Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

nghiên cứu và phân tích về tình hình tài chính cũng như hoạt động của công ty Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.86 KB, 31 trang )

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU (XNK) TUYẾT LỤA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
1.1.1 Vài nét về Công ty
- Tên Công ty:
+ Bằng tiếng việt: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tuyết Lụa
+ Bằng tiếng anh: TuyetLua Import- Export Joint Stock Company
+ Viết tắt: TuyetLua Imexco
- Địa chỉ Công ty: Cụm công nghiệp Dốc Sặt – Phường Trang Hạ - Tx. Từ Sơn – Tỉnh Bắc
Ninh
- Số điện thoại: 0241.626.0122
- Fax: 0241.626.0122
- Mã số thuế: 2300.236.899
- Email:
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo
quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Bắc Ninh,
cấp giấy phép kinh doanh số 2100300194 ngày 20/09/2003.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được cấp phép hoạt động sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Các giai đoạn phát triển
Từ tháng 10/2003 đến tháng 12/2005: Công ty mới thành lập nên còn gặp nhiều
khó khăn, quy mô còn nhỏ hẹp nhưng Công ty đã dần dần tạo được lòng tin đối với khách
hàng và đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại nhằm tăng sản lượng, chất lượng
các mặt hàng xuất khẩu đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng. Do đó, Công ty đã khẳng
định được vị trí của mình trên thị trường.
Từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008: Công ty tiếp tục đổi mới công nghệ hiện đại
hơn. Xuất khẩu thêm một số mặt hàng như: hàng hóa tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy
móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu nên thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Ở
thời điểm này, doanh thu của công ty tăng đáng kể. Cùng với mức doanh thu tăng lên, quy
mô của Công ty được mở rộng và mức lương cho công nhân viên cũng được tăng lên.


Từ tháng 01/2009 đến nay: Công ty đã khẳng định và đứng vững trong nền kinh tế
thị trường đầy khốc liệt như hiện nay. Công ty luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, khẳng định uy tín với khách hàng. Hiện tại công ty hoạt động trên quy mô diện tích
đất là 6000.
Như vậy, sau quá trình gần 10 năm hình thành và phát triển cho đến nay Công ty
đã hoạt động và đang trên đà phát triển sau cổ phần các dự án đầu tư có quy mô vừa và
1
nhỏ đang phát huy có hiệu quả làm cơ sở cho những dự án đầu tư với quy mô lớn đang
khẩn trương được thực hiện trong năm tiếp theo.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XNK Tuyết Lụa
(Nguồn: Phòng hành chính)
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý
1.3.1 Giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty và là người đại diện pháp nhân của công
ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc là
người đưa ra quyết định khi thông qua đề xuất của các phòng ban đồng thời quản lý các
hoạt động trong Công ty.
1.3.2 Phó giám đốc kinh doanh
Là người có trách nhiệm theo dõi, quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty,
tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mảng tiêu thụ
sản phẩm và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
1.3.3 Phó giám đốc sản xuất
Là người có nhiệm vụ đôn đốc, giám sát quá trình sản xuất của các tổ và chịu trách
nhiệm về mảng kỹ thuật sản xuất.
1.3.4 Phòng kế toán
Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của Công ty, theo dõi công
nợ và thường xuyên đôn đốc để thanh toán công nợ.
Phân tích hoạt động kinh tế mỗi năm một lần trước Ban giám đốc.
1.3.5 Phòng hành chính

2
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
TỔ
TÁI CHẾ
TỔ ĐÓNG GÓI,
BỐC XẾP
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
XNK
Tổ chức tuyển dụng nhân viên theo đúng nhu cầu của Công ty và tuân theo các qui
định của pháp luật.
Thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại
văn bản đi và đến, tham mưu cho Ban Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh
chóng, kịp thời.
Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục
các văn bản do Công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của ban tổng
giám đốc.
Tổ chức và quản lý lực lượng bảo vệ, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn cháy nổ, bảo
vệ tài sản Công ty không để xảy ra mất mát.
1.3.6 Phòng xuất nhập khẩu
Liên hệ tìm đối tác theo đúng quy trình xuất nhập khẩu giúp:
- Đảm bảo chỉ tiêu số lượng hàng nhập khẩu và phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
- Kiểm tra giám sát quá trình giao nhận hàng của nhân viên tại cảng. Kịp thời xử lý

các phát sinh về chứng từ tại cảng.
- Khiếu nại về hàng hóa đúng nơi, đúng hạn quy định.
Ngoài các nhiệm vụ trên các phòng đều phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Quản lý phân công công việc, đôn đốc nhân viên làm theo nhiệm vu.
- Triển khai nội quy, các quy chế đến từng nhân viên đồng thời kiểm tra đôn đốc
nhân viên thực hiện quy chế.
- Phối hợp làm việc với các phòng ban khác một cách mềm dẻo, linh hoạt.
1.3.7 Tổ tái chế
Làm nhiệm vụ kiểm cắt tỉa, phơi phóng, phân loại, tẩm ướp, bảo quản sản phẩm.
Sau đó thực hiện kiểm tra, chọn lọc và phân loại đề ra biện pháp bảo quản.
1.3.8 Tổ đóng gói, bốc xếp
3
Làm nhiệm vụ đóng gói sau khi đã qua tái chế, phân loại và tẩm ướp bảo quản sản
phẩm. Kiểm tra chất lượng sản phẩm sau đó thực hiện bốc xếp hàng hóa trong quá trình
mua và giao bán cho khách hàng tại Công ty.
Nhận xét
Nhìn chung, về cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa là đã
hợp lý. Công ty có đầy đủ các phòng ban, mỗi phòng ban đều có những chức năng nhiệm
vụ riêng xong đều phối hợp chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành các
kế hoạch kinh doanh của Công ty.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TUYẾT LỤA
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
Công ty kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy móc thiết bị,
vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong lĩnh vực này Công ty đóng vai trò là bên
trung gian, các hàng hóa tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên
vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong nước chưa sản xuất được
được Công ty nhập khẩu từ nước ngoài về sau đó phân phối cho các khách hàng là các
Công ty, nhà phân phối có nhu cầu. Đồng thời, những mặt hàng tiêu dùng, các nguyên vật
liệu được sản xuất trong nước và có giá trị xuất khẩu cao cũng được Công ty tiến hành thu

