Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.36 KB, 35 trang )

Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. Gen
Khái niệm
- Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân
tử ARN.
- Gen ở sinh vật nhân sơ ( vi khuẩn) có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), gen
ở sinh vật nhân thực có các đoạn không mã hóa (intron) xen kẽ các đoạn mã hóa
( exon).
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
- Mã di truyền là mã bộ 3, cứ 3 nuclêôtit đứng liền nhau trên gen (mạch gốc) mã hóa
cho một axit amin trong prôtêin.
2. Đặc điểm:
- Đặc điểm của mã di truyền :
+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
+ Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một
vài ngoại lệ).
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit
amin, trừ AUG và UGG).
III. Quá trình nhân đôi ADN:
- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ :
Gồm 3 bước :
+ Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc
tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
+ Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược chiều
với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm


khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).
Trên mạch mã gốc (3’ → 5’) mạch mới được tổng liên tục.
Trên mạch bổ sung (5’ → 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn
ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.
+ Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử
ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu
(Nguyên tắc bán bảo tồn).
Lưu ý:
- Đối với mạch mã gốc 3’

5’ thì ADN - polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo
chiều 5’

3’.
1
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
- Đối với mạch bổ sung 5’

3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo
chiều 5’

3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này
được nối lại nhờ ADN- ligaza.
Bài 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Phiên mã:
Quá trình tổng hợp ARN trên khuôn mẫu ADN. Diễn ra trong nhân tế bào. vào kì
trung gian.
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
- ARN thông tin( mARN): Có cấu tạo mạch thẳng, là khuôn cho quá trình dịch mã ở

ribôxôm.
- ARN vận chuyển( tARN): Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba
đối mã (anticôdon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng. Vận chuyển axit
amin tới ribôxôm để tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- ARN ribôxôm( rARN): Là thành phần kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
2. Cơ chế phiên mã :
+ Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra
mạch mã gốc (có chiều 3

 5
’)
và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
+ Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3

 5

để
tổng hợp nên mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều 5

 3

+ Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc  phiên mã kết thúc, phân
tử mARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của
gen xoắn ngay lại.
3. Sự khác nhau trong phiên mã ở sinh vật nhân thực và nhân sơ:
- Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn
để tổng hợp prôtêin (mARN trưởng thành).
- Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được
loại bỏ các đoạn không mã hoá (intron), nối các đoạn mã hoá (êxôn) tạo ra mARN
trưởng thành.

II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin)
1. Khái niệm: Quá trình tổng hợp prôtêin trên khuôn mẫu mARN. Diễn ra trong tế bào
chất, tại Ribôxôm.
2. Cơ chế dịch mã :
Gồm hai giai đoạn :
+ Hoạt hoá axit amin :
Axit amin + ATP + tARN → aa – tARN.
+ Tổng hợp chuỗi pôlipeptit :
2
Enzim
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
- Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, một
enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit.
Bài 3 ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
I. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN
1. Khái niệm: Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen được
tạo trong tế bào.
- Điều hòa hoạt động gen có thể ở mức độ phiên mã, dịch mã, sau phiên mã.
- Ở sinh vật nhân sơ điều hoà hoạt động gen chủ yếu ở mức độ phiên mã.
2. Cấu trúc opêron Lac.
a. Khái niệm opêron: Các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân
bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa được gọi là một opêron.
b. Cấu trúc của opêron Lac.
- Các gen cấu trúc (Z, Y, A): Tổng hợp enzim phân giải đường lactôzơ.
- Vùng vận hành O (operator): Mang trình tự nucleotit đặc biệt để prôtêin ức chế liên
kết làm ngăn cản sự phiên mã của các gen cấu trúc.
- Vùng khởi động P (promoter): Nơi ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Gen điều hòa (R): Không nằm trong thành phần của opêron, có nhiệm vụ tổng hợp
protein ức chế điều hòa hoạt động operon.
II- Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ :

Sự điều hoà hoạt động của Ôperôn lac:
* Khi môi trường không có lactôzơ.
Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn
cản quá trình phiên mã

làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
* Khi môi trường có lactôzơ.
Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế, làm cho prôtêin ức chế không thể
liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi
động để tiến hành phiên mã

.
Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen:
1. Khái niệm:
- Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Đột biến điểm: là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp
nuclêôtit.
- Thể Đột biến: là cá thể mang Đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.
2. Các dạng đột biến gen (Đột biến điểm)
- Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
3
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
- Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit.
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân
Do tác động của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại …), tác nhân
sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen:
a) Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND.

