Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

154 Câu hỏi ôn tập thi tuyển ngành Kỹ sư kinh tế xây dựng (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.36 KB, 54 trang )

154 Câu hỏi ôn tập thi tuyển ngành Kỹ sư kinh tế xây dựng
Câu hỏi 154: Chất lượng công trình là một yêu cầu rất quan trọng đối
với một công trình xây dựng, vậy tại sao Luật Xây dựng không có
chương nào quy định về vấn đề này?
Tuy trong Luật Xây dựng không có chương riêng quy định về chất lượng xây dựng nhưng quy định
cụ thể trình tự, thủ tục, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc lập quy hoạch xây dựng, lập án
đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, bàn giao, lựa chọn
nhà thầu, quản lý dự án
Các công việc này phải được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Nếu thực hiện đúng
các quy định này thì công trình đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, để hướng dẫn về quản lý chất lượng
công trình xây dựng lần đầu tiên Chính phủ đã ban hành Nghị định 209/2005/NĐ-CP về quản lý
chất lượng công trình xây dựng, trong đó quy định trình tự, thủ tục giám sát, nghiệm thu, bàn giao,
công việc, hạng mục công trình, công trình xây dựng và trách nhiệm của từng chủ thể trong từng
giai đoạn của dự án đối với chất lượng công trình xây dựng.
Câu hỏi 153: Tôi là giám đốc bệnh viện được giao làm chủ đầu tư xây
dựng công trình, tôi phải làm gì khi công trình xảy ra sự cố?
Theo quy định tại điều 35 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
- Chủ đầu tư phải lập báo cáo sự cố xẩy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây dựng và gửi
báo cáo sự cố công trình xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh. Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên có sự cố hoặc sự cố ở các công trình
xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải báo cáo người quyết định đầu
tư và Bộ Xây dựng.
- Tổ chức thu dọn hiện trường; khắc phục sự cố.
Giúp chủ đầu tư trong trường hợp này là Ban quản lý dự án xây dựng đủ năng lực hoặc nhà thầu
quản lý dự án. Trong một số trường hợp Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn để
xác định nguyên nhân sự cố công trình.
Câu hỏi 152: Tại sao phải quy định bảo trì? Ai lập quy trình bảo trì?
1. Tại điều 31 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định công trình sau khi được nghiệm thu đưa
vào sử dụng phải được bảo trì để vận hành, khai thác lâu dài. Việc quy định phải bảo trì công trình
để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng không bị xuống cấp, nhằm duy trì công năng và nhu
cầu sử dụng trong suốt tuổi thọ công trình.


2. Theo quy định tại điều 33 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, đối với công trình xây dựng mới, nhà
thầu thiết kế, nhà sản xuất thiết bị công trình lập quy trình bảo trì công trình xây dựng phù hợp với
loại và cấp công trình xây dựng; đối với các công trình xây dựng đang sử dụng nhưng chưa có quy
trình bảo trì thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng phải thuê tổ chức tư vấn kiểm
định lại chất lượng công trình xây dựng và lập quy trình bảo trì công trình xây dựng.
Câu hỏi 151: Tại sao phải bảo hành công trình? Ai bảo hành công trình?
1. Bảo hành công trình xây dựng là công việc của nhà thầu thi công xây dựng để khắc phục, sửa
chữa, thay thế đối với những hư hỏng, khiếm khuyết của công trình sau khi đưa vào khai thác, sử
dụng.
Thời gian bảo hành do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận thầu và không ít hơn thời gian
quy định tại điều 29 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Tại điều 30 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bên về bảo hành công
trình xây dựng, như sau:
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng
công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu
cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc
bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê
nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm tổ
chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công
trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục.
2. Theo quy định tại điều 32 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, công trình phải được bảo trì từ ngày
nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.
Tại điều 34 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy đinh chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình
xây dựng phải tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì công trình xây
dựng.
Câu hỏi 150: Giám sát của nhân dân về chất lượng xây dựng công trình
được thực hiện như thế nào ?
Sự giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng là rất quan trọng. Chính vì vậy quy
định tại các điều 8 của Luật Xây dựng và điều 3 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp

lý để nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật xây dựng nói chung và về chất lượng công trình
xây dựng nói riêng.
Việc giám sát của nhân dân về chất lượng xây dựng công trình không mang tính kỹ thuật mà là
giám sát hành vi của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng. Để
thuận lợi cho nhân dân có điều kiện thực hiện việc giám sát chủ đầu tư phải công bố công khai trên
biển báo được treo ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc theo quy định tại điều 74 của Luật Xây dựng. Những
công trình xây dựng theo tuyến thì biển báo phải được treo ở nhiều nơi, đặc biệt ở các khu dân cư.
Thông qua việc giám sát, nhân dân phát hiện những nội dung sai khác với nội dung biển báo và các
hành vi khác làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng.
Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi sai khác với thông báo và có dấu hiệu ảnh hưởng tới chất
lượng công trình xây dựng thì phải phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, UBND xã, phường, thị trấn
nơi đặt công trình xây dựng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 149: Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu
nhưng chưa tiếp tục thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng
tiếp phải làm gì ?
Theo quy định tại điều 23 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì những công việc xây dựng đã được
nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công tiếp tư vấn giám sát của chủ đầu tư phải
kiểm tra lại và so với kết quả đã được nghiệm thu có thay đổi không. Trường hợp không có thay đổi
thì cho phép thi công tiếp.
Trường hợp có sai khác phải yêu cầu các nhà thầu khắc phục và phải được nghiệm thu lại mới được
thi công tiếp. Đối với công việc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm
thu được chuyển nhà thầu khác thi công tiếp thì phải được nhà thầu đó tham gia nghiệm thu.
Câu hỏi 148: Đối với nhà ở riêng lẻ hoặc các công trình xây dựng không
sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì có cần thực hiện chế độ giám
sát thi công xây dựng công trình không ?
Theo quy định tại điều 87 của Luật Xây dựng thì mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công
phải được thực hiện chế độ giám sát; khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở
riêng lẻ. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về
chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng
công trình. Chế độ giám sát không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn vì lợi ích của cộng

đồng.
Câu hỏi 147: Ai phải ký biên bản nghiệm thu trong quá trình thi công
xây dựng công trình?
Về nguyên tắc, khi tiến hành nghiệm thu trong quá trình thi công trình xây dựng công trình phải có
sự tham gia của chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư) và nhà thầu thi công xây dựng. Tuy
nhiên, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây
dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
Tại điều 24, 25, 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định những người sau đây phải tham dự và
ký biên bản nghiệm thu trong quá trình công xây dựng:
1. Đối với nghiệm thu công việc xây dựng:
- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây
dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
2. Đối với nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người phụ
trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ
phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện;
- Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
3. Đối với nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào
sử dụng:
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình
của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình
của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người phụ trách thi công trực tiếp.
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây
dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
Câu hỏi 146: Nhà thầu thiết kế có phải tham gia nghiệm thu công trình
xây dựng trong quá trình thi công không ?
Theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhà thầu thiết kế không bắt
buộc phải tham gia nghiệm thu công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
Tuy nhiên, theo quy định tại điều 22 và điều 26 Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì nhà thầu thiết kế
xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của
chủ đầu tư. Việc tham gia nghiệm thu này cần được thể hiện trong hợp đồng kinh tế.
Câu hỏi 145: Công trình chưa có bản vẽ hoàn công thì có được nghiệm
thu hoàn thành để đưa vào sử dụng không ?
Theo quy định tại điều 80 của Luật Xây dựng thì chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã
hoàn thành và đủ hồ sơ theo quy định. Cũng theo quy định tại điều 23 của Nghị định 209/2004/NĐ-
CP thì hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng
sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.
Theo quy định tại điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì bản vẽ hoàn công công trình là một
căn cứ để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử
dụng. Việc lập bản vẽ hoàn công phải được thực hiện ngay từ khi nghiệm thu các bộ phận công
trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng theo quy định tại điều 25 của Nghị định 209/2004/NĐ-
CP. Vì vậy, không thể tiến hành nghiệm thu hoàn thành mà chưa có bản vẽ hoàn công.
Câu hỏi 144: Bản vẽ hoàn công là gì? Ai có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn
công? Ai phải ký tên trong bản vẽ hoàn công?
1. Theo quy định tại điều 27 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện kích thước và các thông số thực tế đã thi công tại công trường
so với kích thước và thông số của bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Những thay đổi so với
bản vẽ thi công được thể hiện trực tiếp trên bản vẽ thiết kế thi công hoặc lập bản vẽ mới tùy theo
mức độ thay đổi.
Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công không thay đổi so với các kích thước,
thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công thi công xây dựng công trình.

