Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN đạo đức HS tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.35 KB, 30 trang )

T CHC TRề CHI HC TP TRONG GI DY O C LP 1, 2,
3
Ngy cp nht: 19/06/2008

T chc trũ chi hc tp
trong gi dy o c lp 1, 2, 3
A - t vn
Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục mà xã hội cần phải quan tâm. Trong công cuộc
đổi mới hiện nay khi yếu tố con ngời đợc đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng
với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con ngời càng đợc đề cao và phát huy mạnh mẽ
trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng cao chất lợng hiệu quả của giờ dạy môn học đạo
đức trong trờng Tiểu học là trách nhiệm và là việc làm vô cùng cần thiết của mỗi ngời
giáo viên. Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học thì giáo dục đạo đức cho trẻ
không thể nào là thuyết giảng hay, nhồi nhét các bài học đạo đức mà cần phải sử dụng
nhiều phơng pháp. Một trong những phơng pháp đạt hiệu quả cao trong tiết học đạo đức
là phơng pháp tổ chức trò chơi cho học sinh.
I co so ly luan
Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc gần gũi với con ngời. Bất cứ ai trong cuộc đời
cũng từng tham gia các trò chơi. Cũng nh lao động, học tập, trò chơi là một loại hình
hoạt động sống của con ngời. Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có
những quy chế nhất định mà ngời chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính chất vui
chơi, giải trí song đồng thời lại có ý nghĩa giáo dỡng và giáo dục lớn lao đối với con
ngời. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều
kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ em những rung động
thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung
quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trờng . Đốivới trẻ em, chơi có
nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ớc mơ, là cố gắng để thực
hiện những ớc mơ đó là cảm giác, tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào
trong tởng tợng của mình. Đúng nh AM- Go- rơ - ki đã nhận xét "Trò chơi là con đờng
để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải
thay đổi "


Cùng với học chơi là nhu cầu không thể thiếu đợc của học sinh Tiểu học, dù không
còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt
động sống của trẻ, vẫn có một ý nghĩa lớn lao với trẻ. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ
rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý, đúng đắn thì đều mang lại hiệu
quả giáo dục. Qua trò chơi các em không những đơc phát triển về mặt trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ mà còn đợc hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy tổ
chức trò chơi đợc sử dụng nh là một phơng pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh.
* Hoạt động trò chơi thúc đẩy trẻ em:
- Nhận thức hiện thực.
- Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi
- Tiếp nhận những quy tắc và quy luật của sinh hoạt xã hội.
- Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những cử chỉ của ngời khác
cũng nh đặt nền móng cho những niềm tin và thói quan đạo đức cùng với các dạng bài
học đạo đức trong chơng trình giáo dục tiểu học mới ở lớp 1, 2, 3 thì việc tổ chức trò
chơi trong các giờ học sẽ có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinh hình thành các
biểu tợng, chuẩn mực đạo đức cũng nh rèn luyện kỹ năng thể hiện hành vi đạo đức cho
các em.
II co so thuc tien
Dạy học là một nghề sáng tạo, nhất là trong môn học Đạo đức, môn học cung cấp cho
học sinh những chuẩn mực về đạo đức. Môn học có tác dụng to lớn trong việc hình
thành nhân cách cho học sinh. Vậy mà việc dạy học môn Đạo đức ở trờng chúng tôi
hiện nay còn phần nào coi nhẹ, cứng nhắc. Trong giờ học giáo viên chủ yếu sử dụng
phơng pháp thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học trong các hoạt động còn
đơn điệu. Sau giờ học, học sinh không biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Chẳng hạn học sinh vừa đợc học bài giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng song lại rất ồn ào
mất trật tự, nhiều học sinh làm việc riêng trong giờ học hay là còn vứt rác bừa bãi trong
sân trờng. Học sinh vừa đợc học bài lễ phép vâng lời thầy cô giáo nhng ra khỏi lớp chỉ
chào hỏi cô giáo dạy mình. Hoặc là học sinh không biết cảm ơn, xin lỗi khi đợc giúp đỡ
hay làm điều gì không phải với bạn bè, thầy cô, ngời khác v.v Rộng hơn nữa hiện nay

ngoài xã hội một bộ phận thanh thiếu niên đang có nhiều biểu hiện xuống cấp về đạo
đức, tệ nạn ăn cắp, cờ bạc, nghiện hút v.v ngày một nhiều. Đâu đó vẫn còn hiện tợng
học sinh đánh thầy cô giáo. Đây cũng là điều mà những ngời làm công tác giáo dục
phải suy nghĩ.
Từ năm học 2002 2003 Bộ GD - ĐT đã triển khai chơng trình GDTH mới trên
phạm vi cả nớc. Song song với việc cải tiến nội dung chơng trình thì việc đổi mới phơng
pháp dạy học đã và đang đợc các cấp các ngành quan tâm. Trong những năm gần đây đã
có nhiều đợt học tập, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, thao giảng cấp trờng, cấp huyện,
cấp tỉnh để giáo viên cùng với nhà chuyên môn trao đổi về đổi mới phơng pháp dạy học.
Một trong những phơng pháp tổ chức dạy học theo xu hớng mới là phơng pháp tổ chức
trò chơi học tập. Không ai có thể phủ nhận đợc mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi
học tập mang lại. Tuy nhiên thực trạng của việc tổ chức trò chơi vào trong những tiết
dạy đạo đức của trờng tôi cũng nh những trờng khác còn nhiều bất cập. Nhiều giáo viên
không thấy hết đợc tác dụng của phơng pháp tổ chức trò chơi còn xem nhẹ và rất ngại sử
dụng phơng pháp này. ở những tiết học đợc thanh tra, thao giảng hay hội giảng thì tổ
chức lôi thôi, luộm thuộm , mang nặng tính hình thức. Giáo viên hết sức lúng túng
không biết tổ chức vào lúc nào, cách thức tổ chức ra sao. Học sinh ngợng ngùng, bỡ
ngỡ không nghiêm túc khi thể hiện nên dẫn đến sau trò chơi không mang lại hiệu quả
giáo dục cao. Tất cả những điều trên do đâu? Tôi nghĩ thứ nhất do điều kiện cơ sở vật
chất trờng lớp, bàn ghế, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy còn quá nhiều thiếu thốn.
ở một số giờ học giáo viên muốn tổ chức trò chơi thì không có điều kiện. Thứ hai là do
trình độ, năng lực, chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế cha đáp ứng
với nhu cầu cải tiến nội dung cũng nh phơng pháp giảng dạy.
Độ nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cũng nh nhận thức rõ ràng là cần phải thực sự đổi
mới phơng pháp giảng dạy cha cao . Nguyên nhân thứ ba là về phía học sinh đặc điểm
trờng chúng tôi theo điều tra cơ bản đầu năm học có tới hơn 90% số học sinh có bố mẹ
làm nghề nông nghiệp. Các em ít có điều kiện tiếp xúc với truyện tranh ảnh, sách báo.
Do điều kiện sống, môi trờng gia đình mà sự hiểu biết của các em về thế giới xung
quanh còn nhiều hạn chế. Các em còn rụt rè, ngợng ngùng không tự tin trong giao tiếp.
Đây là điểm khác biệt lớn so với trẻ em thành phố. Bên cạnh việc khắc phục khó khăn