- Trong quá trình nhân đôi do sự kết cặp không đúng do sự xuất hiện Bazơ Nitơ dạng
hiếm (Hỗ biến).
b) Tác động của các tác nhân gây đột biến
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau.
- 5-brômua uraxin ( 5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X.
- Virut viêm gan B, virut hecpet.
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:
1. Hậu quả của đột biến gen:
- Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến.
- Đột biến điểm thường vô hại.
+Đột biến thay thế một cặp Nu có thể làm thay đổi trình axit amin trên Pro làm thay đổi
chức năng Pro.
+Đột biến thêm, mất cặp nu làm mã di truyền bị đọc sai từ bộ ba đột biến đến cuối gen
làm thay đổi trình tự axit amin, chức năng pro.
2. Ý nghĩa của đột biến gen
a) Đối với tiến hoá
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
b) Đối với thực tiễn
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
Bài 5 NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể
- Ở sinh vật nhân sơ : chưa có cấu trúc NST, chỉ là phân tử ADN mạch kép, dạng vòng.
- Ở sinh vật nhân thực :
+ Cấu trúc hiển vi : NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), NST có
các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V đường kính 0,2 – 2 µm, dài 0,2 – 50 µm.
Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc).
+ Cấu trúc siêu hiển vi : NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin loại Histôn → Nuclêôxôm
.
. Nuclêôxôm: gồm 8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử
ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn

3
1
4
vòng → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) →
Sợi chất nhiễm sắc ( 30 nm) → Sợi siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) →
NST.
4
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
1. Mất đoạn
- NST bị đứt mất 1 đoạn làm giảm số lượng gen trên NST → thường gây chết.
- Ở thực vật khi mất đoạn nhỏ NST ít ảnh hưởng → loại khỏi NST những gen không
mong muốn ở 1 số giống cây trồng.
2. Lặp đoạn
- Một đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần → làm tăng số lượng gen trên NST.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng (có lợi hoặc có hại).
3. Đảo đoạn:
- Một đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược 180
0
và nối lại → làm thay đổi trình tự gen trên
NST → làm ảnh hưởng đến hoạt động của gen.
4. Chuyển đoạn:
- Sự trao đổi đoạn NST xảy ra giữa 2 NST không cùng cặp tương đồng → làm thay đổi
kích thước, cấu trúc gen, nhóm gen liên kết → thường bị giảm khả năng sinh sản.
Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Đột biến lệch bội
1. Khái niệm và phân loại:
a)Khái niệm: Làm thay đổi số lượng NST trong 1 hay 1 số cặp tương đồng.
b)Phân loại:
-Thể một: 1 cặp NST mất 1 NST và bộ NST là ( 2n – 1).

-Thể không: 1 cặp NST mất 2 NST và bộ NST là ( 2n – 2).
-Thể ba: 1 cặp NST thêm 1 NST và bộ NST là (2n + 1).
-Thể bốn: 1 cặp NST thêm 2 NST và bộ NST là ( 2n + 2).
2. Cơ chế phát sinh
a) Trong giảm phân
- Do sự phân ly NST không bình thường ở 1 hay 1 số cặp kết quả tạo ra các giao tử
thiếu, thừa NST (n -1; n + 1 giao tử lệch nhiễm).
- Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường → thể lệch bội.
b) Trong nguyên phân
- Trong nguyên phân một số cặp NST không phân ly hình thành tế bào lệch bội.
Thể hiện 1 phần cơ thể tạo nên thể khảm.

3. Hậu quả: Các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay
làm giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.
5
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
4. Ý nghĩa Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
II. Đột biến đa bội
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội
a) Khái niệm: Là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và
lớn hơn 2n ( 3n, 4n, 5n, 6n. . . ).
b) Cơ chế phát sinh
- Dạng 3n là do sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n (giao tử lưỡng bội).
- Dạng 4n là do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc trong lần nguyên phân đầu tiên của
hợp tử tất cả các cặp NST không phân ly.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
a) Khái niệm: Sự tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong 1 tế bào.
b) Cơ chế phát sinh thể đa bội:
Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST → tạo
ra các giao tử 2n NST.

Sự kết hợp của giao tử 2n với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử 2n với
nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội.
3. Đặc điểm và vai trò của đột biến đa bội
a. Đặc điểm:
- Do số lượng NST trong tế bào tăng lên → lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng
hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ
- Cá thể tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường
b. vai trò: Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá góp phần hình thành nên
loài mới.
Một số đặc điểm phân biệt giữa thể lệch bội và thể đa bội
Thể lệch bội Thể đa bội
- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở 1
vài cặp.
- Số lượng NST trong mỗi cặp có thể tăng
hoặc giảm.
- Thường có ảnh hưởng bất lợi đến thể
đột biến và thường có kiểu hình không
bình thường.
- Thể lệch bội thường mất khả năng sinh
sản hữu tính do khó khăn trong giảm phân
tạo giao tử.
- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở tất
cả các cặp NST.
- Số lượng NST trong mỗi cặp chỉ có tăng
1 số nguyên lần bộ đơn bội.
- Thường có lợi cho thể đột biến vì thể đa
bội thường sinh trưởng , phát triển mạnh,
chống chịu tốt.
- Thể đa bội chẵn sinh sản hữu tính bình
thường còn thể đa bội lẻ mới khó khăn