3. Trong trường hợp bản vẽ hoàn công phải lập mới thì cần ghi rõ họ tên, chữ ký của đại diện nhà
thầu và có xác nhận của người giám sát thi công xây dựng. Trong trường hợp sử dụng thiết kế bản
vẽ thi công làm bản vẽ hoàn công thì phải có chữ ký của người đại diện tư vấn giám sát thi công
xây dựng của chủ đầu tư và người đại diện hợp pháp của nhà thầu tại công trường và đóng dấu bản
vẽ hoàn công theo quy định.
Câu hỏi 143: Trong quá trình thi công nếu có thay đổi thiết kế thì khối
lượng phát sinh được xử lý thế nào ?
Theo quy định tại điều 32 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết
kế được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý.
Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết
định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư
chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
Theo quy định tại khoản 3 mục II của Thông tư 02/2005/TT-BXD thì khối lượng thực hiện được bổ
sung, điều chỉnh so với hợp đồng được xử lý như sau:
- Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát
sinh được tính theo đơn giá đó;
- Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được
tính theo đơn giá địa phương nơi xây dựng công trình tại thời điểm phát sinh, nếu không có đơn giá
tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để
áp dụng;
- Nếu khối lượng công việc thay đổi ( tăng hoặc giảm ) hơn 20% so với khối lượng công việc đã ghi
trong hợp đồng thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới.
Câu hỏi 142: Tại sao nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu
tư không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực
hiện kiểm định chất lượng đối với công trình do mình giám sát ?
Theo quy định tại điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì nhà thầu giám sát thi công của chủ đầu
tư không được ký hợp đồng kiểm định chất lượng cho nhà thầu thi công xây dựng tại công trình do
mình giám sát, là vì để đảm bảo khách quan trong việc xem xét, đánh giá chất lượng công trình,
không để nhà thầu giám sát thi công xây dựng thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng làm sai
lệch kết quả giám sát, không làm tròn nghĩa vụ của mình theo quy định tại điều 90 của Luật Xây

dựng. Khi cần thiết, nhà thầu giám sát thi công xây dựng cần chỉ định phòng thí nghiệm khác thực
hiện phúc tra nhằm đảm bảo độ tin cậy.
Câu hỏi 141: Công ty tư vấn thiết kế chúng tôi thiết kế một công trình
được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng chủ đầu
tư từ chối không ký hợp đồng giám sát thi công xây dựng với chúng
tôi thì có đúng không? Vì sao?
1. Theo quy định tại khoản 6 điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng với
chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế.
Do vậy, nếu công trình mà Công ty của bạn đã thiết kế được đầu tư bởi một trong các nguồn vốn
trên thì chủ đầu tư không ký hợp đồng giám sát thi công xây dựng với Công ty của bạn là hoàn toàn
đúng, bởi vì:
- Nếu có một tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng thì không những chỉ giúp chủ đầu tư giám
sát nhà thầu thi công thực hiện đúng thiết kế được duyệt mà còn có thể phát hiện được những bất
hợp lý (nếu có) của thiết kế;
- Tránh khép kín để ngăn ngừa việc tự thay đổi thiết kế và những hành vi có thể dẫn tới thất thoát;
Đảm bảo khách quan trong việc xem xét, đánh giá chất lượng công trình.
Câu hỏi 140: Kỹ sư thủy lợi có được giám sát thi công xây dựng các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp hoặc cầu đường
không ?
Theo quy định, người giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công
xây dựng. Nội dung, phạm vi và đối tượng công trình được giám sát do cơ quan cấp chứng chỉ hành
nghề quyết định, căn cứ vào chuyên môn được đào tạo, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát
thi công xây dựng và kinh nghiệm thực tế.
Mặc dù bạn là kỹ sư thủy lợi nhưng đã có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp hoặc công trình cầu đường lâu năm thì vẫn được xem xét cấp chứng chỉ
hành nghề giám sát thi công các loại công trình này.
Câu hỏi 139: Tôi là kỹ sư xây dựng đã nghỉ hưu, nhưng còn sức khỏe
muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng thì cần phải có

những điều kiện gì ?
Theo quy định tại điều 48, 52 và 65 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì đối với kỹ sư xây dựng đã
nghỉ hưu muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng thì cần phải có những điều kiện sau
đây:
1. Trường hợp hành nghề độc lập:
- Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng;
- Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề giám sát thi công xây dựng;
- Phạm vi hoạt động: Được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và
nhà ở riêng lẻ.
2. Trường hợp làm thuê cho các tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng:
- Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng;
Có hợp đồng lao động theo quy định với tổ chức tư vấn theo quy định của pháp luật về lao động.
Câu hỏi 138: Tại sao người giám sát thi công xây dựng không được
đồng thời giám sát nhiều công trình trong cùng một thời gian?
Theo quy định tại điều 88 của Luật Xây dựng và điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì việc
giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm yêu cầu thường xuyên, liên tục trong quá trình
thi công xây dựng và cá nhân đảm nhận chức danh giám sát thi công xây dựng không được đồng
thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian nhằm đảm bảo hiệu quả,
chất lượng công việc do người giám sát đảm nhận, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hợp
những vi phạm về chất lượng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trên một người không thể thực hiện giám
sát nhiều công trình trong cùng một thời gian.
Câu hỏi 137: Ai được thực hiện giám sát thi công xây dựng? Người có
trình độ trung cấp, cao đẳng có được hành nghề giám sát thi công
xây dựng không?
1. Theo quy định tại điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì những người muốn thực hiện giám
sát thi công xây dựng thì phải có đủ các điều kiện sau:
a) Phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp
pháp cấp;
b) Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng theo quy định tại điều 52 của Nghị định
16/2005/NĐ-CP;

2. Theo quy định tại điều 52 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì đối với vùng sâu, vùng xa, những
người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia
thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng thì đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám
sát thi công xây dựng công trình. Do vậy người có trình độ trung cấp, cao đẳng đã được cấp chứng
chỉ giám sát thi công xây dựng công trình được hành nghề giám sát thi công xây dựng trong phạm
vi vùng sâu, vùng xa.
Câu hỏi 136: Doanh nghiệp chúng tôi là một doanh nghiệp xây dựng thì
chúng tôi có được tự giám sát công trình xây dựng trụ sở của mình
không ?
Nếu Doanh nghiệp xây dựng của bạn có đủ điều kiện về năng lực giám sát thi công xây dựng phù
hợp với loại, cấp công trình theo quy định thì được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng trụ sở
doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng. Trường hợp doanh nghiệp của bạn không đủ điều kiện năng lực
thì phải thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng.
Câu hỏi 135: Người giám sát thi công xây dựng có phải ký xác nhận
khối lượng thi công xây dựng trong biên bản nghiệm thu không?
Về nguyên tắc, chủ đầu tư chỉ thanh toán cho nhà thầu khối lượng công việc, bộ phận công trình,
hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã được tư vấn giám sát của chủ đầu tư nghiệm thu
đạt chất lượng.
Trong từng biên bản nghiệm thu chỉ ghi chất lượng của đối tượng đã được nghiệm thu phù hợp với
thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng, mà không đề cập đến
khối lượng của đối tượng được nghiệm thu. Vì vậy nhà thầu giám sát không phải xác nhận khối
lượng thi công xây dựng trong biên bản nghiệm thu.
Câu hỏi 134: Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư phải làm
gì khi phát hiện ra những vi phạm về an toàn lao động của nhà thầu
thi công xây dựng thực hiện?
Theo quy định tại điều 33 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu
tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công
trường.
Khi người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì

phải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng dừng ngay việc thi công để khắc phục. Nhà thầu thi công
xây dựng chỉ được tiếp tục thi công khi các vi phạm về an toàn lao động đã được khắc phục. Nếu để
xẩy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi giám sát của mình thì nhà thầu giám sát thi công
xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật.
Câu hỏi 133: Người giám sát thi công xây dựng phải xử lý như thế nào
khi phát hiện ra những sai phạm kỹ thuật do nhà thầu thi công xây
dựng thực hiện?
Theo quy định tại điều 90 của Luật Xây dựng và mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD, khi phát
hiện ra những sai phạm kỹ thuật của nhà thầu thi công xây dựng thì người giám sát thi công xây
dựng phải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm và ghi vào nhật ký
thi công.
Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không khắc phục hoặc chậm khắc phục thì người giám sát
yêu cầu nhà thầu thi công tạm dừng thi công và báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc
người có thẩm quyền xử lý.
Câu hỏi 132: Người giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm
như thế nào khi để xảy ra việc nhà thầu thi công xây dựng bớt xén
vật tư, vật liệu so với thiết kế được phê duyệt?
Theo quy định tại Điều 88 của Luật Xây dựng người giám sát thi công phải có mặt thường xuyên,
liên tục trong quá trình thi công xây dựng. Khi phát hiện việc nhà thầu công xây dựng bớt xén vật
tư, vật liệu so với thiết kế được phê duyệt thì phải yêu cầu nhà thầu dừng thi công và báo cáo ngay
với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý thường xuyên.
Nếu không thực hiện theo đúng quy định này thì người giám sát thi công phải bồi thường thiệt hại
khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng theo quy định tại điều khi phát hiện 90 của Luật Xây dựng.
Trường hợp nhà thầu giám sát thông đồng với nhà thầu thi công để bớt xén vật tư, vật liệu so với
thiết kế được phê duyệt thì còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Câu hỏi 131: Ban quản lý dự án có được quyền sửa đổi thiết kế bản vẽ
thi công trong quá trình thi công hay không?
Theo quy định tại điều 17 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, thiết kế bản vẽ thi công đã phê duyệt
chỉ được phép thay đổi nếu trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu

tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công
xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa
đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình.
Theo quy định tại điều 36 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ
đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ,
quyền hạn của mình. Bởi vậy, nếu được chủ đầu tư ủy quyền thì Ban quản lý dự án mới được phép
sửa đổi thiết kế bản vẽ thi công theo quy đúng định.
Câu hỏi 130: Khi thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng, chủ
đầu tư có phải giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
không?
Khi thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát chất
lượng thi công xây dựng theo quy định tại điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đối với tổng thầu
và với các nhà thầu phụ;
- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu xây dựng;
Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà thầu phụ.
Câu hỏi 129: Chủ đầu tư phải làm gì khi có nghi ngờ về chất lượng của
bộ phận công trình, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng
hoàn thành?
Theo quy định tại điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, khi có nghi ngờ về chất lượng của bộ
phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư tổ chức kiểm
định lại bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng hoàn thành.
Việc kiểm định này phải được thực hiện bởi tổ chức kiểm định độc lập với nhà thầu thi công xây
dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng.
Nếu kết quả kiểm định cho thấy bộ phận công trình, hạng mục công trình hoặc công trình hoàn
thành không đạt chất lượng thì nhà thầu thi công xây dựng phải sửa chữa, khắc phục và phải chịu
toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa, khắc phục và kiểm định lại của chủ đầu tư.
Câu hỏi 128: Chủ đầu tư phải làm gì khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra

chất lượng vật liệu, thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình do nhà
thầu thi công xây dựng thực hiện?
Theo quy định tại điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất
lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư
thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
Nếu kết quả kiểm tra khẳng định vật liệu, thiết bị không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư yêu cầu
nhà thầu thi công xây dựng không được phép sử dụng vật liệu, thiết bị đó vào công trình và chịu
toàn bộ chi phí thử nghiệm lại của chủ đầu tư.
Câu hỏi 127: Chủ đầu tư có phải kiểm tra năng lực của nhà thầu phụ
không? Chủ đầu tư xử lý như thế nào khi phát hiện nhà thầu phụ
không có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng công trình?
1. Theo quy định tại Điều 95 của Luật Xây dựng thì thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây
dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận.
Do đó, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra năng lực của nhà thầu phụ thi công xây dựng công
trình phù hợp với yêu cầu phần công việc do họ đảm nhận trong quá trình đấu thầu và thi công xây
dựng.
2. Xử lý của chủ đầu tư khi phát hiện nhà thầu phụ không có đủ điều kiện năng lực thi công xây
dựng:
a) Trong quá trình đấu thầu: Căn cứ vào các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu được quy định tại khoản
6 điều 28 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, chủ đầu tư kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu
phụ được tổng thầu lựa chọn trong hồ sơ dự thầu, nếu phát hiện bất cứ nhà thầu phụ nào không có
đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp
công trình thì có thể loại hồ sơ dự thầu của tổng thầu này hoặc yêu cầu tổng thầu thay đổi nhà thầu
phụ có đủ điều kiện năng lực, theo quy định của hồ sơ mời thầu.
b) Trong quá trình thi công xây dựng:
Theo quy định tại điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, chủ đầu tư phải kiểm tra sự phù hợp
năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và cam kết trong hợp đồng
xây dựng. Nếu chủ đầu tư phát hiện nhà thầu phụ thi công xây dựng không đảm bảo điều kiện năng
lực, thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu chính hoặc tổng thầu thực hiện đúng các cam kết về việc sử
dụng nhà thầu phụ của họ.

Câu hỏi 126: Khi Ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực trực tiếp
thực hiện giám sát thi công xây dựng thì có được hưởng chi phí
giám sát thi công xây dựng không ?
Khi Ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực trực tiếp thực hiện giám sát thi công xây dựng thì
được hưởng chi phí giám sát thi công xây dựng được xác định theo định mức chi phí quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình (ban hành kèm theo Quyết định 10/2005/QĐ-BXD).
Câu hỏi 125: Các nhà thầu liên danh có chịu trách nhiệm khi công trình
xẩy ra sự cố do lỗi của một trong những nhà thầu trong liên danh
gây ra không?
Theo quy định tại điều 46 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì các nhà thầu trong liên danh phải chịu
trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng xây
dựng đã ký kết.
Nội dung trách nhiệm chung và riêng này phải được nêu cụ thể trong hợp đồng liên danh và hợp
đồng ký với chủ đầu tư để có cơ sở xem xét khi công trình xẩy ra sự cố. Về nguyên tắc, khi công
trình xẩy ra sự cố do lỗi của một trong những nhà thầu trong liên danh gây ra thì trước hết trách
nhiệm này thuộc về nhà thầu gây ra sự cố. Các nhà thầu liên danh còn lại chịu trách nhiệm theo sự
thỏa thuận trong hợp đồng.
Câu hỏi 124: Khi công trình xẩy ra sự cố do lỗi của nhà thầu phụ gây ra
thì Tổng thầu hoặc nhà thầu chính thi công chịu trách nhiệm gì?
Theo quy định tại điều 20 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm
trước nhà thầu chính và tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận.
Do đó khi công trình xẩy ra sự cố, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà thầu phụ. Tổng thầu hoặc nhà
thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc khắc phục những thiệt hại và những ảnh
hưởng khác do sự cố công trình gây ra. Tuy nhiên, khi nghiệm thu công việc nếu có sự tham gia của
nhà thầu chính và tổng thầu thì nhà thầu chính và tổng thầu phải chịu trách nhiệm liên đới.
Câu hỏi 123: Ai phải chịu trách nhiệm khi xẩy ra sự cố công trình?
Để xác định ai phải chịu trách nhiệm về sự cố công trình thì việc đầu tiên là cần phải xác định được
nguyên nhân gây ra sự cố. Người nào gây ra sự cố thì người đó phải chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư
cũng phải chịu trách nhiệm nếu không thực hịên đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định để gây ra sự
cố.

Trường hợp phát hiện có hành vi thông đồng, móc ngoặc để xẩy ra sự cố thì các chủ thể có liên
quan phải chịu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi 122: Tại sao nhà thầu thi công xây dựng phải nghiệm thu nội bộ
trước khi mời chủ đầu tư nghiệm thu?
Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu nhưng chủ đầu tư đã
không thực hiện thì nhà thầu thi công xây dựng có được tiến hành các công việc tiếp theo không?
Trả lời:
Nhà thầu thi công xây dựng là người trực tiếp làm ra sản phẩm xây dựng phải tự đánh giá chất
lượng, khẳng định chất lượng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng được phép áp dụng thông qua
việc tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ
phận công trình; các hạng mục công trình và công trình trong đó có cả việc nghiệm thu vật liệu,
thiết bị.
Vì vây, theo quy định tại Điểm e khoản 1 điều 19 và khoản 1 điều 23 của Nghị định 209/2004/NĐ-
CP thì nhà thầu thi công xây dựng phải nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công
trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành trước khi yêu cầu
chủ đầu tư nghiệm thu.
Theo quy định tại điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì công việc xây dựng phải được người
giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp
của nhà thầu thi công xây dựng công trình nghiệm thu. Nếu thiếu một trong hai người này là không
được. Nếu chưa nghiệm thu công việc trước thì không thể triển khai công việc tiếp theo.
Để hạn chế những tổn thất do việc chủ đầu tư không tổ chức nghiệm thu kịp thời thì trong hợp đồng
thi công xây dựng phải nêu rõ về thời gian gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu, cam kết đền bù vật chất
do lỗi của chủ đầu tư gây ra do không tổ chức nghiệm thu kịp thời.
Câu hỏi 121: Đề nghị cho biết cách lập và sử dụng nhật ký thi công của
nhà thầu thi công xây dựng và nhật ký giám sát của chủ đầu tư?
Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công
trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; trao đổi thông tin giữa chủ
đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình với nhau.
Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi
công xây dựng, bao gồm hai phần: Phần của nhà thầu thi công xây dựng và phần của chủ đầu tư,

nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế. Phần của nhà thầu thi
công xây dựng nêu những thông tin của chỉ huy trưởng, cán bộ quản lý về yêu cầu thực hiện cho
các đội, tổ khi chưa kịp ban hành các văn bản. Nội dung của hai phần nhật ký này được quy định tại
điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Những người ghi vào nhật ký là những người có thẩm quyền của nhà thầu thi công xây dựng, chủ
đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác giả thiết kế.
Câu hỏi 120: Do thi công công trình theo tuyến nên Công ty chúng tôi
phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, tại các
phòng thí nghiệm hiện trường nhưng lại mang mã hiệu LAS-XD đã
được công nhận đặt tại Hà Nội. Vậy kết quả thí nghiệm đó có hợp
chuẩn ?
Theo quy định của Tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng, thì phòng thí nghiệm chỉ được công nhận khả năng thực hiện các phép thử khi có đủ các
điều kiện sau:
a) Tư cách pháp nhân: Quyết định thành lập phòng thí nghiệm; Quyết định bổ nhiệm Trưởng
phòng.
b) Thiết bị: Số thiết bị hiện có cho các chỉ tiêu đăng ký; Tình trạng thiết bị: Tính hiện đại, độ chính
xác, hồ sơ kiểm định thiết bị.
c) Số lượng, trình độ hiểu biết và tay nghề của công nhân thí nghiệm: Số lượng công nhân, nhân
viên thí nghiệm cần có theo quy định; Trình độ hiểu biết và tay nghề của công nhân, nhân viên thí
nghiệm.
d) Diện tích mặt bằng: Tình trạng diện tích mặt bằng, yêu cầu về môi trường cần đạt, phòng chuẩn
(nếu có), vệ sinh,
đ) Tài liệu kỹ thuật: Các tiêu chuẩn phương pháp thử và các hướng dẫn kỹ thuật hiện có. Tính hiệu
lực của các tài liệu kỹ thuật.
e) Quản lý điều hành: Tình trạng quản lý điều hành hoạt động phòng thí nghiệm mức độ tin cậy về
chất lượng thí nghiệm.
Việc Công ty của bạn thực hiện việc kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại các phòng
thí nghiệm hiện trường nhưng lại mang mã hiệu LAS-XD đã được công nhận đặt tại Hà Nội là
không hợp chuẩn. Vì vậy Công ty của bạn cần xây dựng Phòng thí nghiệm hợp chuẩn tại công

trường để thực hiện các phép thử phù hợp với các công việc cần kiểm tra hoặc thuê các phòng thí
nghiệm hợp chuẩn khác thực hiện
Câu hỏi 119: Tại sao nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các thí
nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện trước khi đưa vào công trình xây
dựng?
Muốn công trình xây dựng có chất lượng thì trước hết các loại vật liệu, cấu kiện đưa vào công trình
phải đảm bảo chất lượng. Vì vậy, theo quy định tại điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP nhà
thầu thi công xây dựng phải thực hiện các thử nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện theo tiêu chuẩn và
yêu cầu thiết kế trước khi đưa vào công trình.
Ngoài việc phải cung cấp cho chủ đầu tư giấy chứng nhận của nhà sản xuất về chất lượng vật liệu,
cấu kiện được đưa vào công trình, nhà thầu thi công xây dựng còn phải chứng minh chất lượng vật
liệu, cấu kiện đó thông qua kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn trước khi đưa
vào xây dựng công trình. Nhà thầu thi công xây dựng có thể sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn
của mình hoặc thuê phòng thí nghiệm hợp chuẩn của nơi khác thực hiện kiểm tra.
Câu hỏi 118: Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây
dựng được lập như thế nào?
Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng được lập theo hệ thống quản lý chất
lượng quốc tế ISO-9000, đó là hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả và được quốc tế thừa nhận.
Nhà thầu có thể tự lập hệ thống quản lý chất lượng của mình trên cơ sở trên cơ sở hệ thống điều
hành từ Trụ sở chính đến công trường để kiểm soát chặt chẽ mọi khâu trong suốt quá trình thi công
xây dựng.
Mô hình hệ thống quản lý chất lượng được lập tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của nhà thầu, cụ thể
như sau:
1. Tại Trụ sở chính (Tổng công ty, Công ty):
a) Phải có lãnh đạo phụ trách công tác quản lý chất lượng;
b) Phải có Bộ phận chuyên trách (phòng hoặc ban) về công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng. Bộ phận này có trách nhiệm:
- Xây dựng chính sách chất lượng và quy chế bảo đảm chất lượng từ Trụ sở chính đến các công
trường;
- Soạn thảo để lãnh đạo đơn vị ban hành các văn bản điều hành quản lý chất lượng;

