Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Hoàn thiện kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng các chuẩn mực kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.72 KB, 102 trang )

1
Mục lục
Trang sè
Trang phụ bìa
Mục lục………………………………………………………………… 1
Mở đầu.………………………………………………………………… 3
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán thu nhập doanh nghiệp …… 7
1.1. Khái niệm về thu nhập và nguồn hình thành thu nhập
trong doanh nghiệp hiện nay.…………………………………… 7
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thu nhập………………………….14
1.3. Nội dung và phương pháp của kế toán thu nhập
trong doanh nghiệp ………………………………………………15
1.4. Hệ thống sổ sách và báo cáo…………………………………….30
1.5. Một sè kinh nghiệm về Kế toán thu nhập theo chuẩn mực
kế toán quốc tế, và một số nước như Mỹ, Pháp…………….……38
Chương II: Thực trạng kế toán thu nhập
doanh nghiệp thời gian qua…………………………….46
2.1. Thực trạng về kế toán thu nhập trong
các chế độ kế toán qua các thời kỳ……………………………….46
2.2. Thực trạng công tác kế toán thu nhập trong
doanh nghiệp hiện nay…………………………………………….54
2.3. Nhận xét đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán
thu nhập doanh nghiệp thời gian qua………………………………64
2.4. Các nguyên nhân tồn tại……………………………………………66
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện về kế toán
thu nhập doanh nghiệp…………………………………69
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thu nhập trong doanh nghiệp
2
trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán…………………… 69
3.2. Yêu cầu và nội dung hoàn hiện…………………………………….72
3.3. Phương hướng hoàn thiện việc tổ chức vận dụng kế toán


thu nhập doanh nghiệp theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam.… 73
3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện việc tổ chức kế toán
thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam…………
80
Kết luận… ……………………………………………….……….…86
Tài liệu tham khảo.………………………………………………….….87
Phụ lục… ……….………………………………………………….…89
3
Mở đầu
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
Bước sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã và đang
phát triển với những thành tựu vượt bậc. Hơn 15 năm qua là một chặng
đường không phải là dài nhưng cũng đủ để chúng ta nhận thấy sự thay
đổi cơ bản của toàn bộ nền kinh tế. Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, công thương nghiệp nhỏ lẻ, manh
mún, đã gây không Ýt khó khăn trong thời kỳ đầu đổi mới. Định hướng
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là: Chuyển dịch mạnh mẽ sang cơ cấu
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thúc đẩy nền kinh tế bằng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi trước đón đầu những thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến của thế giới. Với định hướng đó chúng ta đã dần vượt
qua khó khăn và bước vào thời kỳ tăng trưởng. Cùng với cải cách về cơ
chế kinh tế là công cụ quản lý kinh tế. Không nằm ngoài xu hướng
chung, hệ thống tài chính, kế toán doanh nghiệp cũng có những cải cách
đáng kể để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quá trình cải cách hệ
thống tài chính, kế toán trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có những nghiên
cứu, tìm tòi từ thực tế quản lý sản xuất kinh doanh cũng như học tập kinh
nghiệm của các nước trên thế giới. Kế toán thu nhập trong doanh nghiệp
4
là phần không thể tách rời của hệ thống kế toán doanh nghiệp, cũng cần
phải có những nghiên cứu, cải tiến nhằm hoàn thiện hơn nữa.

