Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Nghiên cứu đánh giá các điều kiện và đề xuất mô hình phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.02 KB, 146 trang )

ubnd tỉnh thừa thiên huế
sở khoa học và công nghệ
trờng đại học kinh tế quốc
dân
viện nghiên cứu kt & Pt

đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh
nghiên cứu đánh giá các điều kiện và đề xuất
mô hình phát triển khoa học và công nghệ
của tỉnh thừa thiên huế
Mã số:
BáO CáO TổNG HợP
Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Đặng Đình Đào
Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Nghiên cứu Kinh tế & Phát triển



Hµ Néi, n¨m 2012
ubnd tỉnh thừa thiên huế
sở khoa học và công nghệ
trờng đại học kinh tế quốc
dân
viện nghiên cứu kt & Pt

đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh
nghiên cứu đánh giá các điều kiện và đề xuất
mô hình phát triển khoa học và công nghệ
của tỉnh thừa thiên huế
Mã số:
BáO CáO TổNG HợP
Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Đặng Đình Đào


Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Nghiên cứu Kinh tế & Phát triển

Thnh viờn tham gia ti
1. GS.TS. ng ỡnh o Vin NCKT & PT i hc Kinh t quc dõn Ch nhim
2. TS. ng Thu Hng Vin NCKT & PT i hc Kinh t quc dõn Th ký
3. TS. V Th Minh Loan Vin NCKT & PT i hc Kinh t quc dõn Thnh viờn
4. TS. Nguyn Bớch Ngc Vin NCKT & PT i hc Kinh t quc dõn Thnh viờn
5. ThS. Phm Minh Tho Vin NCKT & PT i hc Kinh t quc dõn Thnh viờn
6. ThS. Lờ Th Thu H Vin NCKT & PT i hc Kinh t quc dõn Thnh viờn
7. ThS. Nguyn Xuõn Ho Trng Kinh t Qung Bỡnh Thnh viờn
8. PGS.TS. Nguyn Khc Hon Trng H Kinh t Hu Thnh viờn
9. PGS.TS. Nguyn Vn Tun Trng H Kinh t Quc dõn Thnh viờn
10. ThS. ng Th Thỳy H Trng H Kinh t Quc dõn Thnh viờn
Hà Nội, năm 2012
MỤC LỤC
M· sè: 1
M· sè: 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
M· sè: 1
M· sè: 3
Trong thời gian qua, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Thừa Thiên Huế luôn
duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%; điều này đã góp phần cải thiện mức
sống, tạo điều kiện để Tỉnh phát triển theo hướng CNH, HĐH. Các thành tựu phát
triển kinh tế chủ yếu bao gồm: 71
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế tỉnh và các lĩnh vực (%). .Error:
Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Khoa học-công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các cơ
hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội

nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sản xuất, kéo theo sự
thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng như trong quản lý của mỗi một đơn
vị doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp và các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các
nhà quản lý kinh tế phải có những chính sách phù hợp để phát triển nền sản xuất
kinh doanh và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá phát triển mạnh.
Nhận thức rõ vai trò đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng về
khoa học- công nghệ và khẳng định: “Cùng với giáo dục, đào tạo khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế- xã hội, là điều kiện cần
thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công
nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước bằng cách dựa vào khoa học, công nghệ”.
Hiện nay, Thừa Thiên Huế cũng như các địa phương khác trong cả nước đang
tích cực đẩy mạnh CNH-HĐH, trong đó chú trọng đến vai trò của khoa học và công
nghệ. Hơn một thập kỷ qua, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển tương đối
toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao hơn mức trung bình của cả nước,
chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mục tiêu đề ra.
Điều này có sự đóng góp không nhỏ của khoa học và công nghệ. Đặc biệt năm
2010, trong bối cảnh cả nước và toàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức do hậu
quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại, thiên tai, dịch bệnh xảy ra
Song nền kinh tế thành phố Huế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, có 13/16 chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 13,5% GDP bình
quân đầu người đạt 1.350 USD. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ đạt 10.383 tỷ
đồng, tăng 35,2%. Hoạt động du lịch có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khá với
doanh thu đạt 831 tỷ đồng, tăng 21,47%, tổng lượt khách đến Huế đạt 1.451,6 nghìn
lượt, tăng 12%. Thu ngân sách đạt 417,535 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn
đạt 2.887 tỷ đồng ; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng đã có những
chuyển biến mạnh mẽ.
1
Để tiếp tục đà tăng trưởng và thực hiện mục tiêu “xây dựng Thừa Thiên Huế

trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền
Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du
lịch; khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực,
chất lượng cao”, việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành trung tâm khoa học và
công nghệ được coi như là một giải pháp mang tính đột phá để đạt được mục tiêu
trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Thừa Thiên Huế, trong lịch sử đã từng đóng vai trò trung tâm vùng miền và
thủ đô của cả nước, kéo dài từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20; vào thời kỳ Việt Nam bị
chia cắt sau hiệp định Genève, Huế cũng là một tiền đồn quan trọng về mặt văn hóa,
vì thế, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xây dựng ở Huế một trung tâm đại học, quy
tụ nhiều nhà khoa học danh tiếng của miền Nam thời bấy giờ. Ngày nay Thừa
Thiên Huế được cả nước biết đến như là một trung tâm đào tạo đa ngành và nghiên
cứu khoa học có uy tín ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước với 13
trường Đại học và 6 trường Cao đẳng, xếp thứ ba trong cả nước về số lượng sau Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đại học Huế là trung tâm đào tạo lớn của
miền Trung và cả nước với 11 trường thành viên, 2 khoa và 5 trung tâm trực thuộc,
với 93 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 64 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 22
chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Có 30 viện, phân viện, trung tâm nghiên cứu khoa
học, 16 thư viện lớn và hàng chục thư viện nhỏ. Trung tâm Học liệu thuộc Đại học
Huế là một trong những thư viện điện tử hiện đại nhất ở Việt Nam. Thư viện Tổng
hợp tỉnh là một trong những thư viện có nguồn lực thông tin lớn nhất trong các thư
viện cấp tỉnh trong cả nước. Đội ngũ khoa học hùng hậu, , với trên 400 tiến sĩ, tiến sỹ
khoa học, 165 giáo sư, phó giáo sư, chuyên ngành đào tạo khá đa dạng. Nhiều nhà khoa
học đã có những phát minh, sáng chế, có các công trình khoa học xuất sắc, có những bài
báo đăng trên tạp chí khoa học thế giới. Nhiều đề tài nghiên cứu thử nghiệm và ứng
dụng kỹ thuật mới vào sản xuất tạo tiền đề cho việc chuyển đổi phương thức canh
tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, phù hợp với điều kiện tự
nhiên của tỉnh.
Đặc biệt, hoạt động ứng dụng các kỹ thuật mới trong lĩnh vực y học, khám chữa
bệnh có sự phát triển vượt bậc. Một số kỹ thuật hiện đại đã được sử dụng thành công ở