- Lập sổ tay chất lượng chung bao gồm: Trình tự kiểm tra và các mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ
các công tác xây dựng, phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.
- Tiếp nhận báo cáo của công trường theo định kỳ hoặc đột xuất để tổng hợp báo cáo lãnh đạo;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quản lý chất lượng của các công ty thành viên để báo
cáo lãnh đạo xử lý.
2. Tại công trường:
a) Phải có chỉ huy trưởng công trường trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến
độ, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
b) Phải có cán bộ kỹ thuật giúp chỉ huy trưởng thực hiện các việc sau:
- Phổ biến quy định về quản lý chất lượng tại công trường;
- Hướng dẫn công tác đảm bảo chất lượng của từng công việc xây dựng;
- Đề xuất giải pháp và các yêu cầu đảm bảo chất lượng;
- Soạn các tài liệu về an toàn lao động giao cho các đội trưởng, tổ trưởng và người lao động;
- Theo dõi kiểm tra và báo cáo chỉ huy trưởng công trường để báo cáo tình hình chất lượng tại công
trường với Công ty theo quy định.
Câu hỏi 117: Tại sao nhà thầu thi công xây dựng phải lập hệ thống quản
lý chất lượng?
Việc thi công xây dựng công trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn, không gây ảnh hưởng đến các
công trình lân cận Vì vậy, theo quy định tại diểm a khoản 1 điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-
CP thì nhà thầu thi công xây dựng phải lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính
chất, quy mô công trình xây dựng, để chủ động kiểm soát và nâng cao chất lượng công trình.
Với hệ thống quản lý chất lượng, nhà thầu thi công xây dựng công khai, phân định rõ quyền hạn,
trách nhiệm, mối quan hệ của từng cá nhân trong việc tự kiểm soát chất lượng công tác xây dựng
theo các yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng.
Câu hỏi 116: Hiện nay các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đều quy định
phân cấp công trình. Vậy cấp công trình trong các tiêu chuẩn này có
khác biệt gì so với cấp công trình quy định trong luật Xây dựng?
Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây
dựng công trình và tuổi thọ công trình. Về nguyên tắc, cấp công trình được quy định trong các tiêu
chuẩn xây dựng phải phù hợp với cấp công trình đã được quy định trong Luật Xây dựng và Nghị

định 209/2004/NĐ-CP.
Hiện nay tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đang được rá soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy
định của Luật Xây dựng. Do vậy, vẫn tiếp tục áp dụng cấp công trình được quy định trong các tiêu
chuẩn xây dựng hiện hành để phục vụ thiết kế. Riêng đối với việc lựa chọn nhà thầu, xác định số
bước thiết kế, thời gian bảo hành phải căn cứ vào cấp công trình quy định tại điều 5 Nghị định
209/2004/NĐ-CP.
Câu hỏi 115: Tôi là người dân xây dựng nhà để ở thì có phải là chủ đầu
tư và chịu sự điều chỉnh của Luật Xây dựng không?
Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 của Luật Xây dựng: “Chủ đầu tư xây dựng công trình là người
sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình”.
Vì vậy, khi một người dân có vốn đầu tư xây dựng kể cả dự án và nhà ở thì người đó chính là “chủ
đầu tư xây dựng công trình”. Đối với việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án nhóm A, B, C thì
người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc: Lập Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình để xin phép đầu tư (dự án nhóm A); lập dự án đầu tư xây dựng; thẩm định, phê duyệt
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng
phải lập dự án; lựa chọn nhà thầu trong thi công xây dựng; quản lý thi công xây dựng công trình.
Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng và thực hiện
các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Xây dựng.
Câu hỏi 114: Trường hợp một dự án nhóm B, C gồm nhiều công trình
liên quan đến nhiều chuyên ngành, thì Sở nào thẩm định thiết kế cơ
sở ?
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 điều 9 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, trường hợp dự án đầu tư
xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở
có chức năng quản lý nhà nước về ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu
trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan.
Ví dụ, một dự án thuỷ điện nhóm B với mục tiêu chính là khai thác điện năng, tuy nhiên trong thành
phần dự án có các hạng mục liên quan đến các ngành như Sở Công nghiệp (về mục tiêu phát điện),
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (về mục tiêu thuỷ lợi), Sở Giao thông vận tải (về các công
trình giao thông thuỷ, bộ trong khu vực), ngoài ra còn liên quan đến các ngành khác như quốc
phòng,… Nhưng do mục tiêu chính của dự án là phát điện, nên Sở Công nghiệp là cơ quan đầu mối

tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở dự án này. Sở công nghiệp có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan
về những nội dung có liên quan để tổng hợp kết luận.
Câu hỏi 113: UBND cấp tỉnh có được giao cho Ban quản lý dự án làm
chủ đầu tư không?
Về nguyên tắc, Theo quy định tại điều 3 của Nghị định 16/CP thì chủ đầu tư xây dựng công trình là
người chủ sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công
trình.
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người
quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định
của Luật Ngân sách nhà nước. Có thể đưa ra các tình huống sau:
- Trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh làm chủ đầu tư. Để giúp mình quản lý thực hiện dự án Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
thành lập Ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Ban quản lý dự án được chủ
đầu tư giao cho thực hiện một số công việc thuộc chức năng của chủ đầu tư, chứ Ban quản lý dự án
không thể là chủ đầu tư được.
- Trường hợp dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, nếu đã xác định được đơn
vị sẽ quản lý sử dụng dự án sau này thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho đơn vị đó làm chủ
đầu tư. Chủ đầu tư sẽ thành lập Ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực giúp mình quản lý thực
hiện dự án. Ban quản lý dự án được chủ đầu tư giao thực hiện một số công việc thuộc chức năng
của chủ đầu tư chứ không thể thay thế chủ đầu tư được. Ví dụ dự án đầu tư xây dựng bệnh viện tỉnh
do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, Chủ tịch tỉnh giao cho bệnh viện tỉnh là đơn vị
sẽ khai thác sử dụng công trình sau này làm chủ đầu tư; Giám đốc bệnh viện thành lập Ban quản lý
dự án có đủ điều kiện năng lực để giúp mình thực hiện một số công việc trong quá trình thực hiện
dự án. Ban quản lý dự án này không thể thay thế chức năng chủ đầu tư của bệnh viện được.
- Trường hợp chưa xác định được đơn vị sẽ quản lý, khai thác sử dụng dự án sau này thì Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể thành lập một Ban quản lý với chức năng là chủ đầu tư. Ban quản lý
(chủ đầu tư) thành lập Ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực giúp mình quản lý thực hiện dự
án. Ban quản lý dự án được Ban quản lý (chủ đầu tư) giao cho thực hiện một số công việc thuộc
chức năng của chủ đầu tư chứ không thể thay thế chức năng chủ đầu tư được.
Câu hỏi 112: Trong quá trình thi công xây dựng có phát sinh khối lượng

thì xử lý như thế nào ?
Theo quy định tại điều 32 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết
kế được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để
xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận,
phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
Theo quy định tại khoản 3 mục II của Thông tư 02/2005/TT-BXD thì khối lượng thực hiện được bổ
sung, điều chỉnh so với hợp đồng được xử lý như sau:
- Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát
sinh được tính theo đơn giá đó;
- Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được
tính theo đơn giá địa phương nơi xây dựng công trình tại thời điểm phát sinh, nếu không có đơn giá
tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để
áp dụng;
Nếu khối lượng công việc thay đổi (tăng hoặc giảm) hơn 20% so với khối lượng công việc đã ghi
trong hợp đồng thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới.
Câu hỏi 111: Nhà thầu thi công có nghĩa vụ gì trong việc quản lý an toàn
lao động khi thi công xây dựng ?
Theo quy định tại điều 33 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì nhà thầu thi công xây dựng công trình
có trách nhiệm đối với việc quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công như sau:
- Phải lập và trình duyệt các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng.
- Phải phổ biến đến từng người tham gia trên công trường về các quy định liên quan đến an toàn và
yêu cầu mọi người ký vào văn bản xác nhận đã được phổ biến. Công khai trên công trường các quy
định về biện pháp an toàn, nội quy về an toàn cho mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy
hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
- Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trên công trường nhằm phát hiện
những vi phạm về an toàn lao động để chấn chỉnh, ngăn ngừa kịp thời. Nếu không khắc phục thì
phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng. Khi khắc phục xong mới được tiếp tục thực hiện
công việc.
- Phải thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo hộ, hướng dẫn an toàn cho người lao động theo