về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôi luôn quan tâm gần gũi bồi dỡng t
tởng tình cảm vốn sống cho học sinh, đồng thời tự học hỏi, trau dồi kiến thức, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ s phạm qua bạn bè, đồng nghiệp, qua sách báo tìm tòi ra những
hớng đi mới để giảng dạy tốt các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng
III qua trinh nghien cuu
Với những suy nghĩ và trăn trở tôi mạnh dạn áp dụng kinh nghiệm của bản thân vào
giảng dạy môn Đạo đức ở các lớp do tôi chủ nhiệm năm học 2003-2004 thực nghiệm tại
lớp 1. Năm học 2004-2005, thực nghiệm tại lớp 2. Năm học 2005 - 2006 thực nghiệm
tại lớp 3, tôi thấy đã có nhiều kết quả khả quan. Học sinh nắm chắc đợc kiến thức đã
học biết vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này
tôi xin đợc trình bày một số kinh nghiệm "Tổ chức trò chơi học tập trong giờ dạy Đạo
đức ở các lớp 1, 2, 3".
B - Giải quyết vấn đề.
I/ nhung noi dung đề cập trong sang kien kinh nghiem
Chúng ta đã biết kết quả cuối cùng của mỗi giờ học đạo đức là học sinh phải có đợc
những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với
lứa tuổi. Từ đó từng bớc hình thành cho học sinh kỹ năng nhận xét, đánh giá đối với
quan niệm hành vi việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học. Bớc đầu
hình thành thái độ có trách nhiệm với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào bản thân.
Trong các giờ đạo đức ngoài các phơng pháp đặc trng của môn học nh phơng pháp động
não, thảo luận nhóm, đóng vai v.v tôi thờng chú trọng đến phơng pháp tổ chức trò chơi
học tập cho học sinh. Mục đích tổ chức trò chơi có thể là khởi động, giới thiệu bài; có
thể là học sinh tìm hiểu, phát hiện nội dung bài học; có thể là để rèn luyện kỹ năng ứng
xử cho học sinh; có thể là khắc sâu, củng cố kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên để việc
tổ chức cho học sinh chơi đạt hiệu quả giáo dục cao thì không phải là việc làm dễ thực
hiện. ở bài viết này tôi xin đợc đề cập tới ba vấn đề cơ bản:
1) Chủ động khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
2) Khắc phục những khó khăn từ phía học sinh.
3) Khắc phục những khó khăn từ phía giáo viên.
II/ Biện pháp thực hiện

1) Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học là yếu tố quan trọng, nó có tác dụng
phụ trợ đắc lực cho ngời giáo viên khi tiến hành tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức. ở
vùng nông thôn chúng ta hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hết
sức thiếu thốn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, đây là câu hỏi luôn trăn trở đối
với mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tôi nghĩ ngoài việc đề nghị Ban giám hiệu, hội
cha mẹ học sinh và các cấp có thẩm quyền quan tâm giúp đỡ thì ngời giáo viên phải chủ
động, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức trò chơi học tập đạo đức cho học sinh. ở những trò
chơi cần điều kiện sân bãi rộng, bàn ghế đúng quy cách để tổ chức cho học sinh cả lớp
cùng tham gia một trò chơi, thì ta có thể chia nhỏ từng tốp học sinh hoặc thay đổi thành
trò chơi khác phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của trờng mà vẫn đảm bảo
đợc nội dung giáo dục cho học sinh. Chúng ta có thể huy động từ phía học sinh thu gom
đồ phế thải tận dụng làm những đồ dùng đơn giản. Ví dụ : Khi tổ chức cho học sinh trò
chơi Ném bóng trong bài: Em là học sinh lớp 1 ( Đạo đức lớp 1). Giáo viên có
thể làm quả bóng bằng giấy báo vo viên to bằng 1/2 quả bóng thờng, bên ngoài bọc
bằng giấy màu cho đẹp. Hay ở trò chơi Tặng hoa ; Hái hoa dân chủ (Trò chơi này
đợc áp dụng ở rất nhiều bài trong chơng trình đạo đức lớp 1, 2, 3). Giáo viên có thể dùng
giấy màu cắt thành những bông hoa nhiều màu sắc, lọ hoa có thể tận dụng bằng vỏ lon
bia Hàng ngày giáo viên, học sinh có thể su tầm thêm tranh ảnh sách báo về các loài
cây, hoa, ngời, động vật để có thể minh hoạ cho trò chơi thêm sinh động hấp dẫn.
Tóm lại tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh mà ngời giáo viên có thể linh hoạt, chủ động
sáng tạo tổ chức trò chơi cho học sinh sao cho đạt hiệu quả, yêu cầu cần giáo dục.
2) Giải pháp khắc phục những vớng mắc từ phía học sinh.
Theo phơng pháp dạy học mới thì học sinh là ngời chủ động lĩnh hội kiến thức dựa
trên sự hớng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên trong khi tổ chức trò chơi cho học sinh tôi thấy các em còn rất nhút nhát,
thiếu tự tin. Đây chính là hạn chế chủ yếu của các em học sinh vùng nông thôn vì sự
hiểu biết, vốn từ của các em không nhiều, các em ít có điều kiện tiếp xúc với tranh ảnh,
sách báo. Để khắc phục hạn chế ấy, ngay từ khi nhận lớp (đầu năm học) tôi làm công
tác điều tra cơ bản, lấy thông tin từng hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống của từng học