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Bên cạnh
những thành tựu đạt được, Thừa Thiên Huế vẫn còn đang gặp một số hạn chế như:
hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển
2
giao công nghệ còn ở mức rất thấp, không đồng bộ; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật trong những ngành, những lĩnh vực mũi nhọn còn mỏng, nguồn nhân lực
KHCN hiện chưa được tận dụng triệt để. Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí
uy tín quốc tế còn khiêm tốn. Sự gắn kết giữa nhà khoa học với nhà doanh nghiệp,
nhà sản xuất chưa chặt chẽ và cơ chế chính sách để tạo động lực cho các nhà khoa
học đam mê với công việc còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư
các thiết bị công nghệ mới làm giảm khả năng cạnh tranh, công tác chuyển giao
công nghệ ít được chú trọng Ngoài ra, ngân sách đầu tư cho khoa học và công
nghệ của tỉnh còn thấp, đạt xấp xỉ 2% nên chưa thu hút được đội ngũ cán bộ khoa
học có trình độ chuyên môn cao, nhất là các tầng lớp tri thức Việt Kiều.
Từ những thành tựu và hạn chế trên cho thấy, để xây dựng tỉnh Thừa Thiên
Huế trở thành trung tâm khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
nhưng cũng rất khó khăn . Do vậy, để tìm kiếm các giải pháp và nắm bắt cơ hội,
phát huy những lợi thế vốn có, việc “ Nghiên cứu đánh giá các điều kiện và đề xuất
mô hình phát triên khoa học và công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế” là đề tài mang
tính cấp bách và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng một trung tâm khoa học và công nghệ.
- Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển khoa học và công
nghệ và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ ở một số các nước trên thế giới
và ở Việt Nam; đặc biệt là nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sự phát triển khoa học
và công nghệ cũng như tiêu chí về một trung tâm khoa học và công nghệ những
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học và công nghệ hiện nay (bao gồm
những nhân tố nội sinh và những nhân tố ngoại sinh)
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các điều kiện phát triển khoa học và công

nghệ tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua điều tra khảo sát các tổ chức, doanh
nghiệp và các nhà nghiên cứu
- Đưa ra dự báo nhu cầu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ ; quan
điểm và phương hướng phát triển và một số chương trình đầu tư trọng điểm.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng trên (các điều kiện), đề tài đề xuất
mô hình và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế
3
3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Để khoa học và công nghệ nhanh chóng phát huy được vai trò là nền tảng và
động lực đẩy mạnh mẽ cho CNH, HĐH đất nước, “ Chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ Việt Nam đến năm 2010” đã đưa ra các quan điểm: Phát triển khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Phát triển khoa học và công nghệ phải định
hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh; Bảo đảm
gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công
nghệ với khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học ký thuật; Đẩy
mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng
lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học
và công nghệ của đất nước; Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng
điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ.
Những năm gần đây, để đẩy nhanh tốc độ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, nhiều địa phương đã đưa ra chiến lược phát triển khoa học và công nghệ.
Nhiều hội thảo đã được tổ chức như: “Hội thảo khoa học định hướng phát triển
khoa học công nghệ đến năm 2020” của tỉnh Phú Yên, ngày 9 tháng 6 năm 2010;
Dự án “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường tỉnh Hải
Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”; Đề án: “Quy hoạch tổng thể khoa
học, công nghệ tỉnh Quảng Bình”; “Kế hoạch hành động về phát triển khoa học và
công nghệ đến năm 2020” của UBND tỉnh An Giang;
Đề án “Quy hoạch phát triển khoa học công nghệ giai đoạn đến năm 2020 “

của tỉnh Nghệ An. Nội dung chủ yếu tập trung vào những những vấn đề như: Định
hướng đầu tư tiềm lực khoa học và công nghệ; Định hướng hoạt động khoa học
công nghệ của các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; Định hướng phối hợp
trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Các giải pháp phát
triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn của địa phương;. Các cơ chế
chính sách tạo điều kiện cho cán bộ khoa học có cơ hội tham gia phát triển năng lực
nghiên cứu khoa học; Các chính sách thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật; đào tạo đội
ngũ cán bộ làm công tác khoa học và công nghệ; Vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hiện có để bảo
đảm nguồn cán bộ khoa học, kỹ thuật và kỹ thuật viên cho địa phương. Ứng dụng
4
các công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân và khu vực nông thôn, công
nghiệp và kết cấu hạ tầng; Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, trong sản
xuất vật liệu mới;. Vấn đề đầu tư chiều sâu, thay dần công nghệ cũ bằng công nghệ
mới tiên tiến, hiện đại vào các ngành, các cơ sở sản xuất quan trọng như: chế biến
nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng…
Dự án “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường tỉnh
Hải Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” cũng đã nhấn mạnh đến vấn đề
ưu tiên cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm của một số doanh nghiệp vừa và
nhỏ; cải tiến và hiện đại hoá các ngành nghề truyền thống để nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường, tạo việc làm cho người lao động; phát triển kinh
tế, phát triển khoa học công nghệ, khai thác tài nguyên phải gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái. Theo đó, việc phát triển khoa học công nghệ phải có hướng tập
trung, ưu tiên trên một số lĩnh vực mũi nhọn, coi trọng yêu cầu thị trường, đồng thời
phải khai thác tối đa năng lực khoa học công nghệ trong và ngoài tỉnh nhằm phục
vụ có kết quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn; Xây
dựng luận cứ khoa học cho các qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lựa chọn các
vấn đề ưu tiên, cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với
điều kiện cụ thể của tỉnh, bảo tồn, khai thác, phát huy văn hoá truyền thống để phục

vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Về mặt nội dung xây dựng mô hình khoa học công nghệ, tác giả Martin (2006)
đã đề cập đến các vấn đề sau: (1) tầm nhìn và thách thức đối với phát triển khoa học
– công nghệ; (2) mục tiêu của chiến lược khoa học công nghệ; (3) quy hoạch chiến
lược để triển khai nghiên cứu, bảo vệ, và ứng dụng các kết quả nghiên cứu (thương
mại hóa kết quả nghiên cứu); (4) gắn hoạt động cơ sở nghiên cứu với các cơ sở ứng
dụng theo hướng tập trung vào các dự án nghiên cứu được định hướng bởi doanh
nghiệp; (5) phát triển hệ thống giáo dục đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả
năng nghiên cứu sáng tạo công nghệ, có khả năng ứng dụng các công nghệ mới vào
hoạt động sản xuất kinh doanh; (6) phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động nghiên
cứu ở các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế; (7) các biện pháp nhằm phát triển
khoa học công nghệ.
5
Về mặt phương pháp xây dựng mô hình khoa học công nghệ, theo tác giả
Wong, Yeo và DeVol (2006), phát triển khoa học công nghệ của địa phương cần
được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như
các đánh giá về đóng góp của các lĩnh vực khoa học công nghệ đối với từng ngành
kinh tế. Tiếp đến, xác định điểm mạnh, điểm yếu năng lực khoa học công nghệ cần
được thực hiện phát huy và khắc phục. Vì vậy, để xây dựng mô hình phát triển khoa
học công nghệ địa phương được dựa trên việc xác định cơ cấu kinh tế địa phương và
yêu cầu khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các ngành kinh tế này.
Về mặt mục tiêu, xây dựng mô hình phát triển khoa học công nghệ địa phương phải
tạo lập được môi trường khoa học công nghệ thuận lợi cho sự phát triển của các
ngành kinh tế. Để thực hiện và triển khai được mô hình phát triển khoa học công
nghệ, cần xây dựng chính sách hợp lý nhằm thu hút cán bộ tri thức phục vụ cho địa
phương; xác định hợp lý vai trò của chính quyền, các trường đại học, và các doanh
nghiệp trong việc thực hiện các nghiên cứu; đặc biệt có chính sách để khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao.
Về phương pháp đánh giá năng lực khoa học công nghệ của địa phương, tác giả