Hiện nay, với sự ra đời của các chuẩn mực kế toán đánh dấu một
bước trưởng thành của kế toán Việt Nam. Việc áp dụng chuẩn mực kế
toán vào công tác kế toán nói chung và kế toán thu nhập nói riêng cũng
có một số vấn đề cần xem xét đánh giá, nhằm đưa ra những giải pháp
giúp cho công tác kế toán thu nhập tiến hành một cách khoa học hơn.
Và mới đây nhất, năm 2003 là Luật Kế toán ra đời, Luật thuế Thu
nhập được sửa đổi càng cần phải có sự nghiên cứu hoàn thiện hơn kế
toán thu nhập để áp dụng vào công tác kế toán doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên cho thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng các
chuẩn mực kế toán”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trình bày một cách hệ thống, rõ nét hơn cơ sở lý luận khoa học về
kế toán thu nhập trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu các chế độ kế
toán hiện hành ở nước ta và kinh nghiệm kế toán thu nhập theo chuẩn
mực kế toán quốc tế và một số nước như Mỹ, Pháp. Đồng thời khảo sát
tình hình thực tiễn kế toán thu nhập ở doanh nghiệp hiện nay, qua đó rót
ra những ưu điểm cũng như những nhược điểm, góp phần làm rõ nội
dung, phương pháp của kế toán thu nhập trong doanh nghiệp theo cơ chế
tài chính và chính sách kế toán hiện hành, đặc biệt là các chuẩn mực kế
toán, Luật Kế toán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện kế toán thu nhập và nâng cao năng
lực và hiệu quả của công tác kế toán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
5
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về nghiệp vụ kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng
chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành ở nước ta và nghiên
cứu về kế toán thu nhập trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống
kế toán của các nước Mỹ, Pháp

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện
kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế
toán Việt Nam hiện nay chủ yếu là chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu
nhập khác. Xem xét một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và vùng
lân cận trên cơ sở đó suy ra toàn bộ các doanh nghiệp trong cả nước. Đề
tài lấy ví dụ minh hoạ ở một số công ty như Công ty TNHH Aripack;
Công ty cổ phần thiết bị và sinh phẩm; Công ty cổ phần thiết bị và hoá
chất Miền Bắc, Công ty TNHH Viko Glowin Hà Nội, Công ty TNHH
thương mại Việt Á.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
xem xét các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa lý
luận và thực tiễn về kế toán thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp
thương mại để tìm ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện.
5. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG I:
Cơ sở lý luận về kế toán thu nhập trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG II:
Thực trạng kế toán thu nhập doanh nghiệp thời gian qua.
CHƯƠNG III:
6
Một số giải pháp hoàn thiện về kế toán thu nhập doanh nghiệp.
Để thực hiện đề tài này tôi đã được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của
các cơ quan, doanh nghiệp, các nhân, và đặc biệt là khoa sau Đại học
trường Đại học Thương mại, Các công ty TNHH Aripack; Công ty cổ
phần thiết bị và sinh phẩm; Công ty cổ phần thiết bị và hoá chất Miền
Bắc, Công ty TNHH Viko Glowin Hà Nội, Công ty TNHH thương mại
Việt Á. Mặc dù bản thân đã nhiều cố gắng nghiên cứu các tài liệu lý luận
và thực tiễn để viết đề tài này, nhưng do thời gian có hạn, điều kiện thông

tin còn hạn chế, đồng thời lại phải đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn của
đơn vị đang công tác giao phó cho nên không thể tránh khỏi những sai
sót, khiếm khuyết. Tôi mong được sự góp ý chân thành từ phía các thầy
cô giáo trong hội đồng bảo vệ luận văn, thầy giáo hướng dẫn, các bạn
đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô,
bạn bè, gia đình, các tổ chức cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận văn này.
7
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU NHẬP
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THU NHẬP VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH THU
NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY:
1.1.1. Khái niệm thu nhập doanh nghiệp:
Thu nhập doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản
xuất kinh doanh được xác định sau một thời kỳ nhất định. Nó là phần thu
lợi sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí.
Theo điều 6 – “Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp” 09/2003: Thu
nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
1.1.2. Phương pháp xác định thu nhập:
Trong doanh nghiệp, thu nhập doanh nghiệp gồm thu nhập hoạt
động kinh doanh và thu nhập khác được hình thành từ các hoạt động là:
nghiệp vụ bán hàng (kinh doanh thương mại), các nhiệp vụ sản xuất gia
8
công chế biến, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính và
các hoạt động khác.
1.1.2.1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động bán hàng (kinh doanh

thương mại), các nghiệp vụ sản xuất, gia công, chế biến. Kết quả từ hoạt
động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả
hoạt
động
kinh
doanh
=
Doanh thu
thuần về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
-
Giá
vốn
hàng
bán
+
Doanh
thu hoạt
động tài
chính
-
Chi phí
hoạt
động
tài
chính

