Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Triều đại nhà Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 15 trang )

Nhà Lý
1
Nhà Lý
Loạt bài
Lịch„sử„Việt„Nam
Thời tiền sử
Hồng Bàng
An Dương Vương
Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (541 -
602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
Mai Hắc Đế
Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
Họ Khúc
Dương Đình Nghệ
Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
Nhà Hậu Trần


Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê (1428 - 1788)
Lê sơ

trung
hưng
Nhà Mạc
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
Pháp thuộc (1887 - 1945)
Đế quốc Việt Nam (1945)
Nhà Lý
2
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ
1976)
Xem thêm
• Vua Việt Nam
• Nguyên thủ Việt Nam
• Các vương quốc cổ
• Niên biểu lịch sử Việt Nam
Đền Lý Bát Đế, tục gọi là Đền Đô thờ các vua
nhà Lý
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm:¥家李·李朝—nhà Lí·Lí triều), còn

được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam
Đế) là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua
Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền
lực từ tay nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, khi đó
mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh
vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm. Quốc hiệu Đại Việt của Việt
Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên
ngôi. Ở thời này có sự kiện đáng nhớ là việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi
xa đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là
Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời
này. Quốc hiệu Đại Việt cũng được đặt ở thời kỳ này.
Khái quát
Người khởi đầu cho nhà Lý là Lý Công Uẩn. Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững
được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài
chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái
đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu
(1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra
giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và
sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại
La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân
hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.
Nhà Lý
3
Quân sự
Tổ chức quân đội
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
• Cấm quân: là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh
thành.
• Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm
vụ canh phòng các lộ,phủ.

Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh
niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động
[1]
. Quân đội nhà Lý có quân bộ và
quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huyấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quan đội gồm giáo mác, đao kiếm,
cung nỏ, mắy bắn đá…
Cuộc chiến chống Tống
Đánh sang Ung châu
Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá,
quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định
đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc)
[2]
. Vua Tống
bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy
chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt
thép, trâu bò.
Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh
[3]
; quân thủy và quân bộ đều
tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là
Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu
tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ
không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc
36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, giết hết hơn 5
vạn người
[3]
, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống
người ba châu ấy đem về.
Phòng thủ ở sông Như Nguyệt
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ

làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân
phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai
đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân
Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý
Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt hay còn gọi là sông Cầu hay sông Nguyệt Đức. Quân
Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và
chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống
và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà tác giả chính là
Lý Thường Kiệt:
Nhà Lý
4
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Tạm dịch
Sông núi nước Nam Đế Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh
giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường Kiệt đã chủ
động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường.
Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay). Sau
này, Thái sư Lê Văn Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng phương pháp hòa
bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng
Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:
Bởi tham voi Giao Chỉ
Để mất vàng Quảng Nguyên
Hành chính và hệ thống quan lại

Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:
• Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
• Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ
• Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ
chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển. Phụ tá cho thái
phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.
Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:
• Phủ, lộ, châu, trại
• Huyện, hương, giáp, phường, sách, động
Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan
mục. Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giáp và thôn.
Luật pháp
Thời nhà Lý, luật pháp Đại Việt hầu như dựa chủ yếu vào các chiếu vua ban, tuy nhiên có một bộ luật có thể coi như
tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay, gọi là Hình thư, sau
thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh nay đã thất truyền.
Tuy nhiên, do bản chất sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Ví
dụ, năm 1042 vua Lý Thái Tông xuống chiếu rằng các quan chức đô mà bỏ trốn thì phạt 100 trượng, thích vào mặt
50 chữ và xử tội đồ. Các quân sĩ đã bị tội đồ, nếu trốn vào núi rừng, cướp của thì xử 100 trượng, thích vào mặt 30
chữ. Người coi trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội như thế. Tháng 7, xuống chiếu xử kẻ ăn trộm trâu của công 100
trượng, 1 con trâu phạt thành 2 con. Tháng 9 nhuận, xuống chiếu xử kẻ gian dâm, cho phép người chủ đánh chết
ngay lúc bắt được thì không bị tội. Xuống chiếu về việc phú thuế của trăm họ, cho phép người thu, ngoài 10 phần
phải nộp quan được lấy thêm 1 phần nữa, gọi là "hoành đầu". Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, người tố cáo được tha
phú dịch cả nhà trong 3 năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì thưởng bằng hiện vật thu được. Nếu quản giáp, chủ
đô và người thu thuế thông đồng nhau thu quá lệ, tuy xảy ra đã lâu, nhưng có người tố cáo thì vẫn phải chịu tội như
nhau. Tháng 10, ban Hình thư gồm 3 tập, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế,
chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Tháng 11,
Nhà Lý
5
xuống chiếu cho những người từ 70-80 tuổi, từ 10-15 tuổi và những người ốm yếu, các thân thuộc nhà vua từ hạng

Đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc bằng tiền, nếu phạm tội thập ác thì không được theo lệ này.
[4]
.
Kinh tế
Nông nghiệp
Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế trong suốt thời gian của triều đại này, người ta thấy có
nhiều việc làm của các vua hay các chiếu chỉ liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát triển nông nghiệp.
Ruộng đất trong cả nước trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua. Nhưng thực tế,phần lớn ruộng
đất lại do nông dân canh tác. Hằng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà vua. Các
vua nhà Lý thường về các địa phương cày tịch điền. Năm 1038 tháng 2, vua Lý Thái Tông ngự ra cửa Bố Hải cày
ruộng tịch điền. Vua sai Hữu ty dọn cỏ đắp đàn và thân hành tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày để làm lễ tự cày. Các
quan tả hữu có người can rằng đó là công việc của nông phu, nhà vua không cần làm thế, nhưng Thái Tông nói:
Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?
Nói xong, vua đẩy cày ba lần. Năm 1042 tháng 3, vua ngự ra cửa biển Kha Lãm cày ruộng tịch điền. Theo sử biên
niên ghi lại, nhiều năm mùa màng bội thu như năm 1016 (triều Lý Thái Tông), năm 1131 (triều Lý Thần Tông),năm
1139, 1140 (triều Lý Anh Tông)…
Nhà Lý chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê
sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Năm 1103, ông lại xuống chiếu đắp đê. Năm 1108, triều đình tổ chức đắp đê Cư Xá
(sông Hồng) từ Yên Phụ đến Lương Yên. Ngoài Thăng Long, đê điều cũng được tu tạo. Sử sách ghi nhận những năm
được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140
[5]
.
Năm 1117 tháng 2, vua Lý Nhân Tông định rõ lệnh cấm giết, mổ trộm trâu. Hình phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp
(phục dịch trong quân), vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ (chăn tằm) và bồi thường trâu; láng giềng biết mà
không tố cáo, phạt 80 trượng. Năm 1123 tháng 4 cấm giết trâu, xuống chiếu rằng: "Trâu là vật quan trọng cho việc
cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì
trị tội theo hình luật"
[6]
.
Thủ công nghiệp

Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua [Lý Thái Tông] đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng
ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ phẩm trở lên
thì áo bào bằng gấm ,từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nhà Tống
nữa"
[7]
.
Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, đều
được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nội tiếng như chuông
Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định) v.v…
Nhà Lý
6
Thương mại
Tuy nhiên, đã có mầm mống của việc trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ, như tháng 10 năm 1042, vua Lý Thái Tông
cho đúc tiền Minh Đạo. Từ giữa thế kỷ 12 đã có mầm mống của ngoại thương ngoài việc trao đổi hàng hóa với các
nước có chung biên giới.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép: Năm 1149 tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (có
thể là Lộ Hạc - La Hộc - Lavo ở Lopburi, Thái Lan, Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký
của Marco Polo), Xiêm La
[8]
vào Hải Đông (tỉnh Quảng Ninh ngày nay, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi
hải đảo, gọi là Vân Đồn hay năm 1184 tháng 3, người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo
Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ 5 trong thư tịch
Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán.
Ngoại giao
Nhà Lý trong suốt thời đại của mình liên tục phải đối phó với những mưu đồ bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá
của các nước láng giềng như nhà Tống ở phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam, Đại Lý ở Tây bắc hoặc
những cuộc nổi loạn lẻ tẻ của các dân tộc thiểu số. Quan hệ với nhà Tống mang tính chất nước nhỏ thần phục nước
lớn, tuy rằng trong giai đoạn khoảng những năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã từng đem quân tấn
công nhà Tống ở các châu Ung, châu Khâm. Đại Lý không còn là một quốc gia hùng mạnh như trong giai đoạn thế

kỷ 8, thế kỷ 9 nên các cuộc giao tranh mang tính chất lẻ tẻ và phần thua thông thường thuộc về người Đại Lý. Quan
hệ với Chiêm Thành thì nhà Lý dường như lại đóng vai trò của một nước lớn. Quan hệ với Chân Lạp khá bình
thường, với chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097,
ban hành Hội Điển qui định các phép tắc chính trị.
Với Trung Quốc
Sứ giả Đại Việt sang Trung Hoa. Hiện vật bảo tàng Guimet,
Paris.
Năm 1164, Nam Tống công nhận Đại Việt là một nước độc
lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam
Quốc vương. Đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô
Quyền giành được độc lập và xưng vương (939), vua Trung
Quốc mới công nhận nền độc lập của Đại Việt. Trước đó
các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ Quận
Vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống.
Với Chân Lạp
Tuy quan hệ ngoại giao với Chân Lạp không có gì với nhà
Lý, tuy nhiên một sự kiện liên quan duy nhất với Chân Lạp
đó là vào thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Chân Lạp
dưới triều vua Suryavarman II đã trở thành đế chế hùng
mạnh và rộng lớn nhất ở Đông Nam Á. Suryavarman II đã
đánh chiếm, sát nhập và cai trị miền Bắc Champa (từ Quy
Nhơn ra Quảng Bình) vào năm 1145 và nhân cơ hội đó tiến
đánh xâm lược Đại Việt nhưng ông đã bị nhà Lý đánh bại
và chết trận. Nhờ uy tín đó, nhà Tống đang lúc suy yếu vì đã mất miền Bắc cho nước Kim đã lấy lòng Đại Việt bằng
cách phong cho Lý Anh Tông là An Nam Quốc Vương.
Nhà Lý
7
Với nước Kim
Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa uy hiếp nước Nam Tống
thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Kim Quốc từng cho sứ đến Đại Việt đề nghị với nhà Lý đừng có giúp gì

cho Nam Tống khi Kim đánh Nam Tống. Nhà Lý rất khéo léo trong vấn đề ngoại giao với hai nước này, sử cũ có
chép vào năm 1168 cả sứ nước Tống và Kim đến Đại Việt cùng lúc, triều đình phải bố trí cho hai vị sứ này ở hai nơi
khác nhau và không cho họ biết người kia cũng đến Đại Việt.
Với Chiêm Thành
Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218)
các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau
mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối. Sự kiện lớn nhất là vào
năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân
nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha vua
Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc
Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng
Trị)
Nhưng một vài sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao
hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt
và lại lén lút thần phục nhà Tống.
[9]
Với các bộ tộc thiểu số
Với các bộ lạc thiểu số, nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa triều đình và các châu huyện có các bộ lạc
thiểu số, vốn có tính tự trị cao, nhà Lý có chính sách gả công chúa cho các châu mục (chức quan đứng đầu các châu).
Ví dụ năm 1029, tháng 3 gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng (Lạng Sơn ngày nay) là Thân Thiệu
Thái, nhưng khi cần thiết thì vua, con trai vua hay các quan cũng có thể đánh dẹp để đảm bảo khối thống nhất của
đất nước. Trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có rất nhiều đoạn nói về việc đánh dẹp của các vua đối với các châu
(Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn Châu, châu Hoan
v.v). Đỉnh cao là đánh dẹp cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao ở châu Quảng Nguyên (1039-1053).
Giáo dục
Khuê Văn Các ở Văn Miếu, nhìn từ ngoài
Hệ thống thi cử
Hệ thống thi cử cho đến năm 1075 chưa thấy ghi chép gì. Từ năm 1075, nhà
Lý đã bắt đầu mở các kỳ thi để chọn người tài giỏi ra giúp nước, chứng tỏ ảnh
hưởng của Nho giáo đang bắt đầu át dần ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên,

