Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 45 trang )

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN
Hiệu kỳ hoàng đế nhà Nguyễn từ 1802 đến 1885
1. Điều kiện hình thành.
Người khởi đầu cho sự nghiệp của nhà Nguyễn là Nguyễn Kim (1468 - 1545).
Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim chạy vào Thanh
Hóa để chống lại nhà Mạc. Sau đó Nguyễn Kim còn kiếm được một người con của
vua Lê Chiêu Tông lập lên ngôi để nối tiếp nhà Lê, là vua Lê Trang Tông. Nhờ công
này, Nguyễn Kim được vua phong chức Quốc công, trông coi tất cả quân đội.
Nguyễn Kim sau bị người nhà Mạc dùng thuốc độc giết. Nguyễn Kim có hai người
con trai là: Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đều được phong chức Quận công,
nhưng binh quyền lọt vào tay người anh rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm nắm quyền
chỉ huy quân đội, trông coi tất cả mọi việc trong triều đình. Để giảm bớt quyền lực
của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Lo sợ cho chính mình, Nguyễn
Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa, về sau được Trịnh Kiểm giao quyền cai quản
luôn cả Quảng Nam, tức là miền nam của Việt Nam lúc đó (phần đất thuộc các tỉnh
từ Quảng Bình đến Quảng Nam bây giờ), vào năm 1558 để tránh xa Chúa Trịnh.
Từ đó Nguyễn Hoàng lập nên căn cứ của mình tại phương nam, mở rộng ranh
giới bằng cách xâm lấn đất đai của Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các
vua của Đế quốc Khmer để họ nhường đất của xứ Phù Nam cũ (tức là miền Nam
Việt Nam bây giờ). Tuy nhiên, các chúa Nguyễn lúc đó về hình thức vẫn thần phục
vua Lê và cũng chỉ xưng "Chúa" (Chúa Nguyễn). Nguyễn Hoàng (sau được tôn là
Chúa Tiên) là người mở đầu cho việc xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn ở phương
nam.
Con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, hay Chúa Sãi, lên ngôi chúa năm
1613, là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Từ đó con cháu trong giòng họ này
đều mang họ này. Sáu đời sau, Nguyễn Phúc Khoát, lên ngôi vào năm 1738, là
1
người đầu tiên xưng "vương" vì Chúa Trịnh tại phương bắc cũng đã xưng vương –
vua Lê chỉ còn hư vị. Nguyễn Phúc Khoát xưng mình là Vũ Vương.
Sau khi Vũ Vương chết, theo di chúc người nối ngôi phải là Nguyễn Phúc Luân
nhưng một vị quan trong triều là Trương Phúc Loan lập Nguyễn Phúc Thuần, mới


12 tuổi, lên ngôi để dễ bề thao túng. Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi năm 1765, tức là
Định Vương. Trương Phúc Loan là người độc ác, tàn bạo nên dân chúng nổi lên khởi
nghĩa, trong số đó là anh em nhà Tây Sơn. Nhà Tây Sơn được lòng dân nên thế lực
rất mạnh khiến chúa Nguyễn phải toàn tâm đối phó, nhân dịp này chúa Trịnh đem
quân vào lấy cớ là giúp chúa Nguyễn trị Trương Phúc Loan nhưng sau khi bắt được
Trương Phúc Loan rồi họ tiếp tục đánh và chiếm được Phú Xuân năm 1775. Vì đó
chúa Nguyễn phải vào Quảng Nam. Đến năm 1777, Tây Sơn đánh bại quân chúa
Nguyễn, bắt giết cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính Vương
Nguyễn Phúc Dương cùng rất nhiều người và thuộc tướng của họ Nguyễn Phúc. Chỉ
có một người con duy nhất của Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát.
Năm 1778, Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng
chiếm được Gia Định và đến năm 1780, ông xưng vương.
Tây Sơn sau đó nhiều lần tấn công Nguyễn Ánh khiến
ông trốn chạy rồi quay về nhiều lần. Đến năm 1790,
Nguyễn Ánh chiếm được hẳn Gia Định.
Trong 24 năm liên tiếp sau đó, Nguyễn Ánh ra sức
củng cố lại vùng Gia Định; tranh thủ những sự ủng hộ,
nhất là về các vũ khí, của các nhà truyền giáo người Pháp
mà tiêu biểu sự giúp đỡ của giám mục Pigneau de
Béhaine để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế
đứng vững vàng. Cũng đồng thời lúc đó vua Quang
Trung của Tây Sơn đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào cảnh "cốt nhục tương
tàn", triều đình nhanh chóng suy yếu và mất lòng dân. Nguyễn Ánh ra sức tấn công
và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn. Sau đó, ông lên ngôi hoàng đế, lấy
niên hiệu là Gia Long, nhà Nguyễn thành lập.
2. Các triều đại nhà Nguyễn:
Các vua nhà Nguyễn (Tên - Năm Trị Vì - Niên Hiệu)
 Nguyễn Phúc Ánh 1802-1819 Gia Long
2
 Nguyễn Phúc Đảm 1820-1840 Minh Mạng

