Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI



PHẠM THỊ NGỌC LAN



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BẾN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT






Hà Nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


PHẠM THỊ NGỌC LAN



NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BẾN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC

Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số: 62-85-02-05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Thắng
2. GS. TS. Đặng Huy Huỳnh


LỜI CAM ĐOAN DANH DỰ


Tác giả xin cam đoan luận án này là do bản thân tự thực hiện và không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông
tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án.

Tác giả luận án


Phạm Thị Ngọc Lan



















LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới PGS.TS. Nguyễn
Văn Thắng Đại học Thủy lợi và GS.TS. Đặng Huy Huỳnh – Viện Sinh Thái và Tài
nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những người Thầy
đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp
ở trường Đại học Thủy lợi đã có những chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở
Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, Chi cục Bảo vệ Môi trường Quảng Ngãi,
UBND 22 xã dọc hạ lưu sông Trà Khúc, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong
quá trình thu thập tài liệu, cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, thực hiện luận án.

Tác giả đã nhận được những góp ý chân tình và quý báu của các Thày
GS.TS.Ngô Đình Tuấn, PGS.TS. Lê Đình Thành, PGS.TS. Vũ Minh Cát, GS.TS.Hà
Văn Khối, PGS.TS. Lê Văn Nghinh, PGS.TS. Phạm Thị Hương Lan, và những
đồng nghiệp khác cho bản thảo luận án của mình trong các lần sửa chữa, tác giả xin
được bày tỏ lòng biết ơn và niềm trân trọng, nhờ đó mà tác giả đã hoàn thiện tốt hơn
bản luận án này.
Tác giả mang ơn sâu sắc người cha của mình, mặc dù ông đã khuất, nhưng
tác giả vẫn cảm nhận được ông luôn ở bên truyền cảm hứng học tập, nghiên cứu và
động viên kịp thời những lúc tác giả thấy bi quan và chán nản.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân
trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập
trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận án của mình.




CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BĐ : Báo động KTSDN : Khai thác sử dụng nước
BĐKH : Biến đổi khí hậu KTTV : Khí tượng thủy văn
BVMT : Bảo vệ môi trường KTXH : Kinh tế xã hội
BVTV : Bảo vệ thực vật LVHTS : Lưu vực hệ thống sôn
CBN : Cân bằng nước LVS : Lưu vực sông
CCN : Cụm công nghiệp NCSDN : Nhu cầu sử dụng nước
CLN : Chất lượng nước NMN : Nhà máy nước
CNH : Công nghiệp hóa NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
CTCP : Công ty cổ phần NTTS : Nuôi trồng thủy sản
CVM : Phương pháp ước tính

ngẫu nhiên
PPDC : Phân phối dòng chảy
DCMT : Dòng chảy môi trường PTBV : Phát triển bền vững
DCTT : Dòng chảy tối thiểu PTTNN : Phát triển tài nguyên nước
ĐTS : Đường tần suất QLTHTNN : Quản lý tổng hợp tài nguyên
nước
GSMT : Giám sát môi trường RNM : Rừng ngập mặn
GTKT : Gía trị kinh tế TCMT : Tiêu chuẩn môi trường
HST : Hệ sinh thái TNMT : Tài nguyên Môi trường
HTTL : Hệ thống thủy lợi TNN : Tài nguyên nước
IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên
nhiên quốc tế
UNEP : Chương trình môi trường Liên
hợp quốc
KCN : Khu công nghiệp VSMT : Vệ sinh môi trường
KNTN : Khả năng tiếp nhận WQI : Chi số chất lượng nước
KT&QLC
TTL
: Khai thác và Quản lý
công trình Thủy lợi
XLNT Xử lý nước thải

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG 6
1.1 Một số khái niệm và định nghĩa 6
1.2 Phát triển bền vững tài nguyên nước 7

1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 PTBV tài nguyên nước lưu vực sông 8
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực hiện PTBV tài nguyên nước lưu vực
sông trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.3.1 Trên thế giới 9
1.3.2 Tại Việt Nam 14
1.3.3 Trên lưu vực sông Trà Khúc 19
1.4 Những tồn tại trong nghiên cứu phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Trà
Khúc và tiếp cận nghiên cứu của luận án 21
1.4.1 Tồn tại trong nghiên cứu 21
1.4.2 Tồn tại trong phát triển tài nguyên nước và thực hiện PTBV 22
1.4.3 Hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu của luận án 22
1.5 Kết luận chương 1 23
CHƯƠNG 2 25
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 25
LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC 25
2.1 Giới thiệu lưu vực sông Trà Khúc và tình hình khai thác sử dụng nước trên lưu
vực sông 25
2.1.1 Lưu vực sông Trà Khúc 25
2.1.2 Tình hình khai thác sử dụng nước 29
2.2 Đánh giá tài nguyên nước 33
2.2.1 Tình hình số liệu quan trắc khí tượng thủy văn 33
2.2.2 Đánh giá tài nguyên nước mưa 34
2.2.3 Đánh giá tài nguyên nước mặt 37
2.3 Đánh giá môi trường nước 42
2.3.1 Chất lượng nước 42
2.3.2 Đánh giá tài nguyên thủy sinh vật ở lưu vực sông Trà Khúc……………… 52
2.4 Nguyên nhân suy thoái tài nguyên và môi trường nước hạ lưu sông Trà Khúc 55
2.4.1 Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước khu vực hạ lưu 55
2.4.2 Suy thoái môi trường nước và HST thủy sinh 65

2.5 Kết luận chương 2 68
CHƯƠNG 3 70
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC 70
3.1 Phân tích, xác định những biểu hiện không bền vững trong PTTNN lưu vực sông
Trà Khúc 70
3.2 Nghiên cứu xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông chính hạ lưu
sông Trà Khúc 73
3.2.1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 73
3.2.2 Phương pháp xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu hạ lưu sông Trà
Khúc 74
3.3 Nghiên cứu đề xuất bộ chỉ thị bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực
sông Trà Khúc 85
3.3.1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 85
3.3.2 Phương pháp tiếp cận và các nguyên tắc xây dựng bộ chỉ thị 86
3.3.3 Vận dụng khung DPSIR đề xuất bộ chỉ thị bảo vệ môi trường nước và hệ sinh
thái thủy vực sông Trà Khúc 88
3.3.4 Sử dụng bộ chỉ thị trong quản lý bảo vệ môi trường nước và HST thủy vực
lưu vực sông Trà Khúc 93
3.4 Nghiên cứu phương pháp ước tính giá trị kinh tế HST thủy vực hạ lưu sông Trà
Khúc trợ giúp cho quá trình ra quyết định khai thác sử dụng nước lưu vực sông 96
3.4.1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 96
3.4.2 Phương pháp ước tính giá trị kinh tế dịch vụ và chức năng HST 97
3.4.3 Phương pháp luận ước tính giá trị kinh tế các chức năng và dịch vụ hệ sinh
thái 98
3.4.4 Xây dựng phương pháp ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và chức năng HST
thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc 100
3.5 Kết luận chương 3 112
CHƯƠNG 4 114
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC

LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC 114
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Error! Bookmark not defined.
4.1 Cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp 114
4.1.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp 114
4.1.2 Định hướng cho đề xuất giải pháp 114
4.2 Giải pháp công trình: xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình
KTSD nước trên lưu vực sông đáp ứng yêu cầu bền vững 116
4.2.1 Nguồn nước đến đập Thạch Nham và xác định các công trình bổ sung nguồn
nước 117
4.2.2 Đánh giá khả năng bổ sung nguồn nước và thực hiện giải pháp 120
4.3 Giải pháp chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu
vực hạ lưu 121
4.3.1 Bài toán chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở hạ
lưu và phương pháp tính toán 121
4.4 Giải pháp thực hiện phương thức quản lý nhu cầu nước thay cho phương thức
quản lý cung cấp nước hiện hành 136
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước của HTTL Thạch Nham 138
4.5.1 Tồn tại trong khai thác sử dụng nước của HTTL Thạch Nham 138
4.5.2 Nội dung của giải pháp 139
4.6 Giải pháp bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực 140
4.7 Kết luận chương 4 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1. Giá trị đặc trưng tháng, năm của các yếu tố khí hậu chủ yếu tại trạm Ba Tơ
và Thành phố Quảng Ngãi theo số liệu quan trắc đến năm 2010 [19] 26
Bảng 2-2 . Diện tích, dân số của các huyện, phần thuộc lưu vực sông Trà Khúc 27
Bảng 2-3. Diện tích tưới của HTTL Thạch Nham qua các năm đến nay (ha) 29

Bảng 2-4. Diện tích tưới HTTL Thạch Nham năm 2010 30
Bảng 2-5. Lượng nước lấy vào HTTL Thạch Nham 9 tháng mùa kiệt (Tr. m
3
) 30
Bảng 2-6. Thống kê các trạm quan trắc khí tượng thủy văn LVS Trà Khúc và vùng lân
cận 34
Bảng 2-7. Lượng mưa tháng, năm trung bình nhiều năm các trạm trong lưu vực Trà
Khúc và khu vực lân cận của tỉnh Quảng Ngãi (mm) 35
Bảng 2-8. Các đặc trưng dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại trạm thủy văn Sơn
Giang và một số vị trí trên dòng chính sông Trà Khúc 37
Bảng 2-9. Các đặc trưng thống kê dòng chảy năm và lượng dòng chảy năm thiết kế
trạm thủy văn Sơn Giang ( theo năm thủy văn) 38
Bảng 2-10. Dạng phân phối dòng chảy năm tại trạm thủy văn Sơn Giang Q (m
3
/s) 38
Bảng 2-11 Các đặc trưng thống kê ĐTS lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất và lưu lượng đỉnh
lũ lớn nhất thiết kế tại Sơn Giang 39
Bảng 2-12. Các đặc trưng thống kê Qthang min và Qngàymin và lưu lượng dòng chảy
nhỏ nhất thiết kế tại Sơn Giang (1997-2000) 39
Bảng 2-13.
Lưu lượng, tổng lượng dòng chảy trung bình các

tháng mùa kiệt tại Sơn
Giang
[21] 39
Bảng 2-14. Khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn đạt từ mức BĐ1 trở lên 40
trong tháng V, VI từ 1977-2010 trên sông Trà Khúc [21] 40
Bảng 2-15. Đánh giá tài nguyên nước theo mô đuyn dòng chảy M
0
41

Bảng 2-16. Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc dựa trên lượng nước mặt
bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp của lưu vực 41
Bảng 2-17. Các vị trí đánh giá CLN trên dòng chính ở hạ lưu sông Trà Khúc 45
Bảng 2-18. Bảng đánh giá CLN dùng chỉ số WQI [4] 50
Bảng 2-19. Các số liệu sử dụng cho tính toán WQI hạ lưu sông Trà Khúc tại thời điểm
quan trắc tháng 7-2010 51
Bảng 2-20. Kết quả tính toán chỉ số WQI hạ lưu Trà Khúc cho 4 đợt quan trắc 51
Bảng 2-21. Diễn biến diện tích rừng bị mất từ 2002-2010 LVS Trà Khúc (ha) 56
Bảng 2-22. Diễn biến diện tích rừng theo địa bàn huyện lưu vực sông Trà Khúc (ha)56
Bảng 2-23. Tổng hợp tình hình lấy nước của đập Thạch Nham các năm vừa qua và số
ngày nước không qua ngưỡng tràn 58
Bảng 2-24. Phân tích Qđến Thạch Nham trong các đơt cạn kiệt xảy ra trong mùa kiệt
các năm 59
Bảng 2-25. Mức tăng nhiệt độ (
o
C) trung bình theo mùa so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) tại Quảng Ngãi [3 ] 63
Bảng 2-26. Mức thay đổi (%) lượng mưa theo mùa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) tại Quảng Ngãi [3 ] 63
Hình 3-1. Sơ họa các thành phần nguồn nước và sử dụng nước hạ luu tuyến tính toán
DCTT 76
Bảng 3-1. Tính toán Qdcmt tại trạm thủy văn Trà Khúc theo phương pháp Tennant 80
Bảng 3-2. PPDC năm dạng bình quân tại trạm thủy văn Trà Khúc , giai đoạn 1979-
1993 khi chưa có đập Thạch Nham tính theo số liệu khôi phục 81
Bảng 3-3. Tỷ lệ lượng dòng chảy các tháng trong mùa kiệt chiếm trong tổng số lượng
dòng chảy mùa kiệt tại tuyến tính toán (%) 82
Bảng 3-4. Q dòng chảy môi trường các tháng mùa kiệt tại tuyến tính toán 82
Bảng 3-5. Q dctt theo các tháng mùa kiệt tại tuyến tính toán 83
Bảng 3-6. Nhóm chỉ thị biểu thị động lực (D) 89
Bảng 3-7. Nhóm chỉ thị biểu thị Áp lực (P) 90