trong sinh sản hữu tính.
6
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
- Thể lệch bội có thể gặp ở cả động vật và
thực vật.
- Thể đa bội thường gặp ở thực vật ít gặp
ở động vật.
-Hội chứng liên quan đến đột biến NST:
1) Hội chứng Đao: 3 nhiễm sắc thể số 21 -> Thể ba 47 NST
2) Hội chứng 3 X: XXX -> Thể ba 47 NST
3) Hội chứng Claiphentơ: XXY -> Thể ba 47 NST
4) Hội chứng Tớc nơ: OX -> Thể không 45 NST
5) Ung thư máu ác tính: mất đoạn NST số 21, mất vai dài cặp NST số 22
6) Hội chứng tiếng mèo kêu: mất vai ngắn cặp NST số 5
Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8: Quy luật Menđen: quy luật phân ly
I.Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen:
1. Phương pháp lai:
- Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi 1 hoặc nhiều cặp tính trạng.
- Bước 3: Sử dụng xác suất thống kê để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết
giải thích kết quả.
- Bước 4: Tiến hành chứng minh cho giả thuyết.
2. Phương pháp phân tích con lai của Menđen:
- F1 đồng tính.
- Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là 3:1.
- Tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F2 là 1:2:1
- Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F3 là 5:3.
II. Hình thành học thuyết khoa học:
1. Giả thuyết của Menđen:

- Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định và trong tế bào các nhân tố di
truyền không hoà trộn vào nhau.
- Giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên
2. Chứng minh giả thuyết:
- Mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền do đó sẽ hình
thành 2 loại giao tử và mỗi loại chiếm 50%( 0,5).
3. Nội dung quy luật phân li : Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có
nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách
riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một
7
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn
50% giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly:
-Trong tế bào sinh dưỡng các gen và NST luôn tồn tại thành từng cặp.
-Khi giảm phân tạo giao tử mỗi alen, NST cũng phân ly đồng đều về các giao tử, và qua
thụ tinh chúng tổ hợp lại.
- Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên NST được gọi là locut.
- Một gen có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau và mỗi trạng thái đó gọi là alen.
Bài 9 Quy luật Menđen: quy luật phân ly độc lập
I. Kết quả thí nghiệm lai hai tính trạng:
- F1 đồng tính.
- Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là: 9 : 3 : 3 : 1.
- Tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F2 là: 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1 (9 kiểu gen).
II. Nội dung quy luật phân li độc lập : Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau
nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì sẽ phân li độc lập và tổ hợp tự do
(ngẫu nhiên) trong quá trình hình thành giao tử .
III. Cơ sở tế bào học:
+ Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

+ Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm
phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các
cặp alen tương ứng.
IV. Ý nghĩa quy luật phân li độc lập :
+Quy luật phân li độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh
vật trong tự nhiên.
+Nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập có thể dự đoán được kết quả phân li
kiểu hình ở đời sau.
V. Công thức tổng quát :
Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi
cặp alen quy định một tính trạng) thì ở thế hệ lai thu được :
- Số lượng các loại giao tử : 2
n
- Số tổ hợp giao tử : 4
n
- Số lượng các loại kiểu gen : 3
n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen : (1 : 2 : 1)
n
- Số lượng các loại kiểu hình : 2
n
- Tỉ lệ phân li kiểu hình : (3 : 1)
n
8
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
Bài 10 TƯƠNG TAC GEN VA TAC DỘNG DA HIỆU CỦA GEN
I. Tương tác gen
- Khái niệm là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.
- Thực chất là sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của các gen trong quá trình hình
thành một kiểu hình.

II. Các kiểu Tương tác gen
1. Tương tác bổ sung
- Khái niệm : Tương tác bổ sung kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động qua lại
với nhau để hình thành một kiểu hình mới.
- Ví dụ : Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu
được ở F
2
có tỉ lệ : 9/16 hoa đỏ thẫm : 7/16 hoa trắng.

2. Tương tác cộng gộp:
- Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó các Alen trội cùng tương tác với nhau chi phối
mức độ biểu hiện của kiểu hình.
- Ví dụ :
a.Khi đem lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thì ở F
2
thu được 15 hạt
đỏ : 1 hạt trắng.
b. Màu da người ít nhất do 3 gen (A,B,C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau
chi phối.
+ Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo
kiểu cộng gộp.
+ Khi số lượng gen cộng gộp tăng lên, sẽ tạo nên 1 phổ biến dị liên tục.
II. Tác động đa hiệu của gen:
Là hiện tượng một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác
nhau.
Bài 11 : LIEN KẾT GEN VA HOAN VỊ GEN
I. Liên kết gen
1. Khái niệm :
- Là hiện tượng các gen trên 1 NST di truyền cùng nhau tạo nên các nhóm gen liên kết.
- Số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ đơn bội (n).

