Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Lịch sử Thế giới Cổ Trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 15 trang )

Lịch sử thế giới
1
Lịch sử thế giới
Lịch sử thế giới mà theo cách nói dân dã là lịch sử xã hội loài người, từ khi con người thông minh xuất hiện lần
đầu tiên cho đến ngày nay.
Thời kỳ đồ đá cũ
Bản đồ những cuộc di cư đầu tiên của loài người, theo di truyền mDNA (số lượng hàng
nghìn trước thời hiện nay).
Bằng chứng khoa học dựa trên di
truyền học và nghiên cứu hóa thạch,
đặt nguồn gốc người hiện đại Homo
sapiens ở Châu Phi [1]. Điều này đã
xảy ra khoảng 200.000 năm trước ở
thời Đồ đá cũ, sau một giai đoạn lâu
dài của tiến trình phát triển. Những tổ
tiên của loài người, như Homo erectus,
đã sử dụng những công cụ đơn giản
trong hàng nghìn năm, nhưng cùng với
thời gian, các công cụ đó trở nên tinh
xảo và phức tạp hơn. Con người cũng
phát triển ngôn ngữ khoảng thời gian
nào đó thời kỳ Đồ đá cũ, cũng như một
thứ nhận thức gồm cả phương pháp
chôn cất người chết, nó chỉ ra rõ rằng
đức tin vào một thế giới bên kia có
nguồn gốc rất xa trước tôn giáo có tổ chức.
Con người ở thời này cũng biết tự trang điểm cho mình bằng các đồ vật để cải thiện hình ảnh bên ngoài. Ở thời này,
tất cả loài người sống theo kiểu săn bắt - hái lượm, nói chung là kiểu du mục.
Từ Châu Phi, con người hiện đại nhanh chóng phát triển ra khắp quả đất và những vùng không băng giá ở Châu Âu
và Châu Á. Sự phát triển nhanh chóng của loài người về hướng Bắc Mỹ và Châu Đại Dương diễn ra ở thời cực thịnh
của Kỷ băng hà gần đây, khi những vùng thời tiết hiện nay đặc biệt khắc nghiệt và chưa cư trú được. Vì vậy, đến cuối


Kỷ băng hà khoảng 12.000 năm trước, con người hầu như đã sinh sống ở toàn bộ những vùng không băng giá của
quả đất.
Các xã hội săn bắt - hái lượm có khuynh hướng rất nhỏ, mặc dầu trong một số trường hợp họ đã phát triển sự phân
tầng xã hội và những tiếp xúc ở khoảng cách xa đã có thể diễn ra ở trường hợp những "xa lộ" bản xứ Australia.
Cuối cùng đa số các xã hội săn bắt - hái lượm đã phát triển, hay buộc phải bị hấp thu vào những tổ chức xã hội nông
nghiệp lớn hơn. Những xã hội không hội nhập bị tiêu diệt, hay vẫn trong tình trạng cách ly, những xã hội săn bắt hái
lượm nhỏ đó hiện vẫn tồn tại ở những vùng xa xôi.
Thời kỳ đồ đá mới
Sự phát triển của nông nghiệp
Một sự thay đổi lớn, được miêu tả bởi nhà tiền sử học Vere Gordon Childe như là một "cuộc cách mạng," đã diễn ra
khoảng thiên niên kỷ 9 TCN với việc hình thành nghề nông. Mặc dầu nghiên cứu có khuynh hướng tập trung vào
vùng đất Trăng lưỡi liềm màu mỡ ở Trung Đông, khảo cổ học ở Châu Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á cho thấy rằng
những hệ thống nông nghiệp trồng cấy nhiều loại ngũ cốc khác nhau và sử dụng các loại gia súc khác nhau có thể đã
Lịch sử thế giới
2
phát triển hầu như đồng thời ở một số nơi.
Một bước tiến nữa ở nông nghiệp Trung Đông xảy ra với sự phát triển tưới tiêu có tổ chức và sử dụng lực lượng lao
động chuyên biệt, bởi những người Sumer, bắt đầu vào khoảng 5.500 TCN. Đồng và sắt thay thế đá để trở thành
công cụ trong nông nghiệp và chiến tranh. Tới tận lúc đó những xã hội nông nghiệp định cư hầu như phụ thuộc hoàn
toàn vào các công cụ đá. Ở Âu Á, các công cụ đồng đỏ và đồng thau, những đồ trang trí và vũ khí bắt đầu trở nên dồi
dào vào khoảng năm 3000 TCN. Sau đồ đồng, vùng Đông Địa Trung Hải, Trung Đông và Trung Quốc bắt đầu sử
dụng công cụ và vũ khí bằng sắt.
Những người dân Châu Mỹ có thể không hề biết tới công cụ kim loại cho tới tầng Chavin năm 900 TCN. Chúng ta
cũng biết rằng Moche có áo giáp, những con dao và bộ đồ ăn bằng kim loại. Thậm chí người Inca vốn ít dùng đồ kim
loại cũng có những chiếc cày mũi kim loại, ít nhất sau khi chinh phục Chimor. Tuy nhiên, ít có những tìm kiếm khảo
cổ học ở Peru và hầu như toàn bộ khipus (những vật sáng chế để ghi lại thông tin, dưới hình thức các nút thắt, người
Incas từng sử dụng) đã bị đốt cháy khi diễn ra Cuộc chinh phục Peru của người Tây Ban Nha. Toàn bộ các thành phố
vẫn đang được khám phá vào năm 2004. Một số khai quật khảo cổ cho thấy rằng có thể thép đã từng được chế tạo tại
đây trước khi nó phát triển ở Châu Âu.
Các vùng lưu vực ven sông trở thành những cái nôi của những nền văn minh đầu tiên như lưu vực sông Hoàng Hà ở

Trung Quốc, sông Nin ở Ai Cập, và lưu vực sông Ấn ở Pakistan. Một số dân tộc du mục, như những người Thổ dân
Australia và thổ dân Nam Phi ở phía Nam Châu Phi, không biết tới nông nghiệp cho tới tận thời hiện đại.
Nhiều nhóm người không thuộc về các quốc gia trước 1800. Trong số những nhà khoa học, đã có sự bất đồng về
thuật ngữ "bộ lạc" phải được sử dụng để miêu tả loại xã hội của những người sống trong đó. Những phần rộng lớn
của thế giới có thể là lãnh thổ của những "bộ lạc" đó trước khi người Châu Âu bắt đầu tiến hành thực dân hoá. Nhiều
"bộ lạc" chuyển thành quốc gia khi họ bị đe dọa hay bị ảnh hưởng bởi các quốc gia. Ví dụ như Marcomanni và Lát
via. Một số "bộ lạc", như Kassites và Mãn Châu, chinh phục các quốc gia và lại bị chúng đồng hoá.
Nông nghiệp đã tạo cơ hội cho các xã hội phức tạp hơn, cũng được gọi là những nền văn minh. Các cuộc gia và các
thị trường xuất hiện. Các kỹ thuật cải thiện khả năng của con người nhằm kiểm soát thiên nhiên và phát triển giao
thông và thông tin.
Lịch sử thế giới
3
Sự phát triển của tôn giáo
Đa số các nhà sử học truy nguyên sự khởi đầu của Đức tin tôn giáo ở thời Đồ đá mới. Đa số các đức tin tôn giáo thời
kỳ này cốt ở sự thờ phụng một Đức mẹ nữ thần, một Cha bầu trời, và cũng có sự thờ phụng Mặt trời và Mặt trăng
như các vị thần. (xem thêm sự thờ phụng Mặt trời)
Phát triển của văn minh
Quốc gia
Các biên giới vạch ra các quốc gia - một ví dụ cụ thể là Vạn Lý Trường
Thành, trải dài hơn 6700 km, và lần đầu tiên được xây dựng vào Thế kỷ thứ 3
TCN để bảo vệ khỏi những kẻ chinh phục du mục từ phía bắc. Nó đã được
xây dựng lại và phát triển thêm nhiều lần.
Nông nghiệp dẫn tới nhiều thay đổi lớn. Nó cho
phép một xã hội đông đúc hơn rất nhiều, và nó tự
tổ chức mình vào trong những quốc gia. Đã có
nhiều định nghĩa được sử dụng cho thuật ngữ
"quốc gia" Max Weber và Norbert Elias định
nghĩa quốc gia là một tổ chức những người có
một độc quyền về sự sử dụng hợp pháp vũ lực
trong một vùng địa lý riêng biệt.