sinh, tìm hiểu tính cách, cá tính, trình độ năng lực, khả năng hiểu biết của các em, sau
đó phân loại để có các cách khác nhau giúp đỡ học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi
cố gắng dạy tốt tất cả các môn học, thành lập tủ sách măng non của lớp (do học sinh
đóng góp). Nhờ vậy các em đã đợc bổ sung rất nhiều kiến thức nâng dần trình độ hiểu
biết về mọi mặt. Tôi thờng xuyên gần gũi trò chuyện với các em và đặc biệt quan tâm
đến hai đối tợng học sinh. Một là học sinh có cá tính mạnh, hai là những học sinh còn e
dè nhút nhát trong các hoạt động. Với đối tợng một: Bên cạnh những việc nêu lên những
điểm tốt của học sinh này là nhanh nhẹn, hoạt bát, hăng hái trong các hoạt động, thì
giáo viên phải rèn cho học sinh thói quen hoạt động có nề nếp, trật tự. ở những học sinh
còn nhút nhát, tôi thờng xuyên quan tâm, trò chuyện gợi mở, động viên khích lệ học
sinh nói lên ý kiến của bản thân.
Nh vậy trong khi tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ngời giáo viên cần phải động
viên, khuyến khích tạo điều kiện cho tất cả mọi đối tợng học sinh đều đợc tham gia
chơi. Lựa chọn trò chơi, lựa chọn các yêu cầu phù hợp, vừa sức với từng đối tợng học
sinh sao cho sau trò chơi mỗi học sinh đều đợc học, đều nhận đợc ở đó những kiến thức,
những nội dung mang ý nghĩa giáo dục.
3) Giải pháp khắc phục những vớng mắc từ phía giáo viên
Một trong những nguyên nhân khiến ngời giáo viên ngại, lúng túng không muốn tổ
chức trò chơi trong giờ học đạo đức là vì: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vốn hiểu biết
còn hạn chế, tâm lý ngại đổi mới về phơng pháp giảng dạy của một số giáo viên nhất là
những giáo viên đã đợc đào tạo lâu năm. Một số giáo viên không biết tổ chức trò chơi
vào lúc nào trong giờ học, thiết kế trò chơi đảm bảo các yêu cầu gì và cách thức tổ chức
ra sao.
3.1/ Không ngừng nâng cao nhận thức, tự học hỏi trau dồi kiến thức và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
Để đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay, tôi nghĩ mỗi ngời giáo viên chúng ta cần
phải có nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phơng pháp dạy học. Chúng ta cần phải
nhanh chóng tiếp cận với các phơng pháp hiện đại, kết hợp hài hoà với các phơng pháp
truyền thống để áp dụng vào từng nội dung bài giảng cho phù hợp với nội dung chơng
trình đang đợc đổi mới và thực tế hiện nay:

- Ngời giáo viên phải tích cực học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Kiến thức của
mỗi trò chơi đạo đức là kiến thức tổng hợp về tự nhiên, xã hội, pháp luật, về thế giới
xung quanh. Chính vì vậy mà ngời giáo viên phải am hiểu và có kiến thức nhất định về
những vấn đề cần cung cấp cho học sinh.
- Không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ qua sách báo và các phơng
tiện thông tin khác. Thờng xuyên cập nhật các thông tin có liên quan cần thiết cho giảng
dạy. Mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp những vấn đề còn vớng mắc để cùng nhau tháo
gỡ. Trong khi tổ chức trò chơi cho học sinh giáo viên cần quan sát, kiểm nghiệm tự đúc
rút ra những kinh nghiệm để áp dụng cho những năm học tiếp theo.
3.2/ Cách lựa chọn, tổ chức trò chơi môn Đạo đức ở lớp 1, 2, 3.
a) Lựa chọn xem nên tổ chức trò chơi vào lúc nào trong tiết dạy.
Trong giờ học đạo đức với đặc trng của môn học ngời giáo viên có thể tổ chức trò chơi
vào bất cứ lúc nào, tuỳ từng nội dung bài học có thể là khởi động, giới thiệu bài, có thể
để học sinh tìm hiểu bài, phát hiện nội dung bài học hoặc có thể để củng cố, khắc sâu
kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên thờng thì chúng ta lựa chọn, tổ chức trò chơi ở cuối
tiết 2, phần củng cố bài học. Sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ
của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức học tập mới (trò chơi) thì các em
sẽ đợc chuyển từ trạng thái "căng thẳng" sang một trạng thái "hng phấn" phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
b) Khi thiết kế trò chơi cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Thiết kế nội dung trò chơi:
- Phải đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đảm bảo yêu cầu phổ cập, nghĩa là trò chơi phù hợp với năng lực và trình độ của mọi
học sinh với sức khoẻ của các em. Bởi vì, nếu trò chơi quá khó thì học sinh sẽ không thể
thực hiện đợc; còn nếu quá đơn giản thì học sinh sẽ nhàm chán, không muốn chơi.
- Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh thu hút đợc nhiều học sinh tham gia chơi, tạo
đợc không khí thi đua, sôi nổi hào hứng trong lớp học.
- Trò chơi phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trờng học (về
quỹ thời gian, về không gian, về các phơng tiện cần thiết cho trò chơi)
- Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho học sinh.

* Thiết kế đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi.
Các đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiện dụng (dễ sử dụng).
- Dễ làm (ai cũng có thể làm đợc, làm nhanh).
- Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi.
- Tiết kiệm (sử dụng đợc nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền ).
* Tổ chức trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc.
- Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức
trò chơi.
Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hớng đối với toàn bộ quá trình tổ chức trò
chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của bài đạo đức tơng ứng.
Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổ chức trò
chơi giúp cho học sinh cần phải làm nh thế nào trong khi chơi: Từ đó học sinh sẽ thực
hiện trò chơi đợc đúng hớng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì
vậy trớc khi chơi tôi thờng giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt , nội dung và cách
thức hoạt động cần thực hiện. Bởi nếu không thì các em sẽ tiến hành chơi một cách vô ý
thức, tuỳ tiện và không thu đợc kết quả giáo dục mong muốn.
- Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong
quá trình tổ chức chơi.
Học sinh không những là đối tợng của hoạt động dạy cũng nh của hoạt động giáo dục
mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức vì vậy trong quá trình tổ chức trò
chơi, tôi thờng quan tâm đến các mức độ tham gia của học sinh từ thấp đến cao:
+ Giáo viên chọn, hớng dẫn và tổ chức trò chơi.
+ Giáo viên chọn và hớng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi.
+ Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi.
+ Học sinh tự chọn, tự hớng dẫn và tổ chức trò chơi.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi đợc tự nhiên,không gò ép.
Khi tổ chức các trò chơi tôi thờng giúp học sinh tham gia một cách tự nhiên không gò
ép, thờng là các em nhập vai thành công. Nhờ sự nhập vai thành công này, các em đợc
vui chơi thoải mái, dễ dàng thể nghiệm những chuẩn mực hành vi đạo đức đã đợc học.

- Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.
ở học sinh Tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú cha thật bền vững. Do đó
tôi không tổ chức một trò chơi quá dài mà căn cứ vào yêu cầu giáo dục của từng chủ
điểm, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để lựa chọn trò chơi thích hợp, để
có thể luân phiên nhau giúp học sinh chuyển hớng chú ý và hứng thú một cách hợp lý.
- Nguyên tắc 5 : Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất đồng đội tôi luôn quan
tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng nh thành
tích chung của đồng đội.
Nhờ vậy luôn kích thích đợc tính tích cực phấn đấu của mỗi học sinh vì thành tích bản
thân, vì thành tích đồng đội mà mình là một thành viên. Qua đó, vun đắp cho các em ý
thức đồng đội, tình bạn thân ái.
* Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập môn đạo đức cho học sinh lớp
1,2,3
Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh tôi luôn tiến hành theo quy trình sau:
* Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi.
Bớc 1: Phân tích yêu cầu giáo dục của chuẩn mực hành vi đạo đức.
Bớc 2: Chọn thử trò chơi nào đó để phân tích nội dung và khả năng giáo dục của nó.
Bớc 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trờ chơi (vừa chọn thử) với yêu
cầu giáo dục hành vi đạo đức.
Nếu thấy không phù hợp thì trở lại bớc 2: Chọn thử trò chơi khác và tiến hành lại công
việc theo các bớc đã quy định. Nếu thấy phù hợp thì quyết định chọn trò chơi đã phân
tích.
* Giai đoạn thứ 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi.
Bớc 4: Thiết kế giáo án.
+ Tên trò chơi.
+ Mục đích giáo dục của trò chơi: Qua trò chơi cần đạt những yêu cầu giáo dục gì về
tri thức, thái độ và hành vi?
+ Các phơng tiện phục vụ cho viêc tổ chức trò chơi (tuỳ thuộc vào trò chơi) nêu lên
những phơng tiện vật chất.