-
Chi
phí
bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Trong đó :
Doanh thu
thuần bán
hàng và cung
cấp dich vô
= Doanh thu
bán hàng và
cung cấp
dich vô
– Chiết khấu
thương
mại giảm giá hàng
bán hàng bán
bị trả lại
– Thuế xuất khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt phải nộp,
thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp
Theo chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, đoạn 03.
Doanh thu là tổng các giá trị lợi Ých kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ.
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm
yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá bị
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định
tiêu thụ bị khách hàng trả lạivà từ chối thanh toán.
9
Theo đoạn 06 của chuẩn mực số 14 thì doanh thu được phát sinh từ
giao dịch được thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử
dụng tài sản. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản
đã thu hoặc sẽ thu trừ đi các khoản triết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực
số 14, doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được
ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.
Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều
kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ được quy
định tại đoạn 10, 16 của chuẩn mực số 14. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ
được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị
thì không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi
nhận doanh thu. Doanh thu (kể các doanh thu nội bộ) phải được theo dõi
riêng biệt theo từng loại doanh thu. Doanh thu có thể được ghi chi tiết
theo từng loại nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả
kinh doanh theo yêu cầu của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và
lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kỳ kế toán phát
sinh các khoản giảm trừ doanh thu phải được hạch toán riêng biệt, và
được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu
thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.

Theo chuẩn mực số 14, chuẩn mực kế toán Việt Nam doanh thu bao
gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu từ tiền
lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Theo Điều 8 “Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp”: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao
gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ
giá, phụ thu, phụ trội, mà doanh nghiệp được hưởng; trường hợp phát
10
sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo
tỉ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
Cùng với việc ghi nhận chính xác doanh thu kế toán cần phải xác
định các khoản chi phí. Chi phí là tất cả các khoản chi cần thiết của
doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh kế toán luôn phải kịp thời ghi nhận các chi phí
phát sinh. Thực tế có rất nhiều khoản chi phí phát sinh nhưng không phải
tất cả các khoản chi phí đều hợp lý, hợp lệ để có thể tính thu nhập chịu
thuế. Theo luật thuế Thu nhập quy định, các loại chi phí được khấu trừ
khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: “Chi phí khấu hao tài sản cố
định dùng cho sản xuất kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính
theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. Tiền lương, tiền công,
tiền phụ cấp, tiền ăn giữa ca theo quy định của bộ luật lao động. Chi phí
nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến. Chi phí đào tạo lao động
theo chế độ quy định, tài trợ cho giáo dục. Chi phí dịch vụ mua ngoài
như: điện nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, kiểm toán…Các
khoản chi cho lao động nữ theo quy định của Pháp luật, chi bảo hộ lao
động, bảo vệ, công tác phí, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn…chi trả tiền lãi vay vốn. Trích các khoản dự phòng theo
chế độ quy định, trợ cấp thôi việc, chi phí tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, chi

phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đế hoạt động sản
xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống
chế tối đa không quá 10% tổng chi phí, với hoạt động thương nghiệp tổng
chi phí xác định mức khống chế không bao gồm giá mua hàng bán ra.
11
Các khoản thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất, chi phí mua hàng hoá, dịch
vụ không có hoá đơn chứng từ do chính phủ quy định. Ngày 25/02/2003,
Tổng cục thuế đã ban hành công văn số 716TCT/NV5 hướng dẫn về tính
thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó các khoản thưởng cho nhân viên
của công ty nhân dịp lễ tết, mà khoản này được thoả thuận trong hợp
đồng lao động và thoả ước lao động tập thể thì được tính vào chi phí khi
xác định thuế thu nhập của công ty. Đối với các khoản công tác phí
khoán cho nhân viên (không bao gồm tiền thuê phòng) theo quy định của
công ty do giám đốc hoặc người có thẩm quyền duyệt chi chịu trách
nhiệm cho nhân viên theo cơ chế công ty quy định, phù hợp với đặc thù
hoạt động của công ty thì được hạch toán vào chi phí tính thuế thu nhập
của công ty. Tiền ở, đi lại nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định của Bộ
Tài chính được hạch toán vào chi phí công ty. Kế toán thu nhập sử dụng
tất cả các chứng từ, hoá đơn phản ảnh tình hình doanh thu và chi phí do
chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành và các chứng từ kế toán quản trị
doanh thu và chi phí do doanh nghiệp quy định. Trường hợp công ty thực
hiện việc khoán công tác phí bao gồm cả tiền lưu trú (thuê phòng) và đi
lại theo cơ chế công ty mà không có chứng từ theo quy định của Bộ Tài
chÝnh thì chỉ được hạch toán tối đa bằng mức quy định tại thông tư
94/1998/TT-BTC ngày 30/06/1998. Các khoản chi phí không hợp lý, hợp
lệ được khấu trừ vào lợi nhuận sau thuế để tính lợi nhuận thực tế của
doanh nghiệp trong kỳ kê toán.
Hoạt động tài chính là các hoạt động đầu tư tài chính, tham gia góp
vốn liên doanh, mua bán chứng khoán, cho thuê tài chính tài sản cố định,
đầu tư bất động sản, cho vay vốn, kinh doanh ngoại tệ… Trong doanh

