Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Các vấn đề cơ bản về chứng từ trong thanh toán quốc tế khác vận đơn và bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 36 trang )

BÀI TẬP NHÓM
Môn: THANH TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài: Các vấn đề cơ bản về chứng từ trong thanh toán quốc tế khác
vận đơn và bảo hiểm.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 5_Thanh toán quốc tế 6
1.Trần Thúy Hằng CQ513645
2.Trần Thị Thu Hương CQ511741
3.Nguyễn Thị Mai CQ512068
4.Hứa Ngọc Linh CQ515270
5. Nguyễn Thị Hằng CQ511298
6.Tạ Thị Thu Hường CQ511772
1
I. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG TỪ CẦN THIẾT THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ
THANH TOÁN
1. Khái niệm chung
Chứng từ là những văn bản chứa đựng những thông tin (về hàng hoá, về vận tải,
bảo hiểm v.v ) dùng để chứng minh sự việc, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng
hoặc khiếu nại đòi bồi thường
Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoaị thương là
những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như là xác nhận việc người bán
giao hàng, việc chuyên chở hàng, việc bảo hiểm hàng hoá, việc làm thủ tục hải quan.
Những chứng từ này bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình thức khác
nhau. Nhưng nói chung, chúng đều được trình bày trên những mẫu in sẵn. Những chi tiết
chung cho nội dung của tất cả các chứng từ là: tên của tổng công ty hoặc công ty xuất
nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại và điện tín của nó, tên chứng từ, ngày tháng và nơi lập
chứng từ, số hợp đồng và ngày tháng ký kết hợp đồng, tên tàu chở hàng và số vận đơn,
tên hàng và mô tả hàng hoá, số lượng, (số kiện trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh), loại
bao bì và ký mã hiệu hàng hoá.
Trong kinh doanh quốc tế, người ta có thể ghi nhận rằng : Khi mà sự an toàn của
hoạt động thanh toán được đảm bảo bởi hệ thống Ngân hàng, thì người mua hàng (nhập
khẩu) không phải trả tiền trực tiếp cho hàng hóa, nhưng lại phải mua một bộ hồ sơ chứng


từ gửi kèm theo hàng hóa ấy.
Bộ chứng từ hoàn hảo là bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều kiện và điều
khoản qui định trong thư tín dụng (L/C) gốc đính kèm các bộ chứng từ xuất khẩu gốc,
được xuất trình tại tổ chức tín dụng (TCTD) nhận chiết khấu.
2. Phân loại
Căn cứ vào chức năng của chúng, các chứng từ được chia thành các loại:
- Chứng từ hàng hoá
- Chứng từ vận tải
- Chứng từ bảo hiểm
2
- Chứng từ kho hàng
- Chứng từ hải quan.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên luôn tiếp xúc với các phương tiện
tín dụng như Hối Phiếu, séc v.v
3. Vai trò
- Là cơ sở đảm bảo cho hợp đồng thanh toán quốc tế diễn ra được suôn sẻ. Phương thức
thanh toán được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế là thanh toán theo thư tín
dụng( Phương tiện thanh toán tín dụng chứng từ ). Đây là hoạt động thanh toán được diễn
ra khá phổ biến.
- Là công cụ để người bán (xuất khẩu) chứng minh rằng nó đã thay thế được các nghĩa vụ
trả tiền của người mua một cách hợp lý hơn, thuận lợi hơn.
- Là công cụ để người mua, cũng như các hãng bảo hiểm có được quyền sở hữu các giấy
tờ cần thiết đảm bảo cho hợp đồng nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi, điều này cũng
khẳng định hàng hóa đã được gửi đi và đến nơi an toàn-
- Nhờ có bộ chứng từ người mua (nhập khẩu) có thể đối chiếu những chỉ tiêu chất lượng,
cũng như số lượng của hàng hóa đã nhập có đúng với yêu cầu thỏa thuận trong hợp đồng
hàng hóa và có thích hợp với bộ chứng từ không.
4. Điều kiện
Ngân hàng phát hành phát hành một L/C yêu cầu thanh toán cho người thụ hưởng một
số tiền nhất định khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C

