Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong trường học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.04 KB, 26 trang )

Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để một nền kinh tế bền vững thì nhân tố con người luôn đóng vai trò
quyết định. Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với xu hướng trên, Việt Nam luôn tạo mọi
điều kiện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, nhằm đáp ứng tốt
hơn cho nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tuy giáo dục đóng vai trò quan trọng là vậy, nhưng thời gian gần đây dư
luận đang “ nóng “ lên vì những thông tin học sinh bỏ học. Theo kết quả kiểm
tra phong trào thi đua “ trường học thân thiện học sinh tích cực ” năm học 2011-
2012 tại 12 tỉnh thành gồm có : Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,
Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng,
Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh con số bỏ học tính riêng học kỳ I lên tới gần
14.000, nhiều nhất là TP HCM với trên 5.600. Số vụ học sinh đánh nhau là 384
(nhiều nhất là ở Quảng Ninh 169 vụ), số học sinh vi phạm bị kỷ luật là 376
(nhiều nhất là Lạng Sơn 151 em).Tình trạng học sinh bỏ học đang tăng hàng loạt
ở các địa phương khiến những ai quan tâm đến giáo dục không khỏi băn khoăn,
trăn trở. Nếu vấn đề này không được quan tâm đúng mức sẽ đưa đến những hậu
quả xấu cho chính bản thân các em, gia đình các em và xã hội.
Có thể thấy rằng, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học hiện nay là
vấn đề hết sức bức thiết và đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các ban ngành. Là một
giáo viên chủ nhiệm lớp từ nhiều năm nay, bản thân tôi cũng đúc rút ra một số
kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả nên tôi chọn đề tài: “ Một
số kinh nghiệm trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong trường
họchiện nay”, nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng và nêu lên những suy nghĩ về
biện pháp khắc phục vấn đề này.
1
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề


Bỏ học là hiện tượng xảy ra trong phạm vi nhà trường. Đó là hiện tượng
học sinh rời khỏi ghế nhà trường khi đang ở giai đoạn được giáo dục thuộc cấp
học mà học sinh đó được tuyển sinh.
Bỏ học trước hết là ảnh hưởng đến bản thân học sinh sau đó ảnh hưởng
đến gia đình và xã hội.
Đối với bản thân học sinh sẽ làm cho học sinh không có đủ những kiến
thức cơ bản để đi vào cuộc sống lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên trên.
Hiện nay, trong lao động sản xuất đòi hỏi người lao động phải có một trình độ
nhất định về văn hoá phổ thông và trình độ về kĩ năng nghề nghiệp. Bỏ học ở
bậc trung học phổ thông còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.Gia đình phải
tốn kém hơn về kinh tế, phải bỏ ra một khoản tiền đầu tư thêm cho con em mình
học lại, xã hội phải tốn kém hơn về công sức và tiền của trong việc đầu tư sức
lực và kinh phí để giải quyết vấn đề nâng cao dân trí.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Cơ sở thực tiễn.
Huyện Ngọc Lặc là huyện miền núi, đang được UBND tỉnh Thanh Hóa
quy hoạch thành trung tâm kinh tế phía tây của tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu phát
triển toàn diện của Huyện, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề và trình độ kỹ
thuật cao. Trong đó không đơn thuần chỉ từ phía giáo dục Đại học – Cao đẳng,
mà nó là của cả ngành giáo dục, trong đó không kém phần quan trọng là giáo
dục phổ thông.
2
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Hiện nay trên toàn địa bàn huyện Ngọc Lặc có tất cả 03 trường trung học
phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên với 03 cụm, đó là những nơi
để có thể phát triển nguồn nhân lực chính cho Huyện nhà.
Trường THPT Lê Lai là một trong ba trường trung học phổ thông của
huyện Ngọc Lặc, trường đóng trên địa bàn của xã Kiên Thọ, là huyện miền núi
nên đa số học sinh của trường là con em nông thôn, đời sống kinh tế còn gặp

nhiều khó khăn thiếu thốn, nhận thức của người dân về học tập chưa cao, độ tuổi
các em học sinh THPT lại là độ tuổi lao động chính của các gia đình, đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều học sinh phải bỏ học, là hiện
tượng đáng lo ngại, cần được quan tâm và suy nghĩ.
2. Nguyên nhân học sinh bỏ học.
Trong những năm học trước do số học sinh của nhà trường bỏ học nhiều.
Cụ thể năm học 2010 – 2011 là 60 em, năm học 2011 – 2012 là 62 em, năm học
2012- 2013 là 61 em. Qua tìm hiểu thực tế tôi được biết học sinh trường THPT
Lê Lai – Ngọc Lặc bỏ học gồm một số nguyên nhân sau:
2.1/ Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh:
Địa bàn tuyển sinh của trường THPT Lê Lai gồm 10 xã, nhưng có tới 05
xã thuộc vùng 135 đó là Vân Am, Phùng Giáo, Phùng Minh, Phúc Thịnh,
Nguyệt Ấn, như vậy có khoảng 50% số học sinh trong trường thuộc vùng 135,
vì điều kiện kinh tế của gia đình còn quá khó khăn, cha mẹ các em phải đi làm
ăn xa ( trong thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng ) nên ít có điều
kiện quan tâm đến việc học của con em. Những đối tượng học sinh này phần lớn
sống với ông bà, những người bà con, các em ít được chỉ bảo, động viên trong
việc học dẫn đến học yếu,chán nản và bỏ học. Bên cạnh đó có một số đối tượng
do hoàn cảnh gia đình bị đổ vỡ, cha mẹ ly hôn, cảm giác các em như bị bỏ rơi,
chán nản không có ý thức phấn đấu trong học tập dần dần sa sút, xấu hổ với bạn
bè sinh ra bỏ học.
3
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Ngoài những em học sinh phải bỏ học vì gia đình khó khăn thì cũng có
em gia đình khá giả, bản thân cũng muốn đi học nhưng bố mẹ lại muốn các em ở
nhà phụ giúp việc buôn bán hay làm một số công việc khác, đó là những người
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước
mắt bên cạnh đó có một số sinh viên ra trường chưa xin được việc làm, và họ
nghĩ rằng con em mình có học và thi đậu đại học thì sau này cũng không xin
được việc làm, vì lý do đó mà những bậc phụ huynh này đã không cho con mình

