Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chiếc khăn Piêu trong đời sống của người Thái đen vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 13 trang )

Đề cương chi tiết chuyên đề:
Chiếc khăn Piêu trong đời sống của người Thái đen vùng Tây Bắc
I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu chiếc khăn Piêu
- Đặt vấn đề khăn piêu là loại khăn gì? Nguồn gốc ra sao? Ai là
người trực tiếp làm ra chúng?
- Chiếc khăn Piêu trong xu thế hiện đại hóa đang đứng trước cơ hội
và thách thức gì? Liệu nó có thể kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại
không? Hiện nay nhu cầu tìm hiểu rất lớn về chiếc khăn Piêu.
- Đã có rất nhiều nghiên cứu về chiếc khăn Piêu
II.Giải quyết vấn đề
- Piêu là gì? Ai là chủ nhân?
+Piêu nghĩa là gi? Giới thiệu về người Thái đen vùng Tây Bắc
+ Đặc điểm khí hậu
+ Công dụng chủ yếu
+ Đây là bộ phận trang phục của người phụ nữ, cũng chính tay người
phụ nữ Thái làm ra
- Nguồn gốc
- Cách làm
+ Chọn vải
+ Nhuộm vải
+ Kích cỡ
+ Các bộ phận
- Hoa văn
+ Đồ án hoa văn chủ đạo
+ Các mô típ hoa văn thường gặp
1
- Thời gian hoàn thành
- Đội Piêu
- Các cô gái làm khăn Piêu từ bao giờ?
- Vai trò - trí khăn piêu trong đời sống văn hóa tộc người Thái Đen


- Chiếc khăn Piêu trong xu thế hiện đại hóa (cơ hội và thách thức gì?
Có hội tụ được cả yếu tố hiện đại và truyền thống không?)
III. Kết luận
Góp phần làm sáng tỏ 1 nét văn hóa truyền thống
Tài liệu tham khảo
2
Những chiếc khăn từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc của con
người. Hơn thế nữa, lâu nay nó đã trở thành vật gửi gắm tâm tư tình cảm, là
vật mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Nhắc đến đồng
bào Thái đen vùng Tây Bắc, người ta không thể không nhắc đến chiếc khăn
piêu, chiếc khăn làm nên bản sắc văn hóa của cả một tộc người, chiếc khăn
đã đi vào thơ :
“Em xe sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đoá hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc
Ðều ước ao được em thêu khăn. “
Chiếc khăn đi vào lời hát: “chiếc khăn piêu thêu chỉ hồng bị gió cuốn
bay về đây, vương trên cây…”
Vậy khăn piêu là loại khăn gì? Nguồn gốc ra sao? Ai là người trực
tiếp làm ra chúng và làm như thế nào? Vị trí của nó trong đời sống tộc
người ra sao?
Trong đời sống hiện đại ngày nay, cùng với sự đổi thay lớn lao của
đời sống xã hội, sự phát triến của khoa học kỹ thuật là quá trình hội nhập
mạnh mẽ văn hóa của nhiều tộc người khác. Khăn piêu với tư cách là đặc
trưng cho văn hóa của một tộc người đang đứng trước nhưng cơ hội và
thách thức gì? Liệu chiếc khăn piêu ngày nay có thể kết hợp hài hòa giữa
yếu tố truyền thống và hiện đại để tiếp tục giữ vững vai trò, vị trí của nó
trong đời sống người Thái đen?
Với nhu cầu tìm hiểu về đề tài này ngày một lớn, nhất là trong du

