Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.44 KB, 27 trang )

1
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Đề tài: “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.”
Sinh viên thực hiện :
Lớp :
Mã số sinh viên :
Giáo viên hướng dẫn :
Hà Nội, tháng 04 năm 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục tiêu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục đề tài 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Các nguyên tắc về phát triển bền vững ở Việt Nam 5
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP 7
2.1. Khái niệm 7
2.2. Mục tiêu của phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam 7
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp 8
2.4. Bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp 9
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 16


3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng ảnh
hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp 16
3.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng
thời gian qua 18
Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHÓ HẢI PHÒNG THỜI GIAN QUA 21
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHÁO 25
DANH MỤC BẢNG BIỂU 27
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, là một ngành
kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến
mà còn là nguồn sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Nông nghiệp là yếu
tố đầu tiên, có tính chất nền tảng đối với sự phát triển của con người và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm
1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu của nước ta với số
lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,6% tổng số lao động cả nước ( năm 2012 là 47,4%; năm 2013 là 46,8%)
1
.
Nhờ có sự quan tâm, chú trọng, đổi mới cơ chế, chính sách mà Việt Nam đã thu
được nhiều thành tựu trong nông nghiệp. Với mức tăng trưởng 4% năm, sản xuất
nông nghiệp nhìn chung đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đóng góp
một phần quan trọng vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên
trước những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế, cần có những bước chuyển mình phù hợp. Để đạt được mục tiêu

trên, phát triển bền vững nền nông nghiệp là yêu cầu tất yếu của quốc gia nói chung
và các tỉnh thành trên cả nước nói riêng.
Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất phía Bắc, là trung tâm kinh tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là một
trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia. Dân
số Hải Phòng đứng thứ 7
2
ở Việt Nam với 53,67% là dân cư nông thôn, vì vậy nông
nghiệp là một trong những hướng đi chính của thành phố nhằm củng cố, phát huy
vai trò hạt nhân trong vùng kinh tế. Phát triển bền vững nông nghiệp trở thành cơ
sở để hoàn thiện nền kinh tế mới của thành phố Hải Phòng. Chính vì vậy, em quyết
1
Tổng cục Thống kê (2014). Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014,
trích dẫn ngày 06.04.2015.
2
Tổng cục Thống kê (2011). Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương,
trích dẫn ngày 06.04.2015.
3
định chọn vấn đề “ Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng” làm đề
tài cho tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu
- Hiểu được bản chất của phát triển bền vững và phát triển bền vững nông
nghiệp.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp
thành phố Hải Phòng.
- Đánh giá về phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam.
Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng.

Đánh giá về phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng hiện
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục bảng
biểu, phần nội dung của tiểu luận gồm 4 chương:
• Chương 1: Khái quát về phát triển bền vững.
• Chương 2: Tổng quan về phát triển bền vững nông nghiệp.
• Chương 3: Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải
Phòng.
• Chương 4: Đánh giá về phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải
Phòng thời gian qua.
4
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm
Thuật ngữ “ phát triển bền vững” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế ( IUCN). Họ cho rằng “sự
phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh học”.
Để làm rõ hơn khái niệm trên, Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển
( WCED) (1987) đưa ra khái niệm phát triển bền vững là “ sự phát triển nhằm đáp
ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai.”
3

Đây chính là mục tiêu mà nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới hiện

nay. Mỗi quốc gia sẽ dựa vào đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị riêng
biệt để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia mình.
1.2. Các nguyên tắc về phát triển bền vững ở Việt Nam
4
- Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát triển bền vững nhằm
đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nước
giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để
phát triển bền vững. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trường lâu bền.
- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không
thể tách rời của quá trình phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có
hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường. Yêu cầu bảo vệ môi trường luôn được coi
là một tiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội và trong phát triển bền vững.
- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ
hiện tại và các thế hệ tương lai. Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa
tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái
3
Võ Dao Chi, Trần Thị Dung (2013). Phát triển bền vững – Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở Nam
Bộ và Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội số 1 (173), trích dẫn 06.04.2015.
4
Reds.vn ( 2014). Những nguyên tắc phát triển bền vững ở Việt Nam, />ben-vung/4975-cac-nguyen-tac-phat-rtien-ben-vung-o-viet-nam, trích dẫn ngày 06.04.2015.
5
tạo; giữ gìn và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân
thiện với môi trường. Sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử
dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.
- Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa

chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế giới để
phát triển bền vững. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với
môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường với bảo
đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
6
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
2.1. Khái niệm
• Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm lương
thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người thông qua quá trình trồng
trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm ba nhóm ngành: nông
nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
• Nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau,
trong đó định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) có tính
tổng hợp và khái quát cao nhất. Phát triển bền vững nông nghiệp là quá trình sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn
với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con
người trong hiện tại, trong tương lai và được xã hội chấp nhận. Xây dựng nền nông
nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát
triển.
2.2. Mục tiêu của phát triển bền vững nông nghiệp ở Việt Nam
5
Để phát triển nông nghiệp bền vững thì mục tiêu phát triển nông nghiệp trong
mỗi giai đoạn được đề xuất như sau:
• Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015- 2020
Trong giai đoạn này một số mục tiêu được đề xuất như sau:
- Tăng nhận thức của toàn xã hội: nông nghiệp là một nghề như bao nghề
khác.

- Tăng kiến thức, kỹ năng của nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
- Tăng tỷ lệ hộ nông dân áp dụng KHCN vào sản xuất, đạt tỷ lệ ít nhất là 50%
hộ áp dụng.
- Tăng tỷ lệ hộ nông dân áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng vào sản
xuất, đạt tỷ lệ ít nhất là 50% hộ áp dụng.
5
Lê Đăng Lăng, Phạm Ngọc Danh (2014). Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong
điều kiện mới của hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu,
/>7c50be08ca48&ID=116&Web=c92c2a9a-c957-412c-ae9f-bde4b3e5443a, trích dẫn ngày 06.04.2015.
7
- Bước đầu thử nghiệm một số giống cao sản, miễn dịch được lai tạo có nguồn
gốc quốc tế.
- Bước đầu hình thành một số thương hiệu nông sản chủ lực tại một số khu
vực.
- Bước đầu chủ động các loại nông sản phục vụ thị trường trong nước để thay
thế hoặc hạn chế các nông sản nhập từ Trung Quốc, Thái Lan,
- Tăng và ổn định thị trường tiêu thụ nông sản.
- Tăng doanh thu trên một đơn vị diện tích canh tác (ha).
- Tăng GDP bình quân đầu người cho khu vực nông thôn.
• Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
Một số mục tiêu được đề xuất trong giai đoạn này gồm:
- 100% hộ nông dân áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
- 100% các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng được ban hành, trong đó 50% đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng được một số thương hiệu mạnh trong cả 03 lĩnh vực: trồng trọt,
chăn nuôi và nuôi trồng.
- Nhiều thương hiệu nông sản của Việt Nam có mặt tại nhiều thị trường quốc
tế.
- Chủ động được nguồn cung nông sản cho thị trường trong nước (hạn chế
hoặc thay thế nhập khẩu).

- Tăng doanh thu trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
- Tăng thu GDP bình quân đầu người cho khu vực nông thôn.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp
 Nhân tố tự nhiên:
- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng vật nuôi.
- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ,
mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả
năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 Nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là
lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
8
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên
môn hóa.
2.4. Bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp
Theo quyết định số 2157/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ban hành bộ chỉ tiêu giám sát,
đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020.
BỘ CHỈ TIÊU GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỊA
PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
6
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ)
I. CÁC CHỈ TIÊU CHUNG (28 CHỈ TIÊU)
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kỳ
công