 Nguyễn Phúc Miên Tông 1841-1847 Thiệu Trị
 Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 1847-1883 Tự Đức
 Nguyễn Phúc Ưng Ái 1883 Dục Đức
 Nguyễn Phúc Hồng Dật 1883 Hiệp Hòa
 Nguyễn Phúc Ưng Đăng 1883-1884 Kiến Phúc
 Nguyễn Phúc Ưng Lịch 1884-1885 Hàm Nghi
 Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 1885-1889 Đồng Khánh
 Nguyễn Phúc Bửu Lân 1889-1907 Thành Thái
 Nguyễn Phúc Vĩnh San 1907-1916 Duy Tân
 Nguyễn Phúc Bửu Đảo 1916-1925 Khải Định
 Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1926-1945 Bảo Đại
• Vua Gia Long sinh năm 1762, mất năm 1820, là con trai thứ ba của Nguyễn
Phúc Luân, lên ngôi năm 1802, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là
người đặt tên nước là Việt Nam.
• Vua Minh Mạng sinh năm 1791, mất năm 1841, là con trai thứ tư của vua
Gia Long, lên ngôi năm 1820 (ngày 1 tháng giêng âm lịch) vì người anh cả là hoàng
tử Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó đã chết (các anh thứ hai và thứ ba chết lúc còn nhỏ), có
78 con trai và 64 con gái. Vua Minh Mạng cũng là người đặt tên nước là Đại Nam.
[140]
• Vua Thiệu Trị sinh năm 1807, mất năm 1847, là con trai lớn của vua Minh
Mạng, lên ngôi năm 1841 (ngày 1 tháng giêng âm lịch), có 29 con trai và 35 con gái.
3
Thế phả nhà Nguyễn
4
• Vua Tự Đức sinh năm 1829, mất năm 1883, là con trai thứ hai của vua Thiệu
Trị, lên ngôi năm 1847, vì không có con nên nuôi 3 người cháu. Cả ba sau đều lên
làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc.
• Vua Dục Đức sinh năm 1852, mất năm 1883, là con trai trưởng (con nuôi) của
vua Tự Đức, lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm 1883 nhưng 3 ngày sau bị Nguyễn Văn
Tường và Tôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, có 11 con trai và 8 con gái. Dục

Đức, vì ở trên ngôi có 3 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức là tên của
dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và thụy hiệu về sau mới được tôn xưng.
• Vua Hiệp Hòa sinh năm 1847, mất năm 1883, là con trai thứ 29 của vua
Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883 nhưng 4
tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, không có con.
• Vua Kiến Phúc sinh năm 1869, mất năm 1884, là con trai thứ ba (con nuôi)
của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1883 nhưng 8 tháng sau thì bị bệnh
rồi chết, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không
có con.
• Vua Hàm Nghi sinh năm 1872, mất năm
1943, là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha
với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là
con nuôi của vua Tự Đức), lên ngôi năm 1884
nhưng bị Pháp truất phế 1 năm sau đó vì mưu lược
chống họ, có 1 con trai và 2 con gái. Sau khi bị
truất phế vua Hàm Nghi tiếp tục việc chống Pháp
nhưng bị bắt vào năm 1888 và bị Pháp đày sang
Algérie.
5
• Vua Đồng Khánh sinh năm 1864, mất năm 1889, là con trai thứ hai (con
nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm 1885 nhưng sau 3 năm thì bị bệnh rồi chết, có 6
con trai và 3 con gái.
• Vua Thành Thái sinh năm 1879, mất năm 1955, là con trai thứ bảy của vua
Dục Đức (người làm vua chỉ trong 3 ngày), lên ngôi năm 1889 nhưng bị Pháp truất
phế vào năm 1907 vì chống lại họ, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916
vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng
được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.
• Vua Duy Tân sinh năm 1899, mất năm 1945, là con
trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi năm 1907
nhưng chỉ lo việc chống Pháp nên bị họ truất phế và đày

sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào
năm 1916, có 3 con trai và 1 con gái.
• Vua Khải Định sinh năm 1885, mất năm 1925, là
con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm 1916
với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 1 con trai.
• Vua Bảo Đại sinh năm 1913, mất năm 1997, là
con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi năm
1926 trong khi đang du học tại Pháp nên về Việt
Nam 6 năm sau đó, có 2 con trai và 3 con gái. Ngày
11 tháng 3 năm 1945, triều đình hoàng đế Bảo Đại
tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp
năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Nhà sử
học Trần Trọng Kim được bổ làm Nội các Tổng
trưởng, giao nhiệm vụ thành lập nội các vào ngày 17
tháng 4 và đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Vua
6
Bảo Đại thoái vị ngày 30 tháng 8 năm 1945 và giữ chức "Cố vấn tối cao" cho chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, nhưng chẳng bao lâu lại từ chức đi
sống tại các nước ngoài. Bảo Đại trở lại Việt Nam với chức vụ Quốc trưởng Quốc
gia Việt Nam vào năm 1948 nhưng lại bị mất quyền sau một cuộc trưng cầu dân ý
trong năm 1956.
I. NHÀ NƯỚC
Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương
Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo
phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại
tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới.
Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền
trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi
quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Văn thư
phòng (năm 1829 đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại

học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có
Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia
[1]
.
Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi
bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo
các công việc chung của Nhà nước, các bộ gồm:
Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ
Công.
[2]
Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là
Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm
thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc
dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ
Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ
trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về
việc chữa bệnh và thuốc thang,... cùng với một số
Ti và Cục khác.
 Bộ Lại: chịu trách nhiệm về mặt tổ chức bộ máy nhà nước.
7
 Bộ Hộ: chịu trách nhiệm về hộ khẩu, hộ tịch, ruộng đất, thuế khóa…
 Bộ Lễ: chịu trách nhiệm về mặt nghi lễ, lễ tân, học hành, thi cử.
 Bộ Binh: là cơ quan đặc trách mặt quân sự, quốc phòng.
 Bộ Hình : đảm nhận việc thực thi pháp luật, hình án.
 Bộ Công phụ trách việc tổ chức và quản lý các hoạt động trên lĩnh vực xây
dựng, lao thông, thủ công nghiệp của nhà nước.
Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan
trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn
xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của
mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên

để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền
lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường.
Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử
có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời
can ngăn của những người này
[4]
.
Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện,
từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người
dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi
việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một
cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các
làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.
Ngạch quan lại chia làm 2 ban văn và võ. Kể từ thời vua Minh Mạng được xác
định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và
tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn
cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của
tỉnh nhà. Phẩm phục của quan văn (trái) và quan võ (phải).
Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền
lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm
cao hay thấp.
8
Tuy bộ máy không thật sự cồng kềnh, nhưng tệ tham nhũng vẫn là một trong
những vấn đề lớn. Trong bộ luật triều Nguyễn có những hình phạt rất nghiêm khắc
đối với tội này.
Những thành quả của vương triều Nguyễn trong việc xây dựng nhà nước quân
chủ phong kiến tập quyền thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng được ghi nhận từ việc
quản lý đất nước.
Tổ chức đơn vị hành chính: Dưới thời Gia Long các đơn vị hành chính được
chia thành 3 khu vực trong có tên gọi khác nhau.

 Khu trung ương đặt dưới sự quản lý trực tiếp của triều đình gồm 4 Dinh l à :
Qu ảng Bình , Quảng Trị , Quảng Đức , Quang Nam v à 7 trấn là Binh Thuận, Bình
Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi,
Nghệ An, Thanh Hóa. Đất kinh kỳ quản ly
trực tiếp 4 doanh
 Từ Thanh Hóa trở ra Bắc gọi là Bắc
thành gồm 11 trấn( 5 nội trấn là Sơn Nam
thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây, Hải Dương,
Bắc Kinh và 6 ngoại trấn là Tuyên Quang,
Hưng hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái
nguyên, Quảng Yên)
 Từ Bình Định trở vào Nam gọi là Gia
Định trấn (đến năm 1808 đổi gọi là Gia
Định thành):Cai quản 5 trấn là Phiên An,
Biên hòa, Vĩnh Thành, Vĩnh Tường, Hà
Tiên.
Bắc thành và Gia Định thành là hai đơn
vị hành chính địa phương lớn nhất trực
thuộc trung ương, có bộ máy cai trị như một
triều đình thu nhỏ.
Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành
là một viên tổng trấn và một viên phó tổng
trấn trông coi giúp việc. Các trấn có một viên trấn thủ hay lưu trấn đứng đầu. Giúp
việc cho viên trấn thủ là cai bạ và ký lục. Dưới cac trấn là cac đơn vị phủ do tri phủ
đứng đầu, huyện do tri phu cai quản, châu thì do chi châu phụ trách. Dưới huyện là
cấp tổng có cai tổng đứng đầu, xã có lý trưởng và phó lý phụ trách.
9
Dưới thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà
nước từ trung ương đến các địa phương chặt chẽ
hơn, hoàn chỉnh hơn theo ý đồ của nhà vua, nhằm

