Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÁC THIẾT KẾ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.17 KB, 21 trang )

I. Đề tài :
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÁC THIẾT KẾ NHẰM
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỘI
TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”
II. Đặt vấn đề:
Thiếu niên, nhi đồng được coi là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi
thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, lứa tuổi đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy, nhà
trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ của các em. Để giáo dục toàn diện học sinh, bên
cạnh việc học tập, hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi là không thể thiếu đối
với học sinh.
Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi của cả nước ngày
càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ
của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích
cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với mục đích tập hợp, giáo dục
thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, trở thành người công dân có
ích trong tương lai. Việc giáo dục đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ
chức Đội. Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, người phụ trách Đội phải biết một
cách sâu sắc về Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, về các hoạt động mang
tính giáo dục của Đội. Biết tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội trong
phạm vi nhà trường.
1
Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào
hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất ? Đó quả là một vấn đề
hết sức khó khăn đối với những người giáo viên - Tổng phụ trách Đội, bởi TPT
đội là một mắc xích quan trọng của hệ thống giáo dục góp phần quyết định đến
chất lượng và hiệu quả hoạt động của Liên đội trong nhà trường. Do đó hoạt


động đội trong nhà trường có sôi nổi hay không, có hiệu quả và thiết thực hay
không còn phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của người Tổng phụ trách. Vì
thế, để có được những hoạt động Đội thu hút, hiệu quả và hấp dẫn các em học
sinh đòi hỏi giáo viên - Tổng phụ trách phải có năng lực, năng lực quan trọng
nhất đó là năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn cho các em và phải biết thiết
kế và thực thi các hoạt động của đội hướng tới việc phát triển toàn diện cho học
sinh.
Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
III. Cơ sở lý luận:
Về cơ bản có thể hiểu, thiết kế các hoạt động của Đội chính là sự lựa chọn
về nội dung và hình thức cũng như phương pháp giáo dục nhằm tạo ra các mô
hình hoạt động và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo theo một chủ đề, một chủ
điểm, một yêu cầu giáo dục nhất định của Đội. Do đó để có thể tự mình thiết kế
được một hoạt động nhân các ngày lễ lớn hay theo các chương trình hoạt động
hoặc những hoạt động thường ngày của Đội đòi hỏi người Tổng phụ trách luôn
luôn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cần cù, chịu khó và tiếp cận thực tế mới có
thể tạo ra những bản thiết kế hay, hiệu quả và có chiều sâu, đáp ứng được những
nhu cầu của sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú của thiếu nhi.
Cụ thể là một thiết kế phải đạt những yêu cầu sau :
- Phải đảm bảo hoạt động diễn ra theo một trình tự khoa học. Có mở đầu,
có kết thúc, biết được khâu nào là khâu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động.
2
- Xác định được hoạt động diễn ra vào thời gian nào trong tháng, trong
học kì, trong năm. Toàn bộ thời gian của hoạt động là bao nhiêu? Thời gian cho
từng công việc phải được tính toán tỉ mỉ và cụ thể hóa trong quá trình thiết kế.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đội viên về khả năng, trình độ, vấn
đề sức khỏe.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,
của địa phương và của gia đình học sinh.
Chính vì những yêu cầu trên, khi tiến hành thiết kế hoạt động của Đội, theo tôi,

người thiết kế cần phải nắm vững những vấn đề sau :
- Hoạt động Đội thực chất là một hoạt động giáo dục, vì vậy bất kì một
hoạt động nào trong nhà trường dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo
dục.
- Phải đảm bảo hoạt động ấy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em.
Các em thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi và đem lại hiệu quả cao, góp
phần tăng cường, củng cố tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời góp phần
nâng cao kiến thức tự nhiên, xã hội mà các em được tiếp thu trong quá trình học
tập.
- Phải dựa trên cơ sở điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện
của trường, có phương án tạo nguồn kinh phí cần thiết cho các công việc đặt ra
để có hiệu quả cao mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh
phí.
- Nhất định phải thể hiện được “màu sắc” của Đội. “Màu sắc” ở đây
chính là sự vui chơi, lành mạnh, là “học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó tạo nên
những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em.
3
IV. Cơ sở thực tiễn:
Từ những lẽ trên, có thể thấy được nếu quan tâm làm tốt công tác thiết kế
các hoạt động của Đội thì khi tổ chức thực hiện sẽ tạo sự hưởng ứng nhiệt tình
của tất cả học sinh, khơi dậy ở các em tinh thần tự giác tham gia vào các hoạt
động tập thể một cách tự nhiên. Và điều này góp phần nâng cao chất lượng học
tập. Thiết nghĩ mỗi giáo viên tổng phụ trách cần phải có một nhận thức đúng
đắn về vị trí và vai trò của việc tổ chức thiết kế các hoạt động của Đội để có thể
đưa ra những thiết kế phù hợp, hấp dẫn nhằm đưa công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh tại cơ quan, đơn vị mình đi vào nề nếp.

