Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 52 trang )

Lời nói đầu
Nói đến sản xuất kinh doanh dới bất cứ hình thái kinh tế xã hội
nào, thì vốn là yếu tố đầu tiên giữ vai trò quan trọng và quyết định đối với
một doanh nghiệp. Thật vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sử dụng đồng vốn sao
cho có hiệu quả, nhằm đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Và để đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam
trong cơ chế thị trờng hiện nay Đảng và Nhà nớc ta đã và đang ban hành,
sửa đổi cơ chế quản lý các chính sách kinh tế - tài chính cho phù hợp với
tình hình mới. Từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
chuyển sang cơ chế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc nh hiện nay, các
doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nh
hoạt động tài chính của mình để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng tr-
ởng của nền kinh tế. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu
cầu và những đòi hỏi mới nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi để có
thể tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy để có thể đứng vững và cạnh
tranh trên thơng trờng, chủ doanh nghiệp cần có những đối sách thích
hợp, mà một trong những điều kiện cần và đủ đó là quan tâm đặc biệt tới
tình hình tài chính của mình. Nếu nh việc cung ứng sản xuất, tiêu thụ đợc
tiến hành bình thờng đúng tiến độ sẽ là tiền đề để đảm bảo cho hoạt động
tài chính có hiệu quả. Không kém phần quan trọng là việc tổ chức và huy
động các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối và sử dụng các
nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đợc tiến hành một cách liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó để đáp ứng
một phần các yêu cầu mang tính chất chiến lợc của mình, các doanh
nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nh vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những có ý nghĩa
quan trọng trong việc đánh giá tiềm lực vốn có của công ty, xem xét khả
năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà thông qua đó xác định đợc
xu hớng phát triển của doanh nghiệp.
Là một công ty Thơng nghiệp thuộc Sở Thơng mại Hà Nội, trong


quá trình hoạt động kinh doanh Công ty Thơng mại Tổng hợp Đông Anh đã
1
đợc Nhà nớc giao cho quản lý và sử dụng một lợng vốn nhất định, cùng với
các nguồn vốn tự bổ sung khác dựa trên nguyên tắc bảo đảm sử dụng vốn
có hiệu quả và tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng, đặc biệt tôn trọng
pháp luật.
Xuất phát từ nhận thức tầm quan trọng của vốn và hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp, em đã thực tập tại Công ty Thơng nghiệp Tổng
hợp Đông Anh và đã chọn đề tài: "Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn trong doanh nghiệp".
Trong quá trình hoàn thành báo cáo này em đã nhận đợc sự giúp đỡ
của cán bộ công ty cũng nh phòng Tài chính kế toán.

2
Ch ơng một
Những vấn đề chung về vốn kinh doanh và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
1.1. khái niệm, vai trò của vốn:
1.1.1. Khái niệm:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần
phải có một lợng vốn nhất định nhằm thực hiện các khoản đầu t cần thiết ban
đầu nh chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua nguyên vật liệu, trả tiền
công, lãi vay..., đồng thời đầu t công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị để tái
sản xuất mở rộng, phát triển doanh nghiệp. Do vậy, vốn đa vào sản xuất kinh
doanh có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo ra hàng hoá, dịch vụ
nhằm tiêu thụ trên thị trờng. Số tiền doanh nghiệp thu về sau quá trình tiêu
thụ phải bù đắp đợc các chi phí bỏ ra và có lãi. Quá trình này diễn ra liên tục
bảo đảm sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Vậy: Vốn là một lợng tiền nào đó đợc đa vào sử dụng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh hay quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội với t

cách là phơng tiện tạo ra giá trị tăng thêm cho cá nhân và xã hội.
1.1.2. Vai trò của vốn:
Vốn đợc thể hiện dới hình thái vật chất của toàn bộ t liệu sản xuất kết
hợp với sức lao động trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Do vậy vốn
là nhân tố trực tiếp tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Vốn cố định là nhân tố quyết định tính khả thi của trang thiết bị máy
móc, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nh đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật
sản xuất. Hơn nữa vốn cố định còn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự tái sản
xuất mở rộng. Vốn cố định là một nhân tố quyết định hiện đại hoá máy móc
trang thiết bị của doanh nghiệp.
Vì vậy giúp cho việc nâng cao năng suất chất lợng và hạ giá thành sản
phẩm, tăng lợi nhuận - đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Cũng nh vốn cố định, vốn lu động cũng có tính chất quyết định đến
kết quả sản xuất kinh doanh. Nó còn chi phối trong hoạt động kinh doanh
3
của doanh nghiệp, nó quyết định việc kết hợp giữa các bộ phận và trong từng
bộ phận sản xuất, quyết định khả năng hoạt động tài chính của doanh nghiệp
tốt hay xấu, chu chuyển vốn nhanh hay chậm. Đặc biệt trong khâu dự trữ và
lu thông, nếu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpluôn đợc tiến hành một
cách thờng xuyên liên tục và sử dụng tối đa công suất máy móc và thiết bị
sẵn có.
1.1.3. Vốn cố định
1.1.3.1.Khái niệm vốn cố định:
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu t ứng trớc
về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần
trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố
định hết thời gian sử dụng.
1.1.3.2. Đặc điểm:
Trong nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ, để mua sắm, xây dựng tài sản
cố định thì trớc hết phải có một số vốn ứng trớc - là khoản vốn ứng trớc về tài