việc thi cử chưa có hệ thống như sau này.
Việc thi cử
Năm 1075 tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam
trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học. Năm 1086 tháng 8,
thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển
Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sĩ. Năm 1165 tháng 8, thi học sinh.
Năm 1185 tháng giêng, thi sĩ nhân trong nước, người nào từ 15 tuổi mà thông
thi thư thì được vào hầu học ở ngự điện. Lấy đỗ bọn Bùi Quốc Khái, Đặng Nghiêm 30 người v.v.
Nhà Lý
8
Mở trường học
Tháng 8 âm lịch năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và tứ phối (Nhan Uyên, Tăng
Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử), vẽ tượng thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử),
bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.
Tôn giáo
Thời nhà Lý, Phật giáo rất hưng thịnh. Đại Việt sử ký toàn thư chép
[7]
:
Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua [Lý Thái Tổ] từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La Xuống
chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công Lại
ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm Tháng 12,
phát bạc ở kho 1.680 lạng để đúc chuông lớn, treo ở chùa Đại Giáo
Năm 1011, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên Vương và các chùa Cẩm Y,
Long Hưng, Thánh Thọ
Năm 1014, mùa thu, tháng 9, xuống chiếu phát 310 lạng vàng trong kho để đúc chuông treo ở chùa Hưng
Thiên, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng
Nghiêm
Năm 1016, độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô
bốn pho tượng Thiên Đế
Năm 1018, mùa hạ, tháng 6, sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống xin

kinh Tam Tạng
Năm 1019, xuống chiếu độ dân trong nước làm tăng Năm 1021, làm nhà Bát giác chứa kinh
Năm 1024, mùa thu, tháng 9, làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh.
Đó là các sự kiện trong đời vua Lý Thái Tổ, các đời vua sau như Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông
việc chép kinh, đúc chuông, tạc tượng, xây chùa v.v. vẫn tiếp tục phát triển và đều có ghi chép trong sử sách.
Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức như sử gia Lê Văn Hưu đã viết: " nhân dân quá nửa là sư sãi, trong
nước chỗ nào cũng có chùa chiền ".
Văn học
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng
mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), bài văn Lộ Bố (148 chữ) và bài
thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ).
Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các
sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã làm hầu
hết chứng tích văn hóa thời này không còn. May mà một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của
thời này.
Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một
số tác gia thời này như thiền sư Viên Chiếu (999-1091), thiền sư Không Lộ (?-1119) và Hoàng Thái hậu Ỷ Lan
cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".
Nhà Lý
9
Nghệ thuật
Chùa Một Cột tại Hà Nội
Thành Thăng Long phía ngoài có đào hào, mở bốn cửa về bốn
phía: đông, tây, nam, bắc. Từ thời Lý Thái Tổ, vòng thành này đã
được gọi là Long thành hay Hoàng thành. Khu vực Hoàng thành
có vị trí rất quan trọng với toàn bộ Kinh đô và cả nước; có nhiều
cung điện làm nơi ở, nơi làm việc của vua quan, quý tộc triều đình.
Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống, có đầu
bít ngói hình rồng, hình phượng, hình hoa sen, tạo thành một diềm
mái trước lầu rồng, gác phượng. Bên trong Hoàng thành,có một