Wong, Yeo và DeVol (2006) tập trung vào hai nhóm vấn đề chính: các vấn đề vĩ mô
và các vấn đề vi mô. Các vấn đề về năng lực khoa học công nghệ ở tầm vĩ mô bao
gồm: năng lực nghiên cứu và phát triển, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển; quy mô,
năng lực nghiên cứu, năng lực đào tạo của hệ thống giáo dục; sự phù hợp của môi
trường kinh doanh trong việc thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao vào khu vực.
Các vấn đề vi mô bao gồm: cơ cấu doanh nghiệp theo trình độ công nghệ ứng dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tỷ trọng các doanh nghiệp mới được thành lập
trên cơ sở các kết quả nghiên cứu; cơ cấu nền kinh tế địa phương theo các ngành
nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ; và năng suất lao động của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của tác giả Menendez và Castro (2005) về kinh nghiệm xây dựng
và triển khai chính sách khoa học công nghệ ở năm khu vực thuộc Tây Ban Nha
cũng cung cấp những bài học hữu ích cho việc đề xuất mô hình phát triển khoa học
công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong nghiên cứu này, các tác giả lần lượt mô
tả các chính sách khoa học công nghệ nghệ được thực thi bởi chính quyền địa
phương. Sau đó, các tác giã đã phân tích các nhân tố tác động động đến việc lựa
chọn các chính sách. Theo Menendez và Castro (2005), chính sách khoa học công
nghệ ngày càng nhận được sự quan tâm lớn hơn trong các chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của các chính phủ khu vực ở Tây Ban Nha. Các chính phủ khu vực đang
6
có gắng để xây dựng một hệ thống nghiên cứu – khoa học – công nghệ có ảnh
hưởng lớn hơn đối với sự phát triển kinh tế.
Menendez và Castro (2005) đã đưa ra những cách giải thích khác nhau về
những thay đổi trong chính sách phát triển khoa học công nghệ. Trước hết là tác
động của các hoạt động nghiên cứu của các trường đại học và các hoạt động nghiên
cứu ở doanh nghiệp đến sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Hoạt động
nghiên cứu ở trường đại học thường ít đóng góp trực tiếp đến sự phát triển công
nghệ cụ thể ở các doanh nghiệp nhưng lại có tác động quan trọng đến việc tạo ra đội
ngũ lao động tri thức vì vậy có tác động trong đến nền kinh tế dưới dạng tiềm năng
hay trong dài hạn. Trong khi đó, các nghiên cứu ở các doanh nghiệp tạo ra tác động
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở dạng

tiềm năng.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng: Các đơn vị thực hiện nghiên cứu có các
định hướng nghiên cứu khác nhau. Thông thường các trường đại học có khuynh
hướng tập trung thực hiện các nghiên cứu cơ bản (khoa học), trong khi đó các
doanh nghiệp có thiên hướng thực hiện các nghiên cứu ứng dụng (công nghệ). Tuy
nhiên với tư cách là một chính sách công, chiến lược phát triển khoa học công nghệ
phụ thuộc rất lớn vào mức độ tác động của các hoạt động nghiên cứu đến nền kinh
tế khu vực hay địa phương. Hay nói cách khác, các chính sách khoa học công nghệ
cần được xây dựng trên cơ sở những lợi ích mà các đối tượng khác nhau được
hưởng. Vì vậy, để thực hiện tốt định hướng phát triển khoa học công nghệ, các
chính quyền địa phương cần có chính sách phân bỗ ngân sách phát triển khoa học
công nghệ cho các cơ sở nghiên cứu phản ánh được các ưu tiên của mình.
Theo các tác giả, các nội dung chính được đề cập trong các chiến lược khoa
học công nghệ khu vực bao gồm:
- Quan điểm phát triển khoa học công nghệ: hoặc là tăng cường hoạt động
nghiên cứu ở các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu công; hoặc là tăng
cường hoạt động nghiên cứu ứng dụng và các quy trình đổi mới công nghệ ở các
công ty; hoặc là kết hợp giữa hai hướng trên theo đó các cơ sở kinh doanh sẽ tài trợ
cho các hoạt động nghiên cứu của các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu,
đổi lại các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu sẽ tạo tiến hành các nghiên
cứu có tính ứng dụng cao cho doanh nghiệp. Mặc dù có những sự khác biệt về
hướng phát triển, chính quyền địa phương đang có xu hướng phát triển mô hình
7
nghiên cứu theo định hướng kinh doanh – gắn hoạt động nghiên cứu với yêu cầu
phát triển kinh tế địa phương;
- Các quyết định nhằm thực hiện các quan điểm: các quan điểm phát triển
khoa học trên thực tế được thể hiện thành các quyết định cơ bản như: ngân sách của
chính phủ phân bổ cho các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu công và ngân
sách chính phủ phân bổ cho các nghiên cứu ở các cơ sở kinh doanh; các hoạt động
được tài trợ (kế hoạch hóa, các chương trình, hay biện pháp cụ thể trong nghiên

cứu); xây dựng các trung tâm nghiên cứu và hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp với
bản chất của hoạt động nghiên cứu (trường đại học hay doanh nghiệp). Theo kết quả
nghiên cứu, mặc dù các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu đang được phân bổ
tỷ trọng ngân sách khá lớn, nhưng có một xu hướng là họ đang tăng dần tỷ trọng
ngân quỷ phát triển khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong
việc phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) hay nâng cao năng lực
công nghệ ở các doanh nghiệp.
- Về các kế hoạch hay chương trình nghiên cứu, các tác giả nhận thấy rằng
các kế hoạch nghiên cứu của các địa phương được thực hiện theo hai hướng chính
là: nghiên cứu theo định hướng của chính phủ (phụ trợ cho các chương trình nghiên
cứu của chính phủ) hoặc nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ở địa phương.
Ngoài ra các tác giả cũng nhận thấy rằng, các hướng nghiên cứu chịu ảnh hưởng
nhiều bởi người thực hiện là các trường đại học hay các doanh nghiệp. Thông
thường, hoạt động nghiên cứu của các trường đại học ít phản ánh được mối quan
tâm của của doanh nghiệp. Nếu các trường đại học được phân bổ nhiều kinh phí
hơn, các hoạt động nghiên cứu sẽ ít có tác động trực tiếp hơn đến sự phát triển công
nghệ ở các doanh nghiệp.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp tiếp
cận thực tế thông qua điều tra khảo sát nhằm đánh giá đúng thực trạng khoa học và
công nghệ của Tỉnh Thừa Thiên Huê. Ngoài những thông tin thứ cấp thu được từ
các nguồn , các công trình nghiên cứu, đề tài đặt trọng tâm vào việc thu thập các
thông tin sơ cấp về tình hình phát triển khoa học và công nghệ hiện nay trên địa bàn
tỉnh và coi đó là nguồn thông tin quan trọng và tin cậy cho việc tiến hành nghiên
cứu và đánh giá đúng thực trạng khoa học công nghệ và đề xuất mô hình phát triển
8
khoa học công nghệ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Những thông tin này được thu thập
thông qua điều tra khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp và các nhà quản lý liên
quan đến nội dung đề tài trên địa bàn điều tra .