Bảng 3-8. Nhóm chỉ thị biểu thị hiện trạng/trạng thái môi trường nước (S) 91
Bảng 3-9 . Nhóm chỉ thị biểu thị tác động (I ) 92
Bảng 3-10. Nhóm chỉ thị biểu thị sự ứng phó (R ) 93
Bảng 3-11. Xác định một số chỉ thị bảo vệ môi trường nước và HST thủy vực hạ lưu
sông sông Trà Khúc tại thời điểm năm 2010 94
Bảng 3-12. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hạ lưu Trà Khúc – tháng 7-2010
[34] 96
Bảng 3-13. Điều kiện áp dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế ĐNN [45] 101
Bảng 3-12. Khung nhận thức về giá trị kinh tế tổng cộng đối vớ HST sông, vận dụng
cụ thể đối với vùng hạ lưu sông Trà Khúc 102
Bảng 3-14. Ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST nước hạ lưu Trà Khúc 106
Bảng 3-15. Kết quả ước tính giá trị kinh tế HST hạ lưu sông Trà Khúc 110
Bảng 4-1. Các giải pháp PTTNN lưu vực sông Trà Khúc theo hướng bền vững 115
Bảng 4-2. Dạng PPDC năm thiết kế theo năm thủy văn (P=85%) đến đập Thạch Nham
117
Bảng 4-3. Các vị trí có thể xây dựng hồ chứa ở thượng lưu sông Trà Khúc để bổ sung
cho khu vực hạ lưu có dung tích nhỏ hơn 100 tr.m
3
120
Bảng 4-5. Nguyên tắc chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng
ở khu vực hạ lưu theo đề xuất của luận án 124
Bảng 4-6. Các phương án tính toán chia sẻ, phân bổ nguồn nước 127
Bảng 4-7. Kết quả mức tưới mặt ruộng tính theo mô hình CROPWAT khu tưới
ThạchNham (m
3
/ha/vụ) 128
Bảng 4-8. Tổng hợp và nhận xét đánh giá kết quả các phương án 132
Bảng 4-9. Giá trị kinh tế của sử dụng nước phương án hiện tại năm 2010 (PA1) 135
Bảng 4-10. Giá trị kinh tế của sử dụng nước phương án cả 3 hồ bổ sung nguồn nước
(PA4b) 135

Bảng 4- 11. Tổng hợp giá trị kinh tế các phương án ( tỷ VND) 136






DANH MỤC HÌNH


Hình 1-1. Tiếp cận các khía cạnh kinh tế, xã hội, sinh thái trong phát triển bền vững
[78] 7
Hình 1-2. Khung thực hiện nghiên cứu 24
Hình 2-4. Mô hình phân phối mưa tháng các trạm Sơn Giang và trạm Quảng Ngãi 36
Hình 2-7.Diễn biến thông số BOD
5
theo không gian và thời gian 48
Hình 2-8. Diễn biến thông số COD theo không gian và thời gian 49
Hình 2-9.Diễn biến thông số DO theo không gian và thời gian 49
Hình 2-10. Diễn biến thông số Coliform theo không gian và thời gian 49
Hình 2-11. Biểu đồ Qthang min tại trạm TV Trà Khúc 61
Hình 2-12. Biểu đồ Qngaymin tại trạm thủy văn Trà Khúc 61
Hình 2-13. Bản đồ nguy cơ ngập tại Quảng Ngãi ứng với kịch bản nước biển dâng 1m
[3] 64
Hình 3-2. Sơ đồ tuyến tính toán DCTT và các thành phần nguồn nước đoạn sông hạ
lưu tuyến tính toán DCTT ( Trạm thủy văn Trà Khúc) 78
Hình 3-3. Đường duy trì Q bình quân ngày tại trạm thủy văn Trà Khúc (TP Quảng
Ngãi) theo số liệu dòng chảy khôi phục bằng phương pháp thủy văn 81
Hình 3-4. Sơ đồ DPSIR trong quản lý TNN (Kristensen, 2004) 86
Hình 3-5. Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái [98] 99

Hình 3-6. Khái quát các phương pháp đánh giá tổn thất kinh tế HST và môi trường
[76] 100
Hình 3-8 Tỷ lệ % của từng loại giá trị chiếm trong tổng giá trị kinh tế HST hạ lưu lưu
vực Trà Khúc trong trường hợp 1 111
Hình 4-1 . Sơ đồ tính toán cân bằng nước hạ lưu sông Trà Khúc 126
Hình 4-2 . Kết quả tính toán các phương án 132

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết cho phát triển
kinh tế xã hội (KTXH) của con người. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá trong hơn nửa thế kỷ gần đây đã tác động mạnh mẽ và làm suy
giảm tài nguyên nước của các lưu vực sông (LVS), khiến cho tình trạng thiếu nước
đang dần trở thành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới trong đó có cả
nước ta. Điều đó đòi hỏi các nước phải tìm các phương thức phù hợp để khai thác sử
dụng, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước các sông suối của nước mình, hay
nói cách khác thực hiện phát triển bền vững (PTBV) tài nguyên nước các LVS. Nước là
một tài nguyên chủ yếu của LVS, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các loai tài nguyên
khác như đất, không khí và tài nguyên sinh vật. Sự phát triển KTXH và cuộc sống của
muôn loài trên LVS sẽ bị đe dọa nếu tài nguyên nước của LVS bị suy thoái không còn
đủ cho duy trì đời sống và các hoạt động phát triển KTXH của con người. Điều đó cho
thấy thực hiện PTBV tài nguyên nước các LVS chính là để tạo cơ sở cho phát triển bền
vững KTXH của đất nước.
Trà Khúc là một trong những LVS nằm ở vùng Trung Trung Bộ của nước ta.
Sông Trà Khúc có tiềm năng nguồn nước rất phong phú với mô đuyn dòng chảy năm
trung bình nhiều năm M
0
của lưu vực đạt trên 70 l/s.km

