Đề tài: Những Biến đổi trong văn hóa gia đình ở Hà Nội hiện nay.
*******************************************
Mở Đầu: (Phần này đã làm, bạn không phải làm phần nay).
Nội Dung:
Chương I: Vai trò của văn hóa gia đình trong cuộc sống hiện nay
1.1. Một số khái niệm:
Bạn nêu những khái niệm liên quan đến đề tài “Những biến đổi trong
văn hóa gia đình ở Hà Nội HIện nay”
- Khái niệm về gia đình.
- Khái niệm về văn hóa.
- Khái niệm về văn hóa gia đình.
- Khái niệm về biến đổi
- Khái niệm về biến đổi văn hóa gia đình.
***Yêu Cầu: Ở phần này không cần phân đoạn a; b; c. Mỗi ý chỉ cần
xuống dòng và có dấu hoa thị hoặc gạch ngang ở đầu dòng.
1.2. Định hướng về quyết định của Đảng về công tác xây dựng văn hóa
gia đình. (gợi ý: phần này có trong nghị quyết TW 5 về gia đình)
1.3. Vai trò của gia đình ở Việt Việt Nam hiện nay.
1.3.1. Vai trò của gia đình nói chung.
1.3.2. Vai trò của văn hóa gia đình nói riêng.
1.4. Tiêu chí xây dựng văn hóa gia đình ( của nhà nước hoặc địa
phương).
II. Sự biến đổi về văn hóa gia đình hiện nay.
2.1. Văn hóa gia đình truyền thống.
2.1.1. Truyền thống cưới hỏi.
2.1.2. truyền thống…..
2.1.3. truyền thống…..
***Yêu cầu: Không nhất thiết phải là những truyền thống cở bản như
ma chay hiếu hỷ. Bạn cần nêu những truyền thóng đặc sắc, rõ nét văn
hóa gia đình xưa. Tóm lại là những truyền thống xoay quanh văn hóa
gia đình xưa, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
2.2. Mô hình gia đình.
2.2.1. Mô hình gia đình ít con.
2.2.2. Mô hình gia đình đông con
(gợi ý: Trước đây, ông ta thường có quan niệm nhà nào đông con là
nhà đó có nhiều phúc…Quan niệm này một phần bị ảnh hưởng từ sự
phân chia ruộng đất, ruộng được chia theo đầu người, vì vậy gia đình
nào có đông người thì gia đình đó sẽ có nhiều ruộng đất, có nhiều người
làm ruộng, làm việc nhà. Như vậy gia đình sẽ được no ấm, đuề huề, có
phúc…Điều này lý giải vì sao khi tết đến nhiều gia đình Việt thường bày
quả sung trên bàn thờ gia tiên là để cầu chúc cho gia đình luôn được
sung túc, các con cháu trong gia đình luôn quây quần bên nhau. Mặt
khác việc trọng nam khinh nữ trong thời kỳ trước đã khiến nhiều gia
đình đẻ cố, đẻ thêm nhiều con để đẻ được con trai dẫn đến tình trạng
đông con trong gia đinh. Hiện nhà nước ta đang co những khẩu hiệu
“dù gái hay trai chỉ hai là đủ” ; “Hãy dừng lại hai con để nuôi dạy cho
tốt”
2.2.3. Tứ đại đồng đường.
Nhiều thế hệ trong một gia đình ở với nhau.
*** Yêu cầu:
- Trong phần này bạn nêu rõ,các thành phần cấu tạo trong từng
mô hình.Ví dụ: mô hình gia đình ít con là: thường có 2 vợ chồng
và từ 1_2 con).
- Nêu ưu, nhược điểm và sự ảnh hưởng của từng mô hình. Ví dụ 1:
Với mô hình ít con thì kinh tế gia đình sẽ ổn định hơn, các con
được nuôi dạy tốt hơn, được quan tâm hơn. Tuy nhiên gia đình ít
con dễ dẫn đến tình trạng nuông chiều sinh hư, đòi hỏi, không
biết quan tâm đến người khác mà chỉ quen được người khác
quan tâm; hay việc chăm sóc kỹ quá khiến trẻ mất đi tính tự lập
của bản thân. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc
hình thành nhân cách của trẻ sau này với những thói quen xấu
như ỷ lại gia đình, lười lao động, đòi hỏi, không biết quan tâm
đến người khác, như vậy người đầu tiên chịu ảnh hưởng của kết
quả giáo dục như vậy chính là người làm cha, người làm mẹ. VD
2: Trong mô hình của gia đình đông con có mặt lợi đó là đông
vui, con cái lớn sẽ biết giúp đỡ cha mẹ trong việc nhà cũng như
trông nom các em bé hơn. Sự yêu thương, chiều chuộng cũng sẽ
được chia sẻ cho nhiều thành viên trong gia đình vì vậy sẽ không
dẫn tới chuyện nuông chiều thái quá như mô hình gia đình ít con.
