Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Xí nghiệp Xây Lắp và Mộc Nội Thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.62 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
MỤC LỤC
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Giải thích
QĐ – BTC Quyết định- Bộ Tài Chính
TSCĐ Tài sản cố định
TK Tài khoản
VL Vật Liệu
NVL Nguyên Vật Liệu
LN Lợi Nhuận
CCDC Công cụ dụng cụ
GTGT Giá trị gia tăng
VCSH Vốn chủ sở hữu
LN Lợi nhuận
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ nền kinh tế nào thì lĩnh vực xây dựng luôn được chú trọng và
quan tâm, có thế nói xây dựng là tiền đề cho mọi thứ. Chính phủ cần xây dựng văn
phòng, đường xá, trường học, bệnh viện…để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Doanh nghiệp cần xây dựng trụ sở, nhà xưởng, kho bãi để phục vụ cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Người dân cần xây dựng nhà cửa để an cư lập nghiệp. Bởi
vậy ở bất cứ đâu trên thế giới, ngành xây dựng luôn tồn tại và phát triển.
Nước ta là một nước đang phát triển thì việc xây dựng cơ sở, hạ tầng cũng như
các công trình phục vụ dân sinh càng trở nên quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ngày càng đóng một vai trò to
lớn. Sau khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, ngành xây dựng đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những ngành
công nghiệp chủ lực của quốc gia. Là một thành viên của ngành xây dựng, Xí
nghiệp xây lắp và mộc nội thất - chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
đã và đang góp sức mình xây dựng các công trình lớn cho đất nước ngày càng phồn


vinh, tươi đẹp.
Sau một thời gian được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế quốc
dân cùng với vốn kiến thức được học tập, tích lũy từ các thầy, các cô trong trường,
với sự đồng ý và tạo điều kiện của nhà trường cùng với Xí nghiệp xây lắp và mộc
nội thất - chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội và được sự hướng dẫn
tận tình của ThS. Tạ Thu Trang, em xin hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp theo
kế hoạch thực tập của nhà trường đề ra.

SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Báo cáo của em gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây Lắp và Mộc Nội Thất.
Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Xí nghiệp Xây
Lắp và Mộc Nội Thất.
Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Xí
nghiệp Xây Lắp và Mộc Nội Thất.
Trong quá trình thực tập và thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều và với vốn
kiến thức còn hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo của thầy cô để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hòa
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ MỘC NỘI THẤT - CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 Lịch sử hình thành
Tên giao dịch: Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất - Chi nhánh công ty cổ phần
xây dựng số 1 Hà Nội.
Trụ sở chính Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội: 59 Quang Trung,
Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Trụ sở Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất: Cầu Bươu, Kiến Hưng, Hà Đông,
Hà Nội.
Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (HACC1): là doanh nghiệp nhà
nước hạng I thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - tiền thân là Công ty Kiến trúc
Hà Nội được thành lập ngày 05/08/1958 theo quyết định số 117 của Bộ xây dựng.
Đến nay, qua quá trình 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã trải qua nhiều
thay đổi. Cụ thể như sau:
- Ngày 05/8/1958: Công ty được thành lập với tên gọi Công ty Kiến trúc
Hà Nội, trực thuộc Bộ Kiến trúc.
- Năm 1960: Công ty được Bộ Xây dựng đổi tên thành Công ty Kiến trúc
Khu Nam Hà Nội, trực thuộc Bộ xây dựng.
- Năm 1977: Công ty đổi tên thành Công ty Xây dựng số 1, trực thuộc Bộ
Xây dựng.
- Năm 1982: Tổng công ty xây dựng Hà Nội được thành lập, Công ty xây
dựng số 1 trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
- Năm 2005: Theo chính sách cổ phần hóa của nhà nước, Công ty được
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội, trực thuộc Tổng công ty
xây dựng Hà Nội.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là:

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường,
sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đê, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ
thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp.
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (lữ hành nội địa,
quốc tế).
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê
tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép).
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn (Không
bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường).
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao
thông, thuỷ điện.
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp
thoát nước và trạm bơm.
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân
dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu,
vật liệu xây dựng.
1.1.2 Quá trình phát triển
Được thành lập từ năm 1958 với nhiệm vụ xây dựng những cơ sở vật chất đầu
tiên của đất nước, đến nay, HACC1 đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành
xây dựng Việt Nam. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã ghi dấu
ấn tại các công trình gắn liền với sự phát triển của đất nước như Khu công nghiệp
Thượng Đình, Nhà máy nước Yên Phụ, Pháp Vân, Hội trường Ba Đình, khách sạn
Deawoo, Tháp Hà nội và gần đây nhất là Trung tâm hội nghị quốc gia, Tháp Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Tháp Keangnam Hanoi Cùng với thành công
của các dự án lớn, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực hùng hậu, có
trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ quản lý cao và dày dạn kinh nghiệm. Với tâm
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
4