Những quốc gia đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng Hà,
Ai Cập cổ đại và lưu vực sông Ấn Độ vào cuối
thiên niên kỷ thứ 4 và đầu thiên niên kỷ thứ ba
TCN. Ở Lưỡng Hà, có nhiều thành bang. Ai Cập
cổ đại khởi đầu là một quốc gia không có các
thành phố, nhưng nhanh chóng sau đó các thành
phố xuất hiện. Một quốc gia cần một quân đội để
thực hiện việc sử dụng vũ lực hợp pháp. Một
quân đội cần một bộ máy quan liêu để duy trì nó.
Ngoại trừ duy nhất là trường hợp văn minh lưu vực sông Ấn Độ vì thiếu bằng chứng về một lực lượng quân sự.
Các quốc gia đã xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thiên niên kỷ thứ ba đầu thiên niên kỷ thứ hai TCN. Các cuộc
chiến tranh lớn nổ ra giữa các quốc gia ở Trung Đông. Hiệp ước Kadesh, một trong những hiệp ước hòa bình đầu
tiên, được ký kết giữa người Hittites và Ai Cập cổ đại khoảng 1275 TCN. Vào thế kỷ thứ 6 TCN, Hoàng đế Cyrus II
(Cyrus Đại Đế) trỗi dậy kiến lập Đế quốc Ba Tư cường thịnh,
[2]
chinh phạt được các nước Media, Lydia và Babylon.
Ai Cập cũng rơi vào tay của con trai ông là Hoàng đế Cambyses II.
[3]
Ngoài ra, lịch sử thế giới cổ đại cũng có những
quốc gia hùng mạnh khác như đế quốc Maurya (thế kỷ thứ 4 TCN), Trung Quốc (thế kỷ thứ 3 TCN), và Đế quốc La
Mã (thế kỷ thứ 1 TCN).
Lịch sử thế giới
4
Bản đồ thế giới khoảng năm 1200
Đụng độ giữa các đế quốc diễn ra vào
thế kỷ thứ 8, khi Khalip của Ả Rập
(cai trị từ xứ Tây Ban Nha cho đến
Iran) và nhà Đường bên Trung Quốc
(cai trị từ Triều Tiên) đã đánh nhau
trong hàng thập kỷ để giành quyền

kiểm soát Trung Á. Rộng lớn hơn cả
trong thời đại này là đế quốc Mông Cổ
vào thế kỷ thứ 13. Lúc ấy, đa số người
dân ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Phi đều
thuộc vào các quốc gia. Cũng có các
quốc gia ở Mexico và tây Nam Mỹ.
Các quốc gia tiếp tục kiểm soát ngày
càng nhiều vùng lãnh thổ và dân chúng
trên thế giới; vùng đất cuối cùng chưa
có quốc gia bị các quốc gia chia sẻ với
nhau theo Hiệp ước Berlin năm (1878).
Thành phố và thương mại
Vasco da Gama đi thuyền đến Ấn Độ để mang về
gia vị vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16.
Nông nghiệp cũng tạo nên và cho phép sự tích trữ lương thực thặng dư
có thể dùng để cung cấp cho những người không dính dáng trực tiếp tới
việc sản xuất lương thực. Sự phát triển của nông nghiệp cho phép sự
xuất hiện của những thành phố đầu tiên. Chúng là những trung tâm của
quốc gia và hầu như không tự mình sản xuất ra lương thực. Các thành
phố là những kẻ ăn bám và được cung cấp lương thực từ những vùng
nông thôn xung quanh, nhưng trái lại nó cung cấp sự bảo vệ quân sự ở
nhiều mức độ khác nhau.
Sự phát triển của các thành phố dẫn tới cái được gọi là văn minh: đầu
tiên Văn minh Sumerian ở hạ Lưỡng Hà (3500 TCN), tiếp theo là văn
minh Ai Cập dọc sông Nin (3300 TCN) và nền văn minh Harappan ở
lưu vực sông Ấn (3300 TCN). Đã có bằng chứng về những thành phố
phức tạp với những mức độ xã hội cao và nền kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, những nền văn minh này khá khác biệt so với nhau bởi vì chúng
hầu như có nguồn gốc độc lập. Chính ở thời gian này chữ viết và
thương mại ở tầm rộng bắt đầu xuất hiện.

Tại Trung Quốc, những xã hội tiền thành thị có thể đã phát triển từ
2500 TCN, nhưng triều đình đầu tiên được khảo cổ học xác định là nhà
Thương. Thiên niên kỷ thứ 2 TCN chứng kiến sự nổi lên của nền văn
minh ở Crete, lục địa Hy Lạp và trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Châu Mỹ,
các nền văn minh như Maya, Moche và Nazca nổi lên ở Mesoamerica
và Peru vào cuối thiên niên kỷ thứ 1 TCN. Những đồng tiền xu đã được
sử dụng ở Lydia.
Những con đường thương mại tầm xa xuất hiện lần đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN, khi những người Sumerians ở
Lưỡng Hà buôn bán với nền văn minh Harappan ở lưu vực sông Ấn. Những con đường thương mại cũng xuất hiện ở
Lịch sử thế giới
5
phía đông Địa Trung Hải vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và Syria bắt đầu từ thiên
niên kỷ thứ 2 TCN. Các thành phố ở Trung Á và Ba Tư là nơi ngã ba đường của những con đường thương mại đó.
Các nền văn minh Phoenician và Hy Lạp đã lập ra các đế quốc ở lưu vực Địa Trung Hải vào thế kỷ thứ 1 TCN dựa
trên thương mại. Người Ả Rập thống trị các con đường thương mại ở Ấn Độ Dương, Đông Á, và Sahara vào cuối
thiên niên kỷ thứ 1 và đầu thiên niên kỷ thứ 2. Những người Ả Rập và Do Thái cũng thống trị thương mại ở Địa
Trung Hải vào cuối thiên niên kỷ thứ 1. Người Ý chiếm vai trò này vào đầu thiên niên kỷ thứ 2.
Các thành phố người Flemish và Đức nằm ở trung tâm các con đường thương mại ở Bắc Âu vào đầu thiên niên kỷ
thứ 2. Ở mọi vùng, các thành phố chính phát triển ở những ngã ba đường dọc theo những con đường thương mại.
Tôn giáo và Triết học
Những triết học và tôn giáo mới xuất hiện ở cả phía đông và phía tây, đặc biệt là vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN.
Cùng với thời gian, một tập hợp đa dạng các tôn giáo phát triển trên thế giới, với Ấn Độ giáo và Phật giáo ở Ấn Độ,
Hỏa giáo ở Ba Tư là một trong số những đức tin lớn và sớm nhất. Ở phía đông, ba trường phái tư tưởng ngự trị Trung
Quốc cho đến tận ngày nay. Chúng gồm Đạo giáo, Pháp gia, và Khổng giáo. Truyền thống Khổng giáo, sau này đạt
được vị trí thống trị, không tìm cách tăng cường luật pháp, mà là tìm kiếm quyền lực và những tấm gương truyền
thống cho đạo đức chính trị. Ở phía tây, truyền thống triết học Hy Lạp, được thể hiện qua các tác phẩm của Plato và
Aristotle, đã được truyền bá ra khắp Châu Âu và Trung Đông qua các cuộc chinh phục của vua Alexandros Đại Đế
xứ Macedonia vào thế kỷ thứ 4 TCN.
Những vùng và những nền văn minh lớn
Tới những thế kỷ cuối cùng TCN, vùng Địa Trung Hải, sông Hằng và sông Dương Tử đã trở thành khu vực phát sinh