quy định của pháp luật. Trường hợp không có bảo hộ lao động theo quy định kiên quyết không
được cho người lao động tham gia thực hiện các công việc trên công trường.
Phải có biện pháp xử lý kịp thời khi xẩy ra những sự cố, tai nạn trên công trường. Đồng thời phải
chịu trách nhiệm hoặc bồi thường về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Câu hỏi 110: Tôi được giao làm chủ đầu tư nhưng không có đủ điều
kiện năng lực theo quy định để trực tiếp quản lý dự án thì phải làm
thế nào?
Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện không quy định điều kiện năng lực của chủ đầu
tư mà chỉ quy định điều kiện năng lực của tổ chức quản lý dự án là ban quản lý dự án hoặc tư vấn
quản lý dự án. Trường hợp bạn được giao làm chủ đầu tư nhưng không có đủ điều kiện để áp dụng
hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải phù hợp với quy mô, tính chất của dự án theo quy
định tại điều 56 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Nội dung công việc, quyền hạn và trách nhiệm của
chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án phải được xác định và ghi cụ thể trong hợp đồng ký kết giữa chủ
đầu tư và tư vấn quản lý dự án.
Câu hỏi 109: Tại sao phải quy định điều kiện năng lực trong hoạt động
thi công xây dựng? Ở vùng sâu, vùng xa thiếu người có đủ năng lực
hoạt động xây dựng thì giải quyết thế nào?
Hoạt động xây dựng là một lĩnh vực đặc thù, sản phẩm xây dựng là một loại hàng hoá chưa có
trước, nó được hình thành theo thời gian và tồn tại trong thời gian dài, vốn đầu tư lớn nên bỏ đi
không phải dễ dàng.
Do đó, yêu cầu các chủ thể tham gia để tạo ra sản phẩm phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
nghề nghiệp và phải được quản lý rất chặt chẽ, trong đó có vai trò của chủ đầu tư nhằm đảm bảo sản
phẩm làm ra đạt chất lượng, hiệu quả đầu tư, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân công trình,
cho các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh, môi trường… chống thất thoát, lãng phí đặc biệt đối
với các công trình sử dụng vốn nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều công trình xây dựng chất lượng kém gây sự cố, thất thoát, lãng
phí… một trong những nguyên nhân gây ra là do các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực
thực hiện. Mặt khác cho thấy trong thực tế một gói thầu có thể có nhiều nhà thầu cùng tham dự
thầu, nhưng để chọn ra nhà thầu có đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu thực hiện gói thầu cần phải

quy định những tiêu chí nhất định làm cơ sở cho chủ đầu tư căn cứ lựa chọn, năng lực của nhà thầu
đến đâu thì chỉ được thực hiện công việc đến đó, tránh tình trạng mua bán thầu hoặc dàn xếp thầu
để thắng thầu. Do đó tại điều 63, 64 của Nghị định 16/CP đã quy định chỉ huy trưởng công trường
và tổ chức thi công xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo
quy định đáp ứng với loại và cấp công trình.
Yêu cầu đối với chỉ huy trưởng công trường, giám sát thi công xây dựng không nhất thiết phải có
bằng đại học và cho phép người có trình độ trung cấp, cao đẳng thực hiện nhưng với điều kiện phải
có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.
Câu hỏi 108: Trường hợp chưa có thiết kế được phê duyệt thì có được
khởi công xây dựng công trình không?
Một đặc thù của công trình xây dựng là gồm nhiều hạng mục công trình. Khi chưa có thiết kế của
tất cả các hạng mục, nhưng muốn khởi công xây dựng thì phải có thiết kế bản vẽ thi công của hạng
mục công trình đã được phê duyệt. Tuy nhiên, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác theo quy
định tại khoản 3 điều 72 của Luật Xây dựng.
Câu hỏi 107: Dự án đầu tư xây dựng của Công ty tôi đã được phê duyệt,
để khởi công công trình cần phải có điều kiện gì? Tại sao?
1. Theo quy định tại điều 72 của Luật Xây dựng, khi khởi công xây dựng công trình yêu cầu phải có
các điều kiện sau:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
- Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt.
- Có hợp đồng xây dựng.
- Có vốn để đảm bảo xây dựng theo tiến độ và thời gian quy định.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường đối với hạng mục công trình khởi công.
- Đã thông báo cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình về ngày khởi công xây dựng trước 07
ngày làm việc.
2. Việc quy định như vậy nhằm khẳng định những bước trước đã được thực hiện đúng theo quy
định, tránh tình trạng khởi công hình thức, khởi công nhưng thời gian sau mới giải phóng mặt bằng
dẫn đến kéo dài tiến độ, phát sinh khối lượng phải điều chỉnh; công trình thi công bị gián đoạn;
đồng thời nhằm hạn chế tình trạng vừa thiết kế vừa thi công dễ dẫn đến phát sinh khối lượng; để

kiểm soát việc xây dựng có tuân thủ theo quy hoạch đã được duyệt; nhằm đảm bảo đủ vốn để thực
hiện theo tiến độ, để thanh toán cho nhà thầu; tránh tình trạng xây dựng gây ra mất an toàn cho công
trình, cho người lao động, không đảm bảo vệ sinh, môi trường.
Câu hỏi 106: Nhà tôi ở đô thị sau khi giải toả làm đường, diện tích còn
lại theo chiều rộng mặt tiền là 10 m và sâu 3 m, vậy tôi có được xây
dựng nhà trên khu đất đó không ?
Theo quy định tại điều 3 của Quyết định 39/2005/QĐ-TTg thì sau khi giải toả, nếu phần diện tích
đất còn lại từ 15 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây
dựng từ 3 m trở lên thì được phép xây dựng công trình không quá 2 tầng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà của bạn được phép xây dựng không quá 2 tầng. Để được
cấp giấy phép xây dựng, bạn phải nộp hồ sơ theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp
của địa phương để được xem xét cấp giấy phép.
Câu hỏi 105: Tôi đang làm hồ sơ xin giấy phép xây dựng, xin cho biết
tôi có phải xin xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường không?
Theo quy định tại phụ lục số 4, 5 ban hành kèm theo Nghị định 16/CP thì trong đơn xin giấy phép
xây dựng không yêu cầu phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường như trước đây, vì trong
hồ sơ xin giấy phép xây dựng phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp do cơ quan có thẩm
quyền xác nhận, có bản vẽ để xem xét về sự phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, môi trường,
Do vậy, khi xem xét để cấp giấy phép xây dựng cơ quan cấp phép phải xem xét sự phù hợp và tính
hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, áp dụng cơ chế
một cửa vì vậy không cần phải đặt ra thêm các thủ tục hành chính khác không cần thiết.
Trong khi thẩm định hồ sơ để xem xét cấp giấy phép xây dựng nếu thấy hồ sơ có vấn đề nghi ngờ
hoặc có những nội liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác thì cơ quan cấp giấy phép
xây dựng phải có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan trong đó có Uỷ ban nhân dân xã,
phường về những vấn đề có liên quan đến công trình xin cấp giấy phép xây dựng.
Câu hỏi 104: Tôi sống ở nông thôn khi xây dựng nhà ở có phải xin phép
xây dựng không? Ai sẽ cấp cho chúng tôi?
Thực hiện đường lối đổi mới và chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn,
hình thành chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn theo hướng phát triển đẩy mạnh dịch vụ, công nghiệp,
làng nghề, yêu cầu phải lập quy hoạch tạo lập môi trường sống ở các vùng nông thôn,

Hiện nay việc đầu tư xây dựng ở nông thôn phát triển với tốc độ nhanh, nhiều vùng nông thôn đang
dần dần đô thị hoá, phát triển các làng nghề, các cụm công nghiệp. Tuy nhiên, công tác quy hoạch
xây dựng và quản lý xây dựng ở các vùng nông thôn chưa được chú trọng nên hiện tượng xây dựng
tự do, không theo trật tự, lộn xộn đang diễn ra ở hầu hết các vùng nông thôn, không có hệ thống
thoát nước gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt việc xây dựng bám theo các trục đường giao thông đã
làm ảnh hưởng đến hành lang bảo đảm an toàn. Để đưa công tác xây dựng ở nông thôn đi vào trật
tự, Luật Xây dựng đã quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, trong đó chính
quyền cấp xã phải tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo quy định để làm
cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng cho các công trình và nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên Luật Xây dựng quy định quản lý xây dựng và cấp giấy phép xây
dựng ở nông thôn. Như vậy, nếu bạn ở nông thôn, khi xây dựng nhà ở, phải thực hiện các quy định
về giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn, trừ các trường
hợp được miễn giấy phép xây dựng. UBND cấp xã là cơ quan cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở
riêng lẻ ở nông thôn.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng theo quy định tại điều 19 của Nghị định 16/CP bao gồm: Đơn xin cấp
giấy phép xây dựng, bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của Uỷ
ban nhân dân xã và sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề.
Câu hỏi 103: Tháng 01/2004 gia đình tôi được cấp giấy phép để xây
dựng nhà ở, nhưng do chưa đủ điều kiện để xây dựng, nay đã là
tháng 3/2005 gia đình tôi có được xây dựng theo giấy phép cũ đã
được cấp hay không ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 23 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì trong thời hạn 12 tháng kể từ
ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin phép xây dựng phải
xin gia hạn giấy phép xây dựng. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng là cơ quan gia hạn giấy phép xây
dựng.
Như vậy, trong trường hợp của bạn giấy phép xây dựng đã được cấp trên 12 tháng mà bạn chưa xây
dựng công trình, theo quy định nêu trên thì bạn không được xây dựng theo giấy phép xây dựng đã
cấp từ tháng 01/2004. Để được xây dựng công trình bạn phải nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép theo
quy định tại điều 23 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Hồ sơ xin gia hạn bao gồm: Đơn xin gia hạn
giấy phép xây dựng (trong đơn phải trình bày rõ lý do xin gia hạn) và bản chính giấy phép xây dựng