tập trung mọi quyền lực cao nhất vào nhà nước
trung ương mà trự tiếp là Hoàng Đế.
Thời gian đầu mới lên ngôi, Minh Mạng còn
giữ nguyên tổ chức nhà nước thời Gia Long. Sau
đó cùng với việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị
hành chính địa phương trong cả nước, Minh Mạng
đã thực hiện những cải cách trong việc tổ chức và
hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước. Bộ máy nhà
nước có trung ương gồm có : đứng đầu triều đình
là nhà vua, nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc và làm tham mưu cho nhà vua có
một số quan như sau:
 Nội các: thời Gia Long gọi là Thị thư viện chuyên phụ trách công việc giấy tờ
văn thư. Năm 1820, Minh Mạng đổi gọi là văn thư phòng. Năm 1928 đổi văn thư
phòng thành Nội các. Nội các của nhà Nguyễn thực ra là phỏng theo quy chế Nội
các thời Minh- Thanh( Trung Quốc) , nhưng có điểm khác là về mặt quyền hành của
cơ quan này. Thời Minh- Thanh, Nội các là cơ quan có quyền lực lớn đứng trên các
bộ. Phẩm hàm của các viên quan đứng đầu Nội các la chánh nhất phẩm, còn dưới
triều Minh Mạng, các viên quan đứng đầu cơ quan này chỉ có làm tam phẩm, tứ
phẩm. Cơ quan Nội các gồm có 4 tào (thưởng bảo, kí chú, đồ thư, biểu bạ)
 Cơ mật viện: Năm 1834 đặt cơ mật viện, đây là cơ quan trọng yếu của nhà
vua. Minh Mạng phỏng theo tổ chức khu mật viện của nhà Tống và quân cơ xứ của
nhà Thanh. Đứng đầu cơ quan này gồm có 4 viên quan đại thần do vua lựa chọn từ
các quan văn, võ có phẩm hàm từ tam phẩm trở lên.Viện cơ mật có nhiệm vụ giúp
vua giả quyết các công việc “quân quốc trọng sự”, làm tư vấn cho nhà vua nắm chắc
lục bộ và các địa phương trong toàn quốc. Viện cơ mật có 2 ban: Nam chương kinh
phụ trách những việc có liên quan từ Quảng Bình trở vào Nam và các nước ngoài về
phái nam Đèo Ngang trở vào và Bắc chương kinh phụ trách những công việc từ Hà
Tĩnh trở ra và các nước ngoài về phía Bắc.
 Đô sát viện: Tháng 9 năm 1832, Minh Mạng lập ra Đô sát viện. Nhiệm vụ của
Đô sát viện là nhiệm vụ giám sát hoạt động của các quan chức trong hệ thống cơ

quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Đây là một cơ quan hoạt động độc
lập không chịu một sự kiểm sát của bất kỳ cơ quan nào ở triều đình ngoài nhà vua.
10
Các quan chức của Đô sát viện có nhiệm vụ phối hợp với Giám sát ngự sử 16 đạo để
hoạt động kiểm soát và kiểm tra công việc của bộ máy quan lại.
Từ Minh Mạng về sau vẫn có đủ sáu bộ và sáu khoa. Sáu tự có nhiệm vụ giúp
việc cho sáu bộ. Ngoài ra còn một số cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn
lâm viện, Ti thông chích sứ, Bưu chính ti, Quan lộc tự, Tào chính ti, Tôn nhân phủ,
Hà đê sứ, Doanh điền sứ. Cơ quan chỉ huy quan sự là Ngũ quân đô thống sứ.
Về cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương từ thời Minh
Mạng có nhiều thay đổi, chặt chẽ hơn có tác dụng củng cố chế độ quân chủ chuyên
chế và quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành, trấn bị bãi bỏ, thống
nhất tên gọi các đơn vị cơ quan hành chính cấp trung gian trong cả nước là lien tỉnh
và tỉnh, bãi bỏ các tên gọi doanh ở miền trung.
Nhìn lại quá trình tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn cho thấy bộ máy nhà
nước đó ngày càng được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện dưới thời vua Minh Mệnh
qua cuộc cải cách hành chính và chính quyền từ trung ương đến địa phương vào
những năm 1831- 1832
Thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy chính quyền còn đơn
giản và lỏng lẻo trong thiết chế, tính chất phân quyền trong việc quản lý nhà nước
còn bộc lộ khá rõ. Tầng lớp đứng đầu các cơ quan hành chính hầu hết xuất than từ
võ quan . Đây là một hạn chế lớn của bộ máy chính quyền thời Gia Long, đầu thời
Minh Menhj so với nhà nước Đại Việt thời Lý- Trần- Lê sơ. Sang thời Minh Mệnh
những hạn chế đó đã được khắc phục dần.
Nguyên tắc bao trùm, chi phối trong tổ chức và hoaatj động của bộ máy nhà nước
thời Nguyễn là tập trung thống nhất quyền lực vào một cá nhân- Hoàng đế, tăng
cường sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước trung ương đội với tất cả các địa
phương, quan lại các cấp. Trong thực tế, việc làm đó đã có tác dụng củng cố chế độ
trung ương tập quyền, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, từ trong ý đồ, chủ trương và trong thực hiện bộ máy nhà nước thời