nghiệp ở nước ta ngày nay hoạt động tài chính ngày càng được đẩy
mạnh.
12
Doanh thu về hoạt động tài chính bao gồm: Thu về hoạt động góp
vốn tham gia liên doanh; Thu về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán
ngắn hạn, dài hạn; Thu về cho thuê TSCĐ thuê tài chính; Thu về hoạt
động đầu tư bất động sản; Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, chênh
lệch bán ngoại tệ, chênh lệch tỉ giá, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
Thu về cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế,
nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm tin học ); Hoàn
nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn; thu từ các hoạt động
đầu tư khác.
Chi phí tài chính: những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm
các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư
tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ
chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng
khoán… khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,
đầu tư khác, lỗ về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ Trong đó
chi phí hoạt động tài chính bao gồm giá vốn đầu tư tài chính và các chi
phí để hoạt động tài chính.
1.1.2.2. Thu nhập khác:
Thu nhập khác là khoản thu nhập ngoài những hoạt động tạo doanh
thu của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí khác hợp lý không thuộc
chi phí tạo ra doanh thu.
Thu nhập khác = Doanh thu khác – Chi phí khác.
Trong đoạn 03 chuẩn mực số 14 chuẩn mực kế toán Việt Nam
“Doanh thu và thu nhập khác” thì: Thu nhập khác là khoản thu góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh
thu. Trong đoạn 30 của chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập
13

khác” quy định: Thu nhập khác là các khoản thu từ những hoạt động xảy
ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: Thu
về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Thu về tiền được phạt vi phạm
hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm xã hội được bồi thường; Thu từ dư thừa tự
nhiên vật tư hàng hoá trong kiểm kê; Khoản thuế được ngân sách Nhà
nước hoàn lại; Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý; Các khoản nợ
không xác định được chủ nợ; Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên
quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh
thu (nếu có); Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ
chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; Các khoản thu nhập kinh doanh
của những năm trước bị bỏ xót hay lãng quên sổ sách kế toán nay phát
hiện ra; Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi;
các khoản thu khác
Khoản thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ là tổng số tiền đẫ thu và sẽ
thu được của người mua từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các
khoản chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi nhận là chi phí để
xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính và chi phí của kỳ
trước là khoản nợ phải thu khó đòi, xác định không thu hồi được, đã xử
lý xoá sổ và tính vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh các kỳ trước
nay thu hồi được.
Khoản nợ phải trả nay mất chủ là khoản nợ phải trả không xác định
được chủ nợ hoặc chủ nợ không còn tồn tại.
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài sản xuất
kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đó là những khoản lỗ do
các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của
14
doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ xót từ
năm trước.
Chi phí khác phát sinh gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và

giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ nếu có; tiền phạt do
vi phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế chi nộp thuế; các khoản chi phí do
kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; các khoản chi phí khác.
1.1.3. Yêu cầu quản lý thu nhập doanh nghiệp:
Quản lý thu nhập doanh nghiệp là nội dung rất quan trọng của doanh
nghiệp và của nhà nước (cơ quan thuế).
Với doanh nghiệp, quản lý thu nhập là quá trình tính toán xác định
một các chính xác kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại, từ
đó xác định doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không? lãi lỗ ra
sao? đó là mục đích chính của nhà đầu tư và các nhà quản lý. Cần phải
xem lợi nhuận là bao nhiêu, từ đó có thể thấy phương án kinh doanh đã
lựa chọn có hiệu quả hay không. Đồng thời quản lý thu nhập cũng bao
gồm tính toán, xác định các khoản phân phối thu nhập cho hợp lý, phù
hợp với chính sách phân phối thu nhập của doanh nghiệp và của Nhà
nước. Cũng từ đó chủ doanh nghiệp có thể đề ra phương án điều chỉnh
sản xuất kinh doanh nhằm đưa doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn.
Với nhà nước quản lý thu nhập của doanh nghiệp là nhằm kiểm tra,
kiểm soát thu nhập của doanh nghiệp để từ đó thu đúng thu đủ cho ngân
sách nhà nước thông qua Thuế thu nhập (thay cho Thuế lợi tức). Đồng
thời đó cũng là công cụ giúp nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ,
khuyến khích đầu tư với doanh nghiệp.
1.2. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN THU NHẬP:
15
Kế toán thu nhập là một bộ phận không thể tách dời của kế toán
doanh nghiệp. Do vậy, vai trò và nhiệm vụ của nó không nằm ngoài vai
trò và nhiệm vô chung của kế toán.
1.2.1. Vai trò của kế toán thu nhập:
Kế toán thu nhập là khâu quan trọng của bộ máy kế toán. Đó là khâu
thu thập, xử lý, phân tích thông tin về thu nhập, về lợi nhuận của doanh

nghiệp. Từ đây có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp dựa vào các số liệu mà kế toán thu nhập cung cấp. Thông tin của
kế toán thu nhập mang lại là kết quả cuối cùng của một kỳ sản xuất kinh
doanh mà nhà đầu tư mong đợi. Từ các thông tin đó mà nhà quản lý
doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp để doanh nghiệp tồn
tại và phát triển.
1.2.2. Nhiệm vụ kế toán thu nhập:
Kế toán thu nhập doanh nghiệp có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông
tin, theo dõi ghi chép một cách đầu đủ thường xuyên và chính xác các chỉ
tiêu kinh tế, số liệu kế toán thu nhập theo chuẩn mực và chế độ chính
sách về kế toán, tài chính hiện hành.
Kiểm tra giám sát nguồn hình thành lên thu nhập, kết hợp theo dõi
doanh thu và chi phí chặt chẽ để có thÓ phản ánh thu nhập một cách đầy
đủ kịp thời. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi lãng phí, vi
phạm pháp luật về tài chính kế toán.
Cuối kỳ lập báo cáo và cung cấp thông tin một cách kịp thời về thu
nhập và phân phối thu nhập của doanh nghiệp cho các cấp quản lý theo
chế độ kế toán hiện hành và theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp, các nhà
quản lý trong doanh nghiệp, tuân theo các quy định của Pháp luật. Phân
tích thông tin, số liệu kế toán thu nhập và cung cấp, tham mưu, đề xuất
16
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị sản xuất kinh doanh và quyết định
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
1.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN THU NHẬP
TRONG DOANH NGHIỆP:
1.3.1. Hạch toán ban đầu:
Kế toán thu nhập sử dụng các chứng từ, sổ sách ghi chép về doanh
thu, chi phí và các chứng từ khác có liên quan do Bộ tài chính ban hành.
Cuối kỳ hạch toán, kế toán xác định kết quả kinh doanh trên cơ sở những
chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Kế toán xác định thu nhập lấy số liệu của các