đã được cấp. Trường hợp có thay đổi thiết kế thì phải nộp kèm theo hồ sơ các bản vẽ thiết kế theo
quy định.
Câu hỏi 102: Trong quá trình thi công xây dựng, cơ quan nào được
kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng?
Theo quy định tại khoản 6 điều 22 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và các điều 43, 44, 45, 46 của
Nghị định 126/2004/NĐ-CP, các cơ quan dưới đây được quyền kiểm tra công trình xây dựng theo
giấy phép xây dựng trong quá trình thi công xây dựng:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
- Thanh tra chuyên ngành xây dựng thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước theo phân cấp ở địa
phương.
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra sự tuân thủ các nội dung ghi trong giấy phép xây dựng đã được cấp.
Câu hỏi 101: Chúng tôi là nhóm thợ xây dựng ở nông thôn có nhận thầu
xây dựng nhà ở cho một gia đình ở thành phố, nhưng gia đình này
chưa có giấy phép xây dựng, vậy chúng tôi có phải chịu trách nhiệm
gì không?
Theo quy định tại điều 72 của Luật Xây dựng một trong những điều kiện khởi công là phải có giấy
phép xây dựng xây dựng và khoản 2 điều 10 của Luật Xây dựng cấm xây dựng công trình không có
giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, như vậy nhà thầu
phải có trách nhiệm kiểm tra điều kiện khởi công, nếu chưa có giấy phép xây dựng (đối với trường
hợp yêu cầu phải có GPXD) thì nhà thầu phải từ chối thi công, nếu biết mà vẫn cứ tiến hành thi
công thì:
- Trường hợp đối với công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng mà nhà thầu biết công trình
chưa được cấp giấy phép nhưng vẫn nhận thi công thì theo quy định tại điều 15 của Nghị định
126/2004/NĐ-CP nhà thầu xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000đ đến 200.000đ. Ngoài các
hình thức bị xử phạt nêu trên, nhà thầu vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để thi công. Đồng thời nếu phát hiện có sự thông đồng với chủ đầu tư để cố tình vi phạm thì nhà
thầu còn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những hành vi vi phạm của chủ đầu tư.
- Trường hợp chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin giấy phép hợp lệ và đã được cơ quan cấp giấy phép xây
dựng xác nhận và hẹn ngày trả kết quả, nhưng quá thời hạn cơ quan cấp giấy phép xây dựng không
cấp giấy phép và không có văn bản trả lời, đồng thời chủ đầu tư đã thông báo cho UBND cấp xã

trước 07 ngày, thì trong trường hợp này chủ đầu tư được khởi công xây dựng và nhà thầu cũng
không bị xử phạt.
Câu hỏi 100: Khi khởi công xây dựng công trình mà tôi không thông
báo ngày khởi công bằng văn bản cho UBND cấp xã thì tôi có vi
phạm gì không?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 68 của Luật Xây dựng thì chủ đầu tư phải thông báo ngày
khởi công xây dựng công trình bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình trong thời
hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình. Nếu bạn khởi công xây dựng mà
không thông báo ngày khởi công cho UBND cấp xã theo quy định là vi phạm pháp luật.
Câu hỏi 99: Tôi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng, nhưng trong quá trình thi công tôi có thay đổi thiết kế, tôi phải
làm gì?
Trường hợp bạn đã được cấp giấy phép xây dựng thì phải có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung
trong giấy phép xây dựng đã được cấp. Trong quá trình thi công xây dựng, bạn thay đổi thiết kế làm
thay đổi nội dung của thiết kế đã được chấp thuận là nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng
về chỉ giới xây dựng, kiến trúc, kết cấu, cốt xây dựng, sự phù hợp về đấu nối với công trình hạ tầng
kỹ thuật thì phải có sự chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Câu hỏi 98: Xin cho biết người cấp giấy phép xây dựng sai hoặc cấp
giấy phép xây dựng chậm phải chịu trách nhiệm gì?
Theo quy định tại khoản 5 điều 22 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì người có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép
sai hoặc cấp giấy phép chậm.
Trường hợp do cấp phép chậm mà người xin phép xây dựng khởi công công trình thì người có thẩm
quyền cấp Giấy phép xây dựng phải bồi thường thiệt hại cho người xin phép xây dựng khi công
trình xây dựng bị đình chỉ xử phạt hành chính hoặc không phù hợp với quy hoạch xây dựng, bị buộc
phải dỡ bỏ.
Trường hợp có sự thông đồng giữa người xin giấy phép và người cấp giấy phép để cố tình cấp giấy
phép sai hoặc cấp giấy phép chậm thì cả hai bên còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Câu hỏi 97: Khi đến nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng, cơ quan cấp
giấy phép xây dựng đưa ra yêu cầu thiết kế phải được tổ chức tư

vấn thiết kế do họ chỉ định thực hiện thì hồ sơ mới được xem xét
cấp giấy phép xây dựng, như vậy có đúng không?
Theo quy định tại khoản 10 điều 22 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP: "Cơ quan cấp giấy phép xây
dựng không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc lập các đơn vị thiết kế độc lập để thực hiện
thiết kế cho người xin cấp giấy phép xây dựng". Như vậy, nếu cơ quan cấp giấy phép xây dựng yêu
cầu thiết kế phải do tổ chức tư vấn thiết kế được họ chỉ định thực hiện là vi phạm quy định trên.
Câu hỏi 96: Sắp tới Công ty chúng tôi sẽ xây dựng trụ sở làm việc, để
biết những thông tin về cấp giấy phép xây dựng thì hỏi ở đâu ?
Các quy định về cấp giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể trong Luật Xây dựng, Nghị định
16/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/2005/TT-BXD. Để được biết thông tin trình tự về lập hồ sơ xin
giấy phép xây dựng thì bạn có thể đến UBND quận hoặc huyện để được cung cấp thông tin và
hướng dẫn cụ thể.
Câu hỏi 95: Những công trình nào yêu cầu phải có thiết kế tầng hầm?
Tại sao lại có quy định này?
1. Theo quy định tại khoản 7 điều 65 của Luật Xây dựng, những công trình nhà cao tầng cấp đặc
biệt, cấp 1 phải có thiết kế tầng hầm. Đối với những công trình thấp khác, việc có thiết kế tầng hầm
hay không do chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư quyết định tuỳ thuộc yêu cầu và mục đích sử
dung của công trình.
2. Mục đích của quy định này là để tiết kiệm đát đai, sử dụng tiện lợi và có hiệu quả các công trình
nhà cao tầng, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống và văn minh đô thị.
Câu hỏi 94: Tại sao trong hồ sơ xin giấy phép xây dựng lại có nội dung
về phương án phá dỡ, di dời (nếu có)?
Trường hợp trên mặt bằng có công trình, nhà ở, vật kiến trúc cần phải phá dỡ, di dời để xây dựng
công trình mới thì chủ đầu tư phải có phương án phá dỡ, di dời công trình nhà ở, vật kiến trúc đó để
đảm bảo an toàn cho người, các công trình xung quanh, các công trình ngầm, các công trình hạ tầng
kỹ thuật và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Câu hỏi 93: Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ dọc tuyến đường quốc lộ, tỉnh
lộ, huyện lộ, có phải xin giấy phép xây dựng không ?
Theo quy định trước khi khởi công xây dựng công trình, kể cả nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư phải có
giấy phép xây dựng, kể cả trường hợp nhà ở nằm trong điểm dân cư chưa có quy hoạch nhưng theo

quy định của UBND cấp huyện phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3 điều 66 Luật
Xây dựng nhằm đảm bảo việc xây dựng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất;
đảm bảo kiến trúc, cảnh quan dọc theo các tuyến đường giao thông và hành lang an toàn giao thông.
Do vậy, trước khi xây dựng nhà ở bạn phải xin giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu hợp pháp về nhà ở, thì trong Luật Xây dựng và các văn bản hướng
dẫn cũng quy định bạn không phải xin giấy phép xây dựng nếu nhà của bạn là nhà ở riêng lẻ tại
vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được
duyệt, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 66 Luật Xây dựng.
Câu hỏi 92: Giấy phép xây dựng tạm là gì? Tại sao phải cấp giấy phép
xây dựng tạm?
Theo quy định tại khoản 3 điều 62 của Luật Xây dựng thì giấy phép xây dựng tạm là giấy phép có
thời hạn (phù hợp với thời hạn thực hiện quy hoạch) và có điều kiện (chủ đầu tư phải tự nguyện dỡ
bỏ công trình không điều kiện khi Nhà nước thực hiện quy hoạch) được cấp cho những người có
nhu cầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình hoặc nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây
dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.
Quyết định về việc cấp giấy phép tạm nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong vùng quy
hoạch có nhu cầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà ở và công trình để cải thiện điều kiện
sống và sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.
Câu hỏi 91: Khi cải tạo thay cửa gỗ bằng cửa cuốn, cấy thêm ban công,
lắp thiết bị trên tường, cải tạo nâng tầng có phải xin giấy phép xây
dựng không?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 62 của Luật Xây dựng, nếu bạn thay cửa gỗ bằng cửa cuốn,
lát lại nền, sơn lại vôi, lắp thiết bị trên tường nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực và an toàn
của công trình nhà bạn và những công trình lân cận thì không phải xin giấy phép xây dựng.
Trường hợp nâng thêm tầng, cấy thêm ban công thì bạn phải xin giấy phép xây dựng theo quy định.
Câu hỏi 90: Gia đình tôi ở nông thôn dự định xây dựng ngôi nhà 2 tầng
thì có phải xin giấy phép xây dựng không ?
Về nguyên tắc, trước khi khởi công xây dựng công trình, kể cả nhà ở riêng lẻ của dân thì chủ đầu tư
phải có giấy phép xây dựng, kể cả trường hợp nhà ở nằm trong điểm dân cư chưa có quy hoạch
nhưng theo quy định của UBND cấp huyện phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 3

