Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. Lời nói đầu
Ngành kiểm toán độc lập lần đầu xuất hiện tại Việt Nam với sự thành
lập của hai công ty kiểm toán Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và
Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) trực thuộc Bộ
Tài chính trong năm 1991.
Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự đổi mới, phát
triển của nền Tài chính quốc gia, việc hình thành và phát triển hoạt động
Kiểm toán độc lập vừa là đòi hỏi của nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa và cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của Hệ thống
công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính góp phần tích cực vào công
cuộc phát triển nền kinh tế xã hội. Hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra
đời năm 1991 và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Nếu năm 1991 chỉ có 2 công ty kiểm toán độc lập và 15 nhân viên thì đến
nay cả nước đã có 136 công ty với hơn 5 nghìn nhân viên, cung cấp hơn 20
loại dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng. Từ thực tiễn đó cho thấy tính cấp
thiết của việc nghiên cứu đề tài kiểm toán độc lập trong tình hình nước ta
hiện nay.
Trong chuyên đề này, đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các
phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, rút ra các kết luận, nhận xét đánh
giá trên nền tảng của các tư liệu sau:
+ Từ lý thuyết:
* Các cơ sở lý luận từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác
trong và ngoài nước
* Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế đã ban hành
+ Từ thực tế
* Các bước và phương pháp xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng
trong thực tế khi kiểm toán khách hàng
* Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm toán và các thành phần của rủi
ro kiểm toán( rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện).
Chuyên đề gồm có 2 phần chính:
P1: Những lý luận chung về công tác kiểm toán
P2: Một số ý kiến về kiểm toán độc lập
Cuối chuyên đề tôi xin rút ra một số kết luận về vấn đề kiểm toán qua
quá trình tìm hiểu và viết bài.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. Bố cục:
I. Lý luận chung về công tác kiểm toán:
1. Khái niệm:
Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền có
khả năng chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp thu thập và đánh giá các
bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một dơn vị nhằm
đưa ra ý kiến, nhận xét về mức độ phù hợp của các thông tin này với các
chuẩn mực đã được xây dựng.
Kiểm toán độc lập: Là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên
và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số
liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là
đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này.
2. Phân loại
Theo những tiêu thức khác nhau kiểm toán được chia thành những
loại khác nhau:
a) Theo chức năng: kiểm toán được chia thành 3 loại
- Kiểm toán hoạt động: loại kiểm toán nhằm kiểm tra, đánh giá
tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị.
- Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm kiểm tra, đánh giá
việc chấp hành các chính sách, chế độ, cơ chế và nguyên tắc quản lý kiểm
toán ở các đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán báo cáo tài chính: Loại kiểm toán nhằm kiểm tra xác
nhận tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính ở các đơn vị được
kiểm toán.
b) Theo chủ thể kiểm toán được chia thành 3 loại:
- Kiểm toán nội bộ: loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ
của doanh nghiệp tiến hành. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập trong
doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán theo lệnh của giám đốc hoặc chủ tịch hội
đồng quản trị và báo cáo kết quả trực tiếp với người ra lệnh kiểm toán.
- Kiểm toán Nhà Nước: là loại kiểm toán do cơ quan kiểm toán
Nhà Nước tiến hành theo lệnh tổng kiểm toán nhà nước và chỉ kiểm toán ở
các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp được Nhà Nước cấp kinh
phí hoạt động. Kiểm toán Nhà Nước chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán
tuân thủ thông qua kết quả kiểm toán, kiểm toán Nhà Nước có quyền góp ý
với đơn vị được kiểm toán sửa chữa các sai phạm và báo với cấp có thẩm
quyền xử lý các sai phạm.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán do các kiểm toán viên
độc lập thuộc các tổ chức kinh tế chuyên nghiệp tiến hành. Thực chất là hoạt
động dịch vụ được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Kiểm toán độc lập thực
hiện các cuộc kiểm toán theo lời mời của đơn vị có nhu cầu kiểm toán,
không phân biệt chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, hình thức sở hữu
của doanh nghiệp. Để thực hiện việc kiểm toán 2 bên sẽ kí kết hợp đồng, kết
thúc hợp đồng công ty kiểm toán phải lập báo cáo kiểm toán giao cho đơn vị
được kiểm toán, đơn vị được kiểm toán phải trả tiền chi phí kiểm toán.
