Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.23 MB, 110 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Các trích dẫn nguồn tài liệu khác phục vụ cho việc nghiên cứu đã được
nêu rõ trong luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Đăng Khoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn q báu, nhiệt tình của cơ
giáo hướng dẫn TS.KTS. Lê Thị Bích Thuận.
Tơi rất biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và thường xuyên của Ban giám
hiệu trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa đào tạo trên Đại
học, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của khoa sau Đại học cũng như các đơn vị
khác trong trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, bạn bè giúp đỡ, động viên
tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và các cơ quan thuộc Bộ
xây dựng, Bộ giáo dục và đào tạo đã cho phép và tạo điều kiện cho tơi hồn
thành luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Đăng Khoa


-i-

MỤC LỤC




-ii-

DANH MỤC CÁC BẢNG


-iii-

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH


-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta đang có
những chuyển biến tích cực trong đó đời sống của nhân dân khơng những
được cải thiện mà cịn được nâng cao rõ rệt đặc biệt đối với các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Trong bối cảnh này việc nhu cầu của
người dân cũng như xã hội nói chung về một ngơi trường có chất lượng đào
tạo tốt, ngày càng có xu hướng tăng cao. Trước một nhu cầu như vậy, Nhà
nước ta cũng có những chính sách cải thiện hệ thống giáo dục nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục phổ cập. Trong đó quan điểm của nhà nước ta coi phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục,
phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất
lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo.
Đặc biệt giáo dục cấp tiểu học được đánh giá là "bước chân đầu tiên"

của trẻ em vào môi trường giáo dục nơi giúp cho các em có nhận thức về mơi
trường văn hóa và tri thức của con người. Nơi mà các suy nghĩ, ý tưởng cơ
bản được đi ra khỏi tâm trí của các em và được thể hiện một cách có ý thức và
bài bản thông qua các công cụ học tập. Nơi cung cấp kiến thức cơ bản và tối
thiểu nhất để cho các em có thể tham gia vào các hoạt động khác trong xã hội
xa hơn nữa là góp phần cung cấp kiến thức nền tảng cho phát triển về trí tuệ,
nhân cách, thể lực và thẩm mỹ của các em để có thể tiếp tục thực hiện các
nhiệm vụ khác trong cả quá trình học tập của mình. Chính những điều quan
trọng này mà khơng chỉ ở nước ta mà các nước phát triển trên thế giới đều coi


-2-

việc phổ cập giáo dục tiểu học là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát
triển giáo dục của quốc gia.
Trong đó, khơng gian kiến trong trường tiểu học đang đóng một vai trị
vơ cùng đặc biệt tới chức năng giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của
học sinh. Người ta ví trường học là " ngơi nhà thứ hai " " người thầy giáo thứ
hai" của học sinh hay là " công cụ không thể thiếu " của giáo viên. Điều đó
nhấn mạnh rằng khơng gian kiến trúc bên trong trường học có tác động trực
tiếp lên chất lượng của các chức năng của của trường học.
Vậy việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc sao cho hợp lý, sáng
tạo đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền giáo dục đang có
những thay đổi mạnh mẽ là một yêu cầu cấp thiết để nâng chất lượng giáo dục
nên một tầm cao mới. Đặc biết với những thành phố đi đầu trong cả nước về
cải cách giáo dục trong đó có thủ đơ Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thiết kế cảnh quan trong trường
tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá các nhân tố trong cảnh quan của các trường tiểu học trong
các khu đô thị mới ở Hà Nội và các nước có nền giáo dục tiên tiến, nhằm so
sánh và đánh giá từ đó nhận định những ưu điểm và hạn chế của vấn đề thiết
kế cảnh quan trường tiểu học trong các khu đô thị mới Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp thiết kế cảnh quan góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Khuyến nghị bổ xung vào tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cảnh quan trường tiểu học


