Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập học kỳ - Môn Luật Lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.3 KB, 11 trang )


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
=====o0o=====
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT LAO ĐỘNG
ĐỀ BÀI SỐ 11
HỌ VÀ TÊN:
LỚP:
MSV:
KHOA:
Bài tập học kỳ - Môn Luật Lao động
HÀ NỘI - 2010
hauoyhw
2
Bài tập học kỳ - Môn Luật Lao động
ĐỀ BÀI SỐ 11
1. Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật và hợp đồng lao
động (3 điểm).
2. Trần Hoàng A được tuyển dụng làm nhân viên khai thác thị trường theo HĐLĐ
không xác định thời hạn đối với công ty X từ 01/01/2003, lương 3 triệu
đồng/tháng tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Tháng 02/2004, A được cử
đi học nâng cao nghiệp vụ tại Malaysia 1 năm với cam kết sau khi học xong sẽ
làm cho công ty ít nhất 5 năm và đặt cọc cho công ty 30 triệu đồng. A sẽ phải
bồi thường toàn bộ chi phí học nghề và không được lấy lại số tiền đã đặt cọc nếu
vi phạm cam kết trên. Thỏa ước tập thể của công ty có quy định chế độ tăng
lương 3 năm/lần với mức bằng 10% mức lương cũ. Sau khi học nghề xong, làm
việc được 3 năm với mức lương 5 triệu đồng/tháng A vẫn không thấy được tăng
lương. A hỏi trưởng phòng nhân sự thì được biết A không có tên trong danh
sách tăng lương vì không tham gia ký thỏa ước và chưa hết cam kết thời gian
làm việc sau khi học nghề. Cho rằng công ty đã trả lương thấp và quá khắt khe


với mình trong khi có nhiều đơn vị khác tuyển dụng với mức lương cao hơn rất
nhiều, A tỏ thái độ tiêu cực, làm việc đối phó và liên tục vi phạm kỷ luật. Cụ thể
trong tháng 10/2008 A nghỉ việc không lý do chính đáng 4 ngày, đi làm muộn 5
ngày và nhiều lần bị nhắc nhở về thái độ làm việc không nghiêm túc. Ngày
20/11/2008 trưởng phòng nhân sự tổ chức phiên họp và ra quyết định kỷ luật
điều chuyển A đến làm tại bộ phận bốc dỡ hàng trong thời hạn 3 tháng với mức
lương 1,5 triệu đồng/tháng. Ngày 5/12/2008 A gây sự đánh nhau với một công
nhân đội bốc vác. Khi được báo cáo sự việc, giám đốc vô cùng tức giận đã gọi A
lên phòng làm việc và trực tiếp tuyên bố chính thức sa thải A. Hôm sau A không
đến làm việc và chủ động đi xin việc nơi khác. Ngày 28/12/2008 giám đốc công
ty khởi kiện A ra tóa án nhân dân thành phố Hải Phóng với lý do đơn phương
chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bởi cho rằng A đã tự ý nghỉ việc khi chưa có
quyết định sa thải chính thức bằng văn bản và yêu cầu bổi thường toàn bộ số
tiền đã cam kết trong hợp đồng học nghề.
Hỏi:
a) Việc giải quyết chế độ tăng lương của A là đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)
b) Việc xử lý kỷ luật của công ty đối với A có đúng pháp luật không? Vì sao? (2
điểm)
c) Việc công ty khởi kiện A ra Tòa án thành phố Hải phòng là đúng hay sai? Tại
sao? (2 điểm)
d) A có phải bồi thường không? Tại sao? (1 điểm)
hauoyhw
3
Bài tập học kỳ - Môn Luật Lao động
1. Nêu mối quan hệ giữa thoả ước lao động tập thể với pháp luật lao động và hợp
đồng lao động.
• Mối quan hệ giữa thoả ước lao động tập thể và pháp luật lao động
Điều 44 BLLĐ qui định: “Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa
tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao
động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động”.

Xuất phát từ qui định trên, thoả ước lao động tập thể có những đặc trưng cơ bản
sau :
- Về hình thức : Thoả ước lao động tập thể bắt buộc ký kết bằng văn bản. Bởi vì,
để hạn chế mầm mống tranh chấp xảy ra trong tương lai và là cơ sở để giải quyết các
tranh chấp thì việc ký kết bằng văn bản là hình thức pháp lý hữu hiệu, an toàn nhất
đảm bảo quyền và và lợi ích của tập thể người lao động.
- Về bản chất : Thoả ước lao động tập thể mang bản chất của một hợp đồng đó là
sự thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động. Ngoài ra, thỏa ước lao động tập thể
còn mang tính quy phạm.
- Về chủ thể : Một bên chủ thể của thoả ước lao động tập thể bao giờ cũng là tập
thể người lao động mà người đại diện là tổ chức Công đoàn.
- Về nội dung : Nội dung các bên thoả thuận trong thoả ước là quyền và nghĩa vụ
trong quan hệ lao động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.
Thoả ước lao động tập thể là một văn bản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của tập
thể người lao động với người sử dụng lao động do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng liên
quan đến lợi ích của tập thể lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của nhà nước.
Trong quan hệ đối với pháp luật lao động:
- Thoả ước lao động tập thể là cầu nối trung gian giữa quy phạm pháp luật lao động và
điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp; là văn bản cụ thể hoá chi tiết các qui định của
luật Lao động phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của các bên. Nội dung của
thỏa ước thường được xây dựng dưới dạng quy phạm, theo từng điều khoản, thể hiện
hauoyhw
4
Bài tập học kỳ - Môn Luật Lao động
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động như các điều kiện
lao động, điều kiện sử dụng lao động…
- Thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động.
Thỏa ước lao động tập thể tuy được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa
thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ song thỏa ước tập thể còn có tính quy phạm và
được coi là “bộ luật con” của doanh nghiệp. Vì vậy, thỏa ước được ký kết sẽ là nguồn

quy phạm bổ sung cho các quy định của pháp luật lao động tại đơn vi.
Hơn nữa, thỏa ước tập thể vừa mang tính chất quy phạm, vừa mang tính chất
hợp đồng, vừa mang tính chất bắt buộc, vừa mang tính chất thỏa thuận, nên, thỏa ước
tập thể không chỉ đơn thuần là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà nó còn góp
phần cho việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động.
• Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động (HĐLĐ)
Thỏa ước lao động tập thể và HĐLĐ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- HĐLĐ là cơ sở để thiết lập thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể được hình thành trên cơ sở sự thương lượng, thỏa thuận
giữa các bên trong quan hệ lao động (tập thể lao động và NSDLĐ). Mà quan hệ lao
động do luật lao động điều chỉnh là những quan hệ lao động được thiết lập trên cơ sở
của HĐLĐ. Vì vậy, có thể nói, thỏa ước lao động tập thể được hình thành trên cơ sở
của HĐLĐ.
- Thỏa ước lao động tập thể nhằm bổ sung và nâng cao những thỏa thuận trong
HĐLĐ.
Đối với quan hệ lao động trên cơ sở HĐLĐ, Nhà nước không quy định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của cá bên mà chỉ định ra khung pháp luật, các hành lang pháp lý để
trên cở sở đó các bên tự thương lượng, thỏa thuận. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải
ký kết thỏa ước để cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ các bên cho phù hợp với điều kiện
của từng doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên trong quan hệ
lao động.
hauoyhw
5

×