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
niệm Con người vừa là cốt lõi vừa là mục tiêu của doanh nghiệp, Công ty đã thường
xuyên và liên tục đầu tư cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo lực lượng kế cận, đào
tạo nâng cao cho lực lượng nhân lực cao cấp của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thị trường. Với lợi thế là lực lượng nòng cốt trong các dự án lớn
của đất nước, Công ty đã tích lũy và đầu tư được một lực lượng thiết bị thi công
hùng hậu như giáo, cốp pha, cẩu tháp, thiết bị làm đường, thiết bị thi công móng
đáp ứng tốt nhu cầu cơ giới hóa sản xuất và công tác thi công các kết cấu đặc biệt.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội
luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao. Công ty đã vinh
dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Huân chương Lao động hạng Ba ( ngày 21 tháng 08 năm 1978 ).
- Huân chương Lao động hạng Nhì ( ngày 04 tháng 09 năm 1982 ).
- Huân chương Lao động hạng Nhất ( ngày 16 tháng 11 năm 1985 ).
- Huân chương độc lập hạng Ba ( ngày 27 tháng 11 năm 1998 ).
- Huân chương Độc lập hạng Nhì ( ngày 24 tháng 02 năm 2004).
- Cờ thi đua của Chính phủ ( ngày 05 tháng 01 năm 2004).
- Và các bằng khen của các Sở, Ban, Ngành, Bộ Xây dựng…
Ngày 23 tháng 09 năm 2005, theo quyết định số 1820/QĐ-BXD Bộ trưởng Bộ
xây dựng, công ty đã chính thức chuyển từ Công ty Xây dựng số 1 thành Công ty
cổ phần. Chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần, Công ty đứng trước cơ hội
rất lớn nhưng cũng phải chấp nhận môi trường mới có tính cạnh tranh hết sức khắc
nghiệt. Để duy trì vị trí dẫn đầu, Công ty luôn phải cập nhật cho mình những
phương pháp quản lý mới, công nghệ mới, thiết bị mới và tư duy mới. Và sau 5
năm hoạt động, dù có những thời điểm Công ty rơi vào khó khăn, nhưng nhìn
chung những thành tích mà Công ty đạt được vẫn rất có ý nghĩa.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Bảng 1 : Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây

ĐVT: VN đồng
Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Tổng tài sản có 1.132.742.289.274 912.450.610.498 854.498.807.824
2. Tài sản ngắn hạn 1.072.114.093.139 835.689.696.372 774.767.485.752
3. Tổng tài sản nợ 1.078.353.093.982 855.742.536.500 794.516.290.455
4. Tài sản nợ ngắn hạn 1.063.489.267.593 844.177.167.345 788.005.541.821
5. Lợi nhuận trước thuế 20.250.249.064 8.549.678.506 10.032.412.280
6. Lợi nhuận sau thuế 20.250.249.064 8.549.678.506 8.155.398.691
7. Doanh thu 627.612.801.552 542.751.060.357 523.327.012.041
Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất - Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng
số 1 Hà Nội: là một trong 20 chi nhánh của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Xí nghiệp được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty cổ phần xây
dựng số 1 Hà Nội (1958) và là một bộ phận quan trọng trong lịch sử công ty. Ban
đầu Xí nghiệp chỉ sản xuất đơn thuần về cửa và cốt pha phục vụ các công trình xây
dựng, nhưng từ năm 1992 trở về đây cùng với việc đổi mới công tác quản lý Xí
nghiệp đã được bổ sung thêm chức năng xây dựng. Từ đó Xí nghiệp đã chủ động
vươn lên đảm nhiệm xây dựng nhiều công trình, hạng mục công trình. Là một đơn
vị thành lập sớm, trụ sở đóng tại trung tâm thủ đô, lại gần với các cơ quan chủ quản
nên Xí nghiệp có nhiều điều kiện để phát triển và thi công các công trình lớn, đồng
thời còn được áp dụng sớm các thành tựu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến do đó Xí
nghiệp luôn có đội ngũ tay nghề có kỹ thuật vững, đội ngũ công nhân có tay nghề
cao.:
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Bảng 2 : Một số công trình Xí nghiệp đã và đang xây dựng
Tên công trình Giá trị hợp đồng Thời gian xây dựng
Nhà máy nước Ninh Bình - Thanh Hóa 7.400.000.000 11/1997 - 1999
Cầu Nà Mèo - Thanh Hóa 3.120.000.000 11/2000 - 2001
Ngân hàng nông nghiệp Đà Nẵng 55.000.000.000 2000 - 2003

