Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Mức trọng yếu và thực tế vận dụng mức trọng yếu trong công ty Kiểm Toán và tư vấn chuẩn Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.59 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN......2
1.1 Khái niệm trọng yếu và vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán....................2
1.1.1 Khái niệm........................................................................................................2
1.1.2 Vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán.............................................2
1.2 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến trọng yếu ......................................................3
1.2.1 Chuẩn mực VSA 320...........................................................................................3
1.2.2 Chuẩn mực ISA 320 và Dự thảo ISA 320 (mới).................................................7
.........................................................................................................................................8
1.2.3 Chuẩn mực VSA 530/ISA 530.............................................................................9
1.3 Những vấn đề vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán....................................11
1.3.1 Xác định mức trọng yếu.....................................................................................11
1.3.1.1 Mức trọng yếu của báo cáo tài chính.......................................................12
1.3.1.2 Mức trọng yếu cho khoản mục...................................................................13
1.3.1.3 Mức sai lệch có thể bỏ qua (Tolerable Error)............................................13
1.3.2 Sự vận dụng trọng yếu trong kiểm toán............................................................13
.................................................................................................................................13
1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán................................................................................13
1.3.2.2 Đánh giá kết quả kiểm toán.......................................................................14
1.3.2.3 Xem xét dưới góc độ định tính..................................................................14
1.3.3. Kết quả nghiên cứu của các tác giả có đề tài tương tự:......................................15
1.3.3.1. Mức trọng yếu kế hoạch..................................................................15
1.3.3.2. Mức trọng yếu cho từng khoản mục.......................................................18
1.3.3.3. Sử dụng trọng yếu để đánh giá kết quả kiểm toán....................................18
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM
TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT....................................................................................24
2.1. Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt....................................24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................................24
2.1.1.1. Sơ lược về công ty:...................................................................................24
2.1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của công ty:...................................................25


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, hoạt động:.......................................................25
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang i
2.1.2.1. Chức năng.................................................................................................25
.................................................................................................................................26
2.1.2.2. Nhiệm vụ:....................................................................................................26
2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động:.................................................................................26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty:.............................................................28
2.1.3.1. Giới thiệu một số phòng ban chính của công ty:.....................................28
2.1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:...................................................................29
.......................................................................................................................................29
2.1.4. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới :.................................30
2.2. Quy trình kiểm toán chung được áp dụng tại công ty:..................................................30
2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán:............................................................................................30
2.2.1.1 Tiếp nhận khách hàng:..............................................................................30
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán:...........................................................................31
2.2.2. Thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán:................................................32
2.2.3. Hoàn thành kiểm toán:........................................................................................34
2.3. Vấn đề vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt..............................................................................35
2.3.1. Quy trình xác lập mức trọng yếu:....................................................................35
2.3.2. Xác lập mức trọng yếu.......................................................................................36
2.3.3. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong qui trình kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt:...........................................41
2.3.3.1. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong qui trình lập kế hoạch
kiểm toán:...................................................................................................................41
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................48
3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán chung tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chẩn
Việt:.......................................................................................................................................48
3.2. Nhận xét về thực tế xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng khái niệm trọng yếu ở
công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt:.................................................................50

3.2.1. Xác lập mức trọng yếu:.......................................................................................50
3.2.2. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu ở công ty:......................................51
3.2.2.1. Trong quy trình lập kế hoạch:...................................................................51
3.2.2.2. Vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong thử nghiệm chi tiết - Qui
trình lấy mẫu:.............................................................................................................51
3.2.2.3. Đánh giá sai lệch phát hiện và đưa ra ý kiến kiểm toán:...........................51
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang ii
3.3.1. Kiến nghị quy trình kiểm toán chung của công ty:............................................52
3.3.2. Kiến nghị cho việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong việc kiểm toán báo cáo tài
chính...............................................................................................................................53
3.3.2.1. Đối với quá trình xác lập mức trọng yếu kế hoạch (MPP):.................53
3.3.2.2. Đối với quá trình xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục (SMT):
....................................................................................................................................53
3.3.2.3. Kiến nghị cho việc vận dụng mức trọng yếu và tính trọng yếu trong việc kiểm
toán báo cáo tài chính: ..........................................................................................................54
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang iii
Lời mở đầu
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 7 tháng 11 năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 cuả
tố chức thương mại thế giới ( WTO). Gia nhập vào sân chơi lớn đồng nghĩa chủ nhà Việt
Nam mở rộng cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khuyến khích các nhà đầu tư
trong nước tăng cường hợp tác quốc tế, tìm kiếm những cơ hội và những thách thức lớn
góp phần xây dựng đất nước. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh đầy cam go và khốc liệt đòi hỏi các nhà đầu tư trong nước cần có những chiến
lược phát triển lâu dài và quan trọng hơn cả là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đó
là một sự tăng lên toàn diện cả về số lượng và chất lượng. Và báo cáo tài chính có thể nói
là một bức tranh tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đây là báo cáo các nhà
đầu tư sử dụng để đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra
các quyết định tài chính thích hợp. Do yêu cầu của nền kinh tế, cạnh tranh, thu hút vốn đầu

tư và tạo niềm tin nơi các khách hàng của mình, các doanh nghiệp phải công khai minh
bạch tình hình tài chính, kinh doanh qua các kỳ tài chính cũng như các giai đoạn chuyển
đổi như cổ phần hay sáp nhập...Với yêu cầu đó, các công ty kiểm toán được thành lập,
cung cấp dịch vụ kiểm toán chủ yếu nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các
BCTC được phát hành của các doanh nghiệp, giúp cho nhà đầu tư có những cách nhìn
chính xác hơn và đưa ra các quyết định tài chính đúng hướng. Việt Nam và thế giới đang
trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế, tuy nhiên ngành kiểm toán Việt Nam vẫn đang ngày
càng hoàn thiện và đổi mới để có thể bước cùng nhịp với ngành kiểm toán thế giới.
Với những vấn đề nêu trên, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán là một yếu tố vô
cùng quan trọng và việc vận dụng mức trọng yếu trong kiểm soát chất lượng kiểm toán là
vô cùng cần thiết. Chính điều này đã thúc đẩy người viết tìm hiểu việc vận dụng mức trọng
yếu như thế nào. Đây chính là lý do người viết lựa chọn đề tài :
MỨC TRỌNG YẾU VÀ THỰC TẾ VẬN DỤNG MỨC TRỌNG YẾU TRONG CÔNG
TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Dù đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành đề tài này, tuy nhiên do kiến thức còn
hạn chế chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, người viết rất mong nhận
được sự đóng góp, bổ sung, hướng dẫn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 1
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỌNG YẾU
TRONG KIỂM TOÁN
1.1 Khái niệm trọng yếu và vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán
1.1.1 Khái niệm
Khái niệm “trọng yếu” được định nghĩa trong VSA 320 như sau:
“Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một
số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính
chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài
chính. Mức trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai

sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia
cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải
xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.”
1.1.2 Vai trò của khái niệm trọng yếu trong kiểm toán
Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có thể được rất nhiều người sử dụng, và dĩ
nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về
thực trạng tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế. Thế nhưng, do nền kinh
tế hiện ngày càng phát triển đã làm cho khả năng nhận được thông tin tài chính kém tin cậy
cũng gia tăng.
Và để giảm thiểu điều này bắt buộc báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi kiểm
toán viên độc lập. Lúc này nhờ kinh nghiệm nghề nghiệp và sự độc lập của kiểm toán viên
sẽ mang lại độ tin cậy cho báo cáo tài chính. Chính vì thế, khái niệm trọng yếu và việc vận
dụng nó trong kiểm toán báo cáo tài chính là một vấn đề rất quan trọng nhằm giúp cho
kiểm toán viên. Tuy nhiên khi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chỉ có khả năng
đảm bảo hợp lý rằng không có những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính và nếu sai
lệch vẫn còn tồn tại trên báo cáo tài chính đã kiểm toán thì sẽ không được gây ảnh hưởng
trọng yếu.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 2
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Để đạt được điều này cần xem xét việc vận dụng khái niệm trọng yếu trong từng
giai đoạn kiểm toán:
- Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán viên phải xác lập mức trọng yếu chấp nhận
được, nghĩa là số tiền sai lệch tối đa cho phép, để căn cứ vào đó thiết lập các thủ tục kiểm
toán thích hợp nhằm phát hiện những sai lệch có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính.
- Trong giai đoạn thực hiện và hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá
xem các sai lệch chưa được điều chỉnh có gây ảnh hưởng trọng yếu hay không để có các
hành động thích hợp. Khi đó, ngoài việc dựa trên mức trọng yếu đã nêu, kiểm toán viên
còn xem xét cả bản chất của các sai lệch này.

1.2 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến trọng yếu
1.2.1 Chuẩn mực VSA 320
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và công ty kiểm toán
đưa ra ý kiến xác nhận xem báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Việc xác định mức trọng yếu
là công việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên.
6. Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu có
thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định
lượng. Tuy nhiên, để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, kiểm toán viên còn
phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót. Ví dụ: Việc không chấp hành
chế độ kế toán hiện hành có thể được coi là sai sót trọng yếu nếu dẫn đến việc trình bày
sai các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính làm cho người sử dụng thông tin tài chính hiểu sai
bản chất của vấn đề; hoặc trong báo cáo tài chính không thuyết minh những vấn đề có liên
quan đến hoạt động không liên tục của doanh nghiệp.
7. Kiểm toán viên cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ
nhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như: một sai sót trong
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 3
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
thủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọng yếu, tiềm tàng nếu như sai
sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng.
8. Kiểm toán viên cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai
sót tổng thể của báo cáo tài chính trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư
các tài khoản, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính. Tính
trọng yếu cũng có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như các quy định pháp lý
hoặc các vấn đề liên quan đến các khoản mục khác nhau của báo cáo tài chính và mối liên
hệ giữa các khoản mục đó. Quá trình xem xét có thể phát hiện ra nhiều mức trọng yếu
khác nhau tuỳ theo tính chất của các vấn đề được đặt ra trong báo cáo tài chính được kiểm
toán.

9. Kiểm toán viên phải xác định tính trọng yếu khi:
a) Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán;
b) Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót.
Mối quan hệ giữa rủi ro và kiểm toán:
10. Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét đến các nhân tố
có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Đánh giá của kiểm
toán viên về mức trọng yếu liên quan đến số dư các tài khoản và các loại giao dịch chủ
yếu sẽ giúp kiểm toán viên xác định được các khoản mục cần được kiểm tra và quyết định
nên áp dụng thủ tục chọn mẫu hay thủ tục phân tích. Việc đánh giá mức trọng yếu liên
quan đến số dư các tài khoản và các loại giao dịch chủ yếu sẽ giúp kiểm toán viên lựa
chọn được những thủ tục kiểm toán thích hợp và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán thích
hợp đó với nhau sẽ làm giảm được rủi ro kiểm toán tới mức độ có thể chấp nhận được.
11. Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan
hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược
lại. Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình
và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: khi lập kế hoạch kiểm
toán, nếu kiểm toán viên xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro
kiểm toán sẽ tăng lên. Trường hợp này kiểm toán viên có thể:
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 4
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
a. Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc
thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc
b. Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi
của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.
Trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
12. Kết quả đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán của kiểm toán viên ở
thời điểm lập kế hoạch kiểm toán ban đầu có thể khác với kết quả đánh giá ở các thời
điểm khác nhau trong quá trình kiểm toán. Sự khác nhau này là do sự thay đổi tình hình
thực tế hoặc sự thay đổi về sự hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán dựa