của các đế quốc mà các nhà cai trị về sau này sẽ phải tìm cách học tập. Trong lịch sử Ấn Độ, đế quốc Maurya cai trị
đa phần tiểu lục địa Ấn Độ, trong khi người Pandyas cai trị phần nam Ấn Độ. Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần và
nhà Hán đã mở rộng sự cai trị của đế quốc thông qua sự thống nhất chính trị, cải thiện thông tin và nổi tiếng nhất là
việc thành lập nhà nước độc quyền của vua Hán Quang Vũ Đế. Ở phía tây, những người La Mã bắt đầu mở rộng lãnh
thổ của mình thông qua các cuộc chinh phục và thực dân hóa từ thế kỷ thứ 3 TCN. Dưới thời cai trị của Hoàng đế
Augustus, khoảng thời điểm ra đời của Jesus xứ Nazareth, La Mã kiểm soát mọi vùng đất bao quanh Địa Trung Hải.
Các đế quốc vĩ đại dựa trên khả năng khai thác quá trình sáp nhập thông qua quân sự và việc thành lập những vùng
định cư được bảo vệ để trở thành những trung tâm nông nghiệp. Hòa bình mà họ mang lại thúc đẩy thương mại quốc
tế, mà nổi tiếng nhất là sự phát triển của con đường tơ lụa. Họ cũng phải đối mặt với các vấn đề thông thường, như
những vấn đề liên quan tới việc duy trì những đội quân đông đảo và ủng hộ một chế độ quan liêu trung tâm. Các chi
phí đó đều đổ lên đầu nông dân, trong khi những lãnh chúa đất ngày càng trốn tránh quyền kiểm soát từ trung ương
và cũng không chịu nộp thuế cho nhà nước. Áp lực của các bộ lạc du mục ở biên giới cũng đẩy nhanh quá trình tan
rã từ bên trong. Vương triều nhà Hán rơi vào nội chiến năm 220, trong khi Đế quốc La Mã bắt đầu giảm tập trung
hóa và cũng bị phân chia vào thời gian đó.
Trên các vùng khí hậu ở Âu Á, Châu Mỹ và Bắc Phi, các đế quốc lớn tiếp tục nổi lên và sụp đổ. Tại Ba Tư, Vương
triều nhà Sassanid phát triển hùng mạnh, với các Hoàng đế Ardashir I, Shapur I, Shapur II và Khosrow I.
[4]
Sự tan rã dần dần của đế quốc La Mã, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, từ sau thế kỷ thứ 2, trùng khớp với sự mở rộng của
Ki-tô giáo về phía tây từ Trung Đông. Phần phía tây của Đế quốc La Mã rơi vào tay của nhiều bộ lạc người Đức vào
thế kỷ thứ 5, và những xã hội đó dần phát triển thành một số chiến quốc, tất cả đều liên kết với Giáo hội Công giáo
La Mã theo cách này hay cách khác. Phần còn lại của đế quốc La Mã ở phía đông Địa Trung Hải từ đó được gọi là
đế quốc Đông La Mã. Nhiều thế kỷ sau, một sự hợp nhất có giới hạn đã phục hồi lại tây Âu thông qua sự thành lập
đế quốc La Mã thần thánh, gồm một số quốc gia hiện thuộc Đức và Ý.
Tại Trung Quốc, các triều đại nổi lên rồi lại sụp đổ giống như nhau. Những người du mục từ phía bắc bắt đầu xâm
chiếm từ thế kỷ thứ 4, cuối cùng chinh phục hầu như toàn bộ miền bắc Trung Quốc và lập nên nhiều tiểu quốc. Nhà
Lịch sử thế giới
6
Tuỳ tái thống nhất Trung Quốc năm 581, và dưới thời nhà Đường (618-907) Trung Quốc lần thứ hai trải qua thời cực
thịnh của họ. Tuy nhiên, nhà Đường cũng tan vỡ và, sau khoảng nửa thế kỷ hỗn loạn, nhà bắc Tống thống nhất
Trung Quốc năm 982. Tuy nhiên, áp lực từ các quốc gia du mục phía bắc ngày càng cấp bách. Toàn bộ miền bắc

Trung Quốc rơi vào tay người Nữ Chân năm 1141 và đế quốc Mông Cổ đã chinh phục toàn bộ Trung Quốc năm
1279, cũng như hầu như toàn bộ vùng Âu Á, chỉ còn lại vùng tây Âu và trung Âu, Nhật Bản và Đông Nam Á- hoặc
là lệ thuộc như Cao Ly hoặc là đánh thắng như Việt Nam.
Miền bắc Ấn Độ được cai trị bởi đế quốc Gupta vào thời đó. Ở miền nam Ấn, ba vương quốc của bật của người
Tamil xuất hiện, là Chera, Chola, và Pallava. Sự ổn định tiếp sau đó góp phần báo trước thời đại hoàng kim của văn
hoá Ấn Độ giáo vào thế kỷ thứ 4 và thế kỷ thứ năm 5 .
Tàn tích của Machu Picchu, "thành phố đã biến mất của người
Incas," đã trở thành một biểu tượng được công nhận của nền văn
minh Inca.
Các xã hội rộng lớn cũng bắt đầu được dựng lên ở
Trung Mỹ vào thời kỳ đó, người Maya và người Aztecs
ở Mesoamerica là những xã hội phát triển nhất. Khi nền
văn hoá nguyên gốc của người Olmecs dần tàn lụi, các
thành bang lớn của người Maya chậm rãi vượt lên cả về
số lượng và tầm ảnh hưởng, và văn hoá Maya phát triển
ra khắp Yucatán và các vùng xung quanh. Đế quốc về
sau này của người Aztec được xây dựng trên những nền
văn hoá láng giềng và bị ảnh hưởng từ những dân tộc
đã bị chinh phục, như người Toltec.
Nam Mỹ chứng kiến sự trỗi dậy của người Inca vào thế
kỷ thứ 14 và thế kỷ thứ 15. Đế chế Inca ở
Tawantinsuyu trải dài ra toàn bộ vùng Andes và có
kinh đô ở Cusco. Inca thời ấy rất thịnh vượng và tiến
bộ, được biết tới nhờ hệ thống đường xá Inca tuyệt vời và các công trình xây dựng lớn.
Hồi giáo, khởi đầu từ vùng Ả Rập vào thế kỷ thứ 7, cũng là một trong những thế lực đáng chú ý nhất trong suốt lịch
sử thế giới, từ khởi đầu với một số ít tín đồ nó đã trở thành nền tảng cơ bản của nhiều đế quốc rộng lớn tại Ấn Độ,
Trung Đông và Bắc Phi.
Ở vùng Đông Bắc Phi, Nubia và Ethiopia, cả hai nước từ lâu đã có quan hệ với vùng Địa Trung Hải, vẫn thuộc ảnh
hưởng của Ki-tô giáo trong khi phần còn lại của Châu Phi phía bắc đường xích đạo đã đổi sang Hồi giáo. Cùng với
Hồi giáo là những kỹ thuật mới đã lần đầu tiên cho phép thương mại chính yếu vượt qua Sahara. Nguồn thuế từ

thương mại đó dẫn tới sự thịnh vượng ở Bắc Phi và sự nổi lên của nhiều vương quốc vùng Sahel.
Thời kỳ này được ghi dấu bởi sự cải tiến kỹ thuật chậm chạp nhưng chắc chắn, với những sự phát triển có tầm ảnh
hưởng quan trọng như bàn đạp yên ngựa và bừa (mouldboard plough) xuất hiện cách nhau chỉ vài thế kỷ.
Lịch sử thế giới
7
Sự trỗi dậy của Châu Âu
Bối cảnh sự tiến bộ của Châu Âu
Phát minh in báo kiểu di chuyển được
năm 1450 tại Đức được coi là số #1 trong
100 Sự kiện vĩ đại nhất của Thiên niên kỷ
do tạp chí LIFE bình chọn. Theo một số
ước tính, chưa tới 50 năm sau khi cuốn
Kinh thánh đầu tiên được in năm 1455,
hơn chín triệu cuốn sách đã được in.
Các đế chế nông nghiệp ban đầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường của
họ. Sản lượng còn thấp và các thảm hoạ thiên nhiên thường là nguyên nhân
chính tác động vào vòng xoay thịnh vượng rồi suy tàn gây nên sự trỗi dậy và
sụp đổ của chúng. Nhưng tới năm 1000, đã có một sự thay đổi về chất trong
lịch sử thế giới. Tiến bộ kỹ thuật và sự thịnh vượng được thương mại thúc đẩy
dần ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn. Những thay đổi đó thường xảy ra ở
những vùng có sản lượng nông nghiệp cao nhất: Trung Quốc, Ấn Độ và các
khu vực trong thế giới Hồi giáo.
Riêng Trung Quốc, đã phát triển một nền kinh tế tiền tệ tiến bộ vào năm 1000
và là xã hội đầu tiên bắt đầu thoát khỏi những ràng buộc thiên nhiên trước kia.
Trung Quốc có những người nông dân tự do không còn bị phụ thuộc, họ có
thể bán hoa lợi và tham gia hăng hái vào thị trường. Nông nghiệp có sản
lượng cao. Trung Quốc là vùng thành thị hoá nhất ở Âu Á. Họ có tiến bộ kỹ
thuật cao hơn tất cả các vùng khác ở Âu Á và là nước duy nhất sản xuất được
gang, ống thổi, xây dựng cầu treo, in ấn và có địa bàn. (xem Joseph Needham
[5]