Công trình NHNN Đà Nẵng II 13.749.000.000 9/2005 - 2007
Công trình 13D Việt Hưng 8.200.000.000 2007 - 2008
Vinalines - Hải Phòng - 11/2009 -
Biệt thự trung tâm hội nghị quốc gia - 1/2010 -
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ
NGHIỆP
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Xí Nghiệp
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Xí nghiệp:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân
bay, bến cảng), thủy lợi, bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, đường dây, trạm biến áp…
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu công nghiệp đô thị…
- Đầu tư kinh doanh bất động sản…
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp
Sản phẩm xây dựng cơ bản là những công trình, hạng mục công trình có thiết
kế riêng, thời gian thi công kéo dài, địa điểm xây dựng luôn thay đổi và thường phải
trải qua nhiều giai đoạn xây dựng khác nhau.
Các công trình của Xí nghiệp có thể là do từ Công ty cổ phần xây dựng số 1
Hà Nội giao về và cũng có thể do Xí nghiệp tự đấu thầu và ký hợp đồng. Trong
trường hợp công trình do Công ty đưa về thì sẽ giao khoán theo tỉ lệ 97 - 98%. Còn
nếu do Xí nghiệp tự đấu thầu và ký hợp đồng thì Xí nghiệp cũng phải trích nộp
phần trăm về Công ty. Thông thường các công trình do Công ty giao cho thường là
các hạng mục công trình trong một công trình lớn do Công ty nhận thầu. Xí nghiệp
tiến hành thi công cùng với các xí nghiệp khác trong cùng Công ty. Ví dụ như là
trong công trình Biệt thự trung tâm hội nghị quốc gia mới đây thì Xí nghiệp đảm
nhiệm thi công phần nền của biệt thự. Còn các công trình do Xí nghiệp tự đấu thầu
là các công trình riêng lẻ, quy mô nhỏ. Như là công trình 13D Việt Hưng, cầu Nà
Mèo
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40

7
Tìm kiếm thông tin
đấu thầu
Tìm kiếm thông tin
đấu thầu
Khảo sát hiện trường
Khảo sát hiện trường
Khảo sát
thiết kế
Khảo sát
thiết kế
Xây thô
Xây thô
Mua, thuê vật tư
dụng cụ, máy móc
Mua, thuê vật tư
dụng cụ, máy móc
Hoàn thiện
Hoàn thiện
Nghiệm thu
Nghiệm thu
Quyết toán
Quyết toán
Tham gia đấu thầu
Tham gia đấu thầu
Khởi công
Đổ móng
Khởi công
Đổ móng
Phân bổ vật tư

máy móc cho
các đội
Phân bổ vật tư
máy móc cho
các đội
Dự toán chi tiết
nội bộ
Dự toán chi tiết
nội bộ
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp được thể hiện qua quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định tối tượng tập
hợp chi phí. Trên cơ sở đố, xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm xây
lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Tùy vào đặc điểm riêng của
mỗi công trình, hạng mục công trình mà quý trình thi công xây dựng khác nhau.
Sơ đồ 1: Quy trình đấu thầu và xây dựng công trình của Xí nghiệp
Tìm kiếm thông tin đấu thầu: thông tin đấu thầu có thể là do bên chủ đầu tủ
chủ động gủi thư mời thầu, hoặc là Xí nghiệp nhận được thông báo mời thầu trên
các phương tiện thông tin.
Khảo sát hiện trường: tìm hiểu những thông tin về công trình, từ đó xác định
khả năng thi công công trình của Xí nghiệp.
Tham gia đấu thầu: căn cứ vào biện pháp thi công, hồ sơ kỹ thuật, lao động
và các điều kiện khác của hồ sơ mời thầu Xí nghiệp phải làm các thủ tục sau:
+ Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công
+ Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
+ Giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng.
+ Cam kết cung ứng tín dụng.

Nếu trúng thầu Xí nghiệp và đơn vị chủ đầu tư sẽ tiến hành thương thảo và ký
kết hợp đồng. Xí nghiệp có thể yêu cầu chủ đầu tư ứng trước một số vốn nhất định
theo hợp đồng và luật xây dựng.
Dự toán chi tiết nội bộ: là tính toán các yếu tố đầu vào cần thiết như nhân
công, vật tư, máy móc, thời gian thi công công trình, số vốn cần thiết Dự toán các
yếu tố này là khâu rất quan trọng nhằm giúp cho dự án được thực hiện một cách
hoàn hảo nhất.
Khảo sát thiết kế: là việc các kỹ sư lập ra bản thiết kế về công trình, và đồng
thời tính toán chi tiết cho từng hạng mục công trình.
Mua, thuê vật tư, dụng cụ, máy móc: công việc này được giao cho phòng
thiết bị - vật tư của Xí nghiệp. Tất cả vật tư, dụng cụ, máy móc dùng cho công trình
phải được mua hoặc ký hợp đồng cung cấp ngay từ đầu để đảm bảo trong quá trình
thi công không có tình trạng thiếu.
Phân bổ vật tư máy móc cho các đội: phân bổ các yếu tố cho từng đội xây
dựng quản lý và sử dụng.
Khởi công đổ móng: sử dụng nhân công kết hợp với máy móc thiết bị, vật liệu
để đào móng công trình, tiến hành gia cố nền móng, chống nún cho công trình. Sau
đó thi công móng: lắp đặt cốt pha, cốt thép, đổ bê tông, thi công móng…
Xây thô: thi công bê tông cốt thép phần thân và mái nhà, thực hiện phần xây
thô, bao che cho công trình, hạng mục công trình.
Hoàn thiện: lắp đặt hệ thống điện, nước, cửa, trát, ốp, lát, quét sơn hay quét
vôi công trình, hạng mục công trình. Do tiền thân của Xí nghiệp là đơn vị chuyên
môn cốt pha và nội thất do vậy trong quá trình thi công công trình không cần phải
thuê ngoài làm nhiệm vụ lắp đặt điện, nước, cửa hay nội thất.
Nghiệm thu: công trình, hạng mục công trình sau khi được các kỹ sư đánh giá
chất lượng đảm bảo sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Quyết toán: sau khi công trình được bàn giao, Xí nghiệp sẽ yêu cầu chủ đầu

