Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- Chi nhánh Ngô Gia Tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.97 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
7
Kết cấu của báo cáo thực tập
Phần mở đầu
Chương 1: Cở sở lý luận
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu- Chi nhánh Ngô Gia Tự.
Chương 3: Một số đề xuất
Kết luận
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý luận chung về tín dụng
1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới dạng hiện vật hay
tiền tệ người sở hữu sang người sử dụng, trên nguyên tắc người sử dụng phải
hoàn trả cho người sở hữu cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định.
Khái niệm trên thể hiện tín dụng có ba đặc điểm cơ bản sau:
♦ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng gía trị từ người này sang
người khác.
♦ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
♦ Khi hoàn trả lượng giá trị đã chuyển giao, người sử dụng phải trả thêm
một lượng giá trị gọi là lãi vay.
1.1.2. Bản chất của tín dụng
Có thể nói bản chất của tín dụng là lòng tin của người cấp tín dụng vào sự cam kết
của người nhận tín dụng về việc sẽ hoàn trả một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu sau một
khoảng thời gian nhất định.
Từ khái niệm trên đã cho ta thấy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản


trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng có thể là tài sản hữu hình
hay vô hình.
- Sự tín nhiệm trong quan hệ tín dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tín dụng
phải tuân thủ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho
người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ và đúng
hạn.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
- Giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Giá trị lớn hơn đó được
gọi là giá cả mua quyền sử dụng vốn mà ngân hàng bán cho khách hàng của mình
trong khoảng thời gian thỏa thuận trước.
1.1.3 Vai trò của tín dụng
1.1.3.1. Đáp ứng nhu cầu vốn giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn
ra liên tục:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng thừa vốn và thiếu vốn
đối với các doanh nghiệp là chuyện thường xuyên diễn ra. Việc phân phối vốn
tín dụng đã góp phần điều hòa nguồn vốn trong toàn nền kinh tế, tạo điều kiện
cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.
Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực
kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư
phát triển.Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình
thành vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viên
hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ trong quá
trình sản xuất.
1.1.3.2 Góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế:
Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết
kiệm trong dân chúng. Qua đó, huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi khổng lồ.

Đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Thông qua các hoạt động đầu tư, tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chức
lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý hơn. Nguồn lao động và nguyên
liệu sản xuất được được sử dụng một cách hợp lý và chuyên nghiệp. Qua đó,
thúc đẩy nền kinh tế phát triền và giải quyết được các vấn đế xã hội.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, tín
dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa.
1.1.3.3 Là công cụ tài trợ cho những ngành công nghiệp mũi nhọn
cũng như ngành kém phát triển:
Với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước tập
trung tín dụng để tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn. Qua đó, tạo tiền đề
thúc đẩy những ngành kinh tế khác phát triển.
Thực tế ngày nay thì nền kinh tế nước ta phát triển không đồng đều. Vì
vậy, đối với những ngành còn kém phát triển cần phải có sự quan tâm đúng mức
để những ngành này có thể theo kịp tiến độ phát triển chung của toàn đất nước.
1.1.3.4 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh
tế của cac doanh nghiệp:
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có
lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng có
hiệu quả.
Khi sử dụng vốn vay Ngân hàng doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng
tín dụng, tức phải hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã
ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp
phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất,
tăng vòng quay của vốn tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp.
1.1.3.5 Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh

nghiệp nước ngoài:
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền
với thị trường thế giới, tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những
phương tiện nối liền nền kinh tế các nước khác nhau.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín
dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa, đồng
thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.4. Nguyên tắc tín dụng
1.1.4.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng
Đây là nguyên tắc tối quan trọng trong hoạt động tín dụng, nếu nguyên tắc này bị
vi phạm thì có thể gây hậu quả hết sức nghiêm trọng cho tổ chức tín dụng đó là không
thu hồi được nợ gốc và lãi vay dẫn tới nguồn vốn của tổ chức tín dụng bị thâm hụt, một
khi số lượng hợp đồng vi phạm lớn có thể dẫn tới sự sụp đổ của tổ chức tín dụng qua
đó ảnh hưởng tới sự an toàn của cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
1.1.4.2 Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng
Trước khi ký bất kỳ hợp đồng tín dụng nào giữa khách hàng và tổ chức tín dụng
luôn có sự thỏa thuận về phương thức hoàn trả vốn gốc và lãi vay dựa trên tiêu
chí là mang lại sự thuận lợi và linh hoạt cho cả bên đi vay và bên cho vay. Với
tổ chức tín dụng, việc thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho họ chủ động trong
việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn được thu hồi và tăng tính chủ động trong
việc tái đầu tư, còn với khách hàng sẽ thuận lợi trong nghĩa vụ hoàn trả vốn vay
trong khi vẫn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và đúng kế hoạch.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng
1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả tín dụng
1.2.1.1. Doanh số cho vay

