Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giáo trình luật lao động TS bùi thị kim ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 49 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET

GIÁO TRÌNH

LUẬT LAO ĐỘNG
ThS. BÙI THỊ KIM NGÂN

ThS. BÙI THỊ KIM NGÂN
Năm 2006


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
BÀI 1

KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG
1.

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA
LUẬT LAO ĐỘNG
1.1.

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

Điều 1 BLLĐ “BLLĐ điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm
công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực
tiếp với quan hệ lao động”.
1.1.1. Quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSD lao
động
Trong nền KTTT, BLLĐ không điều chỉnh tất cả các quan hệ lao động của


người lao động trong xã hội mà chỉ điều chỉnh quan hệ lao động của người lao
động làm công ăn lương trong tất cả doanh nghiệp, cơ quan tổ chức cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu cụ thể:


Quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhà nước (trừ những người được cơ
quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ, phó TGĐ, GĐ, phó GĐ, kế
toán trưởng DNNN).



Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trong theo luật DN



Quan hệ lao động trong DN có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư NN
tại VN



Quan hệ LĐ giữa NLĐ là người nước ngoài với NSD lao động là công dân
VN hay là người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại VN.



Quan hệ LĐ giữa công dân VN với các cơ quan tổ chức nước ngồi hay tổ
chức quốc tế đóng tại VN.




Quan hệ LĐ giữa những người LĐ làm công ăn lương với HTX



Quan hệ LĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với các cơ quan hành chính sự
nghiệp, các tổ chức xã hội.



Quan hệ LĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
1.1.2. Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ LĐ


Quan hệ về việc làm



Quan hệ về học nghề



Quan hệ giữa tổ chức công đoàn với NSD lao động




Quan hệ về đảm bảo vật chất cho NLĐ (hoặc là thành viên gia đình họ)
trong trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động
 Quan hệ về bồi thường thiệt hại
 Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
1.2.

PHƯƠNG PHÁP ĐIềU CHỉNH CủA LUậT LAO ĐộNG

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức, là biện pháp tác
động của nhà nước lên các quan hệ xã hội do ngành luật ấy điều chỉnh. Xuất phát
từ tính chất đặc điểm của quan hệ LĐ và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp
với quan hệ LĐ nên luật LĐ sử dụng nhiều phương pháp tác động khác nhau,
bao gồm:


Phương pháp thỏa thuận: Đây là phương pháp điều chỉnh quan trọng của
luật LĐ trong nền kinh tế thị trường phương pháp này được sử dụng trong
việc thiết lập quan hệ LĐ (Giao kết hợp đồng lao động, chấm dứt HĐLĐ,
phương pháp này được sử dụng khi ký kết thỏa ước LĐ tập thể, giải quyết
tranh chấp lao động ...



Phương pháp mệnh lệnh: Phương pháp này áp dụng để xác định nghĩa vụ
của NLĐ đối với NSD lao động. Trong quá trình lao động NSDLĐ có quyền
kiểm tra, giám sát cơng việc của NLĐ, có quyền điều chuyển lao động, có
quyền ban hành nội quy lao động.... mà NLĐ phải có nghĩa vụ chấp hành.




Phương pháp tác động xã hội (thông qua hoạt động của tổ chức CĐ tác động
vào các quan hệ phát sinh trong quá trình LĐ): Đây là phương pháp điều
chỉnh đặc thù của luật LĐ, theo phương pháp này để giải quyết những vấn
đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của NLĐ phải có sự tham gia của tổ chức cơng đồn, tuy nhiên mức độ
phạm vi tham gia do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính tự chủ của NSD
lao động.

2.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG – HỆ
THỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
2.1.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
2.1.1. Nguyên tắc bảo vệ NLĐ

Trong nền KTTT, NLĐ làm công ăn lương luôn ở vị thế yếu trong quan hệ
lao động. BLLĐ thể hiện ý chí của nhà nước trong việc quy định những đảm bảo
cơ bản về việc làm, trả công lao động, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, an