V. Nội dung nghiên cứu:
1. Những yếu tố để xây dựng một thiết kế hoạt động đội :
- Căn cứ vào chủ trương, nghị quyết của đoàn cấp trên và nhiệm vụ năm học của

nhà trường, nhiệm vụ của tổ chức đội.
- Nắm vững mục đích yêu cầu nội dung chủ đề.
- Dựa vào nhu cầu, trình độ của đối tượng đội viên.
- Dựa vào điều kiện thực tế của đơn vị.
2. Các bước tiến hành thiết kế một hoạt động Đội.
Để tiến hành thiết kế một hoạt động Đội theo tôi cần phải thực hiện 4
bước sau:
a/ Bước 1: Công tác chuẩn bị:
- Tìm hiểu nghiên cứu chương trình hoạt động năm học của Hội đồng
Đội các cấp, tìm hiểu nhiệm vụ năm học của nhà trường. Đồng thời phải nắm bắt
được nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi, những bài học kinh nghiệm đã thiết kế
và thục hiện để chọn loại hình hoạt động cho phù hợp.
4
- Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của
trường cũng như của địa phương, của ngành như ngày nhà giáo Việt Nam
(20/11), ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), . . .
- Chọn đội ngũ phụ trách hoặc cán bộ Đội có năng lực phụ trách các khâu
khác nhau sao cho phù hợp với sở trường, năng lực, và điều kiện cá nhân của họ.
- Chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, đảm bảo phục vụ tối đa cho hoạt
động, dự kiến thời gian, không gian phù hợp với hoạt động.

b/ Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động.
- Thiết kế nội dung hoạt động là một công việc rất quan trọng, là khâu
quyết định sự thành bại của hoạt động. Nội dung hoạt động bao gồm hai nội
dung: Nội dung tổng hợp và nội dung cho từng khâu hoạt động cụ thể. Phải đảm
bảo bám sát mục tiêu, mục đích yêu cầu, những yêu cầu đặt ra phải mang tính
khả thi cao.
- Chia nội dung công việc thành từng phần cụ thể và phải gắn với thời
gian thực hiện các phần công việc cụ thể. Phân công phụ trách công việc thì
phải kiểm tra lại công việc đã phân công trước khi hoạt động diễn ra. nếu có sai

sót hoặc phát hiện những chỗ chưa khoa học thì phải có biện pháp xử lý cụ thể.
- Xác định được đâu là công việc thường xuyên, đâu là công việc chủ yếu
và trọng tâm. Tiến hành công việc cần phải gắn với một địa điểm cụ thể.
- Các công việc phải đảm bảo được tính thống nhất chung, tính riêng biệt.
- Đối với các nội dung công việc cần phải xây dựng 2 phương án, phương
án chính thức và phương án dự phòng, có như thế ta mới không bị động, lúng
túng khi tình hình có sự thay đổi bất thường (thời tiết, cơ sở vật chất, điện, con
người . . .)
- Khi tiến hành hoạt động, có thể điều chỉnh kế hoạch trước. Trong quá
trình chỉ đạo thực hiện hoạt động phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Chương
5
trình và kế hoạch hoạt động phải được lập ra trên cơ sở khoa học, chi tiết và đảm
bảo đạt hiệu quả cao. Đặc biệt khi tiến hành hoạt động phải thể hiện được tính
kiên quyết, tránh tình trạng thường thấy trong các hoạt động, như “đầu voi, đuôi
chuột”, vì như thế sẽ dễ làm cho các em nảy sinh tâm lý chán nản, thiếu tác dụng
giáo dục.
- Thiết kế nội dung chương trình của hoạt động có thể bao gồm:
+ Tên hoạt động.
+ Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của hoạt động.
+ Chủ đề của hoạt động.
+ Nội dung chương trình hoạt động: Nội dung cụ thể, thời gian, địa điểm,
người chịu trách nhiệm từng khâu của hoạt động
+ Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện thời gian và công tác phối hợp
với các bộ phận có liên quan.
+ Những điều cần chú ý.