Tổng giải ngân của Ngân hàng đối với khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản. Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng của tín dụng qua các năm. Doanh số càng
tăng cho thấy quy mô hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng càng được mở rộng.
1.2.1.2. Dư nợ cho vay
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
Tổng số tiền khách hàng còn nợ Ngân hàng vào từng thời điểm xác định cụ thể.
Dư nợ cho vay thường được phân thành 3 loại:
+ Nhóm dư nợ có xếp hạng tín dụng cao: khả năng thu hồi nợ cho Ngân hàng cao,
nhóm này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ có xếp hạng tín dụng trung bình: Những khoản vay có mức độ rủi
ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho Ngân hàng là vừa phải. Thường
đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất của các Ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ có xếp hạng tín dụng thấp: hoạt động tín dụng của Ngân hàng kém
hiệu quả vì tính rủi ro của nhóm nợ này (có khả năng không thể thu hồi các khoản nợ).
Tỷ trọng của nhóm này thường cũng thấp.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh mức độ cho vay của ngân hàng đối
với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp:
Công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =
Nợ quá hạn * 100
Tổng dư nợ
1.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu: đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân
hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi vay
Công thức:
Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Nợ xấu * 100
Tổng dư nợ
Yêu cầu: tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này cũng phản ánh khả năng quản lý
các khoản cho vay của ngân hàng có hiệu quả cao hay thấp.
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
1.2.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Lợi nhuận từ hoạt động TD = Doanh thu từ TD – Chi phí của TD
1.2.3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận so với thu lãi từ hoạt động tín dụng
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
Công thức:

SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
Lợi nhuận so với thu
lãi từ tín dụng (%)
=
Lợi nhuận * 100
Thu lãi từ tín dụng
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH NGÔ GIA TỰ
2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Sơ lược về ngân hàng
- Tên gọi : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank
- Tên viết tắt : ACB

- Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại : (84.8) 399 0999
- Website : www.acb.com.vn
- Logo
- Vốn điều lệ : Kể từ ngày 8/12/2008 vốn điều lệ của ACB là 6355812780000
đồng.
- Giấy phép thành lập : Số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
cấp ngày 13/5/1993.
- Giấy phép hoạt động : Số 003 /NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày
4/4/1993.
- Giấy CNĐKKD : Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho
đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 11/5/ 2007.
- Mã số thuế : 030145948
Ngành nghề kinh doanh :
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức
trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và
giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế;
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan
hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán.
2.1.2 Lịch sử hình thành:
2.1.2.1 Lịch sử hình thành:

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một
khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 003 /NH-GP do NHNN
cấp ngày 4/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí
Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
2.1.2.2 Tầm nhìn:
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành
NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam
vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh
nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất
là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
2.1.2.3 Chiến lược:
ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng
hóa.
 Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua ba hình thức:
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
- Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: Hiện nay trên phạm vi toàn quốc,
ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu,
khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới
trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Ngoài ra, khi điều
kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.
- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh: muốn ngày càng phát triển ACB cần
hợp tác để học hỏi kinh nghiệm và Ngân hàng Standard Chartered được chọn là
đối tác chiến lược.
- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB từng bước xây dựng năng

lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược
hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
Đa dạng hóa:
Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực
hiện. ACB đã có Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý
nợ và khai thác tài sản ACB(ACBA), Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á
Châu (ACBL) và đang thành lập Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã
được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể
xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà
cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:
- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp
cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.
- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty
tài trợ mua xe.
- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
2.1.3 Quá trình phát triển:
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB
đồng tâm bám sát trong suốt hơn 15 năm hoạt động của mình và những kết quả
đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng
chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ
thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc
đáng nhớ của ACB:
- 4/6/1993 ACB chính tức đi vào hoạt động.
- Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát
hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
- Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Thành lập hội