Với phương pháp tiếp cận trên, đề tài sẽ đảm bảo tính trung thực các thông tin
về thực trạng phát triển khoa học và công nghệ hiện nay để đánh giá các điều kiện
và đề xuất mô hình phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
Với cách tiếp cận như trên và để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra,
đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp phân tích một
số công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề lý
luận cơ bản và nghiên cứu đánh giá các điều kiện, đề xuất mô hình phát triển khoa
học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
- Phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic:
nhằm phân tích, đánh giá, so sánh sự phát triển khoa học và công nghệ của Thừ
- Phương pháp điều tra, thống kê: để rút ra những kết luận có tính khoa học và
khái quát cao trong việc nghiên cứu đánh giá điều kiện và đề xuất mô hình phát
triển khoa học và công nghệ của Tỉnh .
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp chuyên gia, tổ chức các hội thảo,
các buổi toạ đàm khoa học, các buổi thảo luận nhóm để thu thập ý kiến trực tiếp của
các chuyên gia về thực trạng phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KH & CN
Chương 2: Đánh giá thực trạng và điều kiện phát triển KH &CN tại Thừa
Thiên Huế
Chương 3: Giải pháp phát triển và xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung
tâm KH &CN quốc gia và khu vực
9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KH&CÔNG NGHIệP

1.1. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) trên thế giới và ở Việt
Nam - những yêu cầu đặt ra trong phát triển KH&CN đối với Thừa Thiên Huế
1.1.1. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới
Ngày nay, KH&CN đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sản xuất và đời
sống con người. Và do đó, sự phát triển của KH&CN có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển của một nền kinh tế, một đất nước.
Nghiên cứu xu hướng phát triển KH&CN trên thế giới cho thấy:
Thứ nhất, Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển với nhịp
độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự
báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin -
truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, v.v , xã hội loài người đang
trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền
kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ
hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Thứ hai, Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
hàng đầu. Do đó, sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực
KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít
quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng
tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Thứ ba, Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ
ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các doanh nghiệp biết lợi
dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa
dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và
KH&CN, các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị
trường các công nghệ tiên tiến.
Thứ tư, Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng
công nghệ cao, công nghệ thân môi trường. Trong khi đó, nhiều nước đang phát

10
triển cũng đang dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng
mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ
cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế
cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Mới đây, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) vừa công bố bản báo cáo phân tích những xu hướng mới trong lĩnh vực
khoa học công nghệ trên thế giới, trong đó cũng khẳng định xu hướng tăng đầu tư
cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt ở châu Á.
Đồng thời, phát triển KH&CN giờ đây đã trở thành mũi nhọn của quốc gia, góp phần
thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế, xã hội ở mỗi nước. Sự phát triển của KH&CN cùng với
tiến trình toàn cầu hóa đã và đang mang lại triển vọng mới cho việc tăng cường hợp
tác quốc tế, giúp đỡ nhiều nước có điều kiện hội nhập phát triển.
Thứ năm, Trong lịch sử phát triển của nhân loại, mỗi chuyển biến cách mạng của
hình thái kinh tế - xã hội đều bắt nguồn từ đột biến cách mạng của lực lượng sản xuất
với các bước nhảy vọt về công nghệ sản xuất. Và xu hướng mới trong phát triển
KH&CN sẽ là sự phát triển của hệ thống các ngành công nghệ cao (CNC).
Hệ thống các ngành CNC gồm các CNC cơ bản và các CNC chuyên ngành.
Gọi là CNC vì ngành khoa học công nghệ này mới xuất hiện từ sau cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại, có nguồn gốc là các tri thức khoa học của thuyết tương đối
và thuyết lượng tử và có thể ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm mà trước đó
không có. Một ngành CNC gọi là cơ bản khi có thể ứng dụng nó vào trong hầu hết
các ngành sản xuất. Khi một số CNC cơ bản phối hợp với nhau để áp dụng vào một
ngành sản xuất cụ thể thì gọi là CNC chuyên ngành. Số CNC chuyên ngành phát
triển ngày càng nhiều và càng tinh vi.
Số ngành CNC cơ bản hiện nay xác định có 8 ngành, đó là : Công nghệ thông
tin và truyền thông (CNTT); công nghệ sinh học (CNSH); công nghệ vật liệu mới –
còn gọi là vật liệu tiên tiến hoặc nano (CNVL mới – nano); công nghệ năng lượng
mới (CNNLM); Công nghệ môi trường (CNMT); công nghệ vũ trụ (CNVT); công
nghệ hải dương (CNHD) và công nghệ quản lý hoặc khoa học quản lý (CNQL). Ở

nước ta, tám ngành CNC cơ bản và một số CNC chuyên ngành khác đã được tiếp
thu ứng dụng ngày càng nhiều, nhất là từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới. So với các
nước trong vùng và các nước công nghiệp phát triển khác trên thế giới, nền sản xuất
của Việt Nam còn ít ứng dụng CNC, do đó sức cạnh tranh của nền kinh tế và giá trị
gia tăng trong sản xuất còn rất thấp.
Công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại là đặc điểm nổi bật của lực
11
lượng sản xuất mới.
Như đã thấy rõ trong thực tế CNTT là ngành CNC cơ bản dựa trên thành tựu
cơ bản nhất là máy điện toán. Máy điện toán là loại máy móc hoàn toàn mới về
chất, khác hẳn các loại máy móc cơ khí - điện trước đây vì nó mô phỏng được bộ
não của người với ba chức năng: biết tiếp thu và lưu trữ thông tin, tri thức; biết xử
lý thông tin, tri thức để sản xuất ra tri thức mới, biết tính toán; biết gọi ra, chuyển
cho đối tượng khác các thông tin, tri thức dưới dạng chữ viết, âm thanh, hình vẽ…
Ngày nay hầu hết các loại máy móc đều chuyển sang hoạt động theo công
nghệ số: các máy móc hiện đại của sản xuất, chữa bệnh, thông tin, truyền hình,
truyền thanh v.v… đều chuyển sang công nghệ số nên tốt hơn, chính xác hơn, hiệu
quả hơn và sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn. Internet, thương mại điện tử,
hành chính điện tử, học từ xa, thực tại ảo, đa truyền thông v.v… đều hoạt động theo
công nghệ số. Cuộc sống ngày càng gắn với công nghệ số, tốc độ xã hội tăng cao,
các kênh giao tiếp nhiều lên, cùng với thông tin và tri thức ngày càng phong phú,
dẫn tới càng nhiều cơ hội và càng nhiều thử thách.
Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, những đột phá công nghệ quan trọng trong
CNTT đã khởi đầu thêm 2 kỷ nguyên mới. Đó là dịch chuyển từ Kỷ nguyên định
hướng vào máy vi tính (1981-1994) sang Kỷ nguyên định hướng vào mạng (1994-
2005). Kỷ nguyên thứ hai là dịch chuyển từ Kỷ nguyên định hướng vào mạng
(1994-2005) sang Kỷ nguyên định hướng vào nội dung (2005-2015).
Các nhà khoa học cũng phải thừa nhận, khó có thể hình dung hết được những
lĩnh vực sẽ áp dụng của công nghệ mạng hay tác động của Internet trong tương lai.
Dự báo trong khoảng từ năm 2010 đến 2020, CNTT và truyền thông có thể tạo ra