toàn lao động vệ sinh lao động, BHXH, danh dự nhân phẩm của NLĐ, những
quy định riêng đối với lao động nữ và một số lao động khác, quy định chế độ trợ
cấp mất việc làm, trợ cấp thơi việc khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ có quyền giao kết
HĐLĐ, có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, có quyền đình cơng trong khn
khổ của pháp luật
2.1.2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSD lao động
Hiến pháp 1992 đã thừa nhận quyền cơ bản của các thành phần kinh tế,
NSDLĐ dù là DN nhà nước hay DN thuộc các thành phần kinh tế khác đều có
quyền tự chủ kinh doanh có quyền thuê mướn sử dụng lao động. Nhà nước
khuyến khích đầu tư nước ngồi và đầu tư trong nước có lợi cho nền kinh tế đất
nước và giải quyết việc làm cho NLĐ. Do vậy khi bảo vệ NLĐ thì phải bảo vệ
cả quyền và lợi ích hợp pháp cuả NSD lao động. BLLĐ quy định NSDLĐ có
quyền tuyển chọn lao động, có quyền tăng, giảm số lao động theo yêu cầu của
sản xuất kinh doanh, có quyền quản lí điều hành lao động, có quyền ban hành
nội quy lao động, có quyền khen thưởng đối với người có thành tích và xử phạt
đối với người vi phạm kỉ luật lao động.
2.1.3. Kết hợp hài hịa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Trong nền KTTT, nhà nước không chỉ chú trọng đến sự phát triển của nền
kinh tế mà theo kinh nghiệm lịch sử cịn phải tính tốn kỹ các vấn đề xã hội, mọi
quan hệ giữa kinh tế và xã hội. Mọi quy định thái quá về kinh tế hay xã hội đều
bất lợi cho các mục tiêu chính cần đạt được vì vậy việc đưa ra những đảm bảo
cho NLĐ nhất là các chính sách xã hội là điều hết sức cần thiết nhưng phải cân
nhắc mức độ thích hợp của từng thời kỳ để nâng dần lên từng bước có tính đến
khả năng kinh tế tài chính của đất nước và khả năng chi trả của NSDLĐ cần xét
tới phạm vi biện pháp, bước đi thích hợp có như vậy mới bảo vệ được NLĐ trên
thực tế.
2.2.

HỆ THỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
2.2.1. Hệ thống ngành luật lao động gồm có 2 phần


In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET


Phần chung bao gồm các quy phạm, quy định những vấn đề chung như đối
tượng, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc của ngành luật, quan hệ Pháp
luật lao động.



Phần riêng bao gồm nhưng quy phạm điều chỉnh từng mặt riêng biệt được
sắp xếp theo các chế định bao gồm: Việc làm, học nghề, HĐLĐ, TƯLĐTT,
tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATLĐ, VSLĐ, CĐ, BHXH
và tranh chấp LĐ.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
2.2.2. Nguồn của LLĐ gồm


Các văn bản luật: HP 1992 (Đ55, 56, 59), BLLĐ 1994 (luật sửa đổi bổ sung

một số điều của BLLĐ năm 2002), Luật CĐ 1990.



Các văn bản dưới luật: Pháp lệnh, NĐ, QĐ của Chính phủ, TT của các Bộ,
liên Bộ.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
BÀI 2

QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1.1.

KHÁI NIỆM

Là quan hệ xã hội về sử dụng sức lao động của NLĐ làm cơng ăn lương theo
hình thức Hợp đồng lao động trong các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu được các quy phạm pháp luật lao động
điều chỉnh.
Đặc điểm



Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập trên cơ sở HĐLĐ.



Người lao động dù làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào cũng phải tự mình tham
gia vào quá trình lao động phải chịu sự kiểm tra giám sát, quản lí điều hành
của NSDLĐ.



Có sự tham gia của tổ chức Cơng đồn trong việc phát sinh thay đổi, chấm
dứt quan hệ pháp luật lao động
1.2.

THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG

Chủ thể:


Người lao động làm công ăn lương
 Công dân VN: Muốn tham gia quan hệ pháp luật lao động phải có năng
lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Vấn đề này đã được
ghi nhận tại Đ55 HP1992 “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Trong luật lao động năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao
động được nhắc đến như là một khái niệm thống nhất và xuất hiện khi
công dân đạt đến độ tuổi nhất định với sự phát triển bình thường của thể
lực và trí lực. BLLĐ quy định tại Đ6 “người lao động ít nhất đủ 15 tuổi có
khả năng lao động và có giao kết HĐLĐ”.
 Người nước ngồi: Muốn làm thuê cho NSDLĐ là công dân VN hay

người nước ngồi đang hoạt động hợp pháp tại VN phải có giấy phép lao
động do cơ quan có thẩm quyền VN cấp. Người nước ngoài lao động tại

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
VN được hưởng các quyền lợi và gánh vác các nghĩa vụ theo pháp luật
VN.


