Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

luận văn kế toán đề tài Kế toán nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.82 KB, 42 trang )

Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

MỤC LỤC
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 CP Cổ phần
2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
3 NK Nhập khẩu
4 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
5 GTGT Giá trị gia tăng
6 VND Việt Nam Đồng
7 Đ Đồng
8 GBN Giấy báo nợ
9 TSCĐ Tài sản cố định
10 TK Tài khoản
11 TKHQ Tờ khai hải quan
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ
nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cấp độ khu vực và thế giới, sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và
kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên sâu sắc.
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá, để hoà nhập với nền
kinh tế thế giới thì nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Một vấn đề đang được các
doanh nghiệp quan tâm và cũng là khó khăn lớn nhất của chúng ta là thiếu trình độ


về khoa học công nghệ hiện đại để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhận biết được điều này, Công ty CP Vật tư Khoa học Biomedic được thành
lập, với thế mạnh là nhập khẩu máy móc,phụ tùng, thiết bị trong lĩnh vực: công
nghệ sinh học, y tế, phân tích và nghiên cứu môi trường, thiết bị thử nghiệm nhiệt,
thiết bị xử lý rác thải công nghiệp, rác thải y tế, sinh học, hoá học, công nghiệp…
Công ty đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát
triển của hoạt động thương mại xuất nhập khẩu nói riêng.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic em
đã quan sát, tìm hiểu và nhận biết tầm quan trọng của của công tác quản lý các hoạt
động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Kế
toán nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Đề tài của em gồm 03 chương
Chương I: Những vấn đề chung về kế toán nhập khẩu hàng hóa tại doanh
nghiệp thương mại
Chương II: Thực trạng công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty CP
Vật tư Khoa học Biomedic
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao công tác kế toán nhập
khẩu hàng hoá tại Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic
Em xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Kế toán, CBNV Công ty CP Vật tư Khoa
học Biomedic đã tạo mọi điều kiện cho em được thực tập và trau dồi kiến thức.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thầy giáo TS. Nguyễn Đăng Huy đã
tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành luận văn.
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG I
NHỮNG VẦN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
TẠI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu

- Nhập khẩu: Là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa một quốc gia này với quốc
gia khác bằng Nghị định thư ký kết giữa hai chính phủ hoặc ngoài Nghị định thư
theo hợp đồng thương mại ký kết giữa hai hay nhiều tổ chức buôn bán cụ thể thuộc
nước nhập hàng và nước xuất hàng.
- Hợp đồng nhập khẩu: Là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác
nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ
có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền
hàng và nhận hàng.
- Hàng hóa được coi là hàng nhập khẩu:
 Hàng mua của nước ngoài
 Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ triển lãm, sau đó Việt Nam mua
lại và thanh toán bằng ngoại tệ.
 Hàng hóa tại các khu chế suất bán tại thị trường Việt Nam thu ngoại tệ
Nếu như xuất khẩu có vai trò tạo vốn, mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước,
tạo tiền đề vật chất để giải quyết nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của Nhà
nước thì nhập khẩu giữ vai trò mua hàng, dịch vụ để thực hiện cân đối cơ cấu kinh
tế, kích thích sản xuất trong nước.
1.1.2 Đặc điểm lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu
 Đặc điểm về thời gian:
Lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu bao gồm hai giai đoạn:
+ Mua hàng hóa của nhà cung cấp nước ngoài
+ Bán hàng cho khách hàng trong nước hoặc sản xuất bán cho khách hàng ở nước
thứ ba
 Đặc điểm về đối tượng và điều kiện kinh doanh hàng hóa nhập khẩu:
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
1
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
+ Đối tượng hàng hóa được phép nhập khẩu là tất cả các hàng không nằm trong
danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và những mặt hàng tạm ngừng xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp có quyền kinh doanh nhập khẩu là các doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật, được quyền nhập khẩu
hàng hóa theo các ngành nghề kinh doanh đã ghi trong giấy chứng nhận nhập khẩu
hàng hóa theo các ngành nghề kinh doanh đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và đã đăng ký mã số tại cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định.
Các doanh nghiệp đã đăng ký mã số kinh doanh nhập khẩu có quyền được nhận ủy
thác nhập khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
 Đặc điểm về phương thức thanh toán:
Trong kinh doanh nhập khẩu, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là
thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of credit – L/C ), ngoài ra còn có phương
thức chuyển tiền, nhờ thu, mở tài khoản hay ghi sổ.
1.1.3 Các phương thức nhập khẩu hàng hóa.
 Phương thức nhập khẩu trực tiếp (Direct Import)
Nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt
động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài, trực
tiếp giao, nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
 Phương thức nhập khẩu ủy thác (Commission Import)
Nhập khẩu ủy thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt
động kinh doanh nhập khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà
phải nhờ qua một đơn vị nhập khẩu khác thực hiện hoạt động nhập khẩu cho mình.
Đặc biệt hoạt động kinh doanh nhập khẩu ủy thác là có hai bên cùng tham gia hoạt
động nhập khẩu:
+ Trách nhiệm và quyền lợi bên Giao ủy thác nhập khẩu:
- Chuyển vốn cho bên nhận uỷ thác nhập khẩu theo hợp đồng uỷ thác và nộp các
khoản thuế liên quan.
- Tổ chức tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
2
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm hoa hồng đã