tiếp tục theo học.
2.2/ Nguyên nhân từ phía xã hội:
Mặc dù chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong xã hội rất
quan tâm đến vấn đề giáo dục.Tuy nhiên trong xã hội còn tồn tại những phần tử
không lành mạnh những phần tử này lôi kéo rủ rê các em học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, học lực yếu, thích sống đua đòi, có tư tưởng lưng chừng…đi vào con
đương ăn chơi dẫn đến bỏ học.
2.3/ Nguyên nhân từ bản thân học sinh:
Đa số học sinh trong độ tuổi vừa học vừa làm. Qua tìm hiểu tôi được biết
một số em học sinh khi đến kỳ nghỉ hè là lên đường đi vào miền nam hoặc đi Hà
Nội và một số thành phố khác để làm thuê, kiếm tiền gửi về cho gia đình hoặc
ăn chơi, đến đầu năm học các em lại về quê đi học, khi các em tiếp xúc với đồng
tiền thì việc học của các em rất khó khăn. Ngoài ra những em học sinh có học
lực yếu kém cũng thường có tư tưởng chán nản, tự ti với bạn bè, bên cạnh đó
cũng có một số em có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không được trang bị đầy
đủ các dụng cụ học tập cần thiết, một mặt do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi,
muốn làm người lớn, các em chưa ý thức được vai trò của việc học, thích sông
tự do bị các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo vào con đương ăn chơi, sao nhãng việc
học.
3. Hậu quả của việc học sinh bỏ học:
4
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Dù nguyên nhân bỏ học của các em là gì đi chăng nữa thì hậu quả mà nó
gây ra là rất lớn. Trước tiên bản thân các em sẽ phải gánh chịu, ngay thời điểm
hiện tại các em sẽ bị thiếu hụt một nền tảng tri thức cơ bản cần thiết cho sự phát
triển của các em, từ sự mặc cảm, tự ti thua kém bạn bè, không có môi trường để
rèn luyện đạo đức dễ dàng đưa các em đến với những thói hư tật xấu, những
hành vi lệch chuẩn. Hoặc trong một tương lai không xa khi các em trưởng thành,
xã hội sẽ đón nhận các em như thế nào khi nền kinh tế đang trong xu thế toàn
cầu hóa, làm sao các em có thể xin được việc làm khi chưa tốt nghiệp THPT.

Và lúc đó, các em sẽ thật sự trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với
những em có hoàn cảnh kinh tế khá giả, bố mẹ có thể bao bọc hoặc lo cho các
em một công việc nào đó nhưng còn những em có hoàn cảnh khó khăn thì sao?
Khi không có công ăn việc làm, khó khăn sẽ chồng chất khó khăn và nếu không
có bản lĩnh các em sẽ trở thành “tay sai” của tệ nạn xã hội (như trộm cướp, bài
bạc, mại dâm ).
Có thể nói hậu quả từ việc bỏ học là rất tệ hại mà chúng ta không thể
lường hết được. Nó tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
cả nước nói chung và của địa phương có học sinh bỏ học như huyện Ngọc Lặc
nói riêng.Thậm chí ở những địa phương có tỷ lệ học sinh bỏ học đông sẽ xảy ra
tình trạng “khủng hoảng cộng đồng”. Vì một số thanh niên ở địa phương không
có tri thức kéo theo không có nghề nghiệp, không có thu nhập, cuộc sống nghèo
khó. Không có tri thức rất dễ sinh nhiều con, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số.
Còn sự nghèo khó nó sẽ dẫn đến con đường tội phạm, làm ăn phi pháp.
III. Các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Lê
Lai – Ngọc Lặc.
Xuất phát từ nguyên nhân, thực trạng và những hậu quả của tình trạng bỏ
học của học sinh phổ thông nói chung và học sinh trường THPT Lê Lai nói
riêng, qua quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với ý kiến của ban giám hiệu nhà
trường tôi xin nêu lên một số giải pháp đối với vấn đề này như sau:
5
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
1. Giải pháp tức thời
1.1/ cần có ngay một cuộc vận động “ nói không với hiện tượng học sinh bỏ học
vì hoàn cảnh khó khăn ”
Không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần rà soát lại những
chính sách ưu tiên, hỗ trợ những học sinh nghèo, bổ sung những ưu đãi mới, có
những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực hành tiết
kiệm dành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong trào từ thiện trong các nhà
trường, vận động những học sinh khá giúp đỡ bạn nghèo. Hiện học sinh nghèo

đã được miễn học phí , nhưng các khoản đóng góp khác thì bình đẳng như
những học sinh khác, báo chí cũng đề cập nhiều đến vấn đề “lạm thu, loạn thu”
trong các nhà trường, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh
nghèo phải bỏ học. Có không ít trường học không những không có biện pháp
giúp học sinh nghèo mà còn luôn “ sáng tạo ” ra những khoản thu để “ bòn rút ”
của học sinh. Cần có chính sách cho những gia đình nghèo vay vốn cho con học
phổ thông, cũng như có các quy định “ xử phạt ” những trường, địa phương để
học sinh phải bỏ học vì nghèo. Đối với những địa phương nghèo cần điều tra
khảo sát và xin nhà nước hỗ trợ kinh phí.
1.2/ Nhà trường cần phối hợp với các cơ quan đoàn thể khác.
Nhà trường cần phối hợp với cơ quan công an xã, các tổ chức đoàn thể:
Hội phụ nữ, hội cựu giáo chức, đoàn thanh niên nơi học sinh cư trú đến từng gia
đình học sinh bỏ học hoặc có ý định bỏ học khuyến khích, động viên bản thân
các em và gia đình để các em quay lại trường học. Đây là giải pháp mà tôi đã
thực hiện ở xã Phúc Thịnh – Ngọc Lặc, qua một lần tôi đến xã này động viên
học sinh bỏ học của lớp tôi chủ nhiệm đó là em Trương Thị Khánh Phương. Tôi
đã cùng bác hội trưởng hội cựu giáo chức đến nhà em Phương, qua tìm hiểu
được biết em Phương bỏ học với lý do gia đình khó khăn, bố đi làm ngoài
6
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Quảng Ninh, nhà còn hai em ăn học, hơn nữa lực học của em chỉ ở mức trung
bình, nếu có học sau này cũng không thi đậu đại học, nhưng sau khi nghe những
lời động viên phân tích của tôi và bác hội trưởng hội cựu giáo chức thì em
Phương đã quay trở lại học bình thường, năm học lớp 12 em Phương đã tâm sự
với tôi, “ May mà cô đã quan tâm và phân tích động viên em đi học trở lại, bố
mẹ em là nông thôn không hiểu rõ được thiệt thòi của việc bỏ học nên ngày đó
bố mẹ em đồng ý để em bỏ học ”. Như vậy nếu được sự quan tâm của các ban
ngành đoàn thể cũng như gia đình các em sẽ có những quyết định đúng đắn nhất
để có một tương lai tốt đẹp, đồng thời các em cũng thấy được tác hại của việc bỏ
học ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của mình. Từ đó các em có cách nhìn,