2
. Nhưng do một số tồn tại trong
khai thác sử dụng (KTSD) và bảo vệ nguồn nước đã khiến cho nguồn nước của sông ở
khu vực hạ lưu nhất là đoạn sông chảy qua Thành phố Quảng Ngãi ra đến cửa sông
đang bị suy thoái và cạn kiệt tương đối nghiêm trọng trong thời gian mùa kiệt, nguy cơ
đứt dòng có thể xảy ra trong tương lai không xa nếu không có giải pháp để quản lý
ngăn chặn kịp thời. Tình trạng này đã gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên
thủy sinh vật, làm suy thoái hệ sinh thái (HST) và môi trường dòng sông, gây khó khăn
cho phát triển của Thành phố Quảng Ngãi và dân cư các vùng ở khu vực hạ lưu.
Trong bối cảnh như trên thì yêu cầu nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các
giải pháp để từng bước khắc phục tồn tại trên, thực hiện PTBV tài nguyên nước LVS
Trà Khúc là cần thiết, đóng góp cho phát triển KTXH của Tỉnh Quảng Ngãi .

2

Luận án " Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài
nguyên, môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc" do nghiên cứu sinh thực hiện kỳ
vọng cung cấp những dẫn liệu khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên
nước tham khảo trong việc hoạch định các chính sách quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
của lưu vực sông (LVS) phù hợp với tình hình và điều kiện của lưu vực, ngăn chặn suy
thoái và phục hồi nguồn nước của sông, đảm bảo phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
(1) Xác định được cơ sở khoa học cho phát triển bền vững tài nguyên, môi trường
nước lưu vực sông Trà Khúc.
(2) Đề xuất được các giải pháp để phát triển tài nguyên nước của lưu vực sông Trà
Khúc theo hướng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
(1) Tài nguyên và môi trường nước mặt LVS Trà Khúc.
(2) Các giải pháp đề xuất trong luận án mang tính định hướng, tập trung chủ yếu vào
khu vực hạ lưu là nơi mà nguồn nước sông đang bị suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm tương

đối nghiêm trọng.
4. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu và kết quả của
các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến các nội dung nghiên cứu
của lụận án: các kết quả nghiên cứu về dòng chảy môi trường (DCMT), chỉ thị môi
trường, phương pháp ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST …để nghiên cứu áp dụng
cho LVS Trà Khúc.
2) Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp thông tin số liệu: sử dụng để thu
thập thông tin, số liệu, thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu đầu vào để thực hiện các nội
dung nghiên cứu, tính toán trong luận án.
3) Phương pháp điều tra thực địa và điều tra xã hội học: sử dụng để điều tra
hiện trạng tài nguyên và môi trường, điều tra xã hội học tại thực địa để thu thập các
thông tin, số liệu đầu vào cho ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và chức năng HST và
cho đánh giá suy thoái tài nguyên, môi trường nước hạ lưu sông Trà Khúc.

3

4) Phương pháp ước tính giá trị tài nguyên và môi trường: lựa chọn một số
phương pháp ước tính giá trị kinh tế tài nguyên và môi trường tiên tiến trên thế giới
hiện nay để xây dựng phương pháp ước tính giá trị kinh tế của HST thủy vực sông Trà
Khúc của luận án.
5) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các mẫu nước, mẫu trầm
tích, mẫu động vật đáy lấy tại hiện trường được phân tích trong phòng thí nghiệm đảm
bảo độ tin cậy cao để sử dụng trong nghiên cứu của luận án.
6) Phương pháp tính toán cân bằng nước: được dùng để nghiên cứu xem xét
các phương án khai thác sử dụng nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu
vực hạ lưu, ví dụ phương án xây dựng hồ chứa nước Nước Trong ở thượng lưu,
phương án xả nước của hồ Thượng Kon Tum để bổ sung nguồn nước cho đập, từ đó đề
xuất ý kiến về khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nước của lưu vực sông
7) Phương pháp chuyên gia: sử dụng để tăng thêm nguồn thông tin và độ tin cậy

trong các kết quả nghiên cứu của luận án. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến bao
gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực TNN, sinh thái, kinh tế môi
trường và các cán bộ quản lý tài nguyên nước ở cấp Trung ương và địa phương.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu về đánh giá dòng chảy tối thiểu trên sông chính ở hạ lưu
sông Trà Khúc, xây dựng bộ chỉ thị bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực
lưu vực sông Trà Khúc, ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và chức năng HST mà luận
án nghiên cứu giải quyết đều là những cơ sở khoa học rất cần thiết cho nghiên cứu đề
xuất và xây dựng các giải pháp PTBV tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc, góp
phần.phát triển bền vững tài nguyên nước ở Việt Nam nói chung cũng như trên LVS
Trà Khúc nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
-
Việc xác định các cơ sở khoa học và giải pháp nghiên cứu trong luận án là cụ
thể đối với lưu vực sông Trà Khúc nên chúng sẽ là cơ sở tham khảo cho những người
làm công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên nước, quản lý bảo vệ môi trường của LVS
tham khảo để xem xét và điều chỉnh các hoạt động phát triển trên lưu vực theo hướng

4

bền vững, hướng tới thực hiện được yêu cầu PTBV tài nguyên nước trên LVS trong
một vài thập kỷ tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án kỳ vọng sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác
quản lý, bảo vệ lưu vực sông Trà Khúc cũng như làm luận cứ cho các cơ quan trong
tỉnh tham khảo để hoạch định các chủ trương, chính sách hay lập kế hoạch để khắc
phục suy thoái
tài nguyên môi trường nước của lưu vực sông
, phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững KTXH của tỉnh Quảng Ngãi.

