BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HÀ THI THU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TẠI
VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số:
62.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Hoàng Ngọc Việt
2. PGS.TS Vũ Thị Minh
Hà Nội, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận án tiến sĩ “Thu hút và sử dụng
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền
Trung” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài
liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nghiên cứu sinh
Hà Thị Thu
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở các nước và các tổ
chức trên thế giới 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam 10
1.1.3. Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước và xác định hướng nghiên cứu 13
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN 18
2.1. Khái niệm và đặc điểm của Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 18
2.1.1. Khái niệm ODA 18
2.1.2. Phân loại ODA và các nhà tài trợ ODA 23
2.1.3. Đặc điểm và các ưu, nhược điểm của ODA 28
2.2. Vai trò của ODA đối với nông nghiệp và nông thôn 33
2.2.1. ODA góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 36
2.2.2. ODA tác động đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản
theo hướng thị trường 37
2.2.3. ODA góp phần thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp 38
2.2.4. ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói
giảm nghèo của Chính phủ 39
2.2.5. ODA góp phần phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai 40
iii
2.2.6. ODA góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn 41
2.3. Quy trình và tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp
và PTNT 42
2.3.1. Quy trình thu hút và sử dụng ODA vào Nông nghiệp và PTNT 42
2.3.2. Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT 46
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút và sử dụng ODA 50
2.4.1. Các nhân tố khách quan 50
2.4.2. Các nhân tố chủ quan 51
2.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về thu hút và sử dụng ODA trong phát triển
nông nghiệp và nông thôn 52
2.5.1. Những kinh nghiệm thành công 52
2.5.2. Những kinh nghiệm không thành công 55
2.5.3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam 57
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM VÀ VÙNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 57
3.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đặc điểm vùng Duyên
Hải Miền Trung 58
3.1.1. Khái quát về nông nghiệp nông thôn Việt Nam 58
3.1.2. Đặc điểm vùng Duyên hải Miền Trung 62
3.2. Tổng quan tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển
nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam 70
3.2.1. Tình hình cam kết và giải ngân ODA tại Việt Nam thời kỳ 1993-2012 70
3.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp
và nông thôn Việt Nam thời kỳ 1993-2012 74
3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông
nghiệp và nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 86
3.3.1. Thực trạng thu hút ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng
Duyên hải Miền Trung 86
iv
3.3.2. Thực trạng sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng
Duyên hải Miền Trung 94
3.3.3. Đánh giá chung thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào Phát triển nông
nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 108
3.4. Các vấn đề cần giải quyết trong thu hút và sử dụng ODA phát triển nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 119
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VÀ
SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT
NAM VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 123
4.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng
Duyên hải Miền Trung nói riêng đến năm 2020 và nhu cầu nguồn vốn ODA 123
4.1.1. Khái quát bối cảnh phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 . 123
4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến
năm 2020 127
4.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung. 130
4.1.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và
vùng Duyên hải Miền Trung 131
4.2. Các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 135
4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 135
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, thực hiện 153
4.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và cộng đồng các Nhà tài trợ 162
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 162
4.3.2. Kiến nghị với Nhà tài trợ 163
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 167
PHỤ LỤC 175
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
DAC
Ủy ban hỗ trợ phát triển
DCs
Các nước đang phát triển
DHMT
Duyên hải miền Trung
EU
Liên minh Châu Âu
F/S
Nghiên cứu tiền khả thi
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
GTGT
Giá trị gia tăng
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IRR
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
JICA
Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KFW
Ngân hàng Tái thiết Đức
KTXH
Kinh tế Xã hội
LDCs
Các nước kém phát triển
NGO
Tổ chức phi Chính phủ
NPV
Giá trị hiện tại thuần
NSNN
Ngân sách Nhà nước
ODA
Hỗ trợ Phát triển Chính thức
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PTNT
Phát triển nông thôn
TA
Hỗ trợ kỹ thuật
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN
Xã hội Chủ nghĩa
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Danh mục bảng:
Bảng 3.1: GDP của Vùng Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2007- 2010 65
Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng Duyên hải Miền Trung 2007 - 2010 66
Bảng 3.3. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản toàn Vùng năm 2008 – 2010 68
Bảng 3.4: Nguồn vốn ODA lĩnh vực NN&PTNT theo nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 78
Bảng 3.5. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA theo quy mô dự án thời kỳ
1993-2012 79
Bảng 3.6. Nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn 87
phân theo vùng thời kỳ 1993-2012 87
Bảng 3.7. Đánh giá năng lực chuẩn bị, đàm phán và ký kết dự án ODA 94
trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT 94
Bảng 3.8. Đánh giá năng lực quản lý và thực hiện dự án của các Ban quản lý dự án
ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT 98
Bảng 3.9. Kết quả giảm nghèo thời kỳ 1993-2012 vùng Duyên hải Miền Trung . 109
Bảng 3.10. Kết quả phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung
đến năm 2011 110
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát nguyên nhân chậm giải ngân của các dự án phát triển
nông nghiệp và nông thôn tại vùng DHMT 119
Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư và vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 132
Bảng 4.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về các đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn ODA 138
vii
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. ODA cung cấp cho các khu vực trên thế giới 20
Biểu đồ 2.2. ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn trên Thế giới 36
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản vùng DHMT năm 2006 và 2011 64
Biểu đồ 3.2.Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân thời kỳ 1993-2012 tại Việt Nam . 70
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012 71
Biểu đồ 3.4. Cam kết, ký kết, giải ngân ODA thời kỳ 1993-2012 tại Việt Nam 71
Biểu đồ 3.5. ODA ký kết phân theo vùng 72
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ODA phân theo vùng 73
Biểu đồ 3.7. Cam kết vốn ODA của các nhà tài trợ thời kỳ 1993-2012 73
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 75
Biểu đồ 3.9. Nguồn vốn ODA ký kết phân theo lĩnh vực nông nghiệp và phát triển
nông thôn, thời kỳ 1993-2012 76
Biểu đồ 3.10. Đánh giá sự hài hòa về khung thể chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA . 83
Biểu đồ 3.11. Diễn biến ODA qua các năm theo 5 lĩnh vực nông nghiệp và PTNT 84
Biểu đồ 3.12: Phân bổ vốn ODA lĩnh vực NN&PTNT theo vùng thời kỳ 1993-2012 . 87
Biểu đồ 3.13. Đánh giá sự phù hợp của dự án ODA với nhu cầu thực tế 90
Biểu đồ 3.14: Đánh giá quy trình thẩm định và phê duyệt dự án 93
Biểu đồ 3.15: Tổng hợp kết quả báo cáo giám sát và đánh giá Dự án ODA 100
Biểu đồ 3.16. Nhận thức của người hưởng lợi về ODA tại vùng DHMT 115
Danh mục hình vẽ:
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án 16
Hình 3.1. Bản đồ Vùng Duyên hải Miền Trung 63
Hình 3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam 95
Hình 3.3. Đánh giá nguyên nhân sử dụng vốn ODA chưa hiệu quả của Nhà tài trợ 118
Hình 4.1. Mô hình tổ chức Ban quản lý dự án chuyên nghiệp đề xuất cho Vùng
Duyên Hải Miền Trung 141
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cách đây 20 năm, vào ngày 8/11/1993, Hội nghị bàn tròn về ODA dành cho
Việt Nam đã được tổ chức tại Paris, thủ đô nước Pháp. Sự kiện quan trọng này
chính thức đánh dấu cho sự mở đầu mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam,
một đất nước đang trên con đường đổi mới, với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế.
Từ đó đến nay, “Việt Nam đã chứng kiến những đổi thay toàn diện trong đời sống
kinh tế và xã hội, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu phát triển nổi bật với với tốc
độ tăng trưởng GDP trung bình năm khoảng 7% trong suốt hai thập kỷ. Việt Nam
đã trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình vào năm 2010, mức
thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 1.600 USD”
1
và “Tỷ lệ nghèo đói đã
giảm xuống còn 10% vào năm 2012, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói
nghèo, các chỉ số xã hội cũng đã tốt hơn so với nhiều nước có trình độ phát triển
tương đồng”
2
. Hiện nay, có khoảng 51 nhà tài trợ, trong đó có 28 nhà tài trợ song
phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA không
hoàn lại và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến
2012 đạt trên 58,4 tỷ USD, bằng 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay
ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD (chiếm khoảng 88,4%), vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ
USD (chiếm khoảng 11,6%). Trong hai thập kỷ qua, tổng vốn ODA giải ngân đạt
37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. “Nguồn vốn ODA đã hỗ
trợ hiệu quả cho Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường
năng lực thể chế, cải cách hành chính, chuyển đổi nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc
tế; phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, qua đó, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh
1
Phát biểu của Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đàu tư tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp
tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ
2
Phát biểu của Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tại Lễ kỷ
niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ
2
tranh của một số ngành kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thúc đẩy
thương mại, đầu tư và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường hội nhập kinh
tế quốc tế”
3
.