c/ Bước 3: Chỉ đạo thực hiện.
- Sau khi đã thực hiện tốt hai khâu đã trình bày trên thì người tổ chức
hoạt động tiến hành phát động thực hiện (bằng văn bản, bằng các buổi hội họp,
sinh hoạt . . .). Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, trưởng ban phải chịu trách

nhiệm quán xuyến toàn bộ các khâu của hoạt động, phải thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc, đánh giá để kịp thời động viên, tuyên dương khen thưởng cũng như uốn
nắn những lệch lạc của cá nhân, tập thể. Các cá nhân được phân công phụ trách
từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện phần việc được
phân công và phải có sự báo cáo kịp thời diễn biến từng trường hợp để trưởng
ban nắm và phối hợp thực hiện.
- Phải tuyệt đối thực hiện đúng, đầy đủ những nội dung, chương trình
hoạt động như đã thiết kế. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện có thể có
6
những phát sinh, vì thế người tổ chức cần phải linh hoạt, sáng tạo để điều chỉnh
kịp thời cho phù hợp với tình hình, sau khi đã điều chỉnh phải báo ngay cho ban
tổ chức nắm được nội dung điều chỉnh, nếu trường hợp không điều chỉnh được
thì phải xin ý kiến chỉ đạo của ban chỉ đạo, tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh
hoạt động và không báo cáo cho ban tổ chức.
- Trong quá trình thực hiện cần phải thường xuyên bàn bạc, hội ý với ban
tổ chức để nắm bắt được diễn biến các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất,
tinh thần để hoạt động được thực hiện một cách trọn vẹn nội dung chương trình
đã đề ra.

d/ Bước 4 : Tổng kết và đánh giá kết quả .
Dựa vào những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn mà ta thiết
kế và thực hiện hoạt động sao cho hiệu quả nhất. Do đó sau khi đã tiến hành
xong hoạt động, ban tổ chức phải dành một khoảng thời gian thích hợp để đánh
giá, xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, những mặt yếu, những ưu
điểm, nhược điểm của cá nhân và tập thể. Đây là một việc làm rất cần thiết.
- Ban tổ chức tổ chức rút kinh nghiệm tự xem lại mình, đánh giá và rút ra
được những bài học cho những hoạt động sau. Hơn nữa tổng kết đánh giá để ban
tổ chức có sơ sở tuyên dương, khen thưởng cũng như phê bình, nhắc nhở những
cá nhân, tập thể. Đây cũng chính là việc đảm bảo thực hiện yêu cầu tất yếu của
quá trình thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động.

- Tuy nhiên trong quá trình tổ chức tổng kết, đánh giá cần phải thực hiện
một cách khách quan, công bằng và vô tư về các vấn đề tổ chức, yêu cầu giáo
dục, nội dung, hiệu quả và các mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình diễn ra
hoạt động của Đội.
7
Cánh trình bày một thiết kế :
3. Mẫu thiết kế một hoạt động Đội.
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Liên đội trường THCS …….
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG
( TÊN HOẠT ĐỘNG)
1. Thời gian :
2. Địa điểm :
3. Thành phần tham gia :
4. Nội dung chương trình cụ thể :
TT Thời gian
cụ thể
Nội dung
hoạt động
Người phụ trách
phối hợp thực hiện
Chuẩn bị Ghi
chú

Ngày tháng năm
Hiệu trưởng Người thiết kế

8
4. Kết quả:
Qua kiểm tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, so sánh kết quả cụ thể như sau:

+ Kết quả trước khi áp dụng đề tài:
Khối Số HS Rất hứng thú
(A+)
Hứng thú
(A)
Chưa hứng thú
(B)
6 165 14 HS = 8,5% 140 HS = 84,9% 11 = 6,6%
7 146 10 HS = 6,8% 125 HS = 85,7% 11 = 7,5%
8 158 0 HS = 0% 149 HS = 94,3% 09 = 5,7%
9 191 0 HS = 0% 162 HS = 84,8% 29 = 15,2%
TC 660 24 HS = 3,7% 600 HS = 87,3% 60 = 9%
+ Kết quả sau khi áp dụng các phương pháp mới:
Khối Số HS Rất hứng thú
(A+)
Hứng thú
(A)
Chưa hứng thú
(B)
6 165 28 HS = 16,9% 137 HS = 83,1% 0 HS = 0%
7 146 20 HS = 13,7% 126 HS = 86,3% 0 HS = 0%
8 158 9 HS = 5,7% 149HS = 94,3 % 0 HS = 0%
9 191 7 HS = 3,6% 184HS = 96,3% 0 HS = 0%
TC 660 56 HS = 8,5% 604 HS = 91,5% 0 HS = 0%
Khi quan sát những con số thu đuợc, ta nhận thấy số học sinh chọn cột B
đã không còn nữa. Học sinh chọn cột A và A+ đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, đó
mới chỉ phần nào thấy những thay đổi của các em. Trong thực tế, các em đã yêu
thích hoạt động đội hơn, thích tham gia, thích làm việc tập thể hơn do đó kỹ
năng sống của các em cũng được nâng lên. Các hoạt động, phong trào văn hóa
văn nghệ trong và ngoài nhà trường cũng sôi nổi hơn, kết quả thu được cũng khả