Nguyễn là một nhà nước quân chủ tập trung quan liêu chuyên chế nặng nề. Một nhà
nước quân chủ chuyên chế như vậy ở vào đêm hôm trước cuộc cách mạng công
nghiệp và chủ nghĩa tư bản phương Tây đang chuẩn bị ráo riết xâm lược Việt Nam
không còn phù hợp với xu thế của thời đại, yêu cầu lịch sử nước ta bây giờ, đưa đến
hậu quả mất long dân, không củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc chung quanh
nhà nước mà ngược lại, làm cho nhà nước đó trở nên bảo thủ, trì trệ, kìm hãm sự
11
phát triển của đất nước, làm cho dân tộc ta không hòa nhập được với thế giới bên
ngoài. Đây là mặt hạn chế cơ bản của nhà nước thời Nguyễn.
Tổ chức quân đội quốc phòng.
Dưới triều Nguyễn về mặt tổ chức quân đội, trên hết có 5 phủ đô đốc chỉ huy 5
quân ( trung quân, hậu quân, tiền quân, tả quân, hữu quân). Đứng đầu mỗi phủ Đô
đốc có chức đô thống chưởng phủ sự, rồi đến các chức Thống chế, Chưởng vệ.
Năm phủ đô đốc đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của nhà vua. Vua nắm quyền tối
hậu về việc điều động và chỉ huy quân đội.
Quân đội được chia làm 3 loại: Thân binh, cấm binh, tinh binh. Thân binh có
nhiệm vụ bảo vệ nhà vua. Cấm binh bảo vệ hoàng thành, Tinh binh bao gồm cả bộ
binh, thủy binh, tượng binh.
Sang thời Minh Mạng, quân đội gồm có 4 binh chủng: bộ binh, pháo binh,thủy
binh, tượng binh. Tuy nhiên pháo
binh và tượng binh còn là binh
chủng phụ thuộc, chưa chở thành một
binh chủng hoàn chỉnh và mạng như
bộ binh và thủy binh.
Bộ binh có kinh binh và cơ binh,
chia làm các doanh ( Mỗi doanh có
2500 người, vệ 500 người, đội 50
người, thập 10 người và ngũ 5 người.
Kinh binh do thống chế chỉ huy. Mỗi vệ binh có 2 khẩu thần công, 200 súng diềm
thương và 21 lá cở. Cơ binh là lính đóng ở các tỉnh do các lãnh binh, chánh và phó

quản cơ chỉ huy. mỗi cơ có 10 đội được chia thành thập và 10 ngũ.
Tượng binh chia thành đội, mỗi
đội có 40 thớt voi. ở kinh đô có 150
tớt voi. Tổng số có 500 thớt voi.
12
Thủy binh được chia là 3 doanh, có 15 vệ. Tổng chỉ huy là thủy binh sư đô đốc
thống Doanh thì do đô thống và vệ do chưởng vệ chỉ huy.
Trên các binh chủng này có 4 quan đô thống chỉ huy. Đứng đầu 4 đô thống là Bộ
thống trung quân.
Quân đội nhà Nguyễn có tổ chức chặt chẽ, có quy củ, từng bước đi vào chính
quy hóa từ tổ chức đến trang bị, là một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á lúc
bấy giờ. Thế nhưng quân đội dã không bảo vệ được nền độc lập của đất nước trước
cuộc xâm lược của chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân thất bại không phai do tổ chức,
trang bị, mà bởi đường lỗi đánh giặc sai lầm của triều Nguyễn.
Tình Hình Kinh tế
Tình hình ruộng đất và nông nghiệp
Triều Nguyễn quản lý đất nước từ năm 1802, đứng trước nhiều khó khăn thử
thách to lớn đòi hỏi phải giải quyết trong nền kinh tế trong đó có nhiều vấn đề ruộng
đất và đời sống nhân dân.
Theo trình tờ của các quan lại Bắc thành vao năm 1803 thì “ ruộng đất vào cuối
thời Lê( cuối thế kỷ XVIII), bọn cường hào kiêm tính mỗi ngày một quá, sổ sách
mất mát, ghi chép lại không được thực, dân xiêu tán nhiều…”. Trước tình hình đó,
vào năm 1805 Gia Long bắt bộc các làng xã phải l àm sổ ruộng ( sổ địa bạ) , đến đời
vua minh mạng lại bắt lập lại sổ địa bạ và đo đạc ruộng đất ở Nam kì.
Vào thời điểm năm 1840, tổng số diện tích ruộng đất trong cả nước là 4.063.892
mẫu ( khoảng 2 triệu ha), tổng số diện tích ruộng đất trong cả nước là 3.396.584
mẫu. Ruộng công có 580.363 mẫu chiếm 17%. Ruộng tư chiếm 2.816.221 mẫu,
chiếm 83%. Đặc điểm tình hình ruộng đất bấy giờ ở Nam kì hầu hết là ruộng đất tư
(tập trung chủ yếu vào giai cấp địa chủ), còn ở miền Trung và miền Bắc thì đại bộ
phận cũng là ruộng tư, tập trung vào giai cấp địa chủ loại vừa và nhỏ, số đại địa chủ