chứng minh người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong
một khoảng thời gian nhất định được quy định trong L/C. Khi đó, sau khi người thụ
hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, lập bộ chứng từ, xuất trình bộ
chứng từ cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định trong khoảng thời gian quy
định của tín dụng thư, để được thanh toán, bộ chứng từ đó phải thỏa mãn những điều kiện
sau đây:
3
 Bộ chứng từ phải đầy đủ về mặt chủng loại và số lượng, thể hiện nội dung phù hợp
với các yêu cầu của L/C, bản thân các chứng từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội
dung. Ví dụ như thư tín dụng yêu cầu xuất trình bao nhiêu loại chứng từ, mỗi loại bao
nhiêu bản gốc, bao nhiêu bản sao, ngày phát hành trong khoảng thời gian nào, nội
dung thể hiện ra sao…, thì bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phải đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu đó.
 Bộ chứng từ phải phù hợp với UCP được dẫn chiếu trong L/C.
 Bộ chứng từ phải phù hợp với ISBP .
II. CHỨNG TỪ VỀ HÀNG HÓA
Là bằng chứng chứng minh quan hệ thương mại, là chứng từ mang tính chất trung
lập trong bộ hồ sơ thanh toán, bởi vậy cần thiết phải kiểm tra tính hoàn hảo chuẩn xác
của chứng từ này
1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoices)
Để tuân thủ các qui định Hải quan, nhà nhập khẩu và xuất khẩu cần phải cung cấp
các chứng từ cần thiết. Để hoàn thiện thủ tục khai báo hải quan, một trong những chứng
từ cần thiết mà người thực hiện khai báo Hải quan phải trình là hóa đơn thương mại.
1.1 Định nghĩa:
Hóa đơn thương mại là chứng từ trong các chứng từ hàng hóa. Hóa đơn thương mại
do người bán phát hành xuất trình cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi. Là yêu
cầu của người bán đòi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ
thể ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng
giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận
tải.v.v.

Như vậy, hóa đơn thương mại chính là chứng từ có tính chất pháp lý, là chứng từ do
người bán lập chỉ ra chi tiết về hàng hóa trao đổi để nhận được tiền.
4
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều bản, để dùng trong
nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty
bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.v.v…
1.2 Tác dụng:
Hóa đơn thương mại có những tác dụng sau:
• Trong việc thanh toán tiền hàng, hóa đơn thương mại giữ vai trò trung tâm trong
bộ chứng từ thanh toán. Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thông qua
hóa đơn, người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối phiếu. Nếu
không dùng hối phiếu để thanh toán, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ
sở cho việc đòi tiền và trả tiền.
• Khi khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị hàng hóa và là bằng chứng cho việc
mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám quản và tính tiền thuế.
• Trong nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn với chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua
có thể làm vai trò của một chứng từ bảo đảm cho việc vay mượn.
• Hóa đơn cũng cung cấp những chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho việc thống kê,
đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
• Trong một số trường hợp nhất định bản sao của hóa đơn được dùng như một thư
thông báo kết quả giao hàng, để người mua chuẩn bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng
Nhìn chung, hóa đơn thương mại đã trở nên phổ biến trong thời đại hội nhập ngày
nay, bất kì một hoạt động giao dịch thương mại nào (xuất khẩu hay nhập khẩu) đều phải
cần hóa đơn. Từ đó cho thấy việc nhận biết và thành lập một hóa đơn đúng đang là một
yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, vì khi một hóa đơn sai sót thì
sẽ gây ra nhiều trở ngại cho các nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu.
1.3 Nội dung:
1.3.1 Nội dung hóa đơn thương mại:
Thông thường, hóa đơn thương mại gồm các nội dung chi tiết sau:
5

