Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng_Masan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.92 KB, 10 trang )

1
MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường với xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra
mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược kinh doanh
hợp lý để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh. Xu hướng hội nhập
kinh tế và cạnh tranh từ khi gia nhập WTO buộc các quốc gia phải nỗ lực để
nâng cao năng lực của mình trên thị trường, trong đó Việt Nam cũng không phải
là ngoại lệ. Về cơ bản cái được của chúng ta là nhiều hơn: kinh tế phát triển,
quan hệ quốc tế mở rộng, ổn định chính trị, thêm đầu tư và mở cửa thị trường
hơn trong hội nhập cũng là sự kích thích các doanh nghiệp, doanh nhân ở trong
nước hay nước ngoài, dân doanh hay quốc doanh đều phải thích ứng.
Hội nhập quốc tế mang đến cho các quốc gia nhiều cơ hội nhưng đưa quốc
gia đó đứng trước nhiều thách thức. Mỗi một quốc gia có hướng đi riêng, có
những chính sách điều hành khác nhau nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Các
doanh nghiệp cần tự xây dựng những chiến lược riêng biệt với những hướng đi
riêng để khẳng định thành công của mình. Một trong những công tác rất được
chú trọng trong bối cảnh cạnh tranh, với mức độ rủi ro cao, tình hình kinh tế bất
ổn… là Quản trị nguồn cung ứng. Nghiên cứu về vấn đề này, nhóm thảo luận
xin được đề cập và làm rõ “Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty CP hàng tiêu
dùng Ma San”. Đề tài trình bày chuỗi cung ứng của một công ty phân phối hàng
tiêu dùng, với các mặt hàng chính: nước mắm, nước tương, mì ăn liền, café hòa
tan và ngũ cốc dinh dưỡng. Có thể coi đây là một chuỗi cung ứng nhỏ trong hệ
thống chuỗi cung ứng của Tập đoàn Ma San.
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
2
CHƯƠNG 1
CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY CP HÀNG TIÊU DÙNG MA SAN
1.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty CP hàng tiêu dùng Ma San
Ngược dòng Công ty phân phối Xuôi dòng
Cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3


1.2. Phân tích chuỗi cung ứng của Công ty CP hàng tiêu dùng Ma San
1.2.1. Công ty CP hàng tiêu dùng Ma San và sản phẩm được phân phối trên
thị trường
• Giới thiệu khái quát về Công ty CP hàng tiêu dùng Ma San (Masan
Consumer)
Masan Consumer là một trong những công ty FMCG – Fast Moving
Consumer Goods lớn nhất Việt Nam. Masan Consumer chuyên phân phối
nhiều mặt hàng thực phẩm, bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, và mì
ăn liền. Hoạt động từ năm 2000, Công ty đã phát triển danh mục sản phẩm,
tăng doanh số bán hàng trong nước và mở rộng các kênh phân phối để thiết lập
vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm có thương hiệu ở Việt Nam.
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
Công ty sản xuất
mì tôm
Công ty sản xuất
nước tương
Công ty sản xuất
nước mắm
Công ty sản xuất
café, ngũ cốc
Công ty CP
hàng tiêu dùng
Ma San
Nhà phân
phối độc lập
Người
bán lẻ
Người
tiêu dùng
Nhà cung cấp các dịch vụ: Tài

chính, Logistics, Marketing,
Công nghệ thông tin…
Người
bán lẻ
Người
tiêu dùng
Người bán
buôn
3
Trụ sở công ty: Tầng 12, Tòa nhà Kumho Asiana Plaza Sài Gòn, 39 Lê
Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
• Danh sách các sản phẩm và các nhãn hiệu đang có mặt trên thị trường
Stt Sản phẩm Nhãn hiệu
1 Mì tôm Omachi
Kokomi
Yoshi
Tiến Vua
Oh Ngon
2 Nước mắm Chinsu
Nam Ngư
Chinsu Nam Ngư
3 Nước tương Tam Thái Tử
4 Café và ngũ cốc Vinacafe
Wake up
Ngũ cốc kachi
1.2.2. Các thành viên trực tiếp của chuỗi cung ứng của Công ty CP hàng tiêu
dùng Ma San
a/ Nhà cung cấp trực tiếp
• Danh sách các nhà cung cấp trực tiếp của Công ty
Stt Nhà cung cấp Địa chỉ Sản phẩm