quy định trong hợp đồng cùng các chi phí khác nếu có.
+ Quyền lợi và trách nhiệm bên Nhận ủy thác nhập khẩu:
- Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương
- Nhận tiền của bên Giao uỷ thác để thanh toán cho người xuất khẩu và nộp các
khoản thuế liên quan đến nhập khẩu theo thoả thuận.
- Nhập khẩu hàng hoá thanh toán các khoản phí theo hợp đồng và tham gia các
khiếu nại tranh chấp nếu xảy ra.
- Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế nhập khẩu hàng hoá, thuế GTGT hàng nhập
khẩu, thuế TTĐB của từng lần hàng hoá nhập khẩu với cơ quan Hải Quân.
- Được hưởng hoa hồng thep tỉ lệ % quy định trong Hợp đồng.
Bên nhận ủy thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của Luật kinh doanh
trong nước, Luật kinh doanh của bên đối tác và Luật thương mại quốc tế.
1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh
ngoại thương
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức khách hàng ( người trả tiền ) yêu cầu
ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa
điểm nhất định bằng phương tiện chuyển do khách hàng yêu cầu. Các bên tham gia
trong phương thức thanh toán này bao gồm:
- Người trả tiền ( người mua ) hoặc người chuyển tiền ( người đầu tư, kiều
bào chuyển tiền về nước ).
- Người bán.
- Ngân hàng chuyển tiền ( ngân hàng ở nước người chuyển tiền) .
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền ( ngân hàng ở nước ngoài
người bán ).
2. Phương thức ghi sổ hay mở tài khoản (Open Account)
Theo phương thức này, người mở tài khoản để ghi nợ cho người mua sau khi người
bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ ( tháng, quý, nửa năm,…),
người mua trả tiền cho người bán. Phương thức này có đặc điểm như sau:
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N

3
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Là phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với
chức năng là mở tài khoản và thực hiện thanh toán,
- Chỉ mở tài khoản đơn bên, không mở tài khoản song bên. Nếu người mua
mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy không có giá trị quyết toán giữa hai
bên.
3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment)
Theo phương thức này, người bán sau khi đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho
người mua sẽ tiến hành ủy thác cho ngân hàng của mình thu tiền ở người mua trên
cơ sở hối phiếu của người lập ra.
* Các bên tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu gồm:
+ Người bán, người mua.
+ Ngân hàng bên bán ( Ngân hàng nhận sự ủy thác của người bán ).
+ Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán ( Ngân hàng ở nước người
mua).
* Phương thức thanh toán nhờ thu gồm có các loại sau:
+ Nhờ thu phiếu trơn.
+ Phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
4. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of credit - L/C)
Theo phương thức thanh toán này, ngân hàng mở tài khoản thư tín dụng theo yêu
cầu của khách hàng, người mở thư tín dụng sẽ trả một số tiền nhất định cho người
bán số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người bán ký phát khi
người bán xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định để nhập khẩu trong thư tín dụng.
Thanh toán theo phương thức này đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người
bán.
1.1. 5 Giá cả và tiền tệ áp dụng trong nhập khẩu
- Trong các hiệp định và hợp đồng phải có quy định điều kiện tiền tệ dùng để thanh
toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để tính và thanh toán

trong hợp đồng ngoại thương, đồng thời qui định cách xử lý trong giá trị đồng tiền
đó biến động.
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
4
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm
giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia
trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí về rủi ro, được qui
định trong luật buôn bán quốc tế (Incoterms-2000)
Như vậy căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá trong hợp đồng mua bán
ngoại thương gồm có 4 nhóm: C, D, E, F
 Nhóm C: Người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT, CIP)
 Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa
điểm thỏa thuận (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP)
 Nhóm E: Hàng hóa thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nhà máy
của người bán (EXW)
 Nhóm F: Người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế (FCA,
FAS, FOB)
1.1. 6 Đặc điểm tính giá nhập khẩu
1.1.6.1 Xác định giá trị thực tế của hàng nhập khẩu
Giá thực tế của hàng nhập khẩu bao gồm giá mua của hàng nhập khẩu tính theo giá
CIF. Giá CIF là giá giao hàng hóa tại biên giới, các chi phí thu mua hàng nhập
khẩu và thuế nhập khẩu ( nếu không được miễn thuế nhập khẩu).
Công thức tính giá thực tế của hàng nhập khẩu:
Trị giá thực tế
hàng NK
=
Trị giá mua
hàng NK
+