như ở Nam kì không có mấy, một số làng xã không có ruộng đất công.
Mặt khác, các vua triều Nguyễn cho thực hiện một số biện pháp, chính sách về
ruộng đất như hính sách quân điền 91804). Theo chính sach này thi ruộng đát công ở
13
các làng xã được chia cho mọi người theo tỉ lệ các quý tộc, vương hầu được cấp 18
phần, quan phẩm nhất được cấp 15 phần, dân nghèo mỗi suất được 3 phần. Đến năm
1840, do ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp, vua Minh Mệnh đã cho phép các làng
xã được tùy theo tục lệ chia đều cho dân, nhưng vấn ưu tiên cho bọn quan lại, quân
lính nên người nông dân chẳng còn được bao nhiêu.
Năm 1939, Minh Mệnh cho thực hiện thí điểm một số cải cách ruộng đất ở Bình
Định: sung công một nửa số ruộng đất của các nhà giàu để chia lại cho các đinh dân
theo phép quân điền, nhưng kết quả “ ruộng công màu mỡ thì cường hào chiếm, dân
chỉ duowdc phầm xương xẩu mà thôi”
1
, trong khi đó thì chính sách thuế khóa vẫn
không thay đổi đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cuộc cải cách ruộng đất ở
Bình Định thất bại, nên nhà Nguyễn không dám triển khai ở các địa phương khác.
Các vua dưới triều Nguyễn còn đây mạnh
chính sách khai khẩn ruộng đất hoang dưới nhiều
hình thức như khuyến khích nhân dân các xã tự
khai hoang, sau 3 năm đo đạc ruộng đất khai
hoang được đẻ ghi vào sổ địa, tiếp theo 3 năm
sau. Người khai hoang đó mới phải nộp thuế cho
nhà nước. Để mở rộng diện thích sản suất, nhà
Nguyễn đã huy động binh lính, dân người hoa,
người dân tộc thiểu số, những người bị tù tội
nặng đi khai hoang do nhà nước tô chức để thành
lập đồn điền ở nhiều nơi, đặc biệt ở Nam Bộ.
Những hệ thống đồn điền vừa có tác dụng về
kinh tế vùa có tác dụng về quốc phòng. Những

đồn điền được lập ra, vua Minh Mạng cho
khoang lại lập thành làng, ấp mới, còn đất thì cho
làm ruộng công của làng, chia cho dân cày nộp
thuế cho nhà nước theo lệ thuế ruộng đất công.
Từ năm 1826 về sau, theo đề nghị của Nguyễn Công Trứ, Tham tán quân Bắc
Thành, Minh Mạng còn ban hành chế độ doanh điền. Theo quy định của chế độ này
1
Báo cáo của Thượng t hư Đặng Văn Thiêm (Nguyễn Cảnh Minh- Trần Bá Đệ- Đinh Ngọc Bảo, Giáo trình lịch sử
Việt Nam và lịch sử thế giới, 2005, nxb Giáo dục
14
thì nhà nước đứng ra tổ chức, quy hoạch tổng thể và đầu tư một phần kinh phí, còn
các nhà giàu góp thêm kinh phí và đứng ra chiêu mộ dân nghèo để tổ chức khẩn
hoang ở những vùng đất cụ thể (làng, ấp, trại), còn lực lượng khai hoang chủ yếu là
dân nghèo không có đất để sản xuất. Với hình thức doanh điền này dưới sự tổ chức
chỉ đạo của Nguyễn công Trứ, hai huyện Tiền Hải (Thái Bình vào năm 1828) và
Kinh Sơn (Ninh Bình vào năm 1829) được thành lập với số lượng khai hoang ở Tiền
Hải là 18.970, ở Kinh Thành là 14.970. Hình thức này được tiếp tục thực hiện ở
nhiều tỉnh khác ở Bắc Kỳ va Nam Kỳ sau đó và đạt được những thành tựu đáng kể.
 Đồn điền
Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, đi cùng với tội phạm để
thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được
quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường; sau một
khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình
thức bình thường. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền
lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-
1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả 6 tỉnh.
 Doanh điền
Doanh điền là hình thức khai hoang có sự kết hợp giữa triều đình và nhân dân,
thực hiện di dân để lập ấp mới. Hình thức này bắt đầu được thực hiện từ năm 1828
dưới thời vua Minh Mạng theo đề nghị của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn

Công Trứ. Theo đó, triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ đứng ra
chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang
Trong 6 tháng đầu, triều đình sẽ cấp cho dân chúng đi khai hoang đầy đủ lương
thực và phương tiện sản xuất. Từ tháng thứ 7 thì dân phải tự lo. Triều đình sẽ miễn
thuế cho các ấp và lý mới này 3 năm. Tổng Giao Thủy thuộc Nam Định cũng được
thành lập theo hình thức này. Về sau, các quan ở Gia Định gồm Trương Minh Giảng,
Cao Hữu Dực, Trần Hoàn, Phạm Hữu Chỉnh và Nguyễn Tri Phương cũng bắt chước
thực thi chính sách này trên vùng Gia Định, đồng thời với chính sách đồn điền trên
một quy mô rất lớn và thu được nhiều thành công, diện tích ruộng đất đã tăng lên rất
nhiều.
15
Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ
thưởng phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ
đất nhưng cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang.
Ngoài ra, triều đình Nguyễn còn khuyến khích nhân dân tự do khai hoang kết hợp
phục hóa. Việc đinh điền cũng có chỉnh đốn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Ruộng đất ở
Nam Việt thời vua Minh Mạng được đo đạc lại, tính ra được 630.075 mẫu. Tổng số
đinh toàn quốc là 970.516 suất và 4.063.892 mẫu ruộng đất.
Tuy nói trên toàn diện, đất công điền không quá 1/5 diện tích canh tác, nhưng
phần đất còn lại được phân phối giữa các nông dân mà đa số chỉ làm chủ tới 5 mẫu
là nhiều. Hạng người có 100 mẫu trở lên thì rất ít, mỗi tỉnh có nhiều nhất là 5, 3
người.
Nhờ có những chính sách khai hoang được đẩy mạnh, nên đến năm 1847, tổng
diện tích ruộng đất thực canh lên đến 4.270.013 mẫu.
Việc trị thủy
Tại một quốc gia dựa trên căn bản là nông nghiệp như Việt Nam, vấn đề trị thủy
càng hệ trọng hơn nữa do các con sông lớn không có thủy chế điều hòa. Đối với nạn
nước lụt và nạn triều biển cần phải đắp đê.
Vua Gia Long vừa lên ngôi đã quan tâm đến vấn đề đê điều và cho người tu bổ
đê cũ, đắp thêm đê mới. Năm 1809, ông lại cho đặt nha Bắc Thành đê chánh và các