Ở Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói
giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA. Vốn ODA cho lĩnh vực này
chỉ đứng sau các lĩnh vực Giao thông vận tải & Bưu chính viễn thông và Năng
lượng & Công nghiệp. Trong thời kỳ 1993-2012, tổng nguồn vốn ODA ký kết cho
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kết hợp xóa đói giảm nghèo
đạt trên 8,85 tỷ USD (bao gồm vốn vay 7,43 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại
1,42 tỷ USD). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quản chủ quản chính
các chương trình, dự án ODA với tổng vốn 5,89 tỷ USD, trong đó có 3,43 tỷ USD
vốn vay (chiếm 58,23%) và 2,46 tỷ USD vốn viện trợ không hoàn lại (chiếm
41,77%). Cũng trong 20 năm qua, vùng Duyên hải Miền Trung luôn được xem là
vùng ưu tiên của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB, JICA, tỷ lệ huy động vốn của
Vùng luôn chiếm khoảng 40% tổng vốn ODA của cả nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thu hút, quản lý và sử dụng
ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và ở vùng
Duyên hải Miền Trung nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Chẳng hạn như
năng lực hấp thu viện trợ chưa cao, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA còn
chậm so với kế hoạch, thủ tục trong nước vẫn còn phức tạp, khác biệt với quy định
của các nhà tài trợ quốc tế,… Trong khi đó. Nghị định số 38/2013/NĐ-CP về quản
lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các
nhà tài trợ đã xác định nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục là một trong
chín lĩnh vực được ưu tiên sử dụng các nguồn vốn này. Mặt khác, từ khi Việt Nam
trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA với Việt Nam sẽ
thay đổi cả về số lượng và tính chất tài trợ. Để tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu
quả nguồn ODA đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trong
những năm tới, vấn đề cần thiết là phải đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng
3
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm 20 năm quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt
Nam và các nhà tài trợ ngày 17/10/ 2013,
3
ODA trong lĩnh vực này để có các giải pháp cụ thể, phù hợp. Qua nghiên cứu tổng
quan cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về ODA trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn trước năm 2010, chưa có đề tài nghiên cứu cho giai đoạn sau đó
khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập trung bình tính chất hỗ trợ ODA có
nhiều thay đổi. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu đề tài này tại vùng DHMT một cách
cụ thể. Vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài“Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam:
Nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung”, để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ, với
mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
về huy động, sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học và phân tích thực trạng thu hút và sử
dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT tại Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải
Miền Trung nói riêng từ đó đề xuất phương các định hướng và các giải pháp nhằm
tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT
Việt Nam và vùng DHMT thời kỳ 2013-2020. Các mục tiêu cụ thể của Luận án gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông
thôn nói riêng.
- Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến thu hút và sử
dụng ODA nói chung và ODA đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng, chỉ
ra những mặt hạn chế và bất cập của các nghiên cứu này cũng như những vấn đề chưa
được nghiên cứu và làm rõ về thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và ở vùng DHMT nói
riêng trong giai đoạn 1993-2012.
4
- Đề xuất các định hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam và vùng DHMT trong những năm tiếp theo.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào
nông nghiệp và PTNT?
- Các tiêu chí đánh giá nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và PTNT là gì?
- Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT
Việt Nam và vùng DHMT những năm qua như thế nào?
- Cần có các định hướng và giải pháp gì để nâng cao hiệu quả thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận án là cơ chế, chính sách, biện pháp
tổ chức thu hút và quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam nói chung, vùng DHMT nói riêng. Do việc thu hút nguồn vốn
ODA được thực hiện bằng các chính sách, cơ chế và giải pháp chủ yếu do các
Bộ/Ngành thuộc Chính phủ, nên tại vùng DHMT nghiên cứu tập trung phân tích và
đánh giá quá trình tổ chức, quản lý sử dụng nguồn vốn này trong lĩnh vực nông
nghiệp và PTNT và tác động của nó đến trình độ phát triển nông nghiệp, nông thôn
của Vùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là nguồn vốn ODA được thu hút và sử dụng vào nông
nghiệp và PTNT ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (ngoại trừ các
5
dự án về phát triển nông thôn do các Bộ ngành khác quản lý) và nghiên cứu tại
vùng DHMT.