Người sử dụng lao động: Là tất cả các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu. Muốn thuê mướn sử dụng lao
động các DN, cơ quan, tổ chức này phải có những điều kiện nhất định mà
pháp luật quy định (giấy phép sản xuất, kinh doanh, thành lập DN... quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...), riêng cá nhân muốn thuê lao
động ít nhất phải đủ 18 tuổi trở lên có sức khỏe và nhận thức bình thường.
 Khách thể của quan hệ pháp luật về sử dụng lao động của NSDLĐ là lợi
ích, mục đích mà các chủ thể hướng tới đó chính là sức lao động của
NLĐ làm cơng ăn lương.
 Nội dung của quan hệ pháp luật về sử dụng lao động - đó chính là quyền
và nghĩa vụ lao động của các chủ thể.
Người lao động làm cơng ăn lương
Quyền:
 Được đảm bảo an tồn tính mạng, sức khỏe trong quá trình lao động
 Được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong
HĐLĐ phù hợp với pháp luật lao động.
 Được thành lập, gia nhập tổ chức cơng đồn để bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của NLĐ.
 Được yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động.
 Được đình cơng trong khn khổ các quy định của pháp luật.
 Được tôn trọng danh dự nhân phẩm trong quá trình lao động.
Nghĩa vụ:
 Thực hiện HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy lao động của DN và tuân theo sự điều hành hợp pháp của
NSD lao động.
Người sử dụng lao động
Quyền:
 Được tuyển chọn, kiểm tra giám sát, quản lí điều hành, tăng hoặc giảm
số lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh trên cơ sở những
quy định của pháp luật.
 Được thương lượng ký kết TƯLĐTT
 Được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
 Được khen thưởng và xử lí kỷ luật lao động
Nghĩa vụ:
 Phải đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trong q trình
lao động.
 Giao công việc cho NLĐ như đã thỏa thuận trong HĐLĐ
 Đảm bảo trả lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong HĐLĐ

 Thực hiện các điều khoản đã cam kết trong TƯLĐTT
 Phải thừa nhận và tạo điều kiện cho tổ chức cơng đồn hoạt động
trong DN.
 Phải tôn trong danh dự nhân phẩm của NLĐ trong quá trình lao động
1.3.






SỰ KIỆN LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Sự kiện làm phát sinh:
Giao kết HĐLĐ
Sự kiện làm thay đổi quan hệ pháp luật về sử dụng lao động, tức là thay
đổi phạm vi, quyền và nghĩa vụ lao động của các chủ thể Sự kiện này có
thể do ý chí của 2 bên, cũng có thể do ý chí của một bên)

Sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng lao động:
Sự kiện này có thể xảy ra do ý chí của con người (do ý chí của 2 bên, do ý
chí của 1 bên hoặc do ý chí của TAND)
 Sự kiện xảy ra không phụ thuộc ý chí của con người (biến cố pháp lí).


2.

NHĨM QUAN HỆ PHÙ HỢP PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG KHÁC
2.1.


QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ

Quan hệ pháp luật về việc làm: Hoạt động của các tổ chức giới thiệu việc
làm sẽ làm phát sinh các quan hệ pháp luật chủ yếu (quan hệ giữa tổ chức giới
thiệu việc làm và NLĐ đang có nhu cầu tìm việc, quan hệ giữa tổ chức giới thiệu
việc làm với tổ chức đang có nhu cầu thuê mướn sử dụng lao động). Tuỳ từng
mối quan hệ cụ thể mà giữa các bên hình thành các quyền và nghĩa vụ pháp lí
nhất định trong các vấn đề như tư vấn, thông tin, giới thiệu, cung ứng, lệ phí.....
Quan hệ pháp luật về học nghề: Quyền và nghĩa vụ của các bên dạy nghề và
học nghề phát sinh trên cơ sở những thỏa thuận trong HĐ học nghề bao gồm:
mục tiêu đào tạo, học phí, thời gian, địa điểm, an toàn lao động, vệ sinh lao
động, bồi thường khi vi phạm HĐ học nghề.
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
2.2.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CÁC TỔ CHỨC CƠNG ĐỒN VỚI
NSDLĐ



Quyền hạn của tổ chức Cơng đồn - Khi tham gia quan hệ pháp luật này
BLLĐ quy định cơng đồn có những quyền hạn nhất định:
 Quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ (đặc biệt là các quy định về

an toàn lao động vệ sinh lao động)
 Quyền thương lượng ký kết TƯLĐTT
 Quyền khởi xướng và lãnh đạo cuộc đình cơng



Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Phải thừa nhận các quyền của Cơng
đồn, tạo điều kiện để cơng đồn thực hiện tốt các quyền đó. NSDLĐ khơng
được phân biệt đối xử vì lí do NLĐ thành lập, gia nhập hoạt động cơng
đồn, hay dùng biện pháp kinh tế hay các thủ đoạn khác để ngăn cản hoặc
can thiệp vào hoạt động của tổ chức cơng đồn.
2.3.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động các chủ thể phải có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong HĐLĐ. Khi thực hiện các nghĩa vụ này
nếu một trong các bên gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì giữa họ phát sinh quan hệ về bồi
thường thiệt hại và có thể phân thành 03 nhóm:


Quan hệ về bồi thường thiệt hại về tài sản



Quan hệ bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động




Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của NLĐ
2.4.



QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Quan hệ pháp luật trong việc tạo lập Quỹ bảo hiểm xã hội
 Nghĩa vụ của người tham gia BHXH là phải đóng góp cho quỹ BHXH
theo quy định (hàng tháng NLĐ phải đóng 5% trên tiền lương theo
HĐLĐ, NSD lao động hàng tháng phải đóng 15% trên tổng quỹ tiền
lương của đơn vị), ngồi ra quỹ BHXH cịn được hỗ trợ của nhà nước và
các nguồn khác.
 BHXH Việt Nam có trách nhiệm quản lí, bảo tồn quỹ để thực hiện việc
chi trả cho NLĐ khi có đủ điều kiện.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET



Quan hệ pháp luật trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia quan hệ pháp luật về BHXH có nghĩa vụ đóng
phí BHXH và có quyền được hưởng khi có đủ điều kiện, cịn cơ quan
BHXH có nghĩa vụ phải giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ khi có đủ
điều kiện


2.5.

QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG

Là quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ lao động có tranh chấp với cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó. Tuỳ theo từng loại
tranh chấp lao động mà pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp khác nhau và các bên tranh chấp trong mối quan hệ cụ thể sẽ
phát sinh các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, chẳng hạn các bên tranh chấp có
quyền:


Trực tiếp hoặc thơng qua người đại diện của mình tham gia giải quyết tranh
chấp.



Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp



Yêu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp



Đồng thời họ có nghĩa vụ:




Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền.



Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được trong biên bản hịa giải
thành; quyết định đã có hiệu lực của TAND.

Cịn các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có
quyền yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp tài liệu chứng cứ, trưng cầu giám
định, mời nhân chứng, lập các biên bản hòa giải, ra quyết định, bản án... đồng
thời có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi thẩm quyền đã
đựơc pháp luật quy định.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
BÀI 3

VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ
1.

VIỆC LÀM
1.1.

KHÁI NIỆM


Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm (Đ13 BLLĐ)


Khái niệm này đã giải tỏa quan niệm cho rằng chỉ làm việc trong khu vực
nhà nước mới được coi là có việc làm. Lao động tạo ra thu nhập khơng chỉ
trong khu vực nhà nước mà cịn có ở thành phần kinh tế khác thậm chí trong
gia đình đều được coi là việc làm.



Khái niệm này cịn làm nổi bật đặc trưng của nhà nước pháp quyền thể hiện
ở chỗ chỉ được làm những việc mà pháp luật khơng cấm. Có nghĩa rằng có
những hoạt động lao động tuy có tạo ra thu nhập, thậm chí thu nhập cao
nhưng bị pháp luật cấm thì khơng được thừa nhận là việc làm.....
1.2.





TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Trách nhiệm của nhà nước: Điều 14, 15 BLLĐ quy định rõ trách nhiệm to
lớn của nhà nước từ khâu kế hoạch chính sách cho vay vốn chính sách giảm,
miễn thuế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
phát triển kinh doanh khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tiến hành đầu tư giải quyết việc làm, lập quỹ quốc gia về việc làm,
phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề, đầu tư

xây dựng các vùng kinh tế mới. Chính quyền địa phương cũng phải xây
dựng chương trình và quỹ giải quyết việc làm.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Các DN không phân biệt thành phần kinh tế với khả năng và điều kiện
của mình có trách nhiệm cùng với nhà nước giải quyết việc làm cho
người lao động.
 NSD lao động có quyền tuyển chọn lao động và ưu tiên tuyển lao động nữ
khi họ có đủ tiêu chuẩn và DN có nhu cầu.
 NSD lao động phải nhận một tỉ lệ NLĐ là người tàn tật vào làm việc
trong DN.
 Đối với NLĐ đang làm việc tại DN, NSDLĐ phải đảm bảo việc làm theo
HĐLĐ, (TƯLĐTT nếu có) trong trường hợp do thay đổi cơ cấu công


In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
nghệ mà NLĐ bị mất việc làm thì NSD lao động có trách nhiệm đào tạo
lại họ để tiếp tục sử dụng họ vào chỗ làm việc mới, cịn nếu khơng giải
quyết được việc làm mới phải trả trợ cấp mất việc làm theo Đ17 BLLĐ.


Trách nhiệm của NLĐ: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước và xã hội chỉ
có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho NLĐ, còn NLĐ phải tự lo liệu
việc làm vì thế NLĐ phải chủ động trang bị cho mình một hoặc nhiều nghề
để có thể tham gia quan hệ lao động hoặc tự tạo việc làm.


2.

HỌC NGHỀ
2.1.

