Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kiến Trúc Việt Nam: Hồn dân tộc che chở mái đình chùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.58 KB, 18 trang )

Kiến Trúc Việt Nam:
Hồn dân tộc che chở mái đình chùa
I: Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo
Khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này không cho phép chúng tôi trở lại một cách chi tiết
các thành quả và những nhận xét tường tận về đường nét và kỹ thuật ưu việt của kiến
trúc tiền nhân nói chung, nhất là kiến trúc Việt Nam từ các triều đại Lý- Trần.
Nhưng quan sát phớt qua một số các công trình xây cất đình làng- đền- chùa- thành ốc
tiêu biểu mà mới đây vừa được khai quật tại khu Ba Đình (Hànội), ít nhất chúng ta cũng
có thể nhận ra được rằng:
Những đường nét thanh mà mạnh mẽ của mái cong của xây cất nói chung thời đó đã trải
dài không những khắp vùng châu thổ sông Hồng mà xuống đến tận Huế, nói lên tính
thuần nhất của các nghệ nhân xây dựng các công trình kiến trúc Vietnam trong mấy
trăm năm, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Nghĩa là ít nhất họ đã có chung một suy tư về
đường nét riêng Việt, họ phải đồng một quan niệm về kỹ thuật và lề lối cấu trúc của
những cơ sở xây cất ấy.
Những điêu khắc trên các công trình cổ này còn để lại cho chúng ta một cách phong phú
như cả kho tài liệu về phương thức sinh sống và nguồn gốc tinh thần dân ta vốn đã vững
vàng từ thuở xa xưa thanh bình và loạn lạc: Vua và dân tuy hai mà bình đẳng là một,
lòng người thảnh thơi, có nếp sống tao nhã, phép tắc rõ rệt và được minh thị. “Phép vua
thua lệ làng”.
Nói chung, các nghệ nhân kiến trúc thời đó đã được thừa hưởng và hấp thụ nhuần
nhuyễn lẫn sâu xa nhiều hiểu biết của thế hệ ông cha, qua nhiều thế hệ, để kết tinh lại
mà tạo dựng một lối kiến trúc riêng biệt. Chẳng hạn như Chùa Một Cột được xây dựng
vào giữa thế kỷ 11. Các đền đài, chùa đình, miếu-nhà thờ họ thời đó dù bé nhỏ hơn
nhiều so với cùng loại hiện diện ở các lãnh thổ khác trên thế giới, nhưng tất cả lại có
cùng một sắc thái hòa hợp giữa nét thanh tao và dáng vẻ vững mạnh, phù hợp với hồn
dân tộc và tinh thần Việt tộc đã được hun đúc từ hơn hai thiên niên kỷ các đời Vua
Hùng, đã vượt qua hàng trên ngàn năm bị đô hộ từ dân phương Bắc, thể hiện ra những
kiến trúc trong mấy trăm năm tái độc lập của các triều đại Lê- Lý- Trần.
Nhưng sau đó, kể từ khi bị nhà Minh phương Bắc đô hộ, Việt Nam ta trải qua các triều
đại kế tiếp của Hậu Lê và thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, nhu cầu mở mang lãnh thổ về