cách nghĩ mới và quyết định trở lại trường học.
1.3/ Phân loại đối tượng học sinh :
Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải lên danh sách những học sinh có nguy cơ
bỏ học ( có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cuộc sống gia đình không hạnh phúc,
học sinh học kém ) phân nhóm để có những biện pháp phù hợp giúp đỡ các em,
đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học giáo viên phải thường xuyên tới thăm
gia đình các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh, hiểu được những suy nghĩ
của các em và gia đình để kịp thời có những biện pháp giải quyết. Đối với học
sinh học kém, học sinh ở lại lớp giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân, nếu do còn
yếu kém kiến thức ở lớp dưới thì tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo để học sinh theo
kịp bạn bè.
Ví dụ: Cuối năm học 2010 – 2011 tôi đã nhờ riêng ba giáo viên đó là thầy Lê
Đức Quang dạy bộ môn toán, cô Hoàng Thị Liên dạy bộ môn hóa học và cô
Hoàng Thị Hằng dạy bộ môn tiếng Anh ra ba đề thi khảo sát, mục tiêu của đề thi
khảo sát là tìm những học sinh còn yếu kiến thức cơ bản của ba môn này, với
vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 10C1, tôi đã cho lớp tiến hành thi khảo sát ba
môn này, sau đó nhờ các giáo viên trực tiếp ra đề chấm và phân loại học sinh
hổng kiến thức cơ bản của ba môn này. Sau khi có kết quả khảo sát tôi đã đích
thân nhờ các giáo viên dạy phụ đạo ba môn này cho các em. Kết quả đến năm
7
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
lớp 11 các em học sinh này đã có sự tiến bộ rõ rệt.( Tôi chỉ cho khảo sát ba môn
này vì các môn khác kiến thức lớp trên ít liên quan trực tiếp đến kiến thức lớp
dưới, hoặc có liên quan nhưng khi dạy giáo viên nhắc lại các em sẽ nhớ ngay).
Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên chủ nhiệm đề xuất các
chính sách hỗ trợ cho học sinh như, miễn giảm các khoản đóng góp trong nhà
trường, tạo điều kiện cho các em tiếp tục theo học.
1.4/ Cần có những chế tài với những trường hợp buộc học sinh bỏ học.
Nhiều gia đình không thực sự khó khăn nhưng buộc con em mình nghỉ để
lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên

truyền, lay chyển nhận thức của phụ huynh học sinh – học chính là con đường
thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất. Ở nước ngoài nếu cha mẹ không
tạo điều kiện cho con đến trường sẽ bị pháp luật chế tài. Đối với nước ta việc
này chưa được thực hiện nghiêm túc nên tình trạnh học sinh bỏ học vẫn ở mức
báo động.
2. Giải pháp dài hạn.
2.1/ Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “ hai không ”
Việc học sinh bỏ học do học lực yếu kém không thể không nói đến trách
nhiệm của nhà trường. Do áp lực của thành tích, các nhà trường chỉ lo đầu tư
vào phong trào “ mũi nhọn ” như lập ra các lớp chuyên chọn, lo bồi dưỡng học
sinh giỏi, luyện thi đại học mà bỏ qua hoặc xem nhẹ việc phụ đạo học sinh yếu
kém. Học sinh giỏi được lập một lớp riêng được giáo viên giỏi giảng dạy, còn
học sinh yếu thì thiệt thòi vì nhà trường ít quan tâm, một số giáo viên cũng
giảng dạy thiếu nhiệt tình ở các lớp yếu kém này. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho học sinh yếu kém chán học, dẫn đến tình trạng học sinh bỏ
học ngày càng nhiều. Để khắc phục và hạn chế tình trạng này, các nhà trường
nên đẩy mạnh cuộc vận động “ hai không ” nhằm phát hiện ra những học sinh có
học lực yếu kém qua các kỳ thi, bài kiểm tra, từ đó có những biện pháp phụ đạo
8
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
thêm để các em có một khối kiến thức vững vàng có thể học tốt hơn ở các lớp
trên.
2.2/ Thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông nói
chung và trường THPT Lê Lai nói riêng.
Hiện nay một số giáo viên có trình độ sư phạm yếu, trong quá trình giảng
dạy đã gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, chính vì vậy, các trường nên quan
tâm đến trình độ sư phạm của các giáo viên này để biết cách bồi dưỡng như: tổ
chức các kỳ thi giáo viên giỏi cấp trường một năm học hai lần, quy định mỗi
giáo viên trong một tháng phải đi dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp ít nhất
hai tiết, trong một học kỳ nhà trường tổ chức thao giảng bắt buộc ít nhất hai lần

