. Khoảng động học rộng > 6 x 10
6
. Độ ổn
định khối < 0,1u trong 24 giờ. Buồng phun ở
vị trí vuông góc với mao quản.
1 bộ
5. Nguồn ion hóa 1 bộ
6. Hệ Detector chuỗi diode cho bước sóng
tới 950nm và có thể đo đổng thời 8 bước
sóng.
1 bộ
7. Hệ thống điều khiển 1 bộ
- Phần mềm
+ Phần mềm điều hành
+ Phần mềm xử lý
- Hệ thống máy tính máy in
8. Hệ thống khí 1 bộ
9. Hệ thống cột phân tích và bộ bảo vệ cột 1 bộ
10. Bộ khởi động 1 bộ
11. Bộ lưu điện online 10kVA 1 bộ
12. Bộ chất chuẩn 1 bộ
7 Máy đo dộ pH 2 cái 700 13.500.00
0
27.000.

000
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 2 cái
8 Cân phân tích điện tử hiện số 1 cái 2,100 39.000.00
0
39.000.
000
Cấu hình
1. Thiết bị + quả cân chuẩn 100g+/-0.1mg 1 cái
9 Tủ đựng dung môi 2 cái 4,700 86.500.00
0
173.000
.000
10 Tủ lạnh sâu -30
o
C 1 cái 5,000 92.500.00
0
92.500.
000
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ
11 Máy khuấy từ gia nhiệt 2 cái 800 14.000.00
0
28.000.
000
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 2cái
12 Máy trộn Vortex 2 cái 700 13.500.00
0
27.000.

000
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 2 bộ
19 19
Stt Danh mục thiết bị Số lượng
Đơn giá dự toán
(Tạm tính
1USD=18.500VND)
Thành
tiền
USD VND VND
13 Máy ly tâm 1 cái 5,000 95.000.00
0
95.000.0
00
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ
14 Máy li tâm lạnh đến -10
o
C 1 cái 9,500 175.000.0
00

175.000.
000
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ
15 Bộ bàn thí nghiệm có chậu rửa 1 bộ 29,000 535.000.0
00
535.000
.000

Cấu hình
1. Bàn thí nghiệm lắp giữa phòng 1 bộ
2. Bàn thí nghiệm đơn lắp cạnh tường 4 bộ
16 Bàn thí nghiệm thường 5 Bộ 900 16.600.00
0
83.300.
000
Cấu hình
1. Bàn thí nghiệm thường 5 bộ
17 Máy ảnh kỹ thuật số 1 Cái 650 11.700.00
0
11.700.
000
Cấu hình
1. Máy chính + phụ kiện 1 bộ
18 Điều hoà 2 cục một chiều 18000Btu 4 cái 850 15.600.00
0
62.400.
000
Cấu hình
1. Máy điều hòa 4 cái
19 Máy hút ẩm 4 cái 350 6.700.000 26.800.
000
Cấu hình
1. Máy hút ẩm 4 cái
20 Tủ sấy 1 bộ 3,200 58.300.00
0
58.300.
000
Cấu hình

1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 bộ
21 Máy phát điện 150 kVA 1 hệ thống 46,000 850.000.0
00
850.000
.000
Cấu hình hệ thống
1. Máy chính + phụ kiện tiêu chuẩn 1 cái
II DANH MỤC MUA SẮM TRANG THIẾT
BỊ NĂM 2011

1 Hệ thống sắc ký khí GC/FID/NPD/ECD 1 hệ thống 86,000 1.674.000
.000
1.674.0
00.000
Cấu hình
20 20

×