-3-

- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian cảnh quan các trường tiểu học trong khu đô thị mới nội
thành Hà Nội. Bao gồm các yếu tố khơng quan ngồi sân trường như
tường rào, cây xanh, sân trường, sân chơi..giới hạn từ tường rào đến
mép ngồi của cơng trình.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng thiết kế cảnh quan trong các
trường tiểu học nội thành Hà Nội hiện nay để rút ra những tồn tại chung.
- Thu thập thông tin, số liệu thống kê để tổng hợp và so sánh, tìm ra xu
hướng thiết kế cảnh quan trường tiểu học trong tương lai gần.
- Lấy ý kiến chuyên gia.
- Tổng hợp và phân tích, đề xuất những giải pháp tổ chức cảnh quan
trường tiểu học để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy.
6. Cơ sở khoa học, thực tiễn, pháp lý của đề tài, và vấn đề còn tồn tại của
luận văn
- Sử dụng được những tiềm năng của không gian trống, cảnh quan sân
vườn vào việc tổ chức các hoạt động xen kẽ giúp giáo viên mở rộng khu vực
giảng dạy, mở rộng phương pháp giảng dạy hiện đại.giúp học sinh có thêm

nhiều không gian chơi hiệu quả và các không gian đặc biệt để các em có thể
tìm hiểu các kiến thức xã hội khác.
- Luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp nâng
cao chất lượng kiến trúc cảnh quan sân trường để phù hợp với xu hướng phát
triển giáo dục hiện đại.


-4-

- Kết quả nghiên cứu luận văn góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu
kiến trúc cảnh quan của trường học nói chung và định hướng xu hướng phát
triển của khơng gian kiến trúc trường tiểu học nói chung ở tương lai.


-5-

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT
NAM VÀ Ở HÀ NỘI
1.1. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học
trên thế giới
Trường học là một trong những loại cơng trình đặc biệt bởi khơng gian
và cơng năng của nó tác động trực tiếp đến môi trường học tập và giảng dạy
của giáo viên và học sinh. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và khoa học
phát triển mạnh mẽ, những biến đổi về cơ cấu việc làm cũng như nhu cầu phát
triển tiềm năng con người đã tác động đến việc nâng cao chất lượng, nội
dung, chương trình giáo dục - đào tạo, trình độ ứng dụng cơng nghệ mới, vận
dụng các tiến bộ khoa học trong giáo dục đào tạo. Trong đó việc nâng cao
chất lượng khơng gian học tập bao gồm cả về kiến trúc, cảnh quan trong

trường học là một trong những yếu tố quan trọng giúp giáo viên và học sinh
có thể tiếp cận tốt đến nội dung của chương trình giáo dục.
Các nước phát triển trên thế giới đã có những cải cách lớn về khơng gian kiến
trúc trong trường học. Những thay đổi này là ví dụ điển hình cho mối liên kết qua lại
giữa phương pháp giảng dạy và việc tổ chức không gian học tập. Perkins một kiến trúc
sư Mỹ từng nói trong cuốn Building Type Basics for Elementary and Secondary
Schools " kiến trúc sư khi thiết kế trường học không chỉ là việc tổ chức, xây dựng từng
viên gạch, hòn đá, thanh thép... mà là người nên suy nghĩ về những cá thể sử dụng nó,
nên suy nghĩ về những giải pháp để làm cho cá thể làm việc trong nó được hoạt động
tốt hơn, tạo nên khả năng hỗ trợ tốt nhất để phát triển toàn diện cho học sinh. Khi và
chỉ khi kiến trúc sư tâm niệm những điều đó thì cơng trình mới đạt được những mục
tiêu trong giáo dục, cơng trình mới là cơng cụ tốt nhất cho giáo viên và tạo nên nguồn
cảm hứng sáng tạo, học tập cho học sinh để tạo lên một nơi mà mọi người mong muốn
đến đó làm việc, học tập và là nơi họ cảm thấy nuối tiếc khi bước đi".


-6-

1.1.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong trường
tiểu học ở Châu Âu và Châu Mỹ
1.1.1.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong
trường tiểu học ở Hoa Kỳ
Hiện nay, nền giáo dục Hoa Kỳ là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất
trên thế giới. Sự tiên tiến thể hiện ở cơ hội tiếp cận giáo dục, phương pháp giảng
dạy, quy mô trường lớp, và nghiên cứu trong giáo dục, v.v… Hệ thống trường học
cũng như chương trình giảng dạy khơng thống nhất trên tồn quốc.