chức Tổng lý và Tham lý đê chánh để lo vấn đề đê điều ở các trấn xứ Bắc Kỳ. Tới
năm 1828, theo đề nghị của các quan, vua Minh Mạng cho cho tăng cường thêm
nhân sự cho nha môn đê chánh nhưng tới 1833 thì bỏ nha này đi để chuyên ủy việc
đê điều cho các Đốc biện tại các tỉnh.
Việc đắp đê, sữa chữa và khám xét được quy định tỉ mỉ. Thời Tự Đức nhiều lần
đã xác định lại cách thưởng phạt về sự phòng hộ đê và phân định trách nhiệm của
các phủ, huyện, tổng, lý sở tại các nơi đê vỡ
Năm 1809, hệ thống đê điều ở Bắc Thành tổng cộng là 239.933 trượng tương
đương 960 km
[54]
. Đến hết thời Gia Long, hơn 47 cây số đê điều đã được tu sửa. Và
16
sau 21 năm dưới thời nhà Nguyễn, chiều dài các con đê ở Bắc Kỳ đã tăng lên
303.616 trượng tương đương 1.215 km. Tới cuối thế kỷ XIX thì hệ thống đê này đã
dài tới 2.400 km
Mặc dù triều đình dành rất nhiều quan tâm nhiều tới việc trị thủy nhưng do thiếu
sự phối hợp đồng bộ và quy hoạch chung giữa các địa phương, do tác động của môi
trường, sinh thái,... các đê đắp lên cứ vỡ liên miên. Đặc biệt là ở sông Hồng, vì đất
bồi nên lòng sông giữa 2 con đê cao hơn mặt đất, mỗi khi nước lớn thì đê không thể
nào cản nổi. Triều đình phân vân trong 3 cách: giữ đê, phá đê và đào thêm sông. Do
việc bất đồng kéo dài nên triều đình vẫn phải giữ đê mà đê vẫn tiếp tục vỡ.
Việc cứu đói
Mỗi khi mất mùa vì lụt lội hay hạn hán, giá gạo lên cao gây khó khăn về lương
thực. Nạn thiếu ăn thường hoành hành tại các tỉnh nghèo nhất và hay gặp thiên tai
như Nghệ An. Người dân bị đói tràn khắp vùng thôn quê, tụ họp nhau đi cướp và
những người chống triều đình lợi dụng sự bất mãn của những đoàn dân đói này để
xách động nổi loạn như ở Thanh Hóa và Nghệ An năm 1819.
Triều đình phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để cứu đói, thường là chẩn
cấp. Triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi là Bình
Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường và không

giới hạn, từ 1, 2 phương tới cả thưng, đấu, bát.
Triều Nguyễn còn lập ra Nghĩa Thương là những kho trữ lúa ở các tỉnh và phủ,
huyện. Những khi đói kém thì các kho này được mở ra để phát chẩn cho dân nghèo.
Thời Tự Đức tổ chức Xã Thương, khi gạo đắt thì bán ra, khi gạo rẻ thì đong lại để
lưu trữ, có thể cho vay, thu lợi bao nhiêu dùng để cấp dưỡng binh đinh và giúp
người nghèo. Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa
giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không
bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau.
[56]
17
Các biện pháp cứu tế này chỉ có thể ngăn cản nạn đói khỏi lan rộng trong 1 thời
gian ngắn, không thể ngăn chặn một cách dứt khoát sự thiếu hụt lương thực. Ngoài
ra, việc quan lại địa phương tham nhũng cũng làm giảm hiệu năng của các biện pháp
này. Triều đình phải liên tiếp ban hành các đạo dụ để nghiêm trị.
Để làm nhẹ bớt sự khổ cực của người nông dân, triều Nguyễn cho áp dụng chính
sách giảm hay miễn thuế cho những tỉnh bị nạn. Riêng với các tỉnh bị thiệt hại nặng,
vua cho miễn luôn tất cả các khoản thuế còn thiếu ở những năm trước. Năm 1841,
vua Thiệu Trị cho dân Hưng Yên được miễn số thuế là 23.385 quan và 83.162 hộc
lúa.
Thương mại
 Nội thương
Thương mại Việt Nam sau khi đất nước được thống nhất vẫn không phát triển
lắm, tổ chức thương mại của người Việt sơ sài, trong phạm vi gia đình. Nếu có
những hội buôn lớn thì cũng chỉ là những phường họp vài thương gia hùn vốn với
nhau để kinh doanh rồi chia tiền ngay, không liên kết lại thành những hội buôn làm
ăn lâu dài. Nhiều người Việt Nam dùng tiền của để mua ruộng đất chứ không đầu tư
kinh doanh, khuếch trương thương mại hay công nghệ.
Việc buôn bán ở các chợ quy mô lớn do thương nhân Hoa kiều chi phối, dù
những người này chỉ là thiểu số.
[29]

Các mặt hàng tiêu dùng họ kinh doanh gồm có:
mua thổ sản như gạo, lúa, bắp, đường, hạt tiêu... và bán và nhập cảng trà, thuốc Bắc,
vải, đồ đồng, giấy....
Trong vùng nông thôn, hoạt động thương mại cũng chỉ nhằm trao đổi nông sản
và hàng tiểu thủ công ở các chợ. Ở đó, ngoài những cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ
hay các cửa tiệm bán thuốc Bắc, còn có những nông dân bán thổ sản và nông sản địa
phương và một số thương nhân nhỏ bán vải vóc, hàng xén, cau thuốc, đi rong từ chợ
này sang chợ khác.
Trong thế kỷ XIX các thương khu (phường) đã thay đổi bản chất, đã thoát ly khỏi
trạng thái chợ phiên có kỳ hạn và đã có thương gia cùng thợ thuyền cư trú thường
xuyên. Thanh Hoá được bắt đầu xây dựng đầu thời Gia Long và tới năm 1885 đã là
18

×