Các khoản
thuế không
được hoàn
-
Giảm giá,
chiết khấu
thương mại
hàng NK
+
Chi phí mua
hàng NK
Ví dụ:
Công ty nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB 100.000 USD, phí bảo hiểm là 6%
theo giá FOB. Chi phí vận tải nước ngoài là 10.000USD. Tỷ giá thực tế 16.060
VND/USD. Thuế nhập khẩu 50%, thuế GTGT hàng NK 10%
Trị giá mua thực tế của lô hàng nhập khẩu được xác định
- Giá FOB = 100.000USD x 16.060 = 1.606.000.000 Đ
- Phí Bảo hiểm = 100.000USD x 6% = 96.360.000 Đ
- Phí vận chuyển nước ngoài = 10.000USD x 16.060 = 160.600.000 Đ
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
5
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
(Cộng(CIF) = 1.862.960.000 Đ)
Thuế NK = 1.862.960.000 x 50% = 931.480.000 Đ
Thuế GTGT hàng NK = (931.480.000 + 1.862.960.000) x 10% = 279.444.000 Đ
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua hàng NK là
931.480.000 + 1.862.960.000 = 2.794.440.000 Đ
1.1.6.2 Xác định giá xuất kho của hàng nhập khẩu
Xác định giá thực tế xuất kho của hàng nhập khẩu được sử dụng một trong các
phương pháp sau:

1.Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Phương pháp này giả định rằng những loại hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất
trước, xuất hết đợt nhập mới xuất đến đợt nhập sau đó, xuất đợt nào sẽ sử dụng giá
của đợt đó.
2.Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Phương pháp này giả định rằng loại hàng hóa nào nhập sau sẽ xuất trước, xuất hết
đợt nhập sau mới xuất đến đợt nhập trước đó, xuất của đợt nào thì sẽ lấy giá của
đợt nhập đó.
3.Phương pháp giá thực tế bình quân:
Theo phương pháp này, giá thực tế hàng hóa xuất kho được xác định như sau:
Giá thực tế của hàng xuất
kho
=
Số lượng hàng hoá xuất
kho
x
Đơn giá bình
quân
Trong đó đơn giá bình quân được xác định bằng ba cách sau:
+ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế háng hoá
tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế hàng hoá
nhập trong kỳ
Số lượng hàng hoá
tồn đầu kỳ

+
Số lượng hàng hoá
nhập trong kỳ
+ Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
Đơn giá bình quân
sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế háng hoá
tồn trước đợt nhập
+
Giá thực tế hàng hoá
thuộc đợt nhập
Số lượng hàng hoá
tồn trước đợt nhập
+
Số lượng hàng hoá
thuộc đợt nhập
6
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
+ Đơn giá bình quân cuối kỳ trước
Đơn giá bình quân cuối kỳ =
Giá thực tế hàng hoá tồn kho cuối kỳ
Số lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ trước
4.Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này hàng hóa xuất kho sẽ sử dụng giá nhập để xác định (nhập
giá nào thì xuất theo giá đó).
5. Phương pháp giá hạch toán (Phương pháp hệ số giá)
Theo phương pháp này, hàng hóa xuất kho phải được ghi sổ theo giá hạch toán do
doanh nghiệp xác định, cuối tháng kế toán phải điều chỉnh giá hạch toán thành giá

thực tế.
Giá thực tế của
hàng hoá xuất
=
Giá hạch toán của
hàng hoá xuất kho
x
Hệ số giá của hàng
hoá
Trong đó:
Hệ số giá của hàng
hoá
=
Giá thực tế háng hoá
tồn đầu kỳ
+
Giá thực tế hàng hoá
nhập trong kỳ
Giá hạch toán hàng
hoá tồn đầu kỳ
+
Giá hạch toán hàng
hoá nhập trong kỳ
1.1.7 Các chứng từ cơ bản sử dụng trong lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu
• Chứng từ thương mại
Đây là chứng từ mô tả thực tế hàng hóa hoặc xác nhận các hoạt động liên quan
đến hàng hóa là đối tượng giao dịch trong hợp đồng mua bán ngoại thương như
hoạt động vận tải, bảo hiểm…
• Chứng từ thanh toán: Hối phiếu, sec, L/C. Ngoài ra còn có các chứng từ
như: Biên lai thu thuế, tờ khai hải quan, biên bản tổn thất (nếu có) và các