1 Công ty TNHH
MTV Ma San Hải
Dương
Lô 22, KCN Đại An, TP Hải
Dương, tỉnh Hải Dương
Mì tôm
2 Công ty TNHH
MTV Công nghiệp
Ma San
Lô 6, KCN Tân Đông Hiệp
A, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương
Nước mắm
3 Công ty TNHH
Uni-President Việt
Nam
Số 16-18, Đường ĐT 743,
KCN Sóng Thần 2, thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương
Mì tôm
4 Công ty CP CNTP
Việt Tiến
Lô 10, Nhóm CN III, KCN
Tân Bình, Quận Tân Phú, TP
Hồ Chí Minh
Nước tương
5 Công ty CP
Vinacafe Biên Hòa
KCN Biên Hòa, Đồng Nai Cafe, ngũ cốc
dinh dưỡng

Các Công ty kể trên là những nhà cung cấp sản phẩm chính trong chuỗi
cung ứng. Masan Consumer hiện đang vận hành tổng cộng 19 dây chuyền sản
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
4
xuất tại 5 nhà máy ở Bình Dương, Tân Bình, Đồng Nai và Hải Dương. Những
nhà máy này cho phép sản xuất ra những sản phẩm có hương vị và chất lượng
ổn định giúp củng cố và bảo vệ thương hiệu của Masan. Masan Consumer
không gia công bên ngoài hoặc thuê bên thứ ba sản xuất nhằm kiểm soát chặt
chẽ chất lượng và sản lượng của các sản phẩm. Định kỳ Masan sẽ có đánh giá
nhà cung cấp để bầu chọn ra nhà cung cấp xuất sắc và ra quyết định cải tiến nhà
cung cấp trong chuỗi này nếu cần thiết.
Mặc dù các nhà cung cấp trên đều do Masan sở hữu tối thiểu 50% cổ phần
nhưng điều đó không ảnh hưởng tới quyết định đánh giá của Masan. Họ có một
hệ thống đánh giá thông minh dựa trên các tiêu chí: giao hàng nhanh, tính hợp
tác, phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Bởi vậy các nhà cung cấp trên buộc phải đạt các yêu cầu về chất lượng
sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây hại cho môi trường với các tiêu
chuẩn quốc tế và trong nước quy định như: ISO 9001:2008, ISO 14000, Vệ sinh
ATTP
b/ Công ty CP hàng tiêu dùng Ma San
Chìa khóa thành công nằm ở đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Đội
ngũ quản lý của Masan trung bình có 18 năm kinh nghiệm trong ngành công
nghiệp thực phẩm và đồ uống trong nước ở các công ty hàng tiêu dùng đa quốc
gia hàng đầu như P&G, Unilever, Nestle và Kimberly Clark.
Với hệ thống kênh phân phối truyền thống kết hợp với hiện đại, cùng
nguồn nhân lực tài giỏi đã và đang mang lại những giá trị vượt trội trong sự phát
triển của Masan. Masan đang là biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào của
người Việt.
Hiện tại công ty sử dụng hệ thống đặt hàng tự động, quản lý tồn kho tự
động, đồng thời phối hợp với các nhà phân phối độc lập quản lý tồn kho tại nhà