sản cố định, quy mô của vốn cố định sẽ quyết định quy mô của tài sản cố
định. Song đặc điểm vận động của tài sản cố định lại quyết định đến đặc
điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Vốn cố định vận động trong
sản xuất kinh doanh nh sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.
- Vốn cố định đợc luân chuyển dần dần từng phần, sau thời gian dài
vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển vốn.
1.1.3.3. Phân loại vốn cố định:
- Tài sản cố định thể hiện trong các báo cáo tài chính, trong các hoá
đơn mua hàng và trong sổ sách của đơn vị là giá trị bằng tiền. Do đó cấu trúc
của tài sản cố định cũng là cấu trúc của vốn cố định.Vậy nên trớc hết chúng
ta hãy tìm hiểu " thế nào là tài sản cố định trong doanh nghiệp"?
- Tài sản cố định là những t liệu lao động chủ yếu, đợc tham gia một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nh:
máy móc, thiết bị, nhà xởng, phơng tiện vận tải, các công tình kiến trúc, các
chi phí mua bằng sáng chế, các chi phí sử dụng và cải tạo đất....
4
- Đặc điểm của tài sản cố định:
+ Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Đối với tài
sản cố định có hình thái vật chất, khi tham gia vào quá trình kinh doanh nó
không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
+ Trong quá trình tham gia vào kinh doanh, tài sản cố định bị hao
mòn, giá trị hao mòn của tài sản cố định đợc chuyển dịch dần dần vào giá trị
của sản phẩm. Chỉ khi nào tài sản cố định bị hao mòn, h hỏng hoàn toàn hoặc
xét thấy không có lợi về kinh tế thì khi đó mới thay thế, đổi mới.
- Phân loại tài sản cố định (TSCĐ)
Trong doanh nghiệp, TSCĐ bao gồm 3 bộ phận chính: TSCĐ hữu
hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Tuy cũng là TSCĐ nhng mỗi
loại lại có những đặc điểm riêng.
+ TSCĐ hữu hình: là những t liệu lao động chủ yếu có hình thái vật

chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ
kinh doanh nhng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nh: nhà cửa, vật
kiến trúc, máy móc, thiết bị.
+ TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể
hiện một lợng giá trị đã đợc đầu t có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp, nh: chi phí về bằng phát minh, sáng chế; bản
quyền tác giả; chi phí sử dụng đất....
+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của
công ty cho thuê tài chính và trong hợp đồng thuê phải thoả mãn ít nhất một
trong bốn điều kiện sau đây:
1) Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đợc chuyển
quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đợc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai
bên.
2) Nội dung hợp đồng thuê có quy định: khi kết thúc thời hạn thuê,
bên thuê đợc quyền lựa chon mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá
trị thực tế của tái sản thuê tại thời điểm mua lại.
3) Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời hạn
cần thiết để khấu hao tái sản thuê.
5
4) Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít
nhất phải tơng đơng với giá trị của tài sản đó trên thị trờng vào thời điểm ký
hợp đồng.
Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu không thoả mãn bất kỳ điều kiện nào
trong bốn điều kiện trên thì đợc coi là TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ tài chính: là các khoản đầu t để góp vốn liên doanh liên kết
mua chứng khoán dài hạn, ký cợc ký quỹ dài hạn.
+ Xây dựng cơ bản dở dang: là các khoản đầu t XDCB, đó là TSCĐ
trong tơng lai.
1.1.4.Khấu hao và phơng pháp tính khấu hao:
1.1.4.1. Khấu hao:

Trong quá trình sử dụng, tuy TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật
chất ban đầu nhng thực tế do chịu ảnh hởng của nhiều nguyên nhân khác
nhau làm cho TSCĐ của doanh nghiệp bị giảm dần về tính năng tác dụng,
công năng, công suất, và do đó giảm dần về giá trị của TSCĐ. TSCĐ bị hao
mòn dới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng do
chúng đợc sử dụng trong kinh doanh hoặc do tác động của các yếu tố tự
nhiên gây ra.
- Hao mòn vô hình: là sự giảm dần thuần tuý mặt giá trị của tài sản do
có những TSCĐ cùng loại nhng đợc sản xuất ra với giá rẻ hơn hoặc hiện đại
hơn.
Nh trên đã trình bầy, TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh đã bị hao mòn dần cho nên để bù đắp giá trị TSCĐ đã bị hao mòn và
có điều kiện thay thế khi TSCĐ h hỏng, doanh nghiệp phải tính và đa vào chi
phí sản xuất một khoản tơng ứng với phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn và
chuyển dịch giá trị hao mòn đó vào chi phí sản xuất trong kỳ, gọi là khấu hao
TSCĐ.
Nh vậy Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn
của TSCĐ vào chi phí sản suất trong kỳ theo phơng pháp tính toán thích hợp.
Phần giá trị hao mòn của TSCĐ đợc chuyển dịch vào chi phí sản xuất biểu
6
hiện dới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao. Số tiền khấu hao đợc tích luỹ
gọi là quỹ khấu hao.
1.1.4.2. Phơng pháp tính khấu hao:
Việc tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể đợc thực
hiện theo nhiều phơng pháp khác nhau. Mỗi phơng pháp tính đều có những u
nhợc điểm riêng. Việc lựa chọn đúng đắn các phơng pháp khấu hao TSCĐ là
một nội dung quan trọng của công tác quản lý vốn cố định trong các doanh
nghiệp. Khi tính toán khấu hao có thể dùng các phơng pháp sau:
* Phơng pháp khấu hao đờng thẳng (phơng pháp tuyến tính cố định)