Vì gia đình đông con nên sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế của gia
đình, chi tiêu bị hạn chế, trong điều kiện này cũng sẽ tạo điều
kiện giáo dục cho con cái cách chi tiêu sao cho hợp lý, tiết kiệm,
tránh lãng phí, biết yêu thương, chia sẻ cũng như đùm bọc lẫn
nhau trong những lúc khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên với gia
đình đông con cha mẹ sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thu nhập
cho gia đình, cha mẹ không thể quản lý hết các con của mình,
không có thời gian chăm sóc cho gia đình, thiếu sự giáo dục của
gia đình, con cái lêu lổng ngoài xã hội, dễ bị lôi cuốn vào những tệ
nạn xã hội như: Trộm cắp, móc túi, cờ bạc, mại dâm…VD3:mô
hình tứ đại đồng đường là nhiều thế hệ trong một gia đình sống
với nhau.điều này giúp các thành viên trong gia đình cũng như
trong họ hàng hiểu nhau, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tình cảm
mật thiết hơn, tránh trường hợp giữa ông bà và con cháu có
những khoảng cách không đáng có. Tuy nhiên, do va chạm và
tiếp xúc với nhau nhiều, trong thời gian sinh hoạt dễ xảy ra
những mâu thuẫn gia đình do tranh chấp quyền lợi, tài sản….dẫn
đến nạn nứt tình cảm trong gia đình, dòng họ.
2.3. Văn hóa gia đình trong đời sống hiện nay.
2.3.1. Những thách thức đối với văn hóa gia đình trong đời sống hiện
nay.
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa gia đình:
a. Truyền thông ( Quảng cáo, ca nhạc, phim nước ngoài…)
b. Văn hóa phương tây ( 1 phần bắt nguồn từ những du học sinh của
Việt Nam về nước và cả những du học sinh của nước ngoài đến Việt
Nam, có ảnh hưởng rất nhanh đến lối sống, văn hóa…nói chung và văn
hóa gia đình nói riêng theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực).
c. Kinh tế thị trường.
d. Giáo dục.
e. Công nghệ thông tin, internet.
f. Công việc.
Trong thời kỳ CNH-HĐH con người cũng dần thích nghi với điều kiện
sống, cũng trở nên công nghiệp, nhịp sống trở nên nhanh, không còn
mang tính chất ổn định như trước. Lối sống nhanh, vội kéo theo đó là
ăn nhanh, làm nhanh… các dịch vụ phát triển, thời gian làm việc kéo
dài, không chỉ làm việc tại công ty, cơ quan nhà nước mà còn phải làm
thêm để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Không chỉ vậy, ngày nay học
ngoài việc học các học dinh, sinh viên còn tích cực đi làm thêm sẽ
thường không ăn cơm nhà, tích cực ăn ngoài hàng. Các thành viên
trong gia đình không có thời gian gặp gỡ , tâm sự...tạo điều kiện xây
dựng khoảng cách giữa các thành viên . Mặt khi làm việc nhiều hơn , có
nhiều thời gian tiếp xúc với đồng nghiệp khác giới dễ nảy sinh những
tình cảm nơi công sở là một vấn đề đang diễn ra rất phổ biến tại Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Chương III: Những giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa gia
đình trong gia đình hiện nay.
3.1. Những giá trị tích cực trong văn hóa gia đình.
3,2, Những giá trị tiêu cực trong văn hóa gia đình.
3.3. Phát huy những giá trị của văn hóa gia đình trong gia đình hiện
nay.
- dựa trên những giá trị tích cực và tiêu cực trong văn hóa gia đình đã
nêu trên, phải nhân thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của gia
đình đối với mỗi người, từ đó phát huy những mặt mạnh vốn có, loại bỏ
hoặc cải cách những giá trị tiêu cực, áp dụng những giá trị tích cực
trong cuộc sống hiện đại. tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn
lọc…
*** Một số những yêu cầu
1. Bài luận văn phải dài tối thiểu 55 trang ( không tính trang có
ảnh).
2. Làm bắt đầu từ phần nội dung (vì phần lý do chọn đề tài, mục
đích, mục tiêu…mình đã làm rồi).
3. có hình ảnh minh họa (Hình ảnh minh họa của bài tiểu luận để
riêng ở phần phụ lục của bài).
4. Làm dựa trên những đề mục đã có sẵn, không thay đổi bố cục của
bài, tên chương, đề mục trong bài. Phần gợi ý của mình đã làm
sẵn bạn có thể cho thêm vào hoặc bỏ đi tùy ý, miễn sao đại ý, nội
dung như vậy là được.
5. Ghi rõ tên những đầu sách và trang wed mà bạn đã đọc, nghiên
cứu trong quá trình làm bài. VD: sách A của tác giả B sản xuất
năm 1999, tái bản….
***** Bạn có thể lên thư viện Quốc gia tìm sách, tìm những đầu sách
hoặc chuyên mục như:
- phong tục gia đình xưa và nay.
- Những luận án về gia đình.
- Phong tục VN xưa và nay.
***** Có thắc mắc gì bạn có thể nhắn tin cho mình, mình sẽ gọi lại.
Mình tên Giang nhé : 098.888.6582
Rất cảm ơn bạn !