đồng quản lý tà sản Nợ-Có (ACLO) và mở siêu thị địa ốc (ACBR)
- Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân
hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa
hoạt động giao dịch; và đi vào hoạt động cuối năm 2001(Hệ thống TCBS).
- Năm 2000: Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ
trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng
doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ
thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị
nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động
kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP. HCM).
- Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001: 9000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (1) huy động
vốn, (2) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (3) thanh toán quốc tế và (4) cung
ứng nguồn lực tại Hội Sở.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
- Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ
trợ kỹ thuật toàn diện.
- Ngày 1/11/ 2006, cổ phiếu ACB chính thức giao dịch tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội.
2.1.4 Thành tích và đánh giá của xã hội:
2.1.4.1 Thành tích đạt được
Mới ngày đầu thành lập còn non trẻ đến nay ACB đã xây dựng được một
mạng lưới hoạt động bao gồm 187 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng
kinh tế phát triển khắp toàn quốc.
Tính đến ngày 15/10/2008 ACB gồm có 6200 nhân viên. Cán bộ có trình độ
đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ tại các trung tâm riêng của ACB.

Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản
phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của
cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên
hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động
của ACB luôn nhằm thực hiện.
2.1.3.2 Một số nhìn nhận và đánh giá
Đánh giá của khách hàng:
Tốc độ tăng trưởng cao của ACB trong cả huy động và cho vay cũng như số
lượng khách hàng suốt hơn 15 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi
nhận và tin cậy của khách hàng dành cho ACB. Đây chính là cơ sở cho sự phát
triển của ACB.
Đánh giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam:
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần
(năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá
tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục 10 năm qua, ACB luôn luôn xếp
hạng A. Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước Basel II của Ngân hàng Thanh
toán Quốc tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc
biệt là tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an
toàn và hiệu quả của ACB.
Đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và các cơ quan thông tấn ngân
hàng:
- Kể từ ngày đi vào hoạt động ACB luôn được các tạp chí kinh tế trong và ngoài
nước đánh giá là một trong những NHTMCP hàng đầu Việt Nam. Đặc biệt là
trong thời gian gần đây:
- Năm 2003: ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương

hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây
là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này.
- Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times,
Anh Quốc, bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm
2005.
- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ
xuất sắc nhất (Best Retail Bank) Việt Nam và được Tạp chí Euromoney chọn là
Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam.
2.1.5 Vị thế so với các ngân hàng khác:
“Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu
Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng,
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ
nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.”
2.2. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Ngô Gia Tự
2.2.1. Bối cảnh thành lập
- Căn cứ Luật TCTD ban hành theo Lệnh số 01/L.TCN ngày 26/02/1997 của Chủ
tịch nước CHXHCN Việt Nam.
- Căn cứ Quyết định số 857/QĐ_NHNN ngày 01/08/2003 của Thống Đốc Ngân
Hàng NNVN về việc chuẩn y bầu chức danh thành viên HĐQT, Ban Kiểm Soát của
ACB nhiệm kỳ 2003 – 2008
- Ngày 11/06/2007 Chủ tịch HĐQT NHTMCP Á Châu ban hành QĐ số
1017/TCQĐ_PTCN.07 về việc thành lập ACB – Chi nhánh Ngô Gia Tự; theo Quyết
định số 1691/TCQĐ_PTCN.07 ngày 08/09/2007 của TGĐ về việc khai trương ACB –
Chi nhánh Ngô Gia Tự. Ngày 08/10/2007 ACB – Chi nhánh Ngô Gia Tự chính thức đi
vào hoạt động.
2.2.2 Chức năng các phòng ban

2.2.2.1Ban GĐ:
- Là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, đồng thời
là Trưởng ban tín dụng Chi nhánh và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm do
Tổng giám đốc giao.
- Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
- Đề xuất, thực hiện quản lý các kế hoạch về nguồn nhân lực và ngân sách hoạt
động hàng năm của Chi nhánh. Nghiên cứu đề xuất và thực hiện mở rộng phạm vi kinh
doanh tại Chi nhánh, tại địa bàn thông qua việc mở các PGD trực thuộc Chi nhánh.
2.2.2.2 Phòng kinh doanh:
- Hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục hồ sơ vay vốn.
- Thẩm định trước khi cấp tín dụng, kiểm tra và giám sát trong và sau khi cho
vay, cũng như việc thu hồi vốn.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
- Thường xuyên thăm viếng, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Đôn đốc khách hàng về việc thu lãi vay và nợ gốc khi đến hạn.
- Báo cáo cấp trên về các khoản vay bất thường, về các khoản nợ xấu
2.2.2.3 Phòng ngân quỹ:
- Có nhiệm vụ cất giữ tiền mặt, chứng từ và các tài sản có giá của chi nhánh.
- Là nơi trực tiếp giao dịch thu chi tiền với khách hàng.
- Có nhiệm vụ báo cáo cấp trên về tình hình tồn quỹ tại chi nhánh.
- Quản lý hoạt động của Sàn Vàng.
2.2.2.4 Phòng thanh toán quốc tế:
- Thực hiện các nhiệm vụ mở và thanh toán L/C, chiết khấu bộ chứng từ.
- Hỗ trợ khách hàng các thủ tục liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu.
2.2.3 Các hoạt động tại chi nhánh
2.2.3.1Huy động vốn: nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh được huy động
dưới các hình thức:

- Tiết kiệm: VNĐ, ngoại tệ, vàng.
- Các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và phát hành CCTG.
- Làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng.
2.2.3.2 Cho vay
- Hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn đối với các
pháp nhân, thể nhân theo thể lệ tín dụng đã được NHNN quy định.
- Chi nhánh cho vay dựa trên cơ sở khách hàng có TSTC, có người bảo lãnh, cầm
cố tài sản. Ngoài ra còn có hình thức cho vay tín chấp mới phát triển gần đây.
Ngoài hai nghiệp vụ trên chi nhánh còn thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Chiết khấu và làm trung gian mua bán nhà
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước và thanh toán quốc tế
- Đại lý chi trả cho ACB-Western Union.
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Á Châu
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch

2008/2007
Tuyệt đối TL(%) Tuyệt đối TL(%)
Doanh thu 2,988 6,319 13,479 3,331 111.5 7,160 113.3
Chi phí 2,301 4,192 10,919 1,891 82.2 6,726 160.4
LN trước thuế 687 2,127 2,561 1,440 209.5 434 20.4
Thuế TNDN 182 367 350 185 101.9 -17 -4.6
LN sau thuế 506 1,760 2,211 1,254 248.1 451 25.6
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 của ACB)
Năm 2007, doanh thu của ngân hàng tăng 111.5% trong khi đó nhờ kiểm soát tốt
chi phí nên chỉ tăng 82.2% đã mang lại cho ngân hàng một mức tăng lợi nhuận vô cùng
ấn tượng khi lợi nhuận sau thuế tăng 248% so với năm 2006. Năm 2007 được coi là
một năm hết sức thành công của các ngân hàng, cổ phiếu của ngành ngân hàng được
coi là “cổ phiếu Vua” trên cả sàn niêm yết chính thức và OTC, các ngân hàng được coi
là “những con gà đẻ trứng vàng” khi mà tất cả các ngân hàng đều thu được những
khoản lợi nhuận khổng lồ và đột biến so với tất cả các năm trước đó. Sang năm 2008
rất nhiều ngân hàng đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình theo hướng hạ
thấp chỉ tiêu đã đề ra, song kết quả tổng kết cho thấy một số ngân hàng vẫn không đạt
được kế hoạch đã được điều chỉnh giảm chẳng hạn như NHTMCP Sài Gòn Thương
Tín (Sacombank) đưa ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế điều chỉnh năm 2008 là 1500 tỷ
đồng nhưng thực tế kết thúc năm ngân hàng chỉ đạt được khoảng 1110 tỷ đồng. Với
ACB dù mức độ tăng trưởng của lợi nhuận không cao như năm 2007 nhưng ngân hàng
đã đạt được 102.2% so với kế hoạch dự kiến năm 2008 nhờ sự chuyển hướng đúng
trong chiến lược kinh doanh, trong đó hạn chế tăng trưởng tín dụng, tăng cường đầu tư
vào dịch vụ, đầu tư vào trái phiếu chính phủ và phát triển sàn giao dịch vàng Sài Gòn.
Chính sự chuyển hướng đúng đắn này đã tạo nên sự khác biệt của ACB trong kết quả
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
kinh doanh, trở thành ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất và bỏ xa các NHTMCP

khác.
2.3.2 Tình hình cho vay
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Tuyệt
đối
TL
(%)
Tuyệt
đối
TL
(%)
Tổng 17,014 31,811 34,833 14,796 87.0 3,022 9.5
Theo loại hình
Cho vay ngắn hạn 9,578 17,493 15,944 7,915 82.6 (1,549) -8.9
Cho vay trung 4,786 6,763 7,267 1,976 41.3 505 7.5
Cho dài hạn 7,038 7,555 11,621 517 7.3 4,067 53.8
Theo loại tiền tệ
Bằng VNĐ 12,751 21,518 24,564 8,767 68.8 3,046 14.2