Đồng thời, Luận án cũng nghiên cứu các kinh nghiệm thành công và bài học
thất bại trong thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT từ các nước nhận
viện trợ ODA trên Thế giới.
Luận án tập trung đánh giá số liệu thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào
nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2012, tức là từ khi
nguồn vốn ODA xuất hiện tại Việt Nam cho đến 2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã làm rõ khái niệm, điều kiện để được công nhận là ODA, phân
loại ODA, tính chất và mặt trái của ODA, vai trò của nguồn vốn ODA đối với nông
nghiệp và PTNT, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA, quy trình thu
hút và sử dụng ODA, tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp
và phát triển nông thôn.
4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Luận án tổng kết và làm rõ một số bài học kinh nghiệm về thu hút và sử
dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT từ các nước nhận viện trợ ODA trên thế giới,
có trình độ và lịch sử phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam như Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Châu Phi.
- Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và
PTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT nói chung, và vùng DHMT nói riêng, rút ra
những thành tựu nổi bật và những điểm yếu cần khắc phục để làm cơ sở thực tiễn cho
việc đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA vào nông nghiệp và PTNT tại Việt Nam nói chung và vùng DHMT nói riêng.
6
- Luận án đã phân tích và làm rõ định hướng phát triển nông nghiệp và
PTNT Việt Nam và tại vùng DHMT trong thời gian tới, từ đó xác định nhu cầu thu
hút ODA cho phát triển ngành và vùng.
- Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút,
nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển
ngành nông nghiệp và nông thôn những năm tiếp theo.
- Luận án đã đưa ra các kiến nghị với Nhà tài trợ và Cơ quan quản lý nhà
nước các cấp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết
cấu của luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến
đề tài.
Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút và sử dụng ODA cho
phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển
nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam và vùng DHMT.
Chương 4: Định hướng và những giải pháp chủ yếu về thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013 -2020.
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở các nước và các
tổ chức trên thế giới
ODA ra đời sau chiến tranh Thế giới lần thứ II (năm 1943), khởi nguồn từ
Tổ chức tiền thân của OECD. Tổ chức này hình thành nhằm quản lý nguồn viện trợ
của Canada và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong khuôn khổ kế hoạch “Marshall
Plane” nhằm tái thiết lại Châu Âu sau chiến tranh Thế giới lần thứ II. Năm 1961,
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ra đời thay thế cho Tổ chức hợp tác kinh tế
Châu Âu, trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước thuộc tổ chức OECD, OECD
đã tiến hành thành lập ra các Uỷ ban chuyên môn nhằm điều phối toàn bộ hoạt động
của OECD, trong đó có DAC (Development Co-operation Directorate) là một trong
những Uỷ ban có nhiệm vụ hỗ trợ và cân đối toàn bộ nguồn viện trợ do các nước
thuộc OECD đóng góp tới các nước đang phát triển, giúp các nước này phát triển
kinh tế một cách bền vững.
Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thu hút và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn ODA theo vùng và quốc gia chủ yếu là bài báo trên các tạp chí kinh tế,
các báo cáo của nhóm tư vấn, diễn văn họp thường niên của các nhà tài trợ. Các
công trình nghiên cứu của nước ngoài đề cập đến các nội dung sau đây:
Về khái niệm và nguồn gốc ra đời của ODA:
(1)Helmut FUHRER (1996), với nghiên cứu “A history of the development
assistance committee and the development co-operation directorate in dates, names
and figures”[62], cho thấy năm 1969, Tổ chức OECD đã đưa ra khái niệm về nguồn
vốn ODA lần đầu tiên như sau: “Nguồn vốn Phát triển chính thức (viết tắt là ODA)
8
là nguồn vốn hỗ trợ để tăng cường phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang
phát triển; Thành tố hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này”.
Như vậy, khái niệm sơ khai đã phân biệt ODA với các nguồn vốn đầu tư khác
vớihai đặc điểm chính: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Có bao
gồm thành tố hỗ trợ.
Các khái niệm sau về ODA đã bổ sung và lượng hóa tỷ lệ phần trăm thành tố
hỗ trợ là 20-30 % tùy vào Nhà tài trợ và Quốc gia nhận tài trợ. Tuy nhiên, qua thời
gian mục đích viện trợ và tùy thuộc vào quốc gia viện trợ và nhận viện trợ ODA
cũng thay đổi, từ mục đích ban đầu là hàn gắn vết thương chiến tranh, sau này là
trách nhiệm của các nước giàu giúp các nước nghèo để phát triển kinh tế - xã hội.
