Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.2 KB, 27 trang )

Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, Huyện Phú
Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần 1)
Lâm Thị Thu Sửu
Trung tâm KH XH và NV-Huế
I. GIỚI THIỆU
Hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một hệ thuỷ vực nước lợ đặc biệt, lớn nhất
đồng nam Á, có diện tích mặt nước gần 22.000 ha, kéo dài gần 70 km dọc ven biển và
được chia cắt thành nhiều tiểu vùng theo hướng từ Bắc vào Nam gồm: Phá Tam Giang,
đầm Sam - Chuồn, đầm Hà Trung -Thuỷ Tú và đầm Cầu Hai. Toàn vùng đầm phá có tên
gọi chung là đầm phá Tam Giang. Nhờ lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản, đầm phá Tam
Giang là nơi sinh sống của hơn 300.000 người dân, chiếm hơn 30% dân số tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Phú Vang là một huyện nằm ven biển thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn huyện có 21 xã,
trong đó có 7 xã sinh kế người dân chủ yếu bằng nông nghiệp, 7 xã ven biển và ven phía
Đông đầm phá, sinh kế đa nghề, chủ yếu là ngư nghiệp phụ thuộc vào kinh tế biển và
đầm phá, 7 xã ven phía Tây đầm phá, sinh kế hầu như phụ thuộc vào nguồn lợi từ đầm
phá.
Xã Vinh Hà là một xã “bán đảo”của vùng phía Nam đầm phá Tam Giang. Phía Đông
giáp đầm Hà Trung-Thuỷ Tú, phía Tây giáp đầm cầu Hai. Toàn xã Vinh Hà có tổng diện
tích tự nhiên 6307 ha, trong đó 3007 ha các loại đất và 3300 ha mặt nước tự nhiên.
Toàn xã có 2010 hộ. Cư dân chủ yếu bao gồm hai nhóm chính: nhóm “dân trên làng”
(theo cách nói của địa phương) là nhóm người cư trú lâu đời trên các vùng đất liền, sống
chủ yếu dựa vào nông nghiệp; nhóm “dân thủy diện-định cư” là bộ phận ngư dân làm
nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nhóm người làm nông sống tập trung ở các thôn Hà
Trung 1, 2, 3, 4, và một phần của thôn 5 quay mặt ra hai tỉnh lộ 13C và 13D. Điểm phân
bố cư dân thuỷ diện-định cư chủ yếu ở thôn Hà Giang (106 hộ, hơn 600 khẩu), một phần
của Hà Trung 5 (68 hộ), thôn Cống Quan có 23 hộ dân cách trung tâm xã khoảng 6km.
Ngoài ra còn có một số cư dân vẫn còn sống trên thuyền gọi là dân thuỷ diện gồm 30 hộ
ở Hà Trung 5 và 6 hộ ở thôn Cống Quan.
Những năm gần đây do sức ép của gia tăng dân số, tăng mật độ các loại ngư cụ đánh bắt
có tính huỷ diệt, tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, tăng các thành phần xã hội


từ ngoài cộng đồng tham gia nuôi trồng thuỷ sản, cũng như gia tăng sự rủi ro trong khai
thác và nuôi trồng thuỷ sản… Dân cư đầm phá nói chung và người dân xã Vinh Hà nói
riêng, đặc biệt là bộ phận dân nghèo, thuỷ diện và thuỷ diện đã được định cư có hoạt
động sống phụ thuộc vào nguồn lợi từ đầm phá bằng nhiều nghề sinh kế khác nhau, họ
đang đối mặt với những thách thức về sinh kế.
II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đích mục:
- Tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng đời sống của ngư dân xã Vinh Hà.
- Các phát hiện của đợt nghiên cứu này sẽ là cơ sở để Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Huế cùng với cán bộ và ngư dân xã Vinh Hà xây dựng một đề án nhằm phát
triển sinh kế bền vững tại địa phương. Trong đó, các nội dung hoạt động của đề án này
phải phù hợp với hoàn cảnh, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân và nằm trong khả
năng có sẵn của họ. Nó phải là các hoạt động có đối chiếu, xem xét và phối hợp với các
thể chế, chính sách, chương trình, dự án liên quan đến địa phương.
III. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau :
1. Ngư dân xã Vinh Hà đang sống trong các hoàn cảnh bấp bênh nào liên quan đến các
điều kiện môi trường và kinh tế, xã hội?
2. Họ có các nguồn lực chính nào: nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên, nguồn
lực văn hoá xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính…?
3. Các thể chế, định chế, chính sách đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh kế
của cộng đồng đó như thế nào?
4. Các lựa chọn sinh kế nào/giải pháp nào mà người dân cho là bền vững và nhờ đó họ có
thể tự lực vượt qua nghèo khó?
IV. Phương pháp nghiên cứu
IV.1. Phương pháp tiếp cận “sinh kế bền vững (SL)”
Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững được đề ra và được coi như là phương hướng chủ
đạo nhằm tập trung quan tâm vào các nhóm nghèo và hướng đến phát triển bền vững của
người nghèo. Sinh kế bền vững sẽ đặt yếu tố con người làm vị trí trung tâm của các
chương trình phát triển và các dự án xoá đói giảm nghèo. Hơn nữa, đói nghèo là một vấn
đề phức tạp, nó là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các cách tiếp cận

cổ điển theo ngành, theo vùng không thể giải quyết tốt được. Nhìn bằng phương pháp
sinh kế giúp cho chúng ta cái nhìn tổng thể toàn diện về đói nghèo và các nguyên nhân
dẫn đến đói nghèo. Thông qua phương pháp này, chính người dân sẽ là người hiểu rõ và
xác định các vấn đề liên quan đến sự nghèo đói cũng như các cơ hội mở ra của họ. Từ đó,
chính họ cũng sẽ tự xây dựng nên kế hoạch nhằm tăng tính bền vững của sinh kế.
Khung phân tích sinh kế được sử dụng để đánh giá, phân tích sinh kế của người nghèo.
Áp dụng khung phân tích sinh kế giúp khai thác và hiểu rõ hầu hết toàn bộ các yếu tố
liên quan đến thưc trạng sinh kế của người nghèo cũng như các mối quan hệ qua lại giữa
các yếu tố đó (DFID). Đặc biệt, nó cũng giúp ta biết được các thông tin về các nỗ lực
đóng góp của các tổ chức, thể chế, chủ trương, chính sách, dự án đang diễn ra tại địa
phương cũng như quá trình triển khai của nó tại các cấp như thế nào. Nhờ đó, chúng ta có
thể đúc rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với các bên liên quan nhằm
mang lại hiệu quả cao cho các chương trình dự án về sinh kế bền vững trong tương lai.
IV.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
PRA là một bộ công cụ tối ưu cho việc thu thập và phân tích thông tin. Phương pháp tiếp
cận sinh kế bền vững luôn đi kèm với bộ công cụ PRA này. Vì PRA cũng đặt con người
vào vị trí trung tâm, tạo cơ hội cho người dân đóng vai trò tích cực hơn trong các nỗ lực
phát triển. Nó tập trung tạo quyền tối đa cho người dân phản ánh và suy ngẫm về vấn đề
nghèo đói của họ và để cho người dân đưa ra các quyết định, các hoạt động ảnh hưởng
trực tiếp đến cộng đồng của họ. Các công cụ được sử dụng là:
- Biểu đồ lịch sử: để biết được các sự kiện lịch sử chính cũng như ảnh hưởng của chúng
đến đời sống của cộng đồng. Trong đó, các vấn đề lớn trong bối cảnh bấp bênh
(vulnerable context) sẽ được phát hiện và các chính sách chủ trương quan trọng
(structures and processes) cũng được đưa ra thảo luận nhằm tìm hiểu được cái hoàn cảnh
ra đời của các sự kiện này và chúng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân
cũng như các phản ứng của nhân dân đối với từng sự kiện.
- Bản đồ tài nguyên: để biết được cộng đồng đó có những nguồn lực về tài nguyên gì
(natural capital).
- Sơ đồ đi lại: nhằm để biết các thông tin về các mối quan hệ xã hội của cộng đồng (social
capital). Cũng qua sơ đồ này, chúng ta có thể thấy được các dịch vụ công/tư nào mà

người dân ở đó đang sử dụng (physical capital). Ngoài ra, nó cũng có thể cho biết một vài
chỉ số về nguồn lực, về con người (human capital) nếu họ có đi đến những nơi như
trường học, trung tâm/viện nghiên cứu…
- Lịch thời vụ: nhằm để biết được các thông tin quan trọng ứng với mỗi giai đoạn thời
gian. Từ các thông tin đó, ta có thể phân tích cuộc sống sinh kế của người dân. Chúng ta
có thể rút ra được thời gian nào/tháng nào là khó khăn hay căng thẳng nhất của người dân
cũng như tháng nào là tháng cơ hội có nhiều nhất. Đặc biệt, lịch thời vụ sẽ giúp ta hoạch
định các kế hoạch làm việc với cộng đồng sao cho phù hợp với điều kiện thời gian của
họ.
- Biểu đồ Venn: để biết được các tổ chức, đoàn thể hay cá nhân có liên quan trực tiếp hay
ảnh hưởng đến cộng đồng (institutions, policies, proceseses). Biểu đồ Venn cũng nói lên
được là các tổ chức/cá nhân đó đã thúc đẩy hay cản trở cộng đồng đó tiếp cận đến các
nguồn lực như thế nào. Đồng thời, nó cũng cho biết quá trình ra quyết định của một thể
chế chính sách. Ngoài ra, nó có thể hiện mối quan hệ qua lại, hay sự chồng chéo về
chuyên môn và con người giữa các tổ chức/cá nhân đó.
- Bảng xếp hạng: bao gồm xếp hạng giàu nghèo, xếp hạng ưu tiên các vấn đề quan tâm,
xếp hạng các lựa chọn sinh kế (livelihood strategies).
- Bảng phân công lao động và phân tích vai trò giới: để biết được các công việc và vai
trò do mỗi giới đảm nhiệm, từ đó có thể nói lên những khó khăn hay cơ hội của mỗi giới
trong quá trình phát triển.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch hiện tại: để biết sự phân bố tài nguyên cho từng nhóm cư
dân như thế nào?
- Phỏng vấn: do trong qua trình xây dựng các công cụ trên, người ta thường phải bỏ qua
một số thông tin để cố gắng hoàn thành một công cụ/bảng biểu trong một thời gian nhất
định. Vì vậy phỏng vấn là cách tốt nhất nhằm thu thập thêm các thông tin để bổ sung cho
các khuyết điểm của các công cụ trên. Ngoài ra, phỏng vấn giúp ta hiểu sâu hơn các
trường hợp hay các vấn đề và các đối tượng cụ thể mà chúng ta đặc biệt quan tâm. Ví dụ:
đối tượng trẻ em, vấn đề về nghề truyền thống, các vấn đề liên quan đến các thể chế,
chính sách…
- Thu thập, tham khảo các tài liệu, số liệu thứ cấp: để tham khảo, đối chiếu và so sánh các