Bằng vàng & ngoại tệ 4,264 10,293 10,269 6,029 141.4 (24) -0.2
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 của ACB)
Năm 2007 là năm bùng nổ của hoạt động tín dụng khi mà hầu hết các ngân hàng
đẩy mạnh cho vay đầu tư chứng khoán vào thời điểm đầu năm 2007. Khi mà NHNN ra
chỉ thị 03 nhằm giới hạn lượng vốn cho vay đầu tư chứng khoán trên tổng dư nợ là 3%,
nhưng hầu hết các ngân hàng đều cho vay đầu tư chứng khoán quá nhiều nên khó có
thể giảm được vì đã ký hợp đồng với khách hàng với thời hạn thường từ 6 tới 12 tháng
và dĩ nhiên không thể yêu cầu khách hàng thanh toán trước hạn. Cuối cùng các ngân
hàng đã tăng tổng dư nợ lên để cán đích thành công trước quy định của NHNN bằng
cách đẩy mạnh cho vay BĐS. Trong năm 2007 dư nợ cho vay của ACB cũng tăng
mạnh khoảng 87%, một mức tăng khá cao. Nhưng bước sang năm 2008 do những khó
khăn chung của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, lãi suất tăng… nên ngân hàng đã
hạn chế cho vay và tăng cường đầu tư cho hoạt động dịch vụ, đầu tư vào trái phiếu
chính phủ và phát triển sàn giao dịch vàng Sài Gòn nên đã thu được lợi nhuận khá tốt.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
Trong cơ cấu cho thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50%
tổng cho vay vì ACB là ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng
cá nhân. Năm 2008 chỉ có cho vay dài hạn giảm nguyên nhân là do mặt bằng lãi suất
cho vay tại thời điểm đó quá cao nên khách hàng không dám vay dài hạn.
2.3.3 Tình hình huy động vốn từ khách hàng
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng
Đvt: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007

Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Tuyệt
đối
TL (%)
Tuyệt
đối
TL(%)
Huy động vốn 29,395 55,283 64,217 25,888 88.1 8,934 16.2
Theo loại tiền gửi
TG không kỳ hạn 4,283 10,121 7,157 5,838 136.3 -2,964 -29.3
TG có kỳ hạn 1,870 4,213 3,598 2,343 125.3 -614 -14.6
TG tiết kiệm 22,438 39,892 49,119 17,454 77.8 9,227 23.1
TG ký quỹ 638 1,000 4,297 362 56.8 3,297 329.8
TG vốn chuyên dùng 166 58 46 -108 -65.1 -12 -20.7
Theo tiền tệ
Bằng VNĐ 22,744 47,116 52,967 24,372 107 5,850 12.4
Vàng và Ngoại tệ 6,651 8,167 11,250 1,516 23 3,084 37.8
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 của ACB)
Lượng vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2007 với mức tăng
88.1% là do năm 2007 nền kinh tế phát triển mạnh, nguồn thu nhập của dân cư tăng,
các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi nên việc tiết kiệm và thanh toán qua ngân hàng tăng
mạnh. Tuy nhiên sang năm 2008 dù lãi suất huy động tăng cao có thời điểm có ngân
hàng huy động vốn lên tới 19% song trong bối cảnh nguồn vốn trong dân cư đã cạn
nên dù lãi suất tăng cao song lượng vốn huy động của ngân hàng lại tăng không nhiều,
do xảy ra tình trạng nguồn vốn chạy lòng vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng khác

nên tổng vốn huy động chỉ tăng 16.2%. Trong tổng nguốn vốn huy động thì nguồn vốn
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Th.s Hoàng Công Gia Khánh
tiết kiệm vẫn là nguồn chiếm tỷ trọng lớn duy trì ở mức trên 70% đây là nguồn vốn ổn
định và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu huy động của ngân hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng đáng kể, đây sẽ là nguồn vốn với chi
phí rẻ cho ngân hàng bởi ngân hàng chỉ phải trả lãi rất thấp. Khi mà quy mô của nguồn
vốn này tăng nên chứng tỏ sản phẩm thẻ của ngân hàng phát triển tốt hoặc ngân hàng
có dịch vụ thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toán nên được khách hàng chọn bởi
những khoản tiền mà khách hàng gửi này không nhằm mục đích sinh lời.
Về loại tiền huy động thì trong năm 2007 nguồn vốn huy động bằng tiền đồng
tăng mạnh (107%) nhưng sang năm 2008 thì nguồn vốn huy động bằng vàng và ngoại
tệ lại tăng 47% so với mức tăng 10.8% của tiền đồng. Do năm 2008 tình hình lạm phát
cao người dân e ngại khi nắm giữ tiền đồng, trong khi các kênh đầu tư thì đang gặp khó
khăn: khi mà TTCK đảo chiều còn thị trường BĐS thì diễn biến quá phức tạp nên họ
chuyển sang nắm các loại tài sản khác như: vàng và ngoại tệ để bảo toàn giá trị tài sản
của mình. Và gửi vào ngân hàng vừa đảm bảo tính an toàn, vừa tạo ra một khoản lời
nhất định bởi tại thời điểm đó lãi suất huy động vốn bằng ngoại tệ và vàng đều tăng lên
mức 6% - 7%/năm.
Dù nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có tăng trong năm 2008 song về giá trị
tuyệt đối thì huy động vốn bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều bởi khách
hàng của ngân hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Công
Gia Khánh
2.4 Phân tích quy trình tín dụng tại chi nhánh Ngô Gia Tự
2.4.1 Quy trình cho vay