để các giáo viên dự giờ và góp ý cho nhau Từ đó các giáo viên được bồi dưỡng
thêm về chuyên môn như cách giảng bài, cách truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ
hiểu gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em biết tư duy sáng tạo,
độc lập suy nghĩ.
Một vấn đề nữa gây ra sự khô khan cho học sinh khi học trên lớp đó là, giáo
viên luôn dạy theo cách truyền thống, không đổi mới phương pháp, không sử
dụng hoặc rất ít sử dụng đồ dùng dạy học. Hàng năm các nhà trường nên rà soát
lại toàn bộ đồ dùng dạy học và các thiết bị thí nghiệm để bổ sung thật đầy đủ, từ
đó có biện pháp bắt buộc giáo viên phải sử dụng đồ dùng hoặc thiết bị thí
nghiệm. Tôi tin rằng với những thay đổi trong phương pháp truyền đạt kiến thức
theo hướng tích cực sẽ giúp các em cảm thấy thú vị, yêu thích việc học tập hơn
và nhận thấy rất nhiều điều bổ ích trong việc học tập, từ đó sẽ khắc phục tình
trạnh học sinh chán học dẫn đến bỏ học.
2.3/ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp trong việc
đưa trẻ đến trường, ngăn chặn tình trạng bỏ học.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của chính
quyền các cấp. Đặc biệt là sự nổ lực của ban chỉ đạo phổ cập cấp xã, huyện và
sự phối hợp tốt của các ban ngành đoàn thể trong việc vận động đưa trẻ đến
9
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
trường, kiểm tra khảo sát thường xuyên tình hình học tập thực tế của học sinh
trên địa bàn dân cư. Tăng cường công tác tuyên truyền và đẩy mạnh xã hội hóa
giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách
nhiệm của từng người dân và cộng đồng dân cư trong quá trình triển khai thực
hiện công tác phổ cập giáo dục, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học của học
sinh.
Có chính sách hỗ trợ đặc biệt, đủ mạnh cho các địa phương khó khăn. Các
địa phương cần ưu tiên dành kinh phí của mình và các nguồn tài chính vận động
được của quỹ khuyến học, các công ty đóng trên địa bàn để cấp học bổng, xe
đạp cho các học sinh thuộc diên xóa đói giảm nghèo hoặc các học sinh có hoàn

cảnh khó khăn tiếp tục có điều kiện theo học ở các trường THPT.
Đối với những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thấp kém, cần
đầu tư xây dựng nhiều trường lớp với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quá tình
dạy và học, tạo điều kiện để cho con em dân tộc thiểu số có cơ hội được đến
trường, được tiếp thu kiến thức như những em học sinh ở đồng bằng.

3. Giải pháp giáo dục học sinh cá biệt
Ngoài các em học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn thì đa số
các em còn lại bỏ học là những đối tượng học sinh cá biệt, vì vậy dù mang tính
tức thời hay dài hạn thì giáo dục học sinh cá biệt vẫn là một biện pháp chủ yếu.
Việc giáo dục các đối tượng học sinh cá biệt không đơn thuần là nhìn
nhận những biểu hiện bên ngoài của các em mà cần phải tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định được nguyên nhân
chúng ta mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp
3.1 / Giáo dục bằng tâm lý:
Quan hệ thầy trò vốn là mối quan hệ tách biệt từ ngàn xưa. Trong nền
giáo dục hiện tại, nhất là từ năm 2008 đến nay ta đang tích cực thực hiện cuộc
vân động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” quan hệ đó đã
10
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
được thay đổi, thầy trò ngày nay có tình cảm thân mật gần gũi hơn, bởi có quan
hệ gần gũi thì mới biết được những tâm tư nguyện vọng của các em, chúng ta
mới có những biện pháp giáo dục thích hợp hơn. Và vì lẽ đó chúng ta mới thực
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện.
Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đề không
đơn giản, nếu GVCN thiếu tế nhị một chút thôi thì khó mà có thể gần gũi với
các em được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lới xúc phạm đến
các em đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các em
thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên nhất là
giáo viên chủ nhiệm lớp.

Để thấy được hết cá tính của học sinh, GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ
gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất sau cha mẹ của các em.
Chú ý khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa
được các em, khi có được mối quan hệ tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình
cảm với GVCN mà không một chút ngần ngại. Những lời khuyên răn dạy bảo
của chúng ta sẽ có tác dụng lớn đối với các em.
Ví dụ:Em Ngô Thị Hương Dung- học sinh lớp 10C1 do tôi chủ nhiệm là
một học sinh học rất yếu, em thường xuyên không thuộc bài cũ và điểm rất kém
ở các bài kiểm tra, em chán nản và có ý định bỏ học nhưng vì gia đình ép nên
em đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè, với thầy cô, xa
lánh mọi người, nhất là đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn.
Thấy vậy tôi tìm cách gần gũi em bằng cách: Trong tuần học thứ 10 em
không thuộc bài 2 lần đều bị điểm 1 và giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài-
Lẽ ra như các tuần trước, những em không thuộc bài thì bị phê bình trước lớp,
buộc viết bản cam kết, nhưng để có thể gần gũi em tôi không phê bình việc
không thuộc bài cũ mà trong tiết sinh hoạt này tôi chỉ chú ý đến việc phê bình
các em còn mất trật tự trong tiết học, tôi tìm cách tuyên dương em: (bạn Hương
Dung là một học sinh học rất yếu, tuy vậy bạn lại rất có tinh thần tập thể, trong
các tiết học bạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài, không gây ảnh
hưởng đến các bạn khác ). Sau lần tuyên dương ấy em Dung có một thái độ
11
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
khác, tôi nhận thấy em có mong muốn gần gũi với mọi người hơn. Thế là trong
buổi lao động tôi tìm cách tâm sự cùng em, dần dần mối quan hệ giữa tôi và em
ngày thêm gần gũi, lúc đó em mới thật sự thổ lộ hết mong muốn của mình. Em
tâm sự với tôi rằng: “Em học yếu, đó là điều em luôn mặc cảm, việc học đối với
em như một gánh nặng, gia đình em chẳng ai giúp được gì cho em, nhà lại ở
cách xa các bạn, điều kiện gia đình lại khó khăn, em muốn nghỉ học đi vào Bình
Dương làm ở công ty dày da, em nghĩ em học yếu quá, có học cho lắm sau này
cũng chẳng làm được việc gì. Hơn nữa việc đi vào Bình Dương làm ở công ty