thông tin, số liệu liên quan
- Quan sát và rút kinh nghiệm từ những hoạt động can thiệp nhỏ. Một thuận lợi của cuộc
nghiên cứu này là chúng tôi tiến hành nghiên cứu khi chúng tôi có khả năng kết hợp với
một số hoạt động can thiệp nhỏ. Chính vì vậy, chúng tôi đã có điều kiện gần gũi với
người dân, quan sát cuộc sống hàng ngày của bà con diễn ra như thế nào?
- Bản phân tích giới: nhằm để biết về sự phân công lao động giới cũng như các vai trò
khác nhau mà mỗi giới đảm nhận. Quan hệ giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực cũng như trong cơ chế ra quyết định. Từ đó, nhu cầu cũng như cơ hội của giới
sẽ được thể hiện thông qua việc phân tích giới này.
V. Quá trình thu thập số liệu
V.1. Thành lập nhóm nghiên cứu sinh kế có sự tham gia (Nhóm PRA):
Nhóm PRA được thành lập tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm 7 thành
viên từ các chuyên nghành khác nhau như Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Dân tộc học, Giới và Phát triển, Thủy sản và Quản lý tài nguyên, Luật học, Xã hội học,
Sử học.
V.2. Tiến hành thảo luận kế hoạch PRA:
Nhóm PRA đã tiến hành một buổi chia sẻ kinh nghiệm và thống nhất kế hoạch thực hiện
nghiên cứu. Tất cả các thành viên nắm được kế hoạch và vai trò của mình trong quá trình
thực hiện.
V.3. Tập huấn PRA:
Ngày đầu tiên của đợt nghiên cứu thực địa là ngày tập huấn về phương pháp tiếp cận sinh
kế (SLA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA). Thành viên tham
gia lớp tập huấn này là các thành viên của Ban quản lý dự án cấp huyện, xã và các Ban tự
quản cơ sở của các thôn. Đây là những người cung cấp thông tin chính (key informants)
trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Mục đích của lớp tập huấn này là để giới thiệu cho
các học viên, những người cung cấp thông tin chính, biết về các khái niệm cơ bản về các
vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu như vấn đề đói nghèo và các nguyên nhân đói
nghèo, cộng đồng, phát triển cộng đồng, chu trình của dự án phát triển cộng đồng, sinh kế
và các ý nghĩa của việc phân tích sinh kế, khung phân tích sinh kế và các thành phần của
nó, PRA và ý nghĩa của PRA, công cụ PRA và mục đích của các công cụ đó. Do đặc tính

của cộng đồng ngư dân đa số chưa bao giờ tham gia lớp tập huấn như thế này, và cũng
chưa bao giờ nghe về những khái niệm mà lớp tập huấn đưa ra, nên trong qu
á trình tập huấn chúng tôi cố gắng diễn đạt một cách đơn giản, dễ hiểu và luôn luôn tạo
điều kiện cho học viên tham gia để họ dễ hiểu và nhớ được lâu. Ngoài ra, chúng tôi gồm
hai người làm hướng dẫn viên (facilitators) chính thay phiên nhau truyền đạt làm cho đợt
tập huấn không nhàm chán, trở nên sinh động. Đặc biệt, giữa các chủ đề tập huấn, một số
trò chơi tập thể được đưa ra, tạo thêm hưng phấn cho cả người học lẫn người dạy.
V.5. Tiến hành xây dựng công cụ PRA
Tất cả các công cụ đều được xây dựng theo nhóm thảo luận gồm từ 6 đến 10 người, trong
đó có cả nam, nữ, thanh niên, người già. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi công cụ mà các
thành viên cũng linh hoạt theo. Ví dụ: để xây dựng biểu đồ lịch sử, ít nhất phải có 1
người già tham gia, bản đồ quy hoạch thì phải có một người biết về địa chính tham gia.
Trong quá trình xây dựng công cụ thì một cán bộ của nhóm PRA làm chủ trì, một cán bộ
khác ghi chép toàn bộ tiến trình chủ trì và thảo luận (ghi cả câu hỏi hướng dẫn thảo luận,
tất cả các ý kiến thảo luận). Ngoài ra, trong quá trình thảo luận, sẽ có một người dân biết
viết sẽ ghi lại các kết quả thảo luận lên giấy A0, và một người khác lên tổng kết, trình
bày kết quả thảo luận. Vai trò của những người này là rất quan trọng.
V.6. Tổng hợp và viết báo cáo
Sau mỗi lần xây dựng một công cụ, người thư ký hoặc người chủ trì sẽ viết một bài báo
cáo về kết quả xây dựng công cụ đó. Báo cáo này được nộp cho nhóm trưởng nhóm PRA.
Nhóm trưởng tổng hợp, đối chiếu và kết hợp các báo cáo lại để phân tích và hoàn chỉnh
một báo cáo “Nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia”.
Sau khi hoàn chỉnh báo cáo, cả nhóm sẽ họp lại để thảo luận, bổ sung và thống nhất các
nội dung.
V.7. Hội thảo phổ biến các kết quả nghiên cứu
Một hội thảo sẽ được tổ chức để công bố các kết quả nghiên cứu. Thành phần tham gia
hội thảo là tất các các bên liên quan đến địa phương. Bao gồm Ban tự quản cơ sở của
thôn (những người cung cấp thông tin chính trong quá trình nghiên cứu, và là những
người đại diện cộng đồng hưởng lợi của dự án), Ban quản lý cấp huyện, xã, đại diện
UBND Xã, Huyện, Tỉnh, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế, và tất các các cơ

quan đơn vị có liên quan như Sở Thủy sản, Cục Định canh Định cư, ….
VI. Kết quả và thảo luận
VI.1.Các biểu hiện của vấn đề nghèo khổ
Xã Vinh Hà, đặc biệt là bà con ngư dân thủy diện-định cư và chưa được định cư ở các
thôn Hà Giang, Hà Trung 5 và thôn Cống Quan là những cư dân nghèo và khổ. Nghèo
được thể hiện rõ thông qua bảng xếp hạng kinh tế: 35,5% là ở dưới mức nghèo, 19,4% là
ở mức rất nghèo. Cây vấn đề cũng đưa ra các biểu hiện nghèo đói như việc 20% số hộ
vấn đang ở nhà rách nát, thiếu điều kiện tiện nghi thông thường và cao cấp như nhà vệ
sinh, giếng nước, bàn ghế, giường tủ, bếp ga, tủ lạnh, phương tiện đi lại. Cái nghèo thể
hiện trong thu nhập thấp. Một gia đình thu nhập khoảng 20000 đồng/ ngày và từ số tiền
này một ngày họ chỉ ăn hai bửa cơm đạm bạc, không đủ chất dinh dưỡng. Ngoài sự thiếu
thốn vật chất, còn có những bức xúc, lo toan về mặt đời sống tinh thần. Họ ngày đêm lo
âu vì nợ nần chồng chất (80% số hộ có nợ ngân hàng với số tiền nợ trên 15 triệu đồng
(Báo cáo quan sát phỏng vấn, Nhân). Mặt khác, nỗi buồn, nỗi lo khi con cái, vợ hoặc
chồng họ phải đi làm ăn xa (33% gia đình có con đi làm ăn xa) . Họ nhớ con, trông
chồng/vợ, con trẻ thiếu sự chăm sóc, thương yêu của bố hoặc mẹ khi họ phải đi làm xa.
Đời sống văn hóa, tinh thần thấp khi họ không biết chữ, và con cái của họ đa phần không
được học hành.
VI.2. Sinh kế và hoàn cảnh bấp bênh của nghèo khổ
Hoàn cảnh bấp bênh là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và khổ cực của
người dân nơi đây. Biểu đồ lịch sử, lịch thời vụ và cây vấn đề cho thấy người dân xã
Vinh Hà phải sống trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai
như bão lụt, hạn hán, mùa mưa kéo dài. Sau mỗi cơn lũ to (lũ năm 1999), người dân hầu
như mất hết tài sản như lúa gạo, áo quần, tủ giường, heo, gà, vịt. Hàng năm, mùa mưa
lạnh kéo dài 5-6 tháng từ tháng 9 âm lịch đến tháng 1 âm lịch, vì vậy nhiều gia đình ngư
dân sống với nghề khai thác thủy sản trên đầm phá không thể làm được việc dưới nước
giá lạnh mà nếu có cố làm thì cá tôm cũng không có nhiều, vào mùa này “hèn lắm” (tiếng
địa phương, nghĩa là “khan hiếm lắm”). Việc nuôi tôm cũng không thuận lợi vào mùa
mưa lạnh. Những năm gần đây do nhiệt độ tăng lên của toàn cầu (global warming), khí
hậu địa phương thay đổi thất thường (local climate change), nguời dân không thể dự đoán

được thời tiết để có kế hoạch làm ăn phù hợp. Ví dụ: Hàng năm, trời bắt đầu mưa vào
tháng 8 âm lịch thì mấy năm gần đây, trời trở nên nắng gắt vào tháng này và kéo dài đến
tháng 9-10…Ngoài ra, do sống trong vùng đầm phá ven biển, nguồn nước ở các thôn
thủy diện đều bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng nên cư dân nơi đây không có nước sạch để
uống và sinh hoạt. Qua phỏng vấn cho thấy, hàng ngày phụ nữ thường phải đi mua hoặc
xin nước ở các làng nông nghiệp trong xã và các xã khác bên kia đầm phá về sử dụng.
Việc mua nước vừa tốn nhiều tiền, vừa mất thời gian (từ 15 đến 20 phút cho một lần đi 1
km đường gánh nước-xem sơ đồ đi lại). Điều đáng buồn hơn là người đi xin nước bị
nhóm người nông nghiệp “người cho” coi thường, kỳ thị cho là “dân nốt, mù chữ” nay
còn bị cho là “lười nhác”, “không lo làm ra nước mà uống” (trích lời chị Sương, thôn Hà
Trung 5). Việc phát triển nuôi tôm kéo theo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông
nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ nhiễm mặn mạch nước ngầm và vùng đất
nông nghiệp. Điều này khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp không hiệu quả và bấp
bênh.
Dân số của Vinh Hà đang tăng nhanh: từ 9.464 người đầu năm 2004 đến 9.623 người
cuối năm 2004 (Báo cáo của UBDS, GĐ TE). Ngoài ra, việc nhiều người từ các nơi khác
đến tham gia sản xuất trên vùng đầm phá (đến để xây hồ nuôi tôm, lấn chiếm diện tích
đầm phá), Hai yếu tố này đã làm cho diện tích tự nhiên của đầm phá dành cho mỗi đầu
người càng hẹp, kéo theo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm.
Phong trào nuôi tôm phát triển mạnh một mặt giúp tăng thu nhập cho một số hộ dân, mặt
khác nó đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân và làm cho đời sống bà con
càng bấp bênh. Xu thế xây nhiều hồ, cả hồ cao triều, trung triều và hạ triều, thiếu quy
hoạch tốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và dịch
bệnh cứ thế cũng có khuynh hướng xảy ra thường xuyên hơn. Dịch bệnh dẫn đến thua lỗ
và nợ nần, kết quả là làm cho làn sóng di cư lao động ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, do đời sống lênh đênh trên nước và được xem là đối tượng du canh du cư nên
họ rất thụ động với các thể chế, chính sách, chủ trương của địa phương cũng như các yếu
tố mang tính toàn cầu. Họ hầu như không được tham gia trong việc đưa ra các quyết định
cho các chương trình, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Chương trình
định canh định cư đã đưa họ lên một nơi mà trước đây họ chưa hề biết đến và khi họ