Hình 1.1a: Hình ảnh tổng thể trường tiểu học Lowrie

Hình 1.1b: Sân chơi nhiều màu sắc



-7-

Những đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ là sự phân quyền
phân cấp trong quản lý, sự dân chủ trong việc thực thi các chính sách giáo
dục, sự đa dạng về loại hình trường học cũng như phương thức đào tạo, và sự
ứng dụng sâu rộng những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong quản
lý cũng như hoạt động dạy và học.
Việc tổ chức không gian trường tiểu học ở Hoa Kỳ được tổ chức khá chặt
chẽ với công năng đầy đủ cho mọi hoạt động trong trường học. Từ ngoài sân
trường được phân khu chức năng đầy đủ với diện tích lớn cho các bãi đỗ xe
bus, bãi xe cho giáo viên và các khu vườn, khu học tập ngoài trời của học
sinh. Đến những không gian trong lớp với đầy đủ tiện nghi cho không những
không gian học tập mà cả vui chơi và sinh hoạt của học sinh (Hình 1.1a).
Lấy mục tiêu trường học là nơi để học sinh tự học cách học, học sinh là trung
tâm của việc giáo dục. Hoa Kỳ đã có những bước tiến quan trọng trong cải tạo
không gian kiến trúc cảnh quan trong trường học.Trong đó học sinh được tham gia
thiết kế và trang trí khơng gian học tập ngồi trời. Khác với Việt Nam là giáo viên
di chuyển từ lớp này sang lớp khác sau mỗi tiết học. Ở Hoa Kỳ, lớp học được thiết
kế theo từng bộ môn và học sinh di chuyển sau mỗi tiết học đến phịng bộ mơn. Thế
nên khơng gian giao thơng và cảnh quan góp phần rất lớn làm mới hoặc thư giãn
tinh thần cho học sinh trước những tiếp học khác (Hình 1.1b).
Có thể nói khơng phải tất cả những cách tổ chức không gian của Hoa Kỳ
là phù hợp với văn hóa học và dạy ở Việt Nam nhưng trên con đường phát
triển giáo dục của con người nói chung ln có những cái đích giống nhau và
đó là những điểm mà ta có thể học tập ở họ.
1.1.1.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong
trường tiểu học ở Anh
Anh là một nước có nền lịch sử giáo dục lâu đời. Hệ thống giáo dục Anh

đã có từ hàng trăm năm nay, và là cái nôi của nền giáo dục hiện đại trên thế
giới. Các trường đại học danh tiếng như Oxford và Cambridge đã hoạt động
hơn 800 năm. Cho đến đầu thế kỷ thứ 19, giáo dục luôn gắn kết chặt chẽ với


-8-

nhà thờ. Trường học được điều hành bởi các tổ chức tơn giáo và tơn giáo đã
có những ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển giáo dục.
Kể từ sau Luật Giáo dục 2002, giai đoạn nền tảng trong giáo dục đã được
chính thức ban hành. Giáo dục tiểu học bắt buộc bắt đầu từ 5 tuổi. Học sinh tiểu học
từ lớp 1 đến lớp 6 học các môn học bắt buộc gồm tiếng Anh, toán, và khoa học và
những môn nền tảng như lịch sử, địa lý, nhạc, nghệ thuật, và giáo dục thể
chất. Đặc biệt dưới thời kỳ của ông Tony Blair, giáo dục tiểu học của Anh đã
có những biến chuyển mạnh mẽ. Trong đó nổi bật là xu hướng xóa nhồ sự
tách biệt giáo dục phi chính thức (informal education), từ học trong đời, trong
cuộc sống và giáo dục chính thức (formal education), học trong trường lớp.
Chính cải cách này tạo ra một xu hướng và phương pháp dạy gần gũi với
những biến đổi của xã hội hiện nay và điều đó tương đồng với các không gian
kiến trúc trong trường tiểu học ở Anh đang dần hình thành những thay đổi.