chứng từ liên quan khác
• Những chứng từ thường gặp
- Hoá đơn thương mai (Commercial Invoice)
- Vận tải đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận Bảo hiểm (Certificate of Insuarance)
- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá (Certificate of Quality)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin)
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
7
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Bảng kê chi tiết đóng gói hàng hoá (Parking List)
1.2 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI TIẾT HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
1. Phương pháp ghi thẻ song song
Nguyên tắc hạch toán: Thủ kho ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của hàng hóa
về hiện vật trên thẻ kho. Ở phòng kế toán, hàng hóa được ghi chép theo sự biến
động nhập, xuất, tồn cả giá trị và hiện vật trên sổ chi tiết hàng hóa.
2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Nguyên tắc hạch toán:
+ Ở kho, hạch toán tương tự phương pháp thẻ song song.
+ Ở phòng kế toán, kế toán hàng hóa ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn
cả về giá trị và hiện vật trên sổ đối chiếu luân chuyển. Sổ đối chiếu luân chuyển
được sử dụng cho cả năm, do kế toán hàng hóa ghi.
3. Phương pháp số dư
Nguyên tắc hạch toán:
Ở kho, thủ kho ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn về hiện vật trên thẻ kho
tương tự như phương pháp thẻ song song, cuối tháng trên cơ sở số kiệu của thẻ kho
và sổ số dư hiện vật. Sổ số dư được mở cho cả năm. Khi ghi xong sổ số dư về hiện
vật, thủ kho chuyển sổ này cho kế toán hàng hóa. Tại phòng kế toán, kế toán hàng
hóa ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn về giá trị bảng kê lũy kế hàng hoá.
1.3 PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
1.3.1 Kế toán hàng hoá nhập khẩu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ
kế toán.
+ Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 156: “Hàng hoá”
- Chi tiết: Tài khoản 1561 “Giá mua hàng hoá”
Tài khoản 1562 “Chi Phí thu mua hàng hoá”
- Các tài khoản khác liên quan : TK 333, TK 111, TK 112…
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
8
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
1.3.1.1 Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp (Phụ lục01)
- Khi đăng ký mở thư tín dụng (L/C) để nhập khẩu hàng hoá hoặc ký cược, ký
quỹ để vay ngân hàng mở (L/C), kế toán hạch toán:
Nợ TK 1388: Tỉ giá thực tế
Có TK 1112, 1122: Tỉ giá ghi sổ
Có TK 515 : Lãi tỉ giá
Hoặc Nợ TK 635: Lỗ tỉ giá
Đồng thời ghi Có TK 007: Số nguyên tệ đã chi
- Khi nhập kho hàng hóa, kế toán hạch toán:
+ Nếu trả ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng:
Nợ TK 156(1): Tỉ giá thực tế
Có TK 1112, 1122 : Tỉ giá nghi sổ
Có TK 515: Lãi tỉ giá
Hoặc Nợ TK 635: Lỗ tỉ giá
Đồng thời ghi Có TK 007: Số nguyên tệ đã chi
+ Nếu trả ngay cho người bán nước ngoài:
Nợ TK 331: Tỉ giá nghi nhận nợ (Chi tiết người bán)

Có TK 1388: Số tiền ký quỹ theo tỉ giá ngày ký quỹ
Có TK 1122: Số tiền còn lại của hợp đồng theo tỉ giá xuất
Có TK 515: Lãi tỉ giá
Hoặc Nợ TK 635: Lỗ tỉ giá
Đồng thời ghi Có TK 007: Số nguyên tệ đã trả
- Phản ánh thuế Nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 156(1): Ghi tăng giá trị của hàng hóa
Có TK 333(3): Thuế nhập khẩu phải nộp theo tỉ giá thực tế
- Phản ánh thuế GTGT hàng Nhập khẩu phải nộp:
+ Nếu DN áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 133(1): Thuế GTGT được khấu trừ
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
9
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Có TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
+ Nếu DN áp dụng thuế theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 157, 632,
Có TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
- Khi nộp thuế GTGT, thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán hạch toán:
Nợ TK 333(3): Thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
Có TK 111, 112: Số tiền nộp thuế
1.3.1.2 Ngiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu
a) Nghiệp vụ bán buôn hàng hóa
Trường hợp bán buôn hàng hóa qua kho theo phương thức trực tiếp
Khi xuất hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng, kế toán hạch toán:
+ Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có 156(1): Hàng hóa