đồng ý lên định cư thì nhà nước cho gì thì họ nhận nấy. Chương trình phát triển nuôi
trồng thủy sản đã đến và bùng nổ ngoài tầm kiểm soát của họ, hiện nay các quyết định
của chính quyền địa phương về việc giải phóng nghề nò sáo của họ vẫn còn quá bất ngờ
đối với họ. Xa hơn, các vấn đề xảy ra mang tính vượt quốc gia ảnh hưởng đến đời sống
của họ cũng nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Ví dụ: Vào giữa năm 2004, họ đã bán tôm ra
thị trường với một mặt bằng giá thấp mà họ không hề biết đó là do nguyên nhân từ vụ
kiện “Phá giá tôm” của Mỹ đối với Việt Nam.
VI.3. Đặc điểm về các nguồn lực chính của cộng đồng
VI.3.1. Các nguồn lực tự nhiên
Vinh Hà là xã đồng bằng ven biển. Theo bản đồ quy hoạch, toàn xã có 3.300 ha mặt nước
đầm phá (chỉ có 1.655ha thuộc xã quản lý hành chính). Mặt nước Vinh Hà thuộc diện tích
đầm Hà Trung Thủy Tú, kéo dài từ cửa Thuận An đến đầm Cầu Hai với diện tích khoảng
3.800 ha (Quy hoạch Phú Vang 2003). Đầm này cũng như toàn bộ vùng đầm phá huyện
Phú Vang đều nhận nước từ các con sông chính là sông Hương, sông Đại Giang cùng các
nhánh sông phụ và đổ ra biển vào mùa mưa lũ. Đây cũng là nơi mỗi ngày nước biển dồn
vào rất lớn vào mùa khô. Vì vậy, có thể nói hệ đầm phá nơi đây là một hệ sinh thái rất
đặc biệt và trù phú với một nguồn tài nguyên ven biển lớn. Ngoài ra, tùy theo dòng chảy
của nước từ hai phía sông-biển, đầm phá cũng là nơi có nhiều trầm tích gồm trầm tích
cát, cát pha bùn, bùn có lẫn chất hữu cơ thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài sinh
vật thủy sinh. Các cụm dân cư của ngư dân thủy diện có ba mặt giáp với đầm phá. Với
diện tích vùng bãi ngang khá rộng lớn, ngư dân xã Vinh Hà sống chủ yếu dựa vào vùng
mặt nước này thông qua việc nuôi trồng và đánh bắt. Nguồn lợi thủy sản thiên nhiên
chính là các loài cá, tôm, cua (Bản đồ tài nguyên). Đặc biệt vùng mặt nước ở thôn Cống
Quan là bãi đẻ của cá Dày-một loại thủy sản đặc thù chỉ có ở Thừa Thiên Huế. Dọc ven
đầm phá là hệ thống các ao hồ để nuôi tôm, một nghề mới xuất hiện vào năm 1994 và
phát triển ồ ạt vào những năm 1998, 1999, đặc biệt là sau năm 2000 đến nay. (Biểu đồ
lịch sử).
Đầm phá ở Vinh Hà có bãi đẻ của cá tôm, trong lịch sử là nơi giàu tài nguyên ven biển
nhất đối với các ngư dân đánh bắt tự nhiên như nò sáo, nghề đáy, bủa lưới… Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, nhiều tác động tiêu cực từ con người đã làm nguồn lợi tài

nguyên trong đầm phá ngày càng cạn kiệt. Từ Biểu đồ lịch sử cho thấy, các hoạt động
đánh bắt bằng phương tiện hủy diệt (nghề rà điện, xiếc điện, te quyệu …) “trước đây ông
cha dùng bằng sáo tre nên chỉ đánh bắt những con to, còn bây giờ con người dùng điện
lưới mùng để đánh bắt nên cá to hay nhỏ gì cũng bị chết, bị bắt”. Cùng với các chất thải,
hóa chất không được xử lý đúng quy trình khoa học, thải ra từ các hồ nuôi tôm, ô bàu,
ruộng lúa là nguyên nhân chính dẫn đến việc tài nguyên đầm phá bị cạn kiệt. Hơn nữa,
việc tăng nhanh các hồ nuôi trồng thủy sản đã thu nhỏ diệt tích đầm phá cũng như việc
giảm diện tích sinh trưởng của các loài cá tôm. Trước năm 1994, toàn bộ là đầm phá tự
nhiên, đến năm 2001 hồ nuôi chiếm diện tích là 243 ha, theo quy hoạch đến 2010 sẽ có
333 ha trở thành các hồ ao nuôi tôm.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Phú vang là 28.031 ha. Xã Vinh Hà với diện tích
đất tự nhiên là 3.007 ha. Trong đó đất ở là 34 ha , chiếm 1,13 % diện tích đất tự nhiên.
Đất nông nghiệp là 917,72 ha chiếm 30 % diện tích đất toàn Xã. Đất sử dụng để làm ao
nuôi trồng thuỷ sản là 71 ha đến năm 2010 (Quy hoạch Phú Vang). Đối với ngư dân đã
được định cư theo chương trình định canh định cư, mỗi gia đình được cấp 70m2 đất để
làm nhà ở và 3 sào đất nông nghiệp. Tuy nhiên qua, Bản phân tích điểm mạnh điểm yếu,
cơ hội thách thức (SWOC) và qua phỏng vấn cho thấy, hầu hết diện tích ruộng được cấp
đều bị nhiễm mặn, hoặc có chất lượng xấu.
Với địa hình ruộng thấp trũng và một diện tích mặt nước rộng lớn. Với sự xen lẫn kỳ thú
giữa hai nghề truyền thống nông nghiệp và ngư nghiệp đã tạo cho Vinh Hà một môi
trường đa dạng sinh học và một môi sinh rất trong lành với không gian thắng cảnh đẹp.
Hiện nay, ngoài 342 ha trong tổng số diện tích 3.300 ha mặt nước đã được xây hồ đưa
vào nuôi trồng thuỷ sản, còn lại một diện tích khá lớn dành cho việc khai thác đánh bắt tự
nhiên với các nghề truyền thống đặc thù của Việt Nam như: nò sáo, đáy, nghề, bủa lưới,
kéo lưới, lợp… Đặc biệt, việc bố trí các dãy nò sáo làm tăng thêm vẻ đẹp của một quê
hương đầm phá.
VI.3.2. Nguồn lực vật chất
- Hệ thống đường giao thông:
Vinh Hà là nơi đi qua và cũng là điểm cuối cùng của hệ thống hai tỉnh lộ 13C và 13D. Ở
các thôn đều có đường bê tông chạy theo chiều ngang của thôn từ tỉnh lộ 13D sang tỉnh lộ

13 . Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại và thông tin với thành
phố Huế. Riêng khu định cư của thôn Hà Trung 5 thì không có đường sá gì cả. Hằng
ngày, người thủy diện mới định cư phải đi ven theo đường đất nhỏ bé, trơn trượt. Đã có
nhiều trẻ em đã bị ngã xuống hố khi đi học trên con đường này và có người ốm nặng
không đi ra khỏi khu này được mà bác sĩ cũng không đến xem bệnh được.
Hệ thống đường thủy đạo đã và đang được mở theo quy hoạch của Huyện. Thuỷ đạo gần
bờ nhất cách hệ thống ao nuôi 300m. Hiện tại, Xã có hai bến đò: một bến đò Truồi ở thôn
Hà Trung 5 (gần khu định cư thủy diện) để giao thương với chợ làng Truồi của Huyện
Phú Lộc (vận chuyển một ngày 2 chuyến sáng 6 giờ từ Hà Trung 5, chiều 2 giờ quay về
từ Truồi) và một bến đò Hà Trung ở thôn Hà Trung 1, cuối đường tỉnh lộ 13D. Đây là
những yếu tố thuận lợi, tiềm năng cho phát triển kinh tế cho phát triển kinh tế xã hội của
xã.
Hệ thống đê PAM do Australia tài trợ chạy dọc rìa đất từ bến đò Hà Trung đến cống Hà
Mướp.
Toàn huyện Phú Vang có 100% số xã đã có mạng lưới điện, xã Vinh Hà đã có điện về tận
nhà hộ gia đình sử dụng. Riêng khu định cư thủy diệnThôn Hà Trung 5 mới được định cư
sau năm 1999, hiện dân vẫn dựng tạm các trụ điện bằng tre để tải hệ thống điện vào sử
dụng. Thôn Cống Quan, được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ trẻ em không cha mẹ California
Hoa Kỳ đã đưa điện về cho thôn, nhưng do phải đi đường xa cách biệt, lại gần trạm bơm
xả nước nên điện ở đây không ổn định và chi phí khấu hao lại cao (phỏng vấn).
Uỷ ban nhân dân Xã nằm ở vị trí trung tâm của Xã. Hệ thống các trường tiểu học, trung
học cơ sở, trạm y tế, chùa, nhà thờ nằm dọc theo tỉnh lộ 13C. Trên tỉnh lộ này, Chương
trình phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tỉnh Thừa thiên Huế đang có
kế hoạch xây dựng chợ ở thôn Hà Trung 1. Ngoài ra, xã còn có chợ Chiều ở thôn Hà
Trung 5. Chợ Vinh Hà nằm tại thôn Hà Trung 4 là chợ lớn của Xã.
Hệ thống nước sinh hoạt chưa hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt của xã chủ yếu là nước giếng
khoan, giếng bơm. Riêng thôn Hà Giang, khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 và thôn
Cống Quan hoàn toàn không có nước sạch sinh hoạt. Ở thôn Cống Quan hiện nay, người
ta vẫn lấy nước từ sông, đầm để uống. Thôn khu định cư thủy diện thôn Hà Trung 5 chưa
có một hệ thống nước sạch. Ở Hà Giang tuy đã có một hệ thống dẫn nước do Quỹ Canada

tài trợ nhưng do nhiều lý do hiện sau hơn 1 năm hoàn thành, hệ thống này vẫn chưa hoạt
động và nước sạch vẫn chưa đến với người dân thôn Hà Giang.
Hiện nay, toàn xã không có một hệ thống vệ sinh công cộng nào. Qua quan sát, ở các
thôn định cư thuỷ diện, hầu hết các nhà ở không có hệ thống công trình phụ như nhà vệ
sinh. Vấn đề này, theo một số ý kiến người dân phàn nàn họ đã không nhận được tiền hỗ
trợ từ xã để hỗ trợ các hộ này làm nhà vệ sinh (phỏng vấn). Nhưng theo suy luận, do thói
quen sống trên thuyền không có nhà vệ sinh, nên khi được lên định cư, người dân chỉ xây
dựng ngôi nhà trông như chiếc thuyền của mình trước đây, không có công trình phụ.
- Hệ thống thông tin xã bao gồm một Bưu điện văn hoá Xã nằm trước mặt UBND Xã,
Đài phát thanh xã tiếp sóng Đài tiếng nói Việt Nam và các Đài tại địa phương. Ở thôn Hà
Giang có Trạm báo bão do Pháp tài trợ.
Phục vụ cho sản xuất, hiện nay tại xã có một vài nơi cung cấp ngư cụ đơn giản, ngoài ra
không có cơ sơ chính thức kinh doanh các nông ngư cụ tại xã, hầu hết người dân phải lên
thành phố Huế để mua sắm thiết bị lớn phục vụ sản xuất. Riêng các loại giống, thức ăn
gia súc, hoá chất, phân bón thì có các đại lý cấp II (người lái buôn) mua từ các đại lý cấp
I ở thành phố, huyện về bán trực tiếp cho nông dân và ngư dân hoặc thông qua các phiên
họp chợ.
VI.3.3. Nguồn lực con người
a. Lao động
Toàn xã có 2010 hộ, 9.623 khẩu, trong đó số dân trong độ tuổi lao động (15 đến 49 tuổi)
chiếm trên 6.500 người (Báo cáo Dân số gia đình và trẻ em), đây là một lực lượng lao
động dồi dào của xã. Lao động bao gồm lao động phổ thông, lao động làm nông nghiệp,
lao động nuôi trồng thuỷ sản và lao động nghề ngư nghiệp khác. Qua quan sát cho thấy
phần lớn người dân ở xã này đều rất cần cù chăm chỉ.
Tuy nhiên, nguồn lực con người đang có nguy cơ không được sử dụng một cách đúng
mức. Do tài nguyên đầm phá đang cạn kiệt, dân số tăng, số người từ các nơi khác vào
khai thác đầm phá, một lượng lớn lao động thanh niên không có việc làm tại chỗ. Hiện
nay tại xã, phong trào đi làm ăn xa đang diễn ra ồ ạt. Theo điều tra, tại thôn Hà Giang đã
có 70 thanh niên đang sinh sống làm ăn xa. Lực lượng này bao gồm nữ 49 người, nam 21
người, tuổi ra đi từ 12 đến 28 tuổi; phần lớn là đi Sài gòn. Vào Sài gòn số người này làm

hai công việc chính là may áo gió (32/70) và giúp việc gia đình (24/70). Hầu hết trẻ em
gái từ 12 tuổi đến 16 tuổi làm công việc này. Số còn lại làm các việc như đánh giày, phụ
thợ nề, làm bánh mì, làm biển…Tất cả những người này đang làm các công việc thuộc
khối không chính thức (informal sector). Có nghĩa là họ hoàn toàn không có hợp đồng lao
động, không có bảo hiểm. Ngoài đồng lương ít ỏi, họ không được hưởng một quyền
lợi/chế độ nào của một người lao động theo Bộ luật lao động và họ có thể bị sa thải bất
cứ lúc nào. Qua phỏng vấn cho thấy, đối với một người may áo gió phải làm việc cho chủ
16 tiếng/một ngày với mức lương trung bình 400.000 đến 500.000 đồng cho một người
có thâm niên và 250.000-300.000 đồng cho thợ chưa có kinh nghiệm. Họ được nghỉ về
quê ăn Tết 10-15 ngày nhưng không được hưởng lương. Lời tâm sự của một em 19 tuổi
với mẹ “con làm ở đây như đang ở tù vậy”. Đối với số người đi giúp việc gia đình thì
cũng làm việc rất nhiều giờ trong một ngày. Họ phải làm việc dưới áp lực tinh thần và thể
xác 24/24 vì ở đất khách quê người, không nơi nương tựa, họ ngủ lại tại các nhà mà họ
làm việc. Sau một năm tất cả số con em này về nhà ăn tết, thăm nhà và mang theo tất cả
số tiền họ dành dụm được về đưa cho bố mẹ để chi trả nợ. Sang năm mới họ lại đi làm và
tiếp tục như vậy cuối cùng họ không có một tài sản, vốn gì cho chính bản thân họ. Kiến
thức không, tiền bạc không, quan hệ xã hội không. Khi được xem là đã đến tuổi “lấy
chồng” họ phải nghỉ làm việc này và họ phải bắt đầu cuộc đời với hai bàn tay trắng.