Về đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA vào phát triển kinh tế - xã hội
của các nước đang phát triển:
(2) Các nghiên cứu của Boone (1996) [59] và Lensink và Morrissey
(2000)[66] đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình
phát triển kinh tế của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các
hạn chế và tác động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận nguồn vốn
ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên
ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện
trợ. Các nghiên này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách
ODA. Hơn nữa, các tác giả đã khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và
tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong
quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ.
Đi ngược với quan điểm trên là phần đông các nhà nghiên cứu, trong đó có
các công trình nghiên cứu của:
(3) Chenery và Strout (1966 )[60] nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn
ODA. Tác giả đã lập luận rằng hỗ trợ phát triển từ các nước giàu cho các nước đang
phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, bằng cách cung cấp một lượng vốn cần
thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
9
(4) Teboul và Moustier (2001 [73] cho thấy, lượng vốn ODA từ bên ngoài
ảnh hưởng tích cực đối với trường hợp của các nước trong tiểu vùng Sahara châu
Phi. Hỗ trợ phát triển từ nước ngoài đã tác động gia tăng tiết kiệm và tăng trưởng
GDP , góp phần phát triển kinh tế các nước tiếp nhận ODA của sáu quốc gia đang
phát triển trên biển Địa Trung Hải giai đoạn 1960-1966.
(5) SANGKIJIN, Korea Student Aid Foundation (KOSAF), South Korea
&CHEOLH.OH, Soongsil University, South Korea (2012 [72], đã nghiên cứu phân
tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA tại các nước nhận viện trợ, trên cơ sở phân
tích dữ liệu thu hút và sử dụng ODA tại 117 quốc gia trong suốt 28 năm 1980-2008.
Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế ODA của các nước đang phát triển khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện chính trị (ví dụ, minh bạch quốc gia), và điều kiện
kinh tế của từng quốc gia (ví dụ, mức thu nhập). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
một khi mức độ minh bạch của một quốc gia đạt đến một điểm nhất định, hiệu ứng
cận biên ròng kinh tế ODA cho các quốc gia giảm, thì ODA tác động có hiệu quả
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các Quốc gia nhận viện trợ.
(6) Tun Lin Moe[74], với nghiên cứu “An empirical investigation of
relationships between official development assistance (ODA) and human and
educational development”, đã đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) vào sự phát triển giáo dục và con người ở tám quốc gia được lựa
chọn tại khu vực Nam Á và chỉ ra sự khác biệt các chỉ số phát triển con người; cơ
sở hạ tầng và chất lượng giáo trình, giáo viên đã được cải thiện sau 15 năm tiếp
nhận nguồn vốn ODA.
Về những bài học kinh nghiệm trong quá trình sử dụng ODA vào phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó có nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói
giảm nghèo:
(7) Antonio Tujan Jr (2009)[56], đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong
quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA là: (i) Sự cởi bỏ vô điều kiện viện trợ,
bao gồm cả viện trợ lương thực và hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực sản
xuất và đời sống của người nghèo thông qua các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ;
(ii) Tăng cường quyền sở hữu và trách nhiệm của địa phương bằng cách giảm dần sự phụ
10
thuộc của họ vào nhà tài trợ; (iii) Tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức xã hội
dân sự là đối tác quan trọng về các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tác giả đã chỉ
ra cụ thể tình hình kinh tế, chính trị của nước nhận viện trợ, khu vực, lĩnh vực thu
hút và sử dụng viện trợ và các số liệu để đánh giá hiệu qủa sử dụng từ năm 1960
đến năm 2002.
(8) Asian Development Bank (1999)[57], đã chỉ ra một trong những thành
công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Lan là thành lập một hệ
thống quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án đủ mạnh từ trung
ương đến địa phương, các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là
Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Chính phủ.