những máy tính xử lý các vấn đề về đạo đức; Robot vượt người về mặt tinh thần và
thể chất; quần thể người máy ngoài trái đất; Không gian điều khiển học bao quát tới
75% thế giới có người ở
Xu thế phát triển của CNTT trong vài thập kỷ tới, tuy rất khó dự báo, nhưng
chắc chắn sẽ có nhiều đột phá quan trọng. Do yêu cầu của xã hội các luồng thông
tin sẽ rất dày đặc và đòi hỏi được xử lý cực nhanh với tốc độ và thông lượng cao
chưa từng có. Thương mại điện tử trở nên thông dụng, hành chính điện tử (chính
phủ điện tử) trở thành phổ cập cho mọi quốc gia phát triển hoặc đang phát triển có
thu nhập cao v.v… Kinh tế tri thức lan truyền khắp thế giới toàn cầu hoá, trên cơ sở
các luồng thông tin, tri thức thông qua hệ thống máy móc thông minh của lực lượng
12
sản xuất mới, kết hợp với công nhân và lao động tri thức, hình thành nền sản xuất
hiệu quả, chất lượng cao và thân thiện môi trường, đảm bảo một xã hội không khan
hiếm mọi loại sản phẩm.
Công nghệ sinh học cũng có xu thế phát triển mạnh trong vài thập kỷ tới
Công nghệ sinh học (CNSH) là ngành CNC cơ bản mà cốt lõi là công nghệ
gen (phân tử di truyền DNA), có vai trò quyết định trong sản xuất dựa trên các tác
nhân sinh học của sinh vật (vi sinh…), mô, tế bào và phân tử sinh học (dưới tế bào:
DNA, RNA…). CNSH rất quan trọng trong cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ, đặc biệt có vai trò quyết định đối với sự sống của loài người
trong bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm nguồn dinh dưỡng, thuốc chữa bệnh v.v… và nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Mở đầu thế kỷ 21, thế giới đã công bố hoàn thiện việc xác định trình tự các
phân tử nền (gọi là bazơ) của Bộ gen người. Trong mọi sinh vật, từ nấm, thực vật đến
vi khuẩn, động vật, bộ gen của loài nào cũng chỉ có 4 loại phân tử nền như nhau, chỉ
khác nhau ở chỗ trình tự sắp xếp chúng và số lượng chúng trong suốt chiều dài của bộ
gen (bộ gen của một sinh vật gọi là genôm). Bộ gen người có trên 3 tỷ phân tử nền
xếp thành trên 30.000 gen quyết định mọi cấu trúc, thần thái của mỗi con người (chứ
không phải chỉ có 1 trăm “sao” chiếu mệnh như trong lá số tử vi).
Tiếp tục là trình tự bộ gen của nhiều loài thực vật trong đó có cây lúa, của nhiều

virus, vi khuẩn và của nhiều động vật trong đó có nhiều gia súc được xác định.
Trong khoảng 3 thập niên gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNSH
đã thực sự là chất xúc tác cho các nỗ lực chủ yếu về khoa học và kinh tế. Tính đến
nay, CNSH đã trải qua 3 “làn sóng” phát triển. Làn sóng CNSH thứ nhất xuất hiện ở
Mỹ vào thập niên 70 của thế kỷ 20 và tập trung chủ yếu vào ứng dụng trong y tế.
Làn sóng thứ 2 bắt đầu vào giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 khởi đầu bằng những
chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp. Và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 này là
khởi đầu của làn sóng thứ ba bằng việc tập trung vào các ứng dụng và các ngành
khoa học có liên quan tới y tế và phúc lợi với cốt lõi là các CNSH công nghiệp và
môi trường.
Trong vài thập kỷ tới, trên cơ sở các thành tựu kiệt xuất của CNTT nhất là các
máy siêu tính, sẽ lần lượt giải mã các thông tin khác chứa trong các bộ gen. Đây là
đột phá vĩ đại có ảnh hưởng quyết định đến tương lai của nhân loại.
Việc ứng dụng các thành tựu của sinh học phân tử dựa trên các tri thức về các
13
phân tử di truyền (DNA, RNA…) về các protein, về các tế bào v.v… sẽ tạo ra
những đột biến tích cực cho nhiều ngành sản xuất.
Trong nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp, thủy sản) sẽ xuất hiện các loại giống
cây, con thuộc loại siêu việt: cho hiệu suất, chất lượng cao; miễn nhiễm và chống
chịu các loại sâu bệnh; thích nghi cao với thời tiết và biến đổi khí hậu; tự cố định
đạm không cần phân bón hóa học; giữ cân bằng hệ sinh thái và bảo đảm tính bền
vững… bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm an toàn và dồi dào, nguồn nguyên
liệu phong phú cho công nghiệp. Loài người sẽ thoát khỏi nạn đói với nguồn dinh
dưỡng đầy đủ và an toàn.
Trong công nghiệp, các chế phẩm sinh học như chế phẩm enzim, chế phẩm sinh
học bảo vệ thực vật, chế phẩm vi sinh vật, các chủng vi sinh vật qua lựa chọn và biến
đổi gen… được ứng dụng rộng rãi để nâng cao hiệu suất và chất lượng của các sản
phẩm trong chế biến, bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm công nghiệp nhẹ, sản
phẩm công nghiệp hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y nguồn gốc sinh học,
phân bón hữu cơ, các tiền chất của dược phẩm sinh học, các mỹ phẩm sinh học cao cấp