lịch văn hóa và công tác lưu giữ bảo vệ những nét văn hóa truyền thống của
3
người Thái đen, từ trước đến nay đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về
chiếc khăn piêu. Dựa trên cơ sở đó, trong khuân khổ của một đề tài nhỏ, tôi
mong góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đã và đang được đặt ra.
Piêu trong tiếng thái có nghĩa là khăn đội đầu. Nếu người Thái Đen
đội khăn piêu thì người Thái Trắng đội khăn vuông. Điều đó cũng có nghĩa
là chủ nhân của chiếc khăn piêu là người Thái Đen.
Người thái Đen chủ yếu sống ở vùng núi cao Tây Bắc, nơi có những
dãy núi và cao nguyên rộng lớn đồ sộ bậc nhất nước ta chạy dọc theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam từ thung lũng Sông Hồng đến phía bắc thung
lũng Sông Cả. Có thể kể đến dãy núi Hoàng Liên Sơn có chiều dài 180 km
chạy dọc theo hữu ngạn Sông Hồng. Chiều rộng trung bình 30km, chỉ trên
toàn bộ chiều dài của Hoàng Liên Sơn không có nơi nào thấp hơn 1500km
nơi cao nhất là Đỉnh Phan Xi Păng (3142m). Bên cạnh đó, Tây Bắc có
nhiều dòng sông lớn nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lớn nhất
là con Sông Đà, Sông Mã. Ngoài ra, còn cs ohàng ngàn sông suối khác tạo
thành những thung lũng phì nhiêu, tạo thành những cánh đồng rộng lớn:
“Nhất Thanh, nhì Lò, Tam tấc, tứ Thang”. Đặc điểm khí hậu là mùa đông
rất lạnh, khô hanh; mùa hè có từng đợt gió lào nóng bỏng. Ở những thung
lũng khuất gió, mùa khô kéo dài (5,6 tháng) như ở vùng Phong Thổ, Yên
Châu (Sơn La). Người Thái đen sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Sơn La,
Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái. (Đây là nhóm tộc người còn giữ lại những
đăc trưng văn hóa tiêu biểu).
Khăn piêu dùng để che nắng trong khi đi chơi, đi làm nương rẫy;
dùng để giữ ấm mái đầu trong mùa đông sương giá của núi rừng Tây Bắc.
Đôi khi, người ta còn thấy các bà mẹ dùng piêu để địu con, trai gái yêu
nhau trao tặng nhau những chiếc piêu mang hơi ấm từ bàn tay của các cô
gái. Chiếc khăn đã trở thành người bạn thân thiết mọi lúc mọi nơi của
người phụ nữ Thái Đen.

4
Khăn piêu là một bộ phận quan trọng trong trang phục và góp phần
làm nên bản sắc dân tộc của người phụ nữ thái đen ở Tây Bắc. (Trang phục
truyền thống của người phụ nữ thái đen bao gồm: áo cóm, váy đen, thắt
lưng, khăn piêu). Giống như rất nhiều dân tộc thiểu số khác, công viêc dệt
vải do người phụ nữ đảm nhiệm, những sản phẩm dệt do người phụ nữ
Thái Đen làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà từ lâu còn trở
thành thước đo mức độ khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ, mức độ giàu
nghèo của các gia đình.
Nguồn gốc của khăn piêu gắn với một truyền thuyết. Chuyện kể
rằng, ngày xưa, có một mường toàn đàn bà sinh sống với nhau. Bất kỳ
người đàn ông nào đi qua cũng đều bị giết chết. Một hôm, có người đàn bà
vào rừng và gặp một người đàn ông ở mường khác lạc sang. Hai người đi
lại với nhau và sinh được một đứa con trai. Về sau, người con trai lớn lên,
thấy cách sống vô lý ở mường người mẹ nên đã về mường người cha huy
động lực lượng sang đánh. Mường đàn bà thất bại, xin mường đàn ông tha
chết và hứa sẽ ở chung với mường đàn ông. Để đánh dấu sự thất bại của họ,
mường đàn ông bắt họ đội khăn có in những dấu ngón tay đã điểm chỉ vào
đó, gọi là những chiếc “cút”
2
.
Người thái Đen có hai loại piêu: loại trang trí hoa văn và loại piêu
thường (đối tượng của bài viết này là loại piêu có trang trí hoa văn ở hai
đầu).
Ban đầu, người ta chọn 1 sải vải trắng nguyên khổ dệt từ bông, tấm
vải có sợi nhỏ đều, mặt vải mịn màng. Chiếc khăn ngắn dài tùy ý thích của
các cô gái nhưng thường dài từ1.50m đến 1.60m. Chiều rộng từ 30cm đến
40cm.
Sau đó, tấm vải được đem đi nhuộm chàm tới khi có màu xanh đen
ngả tím than là màu lí tưởng. Tuy nhiên, để bền màu hơn vải phải trải qua

2
(www.camnangdulich.com/vanhoalehoi)
5

×