). Có lẽ lúc ấy Trung Quốc đang ở thời nhà Tống và cũng sắp sửa có những
chuyển đổi tương tự như điều sẽ xảy ra ở Châu Âu sáu trăm năm sau. Nhưng,
sau những cuộc tấn công dữ đội đầu tiên của người Nữ Chân, những gì sót lại
của Vương triều nhà Tống đã bị người Mông Cổ chinh phục năm 1279.
Bên ngoài, cuộc Phục hưng của châu Âu (bắt đầu vào thế kỷ 14) là một cơ hội để Châu Âu bắt kịp với thế giới Âu Á.
Nhưng cũng có thể cho rằng nó đã mang lại một nền văn hoá mang nhiều tính tò mò và sau cùng dẫn tới chủ nghĩa
nhân đạo, cách mạng khoa học, và cuối cùng là sự chuyển đổi vị đại của cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, cách
mạng khoa học ở thế kỷ 17 không gây ảnh hưởng lập tức tới công nghệ. Chỉ ở nửa sau của thế kỷ 19 những tiến bộ
khoa học mới được áp dụng cho các phát minh thực tiễn. Những sự tiến bộ của Châu Âu được phát triển vào giữa thế
kỷ 18 gồm cả hai: một nền văn hoá thương mại và sự giàu có nhờ thương mại ở Đại Tây Dương. Nhưng vào năm
1750, năng suất lao động ở hầu hết các vùng đã phát triển ở Trung Quốc vẫn ngang hàng với năng suất lao động của
nền kinh tế vùng Đại Tây Dương ở Châu Âu (xem Wolfgang Keller and Carol Shiue
[6]
).
Một số ý kiến được đưa ra để giải thích tại sao, từ 1750 trở đi, Châu Âu trỗi dậy và vượt qua các nền văn minh khác,
trở thành nơi phát sinh cách mạng công nghiệp, và thống trị phần còn lại của thế giới. Max Weber cho rằng nó nhờ
vào một tác dụng về mặt đạo đức của Tin lành (Protestant work ethic) đã thúc đẩy những người Châu Âu làm việc
hăng hái hơn và lâu dài hơn so với những thế hệ trước. Một giải thích kinh tế - xã hội khác lại lưu ý tới nhân khẩu
học: Châu Âu với giới tăng lữ sống độc lập, với sự di cư thuộc địa, những trung tâm thành thị có tỷ suất tử cao,
những cuộc chiến triền miên, và có độ tuổi kết hôn muộn nên gây trở ngại lớn tới sự tăng trưởng dân số của nó so với
các nền văn hoá Châu Á. Sự thiếu hụt lao động đồng nghĩa với việc những thặng dư được đầu tư vào tiến bộ kỹ thuật
nhằm tiết kiệm nhân công như các bánh xe và các cối xay, các xa quay tơ và khung cửi chạy bằng nước, động cơ hơi
nước, và vận chuyển bằng tàu thuỷ chứ không mất chi phí vào việc mở rộng đơn giản quy mô dân số. Nhiều người
cho rằng các thể chế của Châu Âu cũng có tính ưu việt, rằng những quyền sở hữu và những nền kinh tế thị trường tự
do ở Châu Âu mạnh mẽ hơn ở bất kỷ nơi nào khác trên thế giới. Trong những năm gần đây, các học giả như Kenneth
Pomeranz đã phản đối quan điểm này.
Địa lý Châu Âu cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc tất cả đều bị bao
quanh bởi các dãy núi, nhưng một khi vượt qua được các biên giới bên ngoài đó thì đất đai lại khá phẳng. Trái lại,
dãy Alps, Pyrenees, và các rặng núi khác chạy xuyên suốt Châu Âu, và lục địa bị phân chia bởi nhiều biển. Điều này
Lịch sử thế giới

8
làm cho Châu Âu có được sự bảo vệ khỏi mối nguy hiểm từ những kẻ xâm lược vùng Trung Á. Ở thời kỳ trước khi
có súng cầm tay, tất cả vùng Âu Á đều bị đe doạ bởi những kỵ sỹ vùng thảo nguyên Trung Á. Những dân tộc du
mục đó có ưu thế về quân sự so với các nước nông nghiệp ở vùng rìa lục địa và nếu họ tràn vào bên trong các đồng
bằng phía bắc Ấn Độ hay những vùng châu thổ Trung Quốc thì không có cách nào để ngăn cản được họ. Những cuộc
xâm lấn đó thường gây tàn phá và huỷ hoại. Thời đại hoàng kim của Hồi giáo đã chấm dứt khi quân Mông Cổ cướp
phá kinh thành Baghdad năm 1258, và cả Ấn Độ cùng Trung Quốc cũng là mục tiêu của các cuộc xâm lược từ Đế
quốc Mông Cổ hùng mạnh. Châu Âu, đặc biệt là tây Âu cách khá xa khỏi mối đe doạ đó.
Địa lý cũng góp phần vào những khác biệt địa chính trị quan trọng. Trong đa phần lịch sử của mình Trung Quốc, Ấn
Độ và Trung Đông đều thống nhất dưới một quyền lực cai trị duy nhất và nó mở rộng cho đến khi chạm tới những
vùng núi non và sa mạc. Vào năm 1600, Đế quốc Ottoman kiểm soát hầu như toàn bộ Trung Đông, nhà Minh cai
quản Trung Quốc, và Đế quốc Mughal từng cai trị toàn bộ Ấn Độ. Trái lại, châu Âu hầu như luôn bị chia rẽ trong số
các nước chiến quốc. Các đế quốc "toàn Âu", ngoại trừ Đế quốc La Mã, sớm trước đó, đều có khuynh hướng suy sụp
sớm ngay sau khi họ nổi lên. Nghịch lý, sự cạnh tranh dữ dội giữa các nước đối nghịch thường được miêu tả như là
một nguồn gốc của sự thành công của Châu Âu. Ở những vùng khác, sự ổn định thường được ưu tiên hơn so với sự
phát triển. Ví dụ, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách cường quốc trên biển đã bị Hai jin nhà Minh ngăn cản. Ở
Châu Âu sự cấm đoán như vậy là không thể xảy ra vì có sự bất hoà, nếu bất kỳ một nước nào áp đặt lệnh cấm đó, nó
sẽ nhanh chóng bị bỏ lại sau so với những kẻ cạnh tranh với nó.
Một yếu tố địa lý quan trọng khác góp phần vào sự trỗi dậy của Châu Âu là biển Địa trung hải, trong hàng nghìn
năm, nó hoạt động như một siêu xa lộ trên biển tạo thuận lợi cho những trao đổi hàng hoá, con người, ý tưởng và
những phát minh.
Cũng như vậy, ở những vùng nhiệt đới, sự hiện diện thường xuyên của các tai hoạ thiên nhiên và những bệnh tật do
ký sinh trùng ở người, đã làm cạn kiệt sinh lực và sức khoẻ của con người, súc vật và mùa màng của họ, chúng là
những yếu tố phá hoại làm ngăn cản quá trình phát triển liên tục.
Một Tây Âu thực dân và một Đông Âu hùng mạnh
Vào thế kỷ mười bốn, thời kỳ Phục hưng đã bắt đầu ở Châu Âu. Một số học giả hiện nay đã đặt ra câu hỏi về việc
thời kỳ nở rộ về nghệ thuật và chủ nghĩa nhân đạo này có ảnh hưởng thế nào đối với khoa học, nhưng quả thực thời
kỳ này đã chứng kiến một sự hợp nhất quan trọng giữa kiến thức Ả rập và Châu Âu. Một trong những phát triển có
tầm quan trọng nhất là thuyền buồm, nó tích hợp buồm tam giác của người Ả Rập với buồm vuông của người Châu
Âu để tạo ra những chiếc tàu đầu tiên có thể chạy một cách an toàn trên Đại tây dương. Cùng với những phát triển

