Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi Olympic Địa lớp 10 năm 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 4 trang )

Sở GD-ĐT Hà Nội ĐỀ THI OLIMPIC
Trường THPT Đa Phúc Môn: Địa lí 10( thời gian: 90 phút)
Câu 1:(3 điểm )
Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không tự quay quanh trục
thì sẽ có những hiện tượng gì xảy ra trên bề mặt Trái Đất ?
Câu 2:( 2 điểm) Một Hội nghị được tổ chức ở nước Anh vào lúc 20 giờ ngày 20/10/2006 thì
ở Hà Nội (Việt Nam) Newdeli (Ấn Độ) và Oasinton (Hoa Kỳ) là mấy giờ? Biết rằng Anh
múi giờ 0, Hà Nội múi giờ 7, Newdeli múi giờ 5 và Oasinton múi giờ 19.
Câu 3: (5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản xuất năng lượng của thế giới, thời kỳ 1950 – 2003
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Than
(Triệu tấn)
1820 2603 2936 3770 3387 5300
Dầu mỏ
(Triệu tấn)
523 1052 2336 3066 3331 3904
Điện
(Tỷ kWh)
967 2304 4962 8247 11832 14851
a-Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm trên thời kỳ 1950 – 2003.
b-Nhận xét và giải thích.
Câu 4: (6 điểm)
a. Phân tích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ ở biểu đồ.
b. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất ?
c. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của tây bắc
châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có
khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Câu 5: (4 điểm )
Nêu vai trò của ngành giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?


=====Hết=====
Biểu đồ : Phân bố lượng mưa theo vĩ độ
Đ ÁP ÁN
K Ì THI OLYMPIC
Đ Ề THI M ÔN Đ ỊA L Í - 10
Câu 1:(3 điểm )
Trái Đất vẫn có ngày và đêm ( 0,5 đ )
- Một năm chỉ có một ngày và một đêm, ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng ( 0,5 đ
)
- Ban ngày, mặt đất sẽ tích một l ư ợng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội.( 0,5 đ )
- Ban đêm sẽ trở lên rất lạnh.( 0,5 đ )
- Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí
áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm. Từ đó hình thành những luồng gió cực mạnh .( 0,5 đ )
- Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.( 0,5 đ )
Câu 2: (2 điểm)
- Ở Anh 20 giờ ngày 20/10 thì ở Việt Nam: 20 giờ + 7 giờ = 27 giờ (tức là 3giờ ngày
21/10/2006)
- Ở Newdeli 20 giờ ngày 20/10 +5 giờ = 25 giờ (tức là 1giờ ngày 21/10/2006)
- Ở Oasinton : 20 giờ - 5 giờ = 15 giờ ngày 20/10/2006
Câu 3 : (5 điểm)
a. Xử lý số liệu ( %) (1đ) nếu sai từ 3 số liệu trở lên không cho điểm
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 2003
Than 100 143 161,3 207,1 186 291,2
Dầu mỏ 100 201,1 446,7 586,2 636,9 746,5
Điện 100 238,3 513,1 852,8 1223,6 1535,8
- Vẽ biểu đồ đường (2 đ ) (đúng , chú thích đầy đủ)
+ Mỗi đường đúng cho 0,5 đ
+ Nếu thiếu hay sai 1 chi tiết trừ 0,5 đ
b. Nhận xét v à gi ải th ích : (2 đ)
_ Nhìn chung, từ 1950 – 2003 sản lượng các sản phẩm trên đều tăng ( 0,5 đ)

_ Tốc độ tăng giữa các sản phẩm khác nhau
+ Than: tăng 2,9 lần. Giai đoạn 1990 giảm do tìm được nguồn nhiên liệu mới. Sau đó
tăng trở lại do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá
học. ( 0, 5 đ)
+ Dầu: tăng nhanh hơn ( tăng 7,5 lần) và tăng liên tục do những ưu điểm ( sinh nhiệt
lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu) ( 0, 5 đ)
+ Điện: tăng nhanh nhất ( tăng 15,4 lần) tăng liên tục. Do nó là cơ sở chủ yếu để phát
triển nền công nghiệp hiện đại, nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và đời sống cũng ngày
càng cao hơn. ( 0, 5 đ)
( nếu không giải thích không cho 1 điểm)
C âu 4: (6 đ)
a. Sự phân bố lượng mưa : 2(đ)
Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.
Có xu hướng giảm dần từ xích đạo về phía 2 cực.
- Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo.(0, 5 đ)
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.(0,5 đ)
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình) ở bán cầu Bắc và bán cầu
Nam.(0,5 đ)
- Mưa càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam.(0,5 đ)
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa : (4 đ)
1. Khí áp: (0,5 đ)
Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp
nhiệt độ thấp ngưng thành giọt sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng
mưa lớn trên Trái Đất.
Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có
gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới
các khu áp cao cận chí tuyến thường là những hoang mạc lớn.
2. Frông: (0,5 đ)
Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc mưa
dải hội tụ.

3. Gió: (0,5 đ)
Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa
rất ít, mưa ở đây chủ yếu do sự ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng bốc lên. Miền
có gió mùa thì lượng mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo nhiều
hơi nước.
4. Dòng biển: (0,5 đ)
Cùng nằm ven bờ đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều vì
không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây
mưa; nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước
không bốc lên được, do vậy một số nơi mặc dù nằm ven bờ đại dương nhưng vẫn là
hoang mạc như các hoang mạc A-ta-ca-ma, Na-mip…
5. Địa hình: (0,5 đ)
Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi, càng lên cao, nhiệt
độ càng giảm, mưa càng nhiều; nhưng tới một độ cao nào dó, độ ẩm không khí đã giảm
nhiều, sẽ không còn mưa, vì thế những đỉnh núi cao thường khô ráo.
c. Vì sao? (1,5 đ)
- Tây bắc Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu
là gió mậu dịch, vên bờ lại có dòng biển lạnh. (0,75đ)
- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên. (0,75đ
Câu 5: (4điểm)
Vai trò của ngành giao thông vận tải :
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản
xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn
ra liên tục và bình thường.(1đ)
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
(1đ)
- Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao
thông vận tải. (1đ)
- Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở
những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh

quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. (1đ)

×