Ví dụ: Đối với trò chơi "đi tha, về chào" cần chuẩn bị áo cho bố, cho ông: khăn đội
đầu, kim đan cho bà, cho mẹ )
+ Các giải thởng (nếu có).
+ Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể với cách tiến hành cụ thể.
+ Chuẩn và thang đánh giá, nếu cần ví dụ đối với trò chơi (hái hoa dân chủ) chuẩn
đánh giá là phần trả lời đúng, rõ ràng mạch lạc và thang đánh giá từ 1 điểm đến 10
điểm (Mục đích để đánh giá thứ hạng của các đội)
Bớc 5: Chuẩn bị thực hiện giáo án.
- Chuẩn bị đầy đủ và có chất lợng các phơng tiện dạy học.
- Phân công và hớng dẫn cho học sinh tập diễn trớc (nếu chuẩn bị cho trò chơi sắm vai
hay trò chơi đóng kịch) .
* Giai đoạn thứ 3
Bớc 6: Đặt vấn đề
- Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa của trò chơi
- Nêu yêu cầu của trò chơi
Bớc 7: Phổ biến luật chơi
- Nêu rõ cách chơi , hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc.
- Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá.
- Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp)
Bớc 8: Tiến hành trò chơi.
Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát,
điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
* Giai đoạn thứ 4: Kết thúc trò chơi
Bớc 9: Trọng tài tập hợp học sinh để nhận xét, đánh giá chung (cá nhân và nhóm hoặc
tổ) cho học sinh tham gia đánh giá.
- Làm một số động tác th giãn (nếu chơi trò chơi vận động)
- Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
Bớc 10: Tuyên dơng học sinh, đặc biệt là nhóm có cố gắng hơn.
Trao phần thởng (nếu có)
Lu ý: Không chê học sinh trong khi tiến hành tổ chức trò chơi.

Để minh hoạ cho quy trình trên sau đây tôi xin nêu một số ví dụ về tổ chức trò chơi
trong giờ dạy Đạo đức ở lớp 1 và lớp 2. Bắt đầu từ giai đoạn thứ hai.
Ví dụ 1: Trò chơi trong bài Em là học sinh lớp 1 (Đạo đức lớp 1) đợc tổ chức ở hoạt
động 1 của tiết 1.
Mục đích: Giúp học sinh nhớ tên nhau một cách vui vẻ.
Bớc 1 : Chuẩn bị.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh, đứng thành
vòng tròn; một quả bóng bằng nhựa hoặc bằng giấy báo vo tròn.
Bớc 2 : Nêu tên trò chơi.
Trò chơi mang tên Ném bóng
Bớc 3: Phổ biến luật chơi: Các nhóm đứng thành vòng tròn, bóng đợc truyền từ ngời
này sang ngời khác một cách từ từ. Ai nhận đợc bóng phải nói to tên của mình để cả lớp
nghe rõ. Sau khi cả nhóm đã lần lợt nhận đợc bóng thì đổi cách chơi. Lần này ngời ném
bóng phải gọi đúng tên ngời đã ném bóng cho. Cứ nh vậy cho đến khi mọi ngời trong
nhóm đều đợc gọi tên. Ai nói sai hoặc không nhớ tên bạn, sẽ phải nhảy lò cò một vòng.
Giáo viên cử ra nhóm trọng tài gồm ba em.
Bớc 4: Tiến hành trò chơi: Giáo viên tổ chức cho một nhóm làm mẫu. Giáo viên rút
kinh nghiệm và cho cả lớp tiến hành chơi thật. Giáo viên hô (có dự lệnh - động lệnh)
Trò chơi Bắt đầu.
Giáo viên cùng trọng tài quan sát và điều chỉnh cho các nhóm hoạt động khẩn trơng,
đúng luật.
Bớc 5: Tổng kết trò chơi: Giáo viên đánh giá chung cả lớp và riêng từng nhóm.
Giáo viên rút ra kết luận: Mỗi ngời đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ
tên.
Ví dụ 2: Trò chơi trong bài : Bảo vệ loài vật có ích (Đạo đức lớp 2) đợc tiến hành ở
hoạt động 1 của tiết 2.
Mục đích: Giúp học sinh có thêm hiểu biết về các loài vật và thêm yêu quý, gần gũi
với loài vật.
Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong giờ học.
Bớc 1: Chuẩn bị: Nhắc học sinh su tầm trớc các bài hát nói về con vật nh: Con chim

vành khuyên; Con cò bé bé; Rửa mặt nh mèo; Chú ếch con; Chú voi con ở bản Đôn
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 em.
Bớc 2 : Nêu tên trò chơi.
Trò chơi mang tên: Hát về các con vật
Bớc 3: Phổ biến luật chơi: Lớp chia thành 3, 4 nhóm, hai bàn quay mặt vào nhau. Các
nhóm cử đại diện lên bốc thăm hoặc oản tù tì để xác định thứ tự nhóm hát trớc, nhóm
hát sau. Sau khi nhóm thứ nhất hát một đoạn của một bài hát nói về một con vật nào đó
thì nhóm thứ hai phải tiếp tục hát ngay một đoạn của bài hát khác cũng nói về một con
vật khác. Rồi tiếp theo đến nhóm thứ 3 hát và nhóm thứ t. Sau đó lại quay lại nhóm thứ
nhất hát, song không đợc hát lại bài hát mà đã có nhóm hát rồi. Nhóm nào không tìm ra
bài hát khác để hát hoặc phản ứng chậm sẽ bị loại. Nhóm nào còn lại đến sau cùng,
nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Bớc 4: Tiến hành trò chơi
Giáo viên hô: Trò chơi - Bắt đầu Các nhóm bắt đầu thực hiện. Giáo viên quan sát và
nhắc nhở học sinh chơi đúng luật.
Bớc 5: Tổng kết trò chơi:
Giáo viên tổng kết đánh giá khen thởng cho nhóm thắng.
Giáo viên rút ra kết luận: cuộc sống con ngời không thể thiếu các loài vật có ích. Loài
vật không chỉ có lợi ích cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp chúng ta
hiểu biết thêm nhiều điều kỳ diệu.
III/ Kết quả
Với những nỗ lực và cố gắng của bản thân,vận dụng một số kinh nghiệm vừa nêu vào
việc giảng dạy hơn ba năm qua. Tôi nhận thấy việc sử dụng phơng pháp tổ chức trò chơi
học tập vào môn Đạo đức của bản thân đã đạt đợc một số kết quả nhất định cụ thể :
- Học sinh đã ghi nhớ dợc dễ dàng, lâu bền các kiến thức cần ghi nhớ vì ở từng nội
dung trò chơi đã minh hoạ một cách sinh động cho các mẫu hành vi đạo đức, những
mẫu hành vi này đã tạo đợc những biểu tợng rõ rệt ở từng học sinh.
- Học sinh đã biết cách thể hiện hành vi đúng ra ngoài thực tế cuộc sống vì trong các
trò chơi học sinh đã đợc luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức.
- Học sinh đã có khả năng tự quyết định cho mình cách ứng xử đúng phù hợp trong