ĐẶC ĐIỂM HỌC NGHỀ DO LUẬT LAO ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH

Học nghề theo BLLĐ khơng nhất thiết phải có đầy đủ phương tiện như
trường lớp, chương trình học, tài liệu nghiên cứu.... mà học nghề ở đây gắn với
việc làm thời gian học thường ngắn, thực hành là chính và hướng vào những
nghề mà thị trường lao động đang cần có thể vừa học vừa làm ra sản phẩm, có
thể học tại trường lớp cũng có thể kèm cặp tại nhà, tại xưởng...
2.2.

QUYỀN HỌC NGHỀ VÀ QUYỀN DẠY NGHỀ

Quyền học nghề - Mọi người đều có quyền tự do chọn nghề và nơi học nghề
phù hợp với nhu cầu việc làm của mình (Đ20 BLLĐ). Tuy nhiên để theo học
nghề, người học nghề phải có điều kiện nhất định: Ít nhất phải đủ 13 tuổi, có sức
khỏe phù hợp với nghề theo học (trừ một số nghề do tính chất của nghề nghiệp
thì độ tuổi học nghề có thể thấp hơn so với quy định chung).
Quyền dạy nghề - DN, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật thì được mở cơ sở dạy nghề (Đ20 BLLĐ). Các đơn vị này phải đăng kí
hoạt động về dạy nghề được thu học phí và phải đóng thuế theo quy định của
pháp luật riêng các cơ sở dạy nghề cho thương binh và người tàn tật các cơ sở
dạy nghề truyền thống, kèm cặp tại nhà tại xưởng thì được xét giảm hoặc miễn
thuế
2.3.



HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ

Khái niệm - Là sự thỏa thuận giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề hoặc
giữa cơ sở dạy nghề và tổ chức cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề vì quyền,
lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên trong thời gian dạy nghề học nghề.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET



Hình thức - Hợp đồng học nghề có thể kí kết bằng văn bản hoặc nói bằng
miệng.
Nội dung
Tên nghề học
Mục tiêu học (trình độ nghề phải đạt được, những việc phải làm được,
những sản phẩm sẽ làm ra khi học xong)
 Thời gian học và thực hành
 Loại máy móc thiết bị dùng cho học tập, điều kiện an toàn lao động,
VSLĐ.
 Địa điểm học và thực tập
 Học phí
 Hướng giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi học xong
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm HĐ học nghề




In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
BÀI 4

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
1.

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1.1.

KHÁI NIỆM

HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công về
điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Đặc điểm:


Có sự phụ thuộc của NLĐ vào NSD lao động



HĐLĐ do đích danh người kí kết thực hiện




HĐLĐ có quan hệ đến nhân cách của NLĐ
1.2.

Ý NGHĨA CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG



HĐLĐ là hình thức tuyển dụng lao động phổ biến trong nền KTTT giúp cho
NSD lao động tuyển chọn được số lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh của đơn vị mình



HĐLĐ là hình thức pháp lí để NLĐ thực hiện quyền làm việc, quyền tự do
lựa chọn công việc, nơi làm việc phù hợp với nhu cầu bản thân
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG



Đối tượng là NLĐ làm công ăn lương



Phạm vi áp dụng - Tất cả các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế mọi hình thức sở hữu

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.



CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
2.

GIAO KẾT HĐLĐ
2.1.

NGUYÊN TẮC GIAO KẾT HĐLĐ



HĐLĐ phải được giao kết trên cơ sở tự do, tự nguyện



Những thỏa thuận trong HĐLĐ không được trái với pháp luật lao động,
pháp luật khác, không trái với TƯLĐTT (ở những nơi có kí kết TƯLĐTT)



Nhà nước khuyến khích các bên có những thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ so
với quy định của pháp luật
2.2.

ĐIỀU KIỆN GIAO KẾT HĐLĐ

Các bên giao kết phải có đầy đủ điều kiện của các chủ thể (NLĐ, NSD lao
động)

2.3.

CÁC THỨC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG



Giao kết trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ



Giao kết thơng qua người được ủy quyền (HĐLĐ có thể được kí kết giữa
NSD lao động với người được ủy quyền thay mặt cho NLĐ hoặc nhóm
NLĐ)
2.4.

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG



HĐLĐ không xác định thời hạn là HĐ mà trong đó 2 bên khơng xác định
thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của HĐ



HĐLĐ xác định thời hạn là HĐ mà trong đó 2 bên xác định thời hạn, thời
điểm chấm dứt hiệu lực của HĐ trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến
36 tháng




HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
2.5.

HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG



Kí kết bằng văn bản áp dụng cho HĐ không xác định thời hạn, HĐ xác định
thời hạn, HĐ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, HĐ đối với người
trơng coi tài sản.