mua và xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu.
Ngoài các lĩnh vực trên, Công ty còn tham gia hoạt động bất động sản như: xây
dựng nhà, khách sạn, văn phòng làm việc và cho thuê, thiết kế và tư vấn thiết kế các công
trình dân dụng khác.
Để tăng doanh thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn tiến hành sản
xuất kinh doanh cáp điện và dây điện có bọc cách điện bán hàng cho các Công ty trong
nước cũng như các Công ty nước ngoài.
Trong những ngành nghề trên thì ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là
kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất.
2.2 Quy mô hoạt động chung Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty
Sơ đồ 2.1 Quy trình hoạt động chung của Công ty
4
Bước 1: Nghiên cứu thị trườngBước 2: Liên hệ khách hàngBước 3: Ký hợp đồng với khách hàngBước 4:
Xuất kho
(Nguồn: Phòng hành chính)
Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa là Công ty thu lợi nhuận chủ yếu từ việc thu
mua, nhập khẩu các mặt hàng hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp trong và ngoài nước rồi
sau đó cung cấp và phân phối cho khách hàng. Công ty thực hiện việc nhập khẩu hàng
công nghệ, hàng có chất lượng và uy tín đảm bảo từ nước ngoài để phân phối cho các đầu
mối, cửa hàng trong nước. Thêm vào đó, hoạt động nhập khẩu phân phối nguyên vật liệu,
máy móc - thiết bị - vật tư cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Ngoài ra, hoạt động
quản lý xây lắp các công trình xây dựng, cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho thi công,
lắp ráp, hỗ trợ thiết kế cho các Công ty trong nước đã và đang phát triển mở rộng, Công
ty tạo sức cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực, uy tín từng bước được khẳng định .
Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, nhập khẩu hàng hóa.
NVKD tiến hành nghiên cứu thị trường, tiến hành nhập khẩu các mặt hàng chuyên
doanh mà Công ty dự đoán là tiềm năng hoặc Công ty sẽ nhập các mặt hàng theo như đơn

hàng mà KH yêu cầu. Ở giai đoạn này, NVKD phải tìm NCC hàng hóa và tiến hành ký
kết hợp đồng.
Bước 2: Liên hệ khách hàng, giới thiệu sản phẩm mà Công ty cung cấp.
Đội ngũ NVKD sẽ tiến hành tìm hiểu thị trường, các KH mục tiêu và tìm kiếm,
tiếp xúc với các KH nhằm giới thiệu về sản phẩm của Công ty. Sau đó, nhân viên kinh
doanh phải giải thích rõ cho KH về sản phẩm, chất lượng, nhu cầu trong tương lai, những
thông tin khác mà KH quan tâm về nhà sản xuất và sản phẩm họ cần. Từ đó thuyết phục
họ ký hợp đồng mua sản phẩm. Sau đó, phòng kinh doanh của Công ty sẽ phải xem xét
các nguồn hàng và tính toán mọi chi phí cho quá trình thu mua, nhập khẩu hàng hóa, tính
toán giá thành thực tế để thấy được việc kinh doanh là lỗ hay lãi. Sau khi xem xét và tính
toán toàn bộ quá trình thu mua, nhập khẩu hàng hóa thì phòng kinh doanh phải trình
phương án kinh doanh của mình như: đầu vào, đầu ra, vốn thực hiện và kết quả có thể đạt
được lên ban giám đốc của Công ty chờ phê duyệt. Ban giám đốc sau khi nghiên cứu kỹ
sẽ quyết định cho thực hiện hay không.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng.
5
Ban giám đốc sau khi cân nhắc kỹ lưỡng sẽ đưa ra quyết định, nếu không đồng ý
thì sẽ đưa ra lý do cụ thể, còn nếu đồng ý thì phòng kinh doanh sẽ có nhiệm vụ thực hiện
kí kết hợp đồng với khách hàng. Theo đó, NVKD sẽ có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ hồ sơ,
các nội dung cần thiết để kí kết hợp đồng và phải nêu rõ các điều khoản trong hợp đồng
như: Các khoản chiết khấu, khuyến mại…
Bước 4: Xuất kho bán theo hợp đồng ký kết.
Sau khi kí kết hợp đồng, nếu kho hàng còn đủ số lượng thì sẽ tiến hành xuất kho
giao cho KH, nếu không sẽ tiến hành liên hệ đặt thêm hàng với NCC. Cuối cùng, phòng
kinh doanh sẽ phải thông báo cho bộ phận kế toán và các phòng ban có liên quan. Việc
đặt hàng với NCC thường được tiến hành trước khi kí kết hợp đồng hàng hóa với KH và
dựa trên các báo cáo số lượng hàng còn trong kho từ phòng kho hàng.
Bộ phận kho hàng có nhiệm vụ giao hàng cho KH theo hợp đồng đã ký kết, đồng
thời phải chuyển các chứng từ kế toán có liên quan đến quá trình bán hàng tới phòng kế
toán của Công ty.

2.2.2 Mô tả quy trình nhập khẩu hàng hóa tại phòng xuất nhập khẩu.
Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa kinh doanh nhiều ngành nghề. Trong khoảng
thời gian thực tập kéo dài bốn tuần, em có điều kiện được thực tập tại phòng ban xuất
nhập khẩu của Công ty, quá trình thực tế khi trực tiếp được cùng hỗ trợ các anh/chị phòng
ban tiến hành xử lý công việc nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy
móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong
nước chưa sản xuất được. Do vậy, em xin phép trình bày quy trình nhập khẩu cơ bản.
Công ty sử dụng 2 hình thức nhập khẩu chính là: nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu
ủy thác. Đối với phương thức nhập khẩu tự doanh, Công ty sẽ thực hiện từ việc nghiên
cứu thị trường, bỏ vốn chủ sở hữu và vốn vay ra để nhập khẩu, tiêu thụ số hàng hóa tiêu
dùng, hàng công nghiệp, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu đã nhập khẩu về và thu
lợi nhuận. Phương thức tự doanh này nếu làm tốt thì sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Công
ty. Nhưng bên cạnh đó, phương thức này lại mang tính mạo hiểm bởi vì rủi ro trong khâu
thu mua lẫn khâu tiêu thụ hàng hóa đã nhập về như: rủi ro khi giảm giá hàng bán, hàng bị
trả lại, hàng tồn kho, hoặc hàng nhập về mà không có KH tìm mua. Điều này rất dễ xảy ra
khi sự cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu và phân phối hàng ngày càng khốc liệt. Đối
với phương thức nhập khẩu ủy thác, Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa chỉ đóng vai trò
trung gian để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng,
nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị từ các nước khác vào Việt Nam. Nói theo cách khác
Công ty nhập khẩu các mặt hàng theo yêu cầu của những tổ chức, Công ty khác có nhu
cầu về hàng hóa đó nhưng không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc
6
Bước 1: Ký hợp đồng với bên bánBước 2: Thanh toán và nhận hàngBước 3: Lưu kho hàng nhậpBước 4: Cung cấp cho KH có nhu cầuBước 5: Giao hàng và thanh toán
họ thấy không có lợi khi xuất nhập khẩu trực tiếp mà họ lại có vốn nên họ uỷ thác cho
Công ty đại diện nhập khẩu cho họ. Kinh doanh theo phương thức này là khá an toàn mặc
dù lợi nhuận thu được thấp.
Quy trình chung của quá trình nhập khẩu theo phương thức tự doanh
Sơ đồ 2.2 Quy trình chung của quá trình nhập khẩu theo phương thức tự doanh
(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
Bước 1: Ký hợp đồng với bên bán (Công ty ký hợp đồng với NCC nước ngoài)