một số tình huống.
- Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thử nghiệm những chuẩn mực hành vi. chính nhờ
sự thể hiện này đã hình thành đợc ở học sinh niềm tin về chuẩn mực hành vi đã học, tạo
ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
- Học sinh đợc hình thành năng lực quan sát, đợc rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá
hành vi của ngời khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên giữa các em với nhau đợc tăng cờng
hơn. Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giáo tiếp
- Học sinh có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cũng nh các hoạt
động tập thể khác.
C Kết luận
Chuẩn bị tốt, biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, tôi thiết nghĩ việc tổ chức
trò chơi học tập vào môn học Đạo đức không còn là băn khoăn, vớng mắc của ngời giáo
viên nữa. Thông qua trò chơi việc rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh đợc tiến hành
nhẹ nhàng sinh động. Học sinh đợc lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên,
hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa đợc những mệt mỏi căng thẳng
trong quá trình học tập. Giờ học đạo đức sẽ nhẹ nhàng hơn, không còn khô khan cứng
nhắc nữa. Nội dung giáo dục mà giáo viên truyền đạt tới học sinh sẽ đợc các em tiếp thu
dễ dàng hơn.
1) Bài học kinh nghiệm
Để tổ chức tốt trò chơi trong giờ dạy đạo đức ở lớp 1, 2, 3 giáo viên cần:
- Lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài, với yêu cầu cần giáo dục. Trò chơi
phải dễ tổ chức và thực hiện phù hợp với đặc điểm trình độ học sinh, với quỹ thời gian
với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học đồng thời phải không gây nguy hiểm cho
học sinh.
- Khi tổ chức cho học sinh chơi giáo viên phải phổ biến rõ luật chơi để học sinh nắm
đợc quy tắc và nhắc nhở học sinh tôn trọng luật chơi.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
- Giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều

kiện cho mọi học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ chuẩn bị, tiến
hành trò chơi đến đánh giá sau khi thực hiện xong.
- Trò chơi phải đợc luân phiên thay đổi một cách hợp lý, để không gây nhàm chán cho
học sinh.
- Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của
trò chơi.
Trên đây là một số điểm quan trọng mà ngời giáo viên cần lu ý khi tổ chức trò chơi
học tập môn đạo đức ở lớp 1, 2, 3. Điều này bản thân tôi đã đúc rút đợc qua thực tế. tôi
nghĩ nếu chúng ta thực hiện tốt những điểm cần lu ý trên thì chắc chắn chất lợng của
mỗi trò chơi nói riêng và chất lợng giáo dục môn Đạo đức nói chung sẽ đạt kết quả tốt .
2) Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt đợc ở trên, trong quá trình tổ chức trò chơi cho học
sinh các lớp tôi phụ trách tôi thấy còn một số hạn chế :
- Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn nên một số trò
chơi, giáo viên không có điều kiện để tổ chức.
- Mặc dù các em đợc luyện tập những kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức trong
các giờ học, song việc thể hiện các hành vi đúng ở ngoài thực tế cuộc sống còn nhiều
hạn chế. Một số em vẫn còn thấy ngợng ngùng xấu hổ khi nói lời cảm ơn, xin lỗi
- Khả năng giao tiếp, diễn đạt của học sinh còn hạn chế cha thực sự mạnh dạn, tự tin
3) Đề xuất kiến nghị
Chúng tôi là những giáo viên trực tiếp đứng lớp, rất mong các cấp, các ngành quan
tâm, đầu t nhiều hơn nữa cho các trờng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Về phía
ngành xin đề nghị tạo điều kiện cho chúng tôi tham quan, học tập một số trờng điển
hình hay mở hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề đổi mới phơng pháp giảng dạy để chúng
tôi có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn học tập đổi mới phơng pháp giảng dạy .
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ đợc trong việc tổ chức trò
chơi môn đạo đức ở lớp 1, 2, 3. Với khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến rất mong nhận
đợc ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp bổ xung vào bài viết
này để hoàn thiện hơn.
Tháng 03 năm 2007




S DNG Cể HIU QU DNG DY HC CC
LP 1, 2, 3
Ngy cp nht: 05/07/2008
Sỏng kin kinh nghim
Sử dụng có hiệu quả
Đồ dùng dạy học
các lớp 1, 2 , 3
************************
I- t vn :
1- Cơ sở lý luận :
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ
nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều song thời gian dành cho mỗi
tiết học trong trờng phổ thông không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển
của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ
nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phơng pháp dạy học luôn là
vấn đề bức xúc đợc nhiều ngời quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học
nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về
phơng pháp. Những phơng pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự t
duy của học sinh đợc đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thực sự đổi mới,
việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết.
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phơng tiện vật chất giúp cho giáo
viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục, giáo dỡng
đối với các môn học trong nhà trờng nhằm thực hiện chơng trình dạy học.
Trong quá trình đổi mới phơng pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là
một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh
thực hiện mục tiêu dạy học . Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều
kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức,

tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và
thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tởng nh là vô tri
vô giác nhng dới sự điều khiển của ngời giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy
học thể hiện khả năng s phạm của nó : Làm tăng tốc độ truyền thông tin,
tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn .
Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho ngời học thụ động không
phát huy đợc tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của
thiết bị sẽ là cầu nối giữa ngời dạy và ngời học, làm cho hai nhân tố này
gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo,
phơng pháp đào tạo và làm cho chất lợng giảng dạy và học tập đợc nâng
cao.
Trong những năm gần đây cũng nh các bậc học, ngành học khác,
bậc tiểu học quan tâm nhiều đến đổi mới phơng pháp dạy học. Từ năm
học 2002 - 2003 việc đổi mới phơng pháp dạy học ở tiểu học đợc đổi mới
đồng bộ về chơng trình sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học và đánh
giá kết quả học tập của học sinh .
Theo quan điểm triết học duy vật biến chứng:"Từ trực quan sinh
động đến t duy trừu tợng, từ t duy trừu tợng đến thực tiễn đó là con đờng
biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan", quan
điểm này càng có giá trị với học sinh tiểu học. Hơn nữa theo quan điểm
dạy học hiện đại: Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là
giúp học sinh nhận thức một số kiến thức kỹ năng cụ thể mà bằng cách
dạy nào đó các em phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực
sáng tạo. Theo đó vai trò của giáo viên là ngời tổ chức, hớng dẫn, truyền
đạt thông tin kiến thức, còn học sinh có vai trò chủ động sáng tạo trong
việc tiếp thu tri thức. Để làm tốt đợc điều này thì sự hỗ trợ của đồ dùng
dạy học là không thể thiếu đợc.
Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan
trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tợng một cách trực quan,
giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng

kỹ xảo.
Tóm lại : Thiết bị dạy học là phơng tiện, là điều kiện vật chất để đổi
mới phơng pháp dạy học ở tiểu học .

2 - Cơ sở thực tiễn
* Về đồ dùng dạy học :
Khi nói đến việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, ngời giáo viên
nghĩ ngay đến các vật dụng trực quan cụ thể, các vật t, hoá chất, mẫu vật,
mô hình, tranh ảnh Các tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài tập,
phiếu bài học
Trong những năm qua, các trờng tiểu học đã đợc cung cấp khá nhiều
trang thiết bị và đồ dùng dạy học, có những thùng đồng bộ để dạy cho cả
cấp học và những bộ va-li để dạy theo lớp nhng thống kê theo danh mục
thì số lợng vẫn cha đáp ứng đợc đầy đủ.
Ví dụ : phân môn luyện từ và câu ( lớp 2, 3) hay từ ngữ ( lớp 4,
5), đồ dùng dạy học mà Công ty sách và thiết bị trờng học sản xuất , cung
cấp cho các trờng hiện nay chủ yếu là các loại tranh ảnh, song một số
tranh ảnh do sản xuất chung cho tất cả các trờng tiểu học trong cả nớc
nên so với kiến thức hiểu biết của học sinh từng vùng có lúc thừa loại này
nhng lại thiếu loại khác.
* Về giáo viên :
Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, bản thân giáo viên
còn ngại sử dụng, cán bộ phụ trách thiết bị ở trờng lại kiêm nhiệm những
việc khác nên việc mợn - trả gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiếu thờng
xuyên .
Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng
túng. Chẳng hạn khi dạy giải nghĩa từ họ nghĩ rằng cứ đa ra tranh ảnh, vật
thật cho học sinh quan sát là đảm bảo điều kiện để giải nghĩa từ. Trên
thực tế, nhiều tranh ảnh, vật thật cha cung cấp hết nghĩa của từ cần giảng

mà phải có sự hỗ trợ bằng lời nói của giáo viên.
Mặt khác tuy rằng 100 % giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa, tác
dụng to lớn của đồ dùng dạy học trong quá trình hình thành kiến thức cho
học sinh, nhiều giáo viên đã biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng
mức độ các đồ dùng dạy học. Song cũng có nhiều giáo viên vẫn cha hiểu
rõ cấu tạo của bộ đồ dùng hàng khối, lớp mà mình phụ trách , cha biết rõ
số lợng đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học, cha nhớ phạm vi sử dụng của
các đồ dùng dạy học cho các tiết dạy. Đặc biệt những thao tác kỹ thuật
trong khi sử dụng đồ dùng dạy học theo những dụng ý s phạm còn ít đợc
giáo viên chú ý.
Ví dụ: Giáo viên dạy toán lớp 2 khi hình thành bảng nhân 2 cho học
sinh đã làm nh sau :
+Bớc 1: Giáo viên lấy một tấm nhựa có 2 chấm tròn và nói :"2 đợc
lấy một lần ta viết là 2 x 1 = 2".
+Bớc 2: Đáng lẽ giáo viên cầm lấy 2 tấm nhựa nh trên và gắn liên
tiếp lên bảng để gợi hình ảnh trực quan giúp học sinh diễn đạt " 2 đợc lấy
hai lần, ta viết 2 x 2 = 2 + 2 = 4" thì giáo viên lại chỉ lấy tiếp 1 tấm nhựa
có 2 chấm và gắn bên cạnh tấm đã lấy ở bớc 1. Nh vậy giáo viên đã tạo ra
diễn đạt sai ở học sinh " Có 2 chấm tròn, lấy thêm 2 chấm tròn nữa đợc
tất cả 4 chấm tròn".
* Về cơ sở vật chất trờng học:
Đợc sự quan tâm của các cấp các ngành trong những năm vừa qua cơ
sở vật chất trờng học đã đợc đầu t và nâng cấp , song thực tế vẫn còn hết
sức khó khăn , nhất là vùng nông thôn . Trờng lớp ẩm thấp dột nát , thiếu
các phòng chức năng, phòng đồ dùng thiết bị , trờng có nhiều khu lẻ. Tất
cả các điều kiện trên cũng là một khó khăn cho việc bảo quản và sử dụng
đồ dùng dạy học .
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất
một số kinh nghiệm, giải pháp nhằm giúp cho giáo viên : " Sử dụng có
hiệu quả đồ dùng dạy học ở các lớp 1,2,3 ".


II- Giải quyết vấn đề :
Sử dụng tốt có hiệu quả đồ dùng dạy học ở các lớp 1,2,3 phải phụ
thuộc vào các yếu tố sau :
+Công tác quản lý của nhà trờng với thiết bị đồ dùng dạy học.
+Nhận thức về vai trò, tác dụng của đồ dùng dạy học trong quá trình
dạy học .
+Về việc hiểu cấu tạo đồ dùng dạy học thuộc khối lớp mà mình phụ
trách, về phạm vi sử dụng của mỗi đồ dùng dạy học trong các tiết dạy .
+Các thao tác kỹ thuật khi sử dụng đồ dùng dạy học theo dụng ý s
phạm của bài dạy ( thời điểm dùng, thứ tự thao tác trong khi dùng, dụng ý
s phạm trong khi dùng )
+Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học.
Trong khuôn khổ của bài viết, với phạm vi trách nhiệm của một giáo
viên đứng lớp tôi xin trình bày một số nội dung sau :