Hình 1.2a: Tổng thể trường tiểu học

Hình 1.2b: Khơng gian vui chơi gắn

Westborough

với nghệ thuật

Ngồi ra những khóa học về tự nhiên, mơi trường và các vấn đề tồn câu

trong trường trình tiểu học ở Anh là tiền đề để những thiết kế mới trong kiến
trúc của trường học ở Anh ra đời, điển hình như Eco-school chuyên thiết kế


-9-

trường học với phong cách tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tự
nhiên. Các thay đổi trong không gian trong và ngoài lớp học cũng yêu cầu
các bản thiết kế kiến trúc cảnh quan thêm vào nhiều hạng mục khác nhau để
hỗ trợ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập.
Quỹ đất ở các trường tiểu học trong cách thành phố lớn ở Anh tương đối
hạn hẹp nên việc tổ chức không gian vui chơi của trẻ được thiết kế khá tỉ mỉ
và tận dụng tốt các góc cạnh, họ khơng ngần ngại sử dụng mầu sắc, vật liệu
mới, mảng khối mạnh mẽ trong kiến trúc điều đó tạo lên khơng gian kiến trúc
mang xu hướng hiện đại (Hình 1.2a,b).
1.1.2. Kinh nghiệm tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trong trường
tiểu học ở Châu Á
1.1.2.1. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong
trường tiểu học ở Trung Quốc
Khác với các nước tư bản, nhà nước CHND Trung Hoa giữ vai trò chủ
đạo trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục. Các chính sách và các đổi mới giáo
dục quan trọng đã được thực hiện để hài hòa giữa chức năng giáo dục chính
trị tư tưởng với chức năng kinh tế của giáo dục, giữa giáo dục vì mục tiêu
hiệu quả kinh tế với giáo dục vì cơng bằng và bình đẳng xã hội. Hiện nay,
Trung Quốc có một hệ thống giáo dục thống nhất trên toàn quốc, bao gồm
giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học (6 năm), giáo dục trung học (6 năm,
trong đó THCS 3 năm và THPT 3 năm), và giáo dục đại học. Trong đó giáo
dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc, căn cứ theo Luật giáo dục bắt
buộc 9 năm ban hành năm 1986.
Giáo dục tiểu học gồm 6 năm học dành cho trẻ từ 6-12 tuổi. Có thể nói

phổ cập giáo dục tiểu học là một thành tựu vĩ đại của chính phủ kể từ sau
cơng cuộc đổi mới trong điều kiện đất nước có diện tích và dân số lớn và sự
chênh lệch về mọi mặt giữa các vùng miền cao. Căn cứ theo Luật giáo dục bắt


-10-

buộc 9 năm, giáo dục tiểu học được miễn phí, trẻ thuộc các gia đình khó khăn
cịn nhận được tài trợ của nhà nước, các thành phần xã hội khác được khuyến
khích thành lập trường tư.
Trong những năm gần đây Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho hệ thống
giáo dục tiểu học với suy nghĩ giáo dục tiểu học là gốc cho các hệ giáo dục
tiếp theo, đầu tư cho giáo dục tiểu học là đầu tư cho cả các hệ khác. Những
cải cách giáo dục tiểu học, loại bỏ các phương pháp dậy truyền thống thay
vào đó là xu hướng giáo dục gắn liền với thực tế. Trong bối cảnh thuận lợi đó
các cơng trình trường tiểu học Trung Quốc được quan tâm đầu tư xây dựng
khá tốt, khơng gian kiến trúc đã có sự thay đổi đáng kể với các không gian
giáo dục truyền thống trước kia. Đã có những cơng trình mạnh dạn đưa ra
cách tổ chức khơng gian mới, hình khối đặc sắc phù hợp với yêu cầu và cách
thức giáo dục hiện đại. Các khu chức năng như sân vận động đến nhà thi đầu,
cùng với sân vườn cảnh quan, các khu phục vụ vui chơi cho học sinh đều
được tổ chức đưa vào trường tiểu học.

Hình 1.3a: Tổng mặt bằng trường tiểu học Jiangyin


-11-

Hình 1.3b: Một góc sân trường tiêu học Taihu
Nhưng nhìn chung việc thay đổi không gian kiến trúc trường tiểu học