dày da sẽ có cuộc sống tốt hơn ”
Biết được tâm tư, nguyện vọng của em, tôi động viên em học, trong các
giờ học tôi thường xuyên quan tâm em nhiều hơn, trao đổi với GVBM tạo điều
kiện tốt hơn để em tự tin trong học tập, phân công các em học sinh giỏi ở gần
nhà đến giúp đỡ, ở lớp - tôi phân một em học sinh giỏi, nhiệt tình ngồi cạnh để
quan tâm nhiều đến em hơn. Dần dần em tự tin hơn, em được nhiều người quan
tâm, em nỗ lực cố gắng và đã có những tiến bộ rõ nét, cuối năm lớp 10 học lực
em đạt loại trung bình.
Trường hợp Em Hoàng là một HS nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt, cha
mất sớm, một mình mẹ nuôi em ăn học, vất vả vì công việc, thu nhập ít, đời
sống vô cùng chật vật, không có thời giờ để quan tâm nhiều đến em. Hoàng theo
bạn, bỏ học, đánh lộn, chơi điện tử, bi da, có hôm lấy trộm tiền của các bạn
trong lớp.
Sau khi theo dõi và tìm hiểu phân tích hoàn cảnh của Hoàng, tôi gặp riêng
em sau gìơ học cuối cùng của ngày thứ bảy- cả lớp đã ra về tôi gọi em ở lại để
khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngoãn không có biểu hiện gì. Tôi bắt
đầu từ việc hỏi thăm gia đình em, mẹ em thế nào? cô nghe nói vừa qua mẹ em
bị ốm nặng bây giờ thế nào rồi trước sự quan tâm chân tình của cô giáo chủ
nhiệm với bản tính lương thiện của trẻ em- Hoàng nói chuyện với tôi chân tình.
Khi thấy em không ngần ngại gì trong tâm sự cùng tôi, tôi bắt đầu gợi ý nhắc
nhở từng vi phạm của em, chú ý trong các vi phạm của em tôi đều đưa em vào
thế bị lôi kéo theo bạn mà hư. Tôi dùng tình cảm của người mẹ để tâm sự cùng
12
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
em: Em là niềm an ủi duy nhất đối với mẹ - mẹ là chỗ dựa duy nhất của em, mẹ
tần tảo nuôi em ăn học là muốn em trở thành người tốt, bao vất vả nặng nhọc mẹ
đều gánh chịu để em được có điều kiện tốt mà học tập bằng bạn bằng bè, thế mà
vừa rồi cô nghe mẹ ngã bệnh là do biết em theo các bạn bỏ học, trộm cắp em
không thương mẹ sao? Nói đến đây, tôi thấy đôi mắt em chớp chớp, rưng rưng
Tôi đã cảm hoá được em, từ đó tôi thường xuyên trao đổi với em, mỗi lần trao

đổi riêng, tôi đều tìm cách khen ngợi những tiến bộ của em.
Một trường hợp khác, gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ buôn bán, lo việc
kinh doanh không quan tâm đến việc học tập của con em, như gia đình em Lê
Đức Tài. Tài là một học sinh học khá từ những năm học ở THCS, lên THPT Tài
theo bạn bè hay bỏ học, được cha mẹ thường xuyên cho tiền nên Tài tha hồ chơi
điện tử, thường xuyên bỏ học, có lần Tài đã “ dọa ” bố mẹ bỏ nhà đi, khi bố mẹ
và chị gái của em gọi điện nhưng em cố tình không nghe điện thoại, chỉ khi tôi
gọi thì em nghe và hứa sáng mai về đi học luôn Với Tài tôi dùng biện pháp
khác tôi theo dõi em nhiều hơn, hễ em có vi phạm gì là tôi biết ngay và mỗi lần
trao đổi với em tôi đều đưa ra những chi tiết rất chính xác, ví dụ chiều nay em
bỏ học tiết 2, 3 đi chơi điện tử ở quán với em , sáng thứ ba em xin nghỉ học
với lý do ốm đau nhưng cô biết em chơi điện tử với ban lớp Tất cả việc làm
của em cô đều biết, em biết vì sao cô biết nhiều về em như vậy không? em biết
vì sao cô quan tâm tới em nhiều không? Cha, mẹ bận bịu công việc cốt tạo sự
nghiệp và cũng là tạo điều kiện để em ăn học, lo cho tương lai của em, nhiều bạn
gia đình vất vả mà các bạn vẫn cố gắng học tốt như bạn Bình, bạn Thắm còn
em có điều kiện tốt mà không lo học tập. Chơi bời với các bạn thời gian rồi sẽ
chán, em có thể chơi cả đời được không? nếu bây giờ không lo học thì sau này
em có thể làm được gì? rồi cha mẹ em sẽ ra sao? có xấu hổ với mọi người vì đã
có một đứa con như em không? Dần dần Tài thấy được cái sai của mình và Tài
cũng đã sửa đổi.
3.2/ Giáo dục bằng tập thể
13
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Ở lứa tuổi THPT bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội của
các em, thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết
hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu
hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng học sinh cá
biệt, mặc dù biết việc làm của bạn là sai, tuy vậy khi hỏi đến phần lớn các em
đều trả lời một câu chung nhất ( không biết) - đối với những em có quan hệ gần

gũi với HS cá biệt, cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe
doạ của các bạn Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm
của các em cá biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất.
Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra
bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đối
tượng HS đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật
thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính
xác nhất.
Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, tôi hướng dẫn các em
gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo cho những em cá
biệt có niềm tin với mình. Phải nói rằng trong quan hệ bạn bè các em sẽ bộc lộ
rõ cá tính không e ngại. Tôi thường xuyên giữ mối quan hệ với các em này tìm
hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục HS cá biệt để tháo gỡ khó khăn cho
các em, thường xuyên cung cấp biện pháp xử lý kịp thời những biến động của
các đối tượng và động viên các em, tạo cho các em có niềm tin thuyết phục, giúp
đỡ học sinh cá biệt tiến bộ.
Trong biện pháp này cũng có thể dùng cách “ lấy độc trị độc ”. Qua các
hoạt động của lớp, GVCN cần theo dõi kỹ, qua từng hoạt động các em có những
biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua loa chiếu
lệ, đùn đẩy, Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình, hoạt động kia không
thích thì né tránh
Từ việc theo dõi trên GVCN có biện pháp phát huy sở trường của từng em
lấy đó làm đòn bẩy để tiến hành ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực khác nảy
sinh ở các em.
14
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Ví dụ: Em Trần Văn Khanh là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng trong
lớp, khi ban cán sự lớp phê bình là em hăm doạ đánh bạn. Để vừa ngăn chặn
được sự mất đoàn kết trong lớp đồng thời xây dựng nề nếp tiết học tốt tôi phân
em làm lớp phó kỷ luật - giao nhiệm vụ theo dõi các bạn đồng thời trước lớp tôi