Dựa trên việc nghiên cứu thị trường của phòng xuất nhập khẩu, tìm hiểu thị hiếu
của KH, nhu cầu sử dụng các hàng hóa tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy móc thiết bị,
vật tư, nguyên vật liệu. Với một số lượng hàng yêu cầu do công ty đặt ra đối với phía
NCC nước ngoài, công ty ký hợp đồng ngoại thương để thực hiện nhập khẩu hàng. Việc
tiến hành làm thủ tục hải quan nhập hàng tuân thủ quy trình theo điều luật Hải quan năm
2001, sửa đổi và bổ sung năm 2005.
Bước 2: Thanh toán và nhận hàng
Thanh toán:
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, Công ty đến ngân hàng xin mở L/C. Công ty
phải ký quỹ 40% giá trị lô hàng vốn tự có tại ngân hàng với người hưởng lợi là đối tác của
hợp đồng ngoại thương. Số còn lại Công ty thanh toán cho ngân hàng ngay sau khi nhận
bộ chứng từ bằng hai cách:
+ Cách 1: thanh toán bằng vốn tự có
+ Cách 2: thanh toán bằng vốn vay (thế chấp bằng chính lô hàng, thế chấp bằng tài
sản có giá trị tương đương như kho hàng hay sổ tiết kiệm).
7
Công ty tiến hành mở LC và ký hậu vận đơn thì Công ty phải ký ngay chấp nhận
thanh toán với ngân hàng mở LC. Số tiền còn lại của vận đơn (60% giá trị lô hàng) sẽ
được tiến hành xử lý bằng 2 cách:
+ Có thể ký khế ước nhận nợ đối với ngân hàng mở LC
+ Có thế thanh toán ngay bằng vốn tự có bằng việc mua một khoản USD tương
đương với giá trị lô hàng.
Nhận hàng:
Khi hàng về tiến hành thủ tục bảo lãnh nhận hàng và ký hậu vận đơn đi nhận hàng.
Sau đó làm thủ tục thông quan cho lô hàng: thủ tục hải quan, thực hiện việc giám định,
thực hiện việc kiểm hóa.
+ Sau khi có thông báo nhận hàng, cán bộ xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục để
lấy hàng với các chứng từ nhận được từ nhà cung cấp, vận chuyển hàng về Việt Nam.
+ Nhận hàng tại cảng, tùy vào điều khoản hợp đồng Công ty sẽ xuất ngay để bán
hoặc đưa về kho.

Quy trình kinh doanh của Công ty đơn giản nhưng vẫn đảm bảo dễ dàng kiểm soát
mà vẫn đảm bảo tính chặt chẽ mỗi quy trình liên quan mật thiết đến nhau. Hàng hóa nhập
khẩu nhanh, chất lượng hàng hóa được kiểm tra và đảm bảo theo yêu cầu hai bên, thông
tin từ hai phía có thể phản hồi cho nhau một cách dễ dàng chính xác nhất, phương thức
thanh toán được sử dụng là phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
của hai bên.
Bước 3: Lưu kho hàng nhập
Sau khi tiến hành xong các thủ tục cần thiết, hàng được vận chuyển về kho hoặc
vận chuyển thẳng đến đại lý. Một số hàng được chuyển đến Showroom của Công ty. Đảm
bảo cố gắng nhất hàng luôn đủ khả năng cung ứng cho khách hàng. Kiểm soát lại hàng
lần cuối trước khi nhập kho, lưu ý:
+ Hàng đủ số lượng (tăng giảm số lượng theo định mức hao hụt quy định).
+ Hàng đảm bảo theo yêu cầu trong hợp đồng ký kết.
8
+ Xử lý khâu vận chuyển, truy cứu trách nhiệm liên quan nếu có sai sót.
Bước 4: Cung cấp hàng cho khách hàng có nhu cầu
Khách hàng tiếp cận sản phẩm thông qua web Công ty, báo chí, tờ rơi xem thông
tin sản phẩm và đặt hàng. Hoặc khách hàng có thể đến trực tiếp Showroom/đại lý của
Công ty để đặt và mua hàng trực tiếp. Đội ngũ NVKD sẽ giới thiệu, cung cấp các sản
phẩm phù hợp với khách hàng, đáp ứng đúng sự mong muốn của khách hàng.
Bước 5: Giao hàng và thanh toán (khi KH mua hàng)
Giao hàng:
+ Giao hàng nội thành (miễn phí cước vận chuyển): Liên lạc hotline 0975.888.757,
hoặc để lại thông tin trong phần Thông tin liên hệ, Công ty sẽ giao hàng trong vòng 05
giờ hoặc đến trực tiếp địa chỉ Showroom/đại lý gần nhất để nhận hàng.
+ Giao hàng các tỉnh trong Việt Nam: Liên lạc hotline 0975.888.757, hoặc để lại
thông tin trong phần Thông tin liên hệ, Công ty sẽ giao hàng trong vòng 24 giờ. Công ty
đã cụ thể mức phí vận chuyển tùy thuộc vào trị giá sản phẩm và quãng đường.
Thanh toán:
Những cách thức thanh toán chủ yếu của KH:

+ KH thanh toán bằng cách trả góp: trả góp trong khoảng thời gian bao lâu thì do
hai bên thỏa thuận (thường không quá 1 năm) và KH sẽ phải trả lãi cho khoản nợ đó.
+ Thanh toán ngay bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.
+ Thanh toán trực tuyến: sử dụng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ nội địa - quốc tế.
Mỗi một cách thức mang lại tiện ích thanh toán phù hợp với từng KH. Chẳng hạn như
khách hàng sử dụng thanh toán chuyển khoản, điều đó chứng tỏ khách hàng yên tâm về
chất lượng cũng như uy tín của Công ty. Công ty đã thành công trong việc giúp cho việc
mua hàng và thanh toán trở lên đơn giản và tiện lợi hơn.
9
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
2.3.1 Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận năm 2011 và 2012 của Công ty cổ phần
XNK Tuyết Lụa
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%)
(1) (2) (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2)
Doanh thu 112.937.974.108 122.426.308.446 (9.488.334.338) (7,75)
Giảm trừ doanh thu 0 0 0 -
Doanh thu thuần 112.937.974.108 122.426.308.446 (9.488.334.338) (7,75)
Giá vốn hàng bán 102.661.821.398 111.368.601.059 (8.706.779.661) (7,82)
Lợi nhuận gộp 10.276.152.710 11.057.707.387 (781.554.677) (7,07)
Doanh thu tài chính 3.099.586 62.307.819 (59.208.233) (95,03)
Chi phí tài chính 827.128.666 890.256.716 (63.128.050) (7,09)
trong đó: chi phí lãi
vay
819.743.248 890.256.716 (70.513.468) (7,92)
Chi phí quản lý kinh
doanh