Trung Quốc có xu hướng phát triển giống với các quốc gia như Mỹ và Châu
Âu (Hình 1.3a,b).
1.1.2.2. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong
trường tiểu học ở Singapore
Năm 1979 chứng kiến một biến động lớn tiếp theo trong lịch sử giáo dục
Singapore. Một ủy ban do TS. Goh Keng Swee, lúc này là Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đứng đầu, tiến hành rà soát kỹ nền giáo dục
Singapore. Việc rà soát của TS. Goh khởi đầu cho một phong trào làm cho hệ
thống giáo dục có hiệu quả bằng nhiều cách, trong đó có giảm lãng phí trong
giáo dục. Những thay đổi về phân luồng và chương trình học tập được đưa
vào để phục vụ các nhóm học sinh có năng lực khác nhau đồng thời đề cao
các giá trị giáo dục để khuyến khích sự gắn kết xã hội qua học tập. Việc này
đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên Giáo dục lấy hiệu quả làm động lực.
Phương châm này đã thúc đẩy sự phân quyền phân cấp trong giáo dục, thay
đổi về việc cấp bằng và chứng chỉ, mở rộng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề,
cải tiến giáo dục tiểu học để đáp ứng và phù hợp hơn với yêu cầu của nền
kinh tế đang biến đổi nhanh chóng.


-12-

Ở bậc tiểu học học sinh học qua giai đoạn cơ bản trong 4 năm, từ lớp 1
đến lớp 4, và học qua giai đoạn định hướng trong 2 năm từ lớp 5 đến lớp 6.
Để phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, trước khi bước vào giai đoạn
định hướng, học sinh chính thức được sắp xếp lớp theo năng lực học tập.
Trong thập niện 80, việc di chuyển dân từ những trung tâm thành phố
chật chội đến những thị trấn mới như Yishun, Pasir Ris và sau đó là
Woodlands, đã tạo ra nhu cầu xây dựng một loạt những trường học mới khang
trang ngay trong khu vực dân cư. Trong lúc các cải cách về sư phạm gây ảnh
hưởng đến thiết kế trường học thì thế hệ những ngôi trường mới này không

chỉ được thừa hưởng những thiết kế kiến trúc cải tiến hơn mà còn được hồn
thiện một cách hồn hảo hơn với tính độc đáo riêng của từng trường. Ví dụ
như thiết kế của trương Tiểu học North View ở thị trấn Yishun, đã nắm bắt
được tinh thần cầu thị (reflective) và sáng tạo của các mẫu thiết kế trường học
những năm 90. Sân nhỏ trong góc trường được thiết kế gợi đến khơng chỉ việc
học tập mà cịn đến sự tạo hình mang tính nghệ thuật, sự gần gũi với thiên
nhiên và tính cởi mở hồn nhiên của các em học sinh (Hình 1.4a,b).

Hình 1.4 a: Tổng thể trường tiểu học Woodlands


-13-

Hình 1.4b: Tiểu cảnh sân vườn trong trường tiểu học Woodlands
Ở trường Woodlands, phía trước của trường Tiểu học Woodlands được
dựng lên cách đây 2 năm là một ví dụ điển hình cho mẫu thiết kế hiện đại
được dành cho các trường tiểu học.
Những mẫu thiết kế mới nhất của các trường được tạo ra không chỉ từ sự
thay đổi trong lý thuyết và sư phạm trong ngành giáo dục mà còn để đáp ứng
những yêu cầu đặc biệt về khơng gian học và tính năng sử dụng đặc thù cho
môi trường học của các em học sinh thuộc các nhóm tuổi khác nhau.
Trong khi phịng học vẫn mang đặc trưng của trường học thơng thường ở
Singapore thì vấn đề khoảng khơng gian bên ngồi lớp học được sử dụng như
thế nào cho hài hồ với một diện tích tương đối nhỏ lại được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau (như âm nhạc, đọc sách, vẽ và thủ công, chỗ chơi,
nghỉ, giao tiếp của các em và nhiều hoạt động khác). Những nhân tố khác như
thiết kế về âm thanh, màu sắc, ánh sáng và chất liệu sử dụng cho bề mặt đều
góp phần mang lại hiệu quả thực tế cho việc duy trì một mơi trường học tập
có lợi cho sức khoẻ và tiện nghi cho của các em học sinh.
1.2. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trong trường tiểu

học tại các đô thị lớn ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng chung về trường tiểu học ở Việt Nam