- Các cơ sở khoa học, phương pháp luận, giải pháp được nghiên cứu trong luận
án kỳ vọng có thể được tham khảo để ứng dụng cho các lưu vực sông khác của nước ta,
góp phần phát triển bền vững KTXH của đất nước.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 145 trang đánh máy khổ A4. Ngoài phần mở đầu
và kết luận, các kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày trong 4 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực hiện PTBV tài nguyên,
môi trường nước lưu vực sông
- Chương 2: Đánh giá tài nguyên, môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc.
- Chương 3: Nghiên cứu cơ sở khoa học PTBV tài nguyên nước lưu vực sông
Trà Khúc.
- Chương 4: Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển tài nguyên nước lưu vực
sông Trà Khúc theo hướng bền vững.
7. Những đóng góp mới của luận án
1) Đã phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển tài nguyên nước
(PTTNN) lưu vực sông Trà Khúc, phân tích xác định được những biểu hiện không
bền vững trong PTTNN của lưu vực sông Trà Khúc.
2) Xây dựng được cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ quản lý, khai thác và
bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc bao gồm:
- Đưa ra được phương pháp tính toán và xác định yêu cầu duy trì dòng chảy
tối thiểu tại hạ lưu sông Trà Khúc

5

- Xây dựng được bộ chỉ thị bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực
sông Trà Khúc làm cơ sở cho quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nước lưu
vực sông theo quan điểm PTBV
- Xây dựng được phương pháp ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và chức
năng hệ sinh thái thủy vực LVS Trà Khúc và xác định cụ thể cho khu vực hạ lưu với
chương trình hỗ trợ tính toán kèm theo.

3) Đã đề xuất và xác định được các giải pháp mang tính định hướng để khắc
phục các tồn tại trong khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước của
lưu vực sông để PTBV tài nguyên nước LVS Trà Khúc .


6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG
1.1 Một số khái niệm và định nghĩa
Bảo vệ tài nguyên nước:
là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt

nguồn
nước, bảo đảm an toàn

nguồn nước và bảo vệ khả năng

phát triển nguồn nước [35]
Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn
nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng
và duy trì hệ sinh thái thủy sinh [36].
Chỉ số chất lượng nước (WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số
quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả
năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm [4].
Chỉ thị môi trường: Chỉ thị môi trường là một hoặc tập hợp thông số về môi
trường để chỉ ra đặc trưng của môi trường [37].

Dòng chảy môi trường: là chế độ dòng chảy cần duy trì trong sông, trong
đầm phá hay trong các khu vực cửa sông ven biển nhằm duy trì các hệ sinh thái
nước và các giá trị của hệ sinh thái nhất là khi nguồn nước của dòng sông chịu ảnh
hưởng của các hoạt động điều tiết và có sự cạnh tranh trong sử dụng nước [94].
Dòng chảy tối thiểu: là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy
trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái
thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên
nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong
quy hoạch lưu vực sông [10], [36].
Hệ sinh thái : là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực
địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau [38].
Phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ

7

sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường [41]
Phát triển nguồn nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử
dụng bền vững TNN và nâng cao giá trị của tài nguyên nước [36].
Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng và chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên của nguồn nước hoặc so với trạng thái của nguồn
nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó [36].
Tài nguyên nước (TNN): bao gồm các nguồn nước mưa, nước mặt, nước
dưới đất, và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam [36].
1.2 Phát triển bền vững tài nguyên nước
1.2.1 Khái niệm
Năm 1987, Liên Hợp Quốc đã thông qua mục tiêu chung của loài người là
PTBV với định nghĩa như đã nêu trong mục 1.1. Phát triển bền vững đòi hỏi các tài

nguyên phải được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả với những phương thức khôn
khéo, thông minh để tài nguyên không bị suy thoái và có thể sử dụng lâu dài.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới Riode Janeiro năm 1992, nội dung
PTBV đã đã được cụ thể hóa với 3 vế cân bằng: hiệu quả kinh tế - công bằng xã hội
– bền vững môi trường biểu thị như trong hình 1-1.
PTBV là một mục tiêu luôn biến chuyển, một tầm nhìn bao quát mà nhân loại
ngày nay đang hướng tới và để thực hiện phải trải qua một quá trình lâu dài [82].
XÃ HỘI Hiệu quả kinh tế SINH THÁI


Bảo vệ Xã hội
môi trường chấp nhận

KINH TẾ
Hình 1-1. Tiếp cận các khía cạnh kinh tế, xã hội, sinh thái trong phát triển bền vững [78]

8

Phát triển bền vững tài nguyên nước
Nước là một tài nguyên thiết yếu đối với sự phát triển của HST và con người
trên lưu vực sông. Các tài nguyên khác như đất, không khí và tài nguyên sinh vật
cũng phụ thuộc và có mối liên quan mật thiết với tài nguyên nước trong quá trình sử
dụng cũng như bảo tồn. Vì thế, để phát triển bền vững KTXH của đất nước thì phát
triển tài nguyên nước quốc gia phải theo hướng bền vững, hay nói cách k
hác phải
thực hiện PTBV tài nguyên nước các lưu vực sông.
Phát triển tài nguyên nước (PTTNN) theo hướng bền vững hiểu theo khái
niệm của PTBV sẽ là khai thác sử dụng nước của các LVS phải mang lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần cho phát triển xã hội, nhưng vẫn duy trì được khả năng tái
tạo và bảo vệ được TNN cho các thế hệ mai sau sử dụng. Theo Daniel P (1999) thì

“PTBV tài nguyên nước là sự phát triển được thiết kế và được quản lý nhằm đáp
ứng đầy đủ mục tiêu của xã hội, hiện tại và tương lai, trong khi đó vẫn duy trì
được tính toàn vẹn về sinh thái, môi trường và thủy văn của chúng” [82] .
PTTNN theo hướng bền vững là mục tiêu phải thực hiện trong thế kỷ 21 ở
nước ta. Điều này đã được chỉ rõ trong mục tiêu tổng quát của Chiến lược quốc gia
về tài nguyên nước đến năm 2020 là phải “ bảo vệ, khai thác hiệu quả, PTBV tài
nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp thống nhất tài nguyên nước nhằm
đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế xã hội”.
1.2.2 PTBV tài nguyên nước lưu vực sông
Hệ thống TNN quốc gia bao gồm hệ thống tài nguyên nước các LVS trên
toàn quốc hợp lại. Vì thế để TNN quốc gia đảm bảo được bền vững, duy trì lâu dài
cho các thế hệ mai sau sử dụng thì PTTNN trên các LVS, nhất là trên 11 lưu vực
sông lớn của toàn quốc phải theo hướng bền vững.
Muốn vậy tài nguyên nước lưu vực sông phải được quản lý sử dụng một cách
tổng hợp và thống nhất trên toàn lưu vực sông. Nói cách khác phải thực hiện quản
lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) và quản lý lưu vực sông (QLLVS).
QLTHTNN theo định nghĩa của Mạng lưới vì nước toàn cầu (GWP) là:“ một
quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài

9

nguyên liên quan , sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách
công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của HST và môi trường”.
Định nghĩa của GWP được coi như một khuôn khổ chung và khi thực hiện,
các quốc gia và khu vực sẽ đưa ra các mục tiêu trực tiếp phù hợp với quốc gia và
khu vực. Quan điểm QLTHTNN từ năm 2000 được chấp nhận rộng rãi trên thế giới
với ý nghĩa:
- Là một quá trình để quản lý tài nguyên nước (QLTNN) ngày một hiệu lực
hơn vì mục tiêu PTBV.
- Là một quan điểm bao trùm từ trách nhiệm Nhà nước đến trách nhiệm các

tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả TNN.
- Là một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên
và dịch vụ nước trong ngành nước.
QLTHTNN là một quá trình, một cách tiếp cận, một quan điểm mà cả ngành
nước của nước ta đều phải thực hiện để PTBV tài nguyên nước trong đó Bộ
TN&MT đóng vai trò chủ đạo. Ba chân trụ cần phải tạo dựng trong quá trình thực
hiện QLTHTNN đó là:
- Tạo dựng một môi trường chính sách phù hợp và thuận lợi .
- Xây dựng một khung thể chế phù hợp và đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ
quản lý.
- Xây dựng và sử dụng các công cụ hỗ trợ cho quản lý TNN.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực hiện PTBV tài nguyên
nước lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
Do ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn của PTBV tài nguyên nước nên vấn đề này
luôn được quan tâm và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu
trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế. Việc phối hợp quốc tế trong nghiên cứu và
xác định chiến lược đúng đắn để khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ bền vững TNN
đã được định hướng trong tuyên bố của các hội nghị quốc tế về PTTNN, như Kế hoạch
hành động Mar del Plata (1977), Tuyên bố New Delhi (1990) và được củng cố trong
chương 18 của lịch trình thế kỷ 21 [111].

10

Nhiều Hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm đưa ra những thoả thuận và
nguyên tắc làm cơ sở cho PTBV tài nguyên nước trong tương lai, trước mắt đáp ứng
mục tiêu cung cấp nước an toàn trong thế kỷ 21. Nhiều nước đã xây dựng những định
hướng và chính sách cụ thể để PTBV tài nguyên nước của nước mình [112],[114].
Đóng góp quan trọng trong lĩnh vực này là Hội đồng nước thế giới đã được
thành lập và đã đưa ra “Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ 21” tại Diễn đàn nước thế

giới lần thứ nhất họp tại Marakech, tháng 3/2000. “Tầm nhìn về nước thế giới trong thế
kỷ 21” lại tiếp tục được thảo luận tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague,
Hà Lan và bản Tuyên bố La Haye về một Tầm nhìn về nước, cuộc sống và môi trường
đã được Hội nghị Bộ trưởng các nước thông qua với tiêu đề tổng quát là :“một thế giới
an ninh về nước trong thế kỷ 21” gồm 10 thông điệp và 6 chỉ tiêu cần đạt được đều
hướng tới PTBV tài nguyên nước .
Bước vào thế kỷ 21 để thực hiện Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ 21, các
nước trên thế giới đang từng bước đổi mới trong quản lý TNN và quản lý LVS để
PTTNN của nước mình theo hướng bền vững. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã được
thực hiện và áp dụng trong quản lý TNN các LVS trên thế giới để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nước của LVS. Thí dụ các nghiên cứu trong lĩnh vực khai thác sử dụng
(KTSD) nguồn nước theo hướng đa ngành, đa mục tiêu; nghiên cứu KTSD nguồn nước
trong giới hạn cho phép của ngưỡng khai thác; nghiên cứu về dòng chảy môi trường và
các biện pháp nhằm đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trong sông chính; nghiên
cứu và áp dụng các biện pháp để quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, khôi phục
nguồn nước của các sông bị suy thoái và cạn kiệt; nghiên cứu về thể chế chính sách để
thực hiện QLTHTNN phù hợp với điều kiện của mỗi nước. Nhiều nước trên thế giới đã
thu được kết quả khả quan trong nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong
PTTNN theo hướng bền vững như Pháp, Nhật bản, Úc, Srilanka ,Trung quốc, Mỹ.
Tại Pháp đã thu được nhiều kết quả trong bảo vệ tài nguyên, môi trường nước
và HST thủy sinh sông Seine-Normandy [108] thông qua thực hiện các biện pháp quản
lý kiểm soát lượng nước thải xả vào sông; vận động người dân dùng các loại hóa chất
tẩy rửa không có phốt phát để phục hồi chất lượng nước của dòng sông đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng; chú ý bảo tồn các vùng đất ướt nhằm thu hút các loài động thực vật bản
địa trước kia đã bị mai một do nước ô nhiễm, xây dựng nhà máy XLNT sinh hoạt,
không cho xả trực tiếp xuống đầm lầy.

11

Nhật Bản cũng đạt được những thành tựu nhất định trong nghiên cứu và áp

dụng các kết quả nghiên cứu để PTBV tài nguyên, môi trường nước của 5 lưu vực sông
chảy qua vùng Greater Tokyo với tổng diện tích khoảng 22.600 km
2
và dân số trên 27
triệu người [105]. Thông qua việc tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu nhằm
BVMT nước, khai thác hiệu quả nguồn nước sông, giám sát HST nước và quản lý các
rủi ro, Nhật Bản đã khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi HST vốn rất phong phú và
đa dạng của vùng này.
Tại Úc cũng có nhiều nghiên cứu và áp dụng thành công trong PTTNN lưu vực
sông Murray-Darling-Úc [77] khi LVS này phải đương đầu với những vấn đề khá
nghiêm trọng về môi trường, sinh thái như đất bị nhiễm mặn, hệ sinh thái thủy sinh bị
suy thoái. Một Uỷ ban liên Chính phủ và các bang có sông Murray-Darling đi qua đã
được thành lập và đã
thông qua một khái niệm ngưỡng, còn gọi là “Cap”, nó chính là
cơ sở để thiết kế một số chính sách quản lý TNN trong trường hợp nguồn nước
khan hiếm như dịch vụ thương mại nước, dòng chảy môi trường, và đảm bảo quyền
sở hữu. Ngưỡng này khá linh hoạt, thay đổi theo năm khác tùy thuộc vào nguồn
nước đến, nhằm để phân phối nước hợp lý giữa 4 bang thuộc LVS trong thời đoạn
khan hiếm nước.
Một kết quả nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề thể chế của LVS Murray-
Darling, đó là phân vùng quản lý để đáp ứng nhanh và có hiệu quả các yêu cầu của
khách hàng. Các tiểu vùng này được phân chia theo ranh giới LVS và Ban lãnh đạo
từng tiểu vùng sẽ có quyền cấp giấy phép sử dụng nước, vận hành và duy tu bảo
dưỡng tất cả các công trình trong tiểu vùng mà không phải lệ thuộc hoặc lệ thuộc rất
ít vào Hội đồng quản lý lưu vực.
Thái Lan cũng có nhiều kết quả trong nghiên cứu giải pháp bảo vệ tài nguyên
môi trường nước LVS Chao Phraya là một trung tâm sản xuất lúa gạo lớn của Thái Lan
và cũng là nơi đóng đô của thủ đô BangKok với tổng dân số trong lưu vực lên tới 23
triệu người khi dòng sông này phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do nhu cầu
ngày càng tăng lên của các hộ dùng nước ở hạ du [113]. Vấn đề cạn kiệt nguồn nước