tư thanh toán công trình. Thông thường sẽ có một khoảng thời gian nhất định bảo
hành công trình. Do vậy chủ đầu tư sẽ giữ lại 5% giá trị công trình để đảm bảo việc
bảo hành công trình. Sau thời gian bảo hành kết thúc, Xí nghiệp sẽ nhận nốt số tiền
đó.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
Xí nghiệp hoạt động dưới sự lãnh đạo của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà
Nội, thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định.
Xí nghiệp có con dấu và lập báo cáo tài chính riêng.
Hiện nay tổ chức bộ máy của Xí nghiệp gồm khoảng hơn 60 người, có trình
độ và tay nghề cao, và một số lượng lớn công nhân lao động theo hợp đồng ngắn
hạn. Các công trình của Xí nghiệp có thể ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Do vậy
nên máy móc thiết bị cũng như lực lượng công nhân của Xí nghiệp chủ yếu là thuê
ngoài, công trình ở chỗ nào thì thuê ở chỗ ấy.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Xí nghiệp:
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp
1.3.2 Chúc năng nhiệm vụ các phòng ban.
Xí nghiệp tổ chúc bộ máy quản lý hình thức tập trung, bảo đảm thống nhất từ
giám đốc đến các nhân viên. Đồng thời xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của xí
nghiệp để phù hợp với yêu cầu tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ và có hiệu quả
của Ban lãnh đạo cũng như chủ trương của Đảng và nhà nước mà bộ máy quản lý
của xí nghiệp được tổ chức như sau
Giám đốc: là người phụ trách toàn bộ công việc sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp, chịu trách nhiệm chung trước Công ty trong việc tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao, thay mặt Xí nghiệp chịu trách
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40

Giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng
Kế toán
Phòng kỹ thuật
vật tư
Phòng kỹ thuật
vật tư
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tổ chức
hành chính
Các đội xây dựng trực
thuộc
Các đội xây dựng trực
thuộc
Đội xây
dựng số 1
Đội xây
dựng số 1
Đội xây
dựng số 2
Đội xây
dựng số 2
Đội xây
dựng số 3

Đội xây
dựng số 3
Đội xây
dựng số 4
Đội xây
dựng số 4
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
nhiệm với nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Quyết định đề
bạt, bãi nhiệm, miễn nhiệm luân chuyển các chức danh Phó giám đốc, các trưởng
phòng hay các đội trưởng các đội sản xuất.
Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Xí nghiệp theo sự
phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp
và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công ủy quyền. Ngoài ra, Phó giám đốc
của Xí nghiệp được chỉ định thực hiện các cuộc thanh tra, giám sát tình hình thi
công công trình của các đội xây dựng.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức nhân sự, phân công lao
động trong toàn Xí nghiệp. Chịu trách nhiệm điều hành bộ máy hành chính, các
hoạt động phục vụ cho vấn đề xã hội, đời sống tinh thần toàn Xí nghiệp.
Phòng tài chính - kế toán: có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động tài chính
trong Xí nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao, các hợp đồng kinh tế được ký kết.
Đảm bảo cung cấp vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền mặt để chi trả
lương và thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp. Thực hiện thanh quyết
toán với cấp trên và các đơn vị thu, nộp ngân sách nhà nước theo thể chế quy định.
Tăng cường thanh tra, chỉ đạo về hoạt động tài chính của các đội xây dựng.
Phòng kỹ thuật - vật tư: có chức năng tham mưu cho Giám đốc, trực tiếp
tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng, thực hiện công tác kế hoạch - dự toán, thống kê
tổng hợp, thanh quyết toán công trình trong quan hệ giữa chủ đầu tư (bên A) và Xí
nghiệp (bên B), các đơn vị sản xuất trong phạm vi toàn Xí nghiệp. Đồng thời,
phòng có chức năng cung ứng, quản lý máy móc thiết bị phục vụ cho các công