khu vực được bảo vệ đặc biệt, gọi là Cấm thành, là nơi dành cho
vua, hoàng hậu và các cung tần.
Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Hát chèo, múa rối nước đều
phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị. Nhiều trò chơi dân
gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Một nhân
vật trong nghệ thuật dân gian múa rối nước hình thành từ thời Lý
còn truyền đến ngày nay là Chú Tễu.
Thời Lý chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo do đó đặc điểm kiến trúc của các công trình xây dựng giai đoạn này thể
hiện rõ nhất qua việc xây dựng và trùng tu các ngôi chùa như: Chùa Keo, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, Chùa
Thầy, với các chi tiết như đuôi mái cong, "lưỡng long chầu nguyệt" Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, xây dựng
men theo triền núi, và có mặt bằng hình vuông hoặc hình tròn, trung tâm chùa là tháp cao có tượng Phật đặt trong.
Đặc biệt, thời nhà Lý có tượng đức Phật lớn nhất Việt Nam hiện có ở Chùa Phật Tích. Tượng tạc bằng đá hoa cương
xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,87 m, kể cả bệ là 2,77 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình
rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Chùa được đại trùng tu thời Lý và hiện còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời
Lý, như 10 tượng thú bằng đá gồm: sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con (mỗi con cao khoảng 2 m) nằm trên
bệ hoa sen ở bậc nền thứ hai của chùa.
Nghệ thuật thời Lý phong phú và đa dạng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của các loại hình nghệ thuật thời này là hình
tượng con rồng, có trên các đồ dùng, trên các đĩa gốm, men, các loại gạch gốm, trên các cửa gỗ ra vào của công trình
cũng thường có cặp rồng cuốn.
Thời nhà Lý có ba trong số tứ đại khí, đó là tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên (dựng năm 1057)
gồm 12 tầng, chuông Qui Điền (đúc năm 1101). Đại khí còn lại là vạc Phổ Minh được đúc vào thời Trần. Các vật
trên nay đều không còn.
Thời kỳ suy tàn
Nhà Lý suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210), tuy rằng đã có những dấu hiệu từ thời Lý Anh Tông. Đại Việt
sử ký toàn thư nhận xét vua Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong,
đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.
Năm 1179, Cao Tông xuống chiếu cấm không được đem mắm muối và đồ sắt lên bán đổi ở đầu nguồn, điều này
đồng nghĩa với việc bế quan tỏa cảng, làm cho nền kinh tế không phát triển. Mùa hạ, tháng 4 năm 1181 mất mùa,
dân chết đói gần một nửa hay năm 1199 mùa thu, tháng 7, nước to, lúa mạ ngập hết, đói to, đã thế nhưng nhà Lý
không thấy có đưa ra phương sách nào để cứu giúp dân chúng mà vua còn ngự đi khắp núi sông, phàm xe vua đến

đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ (năm 1189) hay đến phủ Thanh Hóa bắt voi, chế nhạc
Chiêm Thành để nghe chơi hoặc năm 1203 còn cho xây dựng rất nhiều cung điện làm hao tốn của cải. Tăng phó
Nguyễn Thường nói: "Ta nghe bài tựa Kinh Thi nói rằng: Âm thanh của nước loạn nghe như ai oán giận hờn. Nay
dân loạn nước nguy, chúa thượng thì rong chơi vô độ, triều đình rối loạn, lòng dân trái lìa, đó là triệu bại vong".
Nhà Lý
10
Điều này đã dẫn đến sự nổi dậy của dân chúng ở nhiều địa phương như tháng 10 năm 1184, các sách Tư Mông (tỉnh
Hòa Bình ngày nay?), tháng 7 năm 1192 người ở giáp Cổ Hoằng (tỉnh Thanh Hóa ngày nay), tháng 7 năm 1198,
người hương Cao Xá (tỉnh Nghệ An ngày nay), tháng 9 năm 1203, người ở Đại Hoàng giang (tỉnh Ninh Bình ngày
nay) hay năm 1207, người Man ở núi Tản Viên châu Quốc Oai (tỉnh Hà Tây ngày nay) nổi lên cướp bóc, không thể
ngăn được.
Tất cả những yếu tố trên đây đã làm cho nhà Lý suy sụp. Năm 1209, vua Cao Tông nghe theo lời gian thần Phạm Du
giết oan tướng Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đang trấn thủ Hoan châu mang quân ra đánh
Thăng Long báo thù cho chủ. Vua Cao Tông và thái tử Sảm bỏ chạy lạc mỗi người một nơi. Quách Bốc lập con nhỏ
của vua là Thậm lên ngôi.
Thái tử Sảm chạy đến nương nhờ gia tộc họ Trần ở duyên hải, nhờ sức họ Trần mang quân về đánh dẹp Quách Bốc.
Tuy loạn được dẹp nhưng từ đó quyền lực chi phối chính trường của họ Trần bắt đầu được hình thành, bắt đầu từ
Trần Tự Khánh và sau đó là vai trò lớn của Trần Thủ Độ. Năm 1210, vua Cao Tông chết, thái tử Sảm lên thay, tức là
Lý Huệ Tông. Triều chính hoàn toàn trong tay họ Trần. Kết cục, cuối năm 1225, con gái thượng hoàng Huệ Tông (bị
ép truyền ngôi đầu năm) là Lý Chiêu Hoàng đã bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thượng hoàng Lý Huệ
Tông sau đó còn bị Trần Thủ Độ ép tự tử vào năm 1226. Nhà Lý chấm dứt, nhà Trần thay thế từ đó.
Năm 1226, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con vua Anh Tông) đi theo đường biển chạy sang nước Cao Ly,
được vua nước này thu nhận và trở thành Hoa Sơn tướng quân nước Cao Ly. Sau này, Lý Long Tường trở thành ông
tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc (xem chi tiết bài Lý Long Tường).
Nhà Lý chấm dứt,kéo dài 216 năm với 9 đời vua.
Nhận định
Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát
cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu được thành
tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại
Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý.

Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua
Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối
được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế
kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn
định.
Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống
trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành
dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho
rằng việc làm thất đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông)
khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý.
Nhờ nền móng vững chắc do ba đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ
chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường
Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua
Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần
vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu
mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng
lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.
Nhà Lý
11
Đền thờ
Hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh. Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ. Các vị vua được thờ ở đây: Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông;
Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lý Thần Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Lý Chiêu Hoàng
không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vua rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một
chỗ khác.
Các vua nhà Lý
Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh-
Mất
Trị vì Thụy hiệu Lăng

Lý Thái Tổ Thuận Thiên
(1010-1028)
Lý Công Uẩn 974-1028 1009-1028 Thần vũ Hoàng đế Thọ Lăng
Lý Thái
Tông
Thiên Thành
(1028-1034)
Thông Thụy
(1034-1039)
Càn Phù Hữu Đạo
(1039-1042)
Minh Đạo
(1042-1044)
Thiên Cảm Thánh

(1044-1049)
Sùng Hưng Đại Bảo
(1049-1054)
Lý Phật Mã 1000-1054 1028-1054 Thọ Lăng
Lý Thánh
Tông
Long Thụy Thái
Bình
(1054-1058)
Chương Thánh Gia
Khánh
(1059-1065)
Long Chương Thiên
Tự
(1066-1068)