bố
Lộ
trình
Cơ quan chịu trách
nhiệm thu thập/tổng
hợp
CHỈ TIÊU TỔNG HỢP (1 chỉ tiêu)
1 1 Chỉ số phát triển con
người (HDI)
0 £ Hệ số £ 1 3-5
năm
2015 Cục Thống kê
LĨNH VỰC KINH TẾ (7 chỉ tiêu)
2 1 Tỷ lệ vốn đầu tư phát
triển trên địa bàn so
với tổng sản phẩm
trên địa bàn
% Năm 2014 Cục Thống kê
3 2 Hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư (Hệ số ICOR)
Hệ số 5 năm 2014 Cục Thống kê
6
Quyết định bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020.
(11/11/2013), />tieu-giam-sat-danh-gia-phat-trien-ben-vung-dia-phuong-2013-2020-213276.aspx
9
4 3 Năng suất lao động xã
hội
Triệu đồng
/lao động
Năm 2014 Cục Thống kê

5 4 Tỷ lệ thu ngân sách
so với chi ngân sách
trên địa bàn
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Tài chính
- Phối hợp: Cục Thống
kê, Kho bạc nhà nước
tỉnh, Cục Thuế
6 5 Diện tích đất lúa được
bảo vệ và duy trì
(theo Nghị quyết của
CP)
Nghìn ha Năm 2014 - Chủ trì: Sở Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp: Sở Tài
nguyên và Môi trường,
Cục Thống kê
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
7 6 Tỷ trọng đóng góp
của năng suất các
nhân tốtổng
hợp (TFP) vào tốc độ
tăng trưởng chung
% 3-5
năm
2015 Cục Thống kê
8 7 Mức giảm tiêu hao
năng lượng để sản
xuất ra một đơn vị
tổng sản phẩm trên

địa bàn.
% Năm 2015 - Chủ trì: Sở Công
Thương
- Phối hợp: Cục Thống

LĨNH VỰC XÃ HỘI (11 chỉ tiêu)
9 1 Tỷ lệ hộ nghèo % Năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê
- Phối hợp: Sở Lao
động-Thương binh và
Xã hội
10 2 Tỷ lệ thất nghiệp % Năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê
- Phối hợp: Sở Lao
10
động-Thương binh và
Xã hội
11 3 Tỷ lệ lao động đang
làm việc đã qua đào
tạo
% Năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê
- Phối hợp: Sở Lao
động-Thương binh và
Xã hội
12 4 Hệ số bất bình đẳng
trong phân phối thu
nhập (Hệ số Gini)
0 £ Hệ số £ 1 2 năm 2015 Cục Thống kê
13 5 Tỷ số giới tính của trẻ
em mới sinh
trai/100 gái Năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê
- Phối hợp: Sở Y tế

14 6 Tỷ lệ người dân đóng
bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm y tế
% Năm 2014 - Chủ trì: Bảo hiểm Xã
hội tỉnh.
- Phối hợp: Sở Lao
động-Thương binh và
Xã hội
15 7 Tỷ lệ chi ngân sách
địa phương cho hoạt
động văn hóa, thể
thao
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
- Phối hợp: Sở Tài
chính, Cục Thống kê,
Kho bạc nhà nước tỉnh
16 8 Tỷ lệ xã được công
nhận đạt tiêu chí nông
thôn mới
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp: Cơ quan
hoặc Bộ phận chuyên
trách giúp Ban chỉ đạo
tỉnh về Chương trình
nông thôn mới
17 9 Tỷ suất chết của trẻ % Năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê

11
em dưới 5 tuổi - Phối hợp: Sở Y tế
18 10 Số người chết do tai
nạn giao thông
Người /
100.000
dân/năm
Năm 2014 - Chủ trì: Sở Công an
- Phối hợp: Ban An
toàn giao thông tỉnh
19 11 Tỷ lệ học sinh đi học
phổ thông đúng độ
tuổi
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Phối hợp: Cục Thống