phân phối và cửa hàng bán lẻ.
Masan áp dụng mô hình "thu tiền khi giao hàng”, giúp tối ưu hóa vốn lưu
động và có nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng.
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
5
Công ty luôn liên kết chặt chẽ với nhà phân phối, đội ngũ quản lý kênh
phân phối để nắm bắt thông tin thị trường, cùng với yêu cầu về quản lý hàng tồn
kho để dự báo chính xác nhất nhu cầu tiêu dùng nhằm có kế hoạch sản xuất,
phân phối hợp lý, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, đáp ứng tối đa nhu
cầu khách hàng…
Tất cả những ràng buộc, quyền lợi của các bên được thể hiện trong hợp
đồng cung ứng, phân phối chi tiết.
c/ Nhà phân phối
Masan xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp rộng khắp 64 tỉnh
thành trên cả nước và xuất khẩu sang một số nước có cùng thị hiếu châu Á.
Được xem là rộng lớn nhất ở Việt Nam, mạng lưới kho vận phân phối và kinh
doanh của Masan Consumer có thể phân phối sản phẩm đến bất cứ nơi nào tại
Việt Nam trong vòng một ngày. Đến nay mạng lưới phân phối này bao gồm 3
trung tâm phân phối lớn trên khắp Việt Nam (Miền Bắc, Miền Trung, Miền
Nam), lực lượng bán hàng mạnh gần 200 nhà phân phối độc quyền và khoảng
1600 nhân viên bán hàng, giúp Masan đưa sản phẩm đến hơn 180.000 điểm bán
hàng trên toàn quốc.
Nhà phân phối được hưởng chiết khấu khi phân phối sản phẩm của Masan
theo từng nhóm mặt hàng và được thưởng doanh số theo quy định. Bên cạnh
quyền lợi được hưởng, nhà phân phối phải chịu trách nhiệm về đầu tư kho bãi,
cơ sở vật chất, tài chính, nhân sự
Ví dụ thực tế tại Thái Nguyên, với 3 nhà phân phối cùng chia nhau thị
trường như sau:
Chỉ tiêu Nhà phân phối Nhà phân phối Nhà phân phối
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014

6
Châu Hiệp Quang Thái Hạnh Văn
Thị trường Thành phố Thái
Nguyên, Đồng
Hỷ, Võ Nhai, Phú
Lương, Định Hóa
Sông Công, Phổ
Yên, Phú Bình
Đại Từ
Địa chỉ TP Thái Nguyên Sông Công TP Thái Nguyên
Doanh số trung
bình/tháng (VND)
7.000.000.000 3.500.000.000 1.800.000.000
Số nhân viên 13 8 3
d/ Người bán buôn
Masan luôn mong muốn giảm thiểu số lượng người bán buôn để đẩy
nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
nhanh hơn, với giá thành hợp lý hơn. Nhưng với thị trường truyền thống, để làm
được điều này không thể ngày một ngày hai, Masan cần có một quá trình dài
hơi, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện…
e/ Người bán lẻ
Nhà phân phối có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tới quầy hàng lẻ tới
số lượng từng hộp, từng thùng. Đồng thời có sự phân cấp người bán lẻ lớn,
người bán lẻ nhỏ để có chính sách giá và xúc tiến phù hợp. Đồng thời người bán
lẻ được hưởng chính sách về trưng bày hàng hóa nếu đáp ứng được yêu cầu mà
Công ty và NPP đưa ra, đồng thời đồng ý tham gia chương trình.
f/ Người tiêu dùng
Với phương châm mang lại những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn
về sức khỏe, được tiêu dùng với giá thành phù hợp, được hưởng những chính
sách ưu đãi… Masan luôn coi mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu

dùng là mục tiêu hàng đầu. Họ đưa ra những sản phẩm an toàn cho sức khỏe,
đồng thời quảng cáo đúng sự thật, bán hàng đúng giá, được tư vấn nếu có phản
hồi qua đường dây nóng: 086 2555 655 hoặc qua đội ngũ nhân viên bán hàng
trực tiếp, giám sát bán hàng, nhà phân phối hoặc website của công ty.
1.2.3. Các thành viên gián tiếp của chuỗi cung ứng của Công ty CP hàng tiêu
dùng Ma San
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
7
Nếu không có những nhà cung cấp dịch vụ tài chính, marketing, vận tải,
kho bãi, công nghệ thông tin chắc rằng để đầu tư cho một chuỗi cung ứng là
quá tốn kém và gây khó khăn cho công tác quản trị và tác nghiệp.
Nhận thức được điều này, Masan đã san sẻ một phần công việc với đối tác
cung cấp các dịch vụ trên. Điển hình như gần đây, tại các thị trường, người tiêu
dùng có thể thấy rõ công tác Activation Nam Ngư Đệ nhị tại các chợ, khu vực
đông dân cư như sau: Người tiêu dùng mua 1 chai Nam Ngư Đệ nhị được bốc
thăm may mắn và có cơ hội trúng thưởng các phần quà Để kích cầu và nâng
cao hình ảnh, Masan đã thuê một bên thứ ba thực hiện chương trình này. Hay để
thực hiện bắn quầy, kệ cho việc trưng bày, Masan cũng thuê bên thứ ba thực
hiện tại từng cửa hàng và Giám sát bán hàng có nhiệm vụ kiểm tra việc thực
hiện của bên đối tác này.
1.2.4. Mối quan hệ giữa các thành viên gián tiếp và trực tiếp trong chuỗi
cung ứng tại Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Ma San
Tại các khâu của quá trình cung ứng tại Masan, có một mối liên hệ chặt
chẽ giữa các thành viên trực tiếp và gián tiếp. Các công ty sản xuất sản phẩm để
Masan cung cấp ra thị trường là các công ty hoạt động có tư cách pháp nhân
riêng, có mục tiêu chiến lược cụ thể, mặc dù chỉ cung cấp đầu ra cho Masan
phân phối nhưng tại đó luôn có những chuỗi cung ứng được hình thành, trong đó
có các thành viên trực tiếp và gián tiếp tham gia. Mối liên hệ này cũng được thể
hiện tại các nhà phân phối và các đối tác gián tiếp trong việc thiết lập hệ thống,
kho bãi, vận hành, thông tin Người bán buôn, bán lẻ cũng nhờ đó mà được

hưởng các lợi ích từ việc hoạt động của chuỗi này, cũng nhờ đó mà thông tin
luôn đến với người tiêu dùng nhanh nhất và ảnh hưởng tới việc ra quyết định
mua của họ.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY CP HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
2.1. Thị phần
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
8
Nguồn: Euromonitor, Nielsen và các thông tin được công bố trên thị trường
(*) Thị phần của tương ớt năm 2010
2.2. Doanh thu thuần

2.3. Lợi nhuận thuần và lợi nhuận thuần biên

Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
9
2.4. ROA và ROE
2.5. Đánh giá chung
Các chỉ số trên cho thấy sự hiệu quả sau 10 năm hoạt động trong ngành
hàng tiêu dùng nhanh của Masan là rất đáng kể. Mục tiêu giành thị phần đã và
đang trong quá trình thực để về đích mạnh mẽ, nhanh chóng hơn nữa. Đồng thời
các chỉ số tài chính cho thấy sự phát triển vượt bậc về hiệu quả kinh doanh. Mặc
dù khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp, nhưng trong
những năm qua Masan luôn cố gắng đứng vững và giành thị phần về phía mình.
KẾT LUẬN
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014
10
Ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ như những năm qua, dựa trên sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, mức

sống gia đình người Việt được cải thiện và tiêu dùng trong nước gia tăng tương
ứng. Bởi vậy tiềm năng khai thác còn rất lớn. Đây là lợi thế lớn cho các công ty
sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng thực phẩm.
Chi tiêu bình quân đầu người cho ngành hàng thực phẩm hiện hữu mà
Masan đang phân phối ở Việt Nam là tương đối thấp so với các nước châu Á
khác, đó là tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho ngành thực phẩm. Lối sống bận
rộn và thu nhập gia tăng sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tiện
lợi và đóng gói. Tuy giá cả vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua
sắm, nhưng chất lượng và thương hiệu đang ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng
ngày càng thông minh tại Việt Nam.
Việc thiết lập và cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng là đòi hỏi hàng ngày cho
mỗi doanh nghiệp. Nắm bắt được yêu cầu này của thị trường Masan luôn đề cao
vai trò của chuỗi cung ứng và tiến hành nghiên cứu, phân tích và cải tiến chuỗi
sao cho phù hợp nhất với thị trường, nhằm đạt được các mục tiêu, đi theo đúng
chiến lược đã đề ra.
Thảo luận Quản trị nguồn cung ứng - Nhóm 1 – Lớp CH K9A QTKD 2012-2014

×