Thiên Thống Bảo
Tượng
(1068-1069)
Thần Vũ
(1069-1072)
Lý Nhật Tôn 1023-1072 1054-1072 Ứng thiên Sùng nhân
Chí đạo
Uy khánh Long tường
Minh văn Duệ vũ
Hiếu đức Thánh thần
Hoàng đế
Thọ Lăng
Nhà Lý
12
Lý Nhân
Tông
Thái Ninh
(1072-1076)
Anh Vũ Chiêu
Thắng
(1076-1084)
Quảng Hựu
(1085-1092)
Hội Phong
(1092-1100)
Long Phù
(1101-1109)
Hội Tường Đại
Khánh
(1110-1119)

Thiên Phù Duệ Vũ
(1120-1126)
Thiên Phù Khánh
Thọ
(1127-1127)
Lý Càn Đức 1066-1127 1072-1127 Hiếu từ Thánh thần
Văn vũ Hoàng đế
Thiên Đức
Lăng
Lý Thần
Tông
Thiên Thuận
(1128-1132)
Thiên Chương Bảo
Tự
(1133-1138)
Lý Dương Hoán 1116-1138 1128-1138 Quảng nhân Sùng
hiếu
Văn vũ Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Anh
Tông
Thiệu Minh
(1138-1140)
Đại Định
(1140-1162)
Chính Long Bảo
Ứng
(1163-1174)
Thiên Cảm Chí Bảo

(1174-1175)
Lý Thiên Tộ 1136-1175 1138-1175 Thể thiên Thuận đạo
Duệ văn Thần võ
Thuần nhân Hiển
nghĩa
Huy mưu Thánh trí
Ngự dân Dục vật
Quần linh Phi ứng
Đại minh Chí hiếu
hoàng đế.
Thọ Lăng
Lý Cao
Tông
Trinh Phù
(1176-1186)
Thiên Tư Gia Thụy
(1186-1202)
Thiên Gia Bảo Hựu
(1202-1204)
Trị Bình Long Ứng
(1204-1210)
Lý Long Trát (Lý
Long Cán)
1173-1210 1175-1210 chưa biết Thọ Lăng
Lý Huệ
Tông
Kiến Gia
(1211-1224)
Lý (Hạo) Sảm 1194-1226 1211-1224 chưa biết Thọ Lăng
Lý Chiêu

Hoàng
Thiên Chương Hữu
Đạo
(1224-1225)
Lý Phật Kim (Lý
Thiên Hinh)
1218-1278 1224-1225 chưa biét Cửa Mả
Lăng
Chú thích: Về thụy hiệu của vua Thái Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Thái tử lên ngôi ở trước linh cữu; đổi niên hiệu là Long Thụy Thái Bình năm thứ 1. Truy tôn tên thụy cho
Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông,
"Đại hành hoàng đế" là từ để chỉ vị vua mới mất, chứ không phải tên thụy. Như vậy không chép rõ tên thụy là gì.
Nhà Lý
13
Thế phả nhà Lý
1
Lý Thái Tổ
1009 - 1028
2
Lý Thái Tông
1028 - 1054
3
Lý Thánh
Tông
1054 - 1072
4
Lý Nhân
Tông
1072 - 1127
Sùng Hiền Hầu

5
Lý Thần Tông
1128 - 1138
6
Lý Anh Tông
1138 - 1175
7
Lý Cao Tông
1175 - 1210
8
Lý Huệ Tông
1210 - 1224
9
Lý Chiêu
Hoàng
1224 - 1225
Chú thích: Các năm trong bảng là các năm trị vì của vị vua đó
Nhà Lý
14
Chú thích
[1] Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 125
[2] Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, tr 146
[3] Đại Việt Sử Lược, quyển II
[4] Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 127
[5] Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 143
[6] Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 128
[7] Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2 (http:/ / www. informatik. uni-leipzig. de/ ~duc/ sach/ dvsktt/ dvsktt07. html)
[8] Quốc gia của người Thái vùng thượng lưu sông Mê Nam thời trung đại Xiêm, nói trong Nguyên sử tức là Vương quốc Sukhothai hình thành
vào thế kỷ 13 ở Thái Lan. Mãi đến thế kỷ 15, Sukhothai mới trở thành thuộc quốc của Vương quốc Ayuthya
[9] Việt Sử Toàn Thư