9.217.832.734 9.743.018.141 (525.185.407) (5,39)
Lợi nhuận thuần 234.290.896 486.740.349 (252.449.453) (51,87)
Thu nhập khác 960.000.000 64.000.000 896.000.000 1400,00
Chi phí khác 943.413.771 0 943.413.771 -
Lợi nhuận khác 16.586.229 64.000.000 (47.413.771) (74,08)
Lợi nhuận trước thuế 250.877.125 550.740.349 (299.863.224) (54,45)
Thuế TNDN hiện hành 43.903.497 96.379.561 (52.476.064) (54,45)
Lợi nhuận sau thuế 206.973.628 454.360.788 (247.387.160) (54,45)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn chung, lợi nhuận năm 2012 thấp hơn so với năm 2011. Trong vài năm gần
đây, nền kinh tế Việt Nam kém phát triển: thị trường chứng khoán đóng băng, bất động
sản thua lỗ, giá vàng tăng cao đột biến rồi khủng khoảng kinh tế Châu Âu tất cả đã gây
ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp liên tục báo thua lỗ,
không đủ tài chính trả lương cho công nhân viên, sản phẩm sản xuất ra nhưng không có
người tiêu thụ. Đứng trước tình hình này, Công ty đã đưa ra những chiến lược để cố gắng
giải quyết tình hình, toàn thể các nhân viên trong Công ty dốc hết sức đưa Công ty trở lại
quỹ đạo vốn có. Cụ thể như sau:
10
- Về doanh thu:
+ Tổng doanh thu: năm 2012 giảm 9.488.334.338 VNĐ so với năm 2011, tương
ứng giảm 7,75%. Mức giảm doanh thu là do lượng cầu giảm nên số lượng hàng mà Công
ty bán ra giảm đi đáng kể so với năm 2011. Trước đây, Công ty luôn có một khoản doanh
thu lớn từ việc xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng, nguyên vật liệu có giá trị cao sang các
nước láng giềng nhưng do lạm phát trong nước tăng cao, đồng Việt Nam đắt hơn một
cách tương đối so với đồng tiền ngoại tệ nên giá hàng xuất khẩu sang nước ngoài sẽ cao
hơn, đường cung dịch chuyển sang trái dẫn đến doanh thu của Công ty giảm. Ngoài ra,
việc thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp - chủ đầu tư rơi vào phá sản,
doanh thu từ hoạt động này cũng giảm hơn…
+ Giảm trừ doanh thu: trong cả hai năm 2011 và 2012 các khoản giảm trừ doanh thu
đều bằng không. Có được điều này là do trong cả hai năm Công ty đều cố gắng giữ vững

uy tín, cung cấp các sản phẩm cho chất lượng tốt, các mặt hàng thu mua, xuất khẩu hay
bán đều đảm bảo chất lượng, yêu cầu. Vì thế mà các khoản giảm trừ doanh thu như giảm
giá hàng bán hay trả lại hàng đã bán do sản phẩm kém chất lượng đều không có.
+ Doanh thu thuần: do khoản giảm trừ doanh thu trong hai năm 2011 và 2012 đều
bằng không nên mức tăng giảm của doanh thu thuần giống mức tăng giảm của tổng doanh
thu.
+ Doanh thu tài chính: năm 2012 giảm mạnh xuống 59.208.233 VNĐ so với năm
2011, tương ứng giảm 95,03%, nguyên nhân làm cho doanh thu tài chính giảm sút như
vậy là do năm 2012 Công ty không tận dụng khoản doanh thu tài chính có được do thanh
toán sớm cho nhà cung cấp. Vì thế Công ty mất đi một khoản doanh thu từ việc được
hưởng chiết khấu thanh toán sớm này. Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm một phần do
hoạt động mua bán chứng khoán thua lỗ và hoạt động kinh doanh bất động sản không
hiệu quả.
+ Thu nhập khác: thu nhập khác là một phần quan trọng trong tổng doanh thu của
Công ty, khoản thu nhập này chủ yếu từ việc kinh doanh cáp điện và dây điện có bọc cách
điện. Trong năm 2012 khoản thu nhập khác tăng đột biến lên trên 100% tương đương
896.000.000 VNĐ so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Công ty rất chú trọng và không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng khả năng cạnh tranh và ngày càng
khẳng định thương hiệu của Công ty trên thị trường nội địa.
11
- Về chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: Năm 2012 giảm 8.706.779.661 VNĐ so với năm 2011, tương
ứng giảm 7,82%. Giá vốn hàng bán giảm do Công ty nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, hàng
công nghiệp, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu và một số hàng hóa khác giảm so
với cùng kỳ năm trước. Việc lạm phát tăng cao nên hàng máy móc thiết bị do Công ty
nhập khẩu rẻ hơn so với các mặt hàng máy móc thiết bị cùng loại trong nước sản xuất.
Đây là hai nguyên nhân chính làm giá vốn hàng bán năm 2012 giảm. Vẫn thấy rằng chi
phí giá vốn còn ở mức cao mặc dù giá hàng đã giảm hơn trước vì vậy Công ty phải chú
trọng quản lý giá cả của sản phẩm đầu vào. Thêm nữa Công ty còn phải tìm các nhà cung
cấp mới để đảm bảo nguồn hàng, đảm bảo chi phí ở mức tối thiểu, tránh tình trạng để các

NCC hiện tại thành NCC độc quyền.
+ Chi phí tài chính: năm 2011 toàn bộ chi phí tài chính là chi phí lãi vay nhưng
trong năm 2012 chi phí tài chính bao gồm lãi vay và chi phí khác như chi phí lãi vay, lỗ
bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái, Năm 2012 chi phí tài chính là 827.128.666 VNĐ giảm
63.128.050 VNĐ so với năm 2011, tương ứng giảm 7,09% là do Công ty thu hẹp quy mô
hoạt động thị trường và hạn chế một số hoạt động kinh doanh khác nên các khoản chi phí
tài chính của Công ty cũng giảm xuống. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm khoảng 99,11%
trong năm 2012, năm 2012 giảm 70.513.468 VNĐ so với năm 2011, tương đương giảm
7,92%. Một nguyên nhân nữa làm cho chi phí tài chính giảm như vậy là do Công ty cắt
giảm trích dự phòng giảm giá chứng khoán. Ngoài ra trong bảng cân đối kế toán ta thấy
nguồn nợ vay dài hạn năm 2012 bằng 1.079.163.000 VNĐ trong khi đó năm 2011 bằng 0.
Năm 2011 Công ty không có khoản vay dài hạn nào, Công ty sử dụng chủ yếu từ các
nguồn từ vốn chủ sở hữu và lợi nhuận để lại năm trước để tái kinh doanh. Năm 2012,
nhận thấy chiếm dụng từ các khoản phải trả mang lại nhiều rủi ro, Công ty tiến hành đi
vay một phần nợ dài hạn, cộng thêm trong năm nay Vốn CSH tăng lên và lợi nhuận để lại
năm trước giúp Công ty có đủ vốn để kinh doanh và đầu tư. Vốn vay tuy phải mất chi phí
lãi vay nhưng là một nguồn vốn có tính ổn định cao so với các nguồn chiếm dụng như tín
dụng thương mại, khoản ứng trước của khách hàng Việc Công ty thắt chặt chính sách
tín dụng, không cho KH hưởng chiết khấu thanh toán nên cũng giúp Công ty giảm một
khoản chi phí.
+ Chi phí quản lý kinh doanh: chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2012 giảm 525.185.407 VNĐ so với
12
năm 2011, tương đương 5,39%. Trong năm 2012, hoạt động kinh doanh của Công ty bị
thu hẹp nên Công ty tiết kiệm được một phần chi phí cho hoạt động bán hàng như chi phí
mời chào, giới thiệu sản phẩm, chi phí tiếp khách hàng, chi phí liên lạc, vận chuyển, Về
chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2011 là do việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy,
phòng ban của Công ty và do chính sách quản lý hiệu quả hơn vì thế mà tiết kiệm được
chi phí.
+ Chi phí khác: năm 2011 bằng 0, trong khi năm 2012 bằng 943.413.771 VNĐ, sự