phương Nam đã phần nào làm nhạt nhòa đi bản sắc dân tộc và có lẽ cũng do tiếp thu vội
vã văn minh văn hóa của dân phương Nam mà chưa đủ thời gian nhuần nhuyễn kết tinh,
nét kiến trúc Việt đã nhường bước cho những vá víu từ kiến trúc Trung Hoa, Chăm Pa...
Rồi một trăm năm bị Pháp đô hộ, kiến trúc tây phương ồ ạt sang xâm lấn. Và trong thời
kỳ cuộc chiến Nam- Bắc, do sự tàn phá của thời chiến và một phần cũng phát xuất từ ý
thức tự ti mặc cảm, giới trí thức giảm tự tin mà tha hóa dần đi và không kịp thời đóng
đúng vai trò hướng dẫn xã hội linh động cho từng biến đổi; vì thế mỗi lúc một ít hẳn đi
các xây dựng tiêu biểu cho kiến trúc Việt trên mọi miền đất nước.
Trong một may mắn gần đây được dịp về công tác tại quê hương, tôi trông thấy tận mắt
toàn là những xô bồ kiến trúc thời hậu chiến Việt (những cao ốc, chung cư mà kiến trúc
cắp nhặt từ Âu-Á hào nhoáng nhưng rõ ràng rất luộm thuộm), và chung quanh là đủ mọi
thiếu xót về nền móng các phương tiện căn bản như đường xá, cầu cống... Hệ quả là dân
không đủ nơi trú ngụ tiêu chuẩn, từ nông thôn ra đến thị thành đều nặng nề những ô
nhiễm môi trường vô cùng ảnh hưởng trực tiếp hằng ngày đến cuộc sống, cơ thể và tinh
thần của dân chúng hiện nay. Mọi di tích cổ thì bị sơn quét một cách giả tạo, bôi bác.
Nói chi đến sự hiện diện của một vài kiến trúc Việt tiêu biểu mới cũng rất là hiếm hoi
trong vòng ba chục năm nay.
Đã ba mươi năm, chiến tranh không còn trực tiếp xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng
ta chưa thấy một chút ánh sáng nào ló dạng về tinh thần kiến trúc Việt, chưa hề
có được một đường hướng rõ rệt nào về kiến trúc sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt
cụ thể của dân cư ngụ trên đất nước quê hương.
Ít ra cũng phải có một chút lưu tâm, chút ít cơ sở căn bản như các luật lệ –điều lệ, nếu
không đủ mang nặng tính chất truyền thống Việt thì cũng đáp ứng cụ thể phần nào nếp
sống tối thiểu cho dân cư.
Theo thiển ý, các kế hoạch kiến trúc có nội dung chỉ đáp ứng chút ít tinh thần phục vụ
thực tiễn cho dân cư cũng đã là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong toàn thể
kiến trúc xây cất, khởi đầu cho một sắc thái kiến trúc Việt Nam mới, để khỏi hổ thẹn
với tiền nhân ta.

Họa tiết hoa sen trong các công trình

kiến trúc cổ ở Việt Nam
Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo
Không riêng gì Việt Nam mà dường như ở tất cả các nước châu Á, ai ai cũng yêu thích
và trân quí một loài hoa bình dị mà thanh cao, giản đơn nhưng quyến rũ, rất thực tế đời
thường nhưng đồng thời cũng rất siêu thoát thiêng liêng: Hoa sen. Theo truyền thống
Tây Tạng, hoa sen được dùng làm biểu tượng cho các luân xa trọng yếu trong con
người. Ở Thái Lan, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người ta thường tổ chức lễ hội
“Loykrathong” bằng cách làm những chiếc thuyền trang hoàng đầy hoa sen và đèn cầy,
thả trên sông để cám ơn thần nước. Ở Trung Quốc, thì hoa sen còn mang nhiều ý nghĩa
phong phú như: sự thanh khiết, nhân quả luân hồi (quá khứ: sen nở; hiện tại: đài sen;
tương lai: hạt sen), sự hôn nhân (hai hoa cùng một bụi), sự nối truyền liên tục (hạt sen
còn gọi là “tử” có nghĩa là “con”), vàsự thịnh vượng, tiềm năng mạnh mẽ (hoa vươn lên
khỏi mặt nước, lá xanh phủ rợp mặt hồ). Đối với người Việt, thì hình tượng hoa sen
được nâng lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc.
Ở đây, ý nghĩa càng thâm thúy hơn khi được các nhà nghệ nhân vận dụng những họa
tiết của hoa sen trong những công trình triến trúc chùa tháp, đền đình v.v... dưới nhiều
phương thức tạo hình nghệ thuật khác nhau để tạo ra những bức phù điêu, những đường
diềm hoa văn trang trí thật tuyệt mỹ, gây nhiều ấn tượng khó quên trong lòng mọi
người. Dù là một phần nhỏ khiêm tốn bên những công trình kiến trúc đồ sộ, hay lặng lẽ
dưới những pho tượng Phật tôn nghiêm, nhưng ta vẫn nhận ra yếu tố quan trọng của hoa
sen là không thể thiếu, để tạo nên một tổng thể hài hòa, toàn mỹ.
Có thể nói, sau nền mỹ thuật Đông Sơn thì nền mỹ thuật thứ hai phát triển mạnh, nổi bật
đáng kể nhất là mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225). Thời bấy giờ triều đình xem Phật giáo
là quốc giáo, các chùa tháp được xây dựng có nhiều kiến trúc đồ sộ trang nghiêm, cùng
với sự ra đời của những pho tượng Phật được tạc vào thời kỳ này rất đẹp, điều đó chứng
tỏ trình độ mỹ thuật khá cao của cha ông ta thời bấy giờ. Hòa cùng với những kiệt tác và
các công trình kiến trúc đó là những mô-típ hoa văn trang trí rất kỳ công và sống động,
được các nghệ nhân thể hiện bên trong chùa, ngoài tháp hay trên cửa đình, kèo miếu...
Đặc biệt nổi bật đáng kể là các mô-típ hoa sen.
Nếu ai có dịp ra thủ đô Hà Nội, xin nhớ ghé thăm lại ngôi chùa Một Cột (còn gọi là