quy định những em cán sự lớp phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động,
nếu vi phạm thì hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn. Khi nhận chức danh lớp phó
Khanh rất thích, tuần đầu tiên Khanh có tiến bộ nhưng vẫn còn một vài lần bị
phê bình là nói chuyện riêng, cuối tuần nhận xét tình hình chung của lớp tôi cho
các em phát biểu phê bình vai trò trách nhiệm của Khanh. Sau đó tôi nhận xét
chung."Tuy rằng trong tuần qua bạn Khanh vẫn còn sai sót - có vi phạm kỷ luật,
nhưng so với các tuần trước nề nếp của lớp ta tuần này tiến bộ hơn và bản thân
Khanh cũng có tiến bộ, vì sự tiến bộ của lớp ta có thể xí xoá cho bạn và cho bạn
cơ hội để khẳng định vai trò của mình ở tuần học tiếp theo". Về sau Khanh đã ý
thức được trách nhiệm của mình và không còn vô kỷ luật như trước nữa.
Đối với những đối tượng thích gây rối tập thể, nghịch ngợm (lớp bị phê
bình là niềm vui của các em) Đối với đối tượng này tôi dùng cách đẩy mạnh
các hoạt động của lớp để các em thấy được những việc làm của mình không có
tác dụng gì khi cả lớp đều có chung một sự quyết tâm nỗ lực vươn lên, làm cho
các em bị tách ra khỏi tập thể, không thể gây rối tập thể được và vô hiệu hoá
những hành động nghịch ngợm của các em. Không làm hại được tập thể lại bị
tách ra khỏi tập thể, các em tự khắc thấy mình như bị hụt hẫng, xấu hỗ. Từ đó
chính các em có mong muốn được sống chung trong một tập thể đoàn kết. Khi
các đối tượng này thấy được những lỗi lầm của mình, GVCN lớp cần động viên
HS trong lớp gần gũi khích lệ để các em hoà nhập với tập thể.
3.3/ Kết hợp với phụ huynh học sinh
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp, GVCN báo
cáo kết quả rèn luyện của từng em và có thể mời phụ huynh các đối tượng này ở
lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh.
15
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học sinh cá
biệt thì lại có phụ huynh cá biệt ; một là không quan tâm đến việc học của con
em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con
mình thường những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả

những lúc có giấy mời riêng cùng không đến. Đối với đối tượng này GVCN cần
nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia
đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thường những đối tượng này họ
ngại nói những điều sai của con em họ vì thế tôi tổng hợp những điểm tốt mà
các em có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen ngợi các em, sau
đó tôi lồng một vài khuyết điểm của các em; tránh nêu hoàn toàn hoặc một loạt
khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, buông
xuôi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao đổi.
Có thể trao đổi bằng điện thoại, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi
đã xin số điện thoại của toàn bộ phụ huynh, và đưa số điện thoại của tôi cho tòan
bộ phụ huynh của lớp biết, để từ đó giữa phụ huynh và GVCN có thể trao đổi về
tình học tập của các em bất cứ lúc nào cần thiết. Cách làm này có thể thường
xuyên trao đổi với phụ huynh và kịp thời giáo dục, chấn chỉnh những sai phạm
của các em.
3.4/ Kết hợp với giáo viên bộ môn
Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt của các
em là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tốt, có em có những phản
kháng đối với những hành động quá đáng của một vài giáo viên. ví dụ như có
GV dùng những lời quá nặng nề trong việc nhận xét HS không thuộc bài cũ,
không hiểu được bài hay có những biểu hiện áp đặt, thiếu công bằng Để xác
định chính xác cá biệt của HS từ nguyên nhân này hay không, tôi thăm dò hỏi tất
cả giáo viên dạy bộ môn của lớp để có biện pháp giáo dục thích hợp và cũng từ
đó tôi có thể góp ý ngay với GV trong việc cần phải tôn trọng và công bằng
trong đối xử với HS .
16
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
Cũng có thể do tính cách cá biệt của các em, ở mỗi môn học em có một
biểu hiện cá biệt khác nhau, tôi tổng hợp các ý kiến để xác định nguyên nhân cơ
bản.
Từ việc trao đổi trên tôi tìm ra những ưu điểm của các em để động viên

đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết điểm của các em để nhắc nhở
khắc phục.
Ví dụ: em Phan Thanh Sự là một học sinh cá biệt của lớp tôi chủ nhiệm năm
học 2011 - 2012
Các môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên em học rất tốt, nhưng các môn đòi
hỏi học thuộc bài thì em học rất yếu, thậm chí môn Tiếng Anh em đạt điểm kém.
Em luôn đem đến sự phiền toái cho lớp như thường xuyên nói chuyện trong giờ
học, bỏ học đi chơi điện tử, xem đá bóng, chơi bi da, có hôm bỏ nhà đi chơi rồi
ngủ ở nhà bạn Cha mẹ em phiền hà, lớp cũng rất phiền hà.
Đối với đối tượng này tôi theo dõi thật sát đồng thời cứ mỗi lần không
thuộc bài tôi cho em viết một bản kiểm điểm, cam kết với giáo viên bộ môn và
cam kết với lớp. Sau đó tôi trao đổi với GVBM về tính cách cá biệt của em
đồng thời mong muốn có sự kết hợp giáo dục bằng cách thường xuyên kiểm tra
bài em, nhất là trong tiết học luôn gọi em phát biểu trước lớp ưu tiên chọn
những câu hỏi tương đối dễ để em trả lời được và thường xuyên khen để khích
lệ em, nên bỏ qua lỗi nhỏ của các em.
Với biện pháp trên qua một học kỳ em Sự đã tiến bộ rõ rệt cuối năm học
em đã đạt được danh hiệu học sinh tiên tiến .
4. Một số giải pháp khác
Từ những nguyên nhân đã phân tích cho thấy, học sinh bỏ học không
hoàn toàn là lỗi ở các em mà ngoài ra còn ở người lớn vì thế tôi cũng nêu thêm
một số giải pháp khác:
- Thứ nhất: Kết hợp các tổ chức chính quyền ở địa phương ( các xã, các
làng ), tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các bậc làm cha, làm mẹ
17
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
về tầm quan trọng của việc học và tạo điều kiện cho các em học tập thật tốt, về
việc giáo dục con cái, nhất là cần hiểu tâm lý của con cái. Biện pháp này chỉ có
hiệu quả khi người cán bộ quả lý giáo dục cũng như người các bộ ở địa phương
có đầy đủ trách nhiệm và bản lĩnh trước nhiệm vụ bức thiết này.