quan hơn. Thực tế, năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức thành công nhiều
9
hoạt động, những cuộc thi, buổi ngoại khóa, mang lại nhiều niềm vui cho chính các
em cũng như tạo hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh của nhà trường.
Sau một thời gian thực hành những cách thức nêu trên vào thực tế khi thiết
kế và tổ chức các hoạt động đội, tôi nhận thấy hiệu quả công việc tiến triển khá
tôt, thể hiện rõ rệt qua các ý thức tham gia hoạt động của học sinh được nâng lên,
các em tham gia với tinh thần tự giác cao vì tập thể trong công việc mà mình
được phân công và phụ trách. Hơn thế các em cảm thấy và luôn đầy nhiệt tình,
đầy hứng thú khi tham gia các hoạt động mang màu sắc riêng phù hợp với lứa
tuổi của mình. Kết quả trên không chỉ tác động trực tiếp đến các em học sinh
làm cho các em gần hơn với hoạt động đội để rồi dần dần các em nhận thấy được
ý nghĩa, lợi ích khi tham gia các hoạt động đội trong nhà trường mà tránh xa các
thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội mà còn góp phần tác động tích cực đến gia
đình, nhà trường và chính quyền địa phương trong việc phối hợp giáo dục con
em mình.

VI. Kết luận:
Những vấn đề mà tôi vừa trình bày đã được tích lũy trong suốt quá trình tổ
chức các hoạt động Đội trong nhà trường, qua các đợt tập huấn, học hỏi từ đồng
nghiệp, từ những tài liệu chuyên môn. Khi tiến hành thiết kế một hoạt động của
Đội, nếu tuân thủ các bước, các yêu cầu như đã nêu thì chắc chắn mục đích, hiệu
quả hoạt động sẽ đạt rất cao. Cụ thể, trong thời gian qua, các hoạt động trường
tôi tổ chức luôn đựoc các em học sinh đón nhận và tham gia nhiệt tình.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được đúc kết từ thực tế
hoạt động, từ đồng nghiệp, từ các tài liệu chuyên môn. Do thời gian công tác và
tuổi đời còn non trẻ nên vẫn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp để
sáng kiến này hoàn thiện hơn.
10
VII. Đề xuất:

Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Đối với Hội đồng Đội các cấp:
Cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng
dẫn Tổng phụ trách Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao
nghiệp vụ cho Tổng phụ trách.
Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các
Tổng phụ trách của các trường trong Huyện, trong Tỉnh để Tổng phụ trách trẻ
như tôi có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
2. Đối với nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về phương
tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hơn nữa cho phong trào Đội ngày càng mạnh hơn.
Và tôi cũng mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô, các
bạn đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội
ngày càng phát triển.
11
PHỤ LỤC
*. Một số mẫu thiết kế hoạt động Đội cụ thể.
Ở phần IV, mục 2 tôi đã trình bày các vấn đề liên quan đến các bước tiến
hành thiết kế một hoạt Đội. Để minh họa cho những vấn đề đã nêu, sau đây tôi
xin đưa ra một số mẫu thiết kế một hoạt động cụ thể:
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Liên đội trường THCS …….
BẢN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2011 – 2012
1. Thời gian : Ngày 5 tháng 9 năm 2011.
2. Địa điểm : Sân trường Trường THCS
3. Thành phần tham gia : BGH, khách mời, giáo viên, CBCNV, HS toàn trường.
4. Nội dung, chương trình cụ thể : gồm 2 phần
*Phần lễ :
TT Thời
gian