- Các bên tham gia mua bán: Tên và địa chỉ đầy đủ của người bán và người mua, số
tham chiếu của mỗi bên và ngày tháng phát hành.
- Nội dung hàng hóa: Trên hóa đơn phải chỉ ra chi tiết về hàng hóa, bao gồm trọng
lượng, khối lượng, số lượng, đơn giá và tổng giá trị.
- Điều kiện giao hàng: chỉ ra chi phí về vận tải, bảo hiểm do ai trả, người bán hay
người mua, trách nhiệm thanh toán này có hiệu lực tại địa điểm nào trong quá trình
chuyển giao hàng hóa.
- Chi tiết, cụ thể về vận tải hàng hóa: Chỉ ra vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện
gì, người chuyên chở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng.
- Điều kiện thanh toán và trao chứng từ: Tùy thuộc vào phương thức thanh toán là
Ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng chứng từ mà qui định cho thích hợp ( chứng từ
được trao khi thanh toán D/P; khi được chấp nhận hối phiếu D/A). Chi tiết nội dung thể
hiện của hàng hóa trên hóa đơn sẽ do người bán và người mua thỏa thuận mà không phải
tiêu chuẩn hóa.
- Các yêu cầu khác: ngoài các yếu tố trên, tùy theo yêu cầu của một số nước, hoặc
do điều kiện cụ thể của hợp đồng hàng hóa trên hóa đơn thương mại còn phải thể hiện
một số nội dung như:
+ Thông tin về xuất xứ hàng hóa
+ Mã số phân loại thuế quan
+ Chi phí bảo hiểm và vận tải một cách độc lập
+ Chữ ký bằng tay của người xuất khẩu
Tuy nhiên, theo qui tắc thanh toán quốc tế của ICC thì hóa đơn thương mại không
nhất thiết phải được ký, với lý do là trong điều kiện kinh tế hiện đại ngày nay, công nghệ
phát triển rất nhiều hình thức bán hàng tự động, mua bán hàng hóa qua mạng…
• Trong thương mại quốc tế do người bán và người mua trong đa số trường hợp
không gặp nhau trực tiếp để thực hiện thanh toán nên một hóa đơn thương mại
6
quốc tế cũng có một số điểm khác hẳn với các hóa đơn bán hàng (dịch vụ) trong
nước. Cụ thể như sau:
• Nếu không có qui định cụ thể giữa người mua và người bán về ngôn ngữ sử dụng

trong việc lập hóa đơn thì ngôn ngữ thông thường được sử dụng là tiếng Anh,
trong khi các hóa đơn bán hàng hay cung cấp dịch vụ trong nước đa phần bao giờ
cũng lập bằng ngôn ngữ bản địa.
• Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được
thỏa thuận trong các hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán
phù hợp với các qui định trong các hợp đồng mua bán này và phù hợp với luật hay
tập quán quốc tế trong thương mại.
Theo UCP 600 một hóa đơn thương mại:
 Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp qui định tại
điều 38)
 Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều
38g)
 Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng
 Không cần phải ký
Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định ngân hàng xác nhận nếu có hoặc
ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại được phát hành với số
tiền vượt quá số tiền L/C cho phép và quyết định của ngân hàng này sẽ rằng buộc tất cả
các bên miễn là ngân hàng đó không thanh toán hay chiết khấu cho số tiền vượt quá L/C
cho phép.
Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn thương mại phải
phù hợp với mô tả hàng hóa trong L/C.
1.3.2 Mẫu hóa đơn thương mại:
7
1
2
3
4
13
5
6

8
8
7
9
10
11
12
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
1) Shipper/ exporter (Nhà xuất khẩu): - The name and address of the principal party
responsible for effecting export from the United States. The exporter as named on
the Export License. (Tên và địa chỉ của đối tác chính chịu tránh nhiệm xuất khẩu những
hàng hóa được liệt kê)
2) Consignee (Người nhận hàng): - The name and address of the person/ company to
whom the goods are shipped for the designated end use, or the party so designated
on the Export License. (Tên và địa chỉ của cá nhân hoặc công ty mà hàng hóa được gửi
đến cuối cùng).
9
3) Intermediate consignee (Trung gian): - The name and address of the party who
effects delivery of the merchandise to the ultimate consignee, or the party so named
on the Export License. ( Tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa
đến cho người nhận cuối cùng)