chênh lệch này là do năm 2011 không có chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
- Về lợi nhuận:
+ Lợi nhuận khác: ta có lợi nhuận khác là chênh lệch của thu nhập khác trong năm
và chi phí khác. Năm 2012 lợi nhuận khác giảm đi nhiều với 47.413.771 VNĐ, chênh
lệch tương ứng 74,08% so với năm 2011. Lý do của sự sụt giảm mạnh này là do năm
2011 Công ty không phát sinh chi phí khác mà con số này lại tăng lên rất cao ở năm 2012
là 943.413.771 VNĐ trong khi đó thu nhập khác chỉ tăng lên 896.000.000 VNĐ. Trong
năm 2012, thu nhập từ hoạt động khác như thu nhập từ việc kinh doanh cáp điện và dây
bọc cách điện… không đủ bù đắp cho chi phí hoạt động thanh lý tài sản, nhượng bán
TSCĐ nên lợi nhuận khác giảm đi so với năm 2011. Thu nhập khác tăng, chi phí khác
tăng là nguyên nhân khiến lợi nhuận khác của Công ty giảm đáng kể.
+ Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 giảm 247.387.160
VNĐ, tương ứng giảm 54,45% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do sự giảm sút
của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm hơn so với năm 2011 gấp nhiều lần.
Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm so với năm 2011 không có nghĩa là Công
ty hoạt động kém hiệu quả, mà sở dĩ do Công ty chủ động thu hẹp hoạt động sao cho phù
hợp với bối cảnh kinh tế. Nếu Công ty không có tầm nhìn chiến lược mà kinh doanh mở
rộng theo hướng đi lên, thì lợi nhuận lúc này có thể sẽ đạt con số âm.
Nhận xét:
Qua phân tích trên ta thấy năm 2012, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
giảm quy mô xuống so với năm 2011, biểu hiện là sự giảm đi của lợi nhuận sau thuế.
Sang những năm tiếp theo nếu các yếu tố hoạt động kinh doanh thuận lợi, khả năng phân
tích môi trường kinh doanh tốt và mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, Công ty có thể
13
đạt được mức tăng lợi nhuận cao hơn, Công ty cần phải có những chính sách để tối thiểu
chi phí như chi phí giá vốn, chi phí hoạt động và tăng các khoản thu nhập của Công ty
lên.
14
2.3.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2011 và 2012 của Công ty cổ phần XNK
Tuyết Lụa

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương
đối(%)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
TÀI SẢN 17.831.427.724 21.818.277.856 (3.986.850.132) (18,27)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 10.551.323.609 13.379.104.589 (2.827.780.980) (21,14)
I. Tiền và các khoản tương
đương với tiền 699.310.155 48.503.097 650.807.058 1341,78
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 3.631.358.638 10.360.870.563 (6.729.511.925) (64,95)
1. Phải thu của khách hàng 2.519.561.695 9.513.505.639 (6.993.943.944) (73,52)
3. Các khoản phải thu khác 1.111.796.943 847.364.924 264.432.019 31,21
III. Hàng tồn kho 4.910.312.908 182.674.351 4.727.638.557 2588,01
1. Hàng tồn kho 4.910.312.908 182.674,351 4.727.638.557 2588,01
IV. Tài sản ngắn hạn khác 1.340.341.908 2.787.056.578 (1.446.714.670) (51,91)
1. Thuế GTGT được khấu
trừ 1.287.620.405 2.787.056,578 (1.499.436.173) (53,80)
2. Thuế và các khoản khác
phải thu nhà nước 52.721.503 0 52.721.503 -
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 7.280.104.115 8.439.173.267 (1.159.069.152 (13,73)
I. Tài sản cố định 7.280.104.115 8.439.173.267 (1.159.069.152) (13,73)
1. Nguyên giá 8.658.443.885 9.918.916.158 (1.260.472.273) (12,71)
2. Giá trị hao mòn lũy kế (1.378.339.770
)
(1.479.742.891
)
101.403.121 (6,85)

NGUỒN VỐN 17.831.427.724 21.818.277.856 (3.986.850.132) (18,27)
A. NỢ PHẢI TRẢ 14.203.511.319 18.391.216.359 (4.187.705.040) (22,77)
I. Nợ ngắn hạn 13.124.348.319 18.391.216.359 (5.266.868.040) (28,64)
1. Vay ngắn hạn 9.479.542.519 10.220.892.218 (741.349.699) (7,25)
2. Phải trả người bán 2.030.310.800 4.794.151.652 (2.763.840.852) (57,65)
4. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước 81.279.561 (81.279.561) (100,00)
7. Các khoản phải trả ngắn
hạn khác 1.614.495.000 3.294.892.928 (1.680.397.928) (51,00)
15
II. Nợ dài hạn 1.079.163.000 1.079.163.000 -
1. Vay và nợ dài hạn 1.079.163.000 1.079.163.000 -
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.627.916.405 3.427.061.497 200.854.908 5,86
I. Vốn chủ sở hữu 3.627.916.405 3.427.061.497 200.854.908 5,86
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 0 -
2. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 627.916.405 427.061.497 200.854.908 47,03
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn tổng quan bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản đã giảm 3.986.850.132
VNĐ tương đương 18,27%. Sở dĩ có mức giảm như vậy là do trong năm 2012 Công ty đã
cắt giảm hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực không hiệu quả, để tập trung đầu tư
nguồn lực vào những lĩnh vực mang đến hiêụ quả như kinh doanh nguyên vật liệu xây
dựng
Tình hình tài sản của Công ty:
Trong năm 2012, cơ cấu của tài sản ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế so với tài sản dài
hạn với giá trị khoảng 1,45 lần. Ta thấy cơ cấu này là hợp lý là vì hình thức hoạt động của
Công ty là Công ty thương mại nên chính sách tập trung vốn phần lớn vào tài sản ngắn
hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh
được thuận lợi. Hơn nữa đối với Công ty kinh doanh thương mại cơ cấu tài sản lưu động

lớn hơn tài sản cố định là cần thiết, điều này sẽ giúp Công ty linh hoạt hơn trong việc
thanh toán hay đầu cơ lúc nguyên vật liêu giảm giá để mua vào
- Tài sản ngắn hạn:
+ Về tiền mặt và các khoản tương đương với tiền: trong năm 2012 Công ty tăng
đột biến lượng tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn lên trên 100% tương đương
650.807.058 VNĐ so với năm 2011. Điều đó chứng tỏ Công ty muốn tăng khả năng thanh
toán, tuy nhiên việc tăng tiền mạnh này khiến Công ty mất khoản chi phí lớn trong việc
dự trữ tiền mặt, cụ thể là chi phí cơ hội có thể gây ứ động vốn. Vì thế Công ty nên cân
nhắc tăng lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn lên để tăng tính an toàn trong thanh
toán. Hơn nữa, dự trữ lượng tiền mặt phù hợp còn giúp Công ty có cơ hội kiếm lời qua
hoạt động đầu cơ, ví dụ mua khi giá vật liệu xuống và bán ra khi lên giá.
16
+ Các khoản phải thu: năm 2012 giảm tuyệt đối 6.729.511.925 VNĐ và tương ứng
giảm 64,95%. Trong đó:
Khoản phải thu khách hàng: Sự chênh lệch lớn giữa năm 2012 và năm 2011 giảm
6.993.943.944VNĐ và tương ứng giảm 73,52%. Năm 2012 Công ty đã hạn chế cho KH
vay cũng như đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn của KH để tránh tình trạng nợ khó
đòi, gây thiếu vốn đầu tư cho kinh doanh. Công ty áp dụng chính sách thu hẹp tín dụng để
giảm chi phí quản lý các khoản, tăng khả năng trả nợ đúng hạn cho Công ty. Nhưng điều
này đồng nghĩa với việc Công ty đã làm giảm doanh thu, không nâng cao khả năng cạnh
tranh. Sở dĩ Công ty chỉ tập trung vào những KH lâu năm giúp đảm bảo việc chi trả tiền
một cách tuyệt đối. Mặc dù việc thanh toán ngay sẽ được Công ty cho hưởng chiết khấu
nhưng không phải KH nào cũng đủ khả năng, KH chỉ có thể thanh toán trả chậm, trả góp.
Nên có độ thắt chặt phù hợp để tránh giảm quá mức lợi nhuận, mất một khoản lợi nhuận
của KH mới.
Các khoản phải thu khác: năm 2012 tăng tuyệt đối 264.432.019 VNĐ tương đương
31,21% so với năm 2011. Trong năm 2012, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu là đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, Công ty chi hộ cho đơn vị ủy thác xuất khẩu Công
ty TNHH Thép Việt về chi phí nhập hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc
vác nên khoản phải thu khác tăng lên so với năm 2011.