quan trong trong nghề hàng hải, kỹ thuật này đã cho phép Christopher Columbus năm 1492 đi ngang qua Đại tây
dương và nối từ Phi-Âu Á đến Châu Mỹ.
Việc này có những ảnh hưởng to lớn tới cả hai lục địa, là một trong những vấn đề ngoài phạm vi sử học nổi tiếng
nhất. Người Châu Âu đem theo họ bệnh tật mà người Châu Mỹ chưa từng bao giờ biết tới, và một số lượng không
chắc chắn, có lẽ hơn 90% người thổ dân Châu Mỹ đã bị giết hại trong một lô những vụ lan truyền bệnh dịch kinh
khủng. Người Châu Âu cũng có những tiến bộ khoa học về ngựa, sắt thép và súng cho phép họ có khả năng vượt trội
so với các Đế chế của người Aztec và Inca, cũng như các nền văn hoá khác ở Bắc Mỹ.
Vàng và các nguồn tài nguyên từ Châu Mỹ bắt đầu bị cướp đoạt khỏi tay những người Châu Mỹ và được chất lên
thuyền đem về Châu Âu, cùng lúc đó số lượng lớn những người Châu Âu thực dân bắt đầu di cư về phía tây. Để đáp
ứng nh cầu lớn về lao động ở các thuộc địa mới, sự xuất khẩu ồ ạt những người Châu Phi làm nô lệ bắt đầu. Ngay sau
đó nhiều người Châu Mỹ bắt đầu có đặc điểm di truyền từ các nô lệ. Ở Tây Phi, một loạt những quốc gia giàu có đã
phát triển dọc theo Bờ biển nô lệ, bắt đầu trở nên thịnh vượng từ khai thác và bóc lột những người Châu Phi nô lệ.
Lịch sử thế giới
9
Chiếc Santa Maria bỏ neo, vẽ năm 1628 bởi Andries
van Eertvelt, thể hiện chiếc tàu buồm vuông nổi tiếng
của Christopher Columbus.
Sự mở rộng hàng hải của Châu Âu, nhờ vào vị trí địa lý của họ,
phần lớn là nhờ ở các nước lục địa gần bờ biển Đại tây dương: Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Pháp, Hà Lan. Đế quốc Bồ
Đào Nha và Đế quốc Tây Ban Nha ban đầu là những kẻ chinh
phục lớn mạnh nhất và có ảnh hưởng lớn nhất, nhưng chỉ một thời
gian ngắn sau nó đã được chuyển giao cho Anh Quốc, Pháp và Hà
Lan những nước này thống trị Đại Tây Dương. Trong một loạt
những cuộc chiến, diễn ra vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18, lên tới cực
điểm với những cuộc chiến thời Napoleon, Anh Quốc nổi lên là
siêu cường đầu tiên của thế giới. Nó là một đế quốc trải dài khắp
quả đất, kiểm soát, ở lúc cực điểm, gần một phần tư bề mặt lục địa
thế giới, trên đó "Mặt trời không bao giờ lặn".
Lúc ấy, những cuộc viễn du của Đô đốc Trịnh Hòa bị nhà Minh,

triều đình được thành lập sau khi đánh đuổi được người Mông Cổ
ở Trung Quốc, cấm đoán. Một cuộc cách mạng thương mại Trung
Quốc, thỉnh thoảng được miêu tả như là giai đoạn "chủ nghĩa tư
bản sơ khai," cũng sớm chết yểu. Nhà Minh cuối cùng lại rơi vào
tay những người Mãn Châu, trở thành nhà Thanh, và đó là một giai
đoạn yên tĩnh và thịnh vương, nhưng càng ngày càng trở nên một con mồi đối với sự xâm lấn từ phương tây.
Ngay sau khi xâm chiếm Châu Mỹ, người Châu Âu đã sử dụng tiến bộ kỹ thuật của mình để chinh phục các dân tộc
ở Châu Á. Đầu thế kỷ 19, nước Anh chiếm quyền kiểm soát tiểu lục địa Ấn Độ, Ai Cập và Bán đảo Malaysia; Người
Pháp chiếm Đông Dương; trong khi người Hà Lan chiếm Đông Ấn. Người Anh cũng chiếm nhiều vùng khi ấy chỉ có
những bộ tộc ở trình độ văn minh thời kỳ đồ đá mới, gồm Australia, New Zealand và Nam Phi, và, giống như trường
hợp Châu Mỹ, rất nhiều kẻ thực dân Anh bắt đầu di cư sang các vùng đó. Vào cuối thế kỷ mười chín, những vùng
cuối cùng ở Châu Phi còn chưa bị xâm chiếm bị các nước mạnh ở Châu Âu đem ra chia chác với nhau.
Vào các thế kỷ 18 và 19, các liệt cường Đông Âu phát triển cường thịnh. Trong suốt 149 năm kể từ khi Nga hoàng
Aleksei I mất vào năm 1676 cho đến khi Nga hoàng Aleksandr I mất vào năm 1825, Vương triều nhà Romanov đã
đưa đất nước từ một cường quốc địa phương non trẻ lên thành một "tên sen đầm của châu Âu" bất khả chiến baị.
Trong khi Nga hoàng Aleksei I lên ngôi cùng thập niên với vua Pháp là Louis XIV thì ông chẳng được biết đến mấy
tại Hoàng cung Versailles, thì Nga hoàng Aleksandr I đã đánh tan tác quân Pháp mà thẳng tiến vào kinh thành Paris.
Nga hoàng Pyotr I (trị vì: 1682 - 1725) và Nữ hoàng Ekaterina II (trị vì: 1762 - 1796) đều được tôn vinh là "Đại Đế",
với tài năng phi thường họ đã cống hiến không nhỏ đến sự phát triển cường thịnh của nước Nga. Nước Nga giành
thắng lợi trong nhiều cuộc chiến tranh và Đại Công quốc Moskva vươn lên thành một "Đế quốc của toàn dân
Nga".
[7]
Lực lượng Quân đội Nga trở nên hùng cường.
[8]
Đế quốc Nga cường thịnh đã dẹp tan tác mọi mối đe dọa
trước đây từ quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman và quân Thụy Điển.
[9]
Danh tiếng của nước Nga vang xa trong cuộc Chiến
tranh Bảy năm, dù Nữ hoàng Elizaveta thất bại trong việc xâm lược nước Phổ.
[10]

Vua nước Phổ là Friedrich II cũng
thoát khỏi chính sách bành trướng của nước Nga trong những năm tháng sau đó.
[9]
Trong cùng thời gian đó, Vương quốc Phổ nhanh chóng phát triển hùng cường.
[11]
Nước Phổ trở thành một tấm
gương sáng, phản ánh truyền thống châu Âu nhân văn: với một bộ máy hành chính chính phủ hữu hiệu, một chính
sách khoan dung tôn giáo và một bộ máy dân sự không tham nhũng.
[12]
"Hào khí Phổ" trỗi dậy với niềm trung quân,
niềm nhiệt huyết với nền quân sự, và niềm tự hào với sự phát triển của nền văn hóa đất nước. Các vua Friedrich I (trị
vì: 1688 - 1713) và Friedrich Wilhelm I (trị vì: 1713 - 1740) phát triển đất nước, tham chiến trong các cuộc Chiến
tranh Kế vị Tây Ban Nha và Đại chiến Bắc Âu, chiếm được những vùng đất quan trọng như Stettin và Tây
Pomerania.
[13]
Vua Friedrich Wilhelm I ra sức xây dựng một lực lượng Quân đội Phổ hùng mạnh.
[14]
Vào ngày 16
tháng 12 năm 1740, tân vương Friedrich II (được tôn vinh là Friedrich Đại Đế hay Friedrich Độc Đáo) đem 27
nghìn quân chinh phạt được tỉnh Silesia của Đế quốc Áo.
[15]
Ông tiến hành những cải cách tiến bộ
[16]
, và giữ vững
Lịch sử thế giới
10
được toàn bộ đất nước trong cuộc Chiến tranh Bảy năm chống cả liên quân Pháp - Áo - Nga - Thụy Điển.
[17]
Vị vua
xuất chúng này được những người đương thời thán phục và các nhà sử học mê say.