+ Phán ánh doanh thu của hàng hóa đã tiêu thụ
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa VAT
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
+ Phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã tiêu thụ
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156(2): Chi phí thu mua hàng hóa
+ Công ty hưởng chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Nợ TK 635: Số tiền chiết khấu tính vào chi phí tài chính
Có TK 112,111: Nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt
Có TK 131: Nếu trừ vào nợ phải thu
+ Khi thưởng chiết khấu thương mại, giảm giá cho khách

Nợ TK 5211: Chiết khấu thương mại
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
10
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nợ TK 5213: Giảm giá hàng bán
Nợ TK 333(11): Thuế GTGT của số tiền hàng
Có 111,112,131,338: Tổng gía thanh toán
Trường hợp bán buôn hàng hóa qua kho theo phương pháp gửi hàng
- Khi xuất kho hàng hóa gửi đến cho người mua chờ chấp nhận mua hoặc gửi
cho đại lý, kế toán hạch toán:
Nợ TK 157: Giá vốn hàng hóa xuất kho
Có TK 156(1): Giá vốn hàng hóa xuất kho
- Khi hàng hóa được chấp nhận là tiêu thụ, kế toán hạch toán:
+ Phản ánh giá vốn hàng gửi bán được ghi nhận là đã tiêu thụ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng gửi bán
Có TK 157: Hàng gửi bán
+ Phản ánh doanh thu của hàng đã tiêu thụ:

Nợ TK 111, 112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
b. Nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
Bán lẻ hàng hóa theo phương pháp thu tiền tập trung hoặc trực tiếp
- Khi xuất hàng hóa từ kho để bán lẻ cho người tiêu dùng:
+ Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 156(1): Hàng hóa
+ Phản ánh doanh thu của hàng hóa bán lẻ:
Nợ TK 111, 112, 113: Số tiền thực thu
Nợ TK 138(1): Số tiền thiếu so với hóa đơn chờ xử lý
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo hóa đơn
Có TK 333(1): Thuế GTGT tính trên doanh thu
Có TK 338(1): Số tiền thừa so với hóa đơn chờ xử lý
- Trường hợp nếu Doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
+ Bán qua kho hoặc trực tiếp gửi bán, kế toán hạch toán:
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
11
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nợ TK 632: Nếu bán trực tiếp
Nợ TK 157: Nếu gửi bán
Có TK 156(1): Hàng hóa
+ Hàng gửi đã bán được ghi theo giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi bán đại lý
+ Ghi doanh thu theo giá có thuế GTGT
Nợ TK 111, 112,131, 311…: Tổng giá thanh toán
Có TK 511(1): Doanh thu bán hàng
+ Phản ánh thuế GTGT trực tiếp phải nộp của số hàng đã bán:

Nợ TK 511(1): Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1.3.1.3 Hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa ủy thác
Việc thực hiện nhập khẩu ủy thác phải thực hiện hai hợp đồng:
 Hợp đồng ủy thác nhập khẩu được ký kết giữa bên giao ủy thác và
bên nhận ủy thác. Hợp đồng này chịu sự điều chính của luật kinh
doanh trong nước
 Hợp đồng mua bán ngoại thương được thực hiện giữa bên nhận ủy
thác và bên nước ngoài. Hợp đồng này chịu sự kinh doanh trong nước,
luật kinh doanh quốc tế và luật của nước xuất khẩu.
A. Kế toán tại đơn vị giao ủy thác ( Phụ lục 02)
+ Khi ứng trước tiền cho đơn vị nhận ủy thác
Nợ TK 331: Chi tiết đơn vị nhận ủy thác
Có TK 111, 112:
Nếu như đơn vị ứng trước tiền cho đơn vụ nhận ủy thác bằng ngoại tệ thì phải theo
dõi trên TK 007
+ Khi nhận hàng ủy thác nhập khẩu
- Nếu đơn vị ủy thác nộp hộ các khoản thuế

Nợ TK 156, 211: Trị giá hàng nhập khẩu
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
12
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Chi tiết đơn vị nhận ủy thác
- Nếu đơn vị giao ủy thác tự nộp thuế
• Khi nhận hàng
Nợ TK 152, 156, 211
Nợ TK 133(1)
Có TK 111, 112

• Đồng thời, khi nộp các khoản thuế
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
+ Trả phí ủy thác nhập khẩu đã trả cho đơn vị nhận ủy thác
Nợ TK 156(2)
Nợ TK 133(1)
Có TK 111, 112, 331
+ Đơn vị nhận ủy thác chuyển trả hàng ủy thác nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế
GTGT, khi nhận hàng kế toán phản ánh giá trị hàng nhập khẩu ủy thác theo giá
đã có các khoản thuế phải nộp
Nợ TK 156
Có TK 331
+ Khi nhận hóa đơn GTGT của hàng ủy thác nhập khẩu của đơn vị nhận ủy thác,
kế toán phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 133
Có TK 156: Hàng còn trong kho
Có TK 632: Hàng đã bán
B. Kế toán tại đơn vị nhận ủy thác ( Phụ lục 03)
+ Khi nhận tiền ứng trước của đơn vị giao ủy thác
Nợ TK 111, 112
Có TK 131: Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
+ Khi chuyển tiền hoặc vay ngân hàng để ký quỹ mở L/C
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
13
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nợ TK 1388
Có TK 111,112,311
+ Khi nhập khẩu vật tư hàng hóa
Nợ TK 156: Hàng hoá
Có TK 331: Chi tiết cho từng người bán