+ Hàng tồn kho: năm 2012 tăng 4.727.638.557 VNĐ gấp 26,88 lần so với năm
2011. Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là sản phẩm gia dụng – đồ công nghệ và một số
mặt hàng tiêu dùng. Sở dĩ có mức tăng này là do chính sách đầu tư của Công ty năm nay
có nhiều thay đổi, Công ty chủ trương gia tăng lượng hàng nhập vào dẫn đến lượng hàng
tồn kho quá nhiều, không bán được hàng. Trong vài năm gần đây, nền kinh tế có biến
động, lượng cung ứng thị trường lớn hơn rất nhiều lượng cầu, KH giảm lượng tiêu dùng
dẫn đến hàng hóa bán ra chậm làm cho doanh thu giảm và lượng hàng tồn kho tăng lên.
- Tài sản dài hạn:
+ Tài sản cố định: trong năm 2012 hầu như không tăng lên mà thậm chí còn giảm
đi 1.159.069.152 VNĐ so với năm 2011, tương đương giảm 13,73%. Với đặc thù là Công
ty thương mại, Công ty hoạt động chính trong vai trò trung gian phân phối thu mua và bán
lại, các tài sản cố định hữu hình của thuộc sở hữu của Công ty là máy móc giúp quá trình
hoạt động của Công ty, quá trình lưu kho, bảo quản hàng hóa. Năm 2012 đối với các thiết
bị xây dựng Công ty chủ yếu thuê ngoài để giảm chi phí khi thực hiện dự án. Mặt khác, tỷ
lệ giảm này là do khấu hao lũy kế của một số tài sản cố định tăng và có một số tài sản
khấu hao hết đã được thanh lý.
17
Tình hình nguồn vốn của Công ty:
- Nợ phải trả:
+ Nợ ngắn hạn: năm 2012 giảm 5.266.868.040 VNĐ, tương ứng giảm 28,64% so
với năm 2011. Năm 2012 Công ty đã tiến hành thanh toán các khoản phải trả cho nhà
cung cấp, mặt khác khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước giảm vì thế mà mà số
nợ ngắn hạn giảm đáng kể.
+ Vay ngắn hạn: năm 2012 nguồn vay ngắn hạn giảm 741.349.699 VNĐ, tương
ứng giảm 7,25% so với năm 2011. Ta thấy nguồn vay ngắn hạn giảm kéo theo chi phí lãi
vay ngắn hạn phải trả cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng giảm theo. Nguyên
nhân giảm vay ngắn hạn là do năm 2012 khả năng tự tài trợ bằng vốn tự có của Công ty
tốt hơn, thêm nữa Công ty thay đổi chiến lược chuyển dịch từ nợ ngắn hạn sang nợ dài
hạn giúp Công ty ổn định được nguồn vốn kinh doanh. Nguồn vay ngắn hạn phát sinh chi
phí huy động cao nhưng nó vẫn là nguồn có tính ổn định hơn nguồn chiếm dụng so với

phải trả người lao động, thuế phải trả nhà cung cấp. Vì thế mà vay ngắn hạn tuy có giảm
nhưng đây vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn với 72,23%.
+ Phải trả người bán: năm 2012 khoản phải trả người bán giảm xuống tuyệt đối
2.763.840.852VNĐ, tương đương 57,65% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm
này là do hàng hóa, máy móc thiết bị… nhập về đã thanh toán hết cho người bán . Điều
này làm tăng uy tín của công ty trên thị trường. Thêm nữa, khoản vốn tự có của Công ty
tăng lên 200.854.908 VNĐ so với năm 2011 nên khoản tín dụng được NCC cấp cho cũng
theo đó giảm, trong khi đó năm 2011 vốn tự có không đủ, khoản cấp tín dụng được Công
ty khai thác triệt để. Vẫn biết rằng được hưởng nhiều khoản tín dụng từ NCC sẽ rất tốt
cho Công ty để có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, điều này sẽ mang lại nhiều
thuận lợi cho Công ty, hưởng tín dụng thương mại nghĩa là Công ty đang gián tiếp sử
dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu Công ty có thể tận dụng thời hạn
tín dụng không mất phí. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là gây
mất lòng tin cho nhà cung cấp nếu không trả đúng thời hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp.
+ Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: năm 2012 doanh thu bán hàng và
dịch vụ giảm, các khoản tiêu dùng chi cho hoạt động của cán bộ của công nhân viên, như
tổ chức các giải đấu thể thao, giao lưu văn nghệ, nghỉ mát ngày lễ cũng giảm. Điều này
dẫn tới thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước giảm so với năm 2011.
+ Nợ dài hạn: nợ dài hạn bao gồm các khoản nợ mà công ty sẽ thanh toán trong
thời hạn trên một năm. Nợ dài hạn của công ty chủ yếu là khoản vay dài hạn tại ngân
hàng để đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Vay dài hạn
18
chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn với chỉ 6,05%. Năm 2011 vay dài hạn bằng
0, trong khi năm 2012 bằng 1.079.163.000VNĐ, sự chênh lệch này là do công ty đang có
xu hướng chuyển dịch từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn, điều này giúp công ty ổn định
được nguồn vốn kinh doanh.
- Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu: năm 2012 VCSH tăng 200.854.908 VNĐ, tăng tương đối 5,.86%
so với năm 2011. Nhân tố chính tạo nên sự tăng thêm này là vốn đầu tư của chủ sở hữu
tăng lên, trong năm này các cổ đông đóng góp thêm để tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho

mục đích tăng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Hơn nữa nhờ có nguồn lợi
nhuận để lại của năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng lên 47,03% cũng là lí do khiến nguồn
vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2011.
Nhận xét:
Qua bảng số liệu bảng cân đối ta thấy, tuy tổng tài sản và tổng nguồn vốn năm
2012 có giảm đi so với năm 2011. Thế nhưng, mức giảm này là do sự cắt giảm đi những
mảng đầu tư kém lợi nhuận không hiệu quả và năm 2012 thực sự là một năm hoạt động
hiệu quả hơn với sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế.
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn.
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
1. Tỷ trọng Tài
sản ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn
59,17 61,32 (2,15)
Tổng tài sản
2. Tỷ trọng Tài
sản dài hạn
Tổng tài sản dài hạn
40,83 38,68 2,15
Tổng tài sản
3. Tỷ trọng Nợ Tổng nợ
79,65 84,29 (4,64)
Tổng nguồn vốn
4. Tỷ trọng vốn
CSH
Tổng vốn CSH
20,35 15,71 4,64