-14-

Là một trong những nước có dân số đơng nhất thế giới, cùng với địa hình
đồi núi và nhiều dân tộc cùng sinh sống , Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn
trong phổ cập giáo dục tiểu học trên tồn quốc. Tuy nhiên vào những năm đầu
thế kỷ 21 Việt Nam từng bước thực hiện nâng cao chất lượng toàn diện theo
cách làm và mức độ phù hợp với từng loại đối tượng, từng loại trường và địa
phương khác nhau với mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học Việt Nam là giúp
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh
tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở.
Trong chương trình tiểu học hiện hành, ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 6 mơn
học là : Tiếng Việt, Tốn, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật (
Mỹ thuật, Âm Nhạc); trong đó, chỉ có Tiếng Việt và Tốn có sách giáo khoa
(để học sinh sử dụng), bốn mơn cịn lại có tài liệu hướng dẫn giảng dạy (để
giáo viên sử dụng); ở lớp 4 và lớp 5 có 7 mơn học là: Tiếng Việt, Tốn, Lịch
sử và Địa lý, Khoa học, Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật; trong đó, bốn mơn có
sách giáo khoa là Tiếng Việt, Tốn, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, các mơn học
cịn lại có tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Ngồi ra, chương trình tin học cũng
đang dần đưa vào tiểu học để bổ sung các kỹ năng cơ bản cho học sinh lên
cấp học cao hơn.
Năm học 2007-2008, cả nước có 14.939 trường tiểu học với 6.832.567
học sinh. Số trường công lập là 14.844 với 6.832.218 học sinh. Số trường
ngồi cơng lập là 95 với 18.349 học sinh. Thực hiện quy định của Luật phổ
cập giáo dục tiểu học 1991, mọi trẻ em chậm nhất là đến 14 tuổi đều phải tốt
nghiệp tiểu học, hơn chục năm trở lại đây, ngày 5-9 được lấy làm ngày toàn

dân đưa trẻ em đến trường với mục tiêu vận động tất cả các gia đình có con
lên 6 đều đưa vào học lớp một. Năm 2000, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 6-11 đi
học là 95%; năm học 2004-2005 tỷ lệ đó là hơn 98%. (Bảng 1.1)


-15-

20062007
Trường tiểu học 14834
Học sinh (nghìn 7029.4
học sinh)

20072008
14933
6860.3

20082009
15051
6731.6

20092010
15172
6908.0

20102011
15242
7043.3

Bảng 1.1: số lượng trường học và học sinh trong cả nước từ năm 2006-2011


Bảng 1.2: Quy mô giáo dục tiểu học từ năm 2000-2008
Mục tiêu phát triển của giáo dục tiểu học đến 2012 là: Thực hiện phổ cập
giáo dục đúng độ tuổi (thu hút 99% trẻ em trong độ tuổi đi học, giảm thiểu tỷ
lệ lưu ban, bỏ học), nâng cao chất lượng và hiệu quả, tiến tới thực hiện dạy và
học 2 buổi/ ngày, đưa ngoại ngữ vào học từ lớp 3, giảm tỷ lệ hs/gv và quy mô
các lớp học.
1.2.2. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học
tại các khu đô thị lớn ở Việt Nam
Trong những năm gần đây hệ thống đô thị quốc gia đã có sự chuyển biến tích
cực cả về số lượng cũng như về chất lượng, mạng lưới đô thị quốc gia đã và


-16-

đang được phát triển, mở rộng từ 629 đô thị năm 1999 đến nay đã tăng lên
754 đô thị. Về dân cư đơ thị, tỷ lệđơ thị hóa đã tăng từ 20,7% năm 1999 đến
nay đạt gần 30% nếu tính dân số nội thị. Kéo theo đó là hàng loạt các khu đô
thị mới, khu ở mới ra đời để đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị. Trong đó,
có hai đơ thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đơ thị loại I tăng
thêm năm đơ thị, trong khi đó loại V tăng thêm 99 đô thị. Tuy nhiên để tương
ứng với sự phát triển của đơ thị và dân số thì tốc độ xây dựng trường tiểu học
để đáp ứng cho nhu cầu đó lại rất ít.
1.2.2.1. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu
học tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong ba năm gần đây số lượng học sinh ở các thành phố lớn gia tăng
liên tục trong đó kể đến Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng học sinh tiểu
học tăng hàng năm trên một vạn học sinh nhưng số lượng trường tiểu học tăng
chưa đầy 10 trường, đặc biệt trong năm học 2011 còn thụt giảm( con số này là
do quá trình sửa chữa và xây lại một số trường nên tạm thời không hoạt
động ) hiện tượng này xảy ra không chỉ cho TP. HCM mà đa số các thành phố