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (9 chỉ tiêu)
20 1 Tỷ lệ dân số được sử
dụng nước sạch
% 2 năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống
kê.
- Phối hợp: Sở Xây
dựng, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
21 2 Tỷ lệ diện tích đất
được bảo vệ, duy trì
đa dạng sinh học
% Năm 2014 Sở Tài nguyên và Môi
trường

22 3 Diện tích đất bị thoái
hóa
ha 2 năm 2015 - Chủ trì: Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Phối hợp: Sở Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn
23 4 Tỷ lệ các đô thị, khu
kinh tế, khu công
nghiệp, khu chế xuất,
cụm công nghiệp xử
lý chất thải rắn, nước
thải đạt tiêu chuẩn
môi trường
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Xây dựng
- Phối hợp: Sở Tài
nguyên và Môi trường;
Sở Công Thương, Ban
Quản lý các KKT,
KCN, KCX, CCN tỉnh
24 5 Tỷ lệ che phủ rừng % Năm 2014 Sở Nông nghiệp và
12
Phát triển nông thôn
25 6 Tỷ lệ chất thải rắn thu
gom, đã xử lý
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Xây dựng
- Phối hợp: Sở Tài
nguyên và Môi trường;
Sở Công Thương, Sở Y
tế

26 7 Số vụ thiên tai và
mức độ thiệt hại
Vụ, Triệu
đồng
Năm 2014 Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
27 8 Tỷ lệ các dự án khai
thác khoáng sản được
phục hồi về môi
trường
% Năm 2015 Sở Tài nguyên và Môi
trường
28 9 Số dự án xây dựng
theo cơ chế phát triển
sạch-CDM
Dự án Năm 2015 - Chủ trì: Sở Tài
nguyên, môi trường
- Phối hợp: Cục Thống

II. CÁC CHỈ TIÊU ĐẶC THÙ VÙNG (15 CHỈ TIÊU)
VÙNG TRUNG DU, MIỀN NÚI (1 chỉ tiêu)
1 1 Số vụ và diện tích
rừng bị cháy, bị chặt
phá
Vụ, ha Năm 2014 Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
VÙNG ĐỒNG BẰNG (2 chỉ tiêu)
2 1 Tỷ lệ diện tích gieo
trồng cây hàng năm

được tưới, tiêu
% Năm 2014 Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
3 2 Tỷ lệ diện tích đất
ngập nước vùng đồng
bằng được bảo vệ và
% Năm 2015 - Chủ trì: Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Phối hợp: Sở Nông
13
duy trì đa dạng sinh
học
nghiệp và Phát triển
nông thôn
VÙNG VEN BIỂN (2 chỉ tiêu)
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
4 1 Hàm lượng một
số chất hữu cơ trong
nước biển vùng cửa
sông, ven biển
mg/lít Năm 2015 Sở Tài nguyên và Môi
trường
5 2 Diện tích rừng ngập
mặn ven biển được
bảo tồn, duy trì đa
dạng sinh học
ha Năm 2015 - Chủ trì: Sở Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn

- Phối hợp: Sở Tài
nguyên và Môi trường
ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (5 chỉ tiêu)
6 1 Diện tích nhà ở bình
quân đầu người
m
2
2 năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê
- Phối hợp: Sở Xây
dựng
7 2 Mức giảm lượng
nước ngầm, nước mặt
m
3
/người/năm 2 năm 2014 Sở Tài nguyên và Môi
trường
Chỉ tiêu khuyến khích sử dụng*
8 3 Tỷ lệ chi ngân sách
cho duy tu, bảo
dưỡng các di tích lịch
sử và các điểm du lịch
% Năm 2015 - Chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch
- Phối hợp: Sở Tài
chính
9 4 Diện tích đất cây
xanh đô thị bình quân
đầu người
m
2