STT CÔNG
VIỆC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG PHÂN
CÔNG
NỘI DUNG KIỂM
SOÁT
THỜI GIAN HOÀN
THÀNH
1. Phân công nhân viên phụ trách hồ sơ
TẠI
PHềNG
KHCN
- PFC, LoanCSR, C/A tiếp nhận hồ
sơ vay vốn của KH theo:
 WI-01/NH: Hướng dẫn KH vay
vốn ngắn hạn và tiếp nhận hồ sơ
 WI-01/TDH: Hướng dẫn KH
vay vốn trung dài hạn và tiếp nhận
hồ sơ.
- Sau khi tiếp nhận, NV nhập vào
file Excel “Theo dừi cụng việc”
và chuyển hồ sơ cho nhân viên
DIA.
- Nhân viên DIA vào sổ theo dõi
tiếp nhận tài sản và tiến hành nhập
liệu theo chương trình CLMS.
- TP.KHCN trực tiếp
phân công hồ sơ vay
cho C/A thẩm định trên
CLMS.

- Hàng tuần, TP.KHCN
kiểm soát file Excel để
rà soát lại các hồ cơ
vay chưa thực hiện theo
đúng qui trình.
- Giám sát hồ sơ vay
được duyệt, tiến độ giải
quyết của từng hồ sơ
vay
-Trong buổi làm việc,
kể từ lúc nhận đủ hồ
sơ của khách hàng.
2. Phân phối hồ sơ vay
TP.KHCN
- TP.KHCN phân phối hồ sơ vay
dựa vào các tiêu chí như: năng lực
chuyên môn, trình độ, kinh
nghiệm, giới tính, địa bàn quen
thuộc và ngành nghề mà C/A
thường xuyên thẩm định.
- TP.KHCN giám sát
thường xuyên tiến độ
thẩm định của C/A trên
chương trình TCBS và
file Excel để có hướng
xử lý kịp thời.
-Thực hiện ngay
không quá ẵ ngày.
3. Thẩm định tín dụng và lập tờ trình
1. Thẩm

định KH
- Tờ trình thẩm định khách
- TP.KHCN kiểm tra
các chứng từ xuất kèm
- 03 ngày làm việc.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Công
Gia Khánh
vay
2. Thẩm
định
TSĐB
hàng vay được lập theo mẫu biểu
quy định của ACB, có đầy đủ chữ
ký hữu quyền
- Tỡnh hình về KH, nhu cầu
vốn, TSĐB, lịch sử giao dịch với
ACB và các TCTD khác phải
được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, có
số liệu chứng minh
- Phiếu thẩm định TSĐB được thực
hiện theo mẫu biểu quy định của
ACB.
- Nếu vượt thẩm quyền định giá của
đơn vị, hỗ sơ TSĐB sae phải
chuyển cho phòng định giá TSĐB
hội sở.
theo và yêu cầu C/A
giải thích

- TP hay TBP thực hiện
tái thẩm định với
những hồ sơ lớn (trên 3
tỷ đồng).
- KSVTD kiểm tra lại
mẫu biểu sử dụng.
- KSVTD kiểm tra tên
KH vay, chi tiết của
TSĐB.
-Thực hiện ngay
không quá 01 ngày
(từ ngày CN chuyển)
4. Xét duyệt hồ sơ vay
- Thực hiện đúng thẩm quyền phán
quyết của chi nhánh
- Có đầy đủ chữ ký của của
BTDHS/BTDCN
- Thư ký phiên họp lập “Sổ lưu biên
bản họp và đánh số theo thứ tự của
chi nhánh
- Lập thông báo cho vay hoặc từ
chối cho vay (có chữ ký của người
có thẩm quyền) gửi cho KH và lưu
vào hồ sơ.
- C/A sẽ gọi điện báo
kết quả cho KH theo
phê duyệt
- Thụng báo kết quả
cho khách hàng khi
hồ sơ được duyệt