có số lương dân số dịch cư lớn đều xảy ra hiện tượng thiếu trường tiểu học
hay số lượng trường tiểu học được xây mới khơng bắt kịp với q trình tăng
số lượng học sinh. Trước một số mục tiêu của nhà nước là khuyến khích học
hai buổi trong một ngày thì việc đáp ứng cho khối lượng học sinh lớn như vậy
càng khó khăn, Hiện nay trên địa bàn TPHCM chưa đến 20% số lượng học
sinh được học hai ca một ngày. (Bảng 1.3)
Vấn đề về tổ chức cảnh quan, sân chơi ngoài trời... trong trường tiểu học
hiện nay ở các thành phố Hồ Chí Minh đã có sự chuyển biến tích cực nhưng
đã số vẫn chỉ mang tính chất tượng trưng chưa có một nghiên cứu cụ thể để
nâng cao chất lượng thẩm mỹ hay sử dụng cảnh quan, sân chơi ngoài trời như
một công cụ nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ. (Hình 1.5)


-17-

Hình 1.5: Sân chơi vừa nhỏ hẹp vừa kém chất lượng

Hình 1.6: Trường tiểu học và trung học quốc tế AGG, hình thức và khơng
gian kiến trúc đơn giản, chưa tận dụng được hình khối và mầu sắc trong cơng
tác thiết kế.
Do lợi ích kinh tế một số chủ đầu tư đưa mật độ xây dựng lên rất cao để
có nhiều lớp học hơn hoặc trường hợp xấu hơn là chủ đầu tư th mặt bằng
có diện tích nhỏ bắt buộc xây nhà cao tầng để làm trường tiểu học vấn đề này
làm giảm diện tích sân chơi và số lượng cây xanh trong trường và nó trực tiếp
tác động đến các hoạt động thể chất của trẻ.


-18-

Hình thức kiến trúc của các trường mới vẫn chưa nhiều đột phá, vẫn sử

dụng những nguyên tắc thiết kế trường tiểu học cũ. Còn một số trường giữa
cái cũ và mới chưa có sự ăn khớp về ngơn ngữ kiến trúc. (Hình 1.6)
Sử dụng màu sắc cịn hạn chế, có một điểm thường thấy ở các trường
tiểu học là khơng có điểm nhấn bằng mầu sắc, Trong các phịng sinh hoạt
trong nhà hay sinh hoạt ngoài trời cũng chưa tận dụng được yếu tố mầu sắc.
1.2.2.2. Tình hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu
học tại thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng, một trong những thành phố lớn nhất miền trung,
trong những năm qua đã có những phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Là
thành phố trọng điểm của miền Trung và Tây Nguyên, cũng như Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh dân số Đà Nẵng đã tăng lên đáng kế kéo theo là nhu
cầu về giáo dục tăng theo. Trước tình hình đó những khu ở mới hiện đại,
khang trang và văn minh hơn đã ra đời. Tuy nhiên bên cạnh đó Đà nẵng chưa
đưa ra được kế hoạch xây dựng những trường học để đáp ứng được nhu cầu
này, đồng thời về vấn đề thẩm mỹ, kiến trúc trong các công trình tiểu học mới
vẫn dừng lại ở phong cách thiết kế kiến trúc trường học ở thập niên 80-90
Cũng như tình trạng chung trên cả nước việc thiếu trường học.Đà nẵng
trong 3 năm chỉ có thêm 1trường tiểu học khi đó số lượng học sinh tăng thêm
6202 học sinh đây có lẽ là yếu tố chính dẫn đến những bất cập về số lượng
học sinh quá nhiều trong một phòng học hiện nay tại Đà Nẵng. Yếu tố này
không chỉ ảnh hướng đến các hoạt động trong lớp học mà cịn tác động đến
diện tích sinh hoạt cũng như hoạt động ngồi trời của trẻ do diện tích m2 tối
thiểu trên một học sinh giảm (Bảng 1.3).
Cảnh quan ở các trường tiểu học tại Đà Nẵng còn sơ sài chưa có đầu tư,
tuy có nhiều trường có điều kiện về diện tích rộng và thống nhưng chưa tận
dụng được ưu điểm này cũng như cảnh quan tự nhiên vốn có của khu đất.
Cũng như chưa có sự quan tâm đến thẩm mỹ các cơng trình kiến trúc nhỏ và
các trang trí nghệ thuật tạo hình (Hình 1.7).