(9) Jamie Morrision, Dirk Bezemer and Catherine Arnold (November 2004)
[64] thực hiện nghiên cứu động thái nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và
phát triển nông thôn trên thế giới giảm liên tiếp trong hai thập kỷ qua, nhằm trả lời
hai câu hỏi: (i) Tính chất và khối lượng nguồn vốn ODA viện trợ cho nông nghiệp
thay đổi như thế nào?; (ii) Nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn vốn ODA đối với
nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: (i)
Tỷ trọng nguồn vốn ODA cho nông nghiệp cao nhất chiếm 17% vào năm 1982 và
giảm xuống còn 3,5% tổng vốn ODA vào năm 2002, về phân bố địa lý từ năm
1982-2002, nguồn vốn ODA cho nông nghiệp tại Châu Phi giảm 50% và giảm 83%
tại khu vực Nam và Trung Á; (ii) Nguyên nhân giảm hỗ trợ ODA cho nông nghiệp
và nông thôn là do một số nhà tài trợ chuyển đổi trọng tâm hỗ trợ sang y tế, giáo
dục và một số các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp
và dịch vụ thay vì phát triển nông nghiệp. Đây là một thách thức trong quá trình thu
hút nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam trong
những năm tới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của nước ngoài về ODA, cũng đã có một số
công trình nghiên cứu khoa học, bài báo và sách đề cập đến thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA tại Việt Nam, có thể kể ra các một số công trình nghiên tiêu biểu sau:
11
(1)Tôn Thành Tâm (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005)[39] với luận án về
“Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) tại Việt Nam”, đã đề cập đến các nội dung: (i) Những vấn đề lý luận cơ bản về
hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (ii) Phân tích, đánh
giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt
Nam; (iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA trong thời
gian tới (đến năm 2010). Tác giả đã phân tích kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn ODA
của các nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA. Tuy nhiên phân tích này chỉ nêu lên kết quả của các nước
trong quá trình sử dụng vốn mà không phân tích sâu các nguyên nhân, tác giả cũng
không đưa ra các khuyến nghị về chính sách, mô hình quản lý sử dụng ODA, của
các nước sử dụng và quản lý thành công hay thất bại nguồn vốn ODA. Tác giả đã đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong
thời gian tới gồm: thành lập ngân hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức; hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ODA; bổ sung, sửa đổi nội dung các
văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự
án; và các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý về ODA.
(2) Vũ Thị Kim Oanh (Đại học Ngoại thương, 2002) [51], với đề tài nghiên cứu
tiến sỹ “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA”, đã phân tích, đánh giá vai trò của vốn ODA trong chiến lược phát
triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển; thực trạng sử dụng vốn ODA tại
Việt Nam trong những năm qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian đến 2010 như: cần có chiến lược thu
hút và sử dụng ODA, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phát triển
lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm quy hoạch ODA, đẩy nhanh tốc độ giải ngân
Có thể nói, hai luận văn tiến sỹ nêu trên là hai công trình nghiên cứu có hệ
thống đầu tiên về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt
Nam. Tuy nhiên, các luận án có những bất cập sau: (i) Nội dung nghiên cứu của
12
luận án quá rộng nên không có những phân tích và đánh giá quá trình sử dụng
nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực, nhà tài trợ và địa phương, do vậy khó có thể
có những khuyến nghị mang tính thực tiễn cao; (ii) Số liệu tại hai luận án đều là số
liệu thứ cấp và chưa phản ánh một “bức tranh đa dạng và nhiều mầu sắc”của quá
trình thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam; (iii) Nhóm hệ
thống giải pháp của các tác giả căn cứ vào chiến lược thu hút trong thời gian 5 năm
từ năm 2005-2010 do vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì các nhóm giải pháp này
cần được điều chỉnh cho phù hợp.
(3) Lê Quốc Hội (2012) [63], đã dựa trên số liệu cam kết và thu hút ODA từ
năm 1993-2007 tại Việt Nam để đưa ra một số nhận định là Việt Nam sẽ chuyển một
phần lớn các khoản vay ODA ưu đãi sang khoản vay thương mại sau năm 2010, do
vậy, cần thiết phải có kế hoạch hành động như: (i) Tăng cường nhận thức về nguồn
vốn ODA; (ii) Sử dụng nguồn vốn ODA một cách có lựa chọn; (iii) Thúc đẩy giải
ngân nguồn vốn ODA để tăng cường hiệu quả sử dụng; (iv) Tăng cường các hoạt
động giám sát đánh giá và quản lý nguồn vốn ODA; (v) Xây dựng kế hoạch dài hạn
để giảm thiểu các khoản vốn vay ngắn hạn và các điều kiện ràng buộc.