Tổng nguồn vốn
Nhận xét:
Năm 2011, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số tài sản đạt 61,32%
nhưng sang năm 2012 giảm xuống 2,15% còn 59,17%. Sở dĩ có sự chênh lệch là do trong
năm 2012 Công ty hoạt động thu hẹp thị trường, sự giảm của các khoản trả trước cho
người bán, phải thu khách hàng từ 9.513.505.639 VNĐ năm 2011 thì đến năm 2012 chỉ
19
còn 2.519.561.695 VNĐ, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và của tài sản ngắn hạn khác.
Số tiền phải trả trước cho nhà cung cấp trong hai năm giảm đi do uy tín của Công ty tăng
lên và do mối quan hệ buôn bán đang ngày càng phát triển. Trong năm 2012, tỷ trọng tài
sản ngắn hạn lớn hơn tài sản dài hạn tương đương 18,34%.
Năm 2012, trong tổng tài sản của Công ty thì tài sản dài hạn chiếm 40,83% tăng
2,15% so với năm 2011. Mặc dù tăng xây dựng cơ bản nhưng đầu tư tài chính dài hạn và
tài sản dài hạn khác giảm đã làm cho tốc tổng tài sản dài hạn giảm, nhưng việc tài sản dài
hạn giảm chậm khi tài sản ngắn hạn giảm nhanh nên tỷ trọng tài sản dài hạn có sự gia
tăng 2,15%. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn đem đầu tư cho tài sản thì năm 2012 đầu tư
tăng thêm 2,15 đồng cho tài sản dài hạn năm năm 2012.
Từ hệ số nợ cho ta thấy để đầu tư 1 đồng cho tài sản Công ty phải huy động vào năm
2011 là 0,8429 VNĐ và năm 2012 là 0,7965 VNĐ từ nguồn nợ. Điều này do nguồn vốn
đầu tư của Công ty tăng, nguồn vốn hình thành từ nợ ngắn hạn giảm từ 18.391.216.359
VNĐ trong năm 2011 xuống 13.124.348.319 VNĐ năm 2011. Tỷ trọng nợ giảm tương
đương 4,64% cho thấy khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp tốt hơn, rủi ro thanh toán
giảm.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết 1 đồng nguồn vốn của Công ty được hình thành từ
bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2012 vốn chủ sở hữu chiếm 20,35% trên tổng
nguồn vốn, tăng 4,64% so với năm 2011. Do lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 tăng
200.854.908 VNĐ, tình hình hình kinh doanh của Công ty tốt hơn và do các các cổ đông
đóng góp vào, vì thế mà VCSH tăng 5,86% so với năm 2011. VCSH tăng lên thể hiện
năng lực tài chính của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển, khả năng tự chủ về
tài chính cũng cao hơn. Ngoài ra, tăng VCSH, khả năng tự tài trợ được cho các hoạt động

kinh doanh của Công ty tốt hơn còn giúp Công ty giảm được chi phí lãi vay đang ngày
càng tăng lên.
20
2.4.2 Chỉ tiêu khả năng thanh khoản
Bảng 2.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
1. Khả năng thanh
Tổng tài sản ngắn hạn
0,80 0,73 0,07
toán ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
2. Khả năng thanh (TSNH-Hàng tồn kho)
0,43 0,72 (0,29)
toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn
3. Khả năng thanh Tiền và các khoản
0,053 0,003 0,05
toán tức thời tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Nhận xét:
Khả năng thanh toán ngắn hạn: chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2012 là
0,80 lần cao hơn năm 2011 là 0,07 lần. Điều này thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn
hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt, cụ thể một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bằng 0,80 VNĐ tài sản ngắn hạn. Rủi ro thanh khoản năm 2012 giảm so với năm 2011.
Từ năm 2011 tới năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn tăng là do tốc độ giảm của các
khoản nợ ngắn hạn là 28,64% cao hơn so với mức độ giảm của tài sản ngắn hạn là
21,14%.
Khả năng thanh toán nhanh: một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh khoản cao. Trong năm 2012 tài sản ngắn hạn
giảm 21,14% so với 2011 nhưng nợ ngắn hạn giảm 28,64% do vậy tốc độ giảm của tài
sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn là 7,5%. Điều này khiến cho hệ số thanh toán nhanh

có xu hướng giảm đi. Và hệ số này của Công ty năm 2012 là 0,43 lần, năm 2011 là 0,72
lần, giảm 0,29 lần. Nguyên nhân trực tiếp ở đây là do lượng hàng tồn kho năm 2012 tăng
gấp 26,88 lần so với năm 2011. Hệ số thanh toán nhanh được đảm bảo bằng các khoản có
tính thanh khoản cao. Trong năm 2012 bằng 0,43 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn khi
đến kỳ hạn trả nợ được đảm bảo bằng 0,43 đồng tài sản ngắn hạn để chi trả mà không cần
bán đến hàng tồn kho - hàng mà có tính thanh khoản thấp. Biết rằng hệ số nhỏ hơn 1,
mang tính rủi ro do việc chi trả khoản nợ còn thấp.
Khả năng thanh toán tức thời: chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán
tức thời bằng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương
đương tiền. Năm 2012 là 0,053 lần, năm 2011 là 0,003 lần. Hệ số này tăng mạnh là do
lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng trên 100% so với năm
21
2011. Ta có thể thấy tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tăng trên 100% rất
nhanh tương đương tốc độ giảm xuống của mức nợ ngắn hạn 28,64% nên khả năng thanh
toán tức thời của Công ty tăng một cách tuyệt đối so với năm 2011. Chính sách tăng dự
trữ tiền và các khoản tương đương tiền giúp Công ty tránh được rủi ro khi cần thanh toán
gấp cho nhà cung cấp, hoặc những khoản vốn tức thời, tuy nhiên chính sách này mang lại
nhược điểm gây nên tình trạng ứ đọng vốn do vậy Công ty cần cân nhắc để có một tỷ lệ
dự trữ tiền phù hợp.
Tùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu
hệ số khả năng thanh toán nhanh có trị số khác nhau. Nếu hệ số khả năng thanh toán
nhanh quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ - nhất là
nợ đến hạn - vì không đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải
bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ. Năm 2012 doanh nghiệp đã giảm
được rủi ro tính thanh khoản 0,05 lần so với năm 2011, đây là một dấu hiệu đáng mừng.
Qua các hệ số trên ta có thể thấy được hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty luôn
giữ ở mức cao, đảm bảo thanh khoản. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của Công ty,
thu hút và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Thế nhưng, chỉ số thanh toán tức thời
còn thấp, mặc dù năm 2012 đã tăng lên một cách đáng kể, do vậy Công ty nên cân nhắc
tăng lương dự trữ tiền mặt và các khoản tương đương để đảm bảo những khoản thanh