4) Forwarding agent ( Đại lý chuyển giao/ hãng vận chuyển quá cảnh):- The name and
address of the duly authorized forwarder acting as agent for the export. (Tên và địa
chỉ của người được ủy quyền hợp pháp, hoạt động với vai trò là đại lý của nhà xuất khẩu)
5) Commercial invoice no:- Commercial Invoice number assigned by the exporter
(Mã số hóa đơn định bởi nhà xuất khẩu)
6) Customer purchase order no:- Overseas customer’s reference of order number
(Mã số đơn đặt hàng của khách hàng)
7) B/L, AWB NO: - Bill of Lading, or Air Waybill number, if known.( Mã số vận đơn
hàng hải hay hàng không)
8) Coutry of origin:- country of origin of shipment.(Xuất xứ của hàng hóa được vận
chuyển)
9) Date of export:- Actual date of export of merchandise. (Ngày xuất khẩu thực tế)
10) Terms of payment (điều kiện thanh toán):- Describe the terms, conditions, and
currency of settlement as agreed upon by the vendor and purchaser per the Pro
Forma Invoice, customer Purchase Order, and/or Letter of Credit. (Mô tả những điều
khoản, phương thức thanh toán, loại tiền tệ được thỏa thuận giữa người mua và người bán
theo hóa đơn chiếu lệ, đơn đặt hàng của khách hàng, hay tín dụng thư)
11) Export references:-May be used to record other useful information, e.g other
reference numbers, special handing requirements, routing requirements, etc.(Dùng
để trình bày những thông tin cần thiết khác, ví dụ như các mã số, yêu cầu đặc biệt về việc
vận chuyển hàng…)
12) Air/ocean port of embarkation: - Ocean port/pier, or airport to be used for
embankation of merchandise (Cảng hàng không, hay hàng hải nơi bốc hàng đưa hàng
lên tàu)
10
13) Exporting carrier/ route (Hãng vận tải): - Record airline carrier/ flight number
or vessel name/ shipping line to be used for the shipment of merchandise. (Hãng vận
tải do nhà xuất khẩu chọn để vận chuyển hàng hóa)
14) Packages- Record number of packages, cartons, or containers per description
line. (Mã số trên kiện, thùng catong hay container theo mỗi dòng mô tả)

15) Quantity (Số lượng)- Record total number of units per description line. (Tổng số
đơn vị hàng hóa theo mỗi dòng mô tả)
16) Net weight (Khối lượng tịnh)/ Cross weight (Khối lượng gộp):- Record total net
weight (includes weight of container) in kilograms per description line. (Tổng khối
lượng tịnh theo mỗi dòng mô tả/tổng khối lượng gộp. Bao gồm cả khối lượng bao bì theo
mỗi dòng mô tả)
17) Description of merchandise (Mô tả hàng hóa):-Provide a full description of items
shipped, the type of container (carton, box, pack, etc), the gross weight per
container, and the quantity and unit of measure of the merchandise. (Mô tả đầy đủ về
hàng hóa được vận chuyển, loại bao bì thùng cacton, hộp, kiện,…trọng lượng mỗi
container, số lượng và đơn vị tính của hàng hóa)
18) Unit price (Đơn giá)/ Total value (Tổng giá trị): - Record the unit price of the
merchandise per the unit of measure, compute the extended total value of the line.
(Giá của mỗi đơn vị hàng hóa/ tổng giá trị hàng hóa theo mỗi dòng mô tả)
19) Package marks (Ký mã hiệu): - Record in this Field, as well as on each package,
the package number (e.g: 1 of 7, 3 of 7, etc.); shippers company name, country of
origin (e.g: made in USA); destination port of entry, package weight in kilograms,
package size (length x width x height), and shipper’s control number (e.g: C/I
number; optional). (Ký hiệu hay mã số để nhận biết trên container)
20)Misc.Charges (Chi phí hỗn hợp): Record any miscellaneous charges which are to
be paid for by the customer – export transportation, insurance, export packging,
inland freight to pier, etc… (Tất cả các loại phí mà khách hàng phải trả như: phí vận
chuyển, bảo hiểm, phí đóng gói xuất khẩu, phí vận chuyển trên bộ)
11
21) Certifications (Chứng nhận): - any certifications or declarations required of the
shipper regarding any information recorded on the commercial invoice: (Tất cả
những chứng nhận và cam kết liên quan đến bất cứ thông tin nào trong hóa đơn mà nhà
xuất khẩu yêu cầu)
22) Invoice currency: Loại tiền mà giá trị của hóa đơn được tính theo đó
23) Date (Ngày tháng): Ngày tháng lập hóa đơn.