- Thứ hai: Kết hợp với gia đình để tìm ra những nguyên nhân của từng
tình hình cụ thể, để có thể giáo dục và ngăn chăn kịp thời tình trạng học sinh bỏ
học. Biện pháp này chỉ có kết quả khi giáo viên chủ nhiệm có nhiều thời gian
trên lớp và biết áp dụng nhiều biện pháp, hình thức giáo dục và phối hợp với gia
đình, nhà trường trong những tình huống xác định.
- Thứ ba: Bảo đảm thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. Biện
pháp này chỉ có hiệu lực khi hai bên cùng thực hiện đúng những quy định chung
về sự phát triển toàn diện của học sinh. Sau khi thấy học sinh nghỉ học nhiều
lần, nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm cần có sự thông tin kịp thời và
cần thiết cho gia đình để cùng nhau phối hợp giải quyết.
- Thứ tư: Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường khảo sát,
điều tra nắm chắc và kịp thời về tình hình diễn biến của số lượng học sinh bỏ
học ở địa phương để có thể ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả. Biện pháp này chỉ
mang lại hiệu quả nếu nhà trường luôn trung thực về số lượng học sinh bỏ học,
không chạy theo thành tích, để có thể đưa ra những con số chính xác, phối hợp
với các tổ chức ban ngành để ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.
- Thứ năm: Cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên bằng các chế độ chính
sách phù hợp với tay nghề, cải thiện môi trường sư phạm ngày càng đạt chất
lượng và đạt chuẩn để thu hút học sinh tới trường.
Như vậy những giải pháp cơ bản trên vừa nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho
các em học sinh nghèo, học sinh là con em đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó
khăn có cơ hội đến trường, các em có học lực yếu kém có nguy cơ bỏ học được
quan tâm bồi dưỡng phụ đạo thêm để các em có thể được trang bị đầy đủ kiến
thức để tiếp tục đến trường. Để các giải pháp này triển khai được tốt cần có sự
lãnh đạo của sở giáo dục, sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của gia
đình các em học sinh và các tổ chức xã hội, theo tôi các giải pháp này phải thực
18
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
hiện đồng bộ, vừa thực hiện các giải pháp ngắn hạn, vừa tiến hành triển khai xen
kẽ các giải pháp dài hạn đồng thời chú ý đến các đối tượng học sinh cá biệt, coi

các giải pháp ngắn hạn là tiền đề cho việc thực hiện cho việc thực hiện giải pháp
dài hạn đạt kết quả tốt, giúp các em học sinh có những điều kiện tốt nhất để tiếp
tục được đến trường.
IV. Hiệu quả thực tế của đề tài
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của vấn đề học sinh bỏ học ở
trường THPT Lê Lai – Ngọc Lặc – Thanh Hóa, để từ đó tìm ra các giải pháp và
áp dụng vào thực tế ở lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi thật sự thấy hài lòng với
kết quả thu được trong suốt thời gian làm chủ nhiệm khóa học 2010-2013 của
lớp C1. Trong ba năm làm chủ nhiệm lớp C1 chỉ có duy nhất một học sinh nghỉ
học vì phải theo gia đình vào Tây Nguyên sinh sống, trong khi đó ở các lớp khác
bình quân trong một năm học có từ 02 đến 03 em học sinh bỏ học. Qua việc
khảo sát sự biến động sỹ số học sinh hàng năm cho thấy kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2010-2011:
ST
T
Lớp Sỹ số
đầu
năm
Sỹ số
cuối
năm
Số HS
bỏ
học
Nguyên nhân bỏ học
1 10C1 49 48 01 Theo gia đình vào Tây Nguyên sinh sống
2 10C2 50 48 02 01 bỏ do lực học yếu, 01 do hoàn cảnh gia
đình khó khăn
3 10C3 47 44 03 02 bỏ do hoàn cảnh gia đình khó khăn, 01 bỏ
do lực học yếu.

4 10C4 52 52 0 Lớp chọn toán
5 10C5 52 50 02 02 bỏ do lực học yếu
6 10C6 51 51 0 Lớp chọn văn
7 10C7 47 46 01 Bố mẹ ít quan tâm đến việc học của con dẫn
đến chơi bời và bỏ học
19
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
8 10C8 45 43 02 01 bỏ do hoàn cảnh gia đình khó khăn, 01 là
học sinh cá biệt bị đình chỉ học
9 10C9 47 38 09 04 bỏ do lực học yếu, 02 bỏ do nhà xa
trường, 02 bỏ do hoàn cảnh khó khăn, 01 bỏ
vì chơi bời nhiều, bố mẹ không cho đi học.
10 10C1 48 46 02 Bỏ do lực học yếu
11 Tổng 488 467 21
Năm học 2011 – 2012
ST
T
Lớp Nhận
thêm
từ C9
Sỹ số
đầu
năm
Sỹ số
cuối
năm
Số
HS
bỏ
học