2. Ý nghĩa của liên kết gen:
- Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên
cùng một NST.
II. Hoán vị gen:
9
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
1. Khái niệm : Là hiện tượng các gen trên cùng cặp NST có thể đổi chỗ cho nhau do
sự trao đổi chéo giữa các cromatic gây nên (Trong quá trình giảm phân, các NST tương
đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện
tổ hợp gen mới)
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen:
a. Tần số hoán vị gen :
- Tần số hoán vị gen (f%)= Tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị.
- Trong phép lai phân tích tần số hoán vị gen được tính theo công thức :
×
=
Sè c¸ thÓ cã ho¸n vÞ gen 100
f(%)
Tæng sè c¸ thÓ trong ®êi lai ph©n tÝch
- f% ≤ 50%.
- Các gen càng gần nhau trên NST thì f % càng nhỏ và ngược lại f % càng lớn.
b. Đơn vị đo khoảng cách giữa các gen :
- Quy ước 1% hoán vị gen = 1 cM (centimoocgan)
3. Ý nghĩa của hoán vị gen:
- Hoán vị gen làm tăng biến dị tái tổ hợp.
- Tính được khoảng cách tương đối giữa các gen để thiết lập bản đồ di truyền.
- Căn cứ vào tần số hoán vị gen → trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ di
truyền ).
- Bản đồ di truyền giúp dự đoán tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa

trong công tác chọn giống và nghiên cứu khoa học.
Bài 12 DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. Di truyền liên kết với giới tính:
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
a) NST giới tính:
- Là NST chứa các gen quy định giới tính.
- Cặp NST giới tính có thể tương đồng( ví dụ XX) hoặc không tương đồng ( ví dụ XY).
- Trên cặp NST giới tính không tương đồng có những đoạn tương đồng ( giống nhau
giữa 2 NST ) và những đoạn không tương đồng (chứa các gen khác nhau đặc trưng
cho NST đó)
b) Một số số kiểu NST giới tính:
+ Dạng XX và XY
- ♀ XX, ♂ XY: Người, lớp thú, ruồi giấm
- ♂ XX, ♀ XY: Chim, bướm
+ Dạng XX và XO: Châu chấu ♀ XX, ♂ XO
10
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
2. Sự di truyền liên kết với giới tính:
a) Gen trên NST X:
- Không có alen tương ứng trên Y (X
A
X
a
– X
A
Y)
- Có sự di truyền chéo: Gen lặn từ Ông ngoại → Mẹ → Con trai.
b) Gen trên NST Y:
- Không có alen trên X (XX – XY
A

).
- Có sự di truyền thẳng: Gen từ Ông nội → Cha → Con trai.
c) Ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính:
Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ
đực, cái tuỳ thuộc vào mục tiêu sản xuất.
II. Di truyền ngoài nhân:
1.Ví dụ: ( cây hoa phấn )
- Lai thuận:♀ lá đốm X ♂ lá xanh→ thu được F
1
100% lá đốm.
- Lai nghịch:♀ lá xanh X ♂ lá đốm → thu được F
1
100% lá xanh.
2. Giải thích:
- Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho
trứng.
- Các gen nằm trong tế bào chất ( trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con
qua tế bào chất của trứng.
- Sự phân ly kiểu hình của đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất
qui định không tuân theo các quy luật di truyền do gen nằm trên NST trong nhân qui
định.
- Đặc điểm của di truyền ngoài NST

(di truyền ở ti thể và lục lạp) :
+ Lai thuận lai nghịch kết quả khác nhau biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
+ Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh
dục cái.
* Kết luận: Có 2 hệ thống di truyền là di truyền trong nhân và di truyền ngoài nhân ( di
truyền theo dòng mẹ)
Bài 13 ẢNH HƯỞNG CỦA MOI TRƯỜNG LEN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
1. Mối quan hệ:
- Gen(ADN ) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → tính trạng.
2. Đặc điểm:
- Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường
bên trong cũng như bên ngoài chi phối.
II. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:
- Bố mẹ không di truyền cho con các tính trạng được hình thành sẳn mà chỉ di
truyền một kiểu gen.
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen & môi trường.
11
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
III.Mức phản ứng của kiểu gen:
1. Khái niệm:
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác
nhau là mức phản ứng của kiểu gen
2. Đặc điểm:
- Mỗi kiểu gen có mức phản ứng khác nhau trong các môi trường sống khác nhau.
- Mức phản ứng thì di truyền.
- Tính trạng có mức phản ứng rộng thường là các tính trạng số lượng (năng suất, sản
lượng trứng )
- Tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là các tính trạng chất lượng (Hàm lượng
Prôtêin trong sữa hay trong gạo )
IV.Thường biến ( sự mềm dẻo kiểu hình) :
1. Khái niệm: là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện
môi trường khác nhau
2. Ví dụ:
- Thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như
tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen.
- Giải thích: Những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên chúng có khả

năng tổng hợp được sắc tố melanin làm cho lông đen.
- Các cây hoa Cẩm tú trồng trong môi trường đất có độ pH khác nhau cho màu hoa có
độ đậm nhạt khác nhau giữa tím và đỏ.
Bài 16 & 17 : CẤU TRUC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ.
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể.
1. Vốn gen:
-Là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.Vốn gen thể
hiện qua tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng.
2. Cách tính Tần số alen & Tần số kiểu gen:
- Tần số mỗi alen = số lượng alen đó / tổng số alen của gen đó trong quần thể tại
một thời điểm xác định.
- Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó / tổng số cá thể trong quần
thể.
12
Kiểu gen
Môi trường
Kiểu hình
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần.
1. Quần thể tự thụ phấn.
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
P 100%
F
1
25% =
1
1
1
2