trên kết quả kiểm toán đã thu thập được, như: trường hợp lập kế hoạch kiểm toán trước
khi kết thúc năm tài chính, kiểm toán viên đã đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán
căn cứ trên dự tính trước kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu
tình hình tài chính thực tế và kết quả hoạt động của doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể
so với dự tính, thì việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ có thay đổi. Hơn
nữa, trong khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức trọng yếu có
thể chấp nhận được thấp hơn so với mức sử dụng để đánh giá kết quả kiểm toán nhằm
tăng khả năng phát hiện sai sót.
Đánh giá ảnh hưởng của sai sót:
13. Khi đánh giá về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, kiểm toán
viên phải đánh giá xem liệu tổng các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán
nhưng chưa được sửa chữa có hợp thành một sai sót trọng yếu hay không.
14. Tổng hợp các sai sót chưa được sửa chữa, gồm:
a) Sai sót do kiểm toán viên phát hiện trong năm nay, bao gồm cả các sai sót đã được
phát hiện trong các năm trước chưa được sửa chữa trong năm kiểm toán.
b) Ước tính của kiểm toán viên về những sai sót khác không thể xác định được một
cách cụ thể (sai sót dự tính) của báo cáo tài chính trong năm kiểm toán.
15. Kiểm toán viên cần xác định những sai sót chưa được sửa chữa có thể hợp
thành sai sót trọng yếu không. Nếu kiểm toán viên kết luận tổng hợp những sai sót đó là
trọng yếu, thì kiểm toán viên cần có biện pháp để giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng cách bổ
sung các thủ tục kiểm toán cần thiết hoặc yêu cầu Giám đốc đơn vị được kiểm toán điều
chỉnh lại báo cáo tài chính.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 5
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
16. Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán từ chối điều chỉnh lại báo cáo
tài chính, và kết quả thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung cho phép kiểm toán viên
kết luận là tổng hợp các sai sót chưa được sửa chữa là trọng yếu, thì kiểm toán viên cần
xem xét, sửa đổi lại báo cáo kiểm toán cho phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
số 700 - Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Trường hợp tổng hợp các sai sót đã phát hiện nhưng chưa được sửa chữa xấp xỉ với
mức trọng yếu đã được ấn định thì kiểm toán viên phải xem xét khả năng có những sai sót
chưa được phát hiện kết hợp với những sai sót đã phát hiện nhưng chưa được sửa chữa có
thể tạo thành sai sót trọng yếu hay không. Trong trường hợp đó, kiểm toán viên cần giảm
bớt rủi ro kiểm toán bằng cách bổ sung các thủ tục kiểm toán cần thiết hoặc yêu cầu Giám
đốc điều chỉnh lại báo cáo tài chính để sửa chữa những sai sót đã được phát hiện.
Chuẩn mực kiểm toán VSA 320 -“Tính trọng yếu trong kiểm toán” do Bộ Tài chính
ban hành đã đưa ra khái niệm về trọng yếu như đã đề cập ở trên. Theo đó ta có thể hiểu
một sai lệch chỉ được xem là trọng yếu khi sai lệch đó ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, từ
đó dẫn đến làm sai lệch nhận định của người sử dụng báo cáo tài chính.
Cũng theo chuẩn mực kiểm toán VSA 320 thì khi kiểm toán báo cáo tài chính,
kiểm toán viên phải đồng thời xem xét cả hai mặt: sai lệch trọng yếu do số lượng tiền (tiêu
chuẩn định lượng) và cả sai lệch do bản chất của sai lệch đó (tiêu chuẩn định tính).
Về mặt định lượng, sai lệch được gọi là trọng yếu khi sai lệch đó trên báo cáo tài
chính phải đạt đến một số tiền nhất định, và số tiền này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyết
định của người sử dụng báo cáo tài chính. Tuy nhiên chuẩn mực cũng đề cập đến việc
kiểm toán viên cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng khi tổng hợp
lại có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Còn về mặt định tính, kiểm toán viên phải nhận thức rằng có những trường hợp tuy
sai lệch có giá trị thấp nhưng do bản chất của sai lệch đó có thể ảnh hưởng đến quyết định
của người sử dụng báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần xem xét tính trọng yếu trên cả
phương diện mức độ sai sót tổng thể của báo cáo tài chính trong mối quan hệ với mức độ
sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên báo
cáo tài chính. Tính trọng yếu cũng có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như các quy
định pháp lý hoặc các vấn đề liên quan đến các khoản mục khác nhau của báo cáo tài chính
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 6
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
và mối liên hệ giữa các khoản mục đó. Quá trình xem xét có thể phát hiện ra nhiều mức
trọng yếu khác nhau tuỳ theo tính chất của các vấn đề được đặt ra trong báo cáo tài chính

được kiểm toán.
Tuy nhiên mặc dù mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và
công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận xem báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên
quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Nhưng
chuẩn mực cũng đưa ra một kết luận rằng việc xác định mức trọng yếu là công việc xét
đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên.
1.2.2 Chuẩn mực ISA 320 và Dự thảo ISA 320 (mới)
Có thể nói chuẩn mực kiểm toán ISA 320 trình bày thật đầy đủ và chi tiết. Hầu hết
những nội dung của chuẩn mực kiểm toán VSA 320 đã được đề cập đến trong chuẩn mực
ISA 320 này.
Theo chuẩn mực kiểm toán ISA 320 “trọng yếu trong việc lập kế hoạch và thực
hiện kiểm toán” thì định nghĩa về trọng yếu được diễn đạt bằng nhiều định nghĩatrong
nhiều phạm vi khác nhau. Tuy nhiên nếu trong phạm vi kiểm toán thì khái niệm được diễn
đạt như sau:
- Những sai sót bao gồm cả những sai sót bị bỏ quên sẽ được xem như là
trọng yếu nếu một hay nhiều sai sót có thể gây ra những ảnh hưởng đến quyết định kinh tế
của những người sử dụng báo cáo tài chính
- Những đánh giá về trọng yếu được xem xét cùng với những điều liên quan
và chúng bị ảnh hưởng bởi độ lớn, bản chất hay cả hai
- Những đánh giá về vấn đề trọng yếu cho những người sử dụng báo cáo tài
chính dựa trên nền tảng những thông tin cần thiết của một nhóm người. Có khả năng
những sai sót sẽ ảnh hưởng đến những người sử dụng riêng lẻ mà những người cần sử
dụng thông tin thì rất nhiều và chúng sẽ không được xem xét.
Và những đánh giá về trọng yếu cũng như mức trọng yếu là một đánh giá mang
tính chính chuyên nghiệp cho nên trong ISA 320 đã đề cập tại đoạn 6: “thật là hợp lý khi
kiểm toán viên giả định những người sử dụng là:
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 7
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo

- Có một kiến thức hợp lý về kinh doanh, những hoạt động kinh tế, kế toán
và là một người sẵn sàng để học những thông tin trong báo cáo tài chính với một sự cần
mẫn hợp lý.
- Hiểu rằng báo cáo tài chính được soạn thảo và kiểm toán tới một mức trọng
yếu.
- Hiểu rằng những đánh giá là dựa trên sự ước lượng, đánh giá và những sự
kiện tương lai nên chúng sẽ không tồn tại chắc chắn.
- Là người đưa ra những quyết đinh kinh tế hợp dựa trên nền tảng những
thông tin trong báo cáo tài chính
Khi xây dựng một chương trình kiểm toán kiểm toán viên phải xác định một mức
trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính nhằm mục đích:
- Xác định độ lớn, thời gian và quy mô của những thủ tục đánh giá rủi ro
- Đánh giá những rủi ro của những sai sót trọng yếu
- Xác định độ lớn, thời gian và quy mô của những thủ tục kiểm toán sau đó
Khi xác định mức trọng yếu cho quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán thì
kiểm toán viên sẽ sử dụng những chuẩn đánh giá (benchmark). Kiểm toán viên thường áp
dụng một tỷ lệ phần trăm để xác định những tiêu chuẩn để đánh giá. Việc xác định những
mức chuẩn đánh giá sẽ khác nhau đối với những yếu tố của báo cáo tài chính (tài sản,
nguồn vốn, thu nhập và chi phí), và các xác định cụ thể cho từng trường hợp sẽ phụ thuộc
vào kiểm toán viên.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 8
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
1.2.3 Chuẩn mực VSA 530/ISA 530
Nhằm giúp cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhanh, tiết kiệm được chi phí
nhưng đồng thời vẫn đảm bảo một mức độ tin cậy nhất định thì việc áp dụng kỹ thuật lấy
mẫu là một lựa chon tối ưu.
Theo VSA 530, mục đích của chuẩn mực này là qui định các nguyên tắc, thủ tục
cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản về lấy mẫu kiểm
toán và các thủ tục lựa chọn khác để thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình kiểm

toán báo cáo tài chính. Nội dung của chuẩn mực đề cập đến quy trình lấy mẫu kiểm toán
như: thiết kế mẫu, xác định cỡ mẫu, lựa chọn các phần tử của mẫu, thực hiện các thủ tục
kiểm toán, xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót, dự đoán sai sót của tổng thể, đánh
giá kết quả. Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này người viết sẽ không đề cập đến việc
công việc thiết kế hay thực hiện việc chọn mẫu. Trong phạm vi đề tài người viết sẽ đề cập
đến việc “xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót, dự đoán sai sót của tổng thể, đánh
giá kết quả mẫu” bởi vì những thủ tục này liên quan mật thiết với việc vận dụng khái niệm
trọng yếu trong kiểm toán.
Kiểm toán viên cần xem xét kết quả mẫu, bản chất và nguyên nhân của mọi sai sót
được phát hiện, cũng như ảnh hưởng có thể có của nó đối với từng mục tiêu kiểm toán cụ
thể và những phần việc khác của cuộc kiểm toán. Ngay cả đối với các thử nghiệm kiểm
soát, dù thử nghiệm chủ yếu liên quan đến việc đánh giá về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ, kiểm toán viên cũng cần xem xét các vấn đề
- Ảnh hưởng trực tiếp của sai sót được phát hiện đến báo cáo tài chính
- Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng của nó đến
phương pháp kiểm toán.
Ngoài ra, khi phân tích những sai sót đã được phát hiện, kiểm toán viên cần nhận
xét xem giữa chúng có đặc điểm chung nào hay không? Chẳng hạn, chúng cùng một loại
nghiệp vụ, hay cùng địa điểm, hoặc một dây chuyền sản xuất hay cùng một thời kỳ. Trong
những trường hợp đó, kiểm toán viên có thể cần chọn mọi phần tử của tổng thể có cùng
đặc điểm để mở rộng phạm vi kiểm tra. Ngoài ra, vì chúng được lặp lại, nên những sai sót
này có thể là do cố ý và cho thấy có khả năng là gian lận. Kiểm toán viên cũng cần chú ý
những trường hợp sai sót có tính cá biệt. Đó là sai sót phát sinh từ một sự kiện riêng lẻ và
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 9
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
không lặp lại, trừ khi xảy ra những tình huống đặc biệt, nghĩa là sai sót này không đại diện
cho những sai sót trong tổng thể. Để có thể kết luận sai sót là có biệt, kiểm toán viên phải
có những thủ tục bổ sung thích hợp.
Việc dự đoán sai sót của tổng thể chỉ cần thực hiện trong thử nghiệm cơ bản. Đối

với thử nghiệm kiểm soát, không cần phải dự đoán sai sót của tổng thể vì tỷ lệ sai sót của
mẫu cũng là tỷ lệ sai sót dự đoán của tổng thể. Khi dự đoán sai sót của tổng thể, kiểm toán
viên cần chú ý những vấn đề sau:
- Các sai sót cá biệt cần phải loại trừ trước khi dự đoán sai sót của tổng thể.
Tuy nhiên, nếu ảnh hưởng của chúng vẫn chưa được điều chỉnh thì sau đó cần nó xem xét
bên cạnh sai sót dự đoán của tổng thể.
- Trong trường hợp có phân nhóm, sai sót dự đoán được tính riêng cho từng
nhóm. Sau đó, sai sót dự đoán của từng nhóm sẽ được cộng với sai sót cá biệt (nếu có) của
từng nhóm rồi mới tổng hợp chung cho mọi nhóm để xem xét về tổng sai sót có thể xảy ra
cho toàn bộ tổng thể.
Kiểm toán viên cần đánh giá kết quả mẫu để kết luận xem các đánh giá ban đầu về
tính chất của tổng thể hau cần được điều chỉnh cho phù hợp:
- Trong thử nghiệm kiểm soát, nếu tỷ lệ sai sót của mẫu cao hơn so với dự
kiến sẽ dẫn đên cần điều chỉnh tăng mức rủi ro kiểm soát, trừ khi thu thập được những
bằng chứng khác hỗ trợ cho đánh giá trước đây.
- Trong thử nghiệm cơ bản, nếu số tiền sai sót của mẫu cao hơn dự kiến,
kiểm toán viên sẽ cho rằng số dự tài khoản hoặc loại nghiệp vụ đã bị sai lệch trọng yếu, trừ
khi thu thập được các bằng chứng khác để chứng minh rằng không tồn tại sai sót trọng yếu
nào.
Nếu sai sót dự đoán của tổng thể cộng với các sai sót cá biệt tuy nhỏ hơn nhưng lại
gần bằng với mức sai sót có thể chấp nhận. Kiểm toán viên cần xem xét lại tính thuyết
phục của kết quả mẫu bằng cách so sánh với kết quả của các thủ tục kiểm toán khác, hoặc
có thể quyết định thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.
Nếu đánh giá kết quả mẫu chỉ ra rằng những đánh giá ban đầu của kiểm toán viên
về tính chất của tổng thể cần được điều chỉnh cho phù hợp, kiểm toán viên cần thực hiện
một trong những biện phát sau hoặc kết hợp sử dụng chúng với nhau:
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 10
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
- Đề nghị ban giám đốc điều tra về những sai sót đã phát hiện được cùng với

