Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ - NCS. Nguyễn Thị Vân Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 24 trang )

1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng và về tín hiệu của ngôn ngữ, nhưng
những vấn đề về mối quan hệ giữa lí thuyết tín hiệu học với góc độ tạo nghĩa của ngôn ngữ, giữa ngôn
ngữ với những đặc trưng văn hóa dân tộc vẫn chưa được nghiên cứu triệt để. Đó là lí do thứ nhất chúng
tôi chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” để nghiên cứu với mong
muốn đóng góp một tiếng nói chung cho vấn đề này.
Lí do thứ hai là văn hóa địa phương vừa mang trong mình những nét chung của văn hóa dân tộc,
vừa có những nét riêng biệt độc đáo đậm đà bản sắc riêng. Tìm hiểu ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn
của tín hiệu học, chúng tôi muốn khám phá cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc, độc đáo về phương thức thể hiện,
cũng như nội dung hiện thực và nghệ thuật biểu hiện của nó.
Một lí do nữa là ý thức hướng về cội nguồn truyền thống văn hóa dân gian mà cụ thể là đi vào tìm
hiểu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi muốn hiểu hơn về lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, hiểu hơn về một thể loại văn học truyền thống. Lí do thứ tư, chúng tôi
mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn tín hiệu học. Các tín hiệu thẩm mĩ
trong tác phẩm văn học chính là “chìa khóa” để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.Với những lí
do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” nhằm phác
họa một bức tranh toàn cảnh về hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao của vùng đất này.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, vấn đề tín hiệu (TH) và tín hiệu thẩm mĩ (THTM) đã được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập như Đ Hữu Châu với bài viết: L thuyt hệ thng trong ngôn ngữ hc dưi nh sng ca phương
php lun khoa hc ca Mc [26] và Những lun điểm về cách tip cn ngôn ngữ hc các sự kiện văn hc
[19], Nguyn Lai: T một s lun điểm ca Mc suy nghĩ về bn cht tn hiệu ca ngôn ngữ [60], Hoàng
Trinh: T k hiệu hc đn thi php hc [148] Năm 1977 trên báo Văn nghệ, tác giả Hoàng Tuệ có bài
nghiên cứu “Tín hiệu và biểu trưng”.
Trong những năm gần đây, nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng
định được ý nghĩa thực tin của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời đã có


những đóng góp quan trọng cho lí thuyết THTM. Việc vận dụng lý thuyết THTM và nghiên cứu văn
chương phát triển nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh: Một s tín hiệu
thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh (1990), Lê Thị Hồng: Tìm hiểu vn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cn
(1993), luận án tiến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ ca tín hiệu thẩm mĩ
không gian trong ca dao”, Tác giả Phạm Thị Kim Anh “Hình thức ngôn ngữ và  nghĩa biểu trưng ca tín
hiệu thẩm mĩ “Liễu” trong thơ mi”. Tác giả Hoàng Trinh trong “Tác phẩm được tặng gii thưởng Hồ
Chí Minh” (2003) ở phần thứ hai “Kí hiệu hc: những vn đề liên quan đn thi pháp hc” đã nêu những
vấn đề: đặc thù của một kí hiệu, tính một nghĩa và tính đa nghĩa của kí hiệu ngôn ngữ.
Tác giả Bùi Minh Toán với bài nghiên cứu “T tín hiệu ngôn ngữ đn tín hiệu thẩm mĩ trong văn
chương” [141,1] đã đề cập đến sự chuyển hóa của TH ngôn ngữ thành THTM có sự thay đổi về chất. Kết
quả của những công trình đó sẽ là cơ sở, tiền đề để chúng tôi tham khảo thực hiện đề tài của mình.
Thể loại ca dao có rất nhiều công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như: “Về một phương diện nghệ
thut trong ca dao tình yêu” (1990) của Trần Thị An, “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” (1991) của Mai Ngọc
Chừ, “Hình tượng khăn, nón, o trong ca dao- dân ca Việt Nam” (1991) của Nguyn Văn Hùng, “Con
thuyền trong ca dao dân ca Việt Nam” (1991) của Lê Minh Tiệp Có thể thấy, các công trình nghiên cứu
về ca dao dưới góc độ của văn học vô cùng phong phú và tập trung chủ yếu ở mảng ca dao Bắc Bộ và
Nam Bộ. Số lượng các công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ nói chung còn rất hạn chế. Như
vậy có thể khẳng định những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn ngôn ngữ, cụ
2



thể là dưới góc độ lí thuyết THTM vẫn còn vắng bóng. Nghiên cứu đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
trong ca dao Nam Trung Bộ” chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói mới cho hướng nghiên cứu
về hiện tượng văn học rất đi phức tạp và lý thú vẫn còn để ngỏ này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu
ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ. Từ đó, đưa ra những nhận định chung về một hệ thống tín
hiệu ngôn ngữ được chuyển hóa như thế nào để trở thành một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ biểu
đạt những giá trị thẩm mĩ - nghệ thuật ca dao.

Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trước hết là hệ thống hóa các lý thuyết về TH, TH ngôn ngữ, TH ngôn
ngữ thẩm mĩ, các nội dung về trường nghĩa, ngữ cảnh, mối quan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề về
văn học, ngôn ngữ học, THTM, TH ca dao
Tiếp đến, áp dụng lý thuyết trên vào miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc các trường nghĩa cụ thể
trong ca dao Nam Trung Bộ đó là: trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, trường nghĩa vt thể nhân tạo,
trường nghĩa thực vt và trường nghĩa động vt về hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, miêu tả và
phân tích xem chúng đã được sử dụng, vận hành và biến đổi như thế nào qua mi hình thức biểu đạt. Việc
nghiên cứu hình thức biểu đạt và ý nghĩa thẩm mĩ của các THNN trong ca dao Nam Trung Bộ nhằm chỉ ra
được mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò của tự nhiên trong tư duy nghệ
thuật của những sáng tác dân gian. Cũng từ đó chỉ ra những đặc trưng ca các tín hiệu thẩm mĩ trong ca
dao Nam Trung Bộ. Những THTM điển hình được nghiên cứu trong ca dao Nam Trung Bộ chúng ta sẽ
nhận thấy dấu ấn văn hóa của vùng đất này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do số lượng các bài ca dao khảo sát rất lớn và các TH khảo sát có tính chất đa dạng, phức tạp nên
chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những THTM điển hình, tiêu biểu, những TH có tần suất cao và có giá trị
biểu trưng phong phú đại diện cho mi trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ. Chúng được coi là các
“tiêu điểm”, các từ trung tâm, từ điển hình để xét toàn diện các mặt ngôn ngữ - văn hóa - văn học của
một trường nghĩa cụ thể. Hay có thể nói, những TH chúng tôi nghiên cứu được xem như một hệ thống
THTM đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa Nam Trung Bộ bằng hình thái thẩm mĩ - ngôn ngữ ca dao.
Trong quá trình phân tích các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi có đối sánh với
những TH ca dao ở các vùng miền khác để thấy được tính chất dung hợp của chúng cũng như những sự
khác biệt nhất định. Chính sự khác biệt đó góp phần giúp cho ta nhận ra bản sắc văn hóa phong phú đa
dạng của mi cộng đồng người Việt, mà cụ thể ở đây là văn hóa của người dân Nam Trung Bộ.
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án là: 1.Nhiều tác giả, (2006), Ca dao, dân ca đt Qung,
Nxb Đà Nẵng, 2. Hoàng Chương, Nguyn Có, (1997), Bài chòi và dân ca Bình Định, Nxb Sân khấu, 3.
Nguyn Định, chủ biên, (2002), Văn hc dân gian Sông Cầu, UBND Huyện Sông Cầu, 4. Nguyn Đình
Tư, (1965), Non nưc Phú Yên, Nxb Tiền Giang, 5.Nguyn Đình Tư, (2003), Non nưc Khánh Hòa, Nxb
Thanh niên, 6. Thạch Phương - Ngô Quang Hiển, (1994), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb KHXH, H, 7. Bùi
Nguyn Hương Trà, (2004), Sắp xp và phân loại ca dao lưu truyền ở Huyện Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa,
Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Quy Nhơn, 8. Trương Thị Kim Chánh, (2010), Phân loại và bưc đầu

đnh gi ca dao sưu tầm và lưu truyền ở tỉnh Bình Định, Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Quy Nhơn, 9.
Nhiều tác giả - Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Quy Nhơn, (2011), Ca dao Nam Trung Bộ.
Dựa vào những tư liệu trên, chúng tôi thu được 4.537 bài ca dao chứa tín hiệu cần nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là các THTM ca dao. Các THTM này tồn tại luôn luôn gắn
chặt với môi trường văn hóa, gắn liền với những yếu tố về địa lí, lịch sử Vì vậy cần phải sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành.
3