Ngoài mẫu trên người ta cũng có thể lập những hóa đơn thương mại với nhiều cách thức
khác nhau do không có một biểu mẫu tiêu chuẩn quy định choc hung cho hóa đơn thương
mại. Nhưng nội dung của một hóa đơn thương mại cơ bản vẫn đầy đủ những thông tin
cần thiết như trên. Sau đây là một mẫu hóa đơn thương mại cụ thể:
12
13
14
1.4 Phân loại:
Trong thực tiễn buôn bán, các hoạt động giao dịch rất nhiều và phức tạp, bên cạnh đó
mỗi loại giao dịch thường đòi hỏi mỗi hóa đơn khác nhau, làm cho hình thức và chức
năng của các hóa đơn thương mại trở nên đa dạng. Nếu xét trên góc độ chức năng, có thể
phân loại hóa đơn như sau:
1.4.1. Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice):
Loại hóa đơn này được yêu cầu từ phía người mua, khi họ cần nó để có được giấy
phép nhập khẩu (giấy tờ cần thiết trong đó có ghi các qui định về thuế cũng như qui định
về hàng hóa của nước nhập khẩu).
Hóa đơn tạm được người bán viết, hoặc các nhà phân phối danh nghĩa hay cũng có
thể do các trung gian bán hàng khác viết; hóa đơn tạm cũng không cần phải có xác nhận
của các văn phòng đại sứ hay các chuyên gia nghiên cứu.
Để tránh sai sót có thể gây ra tổn thất cho các hoạt động kinh doanh đối ngoại sau này
cần chú ư đến các điều khoản về hối đoái, và các Ngân hàng phải hành phải “trích” phần
thanh toán của hồ sơ sau khi có các dịch vụ tài chính, để tránh việc thanh toán hộ 2 lần
cho người nhập khẩu. Xuất phát từ hóa đơn tạm, Ngân hàng có thể quản lý Tên, địa chỉ
chính xác của người hưởng lợi, cũng như tên gọi, đặc điểm hàng hóa…
Theo luật quốc tế, khi một hoạt động giao dịch không thực hiện như hợp đồng thương
mại hay theo thứ tự mua hàng của người nhập khẩu, hóa đơn tạm được cọi như một sự đề
nghị bán hàng. Nó chỉ được chấp nhận trong trường hợp người phát hành thừa nhận, nó
sẽ trở thành hợp đồng có giá trị khi người mua ký gửi kèm theo một công cụ viết theo qui
định của pháp luật như: Điện báo, thư báo… Nếu L/C đã được chọn như một công cụ
thanh toán, sự chấp nhận của hóa đơn tạm sẽ thúc đẩy được quá trình đề nghị mở L/C.

Trong một vài trường hợp sẽ đơn giản được thủ tục (ví dụ như một giao dịch thương
mại mang lại hàng chục mặt hàng nguyên liệu đến với người nhập) Nhà nhập khẩu này sẽ
15
tránh phản ánh lại những chi tiết này trong một hóa đơn do Ngân hàng cung cấp, sẽ có lợi
khi nối các hóa đơn tạm nhận được của nhà cung cấp chúng.
Như vậy, hóa đơn tạm sẽ góp phần tất yếu trong hoạt động mở L/C và thanh toán L/C
giúp Ngân hàng kiểm tra đối chiếu giữa hóa đơn thương mại với hóa đơn tạm, về số
lượng, trọng lượng, tính chất của hàng hóa trong hợp đồng.
1.4.2. Hóa đơn thương mại chính thức (Final Invoice)
Là chứng từ kế toán do bên bán lấp, đây là hóa đơn quan trọng nhất trong giao
dịch quốc tế. Không chỉ là hóa đơn tiêu biểu của khoản nợ mà nó còn cho phép tất cả các
dịch vụ thuế suất được khiểm tra các yếu tố của hàng hóa gửi đi.
• Vị trí nhà Xuất khẩu
Hóa đơn phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng thương mại. Nó mang tính bắt buộc,
trên đó thể hiện:
- Địa chỉ
- Số seri của hóa đơn
- Tên địa chỉ của người mua
- Số lượng hàng hóa bán ra
- Tên gọi chính xác của hàng hóa
- Giá cả
- Đồng tiền qui định trong hóa đơn
- Chế độ tài chính của việc xuất khẩu (Bên quản lý thuế đòi hỏi)
- Ngày đáo hạn (Thanh toán ngay hay sau bao nhiêu ngày)
- Các điều kiện bán hàng (Theo Incoterms: xuất hàng khỏi nhà máy, giao hàng tận
nơi…)
Điều quan trọng của hóa đơn đối với người xuất khẩu trong trường hợp thanh toán
theo L/C, điều 18 của UCP 600 đã khẳng định ngoại trừ các qui định đối lập
16
- Hóa đơn thương mại phải thể hiện là do người thụ hưởng phát hành (Trừ trường