[15]
Sau này, ông còn thiết lập
"Liên minh các Vương hầu" thắng lợi, trở thành vị minh chủ của các tiểu quốc Đức trong Đế quốc La Mã Thần
thánh.
[18]
Thời kỳ này ở Châu Âu chứng kiến Thời đại Lý tính dẫn tới cách mạng khoa học, làm thay đổi sự hiểu biết của
chúng ta về thế giới và tạo cơ sở cho cách mạng công nghiệp, một sự chuyển đối căn bản của các nền kinh tế thế
giới. Nó bắt đầu ở nước Anh và việc sử dụng những hình thức sản xuất mới như các nhà máy, sản xuất hàng loạt, và
cơ giới hoá để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với tốc độ nhanh hơn và tốn ít nhân công hơn các cách thức sản xuất
trước đó. Thời đại của lý trí cũng dẫn tới sự khởi đầu của dân chủ như chúng ta biết hiện nay, trong những cuộc cách
mạng ở Mỹ và ở Pháp vào cuối thế kỷ 18. Dân chủ sẽ phát triển để có một ảnh hưởng sâu rộng lên các sự kiện thế
giới và chất lượng cuộc sống. Trong thời cách mạng công nghiệp, kinh tế thế giới nhanh chóng dựa trên than, cũng
như những hình thức giao thông mới, như đường sắt và tàu hơi nước, làm cho thế giới trở nên nhỏ hơn. Trong lúc ấy,
ô nhiễm công nghiệp và những tổn hại đối với môi trường thiên nhiên, đã hiện diện từ khi khám phá ra lửa và sự bắt
đầu của nền văn minh, đã được đẩy nhanh gấp hàng chục lần.
Thế kỷ 20
Tiến bộ công nghệ
Sự xuất hiện của các loại vũ khí hạt nhân, quả bom tại
Nagasaki năm 1945, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ
hai và đánh dấu bước khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
Thế kỷ 20 chứng kiến sự giảm sút mức độ thống trị đối với thế
giới của châu Âu, ít nhất một phần vì những thiệt hại và những sự
phá huỷ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới
thứ hai, và sự hiện diện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên bang
Xô Viết với tư cách những siêu cường. Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Liên hiệp quốc được thành lập với hy vọng rằng nó có thể
ngăn chặn các cuộc xung đột giữa các quốc gia và làm cho chiến
tranh không thể xảy ra trong tương lai - những hy vọng vẫn chưa
bao giờ có thể thực hiện. Sau năm 1990, Liên bang xô viết sụp đổ
và Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất, được

một số người gọi là "siêu cường quốc." (Xem "Pax Americana.")
Thế kỷ này cũng chứng kiến sự trỗi dậy của những hệ tư tưởng từ
hàng ngàn năm trước. Đầu tiên, sau năm 1917 là chủ nghĩa cộng
sản ở Liên xô, nó lan rộng ra khắp Đông Âu sau năm 1945, và
Trung Quốc năm 1949, cùng những nước khác thuộc Thế giới thứ
ba trong những thập kỷ 1950 và 1960. Thập kỷ 1920 là giai đoạn
chủ nghĩa độc tài phát xít quân phiệt chiếm được quyền lãnh đạo ở
Đức, Ý, Nhật và Tây Ban Nha.
Những sự chuyển giao quyền lực đó đã dẫn tới các cuộc chiến tranh với tầm vóc và mức độ huỷ diệt khác nhau.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tiêu diệt nhiều chế độ quân chủ cũ tại Châu Âu, và làm suy yếu Pháp và Anh Quốc.
Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn tới sự sụp đổ của những chế độ độc tài quân sự ở châu Âu và sự trỗi dậy của cộng
sản chủ nghĩa ở Đông Âu và châu Á. Nó lại gây ra cuộc Chiến tranh lạnh, một sự cách biệt kéo dài bốn mươi năm
giữa Hoa Kỳ, Liên bang xô viết và đồng minh của họ. Toàn bộ nhân loại và những hình thức phức tạp của cuộc sống
bị đặt trước nguy cơ bởi sự phát triển của các loại vũ khí hạt nhân. Sau khi đã có bước tiến bộ vượt bậc về vũ khí, thế
giới lại phải chứng kiến sự tan rã của Liên bang Xô Viết thành những quốc gia riêng lẻ, một số những nước cộng hoà
cũ của nó tái gia nhập với Nga vào trong một khối thịnh vượng chung, các nước khác tiến lại gần với tây Âu.
Lịch sử thế giới
11
Thế kỷ này cũng là thời điểm công nghệ tiến bộ vượt bực, tuổi thọ con người và tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể.
Khi kinh tế thế giới chuyển từ căn bản dựa trên than đá chuyển qua dựa trên dầu mỏ, những kỹ thuật thông tin và
giao thông tiếp tục làm thế giới trở nên thống nhất hơn. Những phát triển công nghệ trong thế kỷ này cũng góp phần
giảm các vấn đề ô nhiễm môi trường tại thành phố so với thời dùng than.
Lần thám hiểm mặt trăng gần đây nhất, Apollo 17, 1972.
Nửa sau của thế kỷ 20 là giai đoạn phát triển của thời đại tin
học và toàn cầu hoá đã làm tăng trưởng thương mại và trao
đổi văn hoá tăng lên ở mức đáng kinh ngạc. Thám hiểm vũ trụ
đã mở rộng ra toàn bộ hệ mặt trời. DNA, mức độ bản nguyên
nhất của sự sống, đã được khám phá, và bộ gene của con
người cũng đã được nối kết đầy dủ, hứa hẹn cuối cùng sẽ
mang lại một thay đổi về tình trạng bệnh tật của loài người. Số

lượng những bài báo khoa học hàng năm hiện nay vượt quá
tổng số lượng của chúng trước năm 1900[19], và cứ 15 năm
lại tăng gấp đôi.[20] Tỷ lệ biết chữ tiếp tục tăng lên, và phần
trăm nhân lực cần thiết để sản xuất ra đủ lượng lương thực
cho thế giới ngày càng giảm bớt khi chúng ta đạt tới (thời đại
của những máy móc trí tuệ).
Cũng trong giai đoạn này đã xuất hiện nguy cơ về sự kết thúc
của lịch sử loài người, là kết quả của những nguy cơ không
thể điều tiết được của quá trình toàn cầu hoá: sự phát triển vũ khí hạt nhân, hiệu ứng nhà kính và các hình thức khác
của sự suy giảm chất lượng thiên nhiên có nguyên nhân từ "những nhà máy sử dụng nguyên liệu hoá thạch," những
cuộc xung đột quốc tế có nguyên nhân từ sự suy giảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự lan truyền nhanh
chóng của các loại dịch bệnh như HIV, và sự di chuyển gần trái đất của các tiểu hành tinh và sao chổi.
Sự phát triển của các quốc gia cũng làm gia tăng mong ước chiếm đoạt và nỗi sợ hãi vì bị thiệt hại. Ý thức đồng nhất
quốc gia luôn được viện tới trong mọi cuộc xung đột với bên ngoài và được coi là một nguy cơ tiềm tàng. Khi thế kỷ
20 chấm dứt, thế giới cũng chứng kiến sự trỗi dậy của một số nước được coi là cường quốc mới, là Liên minh Châu
Âu. Một số bước chuẩn bị đầy toan tính đã được thực hiện nhằm cạnh tranh với Liên minh châu Âu từ các nước Châu
Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Sự trỗi dậy, cuộc sống và sự sụp đổ của các quốc gia, được tổ chức với nhiều sắc dân đông
đảo và cho mục đích hoàn thành các mục tiêu của loài người, tiếp tục là một nguy cơ của chiến tranh, với sự thiệt hại
đi cùng về nhân mạng, vật chất, bệnh tật, đói nghèo và diệt chủng.
Toàn cầu hóa và Tây phương hóa
Về mặt chính trị, thế giới được thống nhất bởi người Châu Âu, những người đã lập nên các thuộc địa ở đa phần
những vùng lãnh thổ thế giới bên ngoài Châu Âu. Văn hóa phương Tây được hiện đại hóa nhanh chóng nhờ vào cuộc
cách mạng công nghiệp và bắt đầu thống trị thế giới trong thế kỷ 19 và 20, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng lớn từ các
nền văn minh khác. Vẫn có nhiều khác biệt sâu sắc về văn hóa giữa các vùng trên thế giới, mặc dù khuynh hướng
hiện tại là thống nhất dưới sự ảnh hưởng của phương Tây.
Các đế quốc thương mại như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh Quốc từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 đã
thống trị trên các vùng biển. Công nghiệp hóa và những thay đổi về chính trị cũng như xã hội ở phương Tây trong
thế kỷ 18 và 19 đã dẫn tới một cảm giác ưu việt trong số những nhà tư tưởng và chính trị phương Tây. Châu Phi và
đa phần Châu Á trở thành những vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Châu Âu, trong khi những hậu duệ của người
Châu Âu cai quản Australia và Châu Mỹ.