Công thức:
M
K
=
T
SD
NG
Trong đó:
+
M
K
: mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
+ NG: nguyên giá của TSCĐ
+
T
SD
: thời gian sử dụng của TSCĐ
Xác định tỷ lệ khấu hao TSCĐ:
- Tỷ lệ khấu hao cá biệt:
100
ì=
NG
M
T
K
K
%
Trong đó:
+
T

K
: tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ
+
M
K
: mức tính khấu hao trung bình của TSCĐ
+ NG : nguyên giá của TSCĐ
- Tỷ lệ khấu hao bình quân:

%100
ì=
TSCĐ trị giá Tổng
M
T
K
K
7
Trong đó:
+
T
K
: tỷ lệ khấu hao bình quân của TSCĐ
+
:
M
K
mức tính khấu hao bình quân của TSCĐ
* Phơng pháp khấu hao nhanh:
- Số tiền NG x Số năm còn lại đến hết thời hạn SD
khấu hao

hàng năm Tổng luỹ kế số năm còn lại đến hết thời hạn SD
- Tỷ lệ Mức khấu hao năm thứ i
khấu hao
năm thứ i Nguyên giá

*Ưu nhợc điểm của từng phơng pháp:
- Phơng pháp khấu hao đờng thẳng có u điểm tính toán đơn giản. Nh-
ng lại có nhợc điểm: khả năng thu hồi vốn chậm, TSCĐ khó tránh khỏi bị hao
mòn vô hình.
- Phơng pháp khấu hao nhanh giúp cho doanh nghiệp có khả năng thu
hồi vốn nhanh, điều này rất hợp với cơ chế thị trờng khi mà đồng vốn tự bản
thân nó luôn luôn phải sinh lời.
1.1.4.3. Nguồn hình thành vốn cố định:
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
+ Đối với doanh nghiệp Nhà nớc là do vốn Ngân sách Nhà nớc đầu t,
vốn có nguồn đầu t từ Ngân sách do doanh nghiệp tự bổ sung theo quy định
của Nhà nớc. Đối với các doanh nghiệp t nhân thì vốn do t nhân bỏ ra.
+ Đối với hợp tác xã là vốn do xã viên đóng góp.
- Nợ phải trả: là khoản nợ phải trả cho các tổ chức tín dụng, cho
khách hàng, nhà cung cấp, cho các trái chủ dới hình thức phát hành trái
phiếu.
- Nguồn vốn liên doanh.
8
=
=
- Nguồn vốn khác.
1.1.5. Vốn lu động
1.1.5.1. Khái niệm vốn lu động:
Trong điều kiện tồn tại các quan hệ tiền tệ đòi hỏi phải ứng ra số
tiền ứng trớcđể đầu t vào các tài sản đó.

Vốn lu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trớc về tài sản lu
động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện đ-
ợc thờng xuyên, liên tục.
1.1.5.2. Đặc điểm của vốn lu động:
Vốn lu động của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Vốn tiền tệ ứng ra luôn vận động.
- Do vận động nên vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- Đồng thời tồn tại dới mọi hình thái.
- Hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ
sản xuất.
Nh vậy vốn lu động là điều kiện vật chất không thể thiếu đợc của quá
trình tái sản xuất. Vốn lu động của doanh nghiệp trong cùng một lúc đợc
phân bổ trên khắp các giai đoạn của quá trình sản xuất và tồn tại dới nhiều
hình thức khác nhau. Muốn cho quá trình sản xuất đợc liên tục thì doanh
nghiệp phải có đủ vốn lu động đầu t vào cacs hình thái khác nhau đó và việc
đầu t đó phải hợp lý đồng bộ. Nếu nh doanh nghiệp nào không có đủ vốn đầu
t thì quá trình sản xuất sẽ bị trở ngại hoặc gián đoạn.
1.1.5.3. Phân loại vốn lu động
Dựa vào vai trò của vốn lu động trong quá trình sản xuất , ta phân
chia vốn lu động thành ba loại, trong mỗi loại dựa theo công dụng đợc chia
thành nhiều khoản vốn nh sau:
- Vốn lu động nằm trong quá trình dự trữ sản suất:
+ Vốn nguyên vật liệu chính: là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật
liệu dự trữ cho sản xuất, khi tham gia sản xuất nó hợp thành thực thể của sản
phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ: là những giá trị vật t dự trữ dùng trong sản xuất,
giúp cho việc hình thành sản phẩm nhng không hợp thành thực thể chủ yếu
của sản phẩm.
+ Vốn nhiên liệu: là giá trị nhiên liệu dùng cho sản xuất.
9