HĐLĐ kí kết bằng văn bản phải theo đúng mẫu của Bộ LĐTBXH quy định,
trường hợp một bên kí kết HĐLĐ là người nước ngồi thì nội dung HĐ phải
bằng tiếng Việt sau bằng tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngồi do 2
bên thỏa thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lí, bản HĐLĐ có
thể viết bằng bút mực các màu (trừ màu đỏ) hoặc đánh máy.



HĐ bằng miệng áp dụng cho HĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với

người giúp việc gia đình, HĐ lao động nói bằng miệng vẫn phải đảm bảo
nội dung quy định tại Đ29 của BLLĐ
2.6.

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ lao động phát sinh qua hành vi kí kết
HĐLĐ hoặc là nói bằng miệng giữa NLĐ và NSD lao động. HĐLĐ phải có
những nội dung chủ yếu sau đây:


Công việc phải làm



Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi



Tiền lương



Địa điểm làm việc



Thời hạn HĐ




Điều kiện về an toàn lao động vệ sinh lao động và BHXH đối với NLĐ.
Ngồi ra 2 bên có thể thỏa thuận những vấn đề có lợi cho NLĐ (tiền thưởng,
tiền bồi dưỡng...)

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
2.7.

HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Khi kí kết HĐ 2 bên phải thỏa thuận cụ thể ngày có hiệu lực của HĐ và ngày
bắt đầu làm việc. Trường hợp NLĐ đi làm ngay sau khi kí kết HĐLĐ thì ngày có
hiệu lực là ngày kí kết. Trường hợp NLĐ đã đi làm một thời gian sau đó mới kí
HĐLĐ hoặc HĐLĐ bằng miệng thì ngày có hiệu lực là ngày NLĐ bắt đầu làm
việc
2.8.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VƠ HIỆU

Là HĐ có một phần hoặc tồn bộ nội dung không đảm bảo các điều kiện
pháp luật quy định







HĐLĐ vơ hiệu tồn bộ - khi vi phạm một trong các điểm sau
Một bên giao kết không đủ điều kiện về chủ thể
Một bên giao kết bị ép buộc hoặc bị lừa dối
Có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật

HĐLĐ vô hiệu từng phần - Khi nội dung phần đó vi phạm những quy định
của pháp luật và phần vi phạm ấy không ảnh hưởng đến nội dung các phần
cịn lại.
2.9.

THỦ TỤC



Mục đích để NSDLĐ kiểm tra tay nghề trình độ chun mơn, ý thức đối với
cơng việc của NLĐ, cịn NLĐ thơng qua việc làm thử để xem xét điều kiện
thực tế có phù hợp với khả năng của bản thân có đảm bảo an tồn lao động,
vệ sinh lao động và cả thái độ đối xử của NSD lao động



Thời gian: 60, 30 và 06 ngày tuỳ thuộc vào tính chất cơng việc

3.

THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, TẠM HOÃN, CHẤM DỨT HĐLĐ
3.1.


THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Là thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động mà các bên đã cam kết trong hợp
đồng
Sau khi hợp đồng có hiệu lực các bên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm
chỉnh những thỏa thuận đã cam kết trong HĐ
3.2.

THAY ĐỔI NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
Là thay đổi các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trên cơ sở
những quy định tại điều 29 BLLĐ.


Trong quá trình thực hiện HĐ nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung của
HĐLĐ thì phải báo trước cho bên kia ít nhất 03 ngày việc thay đổi này có
thể tiến hành bằng cách thay đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐLĐ mới và các
bên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc như khi giao kết. Trường hợp 02 bên
không thể thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết HĐ mới thì
tiếp tục thực hiện HĐ đã giao kết hoặc chấm dứt theo quy định tại Đ36
BLLĐ.




Trường hợp tạm chuyển NLĐ sang làm việc khác trái nghề: Khi NSDLĐ
gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai hỏa hoạn, dịch bệnh
do áp dụng các biện pháp khắc tai nạn bệnh nghề nghiệp do sự cố điện nước
hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh NSD lao động có quyền tạm chuyển
nhưng khơng được q 60 ngày/năm (cộng dồn) trong thời gian này NLĐ
phải chấp hành quyết định của NSD lao động ...
Lưu ý: Công việc mới phải phù hợp với sức khỏe và giới tính của NLĐ)
3.3.

TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Là việc tạm ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động mà 2 bên đã
thỏa thuận trong HĐ trong một khoảng thời gian nhất định (theo Đ35 HĐLĐ)
NLĐ được tạm hoãn HĐ trong trường hợp sau:


NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật
quy định



NLĐ bị tạm giữ tạm giam



Các trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận

Hết thời hạn tạm hoãn trong các trường hợp trên (trừ trường hợp tạm giữ,
tạm giam) NLĐ phải có mặt nơi làm việc NSD lao động có trách nhiệm sắp xếp
việc làm cho NLĐ nếu NLĐ đến đúng thời hạn quy định mà phải nghỉ chờ việc

thì vẫn được hưởng tiền lương ngừng việc theo Đ62 BLLĐ. Nếu đã quá 5 ngày
làm việc kể từ ngày tạm hoãn HĐ mà NLĐ khơng đến nơi làm việc cũng khơng
có lí do chính đáng thì bị xử lí kỷ luật sa thải theo điểm C khoản 1 Đ85 BLLĐ


Trường hợp NLĐ bị tạm giữ tạm giam: Việc tạm giam liên quan đến quan
hệ lao động thì khi hết hạn tạm giữ tạm giam hoặc khi TA kết luận NLĐ bị

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
oan thì NSD lao động phải nhận họ trở lại làm việc cũ, phải trả đủ tiền lương
và các quyền lợi khác trong thời gian tạm giữ, tạm giam. Trường hợp NLĐ
phạm pháp nhưng TA xét xử cho miễn tố không bỏ tù giam hoặc không bị
TA cấm làm cơng việc cũ thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm thì NSDLĐ
bố trí cho họ làm công việc cũ hay sắp xếp cho họ công việc mới


Trường hợp bị tạm giữ, tạm giam không liên quan đến quan hệ LĐ thì hết
thời hạn này, NSD lao động cho họ làm công việc cũ hoặc sắp xếp công việc
mới.
3.4.

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà 2 bên đã thỏa thuận
trong HĐ









Chấm dứt HĐ do ý chí của 2 bên, do TA và do sự biến Đ36 BLLĐ:
Hết hạn HĐ
Đã hồn thành cơng việc theo HĐ
Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐ
NLĐ bị kết ántù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo QĐ của TA
NLĐ chết, mất tích theo tuyên bố của TA

Chấm dứt HĐLĐ do ý chí của NLĐ










Đ37 BLLĐ
NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng,
HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐ trước thời hạn trong những

trường hợp sau:
Không bố trí đúng theo cơng việc, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐ
Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa
thuận trong HĐ
Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động
Bản thân hoặc gia đình thật sự có hồn cảnh khó khăn khơng thể tiếp tục
thực hiện HĐ
Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ
nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước
NLĐ nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc
NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối với người làm việc
theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
thời hạn HĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ theo thời vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động
chưa được hồi phục


Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều này, NLĐ
phải báo cho NSDLĐ biết trước:
 Đối với trường hợp quy định tại các điểm a,b,c, và g - ít nhất 03 ngày
 Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ - ít nhất 30 ngày
nếu là HĐ xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là

HĐ theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng.
 Đối với trường hợp quy định tại điểm e - Theo thời hạn quy định tại Đ112
của Bộ luật này.

NLĐ làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm
dứt HĐLĐ, nhưng phải báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày; NLĐ bị ốm
đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liền thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.


Chấm dứt HĐLĐ do ý chí của NSD lao động

Đ38 BLLĐ
NSD lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường
hợp sau đây:
 NLĐ thường xun khơng hồn thành cơng việc theo HĐ (NĐ 44CP)
 NLĐ bị xử lí kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này
 NLĐ làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12
tháng liền, NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36
tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liền và NLĐ làm theo HĐLĐ theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau
đã điều trị quá nửa thời hạn HĐLĐ, mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của NLĐ bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp
HĐLĐ
 Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lí do bất khả kháng theo quy định của
Chính phủ, mà NSD lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn
buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc
 DN, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động
Trong những trường hợp trên NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ nhưng phải tuân thủ thủ tục luật định (khoản 2 điều 38) và thời hạn báo

trước (khoản 3 điều 38)
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
3.5.

GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG



Khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật (quy định tại điều 36, 37, các
điểm a, c, d và đ khoản 1 điều 38, khoản 1 điều 41, điểm c khoản 1 điều 85
BLLĐ thì được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại điều 42 BLLĐ) và các
khoản khác nếu các bên có thỏa thuận trong HĐLĐ, hoặc TƯLĐTT nếu có



Trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (là chấm dứt khơng đúng lí
do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước tại khoản 2 và khoản 3 điều
37 thì khơng được trợ cấp thơi việc và còn phải bồi thường cho NSD lao
động (quy định tại khoản 2, 3, 4 điều 41 BLLĐ).



NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải nhận NLĐ trở
lại làm cơng việc theo HĐ đã kí và phải bồi thường theo quy định tại khoản

1 điều 41.



Thời gian để thanh tốn các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên là
7 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ (trường hợp đặc biệt cũng không được
quá 30 ngày.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
BÀI 5

THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1.