2
 

 ÷
 
50% =
1
1
2
 
 ÷
 
25% =
1
1
1
2
2
 

 ÷
 
F
2
37,5% =
2
1
1
2
2

 

 ÷
 
25% =
2
1
2
 
 ÷
 
37,5% =
2
1
1
2
2
 

 ÷
 
F
3
43,75% =
3
1
1
2
2
 


 ÷
 
12,5% =
3
1
2
 
 ÷
 
43,75% =
3
1
1
2
2
 

 ÷
 
… … …
n
1
1
2
2
n
 

 ÷

 
1
2
n
 
 ÷
 
1
1
2
2
n
 

 ÷
 
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
2. Quần thể giao phối gần (giao phối cận huyết).
- Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao
phối với nhau thì gọi là giao phối gần (giao phối cận huyết).
- Giao phối giao phối cận huyết dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
thay đổi theo chiều hướng tỉ lệ thể dị hợp giảm dần tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
1. Quần thể ngẫu phối
- Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để
giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
* Các cá thể giao phối tự do với nhau.
* Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

13
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
* Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể
không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể
a- Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen
( thành phần kiểu gen ) của quần thể tuân theo công thức sau: P
2
+ 2pq + q
2
= 1
b- Nội dung định luật Hacđi - Vanbec: Trong một quần thể lớn ngẫu phối nếu không
có các yếu tố làm thay đổi tần số các alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy
trì không đổi từ thế hệ nầy sang thế hệ khác theo đẳng thức : p2AA + 2 pqAa + q2aa =
1.
- Quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Van bec khi thoả mãn công
thức:
p
2
AA + 2 pqAa + q
2
aa = 1
Trong đó: p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật :
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có
sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận
phải bằng tần số đột biến nghịch).

+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di – nhập gen giữa
các quần thể).
Bài tập mẫu :
Trong quần thể thế hệ xuất phát có tỉ lệ phân bố các kiểu gen như sau :
0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1
a. Hãy tính tần số các alen A và alen a.
b. Quần thể trên có cân bằng theo Hacdi -Vanbéc không?
c. Xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ sau
d. Nếu alen A quy định tính trạng hạt vàng, alen aquy định tính trạng hạt xanh thì tỉ lệ
kiểu hình ở thế hệ sau như thế nào?
Giải
Ta có: d = 0,25; h = 0.50; r = 0,25
14
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
a. Tần số alen A:
5,0
2
50,0
25,0
2
=+=+=
h
dp
; tần số alen a:
5,0
2
50,0
25,0
2
+=+=

h
dp
b. Xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
0,062525,0.25,0. ==rd
;
0,0625
4
5,0
4
22
==
h
 d.r = h
2
/4 (Quần thể cân bằng)
c. Cấu trúc di truyền ở thế hệ sau.
Cách 1: Lập bảng xét cấu trúc di truyền thế hệ sau.
0,5A 0,5a
0,5A 0,25AA 0,25Aa
0,5a 0,25Aa 0,25aa
0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1
Cách 2: Cấu trúc di truyền thế hệ sau xác định theo biểu thức.
(p
A
+ q
a
)
2
= ( p
2

AA + 2pqAa + q
2
aa) = 1
(0.5A + 0.5a)
2
= (0.25AA + 0.5Aa + 0.25aa) = 1
d. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau: 0,75 có kiểu hình hạt vàng, 0,25 có kiểu hình là hạt
xanh.
Bài 18 CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ
HỢP
I.Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Các bước tiến hành :
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các
dòng thuần.
II.Tạo giống lai có ưu thế lai cao
1. Khái niệm
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh
trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
15
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
Giả thuyết siêu trội cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có
được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng
hợp tử.
3.Phương pháp tạo ưu thế lai
- Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ
- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất

- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ (Vì vậy không
dùng làm giống mà chỉ dùng làm sản phẩm).
Bài 19 TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ
TẾ BÀO
I. Tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
1. Quy trình: gồm 3 bước
+ Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
+ Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
+ Tạo dòng thuần chủng
2. Một số thành tựu tạo giống ở việt nam
- Xử lí các tác nhân lí hoá thu được nhiều chủng VSV , lúa, đậu tương có nhiều đặc
tính quý.
- Sử dụng Cônxisin tạo được cây dâu tằm tứ bội
- Táo gia lộc xử lí NMU tạo giống Táo má hồng cho năng suất cao
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1. Công nghệ tế bào thực vật :
+ Lai tế bào sinh dưỡng
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn: Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống
nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n).
2. Công nghệ tế bào động vật

:
+ Nhân bản vô tính

: (Cừu Đô-li)
- Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm
- Tạo ra các giới ĐV mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh
+ Cấy truyền phôi

:

Bài 20 TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN.
I. Công nghệ gen
1. Khái niệm công nghệ gen
- Công nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào và sinh vật có
gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
16
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
2. Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen
- Quy trình : Tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → Phân
lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
a. Tạo ADN tái tổ hợp
+ Thể truyền : Phân tử ADN nhỏ dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập
+ Enzim giới hạn (restrictaza) và Enzim nối ( ligaza)
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
- Dùng muối canxi clorua hoặc xung điện cao áp làm giãn màng sinh chất của tế bào để
ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua
c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- Chọn thể truyền có gen đánh dấu
- Bằng các kỹ thuật nhất định nhận biết được sản phẩm đánh dấu
II. ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen
1.Khái niệm sinh vật biến đổi gen
a- Khái niệm : là sinh vật mà hệ gen của nó làm biến đổi phù hợp với lợi ích của con
người.
b- Cách làm biến đổi hệ gen của sinh vật:
+ Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
+ Làm biến đổi một gen có sẳn trong hệ gen.
+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
2.Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
- Ở động vật: Cừu sản sinh prôtêin người, Chuột nhắt chứa gen mã hóa Hoocmôn sinh
trưởng của chuột cống

- Ở thực vật: Cây bông kháng sâu hại, Lúa có khả năng tổng hợp β - carôten
- Ở vi sinh vật: tạo Vi khuẩn có khả năng sản suất insulin của người,
Bài 21 DI TRUYỀN Y HỌC
I. Bệnh di truyền phân tử
+ Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở
mức độ phân tử.
Ví dụ : Bệnh hồng cầu hình liềm, các bệnh về các yếu tố đông máu (bệnh máu khó
đông), phêninkêto niệu
+ Cơ chế gây bệnh PhêninKêtô niệu: bệnh do đột biến trong gen mã hoá Enzim chuyển
hoá Axit amin Phêninalanin

Tirôzin. Phêninalanin không được chuyển hoá nên ứ
đọng trong máu, chuyển lên não, gây đầu độc tế bào thần kinh → bệnh nhân điên dại,
mất trí.
Hạn chế sự biểu hiện của bệnh PhêninKeto niệu bằng cách cho ăn kiêng những chất
giàu Phêninalanin.
III. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NST
17
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
+ Hội chứng có liên quan đến đột biến NST : - Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST
thường liên quan đến nhiều gen và gây ra hàng loạt tổn thương ở các cơ quan của
người bệnh.
IV. Bệnh ung thư
1. Khái niệm : là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số
loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
-Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu
di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể tạo các khối u khác nhau
2. Nguyên nhân, cơ chế :
+ Do đột biến gen, đột biến NST
+ Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen :

- Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng (Gen tiền ung thư), thường là đột biến trội.
- Gen ức chế các khối u: thường là đột biến lặn, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên không
di truyền.
Bài 22 : BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA
DI TRUYỀN HỌC.
I. Bảo vệ vốn gen của loài người
- Xét nghiệm trước sinh : Là xét nghiệm phân tích NST,ADN xem thai nhi có bị bệnh di
truyền hay không.
- Phương pháp :
+ Kĩ thuật chọc dò dịch ối
+ sinh thiết tua nhau thai
II.Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai
- Liệu pháp gen: là kĩ thuật chữa trị các bệnh di truyền bằng cách thay thế gen.
- Một số khó khăn gặp phải : vi rút có thể gây hư hỏng các gen khác( không chèn gen
lành vào vị trí của gen vốn có trên NST )
II. Một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Hệ số thông minh ( IQ)
- Di truyền học với bệnh AIDS
+ Được gây ra bởi Virut HIV.
+ Virut HIV: có lõi gồm 2 phân tử ARN, Virut sử dụng Enzim phiên mã ngược để tổng
hợp ADN.
Bệnh liên quan đến đột biến gen:
1) Bệnh mù màu: Đột biến gen lặn, trên NST giới tính X
2) Bệnh máu khó đông: Đột biến gen lặn, trên NST giới tính X
3) Tật dính ngón tay: do gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y
18
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
4) Bệnh túm lông ở tai: do gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y
6) Bệnh tiểu đường: đột biến gen trội ở NST thường
6) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm:do đột biến gen, di truyền theo hiện tượng Trội

không hoàn toàn (
SS
HbHb
: thiếu máu nặng- chết,
SA
HbHb
: Thiếu máu nhẹ,
AA
HbHb
:
Người bình thường ).
7) Bệnh Phêninkêto liệu: đột biến gen trên NST thường.
8) Bệnh bạch tạng, tiểu đường, điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh: do đột biến gen lặn
trên NST thường

Phần sáu: TIẾN HOÁ
Chương I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh:
a. Cơ quan tương đồng:
- Là những cơ quan ở các loài khác nhau cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở một
loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này giữ các chức năng khác nhau.
- Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
- VD: Tay người và cánh dơi, Tua cuốn cây thân leo & Gai Xương rồng.
b. Cơ quan tương tự:
- Là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ
cùng một nguồn gốc.
- Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
- VD: Cánh Chim & cánh Ong.
c. Cơ quan thoái hóa:

- Cũng là cơ quan tương đồng, bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, nhưng nay
không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm ở cơ thể trưởng thành của một số
loài.
II. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, đều dùng chung 1 bộ mã di truyền, dùng
cùng 20 loại A.amin để tạo nên các loại Prôtein,
Bài 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. Học thuyết tiến hóa Đacuyn
1. Nội dung chính
a) Quần thể sinh vật:
19
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
- Có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ khi có biến đổi bất thường về môi
trường.
- Số lượng con sinh ra nhiều hơn nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi trưởng
thành.
b) Biến dị:
- Biến dị cá thể: các cá thể sinh ra trong cùng một lứa có sự sai khác nhau và các biến
dị này có thể di truyền được cho đời sau.
c) Chọn lọc:
- Chọn lọc tự nhiên: giữ lại những cá thể mang biến dị thích nghi hơn với môi trường
sống và đào thải những cá thể mang biến dị kém thích nghi.
- Chọn lọc nhân tạo: giữ lại những cá thể có biến dị phù hợp với nhu cầu của con người
và loại bỏ những cá thể có biến dị không mong muốn.
d) Nguồn gốc các loài: Các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
Chỉ tiêu phân biệt Học thuyết Đacuyn
Nguyên nhân tiến hoá
Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di
truyền.
Cơ chế tiến hoá

Sự tích luỹ các biến dị có lơị, đào thải các biến dị có hại dưới
tác động của chọn lọc tự nhiên.
Hình thành đặc điểm
thích nghi
- Biến dị phát sinh vô hướng
- Sự thích nghi hợp lí đạt được thông qua sự đào thải các
dạng kém thích nghi.
Hình thành loài mới
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li
tính trạng, từ một nguồn gốc chung.
Chiều hướng tiến hoá
- Ngày càng đa dạng phong phú.
- Tổ chức ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lí
Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT
CLTN CLNT
Tiến hành - Do môi trường sống - Do con người
Đối tượng - Các sinh vật trong tự nhiên - Các vật nuôi và cây trồng
Nguyên nhân
- Do điều kiện môi trường
sống.
- Do nhu cầu khác nhau của con
người
Nội dung - Những cá thể thích nghi với - Những cá thể phù hợp với nhu
20
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
môi trường sống sẽ có ưu thế
sống sót và sinh sản cao, còn
các cá thể kém thích nghi với

môi trường sống thì ngược
lại.
cầu của con người sẽ được giữ
lại & nhân giống, còn các cá thể
không phù hợp với nhu cầu của
con người thì ngược lại.
Kết quả
- Làm cho sinh vật trong tự
nhiên ngày càng đa dạng
phong phú.
- Hình thành nên loài mới.
- Làm cho vật nuôi cây trồng ngày
càng đa dạng phong phú.
- Hình thành nên các nòi, thứ mới
( giống mới).


Bài 26 : HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I . Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hóa .
1 . Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn .
Tiến hoá bao gồm tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (tần số các
alen và tần số các kiểu gen) dẫn đến sự hình thành loài mới.
- Tiến hoá lớn là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
2 . Nguồn biến dị di truyền của quần thể .
- Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền ( Đột biến,
Biến dị tổ hợp ) và do di nhập gen .
II . Các nhân tố tiến hoá .
1. Đột biến
- Đột biên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể.

- Đột biến đối với từng gen là nhỏ từ 10
-6
– 10
-4
nhưng trong cơ thể có nhiều gen nên
tần số đột biền về một gen nào đó lại rất lớn.
- Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
2. Di - nhập gen.
- Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
- Di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, làm xuất
hiện alen mới trong quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên ( CLTN ).
21
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
- CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu
gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, tần số
alen của quần thể.
- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá. CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng.
- Tốc độ thay tần số alen tuỳ thuộc vào
+ Chọn lọc chống gen trội (Diễn ra nhanh có thể chỉ cần qua 1 thế hệ).
+ Chọn lọc chống gen lặn (Không bao giờ loại hoàn toàn Alen lặn ra khỏi quần thể)
4. Các yếu tố ngẫu nhiên.
- Làm thay đổi tần số alen theo một hướng không xác định.
- Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích
thước nhỏ
5. Giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự phối).
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại
làm thay đổi thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần thể đồng hợp, giảm
dần thể dị hợp.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di
truyền.
So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên
Vấn đề phân
biệt
Quan niệm của Đacuyn Quan niệm hiện đại
Nguyên liệu
của CLTN
- Biến dị cá thể
- Chủ yếu là các biến dị cá thể
qua quá trình sinh sản.
Đột biến và biến dị tổ hợp (Biến dị
di truyền).
Đơn vị tác
động của
CLTN
Cá thể. - Cá thể.
- Quần thể.
Thực chất tác
dụng của
CLTN
Phân hóa khả năng sống sót
giữa các cá thể trong loài.
Phân hóa khả năng sinh sản của
các cá thể trong quần thể.
Kết quả của
CLTN
Tạo nên những loài sinh vật có
các đặc điểm thích nghi với
môi trường.