Các ý tưởng mới nảy sinh với mục đích sửa đổi lại hình thức thế giới. Những người theo chủ nghĩa xã hội Darwin và
những người theo chủ nghĩa đế quốc thường tin rằng người da trắng là ưu việt hơn và rằng họ sẽ "khai hóa" cho
những dân tộc còn ở trình độ sơ khai (những nền văn hóa khác) bằng cách đưa tới đó cách thức sản xuất phương Tây
(kinh tế) và những ý thức hệ phương tây như Ki-tô giáo. Nhờ vậy, những dân tộc sơ khai có thể có một cách sống ‘tốt
Lịch sử thế giới
12
hơn’, ‘đạo đức hơn’, mặc dù họ cho rằng những dân tộc đó sẽ không bao giờ văn minh được bằng với người da trắng .
Những người theo chủ nghĩa xã hội và tự do cũng muốn khai hóa văn minh cho tầng lớp lao động ở các nước phương
Tây. Những người theo chủ nghĩa xã hội và tự do ở Hoa Kỳ tin rằng (và hiện vẫn đang tin tưởng như vậy) xã hội,
trong tổng thể, chịu trách nhiệm về cách ứng xử của các công dân của nó và rằng xã hội phải được thay đổi để làm
cho thế giới tốt đẹp hơn . Những người bảo thủ tại Mỹ, những người tự do tại Châu Âu, và tất cả những người theo
chủ nghĩa tự do tin vào (và vẫn tiếp tục tin như vậy) tự do và những lực lượng thị trường và muốn rằng cá nhân tự
chịu trách nhiệm về chính mình và rằng xã hội phải đảm bảo tự đo để cá nhân có thể phát triển một cách đầy đủ.
Những người Ki-tô giáo, bất kể thuộc hệ tư tưởng chính trị nào, tin rằng các mối quan hệ của cá nhân với Nhà thờ
và/hay Thiên Chúa là nhân tố chủ chốt của một đời sống thoả mãn. Những người theo Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật
giáo và các tôn giáo khác có những khái niệm tôn giáo của riêng họ.
Thế kỷ 20 diễn ra một cuộc phân cực lớn giữa các hệ tư tưởng đó. Chủ nghĩa Darwin xã hội đã bị ảnh hưởng lớn khi
Đức phát xít bị đánh bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ và Liên bang xô viết thúc đẩy tiến trình giải
thực. Phong trào nhân quyền và phong trào hippie phản đối văn hoá trong thập kỷ 1960 dẫn tới sự thống trị trên toàn
thế giới của tư tưởng nhân văn vẫn còn tồn tại dai dẳng cho tới ngày nay ở các nước phương Tây.
Những người theo chủ nghĩa xã hội cố gắng thay đổi xã hội bằng nhiều phương cách khác nhau. Hai phong trào lớn
nhất là dân chủ xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các nhà dân chủ xã hội tìm cách đạt tới một xã hội xã hội chủ nghĩa
bằng cách thay đổi xã hội thông qua liên kết với các đảng chính trị khác. Quốc gia hệ thống phúc lợi xã hội được
thiết lập ở nhiều nước phương tây. Cánh tả Ki-tô giáo và những người theo chủ nghĩa tự do cùng chiếm ưu thế tại
quốc gia kiểu này. Hiện nay quốc gia hệ thống phúc lợi xã hội không được phổ biến bởi các nhà tư bản, họ nghĩ ngăn
cản phát triển kinh tế vì đầu tư không hiệu quả. Những người cộng sản tìm cách lập ra một xã hội xã hội chủ nghĩa
bằng cách thay đổi xã hội cũ, những tầng lớp cũ và tất cả mọi ý thức hệ cạnh tranh. Nó nó là một mô hình ý niệm tốt
tuy nhiên thiếu thức tế bị phản đối mạnh mẽ ở các tầng lớp tư bản cao, vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của
họ. Có nhiều ý kiến trái ngược về mô hình này. Các nhà lãnh đạo Xô viết và Trung Quốc và tầng lớp trí thức nhận ra
rằng kiểu sản xuất của ‘phương Tây’ với trách nhiệm cá nhân dẫn tới tiến bộ liên tục trong khi các xã hội cộng sản

theo mô hình Liên Xô lại rơi vào giảm phát kinh tế liên tục, vì thế họ bắt buộc phải thay đổi bằng cách tìm ra mô
hình phù hợp vừa đảm bảo được sự phát triển kinh tế vừa không vi phạm những quy tắc cơ bản về xã hội chủ nghĩa.
Các nền văn minh ngoài phương tây ban đầu bị thực dân phương Tây thống trị, và họ thường đối xử rất ác nghiệt với
dân bản xứ. Những người quốc gia và những phong trào cộng sản lan tràn khắp các quốc gia đó đã tuyên truyền cho
dân chúng những ý tưởng đầu tiên về các phong trào độc lập, muốn yêu cầu quyền lợi công bằng trên thế giới. Nhiều
thuộc địa Châu Phi và Châu Á bắt đầu giành lại độc lập trong thập kỷ 1960. Cuối cùng, đã có suy nghĩ lạc quan rằng
những nước kém phát triển sẽ trở thành những nước phát triển, nhưng tình hình kinh tế của họ nói chung là rất kém
sau khi đã giành được độc lập. Các cuộc nội chiến và những kẻ độc tài làm suy yếu các xã hội và các nền kinh tế địa
phương – nguyên nhân của nó thỉnh thoảng là bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dân mới và một phần vì Hoa Kỳ (xem
Chủ nghĩa Sô vanh, và học thuyết quốc gia phụ thuộc). Hiện nay, nhiều quốc gia Mỹ Latin và châu Á đang bắt đầu
chuyển tiếp để trở thành quốc gia thuộc thế giới thứ nhất; đa số các nước châu Phi và Trung Đông, tuy vậy, vẫn còn
đang ở tình trạng trì trệ.
Những người bảo thủ và người theo chủ nghĩa quốc gia trên thế giới sợ rằng những xã hội của họ sẽ sụp đổ vì hiện
đại hoá và các ý tưởng mới vì vậy họ tìm cách ngăn chặn làn sóng thay đổi . Chủ nghĩa bảo thủ đang càng ngày càng
trở nên phổ biến trên nhiều vùng của thế giới , với việc chủ nghĩa bảo thủ mới hiện đang thống trị trong chính phủ
Hoa Kỳ. Những người (tự xưng) Hồi giáo chính thống tìm cách ngăn chặn sự phi tôn giáo hóa bằng cách gây nên
chiến tranh chống lại văn minh phương Tây. Nhiều lãnh đạo quốc gia và trí thức ở Trung Đông và vùng Hạ Sahara
Châu Phi chỉ trích phương tây vì cách sống “vô đạo đức” của họ. Chủ nghĩa bảo thủ được nuôi dưỡng, phần lớn nhờ
ở niềm tin tôn giáo vào đời sống kiếp sau với những lo sợ hiện hữu về sự trừng phạt mãi về sau này.
Những nỗ lực nhằm thống nhất thế giới bằng chinh phục quân sự hay bằng cách mạng đã không thành công. Quốc
gia dân tộc trở thành cơ sở quan trọng nhất trong thế giới phương tây . Các đế quốc thực dân ở thế kỷ thứ 19 dựa trên
quốc gia dân tộc, vốn từng kiểm soát phần lớn những vùng đất đai sinh sống của các sắc dân bộ lạc. Các quốc gia
Lịch sử thế giới
13
dân tộc thống nhất với nhau thành liên bang trong thế kỷ 20. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Liên
đoàn các quốc gia không thể đóng vai trò to lớn trong việc ngăn chặn chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai,
Liên hiệp quốc (cũng không có vai trò gì nhiều) đã tìm cách giải quyết nhiều vấn đề mà từng nước riêng biệt không
thể giải quyết. Liên đoàn quốc gia và Liên hiệp quốc phụ thuộc vào ý nguyện tham gia và kinh phí đóng góp tự
nguyện của các quốc gia thành viên. Các tổ chức đó không thể hoạt động mà không có được sự ủng hộ của các quốc
gia lớn, như đã từng xảy ra trong thập kỷ 1920 và 1930 và trong thời gian Chiến tranh lạnh. Nhiều quốc gia không