Cùng với lực lượng thanh niên, một số người đã có gia đình cũng đi làm xa. Số người này
đi lao động theo mùa. Mỗi năm đi hai đợt vào những lúc nông nhàn. Đợt một đi từ tháng
1 và trở về vào tháng 4, đợt hai đi từ tháng 8 và trở về tháng 11 trong năm. Những người
này được trả 25.000 đồng và một bữa cơm trưa trị giá 3000-5000 đồng một ngày.
b. Sức khoẻ :
Điều đáng quan tâm đến số người đi lao động xa gồm thanh niên nam nữ chưa có gia
đình và đã có gia đình là họ đều thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn. Qua phỏng
vấn 5/6 người nói rằng bao cao su là chỉ để phòng tránh thai. Vì vậy khả năng nhiễm các
bệnh lây qua đường tình dục (STDs), đặc biệt là HIV/AIDS là đang ẩn hiện tại cộng đồng
địa phương khi các thành viên của họ đi xa lâu ngày và sẽ quan hệ tình dục không an
toàn. Phụ nữ địa phương có thể sẽ là người bị lây nhiễm tiếp theo.

Qua việc đánh giá tình hình sức khoẻ của người dân tại thôn Hà Giang và Hà Trung 5
(ngày 6-7/12/04) cho thấy người dân thường có bệnh về đường tiêu hoá như nhiễm giun
(75%), tiêu chảy (20-30%) ở trẻ em và viêm đại tràng (25-30% dân số), bệnh về phụ khoa
(70% phụ nữ) và các bệnh về da như dị ứng da (62%) và nhiễm trùng da (45%) (Trích
báo cáo BS Nguyễn Văn Toàn). Theo Bs Toàn, nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em bị nhiễm
giun và bệnh đường tiêu hoá là trẻ em không có sân chơi nên hàng ngày trẻ phải chơi gần
với các bãi rác và tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn. Ngoài ra, việc không có nhà vệ sinh phù
hợp cũng có thể dẫn tới các bệnh đường tiêu hoá. Phụ nữ, con gái do tính chất nghề
nghiệp phải ngâm mình dước nước bẩn nên dễ mắc bệnh phụ khoa. Đặc biệt trẻ em gái
thiếu hiểu biết về vệ sinh kinh nguyệt cũng dẫn tới việc viêm nhiễm phụ khoa.
Cả xã có một trạm y tế, gồm 3 bác sĩ. Có nghĩa rằng mật độ người dân được một bác sĩ
chăm sóc là quá nhiều >3000 dân/1 bác sĩ, so với tỷ lệ này ở Việt Nam là 2083 dân/1 bác
sĩ. Ngoài ra, cơ sở vật chất ở trạm y tế còn thiếu thốn nên việc chăm sóc, theo dõi sức
khoẻ cho người dân còn hạn chế. Tại thôn Hà Trung 5, qua điều tra cho biết hơn 60 % em
bé được sinh ra tại nhà hoặc ở ngay trên đò (29 em/52 em), hoàn toàn không có các tiện
nghi tối thiểu để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho một ca sinh nở. Tuy vậy theo báo cáo 6
tháng đầu năm 2004 thì xã cũng đã triển khai chương trình y tế quốc gia tốt như tiêm
chủng mở rộng, uống vaxin phòng chống các bệnh nguy hiểm như viêm gan B, viêm não
Nhật Bản, sốt xuất huyết.
Ở các thôn thuỷ diện việc hỗ trợ sinh đẻ của chị em được thực hiện bởi các bà đỡ đẻ thay
vì bác sĩ ở trạm y tế. Những bà đỡ này đã từng đỡ đẻ cho nhiều người qua nhiều thế hệ.
Theo ý kiến dân địa phương thì những người này rất có ích cho các phụ nữ sinh nở ở
những khu dân cư nằm xa với trạm y tế. Ở thôn Cống Quan, chị Cà đã sinh 3 đứa con do
bà đỡ Phỉ giúp đỡ. Theo chị vì “đi không kịp, mà cũng an toàn vì ngày này bà ấy dùng
dao lam để cắt rốn”.
c. Tri thức
Con người, đặc biệt các ngư dân thuỷ diện có một bản năng phòng chống thiên tai rất
mạnh mẽ. Do truyền thống sống và làm việc gắn bó với nhau trên đầm phá họ có thể
vượt qua các cơn lũ lụt, bảo táp dựa vào một sức mạnh và đoàn kết giữa các thành viên
trong cộng đồng. Bao đời nay họ sống với thiên nhiên và chịu đựng các tai ương của

thiên nhiên. Họ có một kho tàng tri thức bản địa để phòng chống , giảm nhẹ các nguy cơ
do thiên tai gây ra. Trận lũ năm 1999, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 379 người chết (Tạp
chí sông hương 2000), nhưng theo lời kể không có người nào trong số ngư dân Vinh Hà
thiệt mạng.
Nhìn chung tỷ lệ người lớn đặc biệt là phụ nữ không biết chữ là rất cao. Qua các hoạt
động can thiệp, ban dự án quan sát thấy các chị tham gia không biết ký tên mình, hoặc rất
ngỡ ngàng với các cây viết. Một buổi họp nhóm có 10 chị thì chỉ 1 -2 chị là biết đọc còn
lại là không biết đọc.
Số trẻ em của toàn xã là 1254 em. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tỷ lệ trẻ em ở các
thôn định cư, thuỷ diện không đi học. Khu định cư ở thôn Hà Trung 5, trẻ em học cao
nhất là đến lớp 6 (Sơ đồ đi lại cho biết). Theo bà con nguyên nhân con em họ không học
lên cao được vì lên lớp càng cao thì phải đóng tiền nhiều.
Quyền trẻ em đang bị xem nhẹ sẽ là nguy cơ kìm hãm sự phát triển nguồn lực con người
của cộng đồng. Trẻ em là nguồn lực chính, là tương lai của cộng đồng. Đăng ký khai sinh
là quyền cơ bản và đầu tiên của trẻ em. Tuy nhiên, riêng khu định cư của thôn Hà Trung
5 đã có 52 trường hợp không có giấy khai sinh. Việc trẻ em không có giấy khai sinh đã
cản trở các em tiếp cận đến các nguồn lực cơ bản như giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ.
Ngoài ra về mặt tâm lý các em cảm thấy thiếu tự tin khi bản thân mình không có mang
một họ tên nào chính thức, và không được xã hội công nhận. Điều này khả năng dẫn tới
một thế hệ tương lai nghèo về trí tuệ, sức khoẻ và tự tin và dễ bị đẩy ra bên lề của sự phát
triển.
VI.3.4 Nguồn lực tài chính
Ngoài thu nhập hằng ngày, các nguồn lực tài chính bao gồm các “của” hay “tài sản” để
dành như tài sản có giá trị trong gia đình, tiền gửi tiết kiệm, quỹ hội và các thu nhập từ
các nguồn khác.
Đối với ngư dân xã Vinh Hà, hằng ngày mỗi gia đình hiện nay kiếm được 20-30.000
đồng từ việc đánh bắt thuỷ cư và số tiền đó dùng để chi trả cho các sinh hoạt gia đình.
Khoản thu nhập này cũng bấp bênh theo mùa. Đều đặn là vào thời gian từ tháng 3 đến
tháng 8 (lịch thời vụ), những tháng còn lại thì thu ít hoặc không có. Thu nhiều từ việc
nuôi tôm là vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Các tháng còn lại phải đầu tư nhiều cho việc

chuẩn bị hồ, thả tôm và cho ăn. Trung bình thu sau mỗi vụ tôm được mùa là 3-4 triệu
đồng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Số tiền này tương xứng với tiền công chăm sóc
của người dân bỏ ra. Khó khăn về tài chính của người dân bắt đầu tháng 10, kéo dài đến
tháng 2 năm sau. Những tháng này thời tiết mưa lũ kéo dài, sản lượng cá tôm hiếm. Tuy
thế lễ tết, hội hè cúng bái, ma chay cưới hỏi lại diễn nhiều ra vào tháng 12 (tháng chạp)
nên phải chi tiền nhiều. Hộ nuôi tôm phải đầu tư cho hồ tôm nhiều vào tháng 1, 2, 3.
Hiện tại, người dân tiết kiệm bằng “góp hụi” hay “góp bưu”. Một hình thức tiết kiệm
không chính thức. Tổ góp hụi gồm 10 người góp theo ngày và do một “chủ hụi” giữ
tiền. Kỳ hụi thường kéo dài 100 ngày, Hàng 10 ngày thì có đợt “bóc hụi” như một đợt
đấu thầu. Ai bóc cao (đăng ký chịu mất số tiền cao để chi cho lãi của các thành viên khác
và chi cho chủ hụi ) người đó sẽ được rút hết số tiền cho của cả kỳ. Hình thức tiết kiệm
này rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam vì nó đơn giản, không thủ tục, gần giũ với người
dân. Tuy nhiên, vẫn có một số nguy cơ khi người dân sử dụng hình thức tiết kiệm này.
Thứ nhất, đến mùa khó khăn (từ tháng 10 đến tháng 1 âm lịch) thì ai ai trong thôn làng
cũng khó khăn, và “bóc hụi” rất cao, phải mất tiền lời nhiều. Vì không có ai/ chính quyền
chính thức công nhận nên các chủ hụi/ người cầm tiền có thể cầm số tiền mà người dân
góp được và “chạy” đi luôn.
Một số gia đình có của để dành bằng lúa gạo dự trũ. Tuy nhiên lượng lúa gạo này đủ để
cho gia đình ăn trong một khoản thời gian nhất định từ 3 tháng đến 1 năm. Ngoài ra,
không có ai mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Các dịch vụ vay vốn ở đây cũng có hai dạng chính thức và không chính thức. Chính thức
là vay qua các ngân hàng như ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng phát triển nông
thôn, và các quỹ tín dụng phụ nữ xã. Không chính thức là qua các chủ vay là người dân
thường giàu có.
Thông thường vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất là 1,1 %. Mỗi hộ vay dưới 30 triệu
đồng thì không cần phải thế chấp và vay trên 30 triệu thì phải thế chấp bằng một giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất (Bảng câu hỏi). Hầu hết số hộ vay
đặc biệt trên 30 triệu đồng là số hộ có hồ nuôi tôm.
Quỹ tín dụng phụ nữ là quỹ do hội phụ nữ quản lý và quỹ này có được từ các chương
trình, dự án tài trợ của các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài như dự án y tế cộng