chùa Diên Hựu), đứng lùi xa một chút bạn sẽ thấy cấu trúc chùa có hình dáng trông
giống như một đóa sen vừa mới nở soi bóng xuống hồ Linh Chiểu. Không riêng gì chùa
Một Cột, mà hầu như tất cả các ngôi chùa ở thời kỳ nầy dưới mỗi chân cột là một hoa
sen nở, được chạm trên bệ đá, trong mỗi cánh sen lại được trang trí “lưỡng long tranh
châu” trông thật công phu, tỉ mỉ, sắc sảo không kém gì so với bệ sen dưới tượng Phật A
Di Đà (ở chùa Phật Tích - H.1). Những bệ sen ở tháp Chương Sơn (thuộc chùa Ngô Xá -
Nam Hà) hay ở chùa Hoàng Xá cũng là một trong những kiệt tác thời bấy giờ . Hoa sen
không những trang trí trên các bệ đá hay dưới chân cột mà còn được trang trí ở bên
ngoài lan can, như ở chùa Hương Lãng, phần chính của lan can là hình con chim
phượng đứng trên bông sen trông thật duyên dáng. Ở chóp tháp Phật Tích có hình con
chim thần đang đứng trên bông sen chứng tỏ một tài năng nghệ thuật cực kỳ khéo léo.
Ngoài những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng chất liệu trên đá, hoa sen khi
được chạm khắc trên gỗ còn độc đáo, tuyệt mỹ hơn, điển hình là các mô-típ hoa sen
chạm khắc trên gỗ ở chùa Thầy (Hà Tây), chùa Ngọc Đình.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: trong hầu hết di tích thời Lý được phát hiện, như ở
Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng cho đến Nam Hà v.v... hình tượng nghệ thuật sáng giá và
phổ biến nhất là hình ảnh con rồng, kế đó là sóng nước và hoa sen. Đa số những hình
ảnh này là các mẫu trang trí thường làm nền phụ cho các tác phẩm chính, nhưng không
vì đó mà các nhà nghệ nhân xem nhẹ hay lãng quên đi sự tìm tòi, sáng tạo. Ngược lại, ta
thấy các họa tiết hoa sen được thể hiện dưới nhiều dáng vóc, góc độ khác nhau thật tinh
tế, sống động. Thỉnh thoảng ta lại gặp hoa sen đi với hoa cúc, những lúc này các nghệ
nhân đã linh động uốn cong những cuống sen vốn cứng thẳng thành mềm mại hòa
quyện với dây hoa cúc, nhằm thể hiện được ý nghĩa cầu phúc cho con người luôn sống
trong sự hòa hợp bình yên. Điều đáng tiếc thời gian và chiến tranh đã tàn phá đi rất
nhiều những sản phẩm nghệ thuật quý giá. Các họa tiết hoa sen chỉ được tìm thấy phần
lớn trong tổng thể kiến trúc của một số chùa còn tương đối nguyên vẹn, như hoa sen
chạm gỗ ở chùa Bối Khê (Hà Tây), chùa Thái Lạc (Hưng Yên
Bệ đá hoa sen vẫn là loại hình nghệ thuật luôn được nhân dân ưa chuộng. Cuối thời
Trần một số bệ đá hoa sen có ghi niên đại như ở chùa Hương Trai (Hà Tây), chùa Quế
Hương (Hà Tây) và một số bệ không ghi niên đại như ở chùa Hào Xá, chùa Thầy, chùa