cũng như xung đột về nước ngày càng tăng lên khi nước ở vùng hạ lưu sông ngày càng
bị ô nhiễm do nước thải hỗn hợp không được xử lý chảy vào sông. Một nghiên cứu
tổng thể về chia sẻ, phân bổ một cách công bằng nguồn nước trong LVS cho các hộ

12

dùng nước mà vẫn đảm bảo nhu cầu nước cho HST hạ du đã được thực hiện, song chưa
thực sự kết thúc vì còn gặp một số rào cản trong quá trình đo lường các điều kiện của
lưu vực bằng hệ thống các chỉ thị được phát triển cho LVS Chao Phraya.
Trên lưu vực sông Ruhuna – Srilanka [102] tình trạng nguồn nước ngày càng
suy kiệt, trong khi mâu thuẫn giữa phát điện với công suất lắp máy 120MW và cung
cấp nước tưới cho 52.000 ha lúa hai vụ ngày càng gay gắt. Một kế hoạch quản lý tài
nguyên nước tổng hợp cho LVS Ruhuna đã được tiến hành bao gồm phân bổ nước
tưới với những giải pháp sử dụng nước tối ưu, triệt để tiết kiệm điện để giảm công
suất phát điện. Bên cạnh đó, một chiến dịch vận động sự tham gia của cộng đồng,
đặc biệt là của phụ nữ vào chương trình trên đã được thực hiện khá hiệu quả.
Trung Quốc là một quốc gia hiện có một nền công nghiệp phát triển khá nhanh
nhưng vẫn giữ sản xuất nông nghiệp như một ngành truyền thống. Do đó chất thải từ 2
lĩnh vực sản xuất này đã gây ô nhiễm khá nặng nề môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng ở nhiều LVS. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm điển hình là trong lĩnh vực công
nghiệp đã đưa ra và vận hành một hệ thống kiểm soát ô nhiễm dựa vào thị trường, hệ
thống này kết hợp giữa lệ phí phát thải ô nhiễm và tiền trợ cấp cho khắc phục ô nhiễm
[114]. Chính sự kết hợp này đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng
các hệ thống xử lý nước thải (XLNT) cũng như vào công nghệ sản xuất sạch hơn. Bên
cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp lực cộng đồng cũng là một trong những
biện pháp mạnh như các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng ở trên [75].
Trong quản lý LVS, nhiều nghiên cứu phục vụ cho QLTHLVS đã được thực
hiện và thực thi có kết quả trên nhiều lưu vực sông lớn của các nước trên thế giới, tập
trung vào những vấn đề như: phát triển thể chế chính sách trong quản lý tổng hợp tài

nguyên môi trường LVS; phương pháp luận và áp dụng các công cụ kỹ thuật để lập quy
hoạch LVS; nghiên cứu xây dựng mô hình cơ quan quản lý LVS phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng nước và thực hiện trong thực tế. Từ các kết quả nghiên cứu này nhiều
cơ quan quản lý LVS đã được thành lập trên các LVS lớn của thế giới và hoạt động có
hiệu quả nhất là ở các nước phát triển thí dụ như ở Châu Âu, ở Mỹ và Úc từ hàng chục
năm nay [104]. Tại các nước này, việc quản lý tổng hợp LVS đã mang lại những thành

13

công trong việc khai thác hiệu quả nguồn nước của lưu vực, đồng thời bảo vệ môi
trường nước và các HST trong lưu vực.
- Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu đã thành lập Ban quản lý lưu vực sông
Danube gồm thành viên của 10 nước: Đức, Áo, Slovakia, Hung-ga-ry, Croatia, Serbia,
Ru-ma-ni, Bulgaria, Moldova, và Ukraina và có kế hoạch nâng cao năng lực của các tổ
chức xã hội dân sự, phát triển các kế sinh nhai một cách bền vững cho người dân địa
phương trong lưu vực sông để họ không phá hủy các vùng rừng đầu nguồn và duy trì
canh tác nông nghiệp hữu cơ, nhằm giảm thiểu hiện tượng phì dưỡng nước không chỉ
xuất hiện ở chính con sông đó, mà còn ở vùng ven bờ của Biển Đen, nơi nhận nước của
dòng sông Danube đổ ra [92].
- Tại Pháp, trên lưu vực sông Loire của Pháp với diện tích lưu vực 155.000 km
2

và 11,5 triệu dân cũng đạt được nhiều thành công trong việc tăng cường quản lý lưu
vực để từng bước khắc phục ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm
trọng do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và khai thác 4 bậc
thang thủy điện ở vùng trung lưu và hạ lưu sông Loire [93]. Tuy nhiên vấn đề trên đã
từng bước được giải quyết nhờ có sự phối hợp hoạt động đồng thời ở tất cả các cấp từ
địa phương, cấp vùng, cấp lưu vực và cấp quốc gia trong quản lý và bảo vệ TNN và
môi trường lưu vực. Một điểm nữa cần rút kinh nghiệm đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa
các tổ chức nhà nước và các tổ chức tư nhân trong hoạt động khai thác, sử dụng nước