Nguyên nhân bỏ học
1 11C1 05 53 53 0
2 11C2 05 53 50 03 Nhà xa trường, hoàn cảnh gia đình
khó khăn
3 11C3 06 50 40 10 04 bỏ do gia đình khó khăn, 01bỏ
do gia đình ít quan tâm, dẫn đến
chơi bời, 03 bỏ do lực học yếu, 02
bỏ vì là học sinh cá biệt bị đình chỉ
học
4 11C4 0 52 52 0 Lớp chọn toán
5 11C5 02 52 51 01 Bỏ do lực học yếu
6 11C6 0 51 51 0 Lớp chọn văn
7 11C7 06 52 47 05 02 bỏ do gia đình không cho đi
học, 01 bỏ do theo bạn đi Hà Nội,
02 bỏ do lực học yếu
8 11C8 08 51 49 02 01 bỏ do hoàn cảnh gia đình, 01 là
học sinh cá biệt, bị đình chỉ học
9 11C9 Giải tán lớp do tụt sỹ số nhiều
10 11C10 06 52 47 05 01 bỏ do lực học yếu, 02 bỏ vì là
học sinh cá biệt bị đình chỉ học, 02
bỏ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn
20
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
11 Tổng 38 467 441 26
Năm học 2012 – 2013
ST
T
Lớp Nhận
thêm
từ C3

Sỹ số
đầu
năm
Sỹ số
cuối
năm
Số
HS
bỏ
học
Nguyên nhân bỏ học
1 11C1 02 55 55 0
2 11C2 05 55 54 01 hoàn cảnh gia đình khó khăn
3 11C3 Giải tán lớp do tụt sỹ số nhiều
4 11C4 03 55 55 0 Lớp chọn toán
5 11C5 04 55 53 02 01 Bỏ do lực học yếu, 01 đi lấy
chồng
6 11C6 04 55 55 0 Lớp chọn văn
7 11C7 08 55 53 02 01 bỏ do lực học yếu, 01 đi lao
động thuê trong miền Nam
8 11C8 06 55 53 02 01 bỏ do lực học yếu, 01 la học
sinh cá biệt buộc thôi học
9 11C9 Giải tán lớp do tụt sỹ số nhiều
10 11C10 08 55 53 02 01 do lực học yếu, 01 do chơi
điện tử nhiều gia đình buộc cho
thôi học
11 Tổng 40 440 431 09
Qua bảng khảo sát sự biến động sỹ số học sinh ta thấy, trong một khóa
học có tới 56 học sinh bỏ học, nhưng ngoài hai lớp chọn ra thì lớp C1 chỉ có 01
em bỏ học từ năm lớp 10 với một lý do bất khả kháng, điều đó cho thấy tôi đã áp

dụng có hiệu quả một số giải pháp trên. Theo tôi nếu được sự quan tâm của tất
cả các cấp lãnh đạo để triển khai một cách đồng bộ các giải pháp trên thì chắc
chắn kết quả sẽ còn tốt hơn nhiều.
21
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
1. Hiện tượng bỏ học của học sinh ở bậc THPT nói chung, trường THPT
Lê Lai – Ngọc Lặc – Thanh Hóa nói riêng vẫn còn xảy ra, việc ngăn ngừa hiện
tượng bỏ học của học sinh là trách nhiệm của những người làm công tác giáo
dục, việc tìm ra những nguyên nhân tác động dù là khách quan hay chủ quan để
đưa ra biện pháp ngăn ngừa kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất là việc làm
cần thiết phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và yêu cầu về phổ cập giáo
dục THPt hiện nay, song song với việc tìm tòi, nghiên cứu, nắm bắt hiện tượng
để thấy bản chất của hiện tượng là việc làm nghiêm túc, từ đó khắc phục hiện
tượng học sinh bỏ học, tiến đến chỉnh đốn về chất lượng và đảm bảo về số lượng
trong nhà trường với mục tiêu của ngành giáo dục đề ra. “Nâng cao chất lượng
và hiệu quả trong giáo dục”.
II. Đề xuất
- Sở giáo dục và đào tạo sớm có các giải pháp chung về chuyên đề “ khắc
phục tình trạng học sinh bỏ học” để tập huấn, triển khai đến toàn bộ các bậc học
trong toàn ngành giáo dục.
- Mỗi nhà trường nên phối hợp, tham mưu với tất cả các ban ngành, các
cấp lãnh đạo từ cấp huyện đến cấp xã, thôn bản để có giải pháp khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học ở địa phương mình một cách phù hợp và có hiệu quả nhất.
- Trên đây là một vài giải pháp và kết quả đạt được của bản thân trong quá
trình chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên với những kinh nghiệm của bản thân tôi còn
nhiều hạn chế, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Thời gian tới,
tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng với sự nổ
lực không ngừng của bản thân để đề tài này được hoàn thiện hơn. Rất mong ý

22
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
kiến đóng góp của thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này đạt được kết quả
tốt.
Ngọc Lặc, tháng 05 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Lan
MỤC LỤC
23
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:

Trang
A. ĐẶT VẤN
ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ 1
I. Cơ sở lý luận của vấn
đề 1
II. Thực trạng của vấn
đề 2
1. Cơ sở thực
tiễn 2
2. Nguyên nhân học sinh bỏ
học 2
2.1 Nguyên nhân từ phía gia đình học
sinh 2
2.2 Nguyên nhân từ phía xã
hội 3
2.3 Nguyên nhân từ bản thân học
sinh 3

3. Hậu quả của việc học sinh bỏ
học 3
III. Các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT Lê
Lai - Ngọc
Lặc 4
1. Giải pháp tức
thời 4
1.1 Cần có ngay cuộc vận động "Nói không với
hiện " 4
24
Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email:
1.2 Nhà trường cần phối hợp với các cơ quan đoàn thể
khác 5
1.3 Phân loại đối với học
sinh 5
1.4 Cần có chế tài đối với những trường hợp buộc học sinh
6
2. Giải pháp dài
hạn 6
2.1 Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "hai
không" 6
2.2 Thay đổi phương pháp dạy và
học 6
2.3 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng 7
3. Giải pháp giáo dục học sinh cá
biệt 7
3.1 Giáo dục bằng tâm
lý 8
3.2 Giáo dục bằng tập

thể 10
3.3 Kết hợp với phụ huynh học
sinh 11
3.4 Kết hợp với giáo viên bộ
môn 12
4. Một số giải pháp
khác 13
IV. Hiệu quat thực tế của đề
tài 14
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ
XUẤT 16
25

×