đồng (plesion International), dự án Bánh Mì Thế Giới (BFW) . Tuỳ theo quy định của
mỗi tổ chức mà cơ chế hoạt động quỹ tín dụng của họ cũng khác nhau. Tổ chức Plesion
International bắt đầu hỗ trợ quỹ tín dụng 100 triệu đồng vào năm 2002. Đối tượng vay
chủ yếu là các chị phụ nữ chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Vay quay vòng theo tổ từ 10 đến 15
người. Mỗi hộ vay được món vay từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, lãi suất 0,6 %. Trả gốc và
trả lãi hàng tháng. Nhà tài trợ có tổ chức các lớp tập huấn về kỷ thuật chăn nuôi và quản
lý tín dụng và quản lý kinh doanh cho các tổ viên. Quỹ tín dụng do tổ chức Bánh Mì thế
Giới (BFW) tài trợ thông qua Hội Phụ nữ Huyện Phú Vang. Quỹ về đến phụ nữ xã là 70
triệu đồng. Đối tượng vay chủ yếu là các chị em chăn nuôi và trồng trọt. Món tiền vay từ
200.000 đến 1.000.000 đồng. Các thành viên trong ban chấp hành hội phụ nữ được tham
gia tập huấn tại Huyện về chăn nuôi và quản lý tín dụng. Bắt đầu từ năm 2002 đến nay,
có 60 phụ nữ ở thôn Hà Giang và 45 phụ nữ thuỷ diện ở thôn Cống Quang được vay vốn
từ các nguồn quỹ tín dụng phụ nữ này (Báo cáo phỏng vấn, Sửu).
Các nguồn vốn không chính thức bao gồm các nguồn vốn vay từ các chủ chuyên cho
vay, các nơi cung cấp vật tư nuôi tôm. Các đối tượng vay chủ yếu là hộ nuôi tôm vay để
trang trải các khoản chi cần thiết. Món vay chênh lệch từ 400.000 đồng đến 2.000.000
đồng với lãi suất từ 3,5 % đến 5 %. Chủ yếu là món vay ngắn hạn từ 2 đến 6 tháng. Kiểu
vay này thông qua quan hệ quen biết, không cần thủ tục, muốn vay khi nào cũng được
nên khá nhiều hộ vay mặc dù lãi suất cao gấp 3 -5 lần so với các nguồn vốn ngân hàng.
Các nguồn thu khác của gia đình đặc biệt ở thôn Hà Giang thì phải kể đến số tiền mà con
em họ đi làm ăn xa mang về vào mùa tết đến. Ở Hà Giang có 34 hộ/106 hộ có con em đi
làm ở các thành phố khác như Sài gòn, Đà nẵng, Vinh…Hằng năm mỗi gia đình có con
em đi xa nhận được số tiền mà con em họ mang về từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Có
nhà đặc biệt có 2-3 con gái lớn làm thợ may chính nhận được từ 17 triệu đến 20 triệu
đồng.(Bảng thống kế tình hình di cư lao động). Những hộ này cho biết họ dùng số tiền
này của con để trả nợ và mua sắm những vật dụng lớn cho gia đình.
VI.3.5 Nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội của một cộng đồng được thể hiện thông qua các mối quan hệ quen biết,
hay quan hệ thành viên của cộng đồng đó đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể xã hội từ
trên xuống và giữa các cá nhân, tổ chức chức năng trong vùng địa lý.

Xã Vinh Hà cũng như tất cả các xã trên lãnh thổ Việt Nam nằm trong hệ thống các tổ
chức đoàn thể theo nghành dọc từ trung ương đến địa phương. Hệ thống tổ chức đoàn thể
bao gồm Hội phụ nữ (thành viên chính là phụ nữ), Đoàn thanh niên (nam thanh niên, nữ
thanh niên), hội cựu chiến binh (bộ đội về hưu), hội nông dân (nam nữ làm nông nghiệp),
tổ nuôi tôm (đa số là nam giới), Hệ thống các tổ chức đoàn thể này có chức năng nhiệm
vụ khác nhau tùy theo bản chất của đơn vị đó và theo chỉ đạo từ trên cấp trung ương. Ví
dụ như hội phụ nữ thì có 6 chương trình hành động trọng tâm như nâng cao kiến thức cho
phụ nữ; giúp phụ nữ phát triển kinh tế; chăm sóc sức khẻo phụ nữ trẻ em và kế hoạch hoá
gia đình; xây dựng gia đình văn hoá; kiểm tra và giám sát pháp luật chính sách liên quan
đến công bằng giới; tham gia các chương trình hợp tác đối ngoại.
Ngoài ra, nhân dân ở các vùng nông thôn thường có các mối quan hệ xã hội không chính
thức . Đó là các quan hệ làm ăn tập thể, quan hệ tương thân tương ái mỗi khi có thiên tai.
Đây chính là sức mạnh của cộng đồng, dựa vào đó mà thúc đẩy sinh kế cho người dân.
Thông qua các lần làm ăn tập thể, và vì điều kiện tính chất nuôi tôm mọi người phải có ý
thức lẫn nhau, gần đây ở thôn Hà Giang có thành lập tổ nuôi tôm. Tuy nhiên vì nhiều lý
do tổ nuôi tôm này hoạt động không có hiệu quả nên các thành viên chưa phát huy được
hết ý nghĩa của tổ nuôi tôm này.
Theo sơ đồ đi lại thì chị em phụ nữ có những quan hệ xã hội khi đi chợ. Chị em thủy diện
đi chợ để bán cá tôm bắt được và mua các thực phẩm khác cho gia đình như dầu ăn, nước
mắn, muối, xa phòng …Chính vì ngày nào họ cũng đi chợ nên lòng tin và sự tin tưởng
lẫn nhau rất tốt. Đây là chỗ dựa cho các chị khi có khó khăn về tài chính thì họ có thể vay
mượn hay mua nợ ngay từ những người trong chợ. Ngoài đi chợ, phụ nữ còn hay đi lấy
nước từ các làng trên. Tuy nhiên đến đây họ bị các chủ nhà có nước xua rẽ coi thường,
điều này khiến cho quan hệ xã hội giữa phụ nữ ngư nghiệp và nông nghiệp càng tách xa.
Điều này có nguy cơ cản trở chị em tiếp cận đến các nguồn lực y tế, tín dụng, giáo dục vì
hầu hết các vị trị quan trọng trong các tổ chức này đều do người nông nghiệp nắm quyền
và ra quyết định.
Bảng phân tích giới cho thấy đàn ông thường tham gia vào các hoạt động cộng đồng
nhiều hơn phụ nữ. Họ tham gia vào các công việc cộng đồng như làm đường, đi họp thôn,
đi bầu cử. Phụ nữ thì tham gia vào các công việc chăm lo nuôi dưỡng gia đình như nấu

cơm, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con. Mặc dù bảng phân công lao động giới cho biết số
giờ mà phụ nữ làm là nhiều hơn so với nam giới nhưng vì vai trò của họ đối với việc sản
xuất và cộng đồng ít hơn nên mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ hành chính,
mang tích chất chính quyền của họ cũng bị hạn chế.
Sơ đồ đi lại cũng cho biết phụ nữ và trẻ em là người hay đi trạm y tế. Thậm chí khi chồng
đau, người phụ nữ đi mua thuốc cho chồng. Điều này nói lên các ước lệ chung đối với
quan hệ giới đã nhấn mạnh thêm vai trò nuôi dưỡng/ vai trò tái sản xuất của phụ nữ vốn
được để lại từ thời phong kiến. Hậu quả là phụ nữ khó có thể tiếp cận đến các nguồn lực
xã hội khi vốn xã hội của họ bị hạn chế.
VI.4 Thể chế, chính sách và các định chế
Nghiên cứu các thể chế, chính sách trong bối cảnh sinh kế là nghiên cứu các tổ chức
chính trị xã hội và các cơ chế thực hiện các chương trình hay dịch vụ của các tổ chức đó.
Các tổ chức liên quan cộng đồng xã Vinh Hà là các tổ chức tổ chức chính quyền, tổ chức
xã hội từ trung ương đến địa phương. Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của ngư dân là các
chính sách, chương trình của chính phủ thông qua các đại diện chính quyền của các cấp là
các Uỷ ban nhân dân, các ban nghành chức năng như Thuỷ sản, kế hoạch đầu tư, định
canh đinh cư, tư pháp…. Và quá trình thực hiện của các chủ trương đó từ cấp bộ đến cấp
xã.
VI.4.1. Chương trình định canh định cư
Một trong những chính sách đầu tiên ảnh hưởng lớn đối với ngư dân thuỷ diện và đã làm
thay đổi toàn bộ cả bộ mặt sinh kế của người dân là chương trình định canh định cư. Biểu
đồ lịch sử cho biết đối với thôn Hà Giang thì chương trình định canh định bắt đầu triển
khai vào năm 1985 (sau trận bảo lớn ở Thừa thiên Huế). Đợt này có khoảng 30-40 hộ lên
định cư. Và theo chương trình thì một hộ được hỗ trợ một nhà tranh hai chái, lương thực
thực phẩm đủ ăn trong 3 tháng cùng với mùng, mền, giường, bếp, soong, chậu. Tuy nhiên
một số hộ sau khi lên định cư không quen với cuộc sống trên cạn nên đã trở lại sống trên
thuyền. Đến năm 1999 (cũng sau một cơn lũ lịch sử ở Thừa thiên Huế) có thêm một đợt
vận động bà con thuỷ diện lên định cư. Năm đó có khoảng 80 hộ lên Hà Giang định cư,
và 20 hộ lên Hà Trung 5. Đợt này theo quy định của xã cấp cho mỗi hộ là 70m2 đất làm
nhà ở và 1500 m2 sào đất nông nghiệp. Nếu ai không có đất nông nghiệp thì có đất nuôi

trồng thuỷ sản. Mỗi hộ cũng được hỗ trợ 2,7 triệu đồng để làm nhà ở. Kết hợp với 3
chương trình lớn liên quan đến xoá đói giảm nghèo là 327,120 và định canh định cư, xã
xây hệ thống đường liên thôn, hệ thống điện về các thôn. Trong kế hoạch xã cũng mong
muốn đưa nước sạch về các thôn. Tuy nhiên do đất bị nhiễm phèn nên không thực hiện
được. Riêng thôn Cống quan, vào năm 1995 có 7 hộ lên định cư tự phát không theo
chương trình nào. Sau 1999 có thêm 8 hộ và mới đây có thêm 6 hộ lên nhưng chưa nhận
được hỗ trợ gì của chương trình.
Tuỳ theo vị trí, điều kiện cũng như thực tế thi hành các chính sách về định canh định cư
tại mỗi thôn mà ảnh hưởng chương trình định cư mang lại cho bà con cũng khác nhau.
Đối với thôn Hà Giang, cuộc sống sau khi định cư có thay đổi, cụ thể là họ có tiếp cận
đến các nguồn lực công như họ có điện, con em có trường đi học, có trạm y tế xã, có
đường bê tông đi lại thuận tiện. Một số hộ đã mua sắm được ti vi, bếp ga nhờ vào một số
vụ nuôi tôm thắng lợi. Tuy nhiên về mặt sinh kế nghề nghiệp thì họ gặp một số khó khăn
trong việc đánh bắt tự nhiện. Sản lượng cá tôm bắt được ít hơn và kích cỡ của chúng
cũng nhỏ hơn so với trước đây. Còn đối với Hà Trung 5 thì theo bà con sau khi lên định
cư họ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất đất đai không nhiều. Các điều kiện như điện,
nước, nhà vệ sinh không có. Không có đường giao thông đi lại. Thứ hai cuộc sống sinh
kế cũng khó khăn sau khi định cư vì trước đây chủ yếu họ sống ngay trên đầm nên việc
đánh bắt diễn ra thuận tiện. Nay lên trên đất liền sống xa nơi đánh bắt mà không có
đường đi lại thì rất khó khăn đặc biệt vào mùa mưa lũ. Ngoài ra, tôm cá cũng ít dần, nghề
nò sáo thì bị tháo dỡ. Họ cũng không được dạy nghề trồng lúa hay chăn nuôi, nuôi tôm
mà cứ tự mày mò tìm hiểu kỷ thuật nông nghiệp mà trước đây họ chưa bao giờ được tiếp
xúc.
VI.4.2 Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới bối cảnh
sinh kế của nhân dân xã Vinh Hà nói chung và ngư dân địa phương nói riêng. Chương
trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một chương trình lớn, trọng điểm của quốc gia. Ở
nước ta, nuôi trồng thuỷ sản xuất hiện từ cuối thập niên 80 và đầu những năm 90. Nó
phát triển cực mạnh vào những năm 90s đặc biệt là nuôi thuỷ sản nước lợ (tiêu biểu là
nuôi tôm sú) từ sản xuất tự túc cỡ nhỏ sang sản xuất hàng hoá mang lại giá trị ngoại tệ