v.v…
Đặc biệt trong lĩnh vực y tế sẽ xuất hiện nhiều loại kháng sinh mới có hoạt lực
mạnh để trị các loại vi khuẩn, virus biến chủng trở thành kháng thuốc (loại cũ) ; các
vacxin chống lại các loại vi rút như SARS, H5N1… và nhiều loại biến thể của chúng
cũng như các chủng mới sẽ lan truyền; nhiều hi vọng trong hai thập kỷ tới sẽ có thuốc
và phương pháp điều trị để kiểm soát và chữa khỏi các bệnh nan y như ung thư, AIDS,
Parkinson, Alzheimer, tiểu đường v.v… Những thành tựu kỳ diệu trong nghiên cứu tế
bào mầm sẽ mở ra chân trời rộng lớn cho việc chế “sẵn phòng khi cần thiết” các bộ
phận cơ thể của mỗi người cụ thể để thay thế như một loại “phụ tùng gin chính hiệu”,
một trái tim chẳng hạn, tránh được hiệu ứng thải loại vốn có của con người.
Công nghệ vật liệu tiên tiến-công nghệ nano
Công nghệ vật liệu tiên tiến (CNVLTT) là ngành CNC cơ bản dựa trên việc
ứng dụng các quy luật tương tác giữa các hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion, các hạt
cơ bản) và các điều kiện vật lý, hoá học (áp suất, nhiệt độ, liên kết hoá học…) để
điều khiển sự sắp xếp chúng thành các cấu trúc, cấu hình hoặc kiểu dáng kết cấu…
làm cho vật liệu được tạo ra có các tính chất hoặc thực hiện được các chức năng
định trước. Vật liệu tiên tiến thường là các vật liệu mới, chế tạo được cách nay chưa
lâu, mới khoảng 5 – 10 năm trở lại, có nhiều tính chất kỳ diệu mà trước đây chưa
14
có, ví dụ chịu nhiệt cao kỷ lục, siêu dẫn ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ azôt lỏng v.v…
Vật liệu nano, loại vật liệu tiên tiến chế tạo bằng công nghệ nano, là loại vật liệu có
cấu trúc nano là các hạt có kích thước khoảng từ vài nanomét – nm đến 100 nm,
chứa khoảng vài trăm nguyên tử. Vật liệu nano với nhiều tính năng kỳ lạ đang là đối
tượng hàng đầu của các vật liệu tiên tiến.
Nhờ các máy siêu tính có thể thiết kế mô phỏng cấu trúc các vật liệu tiên tiến -
vật liệu nano theo các tính chất đặc biệt của vật liệu cần có, nghĩa là có thể định
trước các tính chất này. Vì vậy có thể đạt tới nhiều tính chất kỳ diệu mà trước đây
chưa từng có, ví dụ vật liệu “nhớ” được hình dạng.
Trong các thập kỷ tới, sản phẩm từ CNVLTT – CNC sẽ rất phong phú, đủ để
đáp ứng mọi ý tưởng sáng tạo về công nghệ cao. Đó là: các loại polime dẫn điện,

polime siêu dẫn, các loại tinh thể lỏng; các siêu hợp kim, vật liệu siêu cứng (như
kim cương), gốm chịu nhiệt độ siêu cao cho tàu vũ trụ; compozit tàng hình,
compozit làm áo giáp chống đạn; vật liệu nano làm vải không ướt, lớp nano trên
kính ô tô không ướt, vật liệu nano y sinh, sợi nano – cácbon để làm thang leo lên vũ
trụ v.v và nhiều vật liệu kỳ diệu khác khó kể hết ở đây.
Xu thế phát triển công nghệ năng lượng mới
Công nghệ năng lượng mới (CNNLM) bao gồm công nghệ năng lượng tái tạo
và năng lượng hạt nhân. Đây là ngành CNC cơ bản nhằm mục tiêu giải quyết các
vấn đề khoa học công nghệ phức tạp của giai đoạn sắp tới, khi sự cạn kiệt các
nguồn năng lượng hoá thạch (dầu, khí) đang tới gần có thể chỉ còn khoảng 5 thập kỷ
nữa, và khí CO
2
phát thải từ chế biến và tiêu thụ năng lượng gây biến đổi khí hậu
toàn cầu đã dẫn tới nhiều thảm hoạ.
Vì năng lượng là yếu tố vật chất có tầm quan trọng bậc nhất trong lực lượng
sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội, do đó an ninh năng lượng có vị trí hàng đầu
đối với nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba này.
Để vượt qua những tác hại nghiêm trọng mà nguồn năng lượng cổ điển (dầu
khí, than) gây ra, công nghệ năng lượng mới sẽ giải quyết được các bài toán khó
khăn như:
- Nguồn năng lượng mới (NNLM) phải rất dồi dào, gần như vô tận cho sự
phát triển của nhân loại.
- NNLM phải được phân bố tương đối đồng đều sao cho không có tranh chấp
15
mà mọi quốc gia, cộng đồng đều có thể tiếp cận với giá rẻ phải chăng, không hạn
chế phát triển.
- Việc khai thác, chế biến và sử dụng các NNLM này phải sạch, không gây ô nhiễm.
Để đạt được ba tiêu chí trên đây cần phải nghiên cứu, thử nghiệm lâu dài.
Trước mắt để đáp ứng yêu cầu phát triển CNNLM cần phải tập trung vào phát triển
các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong khai thác, chế biến và tiêu dùng. Đồng

thời CNNLM phải tìm kiếm tối đa các nguồn năng lượng cổ điển (các dạng nhiên
liệu có triển vọng). Đó là các loại dầu cực nhớt, cực nặng, đá phiến chứa bitum,
hydrat mêtan (chất khí đốt ngậm trong băng ở địa cực và đáy đại dương, có thể xem
như vô tận; có thông tin rằng ở đáy Biển Đông loại hydrat mêtan này là vô cùng
phong phú).
Mặt khác, CNNLM đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm phát hiện các nguồn NLM
thoả mãn ba tiêu chí trên đây. Đó là các dạng năng lượng tái tạo và năng lượng hạt
nhân. Về các năng lượng tái tạo có thể khai thác, như: năng lượng mặt trời (cả ở
trên Trái Đất và trong Vũ trụ), năng lượng gió (nước Đức : điện gió chiếm 7% năng
lượng điện cả nước), năng lượng nhiệt điện, năng lượng đại dương, năng lượng
nhiên liệu sinh học, pin nhiên liệu v.v… Ngày nay, xu hướng sử dụng năng lượng
tái tạo ngày càng tăng và chi phí đang hạ xuống dần.
Về năng lượng hạt nhân có hai loại: năng lượng phân rã hạt nhân mà chủ yếu
là hạt nhân urani và tổng hợp hạt nhân đồng vị của khí hydro có điều khiển.
Loại năng lượng hạt nhân do phân rã urani đã được sớm ứng dụng để phát
điện và hiện đã có tới 441 nhà máy điện hạt nhân do phân rã urani trên thế giới,
cung cấp khoảng 16,1% năng lượng điện toàn cầu. Tuy nhiên việc phát triển loại
điện hạt nhân này bị chững lại do thảm hoạ nổ lò hạt nhân cả ở Mỹ và Nga
(Checnobyl). Hơn nữa quặng urani trong vỏ Trái Đất cũng khan hiếm và sẽ chóng
cạn kiệt. Do đó năng lượng hạt nhân do phân rã urani, nếu quá khó khăn, cũng chỉ
có thể đáp ứng trong một giai đoạn tạm thời.
Hướng quan trọng là năng lượng do tổng hợp hạt nhân. Hiện đã có nhiều thực
nghiệm chứng tỏ rằng khi làm tổng hợp các đồng vị của hydro và điều khiển được
sự tổng hợp này thì sẽ có triển vọng rất to lớn. Các nhà khoa học Nga (Liên Xô
trước đây) đã chế tạo ra máy có tên là Tokamak có thể tạo ra một lò có nhiệt độ tới
100 triệu độ (như ở tâm của Mặt Trời) làm cho hạt nhân D và hạt nhân T tổng hợp
với nhau theo sự điều khiển (nghĩa là không gây nổ như bom khinh khí – bom H) và
16
phát ra năng lượng điện. Các máy Tokamak của Nga, Anh, Mỹ sau nhiều năm thực
nghiệm đã hoạt động có hiệu quả, phát ra điện năng. Vừa qua (17-10-2006) Trung

