Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.6 KB, 2 trang )
Giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích "Thuế Máu" trích "Bản án chế độ
thực dân Pháp"
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó
có tư tưởng nhân đạo. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian
hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó đoạn
trích “Thuế Máu” đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ,đồng thời ở tác
phẩm này đã thể hiện một cách rõ nét giá trị nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thuế máu là cách gọi riêng của Nguyễn Ái Quốc nhằm phơi bày số phận thảm thương của người
dân thuộc địa đồng thời thể hiện lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm
của chính quyền thực dân.Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lý song
vào thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống.Tư tưởng nhân đạo Hồ
Chí Minh được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, nó thấm đậm trong từng câu văn sắt thép
và toàn bộ cuộc đời lẫn sự nghiệp của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn đối với con người, thông cảm sâu sắc với mọi đau
khổ của con người, từ đó vạch trần tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho con
người. Người yêu thương, cảm thông vô hạn,sâu sắc với mọi đau khổ của đồng bào, trong hành
trình bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc mang lại hạnh phúc cho
đồng bào, Người đồng thời không ngừng vạch trần, tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân,bọn thực
dân chỉ xem người bản xứ chúng ta là "những tên An-nam-mít bẩn thỉu, giỏi lắm chỉ biết kéo xe tay
và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Vậy mà phút chốc họ lại được xem như những "đứa con
yêu", những người "bạn hiền" những người bình thường bỗng dưng trở thành "chiến sĩ bảo vệ công
lí và tự do". Và chắc hẳn chúng ta đã biết số phận của họ ra sao rồi!họ phải rời bỏ quê hương của
mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, không những thế, họ còn chịu những cái chết vô
nghĩa, tàn khốc, bi thảm.Đến đây,tấm lòng nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh lại rực sáng.Người
đã yêu thương dân tộc ta đến vậy,đã đau xót,tê tái khi phải chứng kiến cảnh dân tộc bị bóc lột đau
thương đến vậy.Chắc hẳn trong lòng mỗi chúng ta không khỏi chạnh lòng khi cảm nhận được
những câu văn thấm đẫm giá trị nhân đạo của Bác. Và cái giá của người bản xứ phải trả là một
cuộc sống nô lệ.Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều
người một đi không trở về: tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và