5.2 Vận dụng các phương pháp, thủ pháp, thao tác nghiên cứu ngôn ngữ đặc thù: thống kê, phân
loại.
5.3 Luận án vận dụng phương pháp miêu tả và phân tích. Để làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp trong
khả năng thực hiện nghĩa của các THTM, chúng tôi đã vận dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh.
5.4 Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh.
6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ nhìn từ
góc độ thực tin: bản chất THTM mà cụ thể ở đây là THTM trong ca dao Nam Trung Bộ.Cũng là lần đầu
tiên, các THTM điển hình của các trường nghĩa: hiện tượng tự nhiên, vt thể nhân tạo, thực vt, động vt
trong ca dao Nam Trung Bộ được miêu tả cả bề rộng lẫn chiều sâu, từ hình thức biểu đạt đến nội dung ý
nghĩa, từ bình diện ngôn ngữ thông thường đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, từ các ý nghĩa cơ sở đến
những ý nghĩa nghệ thuật cụ thể, mới mẻ, sinh động. Và cũng từ những ý nghĩa chung và riêng đó, luận
án chỉ ra những đặc trưng của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ có so sánh với ca dao các vùng
miền khác. Kết quả nghiên cứu, một mặt góp phần làm cụ thể hơn việc đọc ca dao theo thi pháp tín hiệu
học, mặt khác góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu lịch sử phát triển ngôn ngữ thơ ca, phát triển
nhận thức thẩm mĩ của dân tộc. Qua đó còn góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu
ngôn ngữ trong quan hệ liên ngành.
Trong xu thế dạy học tích hợp: ngôn ngữ- văn chương - văn hóa, một vấn đề trọng tâm là phương
pháp giải mã ngữ nghĩa nghệ thuật- văn hóa ( YNTM) của các THTM, các hình tượng nghệ thuật phải tiến

hành như thế nào để đạt hiệu quả. Đặc biệt với ca dao- thể loại văn học dân gian đóng một vai trò rất quan
trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
là những gợi dẫn hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn hữu quan.
7. Cấu trúc của luận án

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu
1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
1.1.1.1 Tín hiệu
a. Khái niệm tín hiệu: Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấy định nghĩa rộng
của F. Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó có tác dụng phát hiện ra những đặc trưng TH học của các TH
ngôn ngữ. Như vậy, một sự vật muốn trở thành TH phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: TH phi có tính
vt cht.; TH phi gợi ra, đại diện cho một ci gì đó khc vi chính nó; TH phi được ch thể tip nhn
và lý gii được; TH phi nằm trong một hệ thng nht định và có đặc điểm khác biệt vi các yu t khác
cùng hệ thng.
b. Phân loại tín hiệu: Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành những phạm trù khác
nhau. K.Buhler chia các TH thành: Symbole (TH chỉ ra sự vật, đối tượng), Symptome (TH bộc lộ trạng
thái tâm sinh lí, tư tưởng, tình cảm của người nói), Signal (TH gây tác động tâm sinh lí cho người nghe)
[17, 711]. Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu (icones), chỉ hiệu (index), và ưc hiệu
(symbol) dựa theo tiêu chuẩn quan hệ giữa cbđ và cđbđ mà F.de Saussure đã đưa ra. Morris dựa vào mối
quan hệ giữa TH với các loại sự vật mà chúng biểu thị để chia TH thành hai loại: các chỉ hiệu và định
hiệu [17,712]. A.Schaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem TH gắn liền với chức năng giao tiếp, nên ông tiến
hành phân loại như sau: đầu tiên ông phân TH thành TH nhân tạo và TH tự nhiên (TH đích thực)[17,713].
P.Guiraud từ năm 1950 đã đưa ra bảng phân loại TH. Ông phân chia TH dựa trên mối quan hệ giữa thực
tế với nhận thức của con người. P.Guiraud tiếp tục phân chia TH thành TH tự nhiên và TH nhân
tạo[17,714].
4