+ Vốn phụ tùng thay thế: bao gồm giá trị những phụ tùng dự trữ để
thay thế mỗi khi sửa chữa tài sản cố định.
+ Vốn công cụ dụng cụ: thực chất là giá trị t liệu lao động, nhng giá trị
thấp và thời gian sử dụng ngắn.
- Vốn lu động nằm trong quá trình sản xuất:
+ Vốn sản phẩm đang chế tạo: là giá trị sản phẩm dở dang trong quá
trình sản xuất, xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế
biến tiếp; chi phí trồng trọt dở dang; chi phí chăn nuôi dở dang; súc vật nhỏ
và nuôi béo.
+ Vốn nửa thành phẩm tự chế
+ Vốn về phí tổn đợi phân bổ: là những phí tổn chi ra trong năm nh-
ng cha tính hết vào các giá thành trong năm mà tính dần vào giá thành của
các năm sau.
- Vốn lu động nằm trong quá thình lu thông
+ Vốn thành phẩm: biểu hiện bằng số sản phẩm đã nhập kho và
chuẩn bị các công việc cho việc tiêu thụ.
+ Vốn tiền tệ: tiền mặt, tiền gửi Nhân hàng mà trong quá trình luân
chuyển vốn lu động thờng xuyên có bộ phận tồn tại dới hình thức này.
+ Vốn thanh toán: là những khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong
quá trình mua bán vật t hàng hoá hoặc quá trình thanh toán.Trong các khoản
vốn lu động nói trên, các khoản vốn dự trữ, vốn sản xuất và vốn thành phẩm
là những khoản chiếm dụng cần thiết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Những khoản vốn này luân chuyển theo những quy
luật nhất định, có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, định mức tiêu hao, điều
kiện sản xuất cùng tiêu thụ của doanh nghiệp để tính ra số lợng chiếm dụng
cần thiết tối thiểu nên ta gọi là khoản vốn lu động định mức. Việc xác định
chiếm dụng cần thiết, tối thiểu gọi là xác định mức vốn lu động.
Hai khoản vốn còn lại trong quá trình lu thông là những khoản vốn
luôn biến động, luân chuyển không theo quy luật nhất định, khó xác định số
cần thiết chiếm dùng và việc xác định cũng không cần thiết nên gọi các

khoản vốn lu dộng không phải định mức.
1.1.5.4. Nguồn hình thành vốn lu động:
- Nguồn vốn chủ sở hữu:
10
+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nớc, nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện
số vốn lu động Ngân sách Nhà nớc cấp, hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách nh:
chênh lệch giá và các khoản phải nộp nhng đợc Nhân sách để lại, trích từ quỹ
đầu t phát triển để bổ sung nguồn vốn lu động.
+ Đối với hợp tác xã, công ty cổ phần, doanh nghiệp t nhân: đó là một
bộ phận vốn cổ phần về vốn lu động do xã viên, cổ đông đóng góp; vốn do
chủ doanh nghiệp bỏ ra; trích từ lợi nhuận để bổ sung vốn lu động.
- Nguồn vốn liên doanh: để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác; các
doanh nghiệp có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật t hàng
hoá.
- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu: đối với loại
hình công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu, để tăng thêm vốn sản xuất, công
ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới.
- Nguồn vốn đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp
sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lu động thờng xuyên, cần thiết trong doanh
nghiệp; tuỳ diều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể vay vốn của Nhân hàng,
các tổ chức tín dụng khác, vay vốn của các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài
nớc.
Việc phát hành trái phiếu là hình thức vay vốn cho phép các doanh
nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp đân c để mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.2. một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Điểm xuất phát để tiến hành kinh doanh là phải có một lợng vốn nhất
địnhvới nguồn tài trợ tơng ứng. Song việc sử dụng vốn nh thế nào để có hiệu
quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trởng của mỗi doanh nghiệp.

1.2.1. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Công thức: Hiệu suất Doanh thu thuần
sử dụng =
TSCĐ NG TSCĐ bình quân cần tính KH
11
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ tham
gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ)
Công thức: Hiệu suất Doanh thu thuần trong kỳ
sử dụng =
VCĐ Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần trong kỳ.
1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Công thức: Tỷ suất Lợi nhuận kinh doanh
lợi nhuận = x 100
VCĐ Số vốn cố định bq trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bình quân trong kỳ có
thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.4. Số vòng quay vốn lu động (VLĐ)
Công thức: Tổng doanh thu
Số vòng quay VLĐ =
Vốn lu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp quay đợc bao nhiêu vòng.
Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh
nghiệp, thể hiện qua doanh thu thuần dợc sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp
đã đầu t.
1.2.5. Số ngày một vòng quay
Công thức: 360
Số ngày một vòng quay =