chính xác (về mặt quy cách) là quốc gia dân tộc, nhưng tồn tại như nhiều dân tộc (hạ Saharan Châu Phi), hay chỉ có
một tỷ lệ nhỏ của một dân tộc bên trong biên giới lãnh thổ của họ (như tại các nước Ả rập).
Số lượng và kích cỡ của các nền kinh tế thị trường tự do ngày càng tăng trưởng nhanh chóng kể từ thế kỷ 19, nhưng
các nền kinh tế do nhà nước kiểm soát vẫn có thể tồn tại với tư cách thời kỳ chuyển tiếp, cho tới khi Liên bang Xô
viết sụp đổ năm 1989. Các nền kinh tế thị trường tự do dẫn tới tăng trưởng to lớn trong đời sống người dân. Một thị
trường tự do toàn cầu đã mang lại thành quả chung. Tự do trao đổi hàng hóa và thông tin dẫn tới sự phụ thuộc lẫn
nhau của các quốc gia và muốn có lợi ích riêng thì cần phải hợp tác với các quốc gia khác. Quá trình này được gọi là
toàn cầu hóa.
Dân số quá đông cũng bị coi là một trong những vấn đề to lớn nhất trên khắp thế giới. Vấn đề này từng được các nhà
tư tưởng như Malthus và Max Weber đưa ra. Weber sợ rằng Ấn Độ và Trung Quốc sẽ phát triển những nền kinh tế
lớn của họ với cái giá phải trả của Châu Âu, và ủng hộ chủ nghĩa chủ nghĩa đế quốc kiểu Đức để ngăn chặn sự nghèo
đói cho dân tộc Đức. Sự phát triển kỹ thuật và kinh tế của thế kỷ 20 chỉ ra rằng các nước tây phương có thể có được
phát triển kinh tế thông qua phát triển từ bên trong. Các nước Châu Âu ở thời Max Weber có thể coi như là các quốc
gia thuộc Thế giới thứ ba hiện nay . Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Mỹ Latin đã phát triển trong vài thập kỷ gần
đây, và hậu quả của nó là sự thất nghiệp ở các nước phương tây . Dân số tăng cũng dẫn tới sự tăng trưởng nhanh
chóng của nhu cầu đòi chia sẻ các nguồn tài nguyên hạn chế và tăng nhanh sự phá hủy môi trường khi sử dụng các
nguồn tài nguyên đó.
Văn hoá Mỹ đã có một ảnh hưởng lớn trên thế giới. Các bộ phim Hollywood và nhạc jazz thống trị trên toàn thế giới
phương Tây từ thập kỷ 1920 . Văn hóa thanh niên đã bắt đầu ở Mỹ. Quần Jeans, áo T-shirt, phong cách quảng cáo
Mỹ và nhạc pop đã thống trị toàn thế giới trong thập kỷ 1960 và 1970. Những cải cách kinh tế của Mỹ và Anh trong
thập kỷ 1980 đã trở thành mẫu mực cho toàn thế giới .
Chú thích
1. ^Ê “Những nguồn gốc của con người hiện đại: Đa vùng hay bên ngoài Châu Phi?”
[21]
. Truy cập January 17, 2006.
[1] http:/ / en. wikipedia. org/ wiki/ L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi#endnote_origins
[2] Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 42
[3] Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 2
[4] Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 153
[5] http:/ / www. nri. org. uk/ joseph. html

[6] http:/ / www. nber. org/ cgi-bin/ author_papers. pl?author=carol_shiue
[7] Norman Davies, Europe: a history, trang 649
[8] Gregory L. Freeze, Russia: a history, trang 116
[9] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 212
[10] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 211
[11] Norman Davies, Europe: a history, trang 647
[12] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 777
[13] Norman Davies, Europe: a history, trang 648
[14] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 95
[15] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 183
[16] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 253
[17] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 206
[18] Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 217
[19] http:/ / www. ifi. unicamp. br/ ~ghtc/ sources/ articles. htm
Lịch sử thế giới
14
[20] http:/ / print. google. com/ print?id=TbiVDVY6mRYC& pg=83& lpg=83& prev=http:/ / print. google. com/
print%3Fid%3DTbiVDVY6mRYC%26q%3D%2522number%2Bof%2Bscientific%2Bpapers%2Bpublished%2Beach%2Byear%2522&
sig=jZLZNf0mWtAqSMUiXyVaBBlSJDA
[21] http:/ / www. actionbioscience. org/ evolution/ johanson. html
Tài liệu tham khảo
• Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947 (http:/ / books. google. com.
vn/ books?id=4LPODzLgDVEC& printsec=frontcover& dq="Frederick+ II#v=onepage& q="Frederick II&
f=false), Harvard University Press, 2006. ISBN 0674023854.
• Josef Wiesehöfer, Ancient Persia (http:/ / books. google. com. vn/ books?id=yFocMaM49SgC&
printsec=frontcover& dq="Cyrus+ II#v=onepage& q="Cyrus II& f=false), I.B.Tauris, 2001. ISBN 1860646751.
• Gregory L. Freeze, Russia: a history (http:/ / books. google. com. vn/ books?id=0Rh2SSIhT6IC&
printsec=frontcover& dq=peter-i#v=onepage& q=peter-i& f=false), Oxford University Press, 2002. ISBN
0198605110.
• Norman Davies, Europe: a history (http:/ / books. google. com. vn/ books?id=jrVW9W9eiYMC&

printsec=frontcover& dq="Frederick+ the+ Great#v=onepage& q="Frederick the Great& f=false), Oxford
University Press, 1996. ISBN 0198201710.
• Diamond, Jared (1996). Guns, Germs, and Steel: The Fates of Human Societies New York: W. W. Norton. ISBN
0-393-03891-2.
• Braudel, Fernand (1996). The Mediterranean and the Mediterranean world in the age of Philip II. Berkeley,
Calif.: University of California Press. ISBN 0-520-20308-9.
• Braudel, Fernand (1973). Capitalism and material life, 1400-1800. New York: HarperCollins. ISBN
0-06-010454-6.
• Hodgson M, Rethinking World History: Essays on Europe, Islam, and World History (Cambridge, 1993)
• Pomeranz, K, The Great Divergence:China, Europe and the Making of the Modern World Economy (Princeton,
2000)
• Ponting, C World History: A New Perspective (London, 2000)
Liên kết ngoài
• WWW-VL: World History (http:/ / vlib. iue. it/ history/ index. html) at European University Institute
• Lịch sử thế giới bằng đồ họa (http:/ / www. indianoceanhistory. org/ )
Nguồn và người đóng góp vào bài
15
Nguồn và người đóng góp vào bài
Lịch sử thế giới ÊNguồn: ÊNgười đóng góp: CommonsDelinker, DHN, DXLINH, Eternal Dragon, Karamazov, Korotovool, MohamedSaheed,
Mxn, NTT, Namle, Newone, Nguyễn Thanh Quang, Nhantdn, Rungbachduong, Sideduck, Ti2008, Tran Quoc123, Trananh1980, Trungda, Volga, 23 sửa đổi vô danh
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình
Tập tin:Map-of-human-migrations.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: GNU Free Documentation License ÊNgười đóng
góp: ArachanoxReal, Aude, Avsa, DEm, DieBuche, Eleassar, Fabartus, Glenn, Ies, JMCC1, Joey-das-WBF, Kintetsubuffalo, Noisy, Phirosiberia, Ranveig, VIGNERON, 11 sửa đổi vô danh
Tập tin:Greatwall-SA3.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: Creative Commons Attribution 2.0 ÊNgười đóng góp: D-Kuru, FlickrLickr,
FlickreviewR, The Evil IP address, 3 sửa đổi vô danh
Tập tin:Premongol.png ÊNguồn: ÊGiấy phép: GNU Free Documentation License ÊNgười đóng góp: Amicon, AnonMoos,
Briangotts, Ecthelion83, EcthelionElf, Electionworld, Fz22, Hatifnatter, Nagy, Rmsuperstar99, Roland zh, Shizhao, Sobreira, 3 sửa đổi vô danh
Tập tin:Vascodagama.JPG ÊNguồn: ÊGiấy phép: Public Domain ÊNgười đóng góp: AndreasPraefcke, Dantadd, Mattes,
Nuno Tavares, OsamaK, Ranveig, Roland zh, Saibo, Santosga, Thib Phil, 3 sửa đổi vô danh
Tập tin:Machu-Picchu.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: GNU Free Documentation License ÊNgười đóng góp: Chmouel

Tập tin:Gutenburg bible.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: Public Domain ÊNgười đóng góp: Original uploader was Nectarflowed
at en.wikipedia
Tập tin:Eertvelt, Santa Maria.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: Public Domain ÊNgười đóng góp: Dmitry Rozhkov, Docu,
Jan Arkesteijn, Morio, Shizhao, Werckmeister
Tập tin:Nagasakibomb.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: không rõ ÊNgười đóng góp: The picture was taken from one of the B-29
Superfortresses used in the attack.
Tập tin:Apollo_17_Cernan_on_moon.jpg ÊNguồn: ÊGiấy phép: Public Domain ÊNgười đóng góp: NASA -
taken by Harrison H. Schmitt
Giấy phép
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unported
http:/ / creativecommons. org/ licenses/ by-sa/ 3. 0/

×