điều 66 Luật Xây dựng. Do vậy, trước khi xây dựng nhà ở bất kể cấp nào bạn cũng phải xin giấy
phép xây dựng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 của Nghị định
16/2005/NĐ-CP thì bạn không phải xin giấy phép xây dựng nếu nhà của bạn là nhà ở riêng lẻ tại
vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được
duyệt, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 66 Luật Xây dựng.
Câu hỏi 89: Tại sao quy định các công trình trong khu đô thị mới, khu
công nghiệp, khu nhà ở đã có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500
được duyệt và công trình đã có thiết kế cơ sở được thẩm định thì
không phải xin phép xây dựng ?
Theo quy định tại điều 65 của Luật Xây dựng, điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng là hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt, bảo đảm các
quy định về chỉ giới xây dựng, các yêu cầu về bảo đảm hành lang an toàn, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ, an ninh và an toàn đối với các công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ
thuật.
Theo quy định tại khoản 1 điều 27 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP quy định về quản lý quy hoạch
chi tiết xây dựng bao gồm những nội dung: Quy định về vị trí, ranh giới, tính chất, quy mô các khu
chức năng trong khu vực thiết kế, các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, cốt
xây dựng đối với từng lô đất, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật
đối với từng tuyến đường, phạm vi và hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật; các quy
định về thiết kế đô thị như quy định về chiều cao công trình và chiều cao tầng 1 công trình; quy
định đến hình khối kiến trúc, mặt đứng, mái, mái hiên, ô văng, ban công của các công trình; quy
định màu sắc, ánh sáng. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, các bản đồ còn thể hiện các nội
dung nêu trên đến từng công trình theo tỷ lệ 1/500; yêu cầu phải lập mô hình tỷ lệ 1/500. Trên cơ sở
đó khi xây dựng các công trình trong khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở đã có quy hoạch
chi tiết xây dựng 1/500 được duyệt phải tuân theo quy định về quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại điều 37 của Luật Xây dựng, nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế
cơ sở. Trong đó phần bản vẽ của thiết kế cơ sở bao gồm các bản vẽ về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt,
mặt đứng, các bản vẽ kết cấu chính, các bản vẽ về công nghệ, … Như vậy yêu cầu các bản vẽ này

trong hồ sơ thiết kế cơ sở cũng tương tự thậm chí còn nhiều hơn yêu cầu về các bản vẽ trong hồ sơ
xin cấp giấy phép xây dựng. Đồng thời theo quy định tại mục IV phần I của Thông tư 08/2005/TT-
BXD thì yêu cầu về nội dung của thiết kế cơ sở là phải phù hợp với quy hoạch xây dựng; sự hợp lý
về bố trí mặt bằng, tuyến công trình, các điểm đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật; sự phù hợp
của thiết kế cơ sở với phương án kiến trúc đã được lựa chọn; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp
dụng.
Theo quy định tại điểm 10 mục III phần I của Thông tư 08/2005/TT-BXD, cơ quan thẩm định thiết
kế cơ sở có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định tới Sở Xây dựng địa phương nơi xây dựng công trình
để lưu trữ và theo dõi quá trình thực hiện xây dựng.
Như vậy, khi thiết kế cơ sở đã được thẩm định nghĩa là công trình xây dựng đã phù hợp với quy
hoạch xây dựng và các yêu cầu mà trong nội dung của giấy phép xây dựng đã quy định. Do vậy, khi
xây dựng chủ công trình phải thực hiện đúng các quy định của quy hoạch chi tiết xây dựng đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc những nội dung đã được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định
thiết kế cơ sở. Cơ quan quản lý xây dựng của địa phương chỉ cần căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây
dựng đã được duyệt và nội dung thiết kế cơ sở đã được thẩm định để theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện xây dựng của chủ đầu tư như kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong giấy phép xây dựng.
Với những giải trình nêu trên cho thấy rõ ràng các công trình thuộc dự án khu đô thị mới, khu công
nghiệp, khu nhà ở đã có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được duyệt hoặc các công trình đã có
thiết kế cơ sở được duyệt không phải xin giấy phép xây dựng.
Câu hỏi 88: Tại sao phải xin cấp giấy phép xây dựng công trình ? Công
trình nào không phải xin giấy phép xây dựng ?
1. Quy định việc cấp giấy phép xây dựng là để quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch,
đảm bảo cảnh quan, kiến trúc và các quy định có liên quan của Nhà nước, nhằm khắc phục tình
trạng xây dựng lộn xộn, tuỳ tiện, lấn chiếm đất công, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đê
điều, thuỷ lợi,… đồng thời tránh ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, môi
trường, an ninh, phòng chống cháy nổ.
Việc quy định cấp giấy phép xây dựng còn nhằm để kiểm soát an toàn đối với các công trình hạ
tầng kỹ thuật, an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận. Do đó, tại khoản 1 điều 62
của Luật Xây dựng đã quy định trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy
phép xây dựng.

2. Theo quy định tại điều 62 của Luật Xây dựng, điều 17 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và điểm 1
mục I của Thông tư 09/2005/TT-BXD thì các công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây
dựng:
a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.
c) Công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu
tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được
phê duyệt.
d) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng
được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
e) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
f) Công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại
điều 9 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP.
g) Công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đã được Sở Xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại khoản 5
điều 9 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP.
h) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu
chịu lực và an toàn của công trình;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng (công trình rác thải,
cấp nước, thoát nước, đường, kênh, mương, …) thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không vi phạm các
khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá.
Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị và điểm dân cư nông thôn chưa có quy
hoạch xây dựng được duyệt.
Câu hỏi 87: Tôi đang làm Báo cáo đầu tư cho việc xây dựng công trình
văn phòng 19 tầng, tổng mức đầu tư trên 200 tỷ. Vậy có phải tổ chức
thi tuyển kiến trúc không?
Theo quy định tại điều 55 của Luật Xây dựng, điều 26 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và điểm 3
mục I của Thông tư 05/2005/TT-BXD, các công trình bắt buộc phải thi tuyển kiến trúc là:

- Trụ sở UBND từ cấp huyện trở lên;
- Công trình văn hoá, thể thao và các công trình công cộng khác có quy mô cấp I và cấp đặc biệt;
- Các công trình xây dựng có kiến trúc đặc thù trong đô thị từ loại 2 trở lên như: Tượng đài, cầu,
trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà ga đường sắt trung tâm, nhà ga hàng không quốc tế, công
trình được xây dựng tại vị trí có ảnh hưởng quyết định đến cảnh quan kiến trúc đô thị, công trình là
biểu tượng về truyền thống văn hoá và lịch sử của địa phương.
Đối chiếu các quy định nêu trên thì trường hợp công trình của bạn không bắt buộc phải tổ chức thi
tuyển thiết kế kiến trúc. Tuy nhiên công trình của bạn có yêu cầu về kiến trúc, do vậy để có công
trình đẹp bạn nên tổ chức thi tuyển. Nếu không tổ chức thi tuyển, thì bạn phải yêu cầu tư vấn thiết
kế đưa ra một số phương án kiến trúc để lựa chọn phương án tối ưu phục vụ cho thiết kế cơ sở.
Câu hỏi 86: Tôi định thành lập Công ty tư vấn thiết kế, Công ty tôi sẽ
được thiết kế công trình quy mô nào và điều kiện nào để trở thành
Công ty được xếp hạng?
Do Công ty của bạn mới thành lập, nên mặc dù có thể có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, nhưng
kinh nghiệm quản lý của Công ty còn ít nên chưa thể xếp vào hạng ngay được. Việc quy định năng
lực của tổ chức không căn cứ vào thời gian mà căn cứ vào số công trình tổ chức đó đã thực hiện.
Ví dụ đối với tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng công trình hạng II theo quy định tại điều 61 của Nghị
định 16/2005/NĐ-CP thì yêu cầu đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III
cùng loại. Vì vậy công ty bạn khi mới thành lập sẽ chưa đủ điều kiện để xếp hạng.
Theo điểm c khoản 2 điều 61 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, tổ chức tư vấn chưa đủ điều kiện để
xếp hạng chỉ được thiết kế công trình cấp IV cùng loại với công trình đã đăng ký kinh doanh. Đồng
thời theo quy định tại điểm 3 mục IV của Thông tư 12/2005/TT-BXD thì khi Công ty bạn đã thiết
kế được ít nhất 5 công trình cấp IV sẽ được thiết kế công trình cấp III cùng loại. Khi thiết kế được 2
công trình cấp III cùng loại, Công ty bạn sẽ được xếp vào hạng II nếu đủ các điều kiện quy định ở
điểm b khoản 1 điều 61 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, không có quy định cơ quan nhà
nước công nhận xếp hạng mà việc xếp hạng là do tổ chức bạn tự xem xét đánh giá xếp hạng căn cứ
vào các tiêu chuẩn đã được quy định. Phạm vi hoạt động được nâng dần từ hạng thấp lên cao phù
hợp với năng lực thực tế của Công ty bạn.
Câu hỏi 85: Nghiên cứu Nghị định 16/2005/NĐ-CP tôi thấy hình như quy
định cấp chứng chỉ hành nghề chủ yếu dựa vào thâm niên có đúng

không ?
Việc quy định cấp chứng chỉ hành nghề không chỉ dựa vào thâm niên mà còn căn cứ vào kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn. Nếu bạn có thời gian công tác nhiều nhưng thực hiện ít công trình thì
kinh nghiệm và trình độ chưa chắc đã bằng người có thời gian công tác ngắn nhưng đã thực hiện
nhiều công trình.
Tuy nhiên, để thực hiện được số công trình tối thiểu cũng đòi hỏi thời gian nhất định. Do vậy, để
đảm bảo cả về thâm niên và kinh nghiệm, tại điều 50, 51 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP quy định
người được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề phải có trình độ đại học đã tham gia hoạt động xây
dựng ít nhất 5 năm, thực hiện ít nhất 5 công trình.
Câu hỏi 84: Tôi đã tham gia thiết kế trên 10 công trình, người cùng
phòng tôi ra trường sau và chỉ mới tham gia thiết kế 5 công trình.
Giám đốc Công ty lại chọn người đó làm chủ trì thiết kế, vậy có đúng
không ?
Điều kiện để làm chủ trì thiết kế ngoài việc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư hoặc kỹ sư theo
quy định tại điều 60 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP còn phải có kinh nghiệm tổ chức quản lý thực
hiện và có uy tín cá nhân.
Trong một Công ty tư vấn có thể có nhiều người đủ điều kiện làm chủ trì thiết kế. Nhưng số công
trình Công ty đang nhận thầu thiết kế có hạn nên chỉ một số người được giao làm chủ nhiệm, chủ trì
thiết kế. Việc chọn ai làm chủ trì thiết kế trong số những người đủ điều kiện làm chủ trì là quyền
của Giám đốc Công ty.
Câu hỏi 83: Tôi là kỹ sư xây dựng đã thiết kế lâu năm, nay tôi có phải
xin cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư về thiết kế không ? Trường hợp
nào buộc phải có chứng chỉ?
Theo khoản 3 điều 48 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP không quy định người thiết kế phải có chứng
chỉ hành nghề thiết kế. Nhưng nếu bạn muốn được đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế hoặc
chủ trì thiết kế hoặc hành nghề độc lập thiết kế theo quy định tại Quyết định 15/2005/QĐ-BXD thì
buộc phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.
Câu hỏi 82: Tại sao phải giám sát tác giả? Giám sát tác giả thiết kế khác
với giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư như thế
nào? Nhà thầu thiết kế có thể thuê tổ chức, cá nhân khác giám sát