Đ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểm riêng của mình. Những tiêu chí
phân loại mà Đ Hữu Châu đưa ra là: 1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện, 2/ Dựa vào nguồn
gốc của tín hiệu, 3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, 4/ Căn cứ vào chức
năng xã hội của tín hiệu [17,716-718]. Dựa vào mặt thể chất của TH có thể phân chia ra được các loại TH
như: TH màu sắc, TH âm thanh Trong đó THNN được coi là một loại TH đặc biệt.
1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ: F.de Saussure xác định THNN như sau: “Tn hiệu ngôn ngữ kt liền
thành một không phi một sự vt vi một tên gi mà là một khi niệm vi một hình nh âm thanh, hai yu
t này gắn bó khăng kht vi nhau và đ có ci này phi có ci kia. Trong đó khi niệm được gi là ci
được biểu đạt (cđbđ) và hình nh âm thanh được gi là ci biểu đạt (cbđ )” [112,121].
Ch.S. Pierce cũng có quan niệm tương tự. Ông cho rằng đại đa số THNN thuộc loại ước hiệu, loại
TH mà mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ là hoàn toàn v đoán, không giải thích được nguyên do. Loại TH này
sẽ mất tư cách là TH nếu không có cái lí giải. F.de Saussure chỉ rõ rằng “Thường người ta không nói bằng
TH riêng lẻ, mà bằng tng nhóm TH, tng khi có tổ chức, vn cũng là TH ” [17, 221]. Sau này, Ch.W.
Morris cũng đồng tình với F. de Saussure về quan điểm cho rằng tất cả các TH đều nằm trong quan hệ với
các TH khác và quy định lẫn nhau [17, 712]. Do đó, các TH luôn nằm trong một hệ thống nhất định. Ngôn
ngữ là một loại TH đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống với những cấp độ và quan hệ đặc thù của
ngôn ngữ.
1.1.1.3 Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
a. Khái quát về tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ: Ch.Morris cho rằng THTM là: “Một thut ngữ ca
tín hiệu để phân biệt nó vi tín hiệu khác ở chức năng thẩm mĩ và đặc trưng miêu t hoặc tạo hình”[Dẫn
theo 50, 218]. Tác giả Lại Nguyên Ân quan niệm về THTM trong “150 thuật ngữ văn học” như sau:“Là
những hệ thng vt cht truyền ti cc thông bo. Đại diện cho các hình thái hoạt động vt cht và các
mi quan hệ ca con người, các hệ thng ngôn ngữ kí hiệu ở nghệ thut trở thành “vt ti” cc nội dung
khách quan can dự vào quá trình phn ánh thực tại bằng nghệ thut” [4,127]. Theo Bùi Minh Toán: “Tín
hiệu thẩm mĩ là loại tín hiệu có chức năng thẩm mĩ: biểu hiện ci đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cm xúc
về ci đẹp. Nó cũng như mi loại tín hiệu khác, cần có hai mặt: cái biểu đạt và ci được biểu đạt, nhưng
ci được biểu đạt là  nghĩa thẩm mĩ” [141, 1]. Đ Hữu Châu đã có những kiến giải cụ thể về THTM
ngôn ngữ: THTM là phương tiện sơ cp (primaire) ca văn hc. Ngôn ngữ thực sự ca văn hc là ngôn
ngữ - THTM, cú pháp - THTM. THNN tự nhiên trong văn hc chỉ là hình thức- cbđ ca THTM [15,18];
THTM phi tương ứng vi một vt quy chiu nào đy trong th gii hiện thực. Chẳng hạn như một con

thuyền, một dòng sông, hay một nỗi buồn nào đó [17, 576].
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất tên gọi tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ cũng
là tín hiệu thẩm mĩ. Từ những điều đã được trình bày trên đây, để làm r hơn mối quan hệ giữa THNN và
THTM, có thể minh họa bằng sơ đồ sau:
Cbđ hình thức
TH ngôn ngữ
Cbđ Cđbđ nội dung (ý nghĩa)
THTM
Cđbđ nội dung (ý nghĩa thẩm mĩ)
Từ sơ đồ này, chúng ta thể thấy rằng cả cái hợp thể cbđ và cđbđ tạo thành THNN đã trở thành cbđ
cho một cđbđ mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩm văn học. Hay nói một cách khác, THTM
là tổng hòa tính hai mặt của THNN. Theo quan niệm của chúng tôi, hình thức là tất cả các phương tiện
ngôn ngữ được tổ chức thành văn bản ca dao. Hình thức ở đây liên quan chặt chẽ với hình tượng nghệ
thuật và tư tưởng, quan niệm của tác giả. Điều đáng chú ý ở đây nếu mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong
ngôn ngữ tự nhiên có thể là v đoán thì mối quan hệ giữa cbđ v cđbđ trong THTM lại l luôn c lí do

×