tài khoản doanh thu, thu nhập khác và các tài khoản chi phí và chi phí
khác. Kế toán phải tuân theo các quy định của chế độ kế toán hiện hành
quy định về sổ sách chứng từ. Về doanh thu kế toán căn cứ vào các hoá
đơn giá trị gia tăng (hoá đơn đỏ) bán hàng do tổng cục thuế phát hành,
hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù được phép của Tổng Cục Thuế, phiếu
xuất kho, hoá đơn bán lẻ, phiếu thu, giấy nhận nợ của người mua hàng.
Về chi phí, kế toán cũng căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng,
phiếu chi, phiếu nhập kho. Kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết, tổng hợp
các tài khoản doanh thu và chi phí, sổ nhật ký chứng từ số 8, sè 10 để xác
định thu nhập.
1.3.2. Kế(toán thu nhập hoạt động kinh doanh:
1.3.2.1. Tài khoản sử dụng và phương pháp ghi chép:
Để hạch toán thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh người ta sử
dụng tài khoản 911 “ Xác định kế| quả kinh doanh ”.
Tài khoản này dùng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và
các hoạt động khác của doanh nghiệp trong cùng một kỳ hạch toán.
* Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911:
17
Tài khoản 911 phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản thu nhập của
hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của cơ chế
quản lý tài chính.
Thu nhập hoạt động kinh doanh phải được hạch toán theo từng loại
hoạt động (hoạt động chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, lao vụ,
dịch vụ, hoạt động tài chính, và các hoạt động khác ). Trong từng loại
hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản
phẩm, từng ngành hàng, từng loại, từng khâu, từng lao vụ dịch vụ.
* Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 911- Xác định kết quả
kinh doanh:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường
- Số lãi trước thuế về hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
- Thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường
- Thực lỗ về tất cả các hoạt động kinh doanh trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối,
cho nên tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” cuối cùng không
có số dư.
Để xác định và ghi chép tài khoản 911, kế toán sử dụng các số liệu
kết chuyển từ các tài khoản doanh thu, các khoản chi phí các hoạt động
sản xuất kinh doanh, các hoạt động tài chính, thu nhập khác và chi phí
khác.
1.3.2.2. Phương pháp hạch toán:
18
- Cuối kỳ hạch toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu thuần
sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ta ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Bổ xung TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. Tài khoản này
dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận
được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
- Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, đã tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, ta ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 – Chi phí tài chính
- Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí bán hàng pháp sinh trong kỳ,
ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
- Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Tính và kết chuyển số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp còn lại kỳ trước vào kết quả kinh doanh kỳ này, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 142 – Chi phí trả trước
19
Cuối kỳ sau khi kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản doanh thu, thu
nhập khác, chi phí và chi phí khác sang tài khoản 911 ta có:
- Tính và kết chuyển số lãi kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Kết chuyển số lỗ kinh doanh ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Trong hình thức Kế toán nhật ký chung, hạch toán xác định kết quả
kinh doanh được thực hiện trên sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản
sử dụng tài khoản 911 và Sổ Nhật Ký chung.
1.3.3. Kế toán thu nhập hoạt động khác:
1.3.3.1. Tài khoản sử dụng:
Theo thông tư 89/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 04
chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Để hạch toán thu nhập hoạt

động khác trong doanh nghiệp kế toán sử dụng tài khoản 711 – Thu nhập
hoạt động khác. Tài khoản 711 “Thu nhập hoạt động tài chính” bị xoá bỏ
và tài khoản 721 “Thu nhập bất thường” đổi thành tài khoản 711 “Thu
nhập khác”. Tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt
động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.
a) Nguyên tắc hạch toán tài khoản 711 – Thu nhập khác:
Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập, không phản ánh
các khoản chi phí. Do đó trong kỳ kế toán, tài khoản loại 7 được phản
ánh bên Có, cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh” và không có số dư. Tài khoản loại 7 bao gồm 1
tài khoản 711 – Thu nhập khác.
20
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ thuế, thì thu nhập hoạt động khác là tổng thu
nhập (chưa có thuế giá trị gia tăng).
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng
chịu thuế giá trị gia tăng, thì thu nhập hoạt động khác là tổng thu nhập
(tổng giá thanh toán).
b) Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 – Thu nhập khác:
Bên Nợ:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực
tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp).
Kết chuyển toàn bộ khoản thu nhập khác sang tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh” vào cuối kỳ.
Bên Có:
Các khoản thu nhập thuộc hoạt động khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 811- Chi phí khác