Nội dung hoạt động Người phụ
trách phối
hợp thực
hiện
Chuẩn bị Đội hình
thực hiện
Ghi chú
1 Từ
6h30’-
6h45’
IX. Ổn định tổ
chức.
-TPT.
-GVCN
-Chi đoàn
giáo viên

- TPT
- Chi đoàn
- Đội văn
-Bàn ghế,
hoa
-Âm thanh.
-Bục nói,
-Sân
khấu…

Đội văn
nghệ tiếp
cận sân

khấu
Mất điện
thì dùng
máy nổ
12
6h45’-
7h
- Đón tiếp đại biểu.
- Văn nghệ chào
mừng.
nghệ - Đĩa nhạc.
2
7h00’-
7h15’
-Tuyên bố lý do, giới
thiệu đại biểu.
- Tặng hoa đại biểu.
- Giới thiệu BTC và
BGK.
-TPT,
-GVCN,
chi đoàn.
-Đội trống,
cờ.
-Hoa tặng
đại biểu.
-Âm thanh
-Nhạc
-Cờ, trống
đội.

-Hoa…
-Dẫn chương
trình
- Đọc lời
dẫn.
- Đội nghi lễ.
3
7h15’-
7h30’
Diễn văn khai mạc
hội thi.
-Đ/c hiệu
trưởng-
TBTC
- Âm
thanh.
-Bục nói.
-Micro
- Hoa.
4
7h30’-
7h45’
-Thông qua thể lệ các
phần thi.
- Thông báo thứ tự bốc
thăm dự thi của thí
sinh
-TBGK.
-DCT.
-Bục nói.

-Micro
5
7h45’-
7h50’
Văn nghệ xen kẻ - 1
tiết mục.
Tiến hành thi.
- Đội văn
nghệ
- Nhạc,
đạo cụ,
Mic
-Âm thanh
13
6
7h50’-
7h55’
Phát biểu cảm tưởng
của học sinh.
- Hồng
Ngọc
-Âm thanh
-Nhạc
- Bục nói
-Liên đội
hàng ngang
(theo sơ đồ)
Các lớp, các
chi đội
7

7h55’-
8h05’
Phát động thi đua. -CT Công
đoàn
-Âm thanh
- Bục nói
(theo sơ đồ)
8
8h05’-
8h10’
Phát biểu của chính
quyền địa phương.
- Đại biểu -Âm thanh
- Bục nói
(theo sơ đồ)
9
8h10’-
8h15’
Đại diện hội phụ
huynh học sinh lên
tặng quà cho học sinh
nghèo học giỏi.
- Đại diện
HCMHS
-Âm thanh
- Bục nói
- Nhạc
- Quà
(theo sơ đồ)
10

8h15’-
8h20’
Văn nghệ (1 tiết mục). - Đội văn
nghệ
- Nhạc
- Mic
(theo sơ đồ)
11
8h20’-
8h25’
Bế mạc. - TPT,
GVCN,
BCHLĐ
-Âm thanh
- Bục nói
(theo sơ đồ)
Hiệu trưởng Trưởng ban HĐNGLL Người thiết kế
14
Bị chú: Sơ đồ diễu hành.


Đại biểu Đại biểu
Sân khấu
ΙΞ. Phần hội : Từ 8h 30’ – 10h.
Tổ chức trò chơi dân gian : Đổ nước vào chai và nhảy bao bố.
Tổng kết trao giải vào cuối buổi.
Hiệu trưởng Trưởng ban HĐNGLL Người thiết kế
15
khối 6
khối 7khối 8

khối 9



k
h

i

6
trụ cờ
đ

i
c


đ

i
c


§éi cê vµ ®éi trèng L§
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Liên đội trường THCS …….
BẢN THIẾT KẾ HỘI THI TÌM HIỂU VỀ ATGT
Chủ đề: “ATGT – Mối quan tâm của chúng ta”
1. Thời gian : Ngày 21 tháng 10 năm 2011.
2. Địa điểm : Hội trường Trường THCS

3. Thành phần tham gia : BGH, khách mời, giáo viên, CBCNV, HS toàn trường.
4. Nội dung, chương trình cụ thể : gồm 2 phần
TT Thời gian
Địa
điểm
Nội dung Chuẩn bị
Người phụ
trách và
phối hợp
Ghi chú
1.

Từ 7h30’
đến 8h00’
ngày
21/10/2011
Hội
trường
- Tập trung các đội
dự thi, khai mạc hội
thi:
- Tuyên bố lý do, giới
thiệu đại biểu, các đội
dự thi.
- Các đội dự thi tự
giới thiệu về đội
mình.
- Trưởng ban tổ chức
đọc lời khai mạc hội
thi.