hoặc từ chối.
- Trong cùng ngày
làm việc
5. Sọan thảo, hẹn KH công chứng thế chấp và ký kết hợp đồng tín dụng
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Công
Gia Khánh
- Hồ sơ đã được HĐTD/BTDHS/
BTDCN phê duyệt, C/A sẽ chuyển
giao cho BP.PLCT:
+ nếu là hồ sơ từ chối: PLCT sẽ
chuyển cho LoanCSR và
LoanCSR sẽ tạo hỗ sơ từ chối trên
TCBS về TK bị từ chối theo phê
duyệt.
+ nếu là hồ sơ được phê duyệt
vay: soạn hồ sơ hẹn KH đi công
chứng và đánh hợp đồng
- NV PLCT sẽ đánh hợp đồng tín
dụng, hợp đồng thế chấp, giấy tờ
có liên quan TSTC…
- Sau khi soạn thảo xong, NVPLCT
kiểm tra và ký nháy vào góc bên
phải phần Ngân hàng, sau đó
chuyển cho KSVTD.
- KSVTD nhận được hồ sơ sẽ
chuyển giao cho LoanCSR kiểm
- LoanCSR sẽ tạo thông
tin trên TCBS về TK vay

bị từ chối theo phê duyệt.
- NV PLCT sẽ kiểm tra
hồ sơ TSTC đã đầy đủ
chứng từ pháp lý cũng
như xác định CSH giấy
tờ TSTC đúng hay chưa.
Nếu chưa hoặc có sai sót
trên giấy tờ TSTC thì
phải yêu cầu KH chỉnh
sửa hoặc xin ý kiến của
BTD.
- NV PLCT sẽ chuẩn bị
bộ hồ sơ đi công chứng
bao gồm các hợp đồng
giấy tờ TSTC có liên
quan và cần thiết.
- Giữa NV PLCT và
KSVTD sẽ ký giao nhận
trên sổ của NV PLCT.
- Kiểm tra thông tin
KH trên TCBS đó cú
hay chưa để tạo thông
tin mới cắm cờ lý do từ
chối.
- NV PLCT sẽ kiểm tra
CMND, HK, ĐKKH đó
cú chưa? Đối chiếu với
bản chính của KH và
giầy tờ TSTC đúng hay
chưa? Địa chỉ TSTC cú

đỳng theo phê duyệt
hay không? Chứng từ
chứng minh mối quan
hệ giữa người vay và
CSH TSTC nếu cần.
- NV PLCT kiểm tra lại
CMND, HK địa chỉ
TSTC, diện tích trên
Hợp đồng tín dụng,
Hợp đồng thế chấp,
giấy tờ liên quan đến
TSTC.
- Ngay khi nhận được
- Trong ngày làm
việc,
- Sau khi hẹn KH đi
công chứng
- Chuyển ngay trong
ngày làm việc trước
16h để đi công chứng
cho ngày hôm sau.
- Ngay khi nhận
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Công
Gia Khánh
tra trước CC.
- LoanCSR kiểm tra hồ sơ theo
“Danh mục kiểm tra hồ sơ vay
vốn”, ký nháy phần Phũng/BP Tín

dụng và chuyển KSVTD kiểm
soát lại.
- KSVTD nhận lại hồ sơ vay từ
LoanCSR, kiểm tra hồ sơ trước
khi công chứng. Sau đó sẽ ký bên
phần Phũng/BP Tín dụng
- KSVTD sẽ chuyển lại cho Loan
CSR để trình ký HĐTD đi công
chứng.
- LoanCSR chuyển Hợp đồng tín
dụng đã ký và đóng dấu cho NV
PLCT để đi công chứng thế chấp.
- KSVTD giao hồ sơ cho
LoanCSR ký nhận bằng
sổ phân công hồ sơ đi
công chứng.
- LoanCSR kiểm tra toàn
bộ hồ sơ đã đầy đủ chưa,
những chứng từ còn thiếu
sẽ được bổ sung sau khi
giải ngân.
- KSVTD kiểm tra hồ sơ
giấy tờ đã đầy đủ chưa và
thực hiện ghi chú những
điều cần chú ý trước, và
sau khi giải ngân theo
yêu cầu của Biên Bản
họp. Phúc đáp phê duyệt
của BTD…
- LoanCSR trình ký cấp