Còng theo thông tư 89/2002/TT-BTC xoá bỏ TK 811 “Chi phí hoạt
động tài chính” và đổi TK 821 “Chi phí bất thường” thành TK 811 “Chi
phí khác”.
Loại tài khoản này phản ánh số phát sinh bên Nợ, cuối kỳ được kết
chuyển sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và không có
số dư. Loại tài khoản loại 8 có một tài khoản: TK 811 – Chi phí khác.
Tài khoản này phản ánh những chi phí do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 811 – Chi phí khác
21
Bên Nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh.
Bên Có:
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong
kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
1.3.3.2. Phương pháp hạch toán kế toán thu nhập khác:
* Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
Ghi giảm TSCĐ thanh lý nhượng bán:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ phần giá trị hao mòn
Nợ TK 811 – Chi phí khác phần giá trị còn lại
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình nguyên giá
Có TK 213 – TSCĐ vô hình nguyên giá
Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
(nếu có), ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác.
Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có các TK 111, 112,141, 331 (Tổng giá thanh toán)
Phản ánh số thu nhập khác về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp

khấu trừ ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế giá trị
gia tăng)
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
trực tiếp, số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi:
22
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trức tiếp ghi:
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
* Phản ánh các khoản thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng:
Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 711 – Thu nhập khác
Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký
kết với doanh nghiệp bị phạt theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế:
. Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả phải nộp khác (Đối với các khoản ký cược,
ký quỹ ngắn hạn)
Nợ TK 344 – Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn (Đối với khoản ký
cược, ký quỹ dài hạn)
Có TK 711 – Thu nhập khác
. Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược,
ghi:
Nợ TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (nếu có)

Có TK 111, 112
* Phản ánh tiền bảo hiểm được tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 - Thu nhập khác
23
Các khoản chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với trường hợp đã
mua bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ nếu có
Có TK 111,112, 152
* Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, nay thu lại
được tiền:
Khi có quyết định cho phép xoá sổ khoản nợ phải thu khó đòi không
có khả năng đòi được, ghi:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần chênh lệch
giũa
số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số nhập dự
phòng)
Có TK 131 – Phải thu khác hàng.
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
Các khoản phải thu khó đòi đã di chuyển vào thiệt hại (đã xử lý) nay
lại thu được tiền, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi
được, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Có TK 711 – Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn : Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
* Các khoản nợ không xác định được chủ, được phép ghi vào thu
nhập khác, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 338 – phải trả phải nộp khác (3388)
24
Có TK 711 – Thu nhập khác
* Trường hợp được giảm, hoàn thuế giá trị gia tăng phải nộp:
. Nếu số thuế giá trị gia tăng được giảm trừ vào số thuế giá trị gia
tăng phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Có TK 711 – Thu nhập khác
. Nếu số thuế giá trị gia tăng được hoàn trả lại khi ngân sách nhà
nước trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711 – Thu nhập khác
* Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ xót
hay lãng quên không ghi Sổ Kế toán nay phát hiện ra và ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 711 – Thu nhập khác
* Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển toàn bộ thu nhập khác sang tài
khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Trong hình thức Kế toán Nhật ký chung hạch toán các khoản thu
nhập bất thường được thực hiện trên sổ chi tiết dùng chung cho các tài
khoản – sử dụng cho TK 711 và sổ Nhật ký chung.
1.3.4. Sơ đồ hạch toán:
Như vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai khoản
thu nhập là thu nhập hoạt động kinh doanh (từ các hoạt động thông
25

thường tạo ra doanh thu) và thu nhập khác. Sau đây ta có sơ đồ hạch toán
kế toán thu nhập như sau:
632 911 511
Kết chuyển giá vốn hàng hoá
lao vụ, dịch vụ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu
thuần
641
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng 512
Cuối kỳ kết chuyển doanh
thu thuần
642
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý 515

635 Cuối kỳ kết chuyển doanh thu
hoạt động tài chính

Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính
711
811 Cuối kỳ kết chuyển thu nhập
khác
Kết chuyển chi phí hoạt động khác
142(2)
421
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp kỳ trước
Kết chuyển lỗ kinh doanh
421
Kết chuyển lãi kinh doanh
SƠ ĐỒ 1.1:
HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.3.5. Hạch toán phân phối thu nhập trong doanh nghiệp:

×