toán tức thời.
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị:Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011
Chênh
lệch
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần
6,33 5,61 0,72
tổng tài sản
Tổng tài sản
Nhận xét:
Chỉ tiêu này cho biết: bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận.
Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 là 6,33 lần, năm 2011 là 5,61 lần. Hệ số
này tăng là do doanh thu thuần giảm 7,75% so với năm 2011, tổng tài sản giảm 18,27%.
Nguyên nhân của mức tăng này là bởi năm vừa qua là do tình hình kinh doanh máy móc
22
thiết bị. Doanh thu của các cửa hàng đại lý bán lẻ tăng do doanh số bán lẻ tăng và hoa
hồng đại lý được hưởng tăng.
Hệ số cho thấy, trong năm 2012 bình quân 1 VNĐ tài sản tham gia vào quá trình
kinh doanh tạo ra được 6,33 VNĐ doanh thu thuần, trong khi đó năm 2011 tạo ra được
5,61 VNĐ doanh thu thuần, sự chênh lệch tương đương 0,72 lần. Điều này chứng tỏ năm
2012 doanh nghiệp với hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt hiệu quả. Tuy hệ số này là khá
cao nhưng giá vốn hàng bán lại rất cao, khiến lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng còn thấp. Vì
thế Công ty nên xem xét lại, cắt giảm đầu tư những ngành kinh doanh gây ứ đọng vốn,
hiệu quả thấp. Ngoài ra, Công ty còn phải chú ý đến quản lý giá vốn hàng bán, tìm thêm
nhà cung cấp để có thể cắt giảm chi phí tới mức tối thiểu.
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao,

doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ
tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi có thể
số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử
dụng.
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011
Chênh
lệch
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế
1,16 2,08 (0,92)
trên tổng tài sản Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế
0,18 0,37 (0,19)
trên doanh thu Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế
5,71 13,26 (7,55)
trên VCSH VCSH
Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: ta thấy trong năm 2012 một đồng vốn bỏ ra để đầu
tư cho tài sản thu về 0,0116 đồng lợi nhuận, trong khi đó con số này ở năm 2011 là
0,0208 đồng. Như vậy hiệu quả sử dụng một đồng vốn ở năm 2012 giảm so với năm 2011
là 0,0092 đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của năm 2012 giảm 54,45%, tổng tài
sản năm 2012 cũng giảm 18,27% so với năm 2011. Hơn nữa, ở cả 2 năm 2011 và 2012 thì
tỷ suất này vẫn còn thấp cho thấy vốn bỏ ra để đầu tư cho tài sản chưa mang lại hiệu quả
cao. Việc tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm là tín hiệu không tốt đối với năm 2012,
trong năm doanh thu của Công ty giảm so với năm 2011 khiến cho lợi nhuận trước thuế
23
của Công ty đã bị giảm 54,45% so với năm 2011, và tỷ trọng vốn vay ở năm này còn khá
cao. Trong tương lai doanh nghiệp cần phải có những biện pháp phù hợp để làm tăng

hiệu suất sử dụng tài sản ví dụ như phải quản lý tài sản một cách tốt hơn, tránh dùng sai
mục đích gây lãng phí. Công ty cũng nên thanh lý bớt các tài sản cố định đã sử dụng trong
thời gian và thay thế nó bằng nhưng tài sản khác để làm tăng năng suất sử dụng của tài
sản. Và một điều nữa là Công ty phải cố gắng bán hết hàng tồn kho để tăng doanh thu từ
đó mà lợi nhuận sau thuế cũng sẽ tăng lên.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: năm 2012 tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 0,18%
giảm 0,19% so với năm 2011. Trong năm 2012 Công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh,
hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thu được lợi nhuận cao, ít được người tiêu
dùng ưa chuộng, do đó dẫn đến giá vốn hàng bán giảm đi 7,82% so với cùng kỳ năm
ngoái. Ngoài ra, các khoản chi phí khác trong năm 2012 tăng trên 100%, trong khi năm
2011 chỉ tiêu này ở mức 0. Các chi phí khác bao gồm chi phí bán hàng, chi phí tài
chính có sự tăng mạnh. Thu nhập khác cụ thể lãi từ hoạt động đầu tư tài chính cũng
giảm đi tương đối 74,08%. Những nhân tố này là nguyên nhân chính dẫn tới tốc độ giảm
mạnh của lợi nhuận sau thuế, trong khi tốc độ tăng doanh thu giảm một cách tương đối
điều này dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: tỷ suất này cho biết trong 100 đồng doanh thu
thuần thì chủ sở hữu sẽ thu về cho mình bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy trong
năm 2012 chủ sở hữu thu về là 5,71 VNĐ, tức là giảm xuống 7,55 VNĐ lợi nhuận sau
thuế so với năm 2011. Tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu giảm nhanh do việc sử dụng đồng
vốn CSH kém, đầu tư không đúng chỗ, không đúng mục đích. Cụ thể Công ty đầu tư vào
một số lĩnh vực còn kém hiệu quả, các mặt hàng xuất khẩu với doanh thu thấp, các khoản
đầu tư vào thị bất động sản bị đóng băng Vì thế, Công ty cần có những chính sách,
chiến lược kinh doanh mới để đầu tư vốn hiệu quả hơn, tập trung đầu tư nững ngành có tỷ
suất sinh lời cao hơn để tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu, tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu.
2.5 Tình hình lao động tại Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa
2.5.1 Cơ cấu lao động và thu nhập bình quân
Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài
sản quý giá của Công ty. Vì vậy ngay từ khi Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa được thành
lập, ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến vấn đề tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo đội

ngũ lao động trẻ có trình độ, năng động hăng hái trong công tác, cùng với kinh nghiệm của
nhân viên đi trước đồng lòng nhất trí góp phần phát triển Công ty ngày một vững mạnh.
24
Nếu phân theo trình độ lao động, Công ty có tổng số lao động là 100 người, cơ cấu lao
động và thu nhập được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 2.7 Trình độ lao động
Trình độ
Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
Sau đại học
20 20,00
Cao đẳng và Đại học
60 60,00
Công nhân lao động
20 20,00
Tổng cộng
100 100,000
(Nguồn: Phòng hành chính)
Bảng 2.8 Thu nhập bình quân
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm Tiền lương bình quân/người/tháng
2012 3.328.080
2011 3.498.230
(Nguồn: Phòng hành chính)
2.5.2 Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi
Công ty luôn chú ý đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng
chuyên môn. Đối với người lao động tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ Công ty luôn
tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành về chế

độ chính sách nhà nước.
Công ty nâng cao kỹ năng truyền đạt với các nhân viên qua các khóa đào tạo nhằm
tạo đội ngũ kế thừa, tạo cơ hội cho nhân viên phấn đấu để phát triển trong nghề nghiệp và
thăng tiến. Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa cũng rất chăm lo tới đời sống của đội ngũ
nhân viên thông qua các chính sách: Thường xuyên khen thưởng CBNV hoàn thành kế
hoạch vào định kỳ hàng Quý và cuối năm; Khám sức khỏe định kỳ 2 đợt/năm cho toàn
chức cho CBNV các sinh hoạt tập thể; Các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức các thể
nhân viên theo đúng thỏa ước lao động tập thể; Tổ hoạt động nhằm nâng cao đời sống
tinh thần cho nhân viên, tạo sự gắn bó, đoàn kết, nâng cao hiệu quả làm việc…
25

×