1-Về phía nhà trờng :
Ngay từ đầu các năm học, nhà trờng đã bố trí cán bộ phụ trách th
viện, thiết bị, có thời gian làm việc phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên
mợn và trả. Riêng các va-li đồ dùng dạy học theo lớp, nhà trờng kiểm kê
theo danh mục, giải quyết cho giáo viên mợn nguyên cả bộ ngay từ đầu
năm học và cuối năm học trả lại . Có nh vậy giáo viên mới có thể chủ
động trong việc sử dụng cũng nh có kế hoạch tự làm các loại thiết bị và
đồ dùng dạy học còn thiếu.
Để giúp cho việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học.
Chúng tôi đã tham mu với Hội cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh đóng
mỗi lớp 1 tủ sắt để bảo quản đồ dùng dạy học và đợc để ngay tại lớp học,
rất thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi sử dụng đồ dùng thiết bị .
2-Với bản thân giáo viên :
Mỗi giáo viên phải nắm vững các danh mục đồ dùng dạy học đã đợc

cung cấp trên cơ sở đó giáo viên hoặc tổ chuyên môn có thể sắp xếp theo
từng chủ đề, đề tài. Để giải quyết một số thiết bị đồ dùng còn thiếu, giáo
viên trong cùng một tổ phối hợp với nhau su tầm, tự làm thêm đồ dùng
theo chủ đề, đề tài.
Ví dụ : Khi dạy tự nhiên xã hội hoặc đạo đức, tranh ảnh, đồ dùng
phục vụ cho dạy các môn này có nhiều trên báo chí, báo ảnh, bu ảnh, lịch
tờ hoặc hoa quả, vật thật Giáo viên có thể lựa chọn để sử dụng làm
phong phú thêm đồ dùng dạy học của mình. Tuy nhiên khi chọn tranh
ảnh, vật thật giáo viên cũng phải chú ý đến tính điển hình, phản ánh trung
thực và chính xác, đảm bảo tính khoa học, tính s phạm và tính mỹ thuật .

3 Nghiên cứu sử dụng đồ dùng dạy học mới.
Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học đợc đặt ra đồng bộ với việc
đổi mới chơng trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy sau mỗi
đợt tập huấn về thay sách các tổ chuyên môn ở trờng chúng tôi thờng
dành thời gian để nghiên cứu kỹ lỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy
học để từ đó lĩnh hội đầy đủ về cấu tạo và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy
học . Còn một số bất hợp lý trong bộ đồ dùng dạy học mà chỉ khi lên lớp
giáo viên mới nhận ra. Chính vì vậy, chúng tôi chọn bài dạy thích hợp để
thực hành trực tiếp vào một số đồ dùng dạy học. Các giáo viên khác sẽ
góp ý vào thao tác thực hành trên đồ dùng dạy học và từ đó cũng thấy rõ
những gì cần tiếp tục hoàn thiện ở đồ dùng dạy học .
Ví dụ : Bảng đa năng để dạy toán 2 có bề ngang quá hẹp, khi giáo
viên gắn các bảng 100 ô vuông để biểu diễn các số ( giúp học sinh quan
sát để so sánh hoặc hình thành thuật tính) thì không có chỗ để biểu diễn
đủ ví dụ trong sách giáo khoa. Hoặc 1 số thanh kẹp bằng nhựa để cài các
bảng ô vuông, thẻ ô vuông thì không khít, vì thế khi giáo viên thực hiện ở
trên lớp các thẻ thờng bị đổ hoặc không ngay ngắn, mất nhiều thời gian
điều chỉnh mà cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ.


4 -Việc tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng
Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng , thấy đợc
một số hạn chế và những bất hợp lý còn tồn tại ở đó. Hơn nữa hiện nay
việc nâng cao chất lợng giáo dục cần đòi hỏi nhà trờng phải có đầy đủ đồ
dùng thiết bị dạy học và các thiết bị đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có
tác dụng tích cực trong việc dạy và học . Trong mấy năm gần đây, trờng
tôi tổ chức nhiều phong trào thi đua trong đó có phong trào " Tự làm và
cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học" là phong trào mà tôi tâm đắc bởi vì tôi
thấy :
- Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thờng sát với nội dung
bài học .
- Hình thành đợc thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh.
- Góp phần làm phong phú thiết bị dạy học .
Để làm thiết bị dạy học tôi có thể :
-Su tầm tranh ảnh có ở các loại báo, hoạ báo, tạp chí, bìa lịch
- Su tầm các vật dụng nh : Vỏ hộp, can nhựa, vỏ chai, dây thép
- Chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phơng nh : Trái cây, hoa, gỗ,
tre, rơm, đất
Ví dụ : Khi dạy các bài trong môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên xã hội,
môn Đạo đức, môn Nghệ thuật tôi hớng dẫn học sinh su tầm các loại
tranh ảnh theo các chủ đề về quê hơng đất nớc, rừng, núi, biển, con ngời,
con vật
- Tổ chức cho các nhóm, tổ trong lớp thi đua trng bầy sản phẩm, tập
hợp thành sản phẩm chung của cả lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề
thích hợp, làm phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học .
+ Làm các thanh hình chữ nhật ( Bằng gỗ, bìa), có các chấm tròn để
học bảng nhân toán 2 .
Qua quá trình học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, qua
quá trình giảng dạy ở trên lớp, tôi đã tiến hành cải tiến một số đồ dùng
dạy học, đem áp dụng và thấy có hiệu quả đó là các đồ dùng sau :

Ví dụ 1: Dụng cụ trực quan gợi ý cách cộng qua 10 ( lớp 2)
Để dạy học sinh lớp 2 biện pháp cộng qua 10, chẳng hạn bài "9 cộng
với 1 số: 9 + 5 ". Ta thờng dùng cách :"Tách 1 ở số sau để cộng với 9 cho
đủ 10 rồi cộng tiếp với phần còn lại ở số sau".
9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 14.
1+4 10
Khi dạy giáo viên hay sử dụng đồ dùng trực quan nh sau :
+ Đặt 9 hình tròn màu trắng ở hàng trên.
+ Đặt thêm 5 hình tròn màu đen ở hàng dới.


Sau đó đa một hình tròn màu đen lên hình trên để hàng trên có đủ 10
hình tròn. Lấy 10 hình tròn ở hàng trên cộng với 4 hình tròn còn lại ở
hàng dới để có 14 hình tròn .( Hoặc sử dụng mô hình que tính nh SGK ).
Cách sử dụng trực quan kiểu này, tuy giúp học sinh hiểu rõ biện
pháp tính hơn song "Giáo viên thờng phải thông báo cho học sinh là trớc
hết cần đa một hình tròn màu đen lên trên để hàng trên có đủ 10 hình
tròn" (Từ đó rút ra ghi nhớ : Tách 1 ở số sau). Nếu giáo viên không làm
nh thế thì học sinh đại trà ( không là học sinh khá, giỏi ) không tự nghĩ ra.
Sở dĩ giáo viên thờng phải làm nh vậy là vì cách xếp 9 hình tròn trắng
theo một hàng ngang nh trên không có tác dụng gợi ý ( hoặc khó nhìn ra )
cho học sinh về việc " Hàng trên còn thiếu một hình tròn nữa thì mới đủ
10".
Sau tìm tòi học tập tôi tiến hành dùng đồ dùng trực quan khác để
khắc phục điểm mất tự nhiên này nh sau :
Cài 9 hình tròn vào một tấm bìa có chia thành 10 ngăn ( 2 hàng mỗi
hàng 2 ngăn). Tấm bìa này có thể khoét thành 10 ô vuông sau đó gắn vào
bảng nỉ. Sau đó thêm 5 hình tròn nữa gài vào một tấm bìa khác ( nh hình
vẽ).
0 0 0 0 0