-19-

Kiến trúc các trường tiểu học ở Đà Nẵng chưa xứng tầm với một thành
phố đẹp và hiện đại. Vẫn sử dụng những ngôn ngữ kiến trúc cũ. Chưa mạnh
dạn đưa những phong cách mới và sử dụng màu sắc linh hoạt trong thiết kế.
Đối với các trường học có lối kiến trúc cổ chưa được bảo trì đúng cách làm
mất hình ảnh vốn có của kiến trúc cổ điển.

Hình 1.7: Không gian nhỏ hẹp và kém thẩm mỹ
2008-2009
63186
99

2009-2010
66067
99

2010-2011
69388
100

Số lượng học sinh
Số lượng trường tiểu
học
Bảng 1.3: Số lượng học sinh và trường tiểu học của TP Đà Nẵng

(số liệu tổng cục thống kê)
1.3. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học
tại các khu đô thị mới ở Hà Nội
1.3.1. Tình hình chung về trường tiểu học ở Hà Nội

Từ năm 1998 các quy định của Chính phủ số 108/1998 QĐ-TTg ngày
20/6/2001, Quy định 123/QĐUB ngày 6/12/2001. Các khu đơ thị mới được
xây dựng Đó là những khu đơ thị Trung Hồ-Nhân Chính, Pháp Vân, Tứ
Hiệp, khu di dân quận Hai Bà Trưng, Bắc Định Công, Cầu Giấy, Dịch Vọng,
làng quốc tế Thăng Long, Cầu Diễn, Hạ Đình, Mỹ Đình... Cho đến nay Hà
Nội có 19 Khu đô thị lớn đi theo sự phát triển của các khu đơ thị đang được
hình thành cùng theo nó là nhu cầu của các cơ sở giáo dục đặc biệt là giáo dục
mầm non và tiểu học.


-20-

Do đặc điểm là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước. Hà Nội cũng không
tránh khỏi số lượng người nhập cư về tăng nhanh, với thống kê sơ bộ dân số Hà Nội
vào năm 2011 có gần 6,69 triệu người, số lượng trẻ em đến tuổi đi học tiểu học vào
khoảng 492.604 trẻ. so sánh với tỉnh Quảng Ninh thì chỉ có 88.094 trẻ. (Bảng 1.4)
Như vậy nhu về cơ sở trường học trên toàn Hà Nội là rất lớn.
2008-2009
2009-2010
2010-2011
Số lượng học sinh
440.843
469.622
492.604
Số lượng trường tiểu học
667
681
687
Bảng 1.4: Số lượng học sinh và trường tiểu học của TP Hà Nội
(số liệu tổng cục thống kê)

Trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay cùng với quá trình
hội nhập và tồn cầu hóa vấn đề giáo dục và cải cách sao cho hợp với yêu cầu
của xã hội đang ngày càng phát triển đang được đặt lên hàng đầu. Vị trí giáo
dục tại thời điểm này đã được cải thiện, nhà nước đã có những chính sách, đổi
mới trong công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục tiểu học.
Trong bối cảnh như vậy, nhìn chung cơng tác chuẩn bị để đáp ứng được
về chất lượng cũng như số lượng trường học cho học sinh tiều học ở địa bàn
Hà Nội còn chậm với một số nước phát triển trong khu vực như singapore,
Malaisia... Như vậy việc tìm hiểu các cơ hội và thách thức để đưa ra giải pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học để phù hợp với tiến trình phát triển
của xã hội đang là mục tiêu cao nhất trong giáo dục tiểu học Hà Nội.
1.3.2. Tình hình tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan trường tiểu học
tại các đô thị mới ở Hà Nội
1.3.2.1. Tình trạng thiếu trường học, khơng đáp ứng được yêu cầu học
tập của học sinh
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 40 khu đô thị mới (khoảng
28.897 ha) đang triển khai xây dựng cơng trình và hạ tầng kỹ thuật; 10 khu đơ thị
(khoảng 466 ha) đã cơ bản hồn thành. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng trường học
ở các khu đô thị này chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức.


×