Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết Sử 10 - HK1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.42 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KON TUM
TRƯỜNG PT-DTNT ĐĂK GLEI
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD
KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: LỊCH SỬ 10 – BAN CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam (từ nguyên thủy đến nửa đầu thế
kỉ XIX) của HS so với yêu cầu của chương trình Từ kết quả kiểm tra, HS tự đánh giá năng lực và điều chỉnh
hoạt động học tập của mình theo hướng tích cực hơn.
- Thông qua kết quả bài kiểm tra này, GV đánh giá quá trình giảng dạy của bản thân, từ đó có thể điều
chỉnh phương pháp, hình thức dạy học phù nếu thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
Hình thức : Kết hợp Trắc nghiệm & Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN (trang bên)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 - 1011
MÔN: LỊCH SỬ 10 – BAN CƠ BẢN
Tên Chủ đề
(nội dung,
chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Tổng Cộng
TNKQ TL TNKQ TL TL
1. Việt
Nam từ
thời nguyên
thủy đến
thế kỉ X
Biết được cư dân
thuộc nền văn hóa
Phùng Nguyên là


những người đã mở
đầu thời đại đồng
thau ở nước ta
Hiểu được
hoạt động
kinh tế chủ
yếu của cư
dân nước ta
dưới thời kì
các quốc gia
cổ đại
Vẽ sơ đồ và
nêu nhận
xét về tổ
chức bộ
máy nhà
nước Văn
Lang (thế kỉ
VII TCN)
Số câu:3
Số điểm:2.5
Tỉ lệ 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
= 5 %
Số câu
Số điểm
Số câu:1
Số điểm: 0.5
= 5 %

Số câu
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm:1.5
= 15 %
Số câu:3
2.5 điểm
= 25 %
2. Việt Nam
từ thế kỉ X
đến thế kỉ
XV
Biết được trình tự kế
tục nhau của các
triều đại phong kiến
trong tiến trình lịch
sử Việt Nam từ thế
kỉ X đến thế kỉ V
Kể tên các
cuộc kháng
chiến bảo vệ
tổ quốc và
khởi nghĩa
giải phóng
dân tộc của
nhân dân ta
trong các
thế kỉ X –
XV
Hiểu được nội

dung cơ bản
của phép
quân điền
Số câu: 3
Số điểm:
3.5 Tỉ lệ: 35
%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
= 5 %
Số câu:1
Sốđiểm:2.5
= 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
= 5 %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 3
3.5 điểm
= 35 %
3.Việt Nam
từ thế kỉ
XVI đến thế
kỉ XVIII
Biết được từ thế kỉ
XVI, đạo Thiên chúa
đã được truyền bá

vào nước ta thông
qua các nhà truyền
đạo đến từ phương
Hiểu được
nguyên nhân
trực tiếp dẫn
đến việc nước
ta bị chia cắt
thành Đàng
Hiểu và lựa
chọn các sự
kiện chính
để phản ánh
sự nghiệp
thống nhất
Tây trong – Đàng
ngoài
đất nước và
bảo vệ tổ
quốc của
phong trào
Tây Sơn
Số câu: 3
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
= 5 %
Số câu
Số điểm

Số câu: 1
Số điểm: 0.5
= 5 %
Số câu:1
Số điểm:2
= 20 %
Số câu
Số điểm
Số câu:3
3 điểm
= 30%
4. Việt Nam
nửa đầu
thế kỉ XIX
- Biết được năm
1802, nhà Nguyễn
thành lập.
- Biết được Cao Bá
Quát là người lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa
ở Ứng Hòa (Hà Tây,
năm 1854)
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 1
= 10 %
Số câu
Số điểm

Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 2
1 điểm
=10 %
Tổng số
câu: 11
Tổng số
điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu: 6
Số điểm: 5
50 %
Số câu: 4
Số điểm: 3.5
35 %
Số câu: 1
Số điểm:1.5
15 %
Số câu: 11
Số điểm: 10
= 100%
Duyệt của BCM Duyệt của TCM GV ra đề
Nguyễn Bá Kiên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KON TUM ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT (HK II - NĂM HỌC 2010 – 2011)
TRƯỜNG PT-DTNT ĐĂK GLEI MÔN: LỊCH SỬ 10 - BAN CƠ BẢN

TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thực hiện: Tuần:
Mã đề: LS - 103
Phần I: TRẮC NGHIỆM (4.0 Điểm)
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Cư dân thuộc nền văn hóa nào dưới đây là những người đã mở đầu thời đại đồng thau ở nước ta?
A. Văn hóa Hòa Bình. B. Văn hóa Phùng Nguyên. C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 2: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân nước ta dưới thời kì các quốc gia cổ đại (Văn Lang – Âu Lạc;
Cham-pa và Phù Nam) là gì?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Chăn nuôi du mục.
C. Đánh bắt thủy, hải sản. D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 3: Nội dung cơ bản của phép quân điền mà nhà nước phong kiến ở nước ta lần đầu tiên thực hiện từ thời
Lê Sơ (thế kỉ XV) là
A. Nhà nước chia ruộng đất công làng, xã cho nông dân (dân đinh) cày cấy.
B. Nhà Vua ban cấp ruộng đất cho tướng lĩnh quân đội.
C. Nhà vua ban cấp ruộng đất cho vương hầu, quý tộc lập Điền trang, Thái ấp.
D. Nhà Vua ban cấp ruộng đất cho quan lại.
Câu 4: Từ thế kỉ XVI, một tôn giáo mới đã được truyền bá vào nước ta thông qua các nhà truyền đạo đến từ
phương Tây, tôn giáo đó là
A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 5: Nước ta bị chia cắt thành Đàng trong – Đàng ngoài (chính thức từ năm 1672, với ranh giới sông Gianh
– Quảng Bình), đó là hậu quả trực tiếp của
A. Loạn 12 Sứ quân. B. Chiến tranh Nam – Bắc triều
C. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn. D. Chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn
Câu 6: Nhà Nguyễn được thành lập vào
A. năm 1801. B. năm 1802. C. năm 1803. D. năm 1804.
Câu 7: Người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Ứng Hòa (Hà Tây, năm 1854) rồi lan nhanh sang các tỉnh Hà
Nội, Hưng Yên là ai?
A. Phan Bá Vành. B. Cao Bá Quát. C. Lê Văn Khôi. D. Nông Văn Vân
Câu 8: Trình tự kế tục nhau của các triều đại phong kiến trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế

kỉ V là
A. Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần – Hồ - Lê Sơ
B. Đinh – Tiền Lê – Ngô - Hồ – Lý – Trần - Lê sơ.
C. Triệu – Đinh – Lý – Trần - Hồ - Lê Sơ.
D. Ngô – Đinh - Lê sơ – Triệu – Lý – Trần – Hồ.
Phần II: TỰ LUẬN (6.0 Điểm)
Câu 9: (1.5 điểm)
Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang (thế kỉ VII TCN)
Câu 10: (2.5 điểm)
Kể tên các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và khởi nghĩa giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong
các thế kỉ X – XV trên cơ sở các mốc thời gian ở bảng hệ thống dưới đây:
Thời gian
(năm)
Các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc (và khởi nghĩa giải phóng dân tộc)
của nhân dân ta trong các thế kỉ X - XV
938
981
1075 – 1077
1258 – 1288
1418 - 1427
Câu 11: (2.0 điểm)
Sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc của phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) được thể
hiện qua những sự kiện lịch sử nào?
…………………………………… Hết ……………………………………
Ghi chú: - Học sinh không sử dụng tài liệu
- Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm
____________________________________________________________________________
Duyệt của BCM Duyệt của TCM GV ra đề
Nguyễn Bá Kiên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KON TUM ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT (HK II - NĂM HỌC 2010 – 2011)