trình, thanh quyết toán vật tư, nhiên liệu, thiết bị, phụ tùng với các đơn vị sản xuất
cũng như là các nhà cung cấp cho Xí nghiệp trực tiếp thi công. Phòng phải lập kế
hoạch sửa chữa định kỳ và đột xuất, lập luận chứng minh kinh tế, kỹ thuật để mua
sắm máy móc thiết bị mới khi cần thiết.
Các phòng ban trên được đặt tại ngay trụ sở của Xí nghiệp. Khuôn viên của
trụ sở bao gồm: một tòa nhà 2 tầng, là nơi làm việc của phòng ban; một kho và một
bãi dùng dùng để quản lý khối dàn giáo, cốt pha, phương tiện vận tải và một số máy
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
móc chuyên dùng của Xí nghiệp; một xưởng hàn nhỏ dùng để sửa chữa khối dàn
giáo, cốt pha cũng như máy móc và phương tiện vận tải; một bãi đỗ xe. Kho, bãi và
xưởng hàn thuộc quyền quản lý của phòng kỹ thuật - vật tư.
Tổng số nhân viên làm việc trong trụ sở của Xí nghiệp là khoảng 20 người.
Các cán bộ trong Xí nghiệp đều có trình độ học vấn cao hoặc trình độ chuyên môn
tốt.
Các đội xây dựng trực thuộc (4 đội): sau khi ký kết hợp đồng giao nhận thầu
xây lắp công trình với chủ đầu tư, Xí nghiệp thực hiện khoán gọn từng công trình,
hạng mục công trình cho các đội thực hiện. Mỗi công trình, hạng mục công trình Xí
nghiệp có thể giao khoán cho nhiều đội xây dựng, mỗi đội chịu trách nhiệm trước
Xí nghiệp về chất lượng và tiến độ thi công công trình, hạng mục công trình. Các
đội phải lập kế hoạch tổ chức thi công cụ thể đối với từng công trình, hạng mục
công trình ở từng địa bàn hoạt động đảm bảo an toàn về con người, an ninh trật tự.
Tổ chức của các đội giống như một xí nghiệp thu nhỏ. Đội trưởng của đội có
nhiệm vụ lập kế hoạch, giám sát, chỉ đạo việc thi công công trình. Mỗi đội có một
kế toán làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ trong quá trình thi công, quản lý tài chính
của đội… Một bộ phận giám sát thi công. Bộ phận này do các kỹ sư và có thể là
một công nhân bất kỳ làm công việc chỉ đạo thi công và chấm công các công nhân
làm việc. Các kỹ sư ngoài chỉ đạo thi công thì cũng phải trực tiếp thi công. Ngoài ra
còn có bộ phận lo về ăn uống và chỗ ở cho cán bộ công nhân viên. Trung bình mỗi

đội xây dựng có khoảng từ 6 - 7 kỹ sư, có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Con
số này có thể thay đổi (điều động từ các đội khác sang) tùy theo khối lượng công
trình mà đội thực hiện. Trước khi thi công công trình, các kỹ sư trong đội phái tiến
hành thiết kế khối lượng công việc, dự toán thi công, lấy dự toán làm thước đo thực
hiện. Các kỹ sư và các thành viên khác trong đội luôn phải đi theo công trình tới
những nơi xa xôi để làm việc và chỉ được về phép vào những dịp nghỉ lễ cũng như
nghỉ theo kỳ phép luân phiên để đảm bảo công trình được thi công nhanh chóng,
đúng tiến độ.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Do đặc điểm thi công ở nhiều địa điểm khác nhau do vậy lực lượng công nhân
của các đội chủ yếu là thuê ngoài. Công nhân được tuyển chọn tại địa phương thi
công công trình. Dù vậy các công nhân được tuyển chọn đều là các công nhân có
tay nghề cao, có chuyên môn và kinh nghiệm. Máy móc thiết bị dùng trong quá
trình thi công công trình của Xí nghiệp cũng chủ yếu là thuê ngoài. Đối với các
công trình gần địa bàn Hà Nội thì các đội lấy từ trụ sở Xí nghiệp.
Xí nghiệp hiện tại có 4 đội xây dựng với số lượng cán bộ, công nhân vào
khoảng 200 người. Số lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào công trình.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ
NGHIỆP
1.4.1. Kết quả kinh doanh của xí nghiệp
Từ khi thành lập, Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất - Chi nhánh công ty cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội luôn là một trong những Chi nhánh hoạt động có hiệu
quả và đóng góp quan trọng trong sự thành công và phát triển của Công ty cổ phần
xây dựng số 1 Hà Nội. Trong những năm gần đây, cũng như nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong những lĩnh vực khác nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói
riêng, dưới sức ép của khủng hoảng kinh tế, Xí nghiệp đã có những bước đi xuống.
Bảng 3 :Tình hình tài sản nguồn vốn của Xí Nghiệp trong 3 năm gần đây
ĐVT: VN đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng tài sản 20.926.846.352 18.983.632.324 21.488.928.502
- Lưu động và ngắn hạn 19.650.186.355 17.788.874.104 20.265.422.564
- Cố định và dài hạn 1.276.659.997 1.194.758.220 1.223.505.938
Tổng nguồn vốn 20.926.846.352 18.983.632.324 21.488.928.502
- Nợ phải trả 17.348.167.159 15.860.993.426 18.045.063.318
- Vốn chủ sở hữu 3.578.679.193 3.122.638.898 3.443.865.184
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp có
nhiều biến động trong 3 năm qua và mức tăng, giảm qua các năm cũng khác nhau.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Cụ thể năm 2010 so với 2009 giảm 9.28%, năm 2011 so với năm 2010 tăng
13.19%. Trong cơ cấu tài sản ta thấy tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao:
93.89% năm 2009, 93.70% năm 2010 và 94.30% năm 2011. Điều này là do các
công trình của Xí nghiệp không ở gần trụ sở nên với các thiết bị máy móc thi công
Xí nghiệp quyết định thuê ngoài là chủ yếu và không chú trọng đầu tư vào. Hơn nữa
đối với diện tích mặt bằng trụ sỏ Xí nghiệp cũng như kho bãi, do đã được sử dụng
trong nhiều năm nên giá trị còn lại sau khi đã trừ khấu hao không còn lại là bao.
Còn đối với nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2009 là
82.90%, năm 2010 là 83.54%, năm 2011 là 83.97%. Như vậy nợ phải trả chiếm tỷ
lệ quá cao so với nguồn vốn của Xí nghiệp, đây là một biểu hiện không tốt vì Xí
nghiệp đi chiếm dụng vốn. Thực tế năm 2010 tình hình hoạt động của Xí nghiệp
không tốt nên tổng tài sản nguồn vốn đã giảm mạnh (mức giảm là 9.28%). Sang
năm 2011 Xí nghiệp đã cố gắng thay đổi cải thiện hoạt động, cố gắng nhận thêm
công trình, thu hút thêm nhiều nhân công Và kết quả là tồng tài sản và nguồn vốn
đã tăng mạnh, vượt qua cả thời điểm cuối năm 2009 tức là trước khi lâm vào khủng
hoảng năm 2010. Nhưng trong phần tăng đó lại dựa phần lớn vào tăng nợ phải trả
(cụ thể là vốn vay dài hạn và phải trả người bán), trong khi vốn chủ sở hữu lại
không tăng là bao.