+ Khi nhận hàng hóa của nước ngoài nhưng không nhập kho mà giao thẳng cho
đơn vị giao ủy thác
Nợ TK 131: Chi tiết đơn vị giao ủy thác
Có TK 331: Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác
+ Thuế nhập khẩu phải nộp cho đơn vụ giao ủy thác
Nợ TK 156: Hàng hoá
Có TK 3333: Chi tiết thuế nhập khẩu
+ Thuế GTGT, TTĐB hàng nhập khẩu phải nộp cho đơn vị giao ủy thác
Nợ TK 156: Hàng hoá
Có TK 3331: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 3332: Thuế TTĐB hàng nhập khẩu
+ Khi đã trả hàng cho đơn vị ủy thác nhập khẩu
Nợ TK 131: Chi tiết đơn giao uỷ thác
Có TK 156: Trị giá hàng hoá
+ Phí ủy thác nhập khẩu được hưởng
Nợ TK 131: Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
Có TK 511: Doanh thu hàng NK
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
+ Các khoản chi hộ đơn vị giao ủy thác
Nợ TK 131
Có TK 111, 112
+ Đơn vị giao ủy thác nhập khẩu chuyển trả tiền hàng
Nợ TK 111,112
Có TK 131
+ Khi thanh toán tiền hàng cho người bán nước ngoài
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
14
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nợ TK 331
Có TK 112, 138

+ Khi nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB
Nợ TK 3331,3332,3333
Có TK 111,112: Số tiền thuế nộp hộ
+ Nếu đơn vị giao ủy thác nhập khẩu tự nộp hộ các loại thuế
Nợ TK 3331,3332,3333: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế NK
Có TK 131: Chi tiết đơn vị giao uỷ thác
1.3 .2 Kế toán hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 611: “Mua hàng”
Chi thiết TK 6112: “ Mua hàng hóa”. Tài khoản này được sử dụng để hạch toán
biến động hàng hóa kỳ báo cáo.
1.3.2.1 Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa theo phương pháp trực tiếp
- Đầu kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa tồn đầu kỳ:
Nợ TK 611: Hàng hóa
Có TK 156, 157: Kết chuyển hàng hóa tồn đầu kỳ
- Khi nhận hàng mua theo chứng từ nhập khẩu
Nợ TK 611: Hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112: Đã trả tiền mua hàng
Có TK 331: Chi tiết nhà cung cấp nước ngoài phải trả
Đồng thời ghi Có TK 007: Số nguyên tệ đã trả
- Khi nhà cung cấp chấp thuận chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại hoặc
giảm giá hàng bán
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Nợ TK 111, 112: Nếu trả bằng tiền mặt
Có TK 611: Phần giảm giá, chiết khấu thương mại
Có TK 515: Chiết khấu thanh toán
Có TK 133: Thuế GTGT khấu trừ giảm
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
15

Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng hóa tồn kho và đánh giá hàng tồn kho
Nợ TK 156, 157: Kết chuyển giá vốn hàng tồn cuối kỳ
Có TK 611: Hàng hóa
- Ghi nhận giá vốn hàng hóa đã bán trong kỳ
Nợ TK 632: Kết chuyển giá vốn hàng mua trong kỳ
Có TK 611: Hàng hóa
1.3.2.2 Nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu
- Đầu kỳ, căn cứ giá vốn hàng thực tồn đầu kỳ, kế toán kết chuyển
Nợ TK 611: Hàng hóa
Có TK 156: Hàng hóa tồn kho
Có TK 157: Hàng gửi chưa bán
- Nhập khẩu hàng hóa
Nợ TK 611: Hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112: Đã trả tiền mua hàng
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp nước ngoài
Đồng thời ghi có TK 007: Số nguyên tệ đã trả
- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá hàng tồn để xác định giá vốn của
hàng hóa đã bán và kết chuyển
+ Ghi nhận giá vốn hàng hóa tồn cuối kỳ
Nợ TK 156,157: Kết chuyển giá vốn hàng tồn
Có TK 611: Hàng hóa
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: Kết chuyển giá vốn hàng hóa mua trong kỳ
Có TK 611: Hàng hóa
- Ghi nhận doanh thu bán hàng cho khối lượng hàng hóa đã bán