/người Năm 2015 Sở Xây dựng
10 5 Tỷ lệ ngày có nồng
độ các chất độc hại
trong không khí vượt
% Năm 2015 Sở Tài nguyên và Môi
trường
14
quá tiêu chuẩn cho
phép
NÔNG THÔN (5 chỉ tiêu)
11 1 Giá trị sản phẩm thu
hoạch trên 1 ha đất
trồng trọt và nuôi
trồng thủy sản
triệu đồng Năm 2014 - Chủ trì: Cục Thống kê
- Phối hợp: Sở Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn
12 2 Tỷ lệ dân số nông
thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Nông
nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Phối hợp: Cục Thống

13 3 Tỷ lệ chất thải rắn
nông thôn được thu
gom và xử lý
% Năm 2014 - Chủ trì: Sở Xây dựng

- Phối hợp: Sở Tài
nguyên và Môi trường,
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
Chỉ tiêu khuyến khích
sử dụng*
14 4 Lượng phân bón hóa
học, thuốc bảo vệ
thực vật bình quân 1
ha đất canh tác
kg/ha Năm 2015 Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
15 5 Tỷ lệ chất thải rắn
làng nghề được thu
gom, xử lý
% Năm 2015 - Chủ trì: Sở Xây dựng
- Phối hợp: Sở Tài
nguyên và Môi trường,
Sở Công Thương, Sở
Nông nghiệp và
Pháttriển nông thôn
15
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng ảnh hưởng
đến phát triển bền vững nông nghiệp.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
7
Hải Phòng là thành phố có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng.
- Địa hình đa dạng và phức tạp. Phía bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng

trung du với những đồng bằng xen đồi. Phía nam thành phố có địa hình thấp và khá
bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tùy nghiêng ra biển.
- Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km².
Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Dồi dào nước ngọt
phục vụ đời sống con người và phát triển nông nghiệp nơi đây.
- Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt
Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong
suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/
phút.
- Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Nhiệt độ trung bình trong
năm từ 23°C – 26
o
C. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%.
- Hải Phòng có trên 57000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống
sông Thái Bình và nằm ven biển tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ
Đây là những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển bền vững nông
nghiệp ( trồng trọt và chăn nuôi) cho thành phố.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Kinh tế:
Theo Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội đại biểu thành phố Hải Phòng
lấn thứ 14 vào ngày 29/11/2010, trong 5 năm 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đạt 11,15%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt gần 1.750 USD,
gấp 1,5 lần bình quân chung của cả nước. Quy mô nền kinh tế (GDP) năm 2010
7
Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng ( 2010). Điều kiện tự nhiên,
trích dẫn ngày
06.04.2015.
16
gấp 1,7 lần năm 2005. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực: dịch vụ chiếm
53%; công nghiệp và xây dựng chiếm 37%; nông - lâm nghiệp - thủy sản còn 10%.

8
Năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố tăng 8,12% (KH:
11,50 ÷ 12,50%). Nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,59% (KH: 4,59 ÷
4,80%); Nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 5,75% (KH: 10,95÷ 12,03%); Nhóm
dịch vụ tăng 10,47% (KH 13,0÷14,0%).
9

GDP năm 2014 ước tăng 8,53% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch (kế hoạch tăng
8,0 - 9,0%), trong đó: nhóm nông, lâm, thủy sản ước tăng 1,89%; nhóm công
nghiệp - xây dựng ước tăng 10,72%; nhóm dịch vụ ước tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản tương ứng
54,89% - 35,69% - 9,42%.
10
8
Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí (2010). Giai đoạn 2005-2010, GDP Hải Phòng tăng 11,15%/ năm,
trích dẫn ngày 06.05.2015
9
Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng ( 2013). Báo cáo số liệu thống kê tình hình kinh tế - xã hội
tháng 12 và 12 tháng năm 2012 thành phố Hải Phòng, />Organization=UBNDTP&MenuID=4505&ContentID=37093, trích dẫn ngày 06.04.2015.
10
Hải Phòng ( 2014). BÁO CÁO Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014;
Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015, trích dẫn 06.04.2015.
17
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2010-2014 (%)
Nhìn chung mức tăng trưởng của thành phố tương đối cao nhưng chưa ổn định.
Để thực sự phát triển bền vững về kinh tế Hải Phòng cần khắc phục các hạn chế
còn tồn đọng, phát huy các tiềm năng để nâng cao và ổn định tốc độ phát triển kinh
tế qua các năm.
 Xã hội