các sai sót khác có thể xảy ra và thực hiện những điều chỉnh cần thiết.
- Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán,
- Xem xét ảnh hưởng của vấn đề đến báo cáo tài chính.
1.3 Những vấn đề vận dụng khái niệm trọng yếu trong kiểm toán
1.3.1 Xác định mức trọng yếu
Mức trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, nghĩa
là nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thông tin. Mức trọng yếu
cần được xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính và ở mức độ từng khoản mục như
sau:
- Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ
sai sót có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có những sai lệch
trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể này thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên tài
sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. Lợi nhuận được nhiều kiểm toán viên lựa chọn vì đó là chỉ
tiêu được đông đảo người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, nhất là cổ đông của các
công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tài sản hoặc doanh thu dễ áp dụng hơn vì
nhiều lý do, chẳng hạn công ty không có lợi nhuận hoặc người sử dụng thông tin quan tâm
nhiều đến khẳ năng thanh toán. Vì thế, một số kiểm toán viên sử dụng phối hợp giữa các
chỉ tiêu trên để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, thí dụ mức trọng yếu
được tính bằng một tỷ lệ phần trăm tren số lớn hơn giữa tài sản và doanh thu.
- Đối với từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép
của khoản mục. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của báo cáo
tài chính. Một số kiếm toán xác lập mức trọng yếu ở khoản mục bằng cách phân bổ mức
trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục. Cách làm này tuy tạo một hành lang an toán khá
cao nhưng bị phê phán vì khoản mục và trong thực tế, các sai lệch có thể bù trừ lẫn nhau
kho tác động đến các chỉ tiêu như tổng tài sản, lợi nhuận… vì vậy, trong thực tế, các kiểm
toán viên sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để xác lập mức trọng yếu ỏ khoản mục: thí dụ
nhân mức trọng yếu tổng thể với 1 hệ số (thường là 1,5 – 2) trước khi phân bổ hoặc có thể
tính mức trọng yếu ở khoản mục bằng một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể
(chẳng hạn 50 – 70%). Dù áp dụng mức trọng yếu cho khoản mục, họ thường dựa trên kinh
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 11

Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
nghiệm của mình về đơn vị, cũng như đánh giá về khả năng xảy ra sai sót và chi phí thực
hiện kiểm tra đối với khoản mục.
Nhìn chung, việc xác lập mức trọng yếu ở cả 2 mức độ là vấn đề thuộc về sự xét
đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, nghĩa là trong từng trường hợp cụ thể, kiểm toán
viên dựa trên kinh nghiệm và xét đoán của mình để xác định và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng phải cân nhắc giữa sự hữu hiệu và chi phí
kiểm toán, bởi vì thiết lập một mức trọng yếu thấp hơn tuy sẽ làm tăng khả năng phát hiện
sai lệch trọng yếu, nhưng đồng thời cũng làm cho chi phí kiểm toán tăng lên.
Một vấn đề khác cũng cần lưu ý là giai đoạn chuẩn bị kiểm toán thường diễn ra
trước khi kết thúc niên độ, nên các chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính như lợi nhuận,
doanh thu… chưa xác định được. Vì thế, kiểm toán viên sẽ phải ước tính các chỉ tiêu này 1
cách hợp lý để làm cơ sở xác lập mức trọng yếu. Do đó, sau này khi chuẩn bị hoàn thành
kiểm toán, mức trọng yếu có thể phải điều chỉnh lại theo các chỉ tiêu thực tế đã được xác
định. Ngoài ra, ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên có thể chủ động xác
lập một mức trọng yếu thấp hơn mức dự tính để tăng khả năng phát hiện sai lệch trên báo
cáo tài chính và giảm rủi ro kiểm toán.
Trong thực tế, các tổ chức kiểm toán thường xây dựng 1 quy trình xác lập mức
trọng yếu trong kiểm toán.
1.3.1.1 Mức trọng yếu của báo cáo tài chính
Các phương pháp thường dùng khi xác định mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài
chính:
a. Phương pháp một giá trị: lấy một tỷ lệ nhất định trên một chỉ số tài chính
để tính PM. Thường các công ty kiểm toán phép chọn một trong vài chỉ số thích hợp nhất
để tính PM. Thí dụ:
 5% lợi nhuận trước thuế
 0.5% tổng tài sản
 1% vốn chủ sở hữu
 0.5% tổng doanh thu