Nợ TK 111, 112,131
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N

16
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3387: Lãi trả góp
- Phần lãi trả góp được ghi nhận vào doanh thu tài chính mỗi kỳ
Nợ TK 3387: Lãi trả góp phải thu
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
CHƯƠNG II
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
17
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KHOA HỌC BIOMEDIC
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP VẬT TƯ KHOA HỌC BIOMEDIC
I.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Vật tư Khoa học
Biomedic
Tên giao dịch Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KHOA HỌC
BIOMEDIC.
Tên giao dịch Tiếng Anh: BIOMEDIC SCIENCE MATERIAL JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: BIOMEDIC JSC
Trụ sở chính: Tầng 16,Toà nhà Thăng Long, 98 Nguỵ Như Kon Tum, Quận Thanh
Xuân, Hà Nội, Việt Nam.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
- Kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế
- Buôn bán máy móc, linh kiện, phụ tùng, thiết bị trong lĩnh vực: thiết bị công
nghệ sinh học, thiết bị y tế, thiết bị phân tích và nghiên cứu môi trường, thiết bị
hoá phân tích, thiết bị thử nghiệm nhiệt, thiết bị xử lý rác thải công nghiệp, rác thải

y tế
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực: Sinh học, hoá học, thiết bị y tế,
nông nghiệp, công nghiệp
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Kể từ ngày thành lập Biomedic không ngừng phát triền, khẳng định vị thế và
thương hiệu của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Công ty nhập khẩu và
phân phối hàng hóa cùng một lúc cho các nghành.
Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty là một doanh nghiệp
hạch toán độc lập, bộ máy quản lý gọn nhẹ được chỉ đạo thống nhất.
Sơ đồ bộ máy quản lý (phụ lục 04)
+ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
18
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội Cổ đông.
Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý công ty, người đại diện của công ty
trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về các hoạt động của công ty
và đại diện cho các quyền lợi của toàn bộ nhân viên trong công ty. Giám đốc là
người đưa ra đường lối, chính sách, phương hướng hoạt động cho Công ty.
Phó giám đốc: Là người phụ trách công ty theo sự phân công và uỷ quyền của
Giám đốc, chịu trách nhiệm về phòng ban của mình.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm nghiên cứu khảo sát thị trường, bán
hàng, vạch chiến lược và phương án kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm
và dài hạn cho công ty và các đơn vị cơ sở. Xác định quy mô mặt hàng kinh doanh,
định mức dự trữ hàng hoá.
Phòng hành chính – Nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công
tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương,đào tạo nâng bậc, bảo vệ và công tác hành

chính.
Phòng kế toán: Có chức năng giúp giám đốc trong việc tổ chức hệ thống
quản lý tài chính kế toán của Công ty. Tập hợp và huy động các nguồn tài chính,
quản lý quỹ, thanh toán vật tư, tiền hàng…Cuối kì, lập báo cáo tổng hợp về các
hoạt động của công ty để giám đốc theo dõi và xem xét.
Phòng hợp đồng : Chịu trách nhiệm dự thảo, triển khai, lập các hợp đồng
thương mại, điều kiện và hình thức thanh toán cũng như theo dõi tình hình thực
hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
1.5 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ba năm gần đây
Là một Doanh nghiệp thương mại, công việc kinh doanh chủ yếu là mua và
bán hàng nên tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là một quy trình
luân chuyển hàng hóa nghiêm túc và khoa học ( Phụ lục 05)
Nhận xét:
Kể từ khi hình thành và phát triển đến nay , Công ty ngày càng lớn mạnh và đã có
một chỗ đứng quan trọng trong thị trường. Trong thời đại hội nhập kinh tế, cạnh
tranh gay gắt, thì Công ty đã ngày càng mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm
mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động và hoàn thành
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
19
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Sự tăng trưởng về mọi mặt chứng tỏ công ty
kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn so với năm trước . Sự phát
triển đó đã vượt qua những khó khăn và biến động về kinh tế biểu hiện cụ thể là
kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây đạt kết quả tốt (Phụ lục 06)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua các năm nhưng lại tăng
không đều. Cụ thể như năm 2011 tăng một cách đáng kể so với năm 2010 là
15.194.940đ tương ứng với 224% nhưng năm 2012/2011 chỉ tăng 2.092.108.322đ
tương ứng với tỷ lệ 10%. Kết quả tăng năm 2012/2011 so với 2011/2010 có sự chênh
lệch tương đối nhiều là do biến động lớn của thị trường, tỷ lệ lạm phạm phát cao
trong năm 2012 cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt khiến DN gặp nhiều khó khăn.