Số vòng quay
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lu động thực hiện đợc
một vòng quay trong năm.
1.2.6. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
Công thức: Lợi nhuận kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = x 100
12
Vốn lu động bq trong kỳ
1.2.7. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận
trên chi phí
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
x 100
GVHB + CPBH + CPQLKD
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của vốn. Nó cho
biết một đồng vốn làm ra đợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trên chi phí.
1.2.8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (KD)
Công thức: Tỷ suất Lợi nhuận hoạt động KD
lợi nhuận =
trên vốn KD Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh. Qua chỉ
tiêu này ta biết đợc một đồng vốn làm ra đợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trên
vốn kinh doanh.
13
Ch ơng hai
Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty Thơng nghiệp tổng
hợp đông anh
2.1. Một số nét cơ bản của Công ty Thơng nghiệp tổng

hợp đông anh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Từ các hợp tác xã mua bán nhỏ lẻ trong huyện, Công ty Thơng
nghiệp Tổng hợp Đông Anh đã đợc thành lập ngày 24/11/1992 theo số
1314/TB dựa trên:
- Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.
- Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nớc, ban hành theo
nghị định số 338 - HĐBT ngày 20/1/1991 của Hội đồng bộ trởng và thông t
số 04 - TT/LĐ.
Công ty Thơng nghiệp Tổng hợp Đông Anh với trụ sở chính tại khu
trung tâm biến thế Thị trấn Đông Anh. Ngay từ những ngày đầu thành lập
công ty gặp rất nhiếu khó khăn nh: cơ sở vật chất lạc hậu, đội ngũ cán bộ
công nhân viên ít, trình độ chuyên môn thấp (đa số là Trung cấp Thơng mại)
cơ cấu tổ chức giản đơn với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là hàng tiêu dùng,
hàng nông sản....
Và đến ngày 8/12/1999 theo số 180/QĐ - UP, Công ty Thơng nghiệp
Tổng hợp Đông Anh đợc chuyển về Sở Thơng mại Hà Nội thuộc sự quản lý
của Nhà nớc.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, dới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng; sự làm việc nỗ lực, tận tình của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty, đã đa công ty Thơng nghiệp Tổng hợp Đông
Anh ngày nay trở thành một công ty lớn mạnh cả về quy mô lẫn uy tín, chất
lợng.
14
Từ các hợp tác xã mua bán nhỏ lẻ, đến nay công ty đã tập hợp thành
lập đợc 6 cửa hàng Bách hoá lớn nằm rải rác khắp huyện. Hàng năm, công ty
luôn vợt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nộp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà n-
ớc cũng nh đảm bảo mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty,
làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng đợc
nâng cao.

Kết quả trên chứng tỏ Công ty Thơng nghiệp Tổng hợp Đông Anh rất
năng động trong kinh doanh và luôn khẳng định đợc mình trên thị trờng.
2.1.2. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.2.1. Về chức năng của công ty:
Là một công ty Thơng nghiệp, vậy nên nó có chức năng chủ yếu là
kinh doanh dịch vụ nh:
+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng.
+ Hàng nông sản thực phẩm.
+ Bách hoá.
+ Dịch vụ sửa chữa ôtô.
2.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty đợc tổ chức theo kiểu gọn nhẹ để đảm
bảo sẵn sàng kinh doanh có hiệu quả, giảm đợc nhiều chi phí và quản lý tốt
nhất. Đứng đầu là giám đốc - Giám đốc là ngời có quyền lực cao nhất, chịu
mọi trách nhiệm với Nhà nớc, với tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Bên dới là hệ thống các phòng ban chức năng và phân xởng.
2.1.2.3. Các phòng ban
- Phòng tổ chức: làm công tác hành chính, tham mu về chế độ, tổ chức
bộ máy cán bộ và công tác bảo vệ nội bộ. Đề xuất phơng án, bố trí sử dụng
lao động.
Là đơn vị trung gian nhận và sử lý thông tin, qua giám đốc và qua
những bộ phận trực thuộc. Theo dõi thi đua khen thởng, bảo hiểm y tế, lao
động, an toàn lao động. Quản lý nhân sự, tiền lơng và các hoạt động văn hoá
giáo dục.
15
- Phòng kế hoạch: làm nhiệm vụ tham mu cho giám đốc, quản lý kinh
doanh theo quy định, theo dõi đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị. Ngoài
ra phòng kế hoạch còn trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh; đề xuất
xây dựng phơng án, kế hoạch kinh doanh; thục hiện các dự án, các hợp đồng.
Phòng kế hoạch còn chịu trách nhiệm tìm kiếm, thu mua hàng hoá và giao

cho các cửa hàng bán. Các cửa hàng làm nhiệm vụ kinh doanh, cung ứng
hàng hoá dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm ra thị trờng.
- Phòng kế toán: hạch toán tổng hợp các nguồn thu từ các cửa hàng,
kiểm tra thờng xuyên việc chi tiêu của công ty. Thực hiện pháp lệnh Thống
kê - Kế toán theo quy định của bộ tài chính.



Sơ đồ1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Thơng nghiệp Tổng hợp Đông Anh.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Để đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác,
đầy đủ, phát huy trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán, Công ty Thơng
nghiệp Tổng hợp Đông Anh tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập
trung.
16
Giám đốc
P. tổ chức
P.kế toán P.kế hoạch
hoạch
Cửa
hàng
Số 1
Cửa
hàng
Số 2
Cửa
hàng
Số 3
Cửa

hàng
Số 4
Cửa
hàng
số 5
CH
DV
Sửa
chữa
ôtô
Theo mô hình kế toàn này, phòng kế toán mở sổ sách tổng hợp số liệu
kế toán toàn công ty, kiểm tra hớng dẫn việc thực hiện các chế độ kế toàn, tài
chính. Quản lý toàn bộ nguồn vốn và tài sản của công ty và cung cấp kịp thời
những con số chính xác cho ban giám đốc của công ty.

Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty giúp cho ban lãnh đạo có căn cứ tin
cậy để phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kế toán trởng: là ngời giúp việc cho giám đốc về công tác chuyên
môn, là ngời theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đánh giá
mọi hoạt động của công ty, là ngời chịu trách nhiệm trớc giám đốc về quản
lý tài chính. Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán tr-
ởng.
Bên cạnh đó kế toán trởng có nhiệm vụ kiểm tra tình hình hạch toán,
tình hình tài chính vốn và phơng thức huy động vốn, đồng thời khai thác khả
năng tiềm tàng, cung cấp các thông tin tài chính chình xác, kịp thời cho ban
giám đốc ra quyết định kinh doanh. Mặt khác, kế toán trởng còn có trách
nhiệm lập báo cáo quyết toán, tham mu cho giám đốc về pháp luật hiện hành,
về chế độ quản lý của Nhà nớc ban hành cho phù hợp với tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty.

- Kế toán thanh toán: Xác định, phân tích các hoạt động kinh doanh,
các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Xác định quỹ lơng, trích nộp BHXH,
BHYT, các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nớc theo quy định chung.
Phơng thức tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Thơng nghiệp Tổng hợp
Đông Anh đợc thực hiện theo phơng pháp trực tuyến, nhờ đó mối quan hệ
giữa các nhân viên kế toán trở nên dễ dàng, đơn giản.
17
Kế toán trởng
Kế toán
Tổng hợp
Kế toán
Thanh toán
Kế toán ở
các CH
2.1.4. Tình hình hoạt động của kế toán trong công ty.
Để đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác,
đầy đủ cũng nh phát huy tốt trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, Công ty
Thơng nghiệp Tổng hợp Đông Anh đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình
kế toán tập trung và theo phơng pháp chứng từ ghi sổ.
Theo phơng pháp này, toàn bộ công tác tài chính đều đợc thực hiện ở
phòng kế toán của công ty từ khâu lập chứng từ gốc, ghi sổ kế toán, tạo lập
sổ cái, lập báo cáo kế toán....

Sơ đồ 3: Quy trình hạch toán, kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
18
Sổ quỹ Chứng từ gốc Sổ hạch toán
Chi tiết
Chứng từ

Ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
Tài khoản
Báo cáo
Kế toán
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
*Trong doanh nghiệp, các sổ sách là chứng từ sử dụng, bao gồm:
- Sổ cái: là sổ phân loại (ghi theo hệ thống tài khoản) dùng để hạch
toán tổng hợp. Mỗi tài khoản phản ánh môtk sổ cái.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là ghi sổ theo thời gian, phản ánh
toàn bộ chứng từ trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chứng từ đã ghi sổ
và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ cái. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong
đều phải đăng lý vào sổ này để lấy số liệu hàng ngày.
Số liệu của chứng từ đợc đánh từ đầu tháng đến cuối tháng hoặc từ đầu
năm đến cuối năm.
- Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết: dùng để phản ánh đối tợng cần hạch
toán chi tiết (tài sản cố định, chi phí sản xuất...) và tơng ứng với tài khoản nh
sổ công nợ, sổ chi tiết tiền mặt.
- Bảng cân đối tài khoản: dùng phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh
trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích
kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng nh cung cấp thông tin cho nhà
quản lý.
- Chứng từ ghi sổ: thực chất là hoá đơn thanh toán tiền hàng, bán
hàng, hợp đồng xuất khẩu. Chứng từ ghi sổ sau khi đăng ký vào "Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ" mới đợc dùng làm căn cứ vào sổ cái. Đặc điểm của hình
thức chứng từ ghi sổ là thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc
áp dụng máy tính.
2.1.5. Quá trình luân chuyển chứng từ:
Các hoạt động kinh tế tài chính đợc phản ánh ở chứng từ gốc đều đợc
phân loại tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi
vào các tài khoản.
Quá trình luân chuyển chứng từ đợc xắp xếp theo trình tự sau:
- B ớc1 : Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp
lệ, tiến hành phân loại, lập chứng từ ghi sổ.
- B ớc2 : Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ,
cuối ngày chuyển sổ quỹ cùng chứng từ thu chi cho kế toán tổng hợp lập
chứng từ ghi sổ.
19
- B ớc3 : Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài khoản có
liên quan.
- B ớc4 : Các chứng từ phản ánh loại hoạt động kinh tế tài chính đợc
quản lý chi tiết cụ thể. Căn cứ vào chứng từ gốc và sổ kế toán chi tiết có liên
quan.
- B ớc5 : Cuối tháng căn cứ vào số liệu sổ kế toán chi tiết để lập bảng
chi tiết số phát sinh các tài khoản và căn cứ vào số liệu ở sổ cái các tài khoản
lập bảng đối chiếu sổ phát sinh nếu thấy cần thiết.
- B ớc 6 : Đối chiếu số liệu ở sổ phát sinh và các thể lập bút toán, điều
chỉnh (nếu có) và lập bảng cân đối số phát sinh ếu thấy cần thiết.
- B ớc7 : Sau khi đối chiếu đảm bảo sử dụng phù hợp, căn cứ vào số liệu
ở bảng đối chiếu số phát sinh và bảng chi tiết để lập bảng cân đối kế toán và
báo cáo kế toán.
Trong nền kinh tế thị trờng nhiều thành phần kinh tế thì dịch vụ ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ngay từ bớc đầu, bộ máy quản
lý của công ty đã xây dựng bớc phát triển mới, mở rộng quy mô kinh doanh,

tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu về hàng hoá của nhân dân trong và ngoài
huyện.
Để phát triển với quy mô lớn, công ty không chỉ hoạt động với nguồn
vốn hạn hẹp do Nhà nớc cấp cũng nh nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, mà
công ty còn phải mở rộng các quan hệ kinh tế nhằm phát huy tối đa nguồn
vốn bên ngoài để bổ sung cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm
bảo cho kinh doanh luôn có hiệu quả cao, công ty không ngừng tìm hiểu thị
trờng, thị hiếu khách hàng, đáp ứng những nhu cầu khách hàng cần và giữ đ-
ợc uy tín cao trên thị trờng - với mục tiêu luôn đặt ra là phục vụ khách hàng
tận tình, chu đáo, thanh toán các khoản nợ và nộp Ngân sách đúng và đủ.
Điều đó chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đời sống cho cán
bộ công nhân viên trong công ty.
Có đợc kết quả nh vậy là nhờ vào sự cố gắng hết mình và tinh thần làm
chủ tập thể của ban lãnh đạo toàn công ty. Một phần không nhỏ phải kể đển
là sự tìm tòi học hỏi, trau dồi trình độ chuyên môn của công nhân viên công
ty trong thời đại mới, sẵn sàng đa công ty Thơng nghiệp Tổng hợp Đông Anh
phát triển đi lên cùng đất nớc.
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty Thơng nghiệp Tổng hợp Đông Anh.
20
2.2.1. Phân tích sự tăng giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn.
2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Thơng nghiệp Tổng hợp
Đông Anh trong hai năm 2000 & 2001 đợc thể hiện trong bảng cân đối kế
toán sau:
Bảng1: Bảng cân đối kế toán năm 2000.
Đơn vị tính: đồng.
Tài sản

số

Số đầu năm Số cuối năm
1 2 3 4
A.TSLĐ và đầu t ngắn hạn
100
482.762.043 1.403.184.782
I.Tiền
110 97.449.637 46.549.779
1. Tiền mặt 111 68.330.245 38.657.313
2. Tiền gửi Ngân hàng 112 29.119.392 7.892.466
II. Các khoản phải thu
130
223.631.251 178.962.343
1. Phải thu của khách hàng 131 178.443.765 131.951.220
2. Phải thu khác 138 45.187.486 47.011.123
III. Hàng tồn kho
140
84.677.243 702.845.750
1. Hàng hoá tồn kho 146 84.677.243 702.845.750
IV. Tài sản lu động khác
150
77.003.912 474.826.910
1. Chi phí trả trớc 152 77.003.912 474.826.910
B. TSCĐ và đầu t dài hạn
200
735.506.982 1.339.973.204
I. Tài sản cố định
210
735.506.982 1.339.973.204
1. Tài sản cố định hữu hình 211 735.506.982 1.339.973.204
Tổng cộng tài sản

250
1.218.269.025 2.743.157.986
(250 = 100+200)
21
1
2 3 4
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
819.681.600 1.064.281.869
I. Nợ ngắn hạn
310
800.469.480 1.046.437.278
1. Phải trả cho ngời bán 313 542.831.413 774.020.198
2. Thuế và các khoản phải nộp 315 160.241.320 153.687.300
Nhà nớc
3. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 59.936.747 67.505.420
4. Phải trả, phải nộp khác 318 37.460.000 51.224.360
II. Nợ khác
330
19.212.120 17.844.591
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
398.587.425 1.678.876.117
I. Nguồn vốn, quỹ
410
397.400.258 1.676.097.510
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 377.842.625 1.637.823.442
2. Quỹ đầu t phát triển 414 2.006.741 2.276.527
3. Lợi nhuận cha phân phối 416 17.550.892 35.997.541

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
1.187.167 2.778.607
1. Quỹ khen thởng & phúc lợi 422 1.187.167 2.778.607
Tổng cộng nguồn vốn
430
1.218.269.025 2.743.157.986
( 430 = 300 + 400 )
22
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2001.
Đơn vị tính: đồng
Tài sản

số
Số đầu năm Số cuối năm
1 2 3 4
A.TSLĐ và đầu t ngắn hạn
100
1.403.184.782 1.411.788.087
I.Tiền
110
46.549.779 37.009.623
1. Tiền mặt 111 38.657.313 29.881.492
2. Tiền gửi Ngân hàng 112 7.892.466 7.128.131
II. Các khoản phải thu
130
178.962.343 197.211.364
1. Phải thu của khách hàng 131 131.951.220 152.337.200
2. Phải thu khác 138 47.011.123 44.874.164
III. Hàng tồn kho