hợp tín dụng chuyển nhượng- điều 38).
- Phải đứng tên người yêu cầu.
- Hàng hóa được mô tả chi tiết trong hóa đơn phải khớp với các hóa đơn khác Hàng
hóa có thể được mô tả phải tương thích với mô tả hàng hóa trong tín dụng.
Nếu hợp đồng tín dụng đòi hỏi hóa đơn thương mại cụ thể:
- Tên người hưởng lợi
- Ngôn ngữ thỏa thuận trong hóa đơn
- Đơn vị tiền tệ qui định
- Được chứng thực tại phòng thương mại hoặc các chuyên gia.
• Vị trí nhà Nhập Khẩu
Hóa đơn thương mại giải thích cụ thể một khoản nợ, nó sẽ giải thích cho mọi đối
tượng tài chính của khoản vay nợ, đưa vốn ra nước ngoài, nó là cơ sở khai báo và tính
thuế hải quan xuất- nhập khẩu.
1.4.3. Hóa đơn chiếu lệ (Pro Forma Invoice)
Có hình thức giống như hóa đơn thông thường, được ghi rõ ràng là “ Hóa đơn chiếu
lệ” nó không có ký mã hiệu hàng hóa, hóa đơn chiếu lệ chỉ mang tính chất như thư chào
hàng, giấy báo giá gửi đến các khách hàng tiềm năng, hóa đơn chiếu lệ không được dùng
để thanh toán, song trên hóa đơn chiếu lệ vẫn ghi rõ giá cả và đặc điểm của hàng hóa. Bởi
vậy, loại hóa đơn này còn được sử dụng trong các trường hợp hàng hóa gửi đi triển lãm,
tham gia hội chợ gửi bán.
1.4.4. Hóa đơn xác nhận (Certified Invoice)
Là loại hóa đơn có chữ ký của cơ quan chức năng xác nhận về xuất xứ của hàng hóa.
Khi có xác nhận về xuất xứ hàng hóa, hóa đơn này thay thế giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa.
1.4.5. Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice)
17
Khi đánh thuế hàng nhập khẩu, một số nước nhập khẩu yêu cầu hóa đơn thương mại
phải có xác nhận của lãnh sự quán nước đó tại nước xuất khẩu. Loại hóa đơn này sử dụng
nhằm mục đích:
- Chứng nhận nhà xuất khẩu không bán phá giá hàng hóa

- Cung cấp thông tin về nhóm hàng hóa phải chịu thuế
- Thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
1.4.6. Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice)
Là loại hóa đơn liệt kê phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng hóa. Trong hóa đơn
chi tiết, giá cả được phân tích ra thành những mục rất chi tiết. Nội dung của hóa đơn
được chi tiết đến mức độ nào tùy theo yêu cầu cụ thể, không có tính chất cố định.
1.4.7. Hóa đơn hải quan (Custom’s Invoice)
Là loại hóa đơn tính trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và các khoản lệ phí
của hải quan. Hóa đơn này chủ yếu dùng trong tính thuế, không có giá trị đòi tiền. Hóa
đơn này ít quan trọng trong lưu thông
1.4.8. Hóa đơn trung lập (Neutral invoice):
Với loại hóa đơn này, người mua có thể dùng lại phiếu đóng gói trong khi bán lại
hàng cho người thứ ba.
1.5. Những lỗi thường gặp khi lập hóa đơn
- Người bán cho rằng hoa hồng, tiền bản quyền và các loại phí khác không phải chịu
thuế
nên không ghi vào trong hóa
đơn.
- Người xuất khẩu mua hàng từ nhà sản xuất rồi bán lại cho người nhập khẩu và chỉ ghi
trên
hóa đơn giá họ mua của người sản xuất chứ không ghi giá họ bán cho người nhập
khẩu.
-
Trị giá nguyên liệu của người nhập khẩu cung cấp cho người xuất khẩu để sản xuất
ra
hàng hóa không được thể hiện trong hóa
đơn.
-
Nhà sản xuất nước ngoài gửi hàng thay thế cho một khách hàng và chỉ ghi giá thực
thu

của hàng hóa mà không thể hiện giá đầy đủ trừ đi tiền bồi thường cho hàng hóa
18
khiếm khuyết
đã
giao trước đây và bị trả
lại.
-
Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên
hóa
đơn chỉ ghi giá
thực thu mà không thể hiện số tiền chiết
khấu.
- Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá gắn với một điều kiện giao hàng
nào
đó ví dụ như giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi
xếp hàng