Sự tăng trưởng của doanh thu dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng trưởng đồng
đều. Năm 2011/2010 tăng lên 12.823.160.207 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 238%.
Năm 2012/2011 cũng tăng lên 874.411.331 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5%.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011/2010 tăng lên
122.297.221 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 131%. Năm 2012/2011 tăng
25.113.581 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12%.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011/2010 tăng 156.771.221 đồng ứng với tỷ lệ
tăng 226%. Đến năm 2012/2011 cũng tăng 33.097.933 đồng ứng với tỷ lệ tăng 15%
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên theo các năm, cụ thể là năm 2011/2010 đạt
111.962.248 đồng, năm 2012/2011 tăng 34.352.266 đồng
Qua những nhận xét tóm tắt trên, ta thấy rằng để đạt được những thành tích
trên đó là một sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong công tác quản lý, làm việc, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Một phần
do công ty tạo được uy tín trên thị trường bằng giá cả, chất lượng, các dịch vụ kèm
theo và thích ứng tốt với cơ chế thị trường mặc dù trong năm 2008 và 2009 có
nhiều biến động về nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước.
1.6 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học
Biomedic
1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic có bộ máy kế toán được tổ chức rất
khoa học hợp lý. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính với
phần mềm kế toán SAS INNOVA 6.8.1. Nhờ việc sử dụng phần mềm kế toán đã
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
20
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
giúp cho công tác kế toán trở nên đơn giản rất nhiều, tiết kiệm thời gian, công sức
đồng thời đảm bảo độ chính xác cao.
Phòng kế toán của công ty gồm 4 người. Việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty
theo mô hình tập trung (phụ lục 7A), và sử dụng phần mềm SAS (phụ lục 7B)
1.6.2 Quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

• Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài chính- kế toán, có nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát, chỉ đạo trực tiếp việc phân tích, tổ chức điều hành bộ máy kế
toán phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán
trưởng chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo công việc cho các nhân viên kế toán.
Hàng tháng, hàng quý kế toán trưởng có trách nhiệm lập BCTC, báo cáo kế toán
đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan pháp luật về các thông tin
kinh tế mà mình cung cấp thông qua các báo cáo.
• Kế toán vốn bằng tiền, công nợ, TSCĐ, tiền lương: Kiểm tra, đối chiếu
số liệu phát sinh hàng tháng về công nợ phải thu, phải trả với khách hàng. Thực
hiện tính lương, thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Lập kế hoạch tín dụng,
kế hoạch tiền gửi ngân hàng và theo dõi tình hình sử sụng TSCĐ trong doanh
nghiệp.
• Kế toán thuế, nhập khẩu: Theo dõi các khoản thuế phát sinh tại công ty.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hoá và theo dõi hoá đơn
chứng từ xuất nhập hàng hoá đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá và hệ thống kho
hàng.
• Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh doanh thu
bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. Theo dõi các khoản thuế nộp ở khâu
tiêu thụ, thuế GTGT. Lập báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
bán hàng, chi phái quản lý doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng,
từng mặt hàng tiêu thụ chủ yếu.
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
21
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
1.6.3 Chính sách áp dụng tại Công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần Vật tư Khoa học Biomedic căn cứ
vào chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006.
- Hình thức ghi sổ áp dụng: Nhật ký chung (Phụ lục 08)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Tuân thủ chuẩn mực số 02.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp nghi thẻ song song.
+ Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, hàng hoá xuất
kho: tính giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Nguyên tắc nghi nhận TSCĐ: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
TƯ KHOA HỌC BIOMEDIC
2.1 Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Là một Doanh nghiệp thương mại, công việc kinh doanh chủ yếu là mua và bán
hàng nên tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là một quy trình luân
chuyển hàng hóa nghiêm túc và khoa học
+ Nhập khẩu hóa chất và vật tư tiêu hao
- Biomedic cung cấp các loại đầu tip, ống PCR, ống ly tâm, các loại Plate, Taq
DNA Polymerase, Taq thế hệ thứ 2, thứ 3, các bộ Kit tinh sạch, Master Mix,
Primer, Buffer, TE, Agarose,
+ Nhập khẩu Kít xét nghiệm
- Biomedic cung cấp các loại Kit xét nghiệm phục vụ lĩnh vực Công nghệ Sinh
học. Bao gồm các Kit tách chiết ADN & ARN, Kit chẩn đoán vi sinh, Kit chẩn
đoán di truyền, Kit xét nghiệm ung thư
+ Nhập khẩu các thiết bị phụ trợ
SV: Nguyễn Thị Mai Anh MSV: 09D00290N
22

×