cao cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản do
Bộ thuỷ sản dự thảo 1999-2000 có mục tiêu là phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm
bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Trong đó nội dung chỉ tiêu đề ra là giai đoạn 1999 đến 2010 sản lượng tôm sú –Penaeus
monodon(vùng nước lợ như ở Vinh Hà) xuất khẩu là 150.000 tấn, với giá trị xuất khẩu
khoảng 1.500 triệu đô la Mỹ. Trên thực tế đã có chỉ đạo về việc thực hiện chương trình ở
các cấp địa phương thông qua các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng
thuỷ sản vùng đầm phá ven biển của UBND tỉnh Thừa thiên Huế và UBND Huyện Phú
Vang, Tỉnh Thừa thiên Huế. Nội dung chính của quy hoạch này là tăng tổng diện tích
nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển toàn huyện Phú Vang đến năm 2010 là 2512
ha (tốc độ tăng hàng năm là 6,5%) trong đó hình thức nuôi thâm canh tăng từ 70 ha năm
2003 đến 40 ha năm 2010. Vinh Hà diện tích nuôi trồng từ 243 ha năm 2001 sẽ tăng lên
395 ha đến năm 2010 bằng cách mở rộng diện tích nuôi vùng mặt nước đầm phá thêm 90
ha và chu chuyển từ diện tích đất ruộng sang làm mới hồ nuôi cao triều (chuyển từ đồng
ruộng sang nuôi trồng) là 71 ha. Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi trồng
là quy hoạch cơ sở hạ tầng ở các vùng có nuôi trồng. Theo quyết định này Vinh Hà sẽ
được xây dựng một hệ thống điện phục vụ nuôi trồng để bơm nước , các máy sục khí
phục vụ sản xuất.
Song song với quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản này, theo quyết định của UBND
Tỉnh là phải sắp xếp nò sáo, lưới … trên vùng đầm phá để đảm bảo giao thông luồng lạch
cho các hồ tôm.
Thực tế chương trình phát triển nuôi trồng diễn ra tại xã Vinh Hà vào năm 1994. Cụ thể ở
Hà Giang, người ta bắt đầu nuôi chung tập thể gồm có 4 người (3 người địa phương trong
thôn và một cán bộ Huyện). Những người này đầu tiên được tham gia lớp tập huấn theo
dự án HCR, 327. Họ tự đầu tư mua cây tre kè hồ (1.350.000 đồng) và bỏ công đắp hồ (10
công/1 người làm 10 ngày). Năm đầu lãi được hơn 2.000.000/ 1 người, năm sau 1996
một người lãi gần 4.000.000. Theo các chủ hồ này họ nuôi đạt những năm đó là do thiên
nhiên ưu đãi, chất lượng nước tốt, môi trường thông thoáng, ít hồ. Từ đó đến nay, phong
trào nuôi tôm diễn ra mạnh mẽ đã và đang mang lại tác động tích cực và tiêu cực đến sinh
kế của bà con ngư dân ở đây (biểu đồ lịch sử).

Xét về cơ chế của việc triển khai chương trình phát triển nuôi trông thuỷ sản, theo người
dân hàng năm có cán bộ kiểm dịch của chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cán bộ khuyến
ngư , phòng nông nghiệp huyện …đến hướng dẫn kỷ thuật nhưng không thường xuyên.
Và nhất là khi ngư dân cần thì không thấy ai cả (báo cáo phỏng vấn, Lai). Hiên tại, mỗi
hộ nuôi quảng canh thì được vay từ 5 -10 triệu và 20 triệu là số tiền người nuôi thâm
canh có thể vay từ ngân hàng. Theo Lai, số tiền như vậy thì không đủ để đầu tư tốt vào
việc nuôi tôm nên hầu hết người dân ở đây phải vay bằng thế chấp hoặc vay “nóng” với
lãi suất cao từ những hộ làm dịch vụ cho nuôi tôm như sản xuất tôm giống, bán thức ăn,
thu mua tôm thương phẩm. Hiện tượng vay “nóng” để đầu tư nuôi tôm đã làm cho người
nuôi ngày càng phụ thuộc vào nhừng người chủ giàu có này. Thật ra những chủ cho vay
này đã làm giàu từ việc chuyên bán tôm giống, thức ăn tôm với giá cao, và chuyên mua
tôm thịt với giá thấp.
Mấy năm vừa qua, dịch bệnh tôm diễn ra khá phổ biến và mang lại hậu quả khá nặng nề
đối với ngư dân địa phương (Bắt đầu từ vụ 2 năm 2003 đến nay). Theo Báo cáo Lai, thì
nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh là chưa có quy hoạch chi tiết toàn xã dẫn đến việc thiếu
nước, bí nước. Ở khu nuôi cao triều thì quy hoạch chưa hợp lý như không có hệ thống
cấp xả nước rõ ràng. Ngoài ra, sự xung đột giữa nhóm ngư dân thủy diện tham gia nuôi
trồng và nhóm người nông nghiệp tham gia nuôi trồng ( từ xã Vinh Hưng) cũng làm cho
dịch bệnh lan tràn từ các hộ nuôi Vinh Hưng sang hộ nuôi Hà Giang.
Nợ nần, dịch bệnh đã làm cho các chủ hồ tôm đang ở trong tình trạng “ tiến thói lưỡng
nan”. Một mặt là họ đã quá say mê với việc nuôi tôm, họ cố làm tất cả để cứu lấy hồ tôm,
mặc khác họ đã bị nợ vì hồ tôm quá nhiều mà không có cách nào khác có thể để trả được
nợ nếu không nuôi tôm nên họ tiếp tục duy trì mặc dù rũi ro về dịch bệnh luôn dình dập.
VI.4.3. Uỷ Ban Nhân Dân xã Vinh Hà
Tổ chức Ủy Ban nhân dân xã là đơn vị chính trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch,
chương trình liên quan đến sinh kế của người dân ở các cộng đồng thủy diện. Tuy nhiên
theo đánh giá của người dân đội ngũ quản lý của UBND xã còn hạn chế, thiếu năng lực,
chưa công tâm (Báo cáo phỏng vấn, Lai). Điều này thể hiện qua công tác thu thuế ở xã
đang gặp khó khăn vì công tác vận động tự tưởng còn hạn chế. Theo người dân, ban quản
lý tổ nuôi tôm (do xã bầu ra) chưa có mục tiêu, tôn chỉ, quy định, điều lệ nên đã không

hoạt động tốt trong năm 2004. Theo người dân thì những người trong ban quản lý này
không biết gì về nuôi tôm mà làm quản lý nuôi tôm, họ cũng không thể hiện vai trò của
mình trong việc tuyên truyền vận động thành viên tham gia đóng lệ phí. Trong khi đó các
quỹ này sẽ phục vụ cho các mục đích có lợi cho các thành viên nuôi. Ví dụ qũy bảo vệ
môi trường, quỹ rũi ro cho người nuôi. Theo một số hộ ở Hà Trung 5, chính quyền chưa
quan tâm đúng mức đến các ngư dân thủy diện cụ thể sau đợt dịch tôm năm 2—3-2004,
UBND Huyện và Tỉnh có về thăm tình hình dịch bệnh, và hứa sẽ cấp thuốc hoặc có chế
độ đền bù thiệt hại do bệnh nhưng cuối cùng không thấy gì cả. Cùng với kế hoạch phát
triển nuôi trồng thủy sản, UBND xã đã xuống dẹp bỏ (thay vì sắp xếp lại theo như quyết
định của UBND TỈnh) 27 nò sáo truyền thống của người dân mà không giải thích rõ ràng
cụ thế và cũng không có đưa ra các biện pháp sinh kế thay thế gì cho số hộ này. Việc này
đã khiến người dân rất hoang mang và bất bình.
VI.5. Giải pháp cho sinh kế bền vững
VI.5.1 Ổn định kinh tế và đáp ứng nhu cầu cơ bản
Sau khi nghiên cứu các nghề sinh kế của người dân, đoàn nghiên cứu và người dân có
đưa ra một số kiến nghị về giải pháp sinh nhai cho cộng đồng như sau:
VI.5.1.1 Gìn giữ và bảo tồn các nghề đánh bắt truyền thống như nò sáo, đáy, bủa lưới
nhưng không phát triển nhiều, không phát triển mang tính huỹ diệt.
Theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy nghề nò sáo, đáy và bủa lưới là nghề truyền thống
có từ lâu đời và nó cũng là nghề cho thu nhập chính và đều đặn hàng ngày của bà con.
Các nghề đánh bắt tự nhiện này phù hợp với lực lượng lao động quen sống và làm nghề
với sông nước. Chính nhờ nguồn thu từ việc đánh bắt này mà người dân ở đây có miếng
cơm, con cá để ăn hàng ngày. Tuy nhiên cũng kết quả trên cho thấy nguồn lợi thủy sản
ngày càng cạn kiệt do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là do người
ta khai thác quá mức và với những ngư cụ hiện đại mang tính huỹ diệt. Chính vì vậy cần
có các biện pháp quản lý đi kèm lựa chọn sinh kế này nhằm đảm bảo tính bền vững của
nó. Đó là
Thứ nhất : Thành lập các hội nghề cá cơ sở (chính thức hoặc không chính thức) và đưa ra
các quy chế hoạt động của hội.
Thứ hai: nâng cao ý thức và trình độ khai thác bền vững, an toàn và hiệu quả

“Cấm cho phép chủ thể mới (lao động, tàu thuyền, ngư cụ) tham gia tự do vào quá trình
khai thác thủy sản vùng đầm phá”. (QĐ số 3677/QĐ-UBNDTỉnh , ngày 25/10/2004).
Quyết định này là một quyết định hết sức đúng đắn được sự đồng tình ửng hộ của nhiều
bên liên quan (người dân, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các cơ quan chức năng). Đây cũng là
giải pháp khắc phục lâu dài tình trạng khai thác tự do quá mức làm cạn kiệt nguồn lợi
thủy sản.
Thứ hai là quản lý ngư cụ khai thác. Quản lý ngư cụ bao gồm cấm và diệt tận gốc các loại
ngư cụ mang tính hủy diệt như chất nổ, rà điện, xung điện, te, quệu, giã cào,cào lươn.
Hạn chế và quy định để cải tiến các nghề nò sáo, đáy (kích cỡ mắt lưới 2a, từ 10mm đến
18mm). (QĐ số 3677/QĐ-UB). Đây cũng là một quyết định phù hợp được đông đảo bà
con cùng các bên liên quan hoan nghênh.
Để làm được việc này, bản thân các hộ đánh bắt nên tổ chức thành hội, tổ hợp tác và đưa
ra các điều lệ như là hương ước.
VI.5.1.2. Nuôi tôm : Vẫn nuôi nhưng phải kiểm soát sự phát triển ồ ạt
Hiện nay, Bộ thủy sản và cả nước đang rất ủng hộ nghề nuôi tôm. Đối với phần lớn người
dân thủy diện cũng đang rất nhiệt tình và say mê với nghề nuôi tôm. Nghề nuôi tôm đã
xuất hiện và thật sự gắn bó với đời sống sinh kế của người dân rồi. Họ cùng vui với con
tôm và cùng buồn với con tôm. Hơn nữa, điều kiện địa phương cũng còn phù hợp với
việc nuôi tôm. Chính vì vậy nghề nuôi tôm vẫn là nghề họ quan tâm và muốn duy trì.
Thực tế cũng cho thấy nuôi tôm vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nghề khác.
Tuy nhiên “ hiệu quả kinh tế cao” đó vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về con
người, điều kiện tự nhiên, tổ chức, quản lý và các cơ chế chính sách. Chính vì vậy, cần có
một kế hoạch duy trì và kiểm soát hoạt động nuôi tôm (theo báo cáo phỏng vấn Lai) như
sau:
- Chỉ khuyến cáo những hộ có điều kiện(có đủ vốn, đủ diện tích, ao đủ sâu, có kỷ thuật,
có kinh nghiệm) thì nuôi bán thâm canh và thâm canh.
- Số người không đủ điều kiện thì chỉ nuôi luân canh: một vụ tôm, một vụ loài thủy sản
khác như nuôi cua, cá trô phi, cá trê, dìa, kình, cá đối, hoặc chỉ nuôi quảng canh và quảng
canh cải tiến.
- Muốn nuôi có hiệu quả cao thì phải có quy hoạch vùng nuôi toàn xã, toàn khu vực, có