b. Phương pháp chuỗi giá trị : dùng một chỉ số tài chính nhưng sẽ có một
khoản giá trị để chọn. Thí dụ:
 2-5% lãi gộp, nếu lãi gộp < $20,000
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 12
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
 1-2% lãi gộp, nếu lãi gộp từ $ 20,000 đến $ 1 triệu
 0.5 - 1% lãi gộp, nếu lãi gộp từ $1 triệu đến $100 triệu
 0.5% lãi gộp, nếu lãi gộp >$100 triệu
c. Phương pháp bình quân: dùng một công thức bình quân số học hoặc bình
quân gia quyền để cho kết quả là số bình quân giữa 3 – 4 chỉ số khác nhau.
d. Phương pháp sử dụng công thức: xây dựng một công thức riêng để tính.
1.3.1.2 Mức trọng yếu cho khoản mục
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục là mức sai sót tối đa chấp nhận được
của một khoản mục mà kiểm toán viên vẫn chấp nhận được. Trong thực tế, mức trọng yếu
cho khoản mục được sử dụng tương tự như mức sai lệch có thể bỏ qua sẽ được trình bày
dưới đây (mục 1.3.1.3).
1.3.1.3 Mức sai lệch có thể bỏ qua (Tolerable Error)
Mức sai lệch có thể bỏ qua (TE) dùng để xác định cỡ mẫu hay đánh giá kết quả
mẫu. Nó thường bằng hoặc thấp hơn mức trọng yếu của khoản mục.
Phương pháp thường dùng để xác định TE: được phân bổ dựa trên xét đoán TE=x
% PM
Lưu ý: Tổng TE có thể vượt PM nhưng phải ở một khung nhất định.
1.3.2 Sự vận dụng trọng yếu trong kiểm toán
Như chúng ta đã biết, trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên thường
chọn mẫu nhằm giảm bớt chi phí ở mức có thể chấp nhận được nên kiểm toán viên không
thể phát hiện được mọi sai lệch trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên phải bảo
đảm hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồn tại trên báo cáo tài chính đã kiểm toán sẽ không được
gây ảnh hưởng trọng yếu. Và để đạt được điều này kiểm toán viên phải vận dụng trọng yếu
trong từng giai đoạn kiểm toán.

1.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Người sử dụng quan tâm tới bản chất của thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt
động. Điều này dẫn đến kiểm toán viên phải lựa chọn nội dung kiểm toán tối ưu, vừa đánh
giá đúng bản chất của đối tượng, vừa đáp ứng nhu cầu của người quan tâm với giá phí hợp
lý trên cơ sở thực hiện tốt chức năng kiểm toán. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có thể
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 13
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
lược bỏ những vấn đề không cơ bản, không ảnh hưởng đến việc nhận thức đúng đắn về
báo cáo tài chính. Vì vậy, cần phải phân tích và đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, tính trọng yếu rất quan trọng đối với việc lập kế
hoạch kiểm toán. Việc xây dựng mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch giúp kiểm
toán viên xác định phạm vị kiểm toán, lập kế hoạch thu thập bằng chứng thích hợp nhằm
phát hiện những sai lệch ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
1.3.2.2 Đánh giá kết quả kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các thủ tục kiểm toán được thiết kế để tìm ra
sai sót trọng yếu để giảm thời gian tìm kiếm những sai phạm không trọng yếu, không ảnh
hưởng đến sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Nếu kiểm toán viên xây dựng
mức trọng yếu càng thấp, đồng nghĩa với việc đòi hỏi độ chính xác của số liệu trên báo cáo
tài chính càng cao thì sẽ phải thực hiện các thủ tục mở rộng và nhiều bằng chứng hơn sẽ
phải thu thập; và ngược lại.
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần đánh giá xem các sai lệch chưa được điều
chỉnh có gây ảnh hưởng trọng yếu hay không để có các hành động thích hợp.
1.3.2.3 Xem xét dưới góc độ định tính
Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, trọng yếu còn là cơ sở quan trọng khi xác
định ý kiến của kiểm toán viên cho những trường hợp cụ thể. Có ba mức độ nghiêm trọng
về các sai phạm này được sử dụng để xác định hình thức báo cáo sẽ công bố:
- Sai phạm không trọng yếu. Khi báo cáo tài chính có sai phạm nhưng
không có khả năng gây ra ảnh hưởng cho các quyết định của ngưởi sử dụng thì được xem
là không nghiêm trọng. Như vậy, báo cáo thích hợp là báo cáo chấp nhận toàn phần.

- Sai phạm khá trọng yếu nhưng không ảnh hưởng đến toàn báo cáo tài
chính nói chung: là trường hợp một sai phạm trên một số khoản mục của báo cáo tài chính
ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng, nhưng nếu ngoại trừ khoản mục này thì báo
cáo tài chính nói chung vẫn được trình bày trung thực. Ví dụ: sai phạm của hàng tồn kho
có thể ảnh hưởng đến quyết định cho vay tiền của chủ nợ đối với công ty nếu hàng tồn kho
được xem là vật thế chấp. Sai phạm về hàng tồn kho không có nghĩa là tiền mặt, các khoản
phải thu, và các yếu tố khác của báo cáo tài chính đều sai sót trọng yếu.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 14
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Để quyết định tính trọng yếu kiểm toán viên phải đánh giá tất cả các ảnh hưởng
trên báo cáo tài chính.
Khi kiểm toán viên quyết định rằng sai phạm này nghiêm trọng nhưng không ảnh
hưởng toàn cục báo cáo tài chính nói chung, báo cáo thích hợp sẽ là báo cáo chấp nhận có
loại trừ.
- Sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến toàn bộ tính trung thực của báo
cáo tài chính. Là sai phạm trọng yếu mà những người sử dụng có khả năng đưa ra những
quyết đinh sai nếu họ dựa vào báo cáo tài chính nói chung. Ví dụ: việc bỏ sót không ghi
nhận một khoản doanh thu lớn có ảnh hưởng dây chuyền vì nó ảnh hưởng đến doanh thu,
các khoản phải thu, các khoản thuế mà công ty sẽ phải nộp cho nhà nước và lợi nhuận của
công ty. Từ đó sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến các khoản mục trình bày trên bảng cân đối kế
toán như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận của công ty. Trong trường hợp này, kiểm
toán viên phải cho ý kiến từ chối hoặc báo cáo không chấp nhận
Bên cạnh đó, sự ước tính ban đầu về tính trọng yếu còn là căn cứ cho chọn mẫu.
Hầu hết kỹ thuật chọn mẫu yêu cầu kiểm toán viên xác định sai số chập nhận được của
từng tài khoản bằng cách phân bổ ban đầu về tính trọng yếu. Ví dụ: kiểm toán viên quyết
định ban đầu mức trọng yếu cho báo tài chính là 6.000 USD. Số tiền này sẽ được dùng như
sai số chấp nhận được trong việc chọn mẫu theo đơn vị tiền. Có một mối quan hệ tỷ lệ
nghịch giữa sai số chấp nhận được với cỡ mẫu tương ứng. Thí dụ: nếu kiểm toán viên
quyết định giảm sai sót chấp nhận được thì cỡ mẫu sẽ tăng lên.