tác giả được không?
1. Theo quy định tại khoản 28 điều 3 của Luật Xây dựng, thì giám sát tác giả là hoạt động giám sát
của người thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhằm đảm bảo việc thi công xây
dựng theo đúng thiết kế được duyệt.
2. Giám sát tác giả thiết kế và giám sát thi công xây dựng công trình khác nhau về thời gian, nội
dung thực hiện và trách nhiệm. Cụ thể đối với giám sát tác giả không yêu cầu thường xuyên có mặt
tại công trường, chỉ xem xét thi công có đúng thiết kế không và chỉ chịu trách nhiệm khi có sự cố
do lỗi của thiết kế. Giám sát thi công phải có mặt thường xuyên tại công trình, nội dung công việc là
giám sát, kiểm tra nhà thầu thi công trong quá trình thi công nhằm đảm bảoầnh thầu thực hiện đầy
đủ và đúng theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, bao gồm: Hợp đồng, hồ sơ dự thầu, thiết kế, quy
trình quy phạm… Giám sát thi công chịu trách nhiệm toàn diện theo hợp đồng về chất lượng, khối
lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
3. Theo quy định tại khoản 1 điều 22 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, nhà thầu thiết kế cử người
đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả. Vì vậy, không được thuê tổ chức, cá nhân khác thay nhà
thầu thiết kế để giám sát tác giả
Câu hỏi 81: Trong quá trình thi công nếu phát hiện thiết kế có các yếu tố
bất hợp lý thì xử lý như thế nào?
Trong quá trình thi công, nếu phát hiện những bất hợp lý của thiết kế thì phải báo ngay cho chủ đầu
tư biết để sửa đổi, bổ sung thiết kế cho phù hợp. Những bất hợp lý của thiết kế do lỗi của người nào
gay ra thì người đó phải chịu trách nhiệm.
Câu hỏi 80: Khi thực hiện bước thiết kế sau phát hiện yếu tố bất hợp lý
của thiết kế bước trước thì xử lý như thế nào? Thủ tục thay đổi như
thế nào?
Khi lập thiết kế bước sau nếu thấy bước thiết kế trước không hợp lý thì phải báo cáo với người có
thẩm quyền để quyết định sửa đổi, bổ sung thiết kế cho phù hợp. Nhà thầu thiết kế cũng có thể đề
xuất việc sửa đổi, bổ sung thiết kế nếu việc thay đổi đó mang lại hiệu quả cao hơn. Phần thiết kế
mới phải được thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định.
Câu hỏi 79: Thế nào là đánh giá mức độ an toàn công trình trong nội
dung thẩm định thiết kế của chủ đầu tư?
Theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, đánh giá mức độ an toàn

công trình là một trong những nội dung thẩm định của chủ đầu tư. An toàn công trình ở đây được
hiểu là sự đảm bảo khả năng chịu lực của từng bộ phận kết cấu công trình.
Trước tiên giải pháp thiết kế phải hợp lý, từng bộ phận của công trình từ móng trở lên phải được
kiểm tra về độ bền, ổn định, biến dạng của công trình dưới các tác động của trọng lượng bản thân,
tải trọng sử dụng, môi trường. Đánh giá mức độ an toàn công trình là xác định mức độ an toàn so
với quy định của quy chuẩn, từ đó xem xét quyết định điều chỉnh thiết kế nếu cần thiết nhằm đảm
bảo an toàn nhưng tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng công trình.
Câu hỏi 78: Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công của chủ đầu tư như thế nào? Tổ chức thực hiện thẩm định ra
sao?
1. Theo điều 59 của Luật Xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công là trách
nhiệm của chủ đầu tư. Nội dung thẩm định thiết kế kỹ thuật là đánh giá sự phù hợp của thiết kế kỹ
thuật với thiết kế cơ sở về: sự phù hợp với mục tiêu đầu tư; sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn
xây dựng được áp dụng; mức độ an toàn của công trình và sự ảnh hưởng đến các công trình lân cận;
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, an toàn môi trường, phòng chống cháy nổ; sự hợp lý của giải
pháp thiết kế, đánh giá sự an toàn của công trình thông qua các kích thước, thông số kỹ thuật chủ
yếu.
Nội dung thẩm định thiết kế bản vẽ thi công là đánh giá sự phù hợp của thiết kế bản vẽ thi công so
với thiết kế kỹ thuật về các mặt như: giải pháp thiết kế, các kích thước và thông số kỹ thuật chủ yếu
với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt; sự phù hợp của các kích thước chi tiết; sự hợp lý của các
giải pháp cấu tạo, của biện pháp thi công các bộ phận phức tạp (nếu có).
2. Theo điều 16 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì
thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế làm cơ sở cho thẩm định và
phê duyệt. Tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư, việc thẩm tra thiết kế có thể thực hiện một phần hoặc
toàn bộ các nội dung thẩm định thiết kế.
Câu hỏi 77: Vì sao từng bước thiết kế đều phải thẩm định trước khi phê
duyệt? Sự khác biệt giữa thẩm định thiết kế của cơ quan quản lý
nhà nước với thẩm định thiết kế của chủ đầu tư là thế nào?
1. Đối với từng bước thiết kế, yêu cầu về mặt kỹ thuật, kinh tế và sự quản lý khác nhau nên từng

bước thiết kế phải được thẩm định.
Trước khi phê duyệt, thiết kế phải được thẩm định để đảm bảo chất lượng thiết kế, tuân thủ tiêu
chuẩn và quy chuẩn, tuân thủ các quy định của nhà nước, đạt được mục tiêu của chủ đầu tư. Thiết
kế bước trước phải được phê duyệt để làm cơ sở pháp lý thực hiện bước thiết kế tiếp theo, tránh
những sai sót dẫn đến phải sửa thiết kế từ đầu.
2. Sự khác nhau giữa thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước với chủ đầu tư là ở chỗ:
- Cơ quan quản lý nhà nước chỉ thẩm định những nội dung của quản lý nhà nước, cụ thể là: quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng; điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của các cá nhân lập dự án và
thiết kế cơ sở.
Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư là nhằm đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư cũng như tuân thủ
pháp luật.
Câu hỏi 76: Thiết kế nhà ở riêng lẻ được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 điều 56 của Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn
250 m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa phải do
tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện thiết kế xây dựng.
Nếu nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn và nằm ngoài khu vực như nêu ở trên thì cá nhân, hộ gia
đình có thể tự tổ chức thiết kế nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế và
tác động của công trình đến môi trường, an toàn đối với các công trình lân cận. Tuy nhiên, việc thiết
kế phải do người có chuyên môn thực hiện.
Câu hỏi 75: Tôi là giám đốc bệnh viện, được giao là chủ đầu tư xây
dựng công trình, trong quá trình xây dựng xẩy ra sự cố do lỗi của
thiết kế, tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? Người thẩm tra, nhà
thầu thiết kế chịu trách nhiệm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 điều 57 của Luật Xây dựng, thì chủ đầu tư phải có nghĩa vụ đối với việc
thiết kế công trình và phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đó. Ngoài ra, trong khi thực hiện dự án,
nếu bạn: Chọn nhà thầu thiết kế, thẩm tra và phê duyệt thiết kế không đủ điều kiện năng lực theo
quy định;
Đề ra nhiệm vụ thiết kế, cung cấp thông tin tài liệu phục vụ thiết kế không chuẩn xác, nghiệm thu
hồ sơ thiết kế không đúng quy định; Trong quá trình xây dựng, nếu lỗi của thiết kế được nhà thầu,

giám sát thi công phát hiện và thông báo, nhưng giải quyết chậm hoặc không xử lý, dẫn tới chất
lượng thiết kế không đảm bảo để xảy ra sự cố thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm. Trường hợp sai
phạm do cố ý và có tổ chức thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo điều 58 của Luật Xây dựng, nhà thầu thiết kế phải bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ
khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ
không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vậy khi có sự cố công trình do lỗi của
thiết kế thì nhà thầu thiết kế phải bồi thường thiệt hại. Tư vấn thẩm tra nếu không phát hiện ra lỗi
của thiết kế cũng phải liên đới chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại.
Trường hợp, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra có hành vi gian dối, thông đồng hoặc nhận các công
việc quá khả năng để xẩy ra sự cố, ngoài việc phải bồi thường thiệt hại còn phải chịu xử lý vi phạm
theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 74: Trong một dự án có nhiều công trình thì số bước thiết kế
của các công trình có giống nhau không? Vì sao?
Trong một dự án, các công trình giống nhau thì có số bước thiết kế giống nhau và ngược lại các
công trình khác nhau thì có số bước thiết kế khác nhau. Bởi vì, số bước thiết kế xác định căn cứ vào
quy mô, tính chất của công trình mà không căn cứ vào dự án theo quy định tại điều 14 của Nghị
định 16/2005/NĐ-CP:
Các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp thì được thiết kế ba bước
là thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Các công trình cấp II còn lại và các công
trình cấp III, IV được thiết kế hai bước là thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; Các công trình
chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật được thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công.
Câu hỏi 73: Tôi được giao làm chủ nhiệm thiết kế hệ thống thủy nông
sức tưới 40.000 ha, đây là công trình cấp II, xin hỏi công trình này
được thiết kế theo mấy bước?
Theo điểm b khoản 1 điều 14 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, công trình cấp II được thiết kế hai
bước.
Tuy nhiên, nếu hệ thống thuỷ nông này có kỹ thuật phức tạp cần thiết phải thiết kế ba bước để đảm
bảo kỹ thuật và hiệu quả của dự án thì bạn cần đề xuất với người quyết định đầu tư cho thiết kế ba
bước.

×