cơ chế tổ chức và quản lý phù hợp bằng pháp luật được thể chế hoá và xã hội chấp nhận.
Cụ thể phối hợp các cấp chính quyền thực hiện quy hoạch và kiểm soát vùng nuôi đảm
bảo điều kiện tốt cho con tôm phát triển. Các điều lệ kèm theo là không cấp phép lấn phá
nuôi tôm nữa, giải tỏa hồ lấn phá không có giấy phép, không gia hạn giấy phép hồ lấn
phá (QĐ 3677/QĐ-UBND Tỉnh ).
Nâng cao ý thức tập thể, tạo đoàn kết giữa các hộ nuôi, nhóm nuôi là một yếu tố rất quan
trọng đối với hiệu quả của việc nuôi. Nên thành lập mới hoặc duy trì và phát triển một
cách có hiệu quả các tổ nuôi tôm.
Thường xuyên trao dồi kiến thức, kinh nghiệm nuôi tôm cho các hộ nuôi
Tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận các dịch vụ vốn để tiếp tục đầu tư vào việc nuôi
tôm.
VI.5.1.3 Sáng kiến sản xuất mới
Vì điều kiện ngư dân thủy diện đã được định cư từ dưới nước lên trên cạn. Nên điều kiện
sống và làm ăn dù sao đi nữa cũng đã bị thay đổi rõ rệt. Chắc chắn họ sẽ không thể phát
triển nếu không thay đổi mà chỉ dựa vào đầm phá. Nên dù muốn hay không muốn người
dân ở đây cũng phải có kế hoạch sinh kế mới phù hợp với hoàn cảnh mới của họ.
Ở thôn Hà Giang, đã định cư từ lâu, hưởng được nhiều chế độ ưu đãi, có đất làm nông
nghiệp và họ đã quen nhiều với việc trồng lúa. Vậy ngoài đánh bắt tự nhiên, nuôi tôm, họ
nên tiếp tục duy trì và phát triển nghề trồng lúa vì ít nhiều nó có thể đảm bảo an ninh
lương thực cho gia đình.
Một số nhà ở thôn Hà Giang cũng có đất vườn. Đất ở đây cũng tốt, với tiềm năng phân
lấy từ rong, rau câu đặc biệt vào các tháng không làm hồ, lượng phân ở đây rất nhiều phù
hợp với các loại cây ngắn ngày như cải, ớt, đậu, lạc, các loại cà và các loại cây thuốc
phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe gia đình (Báo cáo phỏng vấn, Sửu).
Theo báo cáo của Lai, thì nghề chăn nuôi ở thôn Hà Giang và Hà Trung 5 cũng đầy tiềm
năng. Các đối tượng nuôi tiềm năng ở đây là heo, gà, vịt vì nó nằm gần vùng sông nước,
thức ăn có sẵn và dồi dào. Hiện nay một số hộ đã nuôi gà kiến, vịt và heo và đã được thu
nhập đáng kể. Tuy nhiên đều cần lưu ý là nạn dịch cúm gia cầm vẫn đang diễn ra và tái
diễn nhiều lần đã làm cho các hộ nuôi gà vịt gặp không ít khó khăn nên dịch bệnh phải là
mối quan tâm hàng đầu khi xã định đầu tư vào việc nuôi gia cầm. Xu thế chung của

người tiêu dùng các loại sản phẩm từ gà vịt thì cũng giảm. Vậy tốt hơn hết là phải tính
đến độ rũi ro cao khi nghĩ đến nuôi các loại gia cầm này và không nên nuôi ồ ạt.
Đặc biệt du lịch sinh thái đã và sẽ mở ra một hướng sinh kế mới cho người dân ở đây.
Người dân có thể tham khảo và thử nghiệm một số mô hình dịch vụ này. Theo như đã
trình bày trên Vinh Hà vốn là một nơi rất đẹp, một sự kết hợp hài hòa giữa hai nền văn
minh nông nghiệp và ngư nghiệp. Một môi trường sinh thái da dạng và trong lành. Có vị
trí cách trung tâm thành phố Huế, một thành phố đầy tiềm năng về du lịch không xa, với
đường xã giao thông đi lại thuận tiện, chỉ cần 25-30 phút bằng ô tô nên nơi đây có thể sẽ
là nơi lý tưởng cho các du khách đến tham gia du lịch sinh thái cộng đồng. Phục vụ cho
loại hình dịch vụ này có thể là các hình thức nuôi cá sinh thái. Du khách có thể du thuyền
trên đầm phá, tham gia câu cá thể thao, giải trí, các hình thức đánh cá đơn giản bằng tay
như xúc vợt, chài quăng, câu giăng, rê, lờ, lợp, bắt cua, bắt ốc bằng tay. Ngoài ra, các
hình thức như nhà trọ hòa nhập cộng đồng, các buổi biễu diễn văn nghệ truyền thống, chế
biến các món ăn đặc sản từ cá, tôm cũng sẽ có thể thu hút khách du lịch đến đây. Việc du
khách đến đây không những mang lại thu nhập cho người dân mà cũng làm sống lại một
văn hoá làng chài Việt Nam. Vấn đề là dự án cần lưu ý phòng trừ các ảnh hưởng tiêu cực
do du lịch mang lại bằng cách làm từng bước một với qui mô nhỏ, nâng cao nhận thức từ
dân để dân có tinh thân chuẩn bị ứng phó mỗi khi có tác động ngoài vào.
Trên đây là các giải pháp lựa chọn sinh kế mà người dân cùng với nhóm PRA đã đưa ra
nhằm ổn định và phát triển kinh tế cho người dân. Tất cả các vấn để tiềm năng, điểm
mạnh điểm yếu của mỗi nghề đã được thảo luận. Cũng có thể thấy rõ rằng trong thời
điểm này, người dân sẽ khó có thể thực hiện được nghề mình mong muốn nếu không có
sự hỗ trợ bên ngoài. Hỗ trợ ở đây bao gồm hỗ trợ tài chính , hỗ trợ kỷ thuật, hỗ trợ nâng
cao trình độ tổ chức, quản lý, kinh doanh, tiếp thị.
Gọi là hỗ trợ có nghĩa rằng người dân là tác nhân chính, là người chủ sở hữu cho mọi
hoạt động sản xuất. Chính vì vậy vai trò của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn chỉ
là vai trò hỗ trợ giúp đỡ.
Cụ thể đối với hỗ trợ tài chính thì Trung tâm khuyến khích người dân, đặc biệt hộ nuôi
tôm tiếp cận đến các nguồn vốn vay có sẵn ở địa phương như ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng phụ nữ. Trung tâm chỉ hỗ trợ

với số vốn vay nhỏ cho các hoạt động đánh bắt tự nhiên, chăn nuôi và du lịch sinh thái.
Phần vốn cứng phải do người dân tự bỏ ra đầu tư.
Đối với việc hỗ trợ kỷ thuật thì dự án sẽ phối kết hợp với các cơ quan tổ chức:
- Các đợt tham quan
- Các lớp tập huấn định kỳ về các phương tiện khai thác hải sản bền vững, an toàn và hiệu
quả, các kỷ thuật nuôi tôm và kỷ thuật chăn nuôi, kỷ thuật trồng nấm
Đối với việc hỗ trợ nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, kinh doanh và tiếp thị. Dự án nên
khuyến khích thành lập các hội nghề cá (có thể chính quy hoặc không chính quy), các tổ
nuôi tôm và phải thúc đẩy các tổ hội này hoạt động hiệu quả bằng cách vận động tuyên
truyền nêu cao ý nghĩa của tổ hội, vai trò và nghĩa vụ của các thành viên tham gia hội.
- Tập huấn về cách quản lý tổ chức
- Tập huấn về cách thức lập kế hoạch sản xuất và hoạch toán kinh doanh.
- Tập huấn về cung cấp và quản lý du lịch sinh thái
- Tập huấn về kỷ năng tiếp thị
- Tạo cơ hội tham gia các mô hình du lịch sinh thái.
- Tổ chức liên hệ với các dịch vụ có nhu cầu du lịch.
Riêng đối với lực lượng trẻ em gia đi giúp việc ở xa, thay vì các em phải vào Sài gòn các
em có thể làm việc ngay tại thành phố Huế (qua tìm hiểu cũng thấy nhu cầu cần người
giúp việc của các gia đình hiện rất cao). dự án có thể hỗ trợ sinh kế cho họ bằng cách tập
hợp họ lại thành một tập thể có tổ chức. Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ làm việc
nhà (house keeping), hỗ trợ nhà tập thể (shelter), nhờ đó sau một ngày làm việc các em
có thời gian nghỉ ngơi, học tập và cho các quan hệ xã hội có lợi trong quá trình phát triển.
VI.5.2 Nâng cao vị thế xã hội
Các giải pháp sinh kế sẽ không có hiệu quả và không bền vững khi vị thế xã hội của ngư
dân thủy diện bị xem nhẹ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy vị thế xã hội thấp là một
nguyên nhân dẫn đến nghèo khó. Nó cản trở người dân tiếp cận đến các nguồn lực xã hội.
Vị thế xã hội của người dân có thể được cải thiện nếu họ có cơ hội nâng cao năng lực của
chính bản thân họ và có cơ hội kết nối với các thể chế chính sách và tác động đến việc kế
hoạch hoá các thể chế chính sách này.
VI.5.2.1 Nâng cao năng lực

Năng lực của người dân có thể được nâng lên khi họ tham gia vào các hoạt động sản
xuất. Thông qua các lớp tập huấn, những buổi tham quan chia sẽ kinh nghiệm và các trải
nghiệm của họ khi họ tham gia vào các hoạt động kinh doanh có tổ chức. Ngoài ra, một
số hoạt động cần được bổ sung nhằm tăng cường năng lực cho người dân
2.1.1 Các lớp xoá mù chữ: việc bà con ngư dân không biết đọc biết viết là một trong các
nguyên nhân hạn chế họ tiếp cận đến nguồn lực. Hầu hết những người mù chữ mong
muốn mình được đi học. Thời gian qua xã có tổ chức xoá mù nhưng vì tổ chức không phù
hợp với thời gian của người học đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy dự án cần phối hợp với các cơ
quan chức năng để mở các lớp xoá mù. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu các yếu tố văn
hoá , thời gian, linh động của lớp học.
2.1.2 Tập huấn về phát triển cộng đồng, PRA, tập huấn về giới và phát triển
2.1.3 Tập huấn và tư vấn phòng chống HIV/AIDs và các bệnh lây qua đường tình dục
STDs
2.1.4 Tập huấn về vệ sinh môi trường
2.1.5 Tư vấn Dân số, kế hoạch hoá gia đình
VI.5.2.2 Hỗ trợ ngư dân tiếp cận đến các nguồn lực khác của xã hội (chính sách, thể chế)
và ngược lại :
Hỗ trợ ngư dân tiếp cận đến các nguồn lực địa phương là một yếu tố quan trọng trong dự
án phát triển. Nguồn lực từ các chính sách, chương trình, dự án, nguồn lực từ các tổ chức
đoàn thể, xã hội, chính phỉ hay phi chính phủ, trong nước hay nước ngoài. Bằng cách
khuyến cáo chính quyền địa phương cùng các bên liên quan tạo điều kiện cho người dân
tham gia và trao quyền và chia sẽ lợi ích của các nguồn lực, chính sách địa phương. Khi
ngư dân được giao quyền (ít nhất là giám sát) thì họ cảm thấy có quyền, họ quan trọng thì
các hoạt động khác sẽ đước xúc tiến
Toạ đàm định kỳ về pháp luật: Mục đích cung cấp thông tin về pháp luật để ngư dân biết
được các quyền và nghĩa vụ của mình. Các luật như luật hộ tịch, hôn nhân gia đình, luật
đất đai, luật dân chủ cơ sở, luật thuỷ sản, luật môi trường …. sẽ được phổ biến, toạ đàm
và trợ giúp pháp lý .
Hội thảo về vai trò của công nhân và chính quyền trong việc thực hiện, giám sát và theo
dõi các chương trình chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến người dân: Chính sách định