Tham khảo
• Đại Việt sử lược
• Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục
• Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, NXB Hà Nội
• Đại Việt sử ký toàn thư (3 tập). Nhà xuất bản Khoa học xã hội (tái bản năm 2004)
• Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư
Liên kết ngoài
• Đại Việt sử ký toàn thư (http:/ / www. informatik. uni-leipzig. de/ ~duc/ sach/ dvsktt/ ) - Bản điện tử
• Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (http:/ / www. avsnonline. net/ library/ ebooks/ vn/ lichsu/ kdvstgcm/
index. html) - Bản điện tử
• Một số di vật điêu khắc đá thời Lý Trần (https:/ / www. mofa. gov. vn/ quehuong/ nr050307131435/
nr050106094245/ nr050113095459/ ns050412103019)
• Thời Lý (1009-1225)- Hai thế kỷ hưng khởi đầu tiên của văn hóa Thăng Long (http:/ / 72. 14. 203. 104/
search?q=cache:w8LOzZZGPfoJ:www. thongluan. org/ vn/ modules. php?name=News& file=article& sid=770+
"nghá»Ê+ thuáºÌt+ thá»Íi+ lý"& hl=vi& gl=vn& ct=clnk& cd=2)
• Phát hiện trác thạch thời Lý tại Hà Nội (http:/ / www. vista. gov. vn/ portal/ page?_pageid=33,374030&
_dad=portal& _schema=PORTAL& pers_id=279913& item_id=291096& p_details=1)
• Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử (http:/ / lichsu. vn/ 0/ 43/ Nhung-cuoc-doi-ho-lon-trong-lich-su. html)
Nguồn và người đóng góp vào bài
15
Nguồn và người đóng góp vào bài
Nhà Lý ¥Nguồn: ¥Người đóng góp: 93.896, Assistant, Avia, Baodo, Betoseha, Bongdentoiac, Bình Giang, Casablanca1911, Ctmt, DHN, Dinh
Dao Anh Thuy, Doanmanhtung.sc, Docteur Rieux, Duongdttt, Eternal Dragon, Farewell, Future ahead, Grenouille vert, Hiệp sĩ không đầu, Jasonzhuocn, Kayani, Kesanlungtrithuc, Lin cymb, Lưu
Ly, Magg Augusta 3, Meem, Mekong Bluesman, Meomeo, Meotrangden, Mxn, Newone, Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Đông Sơn, Ninja loan thi cnn, Paris, Pq, Rol,
Sophie Martin, Sparrow, Spine, Ti2008, Tranletuhan, Trungda, Tttrung, Tuankhai1402, Vinhtantran, Vuonglenghi, Vương Ngân Hà, Đại Nam Việt, 56 sửa đổi vô danh
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình
Image:Viet Nam Trong.png ¥Nguồn: ¥Giấy phép: GNU Free Documentation License ¥Người đóng góp: Original
uploader was DHN at en.wikipedia
Tập tin:Chinhdien1.JPG ¥Nguồn: ¥Giấy phép: Public Domain ¥Người đóng góp: User:Binh Giang
Tập tin:Sugiagt2.jpg ¥Nguồn: ¥Giấy phép: Public Domain ¥Người đóng góp: Kayani, Paris, Vinhtantran

Tập tin:Khuê văn.jpg ¥Nguồn: ¥Giấy phép: Public Domain ¥Người đóng góp: Casablanca1911
Tập tin:Chùa một cột.jpg ¥Nguồn: ¥Giấy phép: Public Domain ¥Người đóng góp: Kaufmannh2, Tttrung
Giấy phép
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0 Unported
http:/ / creativecommons. org/ licenses/ by-sa/ 3. 0/

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×