Quốc cũng công bố máy Tokamak ở An Huy (có tên là EAST) cũng đã phát ra điện
năng. Các nước đã hợp tác dự kiến xây dựng máy Tokamak thực nghiệm (ITER) ở
miền Nam nước Pháp, với công suất nửa triệu kw, sẽ đưa vào hoạt động trong thập
kỷ sau và tiến tới thương mại hóa.
Nói chung, CNNN sẽ tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có tiềm
năng làm thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp, tạo ra các ngành mới hoặc làm
biến mất các ngành hiện có. Những công nghệ như vậy thường đem lại sự thay đổi
trong cán cân quyền lực toàn cầu về kinh tế và quân sự, có tác động quan trọng tới
một số ngành công nghiệp như điện tử, dược phẩm, năng lượng và vận tải. Khả
năng tác động của CNNN có thể sánh với những biến đổi trước đây mà các công
nghệ lớn đem lại như điện khí hoá và kỹ thuật số hoá toàn xã hội.
Theo dự báo của các nhà khoa học, đến khoảng từ năm 2020- 2030, các ứng
dụng của CNNN có thể tạo ra các robot Nanô làm việc trong phòng thí nghiệm, có
thể thử nghiệm, đánh giá và trắc nghiệm để đưa vào ứng dụng; Ngành Y học Nanô
có thể thay thế các loại hình y học trước đây như phẫu thuật, dược truyền thống,
thiết kế dược phẩm hợp lý,
Đối với các ngành CNC cơ bản khác:
Công nghệ môi trường (CNMT) sẽ hướng tới việc tạo ra tính bền vững của sự
phát triển. Đồng thời phát triển những ngành khoa học công nghệ cao giảm nhẹ tác
động của biến đổi khí hậu và của các thảm họa thiên tai…, thúc đẩy một nền sản
xuất tái chế, không gây ô nhiễm và giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái
Công nghệ vũ trụ hướng tới việc khám phá vũ trụ, đưa con người vào vũ trụ,
chế tạo các con tầu vũ trụ, vệ tinh, các trạm không gian… Hướng lâu dài là khai
thác tài nguyên vũ trụ, mở rộng hoạt động của con người ra ngoài vũ trụ. Từ tầm
nhìn vũ trụ có thể nhận thức đầy đủ hơn về Trái Đất, như các hệ thông tin địa lý, các
hệ định vị toàn cầu (GPS), các vệ tinh viễn thám, vệ tinh viễn thông v.v….
Công nghệ hải dương (CNHD) hướng tới nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài
nguyên, phòng, chống các thảm hoạ thiên nhiên từ biển (bão, sóng thần…), có vai
trò quan trọng trong phát triển của thế kỷ 21 này. Hướng tới các kim loại đã cạn kiệt
ở đất liền, dầu – khí, hải sản…

17
Công nghệ quản lý (CNQL) ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào các lĩnh vực phức
tạp của quản lý để đạt các giải đáp tối ưu, làm giảm lãng phí và nâng cao tốc độ của
hoạt động xã hội. Nền hành chính điện tử (chính phủ điện tử) là một ứng dụng quan
trọng của CNQL. Trong thực tế CNQL cũng là thành phần của lực lượng sản xuất
có giá trị cao.
1.1.2. Xu hướng và các mục tiêu chủ yếu phát triển KH&CN ở Việt Nam
Đại hội lần thứ X của Đảng ta đã quyết định đường lối phát triển đất nước
trong giai đoạn tới, để sớm đưa nước ta ra khỏi khu vực các nước đang phát triển
thu nhập thấp và tới 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đó là một tiến trình phức tạp đòi hỏi những cố gắng to lớn, trong đó việc phát huy
tối đa nội lực, tranh thủ tiếp thu phát triển những thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại, đặc biệt là những công nghệ cao, có một ý nghĩa rất quan trọng cho việc
đạt tới các mục tiêu như nêu ở trên.
Trong xu thế phát triển chung của KH&CN trên thế giới, Việt Nam với lợi thế
của nước đi sau sẽ tiếp thu, chọn lọc, ứng dụng và phát triển các KH&CN hiện đại,
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó, trong thời gian tới, xu hướng
và mục tiêu phát triển KH&CN ở Việt Nam được xác định như sau:
Thứ nhất, trong thời gian tới, nước ta phải đổi mới quản lý và phát triển KHCN
mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, góp phần tích cực nhất sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, bằng
đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (2020).
Đồng thời trình độ nền KH&CN nước ta phải được nâng lên mức tiên tiến trong khu
vực, trước hết trong các lĩnh vực quan trọng và đặc thù của đất nước.
Thứ hai, hoạt động KHCN trong thời gian tới được đặt lên hàng đầu và tiếp
thu phát triển các CNC hướng vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng, góp phần trực
tiếp làm tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Việt Nam cần chuyển từ giai đoạn xuất khẩu chủ yếu là nông sản thô sang hàng
hóa nông sản tinh chế trình độ cao, cạnh tranh vững vàng trên thị trường quốc tế.

Muốn như vậy trước hết phải ứng dụng đại trà CNSH, công nghệ cao vào tất cả các
khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế
giới (WTO), nông nghiệp nước ta phải đối phó với các đối thủ mạnh hơn. Để cân
bằng được cuộc cạnh tranh cam go này phải đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hóa
18
gắn với chuyển giao tri thức tiên tiến cho nông dân và nông thôn.
Trong công nghiệp và xây dựng, mặc dù nước ta đã có trên 100 khu công
nghiệp, khu chế xuất, nhưng công nghiệp CNC còn chậm phát triển, hàm lượng
CNC và tri thức trong sản phẩm còn thấp, những sản phẩm công nghiệp có sản
lượng lớn và giá trị cao còn mang tính gia công - lắp ráp, nên giá trị nội địa thấp (ví
dụ : xe máy, ôtô, tàu thuỷ…). Thời gian tới KHCN phải phát triển hoàn thiện và
nâng cấp các ngành CNC trong các lĩnh vực quan trọng của công nghiệp, như: năng
lượng điện, than, dầu – khí, xi măng, cầu đường – giao thông, máy móc cơ - điện tử,
đóng tàu thuỷ lớn, công nghiệp sắt – thép, các công nghiệp chế biến chất lượng
cao… Cần sớm tiếp cận ngay các công nghệ cao đang dẫn đầu như công nghệ tế
bào mầm, công nghệ y sinh nano… ứng dụng phát triển công nghiệp dược, công
nghệ năng lượng tái tạo (Mặt trời, gió, nhiên liệu sinh học…) để phát triển năng lượng
mới; công nghệ chíp – nhúng cho chế tạo máy móc cơ - điện tử; công nghệ kết nối vi
ba băng rộng (WiMAX) cho công nghiệp thông tin - truyền thông thế hệ mới…
- Thứ ba, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, đủ sức
tổ chức nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm
quốc gia ở trình độ quốc tế; vận hành có hiệu quả một số phòng thí nghiệm trọng
điểm quốc gia. Xây dựng các nhóm nghiên cứu, tìm kiếm bí quyết công nghệ làm cơ
sở để hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Với xu hướng và mục tiêu đặt ra như vậy, một số nhiệm vụ chính cần thực
hiện đó là:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin: Thời gian qua chúng ta đã có
nhiều cố gắng để xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin bao gồm mạng viễn thông,
mạng máy tính, internet… Đây là những yếu tố hàng đầu của kinh tế tri thức tạo
điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri

thức, như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ. Bên cạnh mạng phải phát triển
phần nội dung (content). Muốn vậy phải nghiên cứu các phần mềm xử lý tiếng Việt
và tiếng các dân tộc, phiên dịch máy, máy đọc v.v… Đồng thời phải phát triển việc
xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, các thư viện điện tử lớn nối mạng
quốc tế và bảo đảm an toàn cho cơ sở hạ tầng thông tin trong hoạt động giao dịch,
nhất là của các ngân hàng, các tài khoản cá nhân. Trên đây đều là các vấn đề đòi hỏi
trình độ cao về công nghệ thông tin và truyền thông mà KHCN phải tập trung
nghiên cứu.
19
- Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN: Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ : “Đổi
mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp
với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học công nghệ”.
Vừa qua Nhà nước đã có một số chính sách mới về cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, về phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các nhà
KHCN đã gắn liền với đồng ruộng, nhà máy… và đã đạt được nhiều kết quả thực tế.
Những chợ công nghệ đã thường xuyên thu hút các doanh nhân. Thị trường khoa
học và công nghệ đã bước đầu khởi động trong cơ chế thị trường.
Việt Nam hội nhập với tinh thần chủ động và tích cực, tuy nhiên còn nhiều
lúng túng, ví dụ vấn đề xử lý tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn chưa nề nếp.
Nhiều vấn đề trong hoạt động KHCN còn thiếu “tính chuyên nghiệp”, nên hiệu quả
còn thấp. Vì vậy, phải nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong quản lý hoạt
động KHCN thì mới có thể sớm đưa nền KH&CN nước ta vươn lên mức tiên tiến
sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời hướng tới và thực hiện
có hiệu quả mục tiêu mà Đại hội X của Đảng đã đề ra.
1.1.3. Những yêu cầu đặt ra trong phát triển KH&CN của Thừa Thiên Huế
Theo Kết luận số 48-KL/TW, ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng,
phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, đã xác định: “Xây dựng
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới, là
trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của
cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học và công nghệ (KH&CN)…” Với mục tiêu đó,

yêu cầu đẩy mạnh phát triển KH&CN của Thừa Thiên Huế càng trở nên cấp thiết.
Và do đó, sự phát triển của KH&CN Thừa Thiên Huế phải đáp ứng những yêu cầu
nhất định. Cụ thể:
- Thừa Thiên Huế hội đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho xây dựng
khu CNC như vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế, điều kiện giao thông thuận lợi; đất
đai, nguồn nước sạch dồi dào; có đa dạng sinh học; kinh tế - xã hội của địa phương
phát triển nhanh và bền vững; có Đại học Huế đa ngành, đa lĩnh vực với đội ngũ
cán bộ nghiên cứu có trình độ cao; có được các bài học kinh nghiệm cả thành công
và thất bại của các khu CNC trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
Thừa Thiên Huế cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc phát triển KH&CN
như: Việt Nam là nước đang phát triển, nguồn lực đầu tư cho các khu CNC sẽ hạn
chế. Hoạt động CNC đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nghiên cứu tâm huyết, các
20
chuyên gia đầu ngành. Mặc dù có Đại học Huế, nhưng đội ngũ cán bộ nghiên cứu
và chuyên gia đầu ngành ở khu vực miền Trung còn quá mỏng; nguồn nhân lực cho
hoạt động CNC cả hoạt động nghiên cứu và hoạt động quản lý đều thiếu. Do đó,
yêu cầu cấp thiết để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương và
trung tâm KH&CN thì ngay từ bây giờ cần đầu tư cho tiềm năng về nhân lực, phát
triển mạnh mẽ đội ngũ cán bộ nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành; thu hút nhân
lực chất lượng cao về làm việc tại Huế,
- Để Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm KH&CN của cả nước, và khu vực
Đông Nam châu Á thì việc xây dựng và phát triển CNC là yếu tố quan trọng, là
động lực phát triển KHCN cho cả miền Trung và Tây Nguyên.
- Cần quan tâm đúng mức tới chức năng R&D và ươm tạo, trong đó đặt ra các
điều kiện liên quan đến thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khi thành lập. Kết
hợp giữa KH&CN với nhu cầu thị trường, đặc biệt là phải dựa vào nguồn lực
KH&CN của địa phương; gắn với nhu cầu, mục tiêu phát triển KT-XH. Bên cạnh
đó, phát triển các khu CNC phải phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung phát
triển một vài lĩnh vực CNC chủ đạo mang sắc thái riêng để có thể khai thác hiệu
quả tiềm lực của địa phương.

Một điều rất quan trọng là phát triển các Khu CNC phải theo lộ trình, kết hợp
phát triển có trọng điểm trong ngắn hạn (phát triển một số khu công nghiệp CNC,
nông nghiệp CNC tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, theo hướng chuyên môn
hóa) với phát triển tổng thể và toàn diện trong dài hạn (tập trung phát triển hoạt
động R&D, ươm tạo và mạng lưới các khu CNC).
- Danh mục “CNC được ưu tiên đầu tư phát triển” ban hành kèm theo Quyết
định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ gồm 46 công
nghệ, trong đó có: Công nghệ chế tạo hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di
động; Công nghệ màn hình độ phân giải cao; Công nghệ gen ứng dụng trong chuẩn
đoán, giám định, điều trị; Công nghệ gen ứng dụng trong chế tạo, sản xuất protein
tái tổ hợp; Công nghệ sản xuất enzym, protein; Công nghệ vi sinh trong xử lý ô
nhiễm môi trường; Công nghệ vật liệu nano Cũng trong danh mục này, có các sản
phẩm như: Hệ thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử và thiết bị sử dụng hệ
thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử; Màn hình độ phân giải cao; Dịch vụ
ứng dụng công nghệ GPS/GIS trong công tác quản lý phương tiện; Protein, enzym
tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm công nghiệp và xử lý môi trường;
21

×