TRƯỜNG PT-DTNT ĐĂK GLEI MÔN: LỊCH SỬ 10 - BAN CƠ BẢN
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thực hiện: Tuần:
Mã đề: LS - 104
Phần I: TRẮC NGHIỆM (4.0 Điểm)
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Từ thế kỉ XVI, một tôn giáo mới đã được truyền bá vào nước ta thông qua các nhà truyền đạo đến từ
phương Tây, tôn giáo đó là
A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 2: Người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Ứng Hòa (Hà Tây, năm 1854) rồi lan nhanh sang các tỉnh Hà
Nội, Hưng Yên là ai?
A. Phan Bá Vành. B. Cao Bá Quát. C. Lê Văn Khôi. D. Nông Văn Vân
Câu 3: Nhà Nguyễn được thành lập vào
A. năm 1801. B. năm 1802. C. năm 1803. D. năm 1804.
Câu 4: Cư dân thuộc nền văn hóa nào dưới đây là những người đã mở đầu thời đại đồng thau ở nước ta?
A. Văn hóa Phùng Nguyên. B. Văn hóa Hòa Bình. C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 5: Nội dung cơ bản của phép quân điền mà nhà nước phong kiến ở nước ta lần đầu tiên thực hiện từ thời
Lê Sơ (thế kỉ XV) là
A. Nhà Vua ban cấp ruộng đất cho tướng lĩnh quân đội.
B. Nhà nước chia ruộng đất công làng, xã cho nông dân (dân đinh) cày cấy.
C. Nhà vua ban cấp ruộng đất cho vương hầu, quý tộc lập Điền trang, Thái ấp.
D. Nhà Vua ban cấp ruộng đất cho quan lại.
Câu 6: Nước ta bị chia cắt thành Đàng trong – Đàng ngoài (chính thức từ năm 1672, với ranh giới sông Gianh
– Quảng Bình), đó là hậu quả trực tiếp của
A. Loạn 12 Sứ quân. B. Chiến tranh Nam – Bắc triều
C. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn. D. Chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn
Câu 7: Trình tự kế tục nhau của các triều đại phong kiến trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế
kỉ V là
A. Triệu – Đinh – Lý – Trần - Hồ - Lê Sơ.
B. Ngô – Đinh - Lê sơ – Triệu – Lý – Trần – Hồ.

C. Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần – Hồ - Lê Sơ
D. Đinh – Tiền Lê – Ngô - Hồ – Lý – Trần - Lê sơ.
Câu 8: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân nước ta dưới thời kì các quốc gia cổ đại (Văn Lang – Âu Lạc;
Cham-pa và Phù Nam) là gì?
A. Thủ công nghiệp và thương nghiệp B. Chăn nuôi du mục.
C. Đánh bắt thủy, hải sản. D. Nông nghiệp trồng lúa nước.
Phần II: TỰ LUẬN (6.0 Điểm)
Câu 9: (1.5 điểm)
Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang (thế kỉ VII TCN)
Câu 10: (2.5 điểm)
Kể tên các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và khởi nghĩa giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong
các thế kỉ X – XV trên cơ sở các mốc thời gian ở bảng hệ thống dưới đây:
Thời gian
(năm)
Các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc (và khởi nghĩa giải phóng dân tộc)
của nhân dân ta trong các thế kỉ X - XV
938
981
1075 – 1077
1258 – 1288
1418 - 1427
Câu 11: (2.0 điểm)
Sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc của phong trào Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII) được thể
hiện qua những sự kiện lịch sử nào?
…………………………………… Hết ……………………………………
Ghi chú: - Học sinh không sử dụng tài liệu
- Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm
____________________________________________________________________________
Duyệt của BCM Duyệt của TCM GV ra đề
Nguyễn Bá Kiên

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KON TUM ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
TRƯỜNG PT-DTNT ĐĂK GLEI ĐỀ KIÊM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD MÔN: LỊCH SỬ 10 - BAN CƠ BẢN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Thời gian thực hiện: Tuần:
Phần I: TRẮC NGHIỆM (4.0 Điểm)
Câu
Mã đề 1 2 3 4 5 6 7 8
LS - 103 B A A D C B B A
LS - 104 D B B A B C C D
Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
Phần II: TỰ LUẬN (6.0 Điểm)
Câu Nội dung (Câu hỏi – Đáp án) Điểm
9 Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang (thế kỉ VII TCN) (1.5)
* Sơ đồ:
* Nhận xét: Bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản,…
1.0
0.5
10 Kể tên các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và khởi nghĩa giải phóng dân tộc của
nhân dân ta trong các thế kỉ X – XV trên cơ sở các mốc thời gian ở bảng hệ thống
dưới đây:
(2.5)
Thời gian
(năm)
Các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc (và khởi nghĩa giải phóng
dân tộc) của nhân dân ta trong các thế kỉ X - XV
938 Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán
981 Kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê
1075 - 77 Kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý
1258 - 88 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần

1418 - 27 Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
11 Sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc của phong trào Tây Sơn (cuối
thế kỉ XVIII) được thể hiện qua những sự kiện lịch sử nào?
(2.0)
• Sự nghiệp thống nhất đất nước:
- Năm 1777, phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng
Trong
- Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập
đoàn phong kiến Trịnh – Lê ở Đàng Ngoài
• Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc:
- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)
- Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
0.5
0.5
0.5
0.5
9+10+11 (6.0)
Duyệt của BCM Duyệt của TCM GV ra đề
Nguyễn Bá Kiên
Hùng Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng

(Bộ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)

×