- Thông qua quyết
Âm thanh,
ánh sáng, bàn
ghế, băng
rôn . . .
Ban chỉ
đạo, dẫn
chương
trình, ban
giám khảo,
phụ trách
cơ sở vật
chất.

16
định thành lập ban tổ
chức và ban giám
khảo.
- Trưởng ban giám
khảo công bố nội
quy, quy chế và nội
dung thi.
2.

Từ 8h00’
đến 8h20’
ngày
21/10/2010
Hội
trường

- Tiến hành thi vòng
1: Bốc thăm và trả lời
câu hỏi.
- Văn nghệ sau khi
kết thúc vòng 1, sơ
kết điểm của các đội
qua vòng 1.
Âm thanh,
ánh sáng,
chuông điện,
bảng ghi
điểm, viết ghi
bảng, máy
chiếu.
Dẫn
chương
trình và
ban giám
khảo, phụ
trách cơ sở
vật chất.

3.

Từ 8h20’
đến 8h45’
ngày
21/10/2010
Hội
trường

- Tiến hành thi vòng
2: Giải ô chữ và tìm
câu chủ đề.
- Kết thúc vòng 2:
Đặt câu hỏi phụ cho
khán giả và sơ kết
điểm của các đội qua
hai vòng.
Âm thanh,
ánh sáng,
chuông điện,
bảng ghi
điểm, bảng
nháp cho các
đội, viết ghi
bảng, phấn,
máy chiếu.
Dẫn
chương
trình và
ban giám
khảo, phụ
trách cơ sở
vật chất.

4.

Từ 8h45’
đến 9h15’
ngày

Hội
trường
- Tiến hành thi vòng
3: Cho biết ý nghĩa
một số biển báo giao
Âm thanh,
ánh sáng,
bảng ghi
Dẫn
chương
trình và

17
21/10/2010
thông và cược điểm.
- Kết thúc vòng 3:
Văn nghệ và sơ kết
điểm của các đội qua
ba vòng.
điểm, bảng
nháp cho các
đội, viết ghi
bảng, phấn,
máy chiếu và
các biển báo.
ban giám
khảo, phụ
trách cơ sở
vật chất.
5.


Từ 9h15’
đến 9h40’
ngày
21/10/2010
Hội
trường
- Tiến hành thi vòng
4: Thể hiện tiểu
phẩm.
- Văn nghệ sau khi
kết thúc vòng 4, thư
kí tổng hợp điểm.
Âm thanh,
ánh sáng.
Dẫn
chương
trình và
ban giám
khảo.

6.

Từ 9h40’
đến 10h00’
ngày
21/10/2010
Hội
trường
6. Tổng kết hội

thi.
+ Đánh giá của ban
giám khảo, ban tổ
chức.
+ Ý kiến phát biểu
của đại biểu (nếu có).
+ Công bố kết quả và
phát thưởng, cám ơn
các đại biểu , các cá
nhân, tổ chức đã ủng
hộ về vật chất và tinh
thần cho hội thi thành
công tốt đẹp.
Âm thanh,
ánh sáng.
Dẫn
chương
trình,
trưởng ban
giám khảo,
trưởng ban
tổ chức.

18
Hiệu trưởng Trưởng ban HĐNGLL Người thiết kế
19
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết.
(NXB Thanh niên Hà Nội – 2001 )
2. Hành trang Chi đội trưởng

(Trường cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1993)
3. Công tác Đội TNTP Và Nhi đồng Hồ Chí Minh
(Trường Đại học sư phạm Hà Nội I – 1995)
4. Cẩm nang Người phụ trách tập 1, 2
5. Hướng dẫn thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên
6. Sổ tay Phụ trách Đội
(NXB Trẻ - Quận 3 – TP Hồ Chí Minh)
20
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
I. Tên đề tài 1
II. Đặt vấn đề 1
III. Cơ sở lý luận 2
IV. Cơ sở thực tiễn 4
V. Nội dung nghiên cứu 4
1. Các yêu cầu khi tổ chức thiết kế các hoạt động của Đội 4
2. Các bước tiến hành thiết kế một hoạt động Đội 4
3. Mẫu thiết kế một hoạt động Đội cụ thể 8
4. Kết quả 9
VI. Kết luận 10
VII Đề xuất 11
VIII. Phụ lục 12
IX. Tài liệu tham khảo 20

21

×