Bảng 4 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
trong 3 năm gần đây
ĐVT: 1000 VN đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Tổng doanh thu 7.580.299 4.980.484 8.805.453
2. Tổng chi phí 6.156.456 6.710.877 6.355.324
3. Lợi nhuận trước thuế 1.423.843 (1.730.393) 2.470.129
4. Thuế TNDN phải nộp 398.677 0 617.532
5. Lợi nhuận sau thuế 1.025.167 (1.730.393) 1.852.597
( Nguồn tài liệu : Báo cáo tài chính – Phòng tài chính kế toán)
1.4.2. Tình hình tài chính của Xí Nghiệp
Qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2010 so với năm 2009 đã giảm mạnh với
mức giảm là 34.30%, nhưng đến năm 2011 thì lại tăng mạnh là 76.80%. Đó là do
trong năm 2010 số lượng công trình của Xí nghiệp giảm, còn các công trình dang
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
dở lâm vào khó khăn do giá vật liệu tăng cao… Năm 2011 Xí nghiệp chú trọng vào
công tác tiếp thị và các công trình trọng điểm như: Bitexco, Hầm chui Kim Liên, …
là những công trình tạo cho công ty có doanh thu lớn. Chỉ tiêu tổng chi phí ổn định
qua cả 3 năm là do Xí nghiệp luôn duy trì một số lượng lao động và công trình ổn
định. Duy chỉ có năm 2010 tuy số lượng công trình và lao động giảm nhưng giá các
yếu tố đầu vào khấc như nguyên vật liệu lại tăng nên tổng chi phí vẫn ổn định. Thuế
Xí nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước trong năm 2010 là bằng 0 là do trong năm
này Xí nghiệp bị lỗ, đó cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp cùng
ngành cũng như ngoài ngành.
Chế độ lương, thưởng và các chế độ khác:
Lương nhân viên trung bình của công nhân trong Xí nghiệp là 2 – 4 triệu, tùy
vào trình độ và tay nghề; của nhân viên hành chính là từ 3 – 5 triệu; của đội ngũ kỹ
sư là 4 – 6 triệu. Hàng năm Xí nghiệp luôn có những đợt thưởng cho công nhân

viên những dịp nghỉ lễ hay dịp cuối năm. Ngoài ra còn có những đợt thưởng nữa
khi các đội xây dựng hoàn thành công trình đảm bảo nhanh và an toàn…
Tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước nên Xí nghiệp luôn duy trì những
chính sách đãi ngộ tốt nhất cho công nhân viên. Xí nghiệp đóng đầy đủ các khoản
trích theo lương, thực hiện chi trả và gửi quà thăm hỏi khi có công nhân viên có vấn
để về sức khỏe hay là nghỉ chế độ.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp xây lắp và mộc nội
thất – Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã đạt được rất nhiều
những thành tựu quan trọng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Công ty cổ
phần xây dựng Hà Nội 1 nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để đạt được và duy trì
những thành tích đó, cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp không ngừng nâng cao
trình độ, cải tiến kỹ thuật và nâng cao uy tín để có thể cạnh tranh với các nhà thầu
lớn. Tuy có những thời điểm Xí nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng nhưng với
bản lĩnh và kinh nghiệm của một đơn vị giầu truyền thống Xí nghiệp đã nhanh
chóng thoát ra. Chắc chắn trong thời gian tới Xí nghiệp sẽ ngày càng phát triển hơn
nữa.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VÀ MỘC NỘI THẤT -
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Để phục vụ tốt công tác kế toán cũng như tài chính, Xí nghiệp đã tổ chức một
bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hợp lý và hiệu quả.
:
Sơ đồ 3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành
Kế toán trưởng: là người có quyền cao nhất ở phòng kế toán, kế toán trưởng