Thành phố Hải Phòng có dân số lớn với số lượng người sống ở nông thôn cao.
Tuy nhiên số lượng lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Tỷ lệ thất
nghiệp cao. Trình độ lao động trong ngành nông nghiệp còn thấp so với các ngành
nghề khác.
3.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng thời
gian qua
3.2.1. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trong trồng trọt
 Diện tích
Trồng trọt là một ngành trọng yếu của nền nông nghiệp. Tuy trong quá trình
đẩy mạnh đô thị hóa, diện tích để sản xuất nông nghiệp giảm dần nhưng điều này
phù hợp với định hướng phát triển của thành phố trong giai đoạn vừa qua.
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng các loại cây tại thành phố Hải Phòng
năm 2012- 2013 (ha)
Năm 2012 Năm 2013
Tổng diện tích 108380,1 106546,2
Cây hàng năm 101369,7 99480,3
Cây lâu năm 7010,4 7065,9
Cây lương thực 81023,5 79835,6
Cây chất bột 1423,2 1484,9
18
Rau các loại 15254,4 13376,3
Cây thuốc lào 2155,2 2223,4
Cây ăn quả 3778,9 3260,6
Lúa 79189,8 78250
Ngô 1833,7 1585,6
 Năng suất
Mặc dù diện tích canh tác tiếp tục giảm nhưng do đã thực hiện tốt công tác thời vụ,
đưa các hạt giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, xây dựng các mô hình
cách đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch
nên sản xuất tiếp tục được mùa, năng suất vẫn tăng qua các năm. Diện tích rau màu được

chỉ đạo chuyển đổi sang những cây có giá trị kinh tế cao, có hợp đồng tiêu thụ. Năm 2013
toàn thành phố có 2.353,3 ha cây trồng có hợp đồng tiêu thụ ổn định (lúa 1.041,8 ha, cây
màu 1.311,5 ha) tăng 14,79% so với năm 2012.
Biểu đồ 3.2: Năng suất gieo trồng một số loại cây chính của ngành trồng
trọt thành phố Hải Phòng năm 2012- 2013 ( tạ/ha)
19
 Sản lượng
11
Sản lượng lương thực quy thóc toàn thành phố năm 2012 thực hiện
498.972,2 tấn, trong đó sản lượng lúa cả năm 490.020 tấn, bằng 101,16% so năm
trước; Sản lượng ngô thực hiện 8.952,2 tấn, bằng 65,36% so năm trước; khoai
lang 13.761,1 tấn, bằng 86,56%; rau các loại 335.536,4 tấn, bằng 104,94%; Dưa
chuột 12.987,4 tấn bằng 99,03%; Đậu tương 108,8 tấn, bằng 115,13%; thuốc lào
3.430,9 tấn bằng 82,45% so năm trước.
Năm 2013, sản lượng lúa cả năm đạt 490.171,8 tấn, bằng 100,03% so năm trước.
Sản lượng ngô thực hiện 7.864,3 tấn, bằng 87,85% so năm trước; khoai lang 14.471,1 tấn,
bằng 105,16%; rau các loại 293.457,4 tấn, bằng 91,76%; Lạc 411,1 tấn, bằng 132,66%;
thuốc lào 3.702,4 tấn bằng 107,91% so năm trước.
3.2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trong chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi
để sản xuất ra các loại sản phẩm như: thịt, trứng, lông, sức lao động Sản phẩm từ
chăn nuôi phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Đây cũng là ngành kinh
tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho
người lao động.
Bảng 3.2: Số lượng gia súc, gia cầm tại thành phố Hải Phòng
năm 2012- 2013 (con)
12/2012 10/2013
Trâu 7940 7580
Bò 15848 14004
Lợn 529000 515151