3. Trình tự kiểm toán:
Trình tự kiểm toán khác nhau ở các đơn vị khác nhau nhưng nói
chung một cuộc kiểm toán thường gồm 3 bước:
B1: Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán: đây là bước đầu
tiên cần thiết đối với mọi cuộc kiểm toán nhằm đảo vảo cho cuộc kiểm toán
được thực hiện đạt được kết quả như mong muốn. Nội dung của kế hoạch
kiểm toán thường bao gồm:
- Đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội
bộ của đơn vị được kiểm toán
- Xác định độ tin cậy dự kiến vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn
vị được kiểm toán
- Xác định nội dung, lập chương trình, thời gian và phạm vi kiểm
toán, các phương pháp kiểm toán sẽ được áp dụng
- Tổ chức phối hợp các bước công việc
B2: Thực hành kiểm toán:
Kiểm toán viên triển khai thực hiện những công việc đã ghi trong kế
hoạch kiểm toán và có thể khái quát thành 3 nội dung sau:
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế
toán của đơn vị được hạch toán
- Kiểm tra các khoản mục, chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính
- Phân tích, đánh giá
B3: Kết thúc kiểm toán:
Kiểm toán viên thực hiện những công việc cuối cùng để kết thúc kiểm
toán theo hợp đồng gồm 3 việc sau:
- Lập báo cáo kiểm toán: chú ý cách ghi ý kiến, nhận xét của
kiểm toán viên vào báo cáo kiểm toán. Xuất phát từ thực tế của công tác
kiểm toán và tính cẩn trọng của kiểm toán kiểm toán viên thường ghi ý kiến
nhận xét( báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trung thực, hợp lý)
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Hoàn chình hồ sơ kiểm toán: thực hiện công việc này kiểm
toán viên hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán bao gồm những thông tin tài liệu liên
quan tới cuộc kiểm toán kể từ khi nhận được thư mời kiểm toán đến khi kết
thúc hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán được lưu giữ ở văn phòng công ty
kiểm toán, kiểm toán viên không được sao chụp và tiết lộ cho người khác trừ
trường hợp được ủy quyền đặc biệt hoặc theo yêu cầu pháp luật.
- Xử lý những sự kiện phát sinh sau kiểm toán: sau khi kiểm toán
có thể phát sinh những sự kiện mà kiểm toán viên phải xử lý. Tùy theo tính
chất của sự việc và thời điểm phát sinh mà kiểm toán viên xử lý phù hợp với
quy định của pháp luật.
4. Các phương pháp kiểm toán
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng quát:
Dựa vào mối quan hệ kinh tế giữa các chỉ tiêu mà kiểm toán viên
tiến hành phân tích, so sánh nhằm phát hiện những sai lệch không bình
thường của số liệu tài liệu trong các báo cáo tài chính. Việc phân tích có thể
cùng một chỉ tiêu. Kiểm toán viên so sánh số liệu giữa các kì hoặc giữa các
đơn vị hoặc giữa thực hiện với kế hoạch và có thể phân tích tỷ suất: cùng 1
nội dung kiểm toán so sánh giữa các chỉ tiêu có liên quan như tỷ suất khả
năng thanh toán, tỷ suất tài trợ, tỷ suất khả năng sinh lời.
- Phương pháp kiểm tra các nghiệp vụ và số dư các tài khỏan:
Áp dụng phương pháp này kiểm toán viên kiểm tra một cách chi
tiết quá trình hạch toán và việc tính số dư của các tài khoản, cơ sở số liệu lập
các báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc kiểm tra này cũng là chọn mẫu.
- Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn(dấu hiệu khả nghi);
Áp dụng phương pháp này kiểm toán viên dựa vào các dấu hiệu
khả nghi để định hướng cuộc kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán. Với
khả năng chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên phân tích
các bằng chứng thu thập được để có thể xóa tan nghi ngờ hoặc chứng minh
những gian lận và sai sót trong các báo cáo tài chính.
II. Một số ý kiến về kiểm toán độc lập ở Việt Nam
2.1. Quy định chuẩn mực kiểm toán hiện hành
Chuẩn mực kiểm toán là quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và
thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
thực hiện kiểm toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuẩn mực kiểm toán hiện hành(đợt 7) gồm 4 chuẩn mực:
2.1.1. Chuẩn mực 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm
toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán;
Nội dung:
- Kiểm toán viên và nhân viên kiểm toán phải xác định những người liên
quan đến ban lãnh đạo và những người sẽ trao đổi những vấn đề quan trọng,
trong đó có vấn đề quản trị đơn vị phát sinh khi kiểm toán ở đơn vị được
kiểm toán.
- Kiểm toán viên phải xác định cơ cấu quản trị và nguyên tắc quản trị của
từng đơn vị như chức năng giám sát và chức năng điều hành của Ban giám
đốc và Hội đồng quản trị.
- Trường hợp cơ cấu quản trị của đơn vị không được xác định rõ ràng
hoặc không xác định hết được ai là người trong Ban lãnh đạo thì kiểm toán
viên phải thỏa thuận với đơn vị đó về người sẽ được trao đổi thông tin quan
trọng liên quan đến cuộc kiểm toán.
- Để tránh hiểu lầm, trong hợp đồng kiểm toán phải nêu rõ kiểm toán viên
chỉ trao đổi thông tin quan trọng về quản trị của đơn vị được kiểm toán phát
sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không được yêu cầu
phải thiết kế các thủ tục riêng biệt nhằm xác định các vấn đề quan trọng về
quản trị đơn vị.
Hợp đồng kiểm toán có thể mô tả các vấn đề sau:
+ Xác định những người liên quan sẽ thực hiện trao đổi thông tin; và
+ Xác định một cách cụ thể vấn đề quan trọng nào về quản trị cần
được trao đổi.
- Hiệu quả của việc trao đổi thông tin được tăng cường bằng việc phát
triển mối quan hệ làm việc có tính xây dựng giữa kiểm toán viên và những
người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán. Mối quan hệ này được
phát triển trong khi vẫn phải đảm bảo tính độc lập chuyên môn và tính khách
quan.
- Kiểm toán viên phải xem xét những vấn đề quan trọng, trong đó có vấn
đề về quản trị đơn vị phát sinh từ cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và trao
đổi những vấn đề này với những người trong Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm
toán. Thông thường những vấn đề này bao gồm:
5