0 0 0 0

0 0 0 0 0

Nhìn vào đó học sinh thấy rõ là trong miếng bìa còn một ô cha có
hình tròn nào nên các em sẽ tự nghĩ ra ngay đợc biện pháp tính là cần
phải "Lấy một hình tròn ở bên phải bỏ thêm vào ô đó để miếng bìa đủ 10
hình tròn. Còn bốn hình tròn ở ngoài.
Vậy 9 + 5 = 9 + 1 + 4 = 10 + 4 = 14.
Chỉ cần cải tiến đồ dùng trực quan một chút thôi. Đáng lẽ xếp 9 hình
tròn thành một hàng thì học sinh không thấy rõ đợc chỗ còn thiếu ( cho
đủ chục) thì ta lại xếp thành 2 hàng thế là lộ ngay ra chỗ còn thiếu ( cần
bù thêm cho đủ chục) .
Với đồ dùng dạy học này tôi có thể áp dụng khi dạy tất cả các bài
khác về cộng qua 10 ở lớp 2 . Ví dụ : 6 + 5 ; 7 + 5 ; 8 + 5 ; 9 + 5 .
Ví dụ 2 : Khi nghiên cứu trong sách giáo khoa và vở bài tập môn
toán lớp 1, tôi thấy rất nhiều tiết học có dạng bài : Số ?
ở dạng bài này nếu sử dụng bảng nỉ trong bộ đồ dùng để giảng dạy
thì hình ảnh và biểu tợng khác với sách giáo khoa , học sinh không hiểu
đợc về tập hợp . Để làm phong phú hơn , sinh động hơn , hiệu quả hơn khi
học sinh luyện tập thực hành , tôi đã dựa vào dạng bài đó để cải tiến đồ
dùng dạy học nh sau:
- Vật liệu gồm : Bảng nỉ , 1 miếng bìa cứng có kích thớc vừa bằng
bảng nỉ , băng gắn , thanh cài .
- Cách làm : khoét trên tấm bìa 2 hình chữ nhật dạng màn hình tivi
cạnh nhau. Phía dới 2 hình chữ nhật khoét 3 ô vuông sao cho vừa gài đủ
số và dấu phép tính trong bộ đồ dùng . Hai hình bên cạnh tơng ứng với
hai hình chữ nhật to ở trên ( Hình vẽ )
6

9
3
- Cách sử dụng : Gắn tấm bìa đã khoét ô vuông vào bảng nỉ có gắn
thanh cài . ở từng hình chữ nhật cài các chấm tròn, bông hoa , con cá
có số lợng mà tổng 2 hình chữ nhật nhỏ hơn 10, tuỳ theo bài học .ở 3 ô
bên dới giáo viên cài sẵn các số tơng ứng. Học sinh sẽ đợc làm bài tập :
Số ?
Rõ ràng nhìn đồ dùng này học sinh biết đợc ô bên trái có 6 chấm
tròn , ô bên phải có 3 chấm tròn , cả 2 ô có 9 chấm tròn .
Sau khi học sinh nêu kết quả , giáo viên lật dấu ? ra thì kết quả đã có
sẵn trong bảng cài để học sinh đối chiếu giống nh kiểu trong trò chơi :"
Hãy chọn giá đúng "
Đồ dùng này còn để dùng cho việc dạy dạng bài so sánh số, tính
tổng
Tơng tự cải tiến thành đồ dùng dạy bài : Viết phép tính thích hợp
( Lớp 1 )
+Vật liệu gồm: Bảng nỉ, một miếng bìa có kích cỡ băng
dính, thanh cài
+ Cách làm :
-Khoét 1 hình chữ nhật ở miếng bìa nh màn hình ti vi cỡ 25 x 38
cm .
-Khoét 5 ô vuông ở phía dới miếng bìa sao cho vừa gài đủ các số,
dấu phép tính.
- Phô tô các hình trong sách bài tập của học sinh .
- Gắn miếng bìa đó vào bảng nỉ ( có thanh gài) .
- Khi dạy bài nào ta gắn dạng hình của bài tập đó vào màn hình ti vi.
Ví dụ: Luyện tập bài phép cộng trong phạm vi 4 . ( Hình vẽ )


3 + 1 = 4


Ta gài ảnh 3 con vịt đang bơi, 1 con chạy đến. Cho học sinh lên gài
phép tính vào ô bên dới để giải quyết bài tập trên, tơng tự gài hình khác ta
có phép tính khác.Đồ dùng này áp dụng để cho học sinh luyện tập cộng
trừ trong phạm vi 10, thuận lợi trong việc sử dụng đồ dùng trực quan .
Tôi nghĩ rằng ai làm nghề nào thì cũng phải có một bộ đồ nghề để
hành nghề đó. Chính vì vậy tôi cũng không ngại khi đầu t vào bộ đồ nghề
dạy học của mình.

5- Sử dụng đồ dùng của học sinh
Nói đến thiết bị đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm đến thiết bị
đồ dùng dạy học của ngời thày mà đồ dùng học tập của trò cũng giữ một
vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức kỹ năng cho chính bản
thân các em bởi vì dạy học là tổ chức hoạt động học tập để học sinh tự
hình thành kiến thức nh vậy đồ dùng học tập của học sinh cũng là phơng
tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phơng pháp dạy học. Nói cách khác
đổi mới phơng pháp dạy học là phải đổi mới cách sử dụng đồ dùng học
tập cho học sinh. Nhận thức đợc tâm quan trọng của đồ dụng dạy học của
học sinh. Ngay từ đầu năm học trong các buổi sinh hoạt chuyên môn
chúng tôi đã giành thời gian thảo luận các vấn đề này.
Ví dụ : Với học sinh lớp 1 đồ dùng học toán của học sinh bao gồm :
Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán thực hành, bảng con, vở bài tập,
trong đó chúng tôi xác định bộ đồ dùng học toán thực hành của học sinh
là cần thiết và quan trọng nhất .
+ Sách giáo khoa toán 1 đợc biên soạn theo tinh thần đổi mới, trong
đó thể hiện rõ quá trình hình thành kiến thức, có định hớng về cách dạy
cho giáo viên, sách in màu đẹp, có nhiều hình vẽ, trình bầy khoa học hấp
dẫn . Sách trình bầy " mở" không thông báo tờng minh kiến thức bài học
mà để học sinh suy nghĩ tìm tòi, phát hiện kiến thức, hệ thống bài tập đa
dạng, gây hứng thú và phát huy đợc khả năng sáng tạo của học sinh. Sách

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×