có thẩm quyền.
- LoanCSR kiểm tra lại
Hợp đồng tín dụng đó
đỳng CMND, HK, địac
chỉ TSTC theo phê
duyệt và giấy tờ TSTC
hay không.
Sau đó ký nháy phần
Phũng/BP Tín dụng.
- KSVTD kiểm lại hợp
đồng tín dụng và những
việc LoanCSR đã làm
đúng theo phê duyệt
của Biên bản họp, Phúc
đáp phê duyệt của
BTD… chưa ?
được
- Sáng ngày đi công
chứng trước 8h.
6. Công chứng và đăng ký tài sản đảm bảo
- Việc công chứng và đăng
ký TSĐB do NVPLCT thực hiện:
+ NV PLCT hẹn với KH ngày/giờ
- Theo quy định của
cơ quan chức năng.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Công
Gia Khánh
đi công chứng đăng ký.

+ Thực hiện thủ tục công
chứng/đăng ký TSĐB theo quy
định.
7. Đăng nhập thông tin liên quan trên TCBS/ Giải ngân
- LoanCSR nhập thông tin về KH
vay vào hệ thống
- LoanCSR nhận lại hồ sơ TSTC đã
được công chứng và đăng ký từ
nhân viên PL.
- Hồ sơ vay đã được công chứng
theo phê duyệt, LoanCSR gọi điện
hẹn KH giải ngân.
- LoanCSR chuyển hồ sơ giải ngân
cho KSVTD kiểm tra lại trước khi
qua remote GN.
-LoanCSR sẽ theo dõi
tiến trình công chứng
và đăng ký GDBĐ của
hồ sơ để tiến hành giải
ngân cho KH sớm nhất.
- Trước khi KH lên
giải ngân.
- Cùng ngày làm
việc hoặc sáng hôm
sau.
- Trong ngày làm
việc.
8. Giám sát khách hàng vay
- Về
chứng từ

chứng
minh mục
đích sử
dụng vốn
vay
- Theo
dõi tình
hình trả
- C/A, LoanCSR phụ trách hồ
sơ tiến hành theo dõi, nhắc nhở và
đôn đốc KH bổ sung đầy đủ các
chứng từ chứng minh mục đích sử
dụng vốn vay.
- Định kỳ hàng ngày C/A và
LoanCSR vào TCBS theo dõi
danh sách khách hàng đến kỳ hạn
trả nợ hàng tháng và thực hiện
nhắc nhở KH.
- KSV TD theo dõi sổ
“Hồ sơ thiếu chứng từ
cần bổ sung”
- KSV TD phối hợp với
C/A, LoanCSR đôn
đốc, nhấc nhở KH bổ
sung.
- TP.KHCN kiểm tra
thường xuyên việc thực
hiện của LoanCSR và
C/A.
- Trước giải

ngân
- Theo quy định
của mỗi hồ sơ
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Hoàng Công
Gia Khánh
nợ
9. Quản lý và lưu trữ hồ sơ vay
- Hồ sơ vay do LoanCSR
chịu trách nhiệm quản lý và lưu
trữ.
- Hồ sơ vay được quản lý và
lưu trữ trong tủ cú khúa.
- Hồ sơ sắp xếp theo ngày
giải ngân đầu tiên, thuận lợi cho
việc tìm kiếm.
- Trong bìa hồ sơ KH vay: hồ
sơ nhân thân, hồ sơ vay, hồ sơ
TSĐB, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp
lý được sắp xếp, phân loại theo
đúng quy định
- TP.KHCN kiểm tra
theo định kỳ nhằm phát
hiện sai sót và có biện
pháp xử lý.
- Sau khi giải ngân.
10. Quản lý và lưu trữ TSTC/Cầm cố
Đối với
TSĐB là

BĐS
- Sau khi hoàn tất thủ tục công
chứng và đã có kết quả giao dịch
bảo đảm, NV PLCT cho vào bì hồ
sơ, niêm phong ghi mã TS và
đóng dấu giáp lai.
- Nếu có biên nhận giao dịch bảo
đảm NV PLCT lưu kho tạm ở két
và sắt tại P.GĐ và vào sổ theo dõi.
- Vào sổ theo dõi “danh sách tài
sản lưu kho” và chuyển cho cho
BP.GDNQ để nhập kho.
- NV BP.GDNQ vào sổ “theo dõi
- Định kỳ vào cuối quý,
TP.KHCN sẽ phối hợp
với KSVTD, LoanCSR,
NV PLCT tiến hành
kiểm kê tài sản thế
chấp/cầm cố.
-Thực hiện niêm
phong và nhập kho
ngay trong ngay khi
hồ sơ được thực hiện
đầy đủ theo quy định.
SVTH: Nguyễn Ngọc Tuấn
25

×