140
702.845.750 702.791.200
1. Hàng hoá tồn kho 146 702.845.750 702.791.200
IV. Tài sản lu động khác
150
474.826.910 474.775.900
1. Chi phí trả trớc 152 474.826.910 474.775.900
B. TSCĐ và đầu t dài hạn
200
1.339.973.204 2.565.394.378
I. Tài sản cố định
210
1.339.973.204 2.565.394.378
1. Tài sản cố định hữu hình 211 1.339.973.204 2.565.394.378
Tổng cộng tài sản
250
2.743.157.986 3.977.182.465
(250 = 100+200)
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
300
1.064.281.869 1.065.433.552
I. Nợ ngắn hạn
310
1.046.437.278 1.047.702.361
1. Phải trả cho ngời bán 313 774.020.198 775.912.030
2. Thuế và các khoản phải nộp 315 153.687.300 137.986.211
Nhà nớc
3. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 67.505.420 77.900.825
4. Phải trả, phải nộp khác 318 51.224.360 55.903.295

II. Nợ khác
330
17.844.591 17.731.191
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
1.678.876.117 2.911.748.913
I. Nguồn vốn, quỹ
410
1.676.097.510 2.908.742.700
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.637.823.442 2.825.942.719
2. Quỹ đầu t phát triển 414 2.276.527 3.579.421
3. Lợi nhuận cha phân phối 416 35.997.541 79.220.560
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
2.778.607 3.006.213
1. Quỹ khen thởng & phúc lợi 422 2.778.607 3.006.213
Tổng cộng nguồn vốn
430
2.743.157.986 3.977.182.465
( 430 = 300 + 400 )
2.2.1.2 Phân tích biến động vốn
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta tính toán và lên biểu tổng hợp
nhằm đánh giá biến động về vốn nh sau:
23
Bảng3: Bảng nghiên cứu đánh giá biến động vốn
Tài sản Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch
Tiền %
1 2 3 4= 3 - 2 5=3/2x100
-100
A.TSLĐ & đầu t

ngắn hạn
942.973.412,5 1.407.486.434,5 +464.513.022 +49
I. Tiền 71.999.708 41.779.701 -30.220.007 -42
1. Tiền mặt 53.493.779 34.269.402,5 -19.224.376,5 -36
2. TGNH 18.505.929 7.510.298,5 -10.995.630,5 -59
II.Các khoản phải
thu
201.296.797 188.086.853,5 -13.209.943,5 -7
1.Phải thu của
khách hàng
155.197.492,5 142.144.210 -13.053.282,5 -8
2.Phải thu khác 46.099.304,5 45.942.643,5 -156.661 0
III.Hàng tồn kho 393.761.496,5 702.818.475
+309.056.978,5
+78
1.Hàng hoá
tồn kho
393.761.496,5 702.818.475
+309.056.978,5
+78
IV. TSLĐ 275.915.411 474.801.405 +198.885.994 +72
1. Chi phí trả trớc 275.915.411 474.801.405 +198.885.994 +72
B. TSCĐ và
đầu t dài hạn
1.037.740.093 1.952.683.791 +914.943.698 +88
I. TSCĐ 1.037.740.093 1.952.683.791 +914.943.698 +88
1. TSCĐ hữu hình 1.037.740.093 1.952.683.791 +914.943.698 +88
Tổng tài sản 1.980.713.505,5 3.360.170.225,5 1.379.456.720 +70
Cách tính:
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm

Năm 2000 =
24
2
BQ số đầu năm + BQ số cuối năm
Năm 2001 =
2
Chênh lệch:
Số tiền = BQ năm 2000 - BQ năm 2001
BQ từng loại tài sản năm 2001
% = x100 - 100
BQ từng loại tài sản năm 2000
Qua số liệu ở bảng 3 cho thấy: tổng số tiền trong tổng số tài sản của
công ty tăng lên 1.379.456.720 đồng, tơng ứng với số tăng tơng đối là 70%.
Điều này cho thấy quy mô về tài sản của công ty đang đợc tăng lên. Tuy nhiên
đó mới chỉ là con số tổng quát, mà chỉ dựa vào sự tăng lên của con số tổng quát
thì cha thể đánh giá sâu sắc tình hình tài chính của công ty đợc. Vậy nên ta cần
phải đi sâu vào phân tích từng loại tài sản cụ thể.
- Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 đợc
tăng lên 464.513.022 đồng, với tỷ lệ tăng là 49%. Nhìn chung tài sản lu động
và đầu t ngắn hạn tăng chủ yếu là do hàng hoá tồn kho và tài sản lu động
tăng, nhng trong đó cũng có một số loại tài sản lu động giảm nh:
+ Tiền là tài sản lu động cần thiết nhất cho việc thanh toán các khoản
nợ đến hạn phải trả nhng năm 2001 lại giảm so với năm 2000 một lợng là
30.220.007 đồng tơng ứng với mức giảm là 42%. Nguyên nhân gây ra giảm ở
đây là do tiền mặt và tiền gửi Ngân hàng, nhng chủ yếu nhất vẫn là tiền gửi
Ngân hàng.
+ Chẳng những tiền bị giảm mà các khoản phải thu của năm 2001 so
với năm 2000 cũng giảm đáng kể. Các khoản phải thu giảm chủ yếu là do
phải thu của khách hàng giảm là 13.053.282,5 đồng tơng ứng với tỷ trọng
giảm là 8% trong tổng số giảm của các khoản phải thu là 13.209.943,5 đồng

với mức giảm là 7%. Điều này cho thấy công ty đã có nhiều biện pháp cố
gắng khắc phục thu hồi vốn nhanh, tránh đợc tình trạng cho khách hàng nợ
25

×