Thanh Sam. Đó là những khối hộp chữ nhật đồ sộ làm bệ chung cho các tượng Tam thế,
được đặt ở phần chánh điện nơi tôn nghiêm nhất trong chùa. Bố cục chung của bệ gồm
ba phần; phần trên vẫn là đóa sen nở xòe cánh, giữa là chỗ trang trí chính gồm bốn con
chim thần to khỏe ngự ở bốn góc, bốn mặt thì chạm rồng mây, và hình ảnh hoa sen lại
được trang trí thêm ở đây, phần cuối cùng của bệ là đế cũng được chạm khá công phu
và trau chuốt
Tất cả các họa tiết trang trí hoa sen thời Trần đều toát lên một vẻ đẹp hiện thực, chắc
khỏe, khế hợp với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, hình tượng hoa sen đã dần dần trở
thành nét đẹp văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Chất hào hoa vương giả ở nơi cung đình,
hay thanh cao huyền bí trong chốn thiền môn vốn thường được thể hiện ở thời Lý thì
nay lại rất chân chất bình dị trong đền miếu, đình làng, với các thể loại trang trí khác
cũng không cầu kỳ lắm. Sang thời Lê sơ (1427-1527) giai đoạn này Nho giáo bắt đầu
phát triển cực thịnh, vương quyền lấn áp thần quyền cho nên nền mỹ thuật thời này chỉ
biểu hiện tập trung ở các lăng vua và hoa sen đã có thêm đất để nảy nở, góp phần tô
điểm thêm nét đẹp văn hóa dân gian, điển hình là hoa sen trang trí trên thành bậc cửa
điện Lam Kinh (Lam Sơn - Thanh Hóa). Vào năm 1527 nhà Mạc thay nhà Lê chấm dứt
thời hoàng kim của Nho giáo, tư tưởng mọi người thoáng đạt hơn, xu hướng trước kia
nay được phát triển, một số mô-típ hoa văn ở thời Trần đã vắng bóng vào thời Lê thì
nay lại xuất hiện, như ở bệ đá chùa Mễ Sở (Hải Hưng), hình chim phượng cổ cao như
đang nhảy múa trên nền dây leo có hoa sen nở. Rõ nét, sắc sảo hơn là mô-típ hoa sen
chạm gỗ ở chùa Hoa Yên (Quảng Ninh), chùa Thiên Phúc (Hải Phòng). Vào khoảng nửa
đầu thế kỷ XVII những đề tài sinh hoạt dân gian bắt đầu xuất hiện trong các đình, đền.
Lúc này hình ảnh hoa sen lại hiện diện dưới dáng dấp mộc mạc, bình dị, gần gũi với
cuộc sống làng quê.
Dù là ở chùa hay ở đình hoa sen đều mang một ý nghĩa tích cực, cao đẹp, nếu có khác
chăng là những cánh sen trang trí ở chốn thiền môn đem đến cho chúng ta một cảm giác
thiêng liêng, huyền mặc hơn, còn hoa sen trang trí ở đình lại nổi bật đường nét mang
tính thôn dã, hiền hòa rất đỗi thân thương. Bức “Tắm đầm sen” chạm gỗ ở Đông Viên,
Hà Tây và tác phẩm "Hoa sen chim cá” ở đền vua Lê là một minh chứng (H.4, H.5).
Dẫu chỉ là những đường nét chạm nổi chắc khỏe mang tính hiện thực thô sơ, song đủ