Gia cầm 7085000 7603231
• Tháng 3/2015 tình hình chăn nuôi thành phố thực hiện:
12
11
Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng (2013, 2014). Số liệu thống kê,
trích dẫn ngày 06.04.2015.
12
Hải Phòng (2015). Báo cáo số liệu thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng 03 và 03 tháng năm 2015 thành phố
Hải Phòng, trích dẫn 06.04.2015.
20
- Đàn trâu ước thực hiện là 7059 con, bằng 100,41% so với tháng trước và bằng
93,75% so cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn bò ước thực hiện 13.568 con, bằng 99,93% so với tháng trước và bằng
99,01% so cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn lợn ước thực hiện 483.172 con, bằng bằng 98,76% so tháng trước và
99,19% so cùng kỳ năm trước.
- Tổng đàn gia cầm 7.258 ngàn con, tăng 489 ngàn con, bằng 98,27% so với tháng
trước và bằng 107,22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: đàn gà 5.855 ngàn con,
bằng 109,91%, tăng 528 ngàn con so với cùng kỳ năm trước.
Tổng đàn trâu; đàn bò, đàn lợn giảm, đàn gia cầm tăng so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm này toàn thành phố không có phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm. Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trang trại chăn
nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, điểm giết mổ, nhà hàng, chợ buôn bán, kinh doanh động
vật, sản phẩm động vật được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHÓ HẢI PHÒNG THỜI GIAN QUA
Dựa trên những định hướng về phát triển bền vững nông nghiệp cùng với thực
trạng phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải Phòng, em xin đưa ra một số
đánh giá như sau:
• Đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo

hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn
mới. Thành phố Hải Phòng đã và đang thực hiện tương đối tốt vấn đề này. Đặc biệt
trong việc tái cơ cấu đầu tư công và dịch vụ công trong công nghiệp, tập trung hoàn
thiện kết cấu hạ tầng, áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản
xuất. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng, thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, “Hải Phòng đã
thành lập và triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại các
huyện và 143 Ban quản lý cấp xã (đạt 100% số xã trên địa bàn thành phố).
Triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại 8 xã điểm: An Hòa (huyện
An Dương), Phù Ninh, Minh Tân (huyện Thủy Nguyên), Đoàn Xá (huyện Kiến
21
Thụy), Tiên Thắng (huyện Tiên Lãng), An Thắng (huyện An Lão), Việt Tiến
(huyện Vĩnh Bảo), Trân Châu (huyện Cát Hải). Đến tháng 6/2011 các xã điểm hoàn
thành đánh giá hiện trạng nông thôn, lập quy hoạch, xây dựng đề án nông thôn
mới.”
13
- Thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng thị trường mở, không nên cố
định diện tích lúa, nên bảo tồn diện tích đất nông nghiệp. Tạo điều kiện cho người
sử dụng đất quyết định phương thức sử dụng đất phù hợp theo tín hiệu thị trường
thay vì cố định phương thức cho từng loại đất.
Trước tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang, không được chăm sóc, cải tạo, chưa
được sử dụng hợp lí, còn thiếu sót trong quá trình lựa chọn giống cây trồng phù
hợp. Đây là một yêu cầu cấp thiết cho Hải Phòng, tuy nhiên thành phố vẫn chưa
giải quyết được triệt để, còn nhiều tồn đọng cần khắc phục trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. Đầu tư phát triển hệ thống chợ
bán buôn, bán lẻ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh.
Đây có thể coi là một trong những vấn đề được thành phố phát động, triển khai
thành công nhất. Với hệ thống chợ bán buôn lớn, có vị trí quan trọng trong giao
thương tại địa bàn thành phố cũng như với các tỉnh thành khác, Hải Phòng còn có
một lượng lớn các chợ bán lẻ phân bố rộng khắp nhằm đáp ứng việc trao đổi mua