KHÁI NIỆM, PHẠM VI ÁP DỤNG
1.1.

KHÁI NIỆM

Điều 44 BLLĐ - TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa TT lao động và NSD
lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ
của 2 bên trong quan hệ lao động.
1.2.

PHẠM VI ÁP DỤNG


Là các DN, tổ chức có tổ chức CĐ cơ sở hoặc CĐ lâm thời (DN nhà nước,
DN theo luật DN, DN có vốn đầu tư NN tại VN, các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ của các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức chính trị xã hội, HTX, cơ
quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngồi đóng trên lãnh thổ VN....)
2.

THƯƠNG LƯỢNG VÀ KÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
2.1.

CHỦ THỂ KÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ



Bên TT lao động là BCH cơng đồn cơ sở hoặc BCH CĐ lâm thời (chủ tịch
BCHCĐCS hoặc người có giấy ủy quyền của BCH)



Bên SDLĐ là GĐ Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ
chức, DN hoặc có giấy ủy quyền của GĐ DN.
2.2.

CÁC NGUYÊN TẮC KÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

TƯLĐTT được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cơng khai
2.3.

NỘI DUNG CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ


Được quy định tại điều 46 BLLĐ:


Việc làm và đảm bảo việc làm bao gồm các biện pháp đảm bảo việc làm;
các loại HĐLĐ đối với từng loại công việc các trường hợp chấm dứt HĐLĐ
các chế độ thôi việc mất việc, việc đào tạo lại cho NLĐ khi thay đổi cơ cấu
công nghệ, điều kiện và thời gian tạm chuyển NLĐ sang làm việc khác trái
nghề

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET


Thời giờ làm việc, TGNN bao gồm: các quy định về chế độ thời giờ làm
việc trong ngày; trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với
từng loại nghề; công việc; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ
hàng năm kể cả thời gian đi đường; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các
trường hợp huy động làm thêm giờ.



Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng gồm: Tiền lương tối thiểu của DN
thang bảng lương áp dụng trong DN; biện pháp đảm bảo tiền lương thực tế
khi giá cả biến động, hình thức trả lương; (lương thời gian, lương sản phẩm
hoặc lương khoán), nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương;
nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền

tàu xe, tiền lương trả cho giờ làm thêm, tiền thưởng (thưởng đột xuất,
thưởng từ lợi nhuận) và các nguyên tắc chi thưởng (có thể kèm theo quy
chế)



Định mức lao động gồm: các phương pháp xây dựng định mức, các loại định
mức, các biện pháp đối với những trường hợp khơng hồn thành định mức;
nguyên tắc khoán tổng hợp cả lao động và vật tư (nếu có).



An tồn lao động vệ sinh lao động gồm: các biện pháp đảm bảo an toàn lao
động, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ
lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện
làm việc; bồi thường tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp



Bảo hiểm XH gồm: các quy định về trách nhiệm quyền lợi của NSDLĐ và
NLĐ trong việc đóng góp, thu nộp chi trả chế độ BHXH.
Ngồi những nội dung nói trên các bên có thể thỏa thuận thêm những vấn đề
khác như: thể thức giải quyết tranh chấp lao động; phúc lợi tập thể; quà biếu,
tặng khi sinh nhật, cưới hỏi, khi có người thân trong gia đình bị chết....
2.4.

TRÌNH TỰ KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Mỗi bên có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung TƯ khi nhận được yêu
cầu thì bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận thương lượng và phải thỏa thuận

thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu.
Các bước tiến hành thương lượng và kí kết:


Bên đề xuất yêu cầu thương lượng để kí kết thỏa ước phải thơng báo bằng
văn bản các nội dung thương lượng cho bên kia.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET


Bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp
bên đề xuất yêu cầu để thỏa thuận về thời gian, địa điểm và số lượng đại
diện tham gia thương lượng.



NSD lao động chịu trách nhiệm tổ chức để 2 bên tiến hành thương lượng.
Kết quả thương lượng làm căn cứ để xây dựng bản TƯ.



Cơng đồn CS hoặc CĐLT tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung
thỏa ước, nếu có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì 2
bên mới tiến hành kí kết.

2.5.

HIỆU LỰC CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

TƯ có hiệu lực từ ngày 2 bên thỏa thuận ghi trong bản TƯ, trường hợp 2
bên khơng thỏa thuận thì TƯ có hiệu lực kể từ ngày kí.
Cơ quan lao động cấp tỉnh, thành phố có quyền tun bố TƯ vơ hiệu tồn bộ
hay vơ hiệu từng phần và hướng dẫn cho các bên thỏa thuận thương lượng lại
cho phù hợp với quy định của pháp luật.

In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.


×