đánh động vào lòng người một cách thật hào hứng, vui tươi trong sinh hoạt thường
ngày dưới làng quê.
Đến đầu thế kỷ thứ XIX, do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên trong các ngành mỹ
thuật truyền thống đã hiện diện thêm một số họa tiết hoa văn hào nhoáng mới lạ. Vào
cuối thời nhà Nguyễn, những nét khắc chạm dân gian lại bắt đầu phát huy cùng với sự
dung hòa giữa Phật giáo và Đạo giáo, từ đây chúng ta bắt đầu phát hiện thêm nhiều kiểu
mẫu mới, như những hình ảnh xe loan, giá phượng, voi chín ngà, sư tử, lẫn trong ván in
vẫn còn nét thẩm mỹ dân gian sâu sắc. Và lẽ cố nhiên mô-típ hoa sen vẫn là một trong
những đồ án trang trí khá quan trọng mang đậm sắc màu văn hóa dân gian.
Ngày nay, vì yêu cầu của đời sống công nghiệp, thế nên phong cách và kiểu dáng trong
trang trí mỹ thuật có phần biến đổi tân tiến hơn, đường nét và bố cục khoa học hơn
nhưng vẫn giữ được tố chất tao nhã, dung dị, cổ kính của người xưa để lại. Tháp “Cửu
phẩm liên hoa” (hoa sen chín phẩm) ở chùa Cổ Lễ (Nam Hà) xây dựng năm 1926 là một
ngôi tháp đẹp, hoa văn sen trang trí ở trường Thiền viện Vạn Hạnh - Học viện Phật giáo
Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (H.6), chùa Thiên Ấn v.v... trông thật hoàn hảo, là
kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật xưa và nay. Tuy nhiên khách quan mà
nói trong thời đại công nghiệp, hầu như tất cả các công trình kiến trúc nhà cửa, chùa đền
v.v... đều được xây dựng bằng xi-măng cốt sắt, các hoa văn trang trí cũng đồng chất như
vậy, nên có phần hạn chế về mặt thể hiện. Chất liệu xi-măng đã tạo cho chúng ta có cảm
giác hơi bị khô khan, thiếu đi sự mềm mại. Hơn nữa một số mô-típ hoa sen trang trí ở
phần lan can hay phong gió của chùa, phần lớn được đổ khuôn sẵn, công đoạn làm
nguội thì có khi không được kỹ càng lắm, các đồ án hoa văn thiếu sự đầu tư sáng tạo, có
lẽ do yêu cầu hay tầm nhìn còn hạn chế mà chúng ta đã quên rằng: hoa văn trang trí là
một trong những bộ phận quan yếu làm tăng thêm vẻ mỹ quan và khẳng định giá trị văn
hóa của con người.
Như vậy, họa tiết hoa sen trong trang trí là hiện thân của cái đẹp, cái thẩm mỹ, đó là kết
quả của sự dung hòa đồng điệu giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam.
Nó thực sự bổ ích thiết thực cho cuộc đời, là một nét đẹp văn hóa truyền thống, sinh
động, hài hòa, luôn có mặt và gần gũi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Hoa văn trang trí nói chung, cũng như họa tiết hoa sen trang trí của người Việt nói

riêng, là một trong những di sản văn hóa - nghệ thuật quan trọng của dân tộc . Qua hình
tượng hoa sen trang trí cho thấy nó phản ánh muôn vàn dấu ấn tiến bộ, đậm đà bản sắc
văn hóa của từng thời đại. Nó còn hàm chứa các nhân tố tư tưởng, đặc điểm kinh tế, tôn
giáo, mỹ học... Do đó, thiết nghĩ hoa văn cần được các nhà làm văn hóa, cũng như các
nghệ sĩ, nghệ nhân... và tất cả mọi người chúng ta cần phải biết trân trọng, quan tâm
nghiên cứu hơn nữa, hầu kế thừa một cách đúng đắn, làm giàu cho đời sống thẩm mỹ,
văn hóa của thời đại. Con người, cá nhân hay cả một dân tộc, nếu muốn có một tương
lai tốt đẹp thì phải biết trân trọng và phát huy quá khứ. Nói cách tổng quát, không
hướng đến cái đẹp thì nhân loại không có sự phát triển, và cũng sẽ không có nền văn
minh.


Hoa sen trong kiến trúc
Phật Giáo Việt Nam
Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo
Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và
thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế
giới ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà
Phật ví nó như những đức tính của người tu hành.
Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một bộ phận
kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ Phật pháp.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong
những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ XI với chùa Một
Cột (Hà Nội); thế kỷ thứ XVII với tháp Cửu phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp (Bắc
Ninh); thế kỷ XVIII với chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Kim Liên (Hà Nội).
Hoa sen được trang trí trên bờ tường chùa Bút Tháp
Đặc biệt, hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa của chùa Bút Tháp là một tổ
hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng
chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7.8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ
tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc

thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

×