không ghi những chi phí tiếp theo sau.
-
Người giao hàng ghi trên hóa đơn người nhập khẩu là người mua hàng nhưng trên
thực
tế người nhập khẩu chỉ là đại lý hoa hồng hoặc là bên chỉ nhận một phần tiền
bán hàng
cho

việc
làm trung gian của
mình.
-
Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt

hàng
vào
cùng một loại
v.v
2. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O – Certificate of origin)
2.1.Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên
quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc
nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có
nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.Việc xác
định và thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hoá trên thực tế khá
phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất.
Tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu: Tuỳ theo qui định của từng quốc gia mà
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là khác nhau, các cơ
quan thường gặp là Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành
quản lý, Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề, thậm
chí là một số Công ty sản xuất được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm, hàng
hoá do chính Công ty sản xuất Các nước có thể qui định thẩm quyền cấp C/O cho từng
19
cơ quan/ tổ chức theo các mẫu C/O cụ thể. Một cơ quan/ tổ chức có thể được cấp một
hoặc nhiều loại mẫu C/O. Một loại mẫu C/O có thể do một hoặc nhiều cơ quan/ tổ chức
có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên việc cấp này đều phải được qui định về thẩm quyền cấp rõ
ràng. Trong nhiều trường hợp để thực hiện các thoả thuận ưu đãi thuế quan, các nước
thành viên có thể phải xác nhận lẫn nhau, thông báo lẫn nhau tên, địa chỉ các cơ quan/ tổ
chức có thẩm quyền cấp các mẫu C/O tương ứng để thực hiện thoả thuận ưu đãi thuế
quan.
Qui định, yêu cầu liên quan đến xuất xứ: gồm các Qui tắc xuất xứ áp dụng để xác
định và công nhận xuất xứ thể hiện trên C/O và Qui chế cấp. Có nhiều loại Giấy chứng

nhận xuất xứ, mỗi loại Giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng các Qui tắc xuất xứ nhất
định.
2.2 Mục đích của C/O:
- Xác định mức thuế nhập khẩu: giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa đặc biệt cần thiết
để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các
thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Mục đích thị trường: người nhập khẩu thường ưu tiên mua hàng hóa có xuất xứ từ nước
có truyền thống sản xuất hàng hóa có chất lượng, uy tín, để đáp ứng được yêu cầu này
người xuất khẩu yêu cầu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để chứng minh nguồn gốc
hàng hóa theo yêu cầu.
- Mục đích xã hội chính trị: trong tình huống nước viện trợ yêu cầu nước nhận viện trợ
phải nhận hàng hóa từ nước mình thay vì nhận trực tiếp bằng tiền hoặc là vì lý do chính
trị nước nhập khẩu cấm nhập hàng hóa từ một nước nhất định. Giấy chứng nhận hàng hóa
sẽ đáp ứng yêu cầu này khi tiến hành thông quan hoặc thực hiện thanh toán.
2.3. Đặc điểm của C/O
Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
20
- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho
hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập
khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói
hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về
phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày
giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô
hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá
trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và
Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi
được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ
áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu

nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì
được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho
các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các
C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.
2.4. Các nội dung của C/O
Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể
hiện được các nội dung
- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng
- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu
- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải
đơn…)
- Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số
lượng, giá trị…)
21
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
2.5. Phân loại C/O
2.5.1 Theo nước cấp:
C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có
thể là nước xuất khẩu.
C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là
nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ.
Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất
xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được
xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được
xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên
nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa
được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này,
một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp
C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ.

Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc
biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất
xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp
2.5.2 Theo dạng mẫu
Form P: Giấy chứng nhận đơn thuần về hàng hóa.
Chỉ có chức năng là giấy chứng nhận đơn thuần về nơi xuất xứ hàng hóa.
Form A: Thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập – GSP.
Dùng để thực hiện chế độ ưu đãi phổ cập (GSP – Generalised system of preferences).
22
Các quốc gia thuộc GSP: Mỹ, Nhật, Canada, Thụy điển, Thụy Sĩ…và các nước thuộc liên
minh Châu Âu.
Ưu đãi miễn thuế nhập khẩu với 1 số mặt hàng sử dụng 65% nguyên liệu trong nước.
Phải được lập theo mẫu quy định, nếu không sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi.
Form O: Riêng cho Café, trong ICO.
Được lập riêng cho mặt hàng cà phê để sử dụng thống nhất giữa các nước là thành viên
ICO
Mục đích là để nhận ưu đãi do ICO ban hành
Form X: Mặt hàng may mặc gia công.
Được lập riêng cho mặt hàng XK thuộc dạng may mặc gia công đi kèm với giấy phép
XK.
Form D: Thực hiện trong hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung – CEPT trong ASEAN.
Dùng để thực hiện hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT – Common Effective
Preferential Tarrifs) đang được áp dụng giữa các nước Asean
Form B: Dùng cho tất cả các nước.
Được lập cho các hàng hóa xuất khẩu không thuộc yêu cầu của các loại C/O khác mà bên
mua yêu cầu.
2.6 Các loại mẫu C/O áp dụng tại Việt Nam
Khái niệm “C/O” có tính pháp lý được quy định lần đầu tiên tại Thông tư liên bộ
số 280/TTLB/BTM-TCHQ ngày 29-11-1995 giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan.
Theo đó, C/O là văn bản có tính pháp lý, do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp, xác

nhận xuất xứ cho một lô hàng nhập khẩu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi về thuế quan giữa
các nước, các tổ chức.
23
* Tính pháp lý của C/O
- Do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hoá cấp.
- Do nhà sản xuất cấp: Phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của
nước cấp có liên quan.
- Do nước lai xứ cấp: Trường hợp hàng hoá có đi qua nước thứ 3 (nước lai xứ) để tập kết,
chuyển tải, chuyển khẩu (kể cả trường hợp hàng hoá làm thủ tục nhập khẩu vào nước thứ
ba sau đó tái xuất khẩu) nhưng không làm thay đổi xuất xứ hàng hoá, vẫn đảm bảo tính
nguyên trạng, hoặc (nếu có) chỉ thực hiện một số hoạt động đơn giản để bảo quản hay
đóng gói lại hàng hoá nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, không làm thay đổi giá trị
thương mại của hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá đi qua nhiều nước, thì “nước thứ
3” được xác định là nước cuối cùng mà từ đó hàng hoá được xuất khẩu đến Việt Nam-
nước nhập khẩu.
C/O do nước lai xứ cấp được chấp nhận tính pháp lý trong hai trường hợp sau:
+ Nếu nước lai xứ cũng là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O
do nước lai xứ cấp.
+ Nếu nước lai xứ không là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O
do nước lai xứ cấp kèm bản sao C/O của nước xuất xứ (là nước được hưởng chế độ ưu
đãi thuế quan của Việt Nam).
Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O bao gồm:
- Bộ Thương mại và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (được Bộ Thương mại
uỷ quyền).
- Đối với hàng hoá sản xuất, chế biến, gia công tại KCN, KCX có đủ yêu cầu quy định về
xuất xứ do ban quản lý các KCN, KCX cấp.
* Về hiệu lực của C/O
24
Về nguyên tắc, 01 C/O chỉ có hiệu lực đối với một lô hàng nhập khẩu cụ thể. Tuy
nhiên, trên thực tế có một số khả năng sau:

- 01 C/O có thể được cấp và xác nhận xuất xứ cho nhiều mặt hàng thuộc một lô hàng
nhập khẩu và chỉ có giá trị đối với lô hàng này.
- Trường hợp nhập khẩu hàng hoá có hợp đồng dài hạn từ 6 tháng trở lên từ các nước Việt
Nam dành chế độ tối huệ quốc MNF (không bao gồm thiết bị, máy móc phương tiện vận
chuyển) thì chỉ phải xuất trình C/O cho lần nhập khẩu đầu tiên, với điều kiện những lần
nhập khẩu sau hàng hoá phải cùng chủng loại thuộc hợp đồng đó.
- Trường hợp có C/O cho cả một lô hàng nhưng chỉ thực nhập một phần của lô hàng đó
thì chấp nhận C/O cấp cho cả lô hàng đó.
Trên nguyên tắc công nhận lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi, Việt Nam hiện đang
thực hiện các loại mẫu C/O sau:
- C/O ưu đãi
+ Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A
- Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có
tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi
GSP của nước nhập khẩu.
- Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở
mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng
hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.
- VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU
+ Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D
- Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung
(CEPT).
25

×