bán hàng hóa, thúc đẩy việc sản xuất, nâng cao năng suất nông nghiệp.
- Chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống thiên tai, giảm tác
động về môi trường.
Với vị trí địa lý giáp biển cùng với đặc điểm khí hậu, thành phố luôn chú trọng tới
việc chống thiên tai như mưa đá, bão lũ, gió mạnh, sương mù bằng cách đắp kè
đê, trải nilong cho cây trồng, xây dựng chỗ trú cho gia súc, gia cầm Tuy vẫn còn
một số thiếu sót nhưng những điều Hải Phòng đã làm được xứng đáng để các tỉnh
thành khác học hỏi.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao,
phẩm chất tốt để đưa vào nuôi trồng, nhân giống.
13
Thành phố Hải Phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Hải Phòng thực hiện Chương trình
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, />Organization=SNN&MenuID=497&ContentID=19933, trích dẫn ngày 06.04.2015.
22
Đây không chỉ là yêu cầu đối với phát triển bền vững nông nghiệp thành phố Hải
Phòng mà còn là yêu cầu đối với phát triển bền vững nông nghiệp trên toàn quốc.
23
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế là mục tiêu chung của mọi quốc gia trên thế giới. Phát triển
bền vững nông nghiệp là yêu cầu của nền kinh tế Việt Nam cũng là nhiệm vụ của
các tỉnh thành trên cả nước nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng. Phát
triển bền vững không chỉ đem lại thành tựu cho ngành nông nghiệp mà còn góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua tăng GDP của các ngành trồng trọt, chăn
nuôi, sản xuất các sản phẩm có giá trị xuất khẩu…Những thành tựu này đã cho thấy
được thành công bước đầu của Hải Phòng trong công cuộc phát triển bền vững
nông nghiệp.
Bên cạnh những kết quả tốt đẹp đã thu được, Hải Phòng vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, hạn chế làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp cũng như sự phát triển kinh
tế toàn vùng. Từ đó đòi hỏi phải có những định hướng, chính sách khắc phục phù
hợp. Giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh

của địa phương.
24
TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. Tổng cục Thống kê (2014). Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm
2014, trích dẫn
ngày 06.04.2015.
2. Tổng cục Thống kê (2011). Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân
theo địa phương,
trích
dẫn ngày 06.04.2015.
3. Võ Dao Chi, Trần Thị Dung (2013). Phát triển bền vững – Lý thuyết và nghiên
cứu thực nghiệm ở Nam Bộ và Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội số 1 (173),
trích dẫn 06.04.2015.
4. Reds.vn ( 2014). Những nguyên tắc phát triển bền vững ở Việt Nam,
/>ben-vung-o-viet-nam, trích dẫn ngày 06.04.2015.
5. Lê Đăng Lăng, Phạm Ngọc Danh (2014). Định hướng phát triển nông nghiệp
bền vững ở Việt Nam trong điều kiện mới của hội nhập quốc tế và biến đổi khí
hậu,
/>List=da0af0cd-2207-48fd-a6ad-7c50be08ca48&ID=116&Web=c92c2a9a-
c957-412c-ae9f-bde4b3e5443a, trích dẫn ngày 06.04.2015.
6. Quyết định bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai
đoạn 2013-2020.(11/11/2013), />hanh-chinh/Quyet-dinh-2157-QD-TTg-nam-2013-Bo-chi-tieu-giam-sat-danh-
gia-phat-trien-ben-vung-dia-phuong-2013-2020-213276.aspx
7. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng ( 2010). Điều kiện tự nhiên,
/>Organization=ubndtp&MenuID=4518&ContentID=10594, trích dẫn ngày
06.04.2015.
8. Công ty cổ phần chứng khoán dầu khí (2010). Giai đoạn 2005-2010, GDP Hải
Phòng tăng 11,15%/ năm,
trích dẫn ngày 06.05.2015
25

×