trong lưu vực sông.
- Tại Mỹ, Ủy hội thung lũng sông Tennessee (The Tennessee Valley Authorrity-
TVA) là một hình mẫu được biết đến nhiều nhất về phát triển và quản lý vùng LVS
một cách toàn diện [93]. Tại Mexico, Hội đồng LVS Lerma-Chapala được thành lập
năm 1993 là diễn đàn mà tại đó chính quyền cũng như đại diện các hộ sử dụng nước
chia sẻ trách nhiệm phân phối TNN, thúc đẩy quản lý toàn diện tài nguyên nước tại cấp
LVS và hoạt động rất có hiệu quả trong thời gian vừa qua [84].
- Quỹ Động vật hoang dại (WWF) dưới góc độ bảo tồn các HST và ĐDSH của
sông, đã thực hiện 14 dự án nghiên cứu quan trọng trong chương trình LVS. Các dự án
này tập trung nghiên cứu về đa dạng sinh học ở một số LVS lớn xuyên quốc gia mà ở
đó đang có những thách thức nóng bỏng về vấn đề quản lý tổng hợp LVS [92].
Tóm lại: Các thành tựu thu được trong nghiên cứu và thực hiện PTBV tài
nguyên nước lưu vực sông là khá đa dạng và phong phú trên thế giới trong hơn nửa thế

14

kỷ vừa qua. Nó cho thấy để PTBV tài nguyên nước của LVS cần phải đầu tư kịp thời,
đúng mức, với sự kết hợp chặt chẽ giữa giải pháp kỹ thuật và giải pháp kinh tế. Bên
cạnh đó, việc xem xét về mặt xã hội là một trong ba tiêu chí của PTBV cần phải được
chú trọng. Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới
là rất bổ ích, có thể tham khảo để vận dụng một cách linh hoạt vào trong quá trình
PTTNN các LVS của nước ta thưo hướng bền vững.
1.3.2 Tại Việt Nam
1.3.2.1 Những kết quả đã thực hiện
Xây dựng luật pháp, phát triển thể chế chính sách QLTNN
Trong giai đoạn vừa qua Nhà nước đã xây dựng chiến lược, ban hành nhiều văn
bản pháp luật, cải tiến thể chế chính sách để tạo cơ sở cho thực hiện PTBV tài nguyên
nước các LVS ở nước ta.
Luật tài nguyên nước năm 1998 và gần đây nhất là luật Tài nguyên nước năm
2012 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6 vừa qua là văn bản pháp luật quan

trong nhất để thực hiện QLTHTNN, quản lý lưu vực sông và PTBV tài nguyên nước.
Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 [8] được Chính phủ phê
duyệt năm 2006 đã chỉ ra TNN Việt Nam ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững như:
phần nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta chiếm tỷ lệ lớn (63%), lượng nước
mặt bình quân đầu người hiện nay còn thấp (3840 m
3
/người/năm), TNN phân bố không
đều trong các vùng và không đều theo thời gian trong năm gây khó khăn cho sử dụng
nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã ảnh hưởng tiêu cực với TNN, và sự biến đổi
của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến suy giảm nguồn nước. Từ đó Chiến lược đã đặt ra mục
tiêu, xác định các định hướng và giải pháp cho KTSD, bảo vệ và PTTNN, giảm thiểu
các tác hại do nước gây ra để thực hiện PTTNN theo hướng bền vững. Có thể nói
thông qua việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện Chiến lược, nước ta đã có một hướng
đi rất rõ ràng để khắc phục các tồn tại trong khai thác sử dụng, quản lý bảo vệ và thực
hiện PTBV tài nguyên nước.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dưới dạng Nghị định, thông tư
hướng dẫn về xây dựng và phát triển thể chế, chính sách quản lý tài nguyên nước,
chuyển đổi quản lý TNN theo hướng của quản lý tổng hợp. Một số Nghị định quan
trong đã ban hành và thực hiện trong thực tế như: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của

15

Chính Phủ về cấp phép khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước [11],
Nghị định số 120/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý LVS [10], Nghị định số
112/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và
môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi [9].
Hệ thống các văn bản pháp luật nói trên đã đưa ra được khuôn khổ chung về thể
chế, chính sách cho thực hiện QLTHTNN và quản lý LVS ở nước ta. Tuy nhiên, do còn
thiếu các hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện trong thực tế cũng còn những khó khăn
hạn chế nhất định.

Từ năm 2002 đến nay ở nước ta đã có 3 ban Quản lý quy hoạch LVS do Bộ
NN&PTNT thành lập và 3 Ủy ban bảo vệ môi trường LVS do Bộ TNMT thành lập.
Trong các thời gian tới sẽ có các Ủy ban lưu vực sông (thống nhất) thành lập theo Luật
Tài nguyên nước năm 2012 và Ủy ban lưu vực sông theo vùng để quản lý và PTBV tài
nguyên môi trường các lưu vực sông.
Các đề án, dự án
Trong các giai đoạn vừa qua Nhà nước đã quan tâm và dành nhiều kinh phí cho
các các đề án,dự án quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước các lưu vực sông ở
nước ta, thực hiện PTBV tài nguyên nước.
Chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020 đã đưa ra 17 đề án, dự án được ưu
tiên thực hiện trong giai đoạn 2006-2010 trong đó có nhiều đề án rất cần thiết và quan
trọng như: (i) kiểm kê, đánh giá TNN quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu
về TNN, (ii) điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước cho các tỉnh đặc biệt
khan hiếm nước (iii) chia sẻ TNN, ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt và bảo đảm phát
điện đối với các công trình thủy điện quan trọng trong trường hợp xảy ra hạn hán, (iv)
xác định, bảo đảm DCMT, duy trì HST thủy sinh đối với các hồ chứa, đập dâng thủy
điện, thủy lợi. Các đề án trên đều đang được triển khai thực hiện trong thực tế
Để ngăn chặn tình hình suy thoái cạn kiệt và ô nhiễm nước đang xảy ra vô
cùng nghiêm trọng trên 3 lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ-Đáy và LVS Đồng Nai,
Nhà nước đã cho thực hiện 3 đề án tổng thể BVMT của 3 lưu vực sông này với
nguồn vốn đầu tư đến chục ngàn tỷ đồng nhằm đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 sẽ
khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước của các lưu vực sông nói trên, đưa chất lượng
nước sông đạt tiêu chuẩn loại B. Hiện nay trên cả ba LVS này đã thành lập được Uỷ

×