(4) Trần Thị Phương Thảo (Học viện Tài chính, 2005) [45] với nghiên cứu
„“Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển
chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hiện nay”- là
nghiên cứu liên quan đến ODA cho ngành nông nghiệp, đã chỉ ra một số giải pháp
mang tính chất vĩ mô đối với Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, thời gian tác
giả đưa các giải pháp là từ năm 2006-2010, trong khi sau năm 2010 qui mô và tính
chất hỗ trợ ODA cho Việt Nam có nhiều thay đổi nên việc thu hút nguồn vốn ODA
sau năm 2010 mới là một vấn đề vô cùng khó khăn của các nhà quản lý vì Việt Nam
không còn là nước nghèo để hưởng các ưu đãi về lãi suất. Hơn nữa các giải pháp
của tác giả không gắn với các đặc điểm của vùng, miền, mà tiếp cận theo ngành
kinh tế (nông nghiệp và phát triển nông thôn).
13
1.1.3. Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước và xác định hướng
nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông
nghiệp và phát triển nông thôn đã nêu ra được: (i) Một số vấn đề về lý luận ODA
như khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm khi tiếp nhận và sử dụng ODA; (ii) Đúc
rút một số kinh nghiệm về thu hút, sử dụng ODA của các nước trong khu vực và thế
giới; (iii) Đưa ra nhóm giải pháp vĩ mô về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn
ODA cho thời kỳ 2006-2010. Tuy nhiên, khung lý thuyết về nguồn vốn, vấn đề thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA chưa được nghiên cứu nào đề cập một cách toàn
diện và có hệ thống, đánh giá thực trạng thu hút và giải ngân chủ yếu dựa vào các
số liệu thứ cấp, các giải pháp đưa ra chủ yếu phù hợp với điều kiện trước năm 2010
và chưa đồng bộ, đồng thời các nghiên cứu chưa dựa vào sự khảo sát trên một vùng
miền nhất định chỉ nghiên cứu trên cấp độ ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn nên chưa đưa ra được giải pháp cụ thể, sát thực.
Tác giả nhận thấy rằng, một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn cả về lý
luận và thực tiễn về ODA, thu hút và sử dụng ODA vào Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giai đoạn 1993-2012 và những năm tiếp theo, nhằm đánh giá đúng được
thực trạng và cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà tài trợ và nhà quản lý, đồng
thời đề xuất định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng ODA phù hợp với bối cảnh
mới, vì vậy đề tài nghiên cứu rất cần thiết và có ý nghĩa. Để nghiên cứu chuyên sâu
các vấn đề trên, luận án tập trung vào giải quyết bốn câu hỏi chính: Những nhân tố
nào ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Nông nghiệp và PTNT?
Tiêu chí nào để đánh giá của ODA đối với Nông nghiệp và PTNT? Thực trạng thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng
DHMTnhư thế nào? Định hướng và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA vào Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT?
Trả lời được 4 câu hỏi trên chính là điểm nhấn và là những điểm mới của
Luận án.
14
1.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
Luận án nghiên cứu 4 nội dung chính và các phương pháp được sử dụng
trong nghiên cứu từng nội dung như dưới đây
Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình có liên quan đến
đề tài
Đối tượng nghiên cứu chính: Luận án nghiên cứu tổng quan các công trình
trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp sưu tầm tổng hợp
tài liệu thứ cấp, phân tích tìm ra những nội dung đã nghiên cứu trong các công
trình trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài.
Mục tiêu và kết quả đạt được: Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có trong
và ngoài nước và tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
Nội dung 2: Nghiên cứu khung lý luận về ODA, thu hút và sử dụng
ODA vào nông nghiệp và PTNT
Đối tượng nghiên cứu chính, đó là: Lịch sử hình thành ODA; khái niệm
ODA; Điều kiện để khoản hỗ trợ được thừa nhận là ODA; phân loại ODA; Tính
chất của ODA và mặt trái của nó; vai trò của ODA đối với nông nghiệp, nông thôn;
các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và quản lý ODA; quy trình và tiêu chí đánh giá
thu hút và sử dụng ODA; một số kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận về hỗ
trợ phát triển, đầu tư; sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp và
so sánh các quan điểm, khái niệm khác nhau của các nhà khoa học, các học giả và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nguồn vốn ODA.
Mục tiêu và kết quả đạt được: Xây dựng một khung lý luận hoàn chỉnh, định
hướng và dẫn dắt nghiên cứu phân tích thực trạng và các đề xuất.