1.3.3. Kết quả nghiên cứu của các tác giả có đề tài tương tự:
Sinh viên: Trần Minh Tú ( k29)
Năm 2007
1.3.3.1. Mức trọng yếu kế hoạch
Việc xác định được thực hiện theo những bước được trình bày cụ thể như sau:
Bước 1: Dựa trên những bằng chứng, xác định mức độ chính xác kiểm toán mong
muốn là:
Cao Thấp Vừa
Bước 2: Trình bày những lý do chính đã dẫn đến việc lựa chọn mức độ chính xác
trên
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 15
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Bước 3: Lựa chọn cơ sở trọng yếu (materiality base), những cơ sở được sử dụng
là: tổng tài sản, doanh thu, hoặc các cơ sở khác… (xem phụ lục I.a) cở sở được chọn dựa
trên số tiền vào thời điểm cuối năm tài chính, số lớn hơn sẽ được dùng để xác định làm cơ
sở.
Tài sản Doanh thu Khác
- Lựa chọn cơ sở chuẩn để đánh giá (materiality base), và giải thích cở sở của
sự lựa chọn này.
Bước 4: Dựa trên mức chính xác mong muốn và cơ sở trọng yếu, sử dụng bảng sau
để xác định mức trọng yếu kế hoạch. Trong việc xác định mức trọng yếu kế hoạch, kiểm
toán viên phải chuyển từ tiền Đồng sang tiền USD do quy trình là quy trình chung áp dụng
cho các thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế Horwarth.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 16
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
GENERAL – PURPOSE MATERIALITY BASE TABLE
FACTOR FOR
AUDIT RISK

TOLERANCE
AT 100%
FACTOR FOR AUDIT
RISK TOLERANCE
AT 80%
MATERIALITY
BASE SREATA
BASE HIGH LOW HIGH MODE
RATE
LO
W
UP TO
$0 to
$100,000
5.5% 4.4% 5.0% 3.5
%
$100,000
$100,001 to
$500,000
5.0% 2.5% 4.0% 2.0
%
$500,000
$500,001 to
$2,500,000
3.8% 2.0% 3.0% 1.6
%
$2,500,000
$2,500,001 to
$10,000,000
2.5% 1.3% 2.0% 1.0

%
10,000,000
$10,000,001 to
$100,000,000
1.5% 0.8% 1.2% 0.6
%
$100,000,000
$100,000,001 to
$500,000,000
1.0% 0.5% 0.8% 0.4
%
$500,000,000
$500,000,001 to
$2,500,000,000
0.8% 0.4% 0.6% 0.3
%
$2,500,000,000
$2,500,000,001 to
$10,000,000,000
0.6% 0.3% 0.5% 0.2
%
$10,000,000,000
Dựa vào cơ sở đánh giá đã lựa chọn ở bước 3 là doanh thu, tổng tài sản hay một cơ
sở khác, kiểm toán viên sẽ thực việc quy đổi số tiền của cơ sở mà mình lựa chọn ra USD
Thực hiện kiểm tra xem số tiền mà mình đã quy đổi nằm trong khoảng giá trị thích
hợp nào tại cột đầu tiên
Sau đó kiểm toán viên sẽ dựa vào mức độ chính xác mong muốn đã được xác định
ở bước 1, kiểm toán viên sẽ xác định mức phần trăm của mức trọng yếu tại các cột “High”
hoặc “Low” hay dựa vào những kinh nghiệm của mình mà kiểm toán viên có thể lựa chọn
cột “Moderate”. Tuy nhiên khi lựa chọn cột “Moderate” bắt buộc kiểm toán viên sẽ phải

đưa ra một mức phần trăm khác nằm trong khoảng giữa của số phần trăm của hai cột
“High” và “Low”. Và ghi nhận vào bảng dưới đây.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 17
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
PM GENERAL – PURPOSE SCOPING (AUDITING) MATERIALITY
Risk Tolerance % is (from previous table) Planning PM at 80%
(Trong đó các kiểm toán viên sẽ sử dụng các nhân tố tại cột 80% nhằm
đảm bảo tính hợp lý giữa chất lượng và chi phí)
Và lúc này mức PM sẽ được xác định bằng cách nhân số tiền được lựa chọn làm cơ
sở ở bước 3 với phần trăm đã lựa chọn ở trên
1.3.3.2. Mức trọng yếu cho từng khoản mục
Dựa trên mức trọng yếu kế hoạch, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện việc xác định mức
trọng yếu cho từng khoản mục. Đó là một mức giới hạn cho những mức trọng yếu khoản
mục.
Mức trọng yếu cho khoản mục thường được xác định bằng 1/3 (33.3%) PM, tuy
nhiên mức này có thể được xác định thấp hơn tùy từng trường hợp cụ thể. Trong trường
hợp sử dụng mức thấp hơn thì kiểm toán viên phải giải thích lý do cho việc lực chọn đó.
APM = x%PM
Trong đó x = 1/3 (33.3%) hay thấp hơn,
Ngoài mức APM đã được xác định theo mức PM đã được xác định trên, kiểm toán
viên có thể kiểm tra mức APM được xác định dựa trên các cơ sở đánh giá khác như “Lợi
nhuận trước thuế”. “Lợi nhuận trước thuế và lãi vay”, “Doanh thu”
Tiếp theo kiểm toán viên chọn một ngưỡng bình thường có thể bỏ qua (trivial
threshold) theo công thức dưới đây.
Threshold = y% APM
(trong đó y dao động từ 5% - 10%, nhưng có thể thấp đến 1% điều đó phụ thuộc
vào sự lĩnh hội đúng về những sai sót nhỏ và số lượng quy mô kiểm toán.)
1.3.3.3. Sử dụng trọng yếu để đánh giá kết quả kiểm toán
Sau khi xác lập mức trọng yếu kế hoạch và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản

mục, kiểm toán viên tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán tại đơn vị khách hàng.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 18
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán từng phần hành kế toán của đơn vị khách hàng
bằng việc thực hiện thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát. Tuy nhiên, tại DTL thử
nghiệm kiểm soát thường được thực hiện cùng lúc với thử nghiệm cơ bản.
Trong quá trình thực hiệm thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên áp dụng kỹ thuật như
phân tích, kiểm tra chi tiết số dư nghiệp vụ nhằm để thu thập đầy đủ các bằng chứng thích
hợp cho các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.
Để thực hiện thử nghiệm chi tiết, kiểm toán viên tiến hành lấy mẫu kiểm tra. Mức
trọng yếu được vận dụng trong giai đoạn này là Threshold. Threshold là giá trị được vận
dụng để chọn mẫu các phần tử để kiểm tra chi tiết trong kiểm tra khoản mục.
Ví dụ:
Threshold = 5%TE = 12.000.000đ
 Đối với khoản mục nợ phải thu, kiểm toán viên sẽ chọn những
khách hàng có số dư cuối kỳ từ 12.000.000đ trở lên để gửi thư xác
nhận.
 Đối với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên sẽ chọn một số
nghiệp vụ có giá trị lớn và từ 12.000.000đ trở lên để kiểm tra nghiệp
vụ.
Tất cả các lỗi sẽ được tập trung vào bảng tổng hợp lỗi, giấy làm việc, kiểm toán
viên chính tiến hành kiểm tra, xoát xét hồ sơ kiểm toán, xem xét mức độ và bản chất của
sai lệch, đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh, nếu doanh nghiệp chấp nhận điều chỉnh thì KTV
đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, tùy theo thái độ của doanh nghiệp và mứ độ của sai sót
mà kiểm toan viên đưa ra ý kiến của mình.
- Kết quả của việc tính mức PM được trình bày trong bảng dưới đây:
Công ty kiểm toán DTL
Thành viên tập đoàn Kiểm toán Horwath


Khách hàng :

Tên
Ngày

Nội dung : PM Caculation
Người TH : ...........
Mã số : ………
Niên độ : 31/12/2007
Người K.T: ...........
Trang : ………
Công ty A
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 19
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
VND USD
Doanh thu 280,117,585,542 17,383,492
Tổng tài sản 97,914,442,970 6,076,359
Mức trọng yếu cơ sở 280,117,585,542 17,383,492
MTM % 0.6 %
MTM 1,680,705,513 104,301
APM 560,235,171 34,767
de minimis threshold 56,023,517 3,477
Sai sót phát hiện 8,254,960,313
Ý kiến kiểm toán viên Chấp nhận có loại trừ
Công ty B
VND USD
Doanh thu 2,367,599,675 146,928
Tổng tài sản 232,307,308,398 14,416,489
Mức trọng yếu cơ sở 232,307,308,398 14,416,489

MTM % 0.8 %
MTM 1,858,458,467 115,332
APM 619,486,156 38,444
de minimis threshold 61,948,616 3,844
Sai sót phát hiện 1,734,753,723
Ý kiến kiểm toán viên
Khách hàng đã đồng ý điều chỉnh
Chấp nhận toàn phần
Công ty kiểm toán DTL
Thành viên tập đoàn Kiểm toán Horwath

Khách hàng

Tên
Ngày

Nội dung : PM Caculation
Người TH : ...........
Mã số : ………
Niên độ : 31/12/2007
Người K.T: ...........
Trang : ………




Kết quả
Công ty C
VND USD
Doanh thu 205,312,423,131 12,741,245

Tổng tài sản 244,868,902,494 15,196,035
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 20
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Mức trọng yếu cơ sở 244,868,902,494 15,196,035
MTM % 0.8 %
MTM 1,958,951,220 121,568
APM 652,983,740 40,523
de minimis threshold 65,298,374 4,052
Sai sót phát hiện
59,017,
154

Ý kiến kiểm toán viên Chấp nhận toàn phần
Công ty E
VND USD
Doanh thu 44,363,790,255 2,753,121
Tổng tài sản 38,499,009,414 2,389,165
Mức trọng yếu cơ sở 44,363,790,255 2,753,121
MTM % 2 %
MTM 887,275,805 55,062
APM 295,758,602 18,354
de minimis threshold 29,575,860 1,835

Sai sót phát hiện 1,319,964,657

Ý kiến kiểm toán viên
Khách hàng đã đồng ý điều chỉnh
Chấp nhận toàn phần
Công ty kiểm toán DTL

Thành viên tập đoàn Kiểm toán Horwath

Khách hàng :
Tên Ngày
Nội dung : PM Caculation
Người TH : ...........
Mã số :
………
Niên độ : 31/12/2007
Người K.T: ...........
Trang :
………
Kết quả
Công ty E
VND USD
Doanh thu 295,776,533,648 18,355,252
Tổng tài sản 169,269,642,154 10,504,508
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 21
Chương 1: Những vấn đề chung về trọng yếu trong kiểm toán
GVHD: TS. Trần Văn Thảo
Mức trọng yếu cơ sở 295,776,533,648 18,355,252
MTM % 0.8 %
MTM 2,366,212,269 146,842
APM 788,737,423 48,947
de minimis threshold 78,873,742 4,895
Sai sót phát hiện 4,745,918,077
Ý kiến kiểm toán viên
Khách hàng đã đồng ý điều chỉnh
Chấp nhận toàn phần
Nhận xét về thực tế việc vận dụng khái niệm trọng yếu

Qua quá trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn công tác tại công ty
kiểm toán DTL, người viết xin có một vài nhận xét như sau:
Ưu điểm:
Các kiểm toán viên đã tuân thủ khá nghiêm túc chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,
cũng như tuân thủ theo những quy trình chung của tập đoàn kiểm toán quốc tê Horwath mà
công ty kiểm toán DTL là thành viên trong việc xác lập và vận dụng trọng yếu trong cuộc
kiểm toán. Điều này giúp cho công ty kiểm toán có được một nền tảng kỹ thuật tiên tiến
hiện nay.
Hạn chế:
Công ty kiểm toán DTL chưa xây dựng được chính sách xác lập mức trọng yếu chi
tiết và thật phù hợp với các doanh nghiệp khách hàng của mình nhằm giúp các kiểm toán
viên dễ dàng trong việc thực hiện công việc của mình.
Quy trình chung của tập đoàn mà hiện công ty đang áp dụng rất đầy đủ và chi tiết
nhưng chúng vẫn có thể chưa phù hợp so với những doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc ghi chép những vấn đề liên quan đến
mức trọng yếu ít được thể hiện trong hồ sơ.
SVTH: Huỳnh Bạch Tuyết Trang 22

×