canh định cư, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế xã hội,
chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản… Hội thảo - lập kế hoạch – can thiệp
Khuyến khích cán bộ chính quyền tham gia các hoạt động dự án và hoạt động do ngư dân
tổ chức.
Tìm hiểu thêm về bộ máy chính quyền địa phương, đánh giá năng lực và đánh giá nhu
cầu đào tạo cán bộ chính quyền, can thiệp nâng cao năng lực quản lý và cải thiện cách
làm việc với cộng đồng cho cán bộ.
Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm thương thoả giữa ngư dân với chính quyền.
VI.5.3 Quản lý tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động sinh kế cũng sẽ không bền vững nếu không kèm theo các hoạt động bảo vệ tài
nguyên ven biển. Chính vì vậy quản lý tài nguyên ven biển được coi như là một mảng
hoạt động lớn của dự án. Sinh kế đi kèm theo bảo vệ tài nguyên. Ngoài các biện pháp bảo
vệ tài nguyên được lồng ghép trong hoạt động sinh kế, dự án quan tâm đến một số hoặc
động cụ thể liên quan đến bảo vệ tài nguyên như :
- Phối hợp với các cơ quan thực hiện quy hoạch phù hợp
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn quản lý tài nguyên ven biển.
- Nghiên cứu các tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên ven biển
VII. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Ngư dân thuỷ diện đã được định cư xã Vinh Hà đang sống trong hoàn cảnh bắp bênh về
nhiều mặt. Khí hậu khắc nghiệt, đất đai nhiễm mặn, xa với ngồn nước ngọt sinh hoạt. Xu
hướng dân số tăng nhanh và nguồn lợi thuỷ sản giảm, dịch bệnh tôm kéo dài. Cuộc sống
của họ càng bắp bênh khi họ thụ động sống trong môi trường liên tục có sự thay đổi và
tác động bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đời sống của họ. Các thay đổi tất yếu của xã hội
(social transition) như nền kinh tế thị trường cùng với các cơ chế kèm theo của nó là các
chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản vừa đang mở ra cơ hội cho ngư dân nhưng đồng
thời cũng có nguy cơ tác động tiêu cực đến đời sống sinh kế của người dân khi nó nằm
ngoài sự kiểm soát của họ.
Nhìn chung xã Vinh Hà có khá nhiều nguồn lực về thiên nhiên, vật chất, con người, xã
hội và tài chính. Tuy nhiên, ngư dân thuỷ diện chưa được tiếp cận thoả đáng đến các

nguồn lực đó. Họ chưa có nước sạch sinh hoạt, chưa có công trình vệ sinh. Tình hình sức
khoẻ của ngư dân đang có nhiều bệnh, tình trạng dễ có nguy cơ lây diễm HIV/AIDS đặc
biệt là các đối tượng di cư lao động. Phụ nữ và trẻ em thiếu tiếp cận các dịch vụ y tế an
toàn, số lượng trẻ em sinh ra trong điều kiện thiếu vệ sinh thiếu tiện nghi an toàn. Trẻ em
ở đây thiếu các điều kiện cơ bản để phát triển thành một thế hệ tương sáng tốt cho cộng
đồng sau này. Lực lượng lao động thì dồi dào nhưng vì nhiều nguyên nhân lực lượng lao
động trẻ này không có việc làm tại chỗ phải đi làm ăn xa trong điều kiện làm việc không
phù hợp. Mặc dù ngư dân thuỷ diện có một tri thức bản địa trong phòng chống thiên tai,
nhưng trình độ học vấn thấp, số người lớn không biết chữ nhiều. Ngư dân ở vùng nông
thôn Việt Nam cũng có các mối quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng nhưng chủ yếu là
thông quan hệ xóm làng, bạn bè thân quen, quan hệ làm ăn trong thôn xóm. Tuy nhiên
các quan hệ này nó chỉ dừng lại là giúp người dân có sức mạnh để vượt qua các thiên tai
mà chưa được phát huy để trưởng thành có tổ chức, có hệ thống mà có thể rất có lợi cho
đời sống sinh kế của ngư dân sau này. Phụ nữ và nam giới có các mối quan hệ xã hội
khác nhau. Thông thường phụ nữ ít có quan hệ xã hội hơn đặc biệt các quan hệ hành
chính mang tính chất chính quyền vì vậy đã hạn chế nữ giới tham gia trong quá trình phát
triển. Nhìn chung, tài nguyên đầm phá của xã vốn thì nhiều và da dạng tuy nhiên những
năm gần đây do nhiều tác động từ nhiều phía đã làm cho nguồn tài nguyên càng thu nhỏ,
có nguy cơ cạn kiệt. Tuy vậy, cảnh quan, môi trường vẫn còn phù hợp để phát triển du
lịch sinh thái.
Các thể chế chính sách liên quan trực tiếp đến người một mặt đang mang lại cho bà con
một số cơ hội mặt kia cũng mở ra một số thách thức. Chương trình định canh định cư đã
giúp một số bà con ở Hà Giang tiếp cận đến các nguồn lực dịch vụ công như điện, đường,
trường, trạm, bên cạnh Hà Giang. Nhiều hộ sau khi định cư có thêm đất để làm ruộng.
Riêng bà con ở Hà Trung 5 đang gặp không ít khó khăn kể từ ngày lên định cư về điện,
đường, đất đai, nhà vệ sinh, nước.
Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đang ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh kế
của bà con. Chương trình đã thay đổi bộ mặt sinh kế của người dân. Rất nhiều hộ đã
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ việc chỉ khai thác thuỷ sản tự nhiên, nay thêm việc nuôi
tôm. Nhiều ruộng nông nghiệp đang và tiếp tục được chuyển sang để làm ao hồ. Một số

các nò sáo truyền thống trên đầm phá đang được dỡ bỏ hay sắp xếp lại để nhường đường
cho luồn lạch hồ tôm. Mặc dù người dân e ngại vào năm đầu nhưng liền các năm sau đó
họ đã nuôi ồ ạt đến nỗi họ không thể kiểm soát được. Đặc biệt những năm gần đây, do
nhiều nguyên nhân dịch bệnh xảy ra liên tục khiến cho đời sống của các hộ nuôi đi vào
cảnh nợ nần. Các lựa chọn sinh kế được đưa ra dựa trên tiềm năng và nội lực của cộng
đồng. Các giải pháp này cũng vừa một mặt phù hợp với điều kiện văn hoá truyền thống
của địa phương cũng là thích ứng với các điều kiện của hoàn cảnh mới của họ. Họ vẫn sẽ
tiếp tục theo đuổi nghề khai thác đầm phá nhưng không nên phát triển nhiều và không sử
dụng các phương tiện có tính huỷ diệt. Họ đã quen và say mê với việc nuôi tôm thì họ có
thể nuôi, tuy nhiên không phải ai cũng nuôi và nuôi thâm canh và bán thâm canh mà họ
phải xem lại điều kiện (vốn, hồ, kỷ thuật, kinh nghiệm…) của họ để quyết định có nên
nuôi không và nuôi như thế nào. Với vùng định cư mới, ai có được cấp ruộng đất nông
nghiệp có thể tiếp tục phát triển làm ruộng. Ai có đất làm vườn thì có thể trồng các loại
cây ngắn ngày phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như cải, đậu, ớt, lạc, các loại
cây thuốc. Các hộ vẫn có thể chăn nuôi heo, riêng gà và vịt thì cần tính đến độ rủi ro cao
với dịch cúm gia cầm vẫn đang tái diễn. Ngoài ra, du lịch sinh thái có thể mở ra một
hướng mới cho người dân. Đi kèm với loại hình thì các dịch vụ như du thuyền trên đầm
phá, câu cá sinh thái, thể thao giải trí, hình thức đánh bắt truyền thống, chế biến đặc sản,
lưu trú cộng đồng, biểu diễn văn nghệ là các hình thức dịch vụ vừa tạo thu nhập thêm cho
người dân vừa làm sống lại một nên văn hoá ngư nghiệp làng chài đang có nguy cơ mai
một. Trẻ em gái vẫn có thể tiếp tục làm giúp việc gia đình nhưng thay vì phải vào Sài
Gòn xa xôi thì có thể được tạo điều kiện để các em làm việc này tại thành phố Huế với
một chế độ làm việc thoải mái hơn.
Để các giải pháp sinh kế bền vững thì trước tiên vị thế xã hội của người dân phải được
nâng lên và môi trường đầm phá phải được bảo tồn và phát triển. Vị thế xã hội có thể
được nên lên thông qua việc nâng cao năng lực. Trước tiên phải xoá mù chữ cho cộng
đồng. Ngoài các lớp tập huấn hỗ trợ kỷ thuật phục vụ sinh kế. Người nhân nên được đào
tạo tập huấn thường xuyên các vấn đề xã hội như phát triển cộng đồng, giới, môi trường
môi sinh, HIV/AID…. Ngoài ra, việc kết nối giữa người dân với chính quyền và giữa
chính quyền với người dân là yếu tố quan trọng trong tiến trình nâng cao vị thế xã hội.

Người dân sẽ được hiểu hơn về quan hệ giữa bản thân mình với nhà nước thông qua các
buổi toạ đàm pháp luật. Chính quyền và người dân sẽ hiểu rõ vai trò và nghĩa vụ của
mình trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình chính sách nhà nước qua các
hội thảo bàn về các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bảo vệ tài nguyên là
mảng hoạt động phải được lồng ghép trong tất cả các hoạt động sinh kế. Ngoài ra cần
phải phối hợp với chính quyền các cấp thực hiện quy hoạch đầm phá phù hợp, thường
xuyên tổ chức các lớp tập huấn quản lý tài nguyên ven biển, nghiên cứu và bảo tồn các tri
thức bản địa nhằm phục vụ cho việc quản lý tài nguyên đầm phá một cách bền vững.
2. Kiến nghị
Người dân xã Vinh Hà, đặc biệt là ngư dân thuỷ diện đã được định cư là các đối tượng
đáng được quan tâm và giúp đỡ. Các giải pháp liên quan đến sinh kế, xã hội và môi
trường đã được đưa ra và sẽ không thể thực hiện được nếu không có hỗ trợ từ bên ngoài.
Các hỗ trợ bao gồm cả hỗ trợ của nhà nước, chính quyền các cấp, các cơ quan đoàn thể,
các tổ chức kinh tế xã hội, trong nước và quốc tế. Vì vậy, tất cả các bên liên quan, là các
cơ quan nói trên cần phải cùng nhau nỗ lực để giúp cộng đồng ngư dân xã Vinh Hà từ
một cộng đồng kém phát triển trở thành một cộng đồng phát triển, tự lực cao. Điều quan
trọng là cần có một đầu mối kết nối giữa các bên. Đó là cơ quan điều phối các nỗ lực đến
với sự phá triển của cộng đồng. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Huế là cơ quan
đầu mối phù hợp cho sứ mệnh này vì nó hội tụ đầy đủ tư cách về pháp nhân, quy chế hoạt
động, về nguồn nhân vật lực cũng như giá trị xã hội của nó.
Ngoài nghiên cứu phân tích sinh kế bền vững có sự tham gia này, để nâng cao hiệu quả
của nỗ lực phát triển, cần có thêm một vài nghiên cứu tiếp theo, song song với các biện
pháp can thiệp sắp tới:
2.1. Nghiên cứu các hệ thống văn hoá của cộng đồng ngư dân đầm phá và nghiên cứu khả
năng bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống lang chài.

×