15
Nội dung 3: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA vào nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT
Đối tượng nghiên cứu chính: Khái quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
và đặc điểm vùng DHMT; tổng quan tình hình thu hút, sử dụng ODA trong nông
nghiệp và nông thôn Việt Nam; thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào phát triển
nông nghiệp nông thôn vùng DHMT, bao gồm các nội dung chi tiết về thực trạng
thu hút, quản lý, tổ chức bộ máy, giám sát và đánh giá, quản lý khai thác các công
trình xây dựng từ nguồn ODA, kết quả thực hiện một số dự án, đánh giá chung về
kết quả, hạn chế nguyên nhân, đồng thời xác định các vấn đề cần giải quyết.
Mục tiêu và kết quả đạt được: Mô tả bức tranh thực trạng về thu hút và
quản lý ODA trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và Vùng DHMT; đặc biệt
là phân tích và chỉ rõ những kết quả tốt cần được kế thừa, những hạn chế cần
khắc phục, các vấn đề đặt ra cần giải quyết để thu hút nhiều hơn và nâng cao
hiệu qủa sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng DHMT.
Phương pháp nghiên cứu: Trong phần này, luận án sử dụng phương pháp
phân tích kinh tế, phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp. Đồng thời cũng sử dụng
phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp, tổng hợp và phân tích các ý kiến đánh
giá của các nhà tài trợ, các cán bộ quản lý và người hưởng lợi từ dự án ODA.
Nội dung 4: Đề xuất định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút
và sử dụng nguồn vốn ODA vào Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng
DHMT, đƣa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và đối với các nhà tài trợ.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp dự báo, chuyên
gia, kết hợp phân tích và tổng hợp.
Mục tiêu và kết quả đạt được: Dự báo bối cảnh nông nghiệp, nông thôn trong
và ngoài nước, xu hướng cung cấp ODA trong thời gian tới; Đề xuất các định
hướng phát triển nông nghiệp nông thôn vùng DHMT và nhu cầu vốn ODA cho
vùng; Đề xuất các nhóm giải pháp tổng thể và cụ thể có tính khả thi cao.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài luận án được tóm tắt trong
Hình 1.1 dưới đây.
16
PHƢƠNG PHÁP, CÔNG
CỤ NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU CHÍNH
KẾT QUẢ , MỤC
TIÊU CHÍNH
CẦN ĐẠT ĐƢỢC
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận án
- Sưu tầm
- Phân tích
- Tổng hợp
Tổng quan
nghiên cứu thu
hút, sử dụng
ODA vào NN &
PTNT
Lý luận ODA, TH & SD ODA,
đặc điểm & phân loại ODA
Thực trạng thu hút & sử
dụng ODA vào NN & PTNT
Việt Nam và vùng DHMT
Phƣơng hƣớng &
giải pháp nâng cao
hiệu quả thu hút &
sử dụng ODA
- Phân tích
- So sánh
- Tổng hợp
- Phân tích, so
sánh, phân tích
thống kê
Điều tra, phỏng
vấn theo bảng
hỏi
- Phân tích
- So sánh
Các nhân tố ảnh hƣởng đến
thu hút & sử dụng ODA
Vai trò & tiêu chí đánh giá
ODA đối với NN & PTNT
Xác định khoảng
trống cần nghiên
cứu về thu hút và sử
dụng ODA vào
NN&PTNT
Khung lý thuyết
ODA, thu hút & sử
dụng ODA
Đƣa ra các nhân tố
ảnh hƣởng
Đƣa ra tác động & tiêu
chí đánh giá
Tình hình thu hút &
sử dụng
Phƣơng hƣớng &
giải quyết
Kiến nghị nâng cao
hiệu quả thu hút &
sử dụng ODA
Các vấn đề tồn tại cần
giải quyết về thu hút & sử
dụng ODA
- Tổng hợp
- Chọn lọc
Đƣa ra các kiến nghị đối
với Nhà nƣớc & Nhà tài
trợ
Chƣơng
1
Chƣơng
2
Chƣơng
3
Chƣơng
4
17
Tóm lại, việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan mật thiết đến ODA, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào nông nghiệp và
PTNT có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực
tiễn cho đề tài nghiên cứu của Luận án. Qua tổng quan và hệ thống hóa các công
trình nghiên cứu, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
và toàn diện về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam, đặc biệt tại vùng
nghiên cứu là vùng DHMT trong giai đoạn 1993 -2012. Cùng với tổng quan nghiên
cứu có liên quan đến đề tài, chương một đã làm rõ mục tiêu nghiên cứu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu của luận án.