Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Bài 14.Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 45 trang )

Chào mừng thầy cô và các bạn đến
với buổi thuyết trình hôm nay
Kiểm tra bài cũ
Hàng năm vào dịp hè, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động “ chiến dịch tình
nguyện” cho sinh viên các trường đại học đi về vùng
sâu, vùng xa chăm sóc sức khỏe và dạy chữ cho nhân
dân. Thanh niên tình nguyện đã cùng sống với dân làm
việc khám sức khỏe, dạy chữ…không ngại khó khăn,
thiếu thốn. “Đi dân nhớ, ở dân thương”
Cho biết ý nghĩa của quy tắc xử sự
trên?
Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự nào của
cá nhân trong cộng đồng?
Trả lời
Ví dụ trên muốn nói đến quy tắc xử sự
sống hòa nhập với cộng đồng của mỗi cá nhân.
Sống hòa nhập chúng ta có thêm nhiều bạn
bè, tự tin, thêm nhiều niềm vui trong cuộc
sống, được nhiều người yêu mến….
Nếu không sống hòa nhập cuộc sống sẽ
buồn tẻ và đơn độc…
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
1.Lòng yêu nước.
2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc.
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
- Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.


(“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm )
- Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
“Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên
Hai đoạn
thơ trên nói
lên điều gì?
Hai đoạn thơ trên nói lên tình yêu
quê hương, đất nước với tình cảm
da diết, nồng nàn và rất gần gũi với
chúng ta.
Tại sao có lúc các nhà thơ lại dùng từ “Đất nước”,
có lúc lại dùng từ “Tổ quốc” . Vậy “Đất nước” và “Tổ
quốc” có gì khác nhau ?
- Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
(“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
- Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
“Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên
Tại sao có lúc các nhà thơ lại dùng từ
“Đất nước”, có lúc lại dùng từ “Tổ quốc” .
Vậy “Đất nước” và “Tổ quốc” có gì khác
nhau ?

Không có gì khác nhau cả “Tổ quốc” và
“Đất nước” đều nói đến lãnh thổ của một quốc
gia. Nhưng tên gọi “Đất nước” nghe gần gũi,
thân thiết, còn tên gọi “Tổ quốc” nghe thiêng
liêng, cao quý.
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi lời ca
Có con người như chân lý sinh ra
Bốn câu thơ này viết về ai?
Anh Trỗi, chị Quyên ngày
thành hôn (21-4-1964)
Anh nguyễn Văn Trỗi trước giờ
hành quyết, ngày 15-10-1964
a. Lòng yêu nước là gì?
-
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất
nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả
năng của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ
quốc.
Lý Thường
Kiệt
Một số tấm gương tiêu biểu về lòng yêu
nước.
ANH HÙNG NÚP
( 1914-1999)
Anh nguyễn Văn Trỗi
trước giờ hành quyết, ngày 15-10-1964

Võ Thị Sáu
10 cô gái Đồng Lộc
Võ Nguyên
Giáp
Hãy lắng nghe
Tác giả đã so sánh Quê hương với
những hình ảnh nào? Bạn có nhận xét gì
về những hình ảnh ấy?

QUÊ HƯƠNG
Thơ : ĐỖ TRUNG QUÂN Nhạc: GIÁP VĂN THẠCH
Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học. Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc. Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ. Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ. Mẹ về nón là nghiêng che.
Quê hương là đêm trăng tỏ. Hoa cau rụng trắng ngoài
thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ mà thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành
người.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ:
- Tình yêu gia đình.
- Tình yêu người thân.
- Yêu thành quả lao động.
- Yêu nơi mình sinh ra và lớn lên.
Lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu ?
b. Truyền thống yêu nước của dân
tộc Việt Nam.
-

Yêu nước là một truyền thống đạo đức
cao quý và thiêng liêng nhất của dân
tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng
loạt các giá trị truyền thống khác của
dân tộc.
-
Người Việt Nam yêu đất nước của
mình, tình yêu đó được hình thành và
hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên
tục, gian khổ và kiên cường chống
giặc ngoại xâm và lao động xây dựng
đất nước.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ …
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước
…”
- Truyền thống yêu nước là
sức mạnh nội sinh giúp đất
nước ta, dân tộc ta vượt qua
bao khó khăn, thử thách, chiến
thắng thiên tai khắc nghiệt và
giặc ngoại xâm, tồn tại và phát
triển với đầy đủ bản sắc của
mình.

BIỂU HIỆN CỦA LÒNG YÊU NƯỚC
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất
nước.
- Tình cảm gắn bó với quê
hương, đất nước: người
Việt Nam yêu nước luôn
luôn hướng về cội nguồn,
về ông bà, cha mẹ, tổ tiên
và quê hương của mình,
luôn nhớ về quê hương,
hướng về Tổ quốc dù có xa
cách.

×