có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong
toàn Xí nghiệp. Cụ thể là:
- Cân đối nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của Xí
nghiệp, thanh toán với khách hàng và các tổ chức tín dụng.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
Kế toán
trưởng
Kế toán
trưởng
Kế toán thanh
toán
Kế toán thanh
toán
Kế toán vật tư
tài sản
Kế toán vật tư
tài sản
Kế toán lương
và bảo hiểm
Kế toán lương
và bảo hiểm
Thủ quỹ
Thủ quỹ
Kế toán các đội
Kế toán các đội
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo sự thông suốt và phù hợp trong quản lý điều
hành.
- Đưa ra đề xuất với lãnh đạo Xí nghiệp về các giải pháp trong lĩnh vực quản

lý tài chính và công tác hạch toán kế toán.
- Kiểm tra, hướng dẫn và sắp xếp nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ trong
phòng dựa vào trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân; Ký
duyệt các chứng từ thanh toán, chứng từ hạch toán, các báo cáo…
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi công nợ của Xí nghiệp, các khoản
tiền vay, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên.
Kế toán vật tư tài sản: căn cứ vào các bảng tổng nhập, xuất vật tư cho từng
công trình của các đơn vị hạch toán tập trung tại Xí nghiệp để kiểm tra ghi sổ và các
chứng từ hợp lệ để ghi đồng thời ghi chép sổ kế toán về vật liệu.
Kế toán lương, bảo hiểm: có nhiệm vụ tập hợp chi phí nhân công tiến hành
phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí, tổng hợp số liệu lập bằng tổng hợp thanh
toán tiền lương cho khối văn phòng Xí nghiệp căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để
viết phiếu thu, chi.
Thủ quỹ: căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê duyệt thủ quỹ tiến
hành chi, thu, rút tiền mặt ở ngân hàng về quỹ của xí nghiệp, đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp diễn ra bình thường.
Trong thực tế, sự phân chia như trên không rõ ràng. Vì thực tế các nhân viên
trong phòng đều có thể đảm nhiệm các công việc như trên. Do vậy việc thực hiện
các công việc trên do trưởng phòng giao cho từng nhân viên trong phòng.
Các nhân viên kế toán ở các đội: có nhiệm vụ kế toán các nghiệp vụ phát
sinh trong đội của mình. Sau đó tập hợp các chứng từ ban đầu và chứng từ do mình
làm rồi gửi về phòng tài chính kế toán, theo định kỳ 10 ngày 1 lần lên Xí nghiệp.
Đối với những công trình có địa điểm thi công ở xa, kế toán các đội sẽ chuyển qua
chuyển phát nhanh về Xí nghiệp trong thời gian quy định. Hiện nay Xí nghiệp có 4
đội xây dựng tương ứng với 4 nhân viên kế toán.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Các nhân viên trong phòng kế toán của Xí nghiệp đều đạt trình độ Đại học.
Cuối tháng phòng kế toán của Xí nghiệp có trách nhiệm tập hợp số liệu ở các

sổ chi tiết, sổ cái… nhập số liệu vào máy tính, in ra ký tên đóng dấu và gửi về
phòng kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP
2.2.1. Các chính sách kế toán Xí nghiệp đang áp dụng.
Chế độ kế toán áp dụng tại xí nghiệp theo quyết định số 15/QĐ ngày
20/03/2005. Cụ thể:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc vào ngày 31/12.
- Kỳ báo cáo tài chính: 1 năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VND).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký chung, kế toán máy.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ của Xí Nghiệp được áp dụng theo QĐ 15/2005/QĐ-BTC.
Sau đây là một số chứng từ sử dụng chủ yếu tại Xí Nghiệp:
Đối với nghiệp vụ liên quan đến kế toán thanh toán: chứng từ sử dụng là Phiếu
thu, Phiếu chi đối với tiền mặt. Báo nợ, báo có đối với tiền gửi ngân hàng.
Đối với nghiệp vụ kế toán liên quan đến NVL, CCDC chứng từ sử dụng là hóa
đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu chi….
Đối với nghiệp vụ chi phí sản xuất và tính giá thành, chứng từ sử dụng là Phiếu
xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ…
Đối với nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền lương: Chứng từ sử dụng là
bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương…
Đối với nghiệp vụ liên quan đến kế toán TSCĐ: chứng từ sử dụng là hợp
đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý, biên bản đánh
giá lại TSCĐ, bảng tính phân bổ và khấu hao…
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang

Các chứng từ luân chuyển trong Xí nghiệp chủ yếu là các hóa đơn chứng từ về
đầu vào xây dựng , các phiếu nhập kho , xuất kho , biên bản đối chiếu công nợ, giấy
xin cấp thanh toán . Ngoài ra còn có các chứng từ điện , nước, văn phòng phẩm….
Các chứng từ đi và đén Xí nghiệp đều được phân loại và bảo quản rõ ràng ,
các chứng từ không quan trọng thì được bảo quản trong 6 tháng – 1 năm . Các
chứng từ liên quan tới công trình thì được tập hợp theo từng công trình và được bảo
quản trong nhiều năm.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản của Xí nghiệp được áp dụng theo QĐ15 và bao gồm các
tài khoản chính sau đây: (theo bảng cân đối kế toán tới ngày 31/12/2009)
- Loại 1: 111.1, 112.1, 131, 133, 136, 138, 141, 142, 152, 153, 154.1 (xây lắp).
Tài khoản 112.1 của Xí nghiệp được chi tiết cho hai ngân hàng: Ngân hàng
đầu tư và SGD Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Tài khoản 152 được chi tiết thành nhiều tài khoản hạch toán các loại vật tư
khác nhau, việc chia nhỏ tài khoản phụ thuộc vào đặc điểm từng công trình và chỉ
mang ý nghĩa quản lý vật tư tại Xí nghiệp.
- Loại 2: 211, 214, 242.
Tài khoản 211 được chi tiết thành các tài khoản 211.1, 211.2, 211.3 và 211.5.
Tương ứng với đó là các tài khoản 214.1, 214.2, 214.3, 214.5.
- Loại 3: 311, 331, 333, 334, 336, 337, 338, 341.
Tài khoản 311 được chi tiết thành 311.1: vay ngắn hạn ngân hàng (chi tiết các
ngân hàng trong sổ chi tiết tài khoản 311.1) và 311.8: vay ngắn hạn cán bộ công
nhân viên. Tương ứng với đó là tài khoản 341.
Tài khoản 336 được chi tiết thành 336.2: phải trả về KL XL nhận khoán hộ.
- Loại 4: 411, 414, 421, 431.
- Loại 5: 511, 512.
- Loại 6: 621, 622, 623, 627, 632, 635.
Các tài khoản 623 và 627 được chi tiết thành tài khoản nhỏ.
- Loại 7 và 8: có thể có, nhưng trong năm 2009 Xí nghiệp không có nghiệp vụ
nào phát sinh.

- Loại 9: 911.
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Tại Xí nghiệp xây lắp và mộc nội thất, do đặc thù là doanh nghiệp xây lắp nên
các tài khoản quan trọng nhất là các tài khoản liên quan tới tính giá công trình. Đó
là tài khoản 152, 153, 154, 334, 338, 621, 622, 623, 627. Bên cạnh đó, hiện nay tài
khoản vay ngắn hạn và dài hạn (311 và 341) cũng được sử dụng nhiều.
Tuy nhiên có một số TK mà đơn vị không sử dụng như TK 113, TK 121, TK
128, TK 129, TK 157, TK 222…
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức tổ chức sổ sách của Xí nghiệp là nhật ký chung. Hệ thống sổ kế
toán xí nghiệp sử dụng bao gồm hai hệ thống sổ đó là sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
được mở cho các tài khoản cấp một tương ứng theo yêu cầu quản lý.

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Đối chiếu kiểm tra:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Sổ nhật ký chung
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh

Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ kế toán ghi nhật ký
chung theo trình tự thời gian. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thì đồng thời
ghi vào sổ quỹ các nghiệp vụ liên quan đến đối tượng hạch toán chi tiết thì đồng
thời ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng tổng hợp vào bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng, quý cộng sổ cái, đối chiếu với sổ quỹ và các bảng tổng hợp chi
tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ở sổ cái dùng để lên bảng cân đối. Căn cứ
vào bảng cân đối tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
Chứng từ gốc
Phiếu xuất kho
Nhật ký chung Bảng tính giá thành Sổ chi phí sản xuất
Sổ cái tài khoản
621, 622, 623, 627
Bảng cân đối
tài khoản
Bảng tổng hợp
CPSX
Báo cáo kế toán
22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Tạ Thu Trang
Tuy nhiên các công việc kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
nói chung và Xí nghiệp nói riêng đều được thực hiện thông qua phần mềm kế toán
Misa của Misa JSC. Phần mềm được mua bản quyền bởi Công ty cổ phần xây dựng

số 1 Hà Nội và giao cho phòng kế toán của toàn bộ các chi nhánh của Công ty sử
dụng. Quy trình kế toán trên máy cơ bản là giống với kế toán thủ công và vẫn tuân
theo quy trình kế toán theo hình thức nhật ký chung như trên. Tuy nhiên, công việc
kế toán được giảm nhẹ hơn. Khi kế toán nhập số liệu vào phần mềm, số liệu sẽ tự
động nhảy vào các trang sổ. Các sổ sách trong phần mềm cũng được bố trí khoa học
và đơn giản, dễ dàng tìm kiếm và sử dụng. Nếu có sai sót và kịp thời phát hiện cũng
dễ dàng sửa chữa.
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
In sổ, báo cáo cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Sơ đồ 6 : Quy trình thực hiện công tác kế toán bằng phần mềm Misa
SVTH: Hoàng Thị Hòa Lớp Kế Toán 1K40
Chứng từ
kế toán
Chứng từ
kế toán
Bảng tổng
hợp
chứng từ
cùng loại
Bảng tổng
hợp
chứng từ
cùng loại
Phần
Mềm
Kế
Toán
Misa

Phần
Mềm
Kế
Toán
Misa
Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp
Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp
- Báo cáo tài
chính
- BC kế toán
quản trị
- Báo cáo tài
chính
- BC kế toán
quản trị
23

×