Dẫn đến hình thành các quần thể
có nhiều cá thể mang các kiểu gen
thích nghi.
Vai trò của
CLTN
Là nhân tố tiến hóa cơ bản,
qui định chiều hướng và nhịp
điệu tích luỹ các biến dị.
Nhân tố định hướng quá trình tiến
hóa, qui định chiều hướng & nhịp
điệu biến đổi tần số các alen của
22
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
quần thể theo 1 hướng xác định.
So sánh các thuyết tiến hoá
Vấn đề phân
biệt
Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại
Cơ chế tiến
hoá
Do:
Các quá trình: Biến dị, Di
truyền, CLTN.
Do:
Các nhân tố tiến hóa.
Hình thành
đặc điểm
thích nghi
Đào thải các biến dị bất lợi,
tích luỹ các biến dị có lợi dưới

tác dụng của CLTN. Đào thải
là mặt chủ yếu.
Dưới tác động của 3 nhân tố chủ
yếu: quá trình đột biến, quá trình
giao phối và quá trình CLTN.
Hình thành
loài mới
Loài mới được hình thành
dần dần qua nhiều dạng trung
gian dưới tác dụng của CLTN
theo con đường phân ly tính
trạng từ một nguồn gốc chung.
Hình thành loài mới là quá trình cải
biến thành phần kiểu gen của quần
thể theo hướng thích nghi, tạo ra
kiểu gen mới cách li sinh sản với
quần thể gốc.
Chiều
hướng tiến
hóa
- Ngày càng đa dạng.
- Tổ chức ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lý.
Tạo nên sự đa dạng sinh học.
Bài 28 : LOÀI
I.Khái niệm loài sinh học.
1.Khái niệm: Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả
năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh
sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác
2. Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài

- Tiêu chuẩn hình thái, Tiêu chuẩn hoá sinh, Tiêu chuẩn cách li sinh sản, …
- Đối với loài sinh sản hữu tính: sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất.
- Đối với loài sinh sản vô tính (Vi khuẩn): sử dụng tiêu chuẩn sinh lí-hóa sinh.
II.Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
1.Khái niệm:
-Cơ chế cách li là chướng ngại vật làm cho các sinh vật cách li nhau
-Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản các cá thể giao phối với
nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
2.Các hình thức cách li sinh sản
Nội dung Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử
23
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
Khái niệm
Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao
phối với nhau, hoặc thụ tinh tạo thành
hợp tử.
Những trở ngại ngăn cản việc tạo
ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra
con lai hữu thụ
Đặc điểm
-Cách li nơi ở: các cá thể trong cùng một
sinh cảnh không giao phối với nhau
-Cách li tập tính: các cá thể thuộc các
loài có những tập tính riêng biệt không
giao phối với nhau
-Cách li mùa vụ: các cá thể thuộc các
loài khác nhau có thể sinh sản vào các
mùa vụ khác nhau nên chúng không có
điều kiện giao phối với nhau.
-Cách li cơ học: các cá thể thuộc các

loài khác nhau nên chúng không giao
phối được với nhau
Con lai không có khả năng sinh
sản hữu tính.
Bài 29 & 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI
I. Hình thành loài khác khu vực địa lý.
1. Vai trò của cách ly địa lý
+ Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách
ly và không thể giao phối với nhau.
+ Cách ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các
nhân tố tiến hóa tạo ra.
2. Quá trình hình thành loài mới
- Do các quần thể được sống trong nhưng khu vực địa lý khác nhau nên chọn lọc tự
nhiên và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các
quần thể, dẫn đến xuất hiện sự cách ly sinh sản & loài mới được hình thành.
- Xãy ra đối với các loài có khả năng phát tán mạnh.
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí :
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái :
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính:
Thường liên quan tới tập tính giao phối.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
- Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái
khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
- Xãy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.
24
Tóm tắt lý thuyết sinh 12 CB – TT.GDTX.TP.TA
2. Hình thành loài nhờ lai xa và đa bội hoá
- Là con đường hình thành loài nhanh nhất.
Bài 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
I. Tiến hóa hóa học

- Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
- Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
- Vật chất di truyền đầu tiên là ARN chứ không phải là ADN.
II. Tiến hóa tiền sinh học
- Các đại phân tử xuất hiện trong nước và tập trung với nhau, tạo thành các tế bào sơ
khai (Côaxecva) có khả năng trao đổi chất, khả năng phân chia và duy trì thành phần
hoá học thích hợp được CLTN giữ lại & nhân rộng.
- Từ các tế bào sơ khai (Côaxecva) qua quá trình tiến hóa sinh học hình thành các loài
sinh vật ngày nay.
Bài 33: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
I. Hóa thạch
1. Định nghĩa:
Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
2. Ý nghĩa:
- Hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Xác định tuổi của hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau,
cũng như mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
II. Sự phân chia thời gian địa chất
1. Phương pháp xác định tuổi đất và hóa thạch
- Dựa vào lượng sản phẩm phân rã của các đồng vị phóng xạ Ur
238
& đồng vị phóng xạ
C
14
.
2. Căn cứ phân định thời gian địa chất
=> Chia làm 5 đại: Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
( Học theo bảng 33 SGK trang 142: Các đại địa chất và sinh vật tương ứng )
Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại.

1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
- Người và các loài Linh trưởng có quan hệ họ hàng gần gủi và có chung tổ tiên.
25

×