Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Cơ sở lý luận và thực tiễn của Đảng ta để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.46 KB, 34 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Không ai còn có thể phủ nhận được vai trò của văn hoá đối với sự phát triển
mỗi dân tộc cũng như đối với sự phát triển nhân loại. Trong suốt chặng đường 81
năm lãnh đạo nhân dân, tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống xâm
lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn
quan tâm toàn diện, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sức mạnh văn hóa đối
với sự phát triển bền vững của đất nước.
Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện
mở rộng giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với nước ngoài và trong hoàn cảnh
thế giới đã có những biến đổi to lớn về mọi mặt. Những điều kiện trên đưa tới
nhiều yếu tố tích cực, đồng thời cũng đưa tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt
là trong văn hoá. Khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu
xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng trực tiếp khẳng
định các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà “Nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” là một bộ phận cấu thành. Bởi vậy, xây dựng và phát triển
“nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã và đang là một nhiệm vụ
chiến lược đòi hỏi Đảng, toàn dân và toàn quân phải tiến hành các hoạt động
thực tiễn để văn hoá có thể góp phần tốt nhất bảo đảm cho dân tộc vững bước
trên con đường của sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa chúng ta biết rằng khi đề ra bất kỳ
một chủ trương, chính sách gì, Đảng ta đều lấy cơ sở chủ yếu là lý luận của chủ
nghĩa Mác, mà triết học đóng vai trò nền tảng. Vì vậy, việc xây dựng và phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng không nằm
ngoài quy luật này. Cơ sở triết học đầu tiên ta nhận thấy đó chính là các nguyên
lý nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nguyên lý này nêu rõ, mọi sự
vật hiện tượng đều tồn tại trong mối quan hệ khách quan phong phú, và trong
mọi sự vật biến đổi thì phát triển là xu hướng chủ yếu. Văn hoá Việt Nam tồn tại
1
trong mối quan hệ giao lưu với với văn hoá thế giới vì vậy việc tiếp theo, có sự
đan xen và hội nhập là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong các mối liên hệ này, vấn đề
chủ chốt là hội nhập, giao lưu và phát triển không cào bằng, mà trên cơ sở là bản


sắc riêng đậm đà tính dân tộc.
Các quy luật cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng chỉ rõ, mọi sự
vật hiện tượng đều bao gồm mẫu thuẫn bên trong nó, đó là sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập nhau. Văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển yếu
tố tích cực, đó là truyền thống văn hoá lâu đời với bản sắc riêng mang đậm
truyền thống tốt đẹp được hun đúc một chiều dài lịch sử người Việt Nam, nó
luôn đấu tranh với các mặt tiêu cực, đó chính là những hủ tục lạc hậu, lối sống
buông thả… cuộc đấu tranh này là tất yếu. Tuy nhiên quy luật sự phát triển cũng
nêu rõ chính sự đấu tranh này là nguồn gốc động lực cho sự phát triển. Quá trình
đấu tranh này làm xoá bỏ dần các mặt tiêu cực, làm chuyển biến nó. Với cơ sở lý
luận này, quan điểm của Đảng là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đận đà bản sắc dân tộc là một quan điểm hết sức đúng đắn.
Mặt khác theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì trong quá trình phát triển
luôn có quá trình phủ định biện chứng, đó chính là phủ định để kế thừa phát
triển. Quá trình hội nhập phát triển văn hoá luôn tồn tại sử dụng mối quan hệ
giữa các mặt tích cực và tiêu cực của văn hoá. Tuy nhiên quá trình phát triển đó
không phải diễn ra dễ dàng theo đường tuyến mà đó là một quá trình lâu dài,
phức tạp, có sự đấu tranh giữa cái cũ, và cái mới, song quy luật chỉ rõ cái mới là
cái quy luật nên tất yếu giành thắng lợi. Nắm chắc quy luật này, tức là đã có
quan điểm đúng đắn là xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một quá trình lâu dài, tuy vậy phải có định hướng
đúng đắn, nó như vậy mà tạo điều kiện cho quá trình này để thắng lợi xây dựng
nền văn hoá mới là mục đích của chủ nghĩa xã hội.
2
Chúng ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội nếu không có văn hoá xã hội
chủ nghĩa và ngược lại. Bằng văn hoá chủ nghĩa xã hội tiến hành cấu tạo những
di sản xã hội cũ, loại trừ giá trị không phù hợp đấu tranh chống lại các tư tưởng
lạc hậu, đặc biệt là chống lại cuộc tiến công tư tưởng văn hoá của các thế lực thù
địch. Vấn đề quan trọng là ở chỗ chống văn hoá phản dân tộc phải kết hợp với
xây dựng nền văn hoá mới. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa

và tư bản chủ nghĩa diễn ra hàng ngày sau thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu
không có một nền văn hoá mới và những con người mới sẽ làm suy yếu tính ưu
việt của chủ nghĩa xã hội, tạo địa bàn cho sự xâm nhập của văn hoá phản động
gây suy thoái từ bên trong.
Như vậy với những cơ sở khoa học, bằng việc hiểu biết thực tiễn cách mạng
phong phú, Đảng ta ngay từ đầu đã coi trọng xây dựng nền văn hoá mới, nó được
khẳng định trong suốt lịch sử hơn 80 năm của Đảng. Và điều đó chính là lý do
tại sao tôi lại chọn đề tài tiểu luận: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của Đảng ta để
xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện
nay”.
Do còn hạn chế về kiến thức, trình độ, tôi mong các thầy cô góp ý để bài
làm của tôi được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
3
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ
ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỂ XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ
1.1 Một số khái niệm về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
của Việt Nam
* Văn hóa là gì?
Ngay từ thời xa xưa hai chữ văn hoá đã sớm xuất hiện trong ngôn ngữ loài
người, đặc biệt ở các quốc gia được coi là cái nôi của văn minh nhân loại. Ở
phương Đông, từ văn hoá xuất hiện sớm trong ngôn ngữ Trung Quốc, dùng để
đối lập với vũ lực. Ở phương Tây, trong nền văn minh cổ đại Hy La, từ văn hoá
(cultus) có nghĩa là trồng trọt, dần dần biến thành từ gieo trồng trí tuệ, tinh thần.
Như vậy, trong khái niệm của người cổ đại dù phương Đông hay phương
Tây, văn hoá mang ý nghĩa giáo hoá con người. Tư duy nhân loại đã sớm quan
tâm đến hoạt động văn hoá. Sự quan tâm đó ngày càng trở nên sâu sắc. Tuy
nhiên để có một định nghĩa đầy đủ về văn hoá, cách tốt nhất là gắn văn hoá với
con người. Thông qua việc khám phá chiều sâu bí ấn của đời sống con người và
hoạt động của con người thì sẽ hiểu được văn hoá là gì. Điều này cũng giải thích

vì sau văn hoá là hoạt động xuất hiện rất sớm trong lịch sử và vĩ sao mỗi bước
phát triển của nhân loại lại tạo điều kiện để con người quan tâm hơn đến văn
hoá.
Từ xưa, nền "văn hiến" (văn hóa) lâu đời của dân tộc đã có trong niềm tự hào
của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước trước kẻ thù xâm
lược. Văn hóa là một di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Ngày hôm nay, văn hóa xuất hiện trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống:
văn hóa tình cảm, văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa tranh luận, phê
bình văn hóa là hành trang của đất nước trên con đường hội nhập quốc tế.
4
Để có một quan niệm đầy đủ, toàn diện về văn hóa quả không phải là điều
đơn giản. Có rất nhiều quan niệm đã được đưa ra vì mỗi cá nhân, mỗi tác giả lại
đứng trên một góc độ khác nhau để nhìn nhận về văn hóa. Có người cho rằng, văn
hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa là tổng thể những nét
riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính chất một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Cũng có người cho rằng, văn hóa theo
nghĩa rộng là, toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, gồm tám lĩnh vực: tư tưởng,
đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo; khoa học công nghệ; văn học nghệ thuật; giao
lưu văn hóa; thông tin đại chúng; thể chế văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp
gồm nếp sống, lối sống; văn học nghệ thuật; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí;
phong tục tập quán; đạo đức xã hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.
Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm văn hóa được hiểu là “trình độ cao
trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh”
1
.
Trong tác phẩm “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa từ 1978 - 1997”,
UNESCO đã định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các
mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,

khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
là văn hoá. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi hình thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn”
2
.
Như vậy, văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần
do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ
nước nhằm mục tiêu phục vụ con người.
1
Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt , Trung tâm Từ điển học, 1997
2
Hồ Chính Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,1995, t3, tr431.
5
*Tiên tiến là gì?
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) ngày 16 tháng 7 năm 1998 về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đã giải thích: Tiên tiến là yêu nước và
tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con
người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người
trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện,
trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
*Dân tộc là gì?
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời
sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính
dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa
dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của dân tộc,

một mặt, chính là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác, là truyền thống, bản sắc văn
hóa dân tộc được kết tinh và hiện đại hóa.
Tính dân tộc là nội dung quan trọng, luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng
đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là cơ sở của nền văn hóa
tiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giàu mạnh và
phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc mà văn hóa mang
bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt, bao
người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình trước kẻ thù
xâm lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt Nam ở hải ngoại vẫn
khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hóa dân tộc.
6
* Mối quan hệ giữa văn hóa và dân tộc?
Văn hóa - dân tộc là hai phạm trù khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với
nhau vì sự khác nhau giữa các dân tộc là sự khác nhau về văn hóa. Bản sắc mỗi
dân tộc được thể hiện tập trung ở bản sắc văn hóa của chính dân tộc đó. Mặt
khác, chính đời sống văn hóa và giá trị tinh thần của một dân tộc là dấu hiệu để
đánh giá nền văn hóa đó ở trình độ nào, thuộc các cộng đồng nào trên thế giới.
Như vậy, đánh mất bản sắc văn hóa riêng là đánh mất dân tộc.
Người Việt Nam yêu nước, căm thù giặc mà đoàn kết đấu tranh, bảo vệ chủ
quyền và độc lập của đất nước. Đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc, ý thức giữ
gìn những gì thuộc về Việt Nam. Nhân dân ta đấu tranh với kẻ thù không chỉ
bằng vũ khí, súng đạn mà bằng cả văn hóa. Trong các thời kỳ cách mạng, văn
hóa được coi là một mặt trận. Văn hóa trở thành một vũ khí sắc bén để đấu tranh
với kẻ thù. Nó có thể phát huy được hiệu quả đấu tranh khi mang trong mình bản
sắc, truyền thống dân tộc.
*Vậy bản sắc dân tộc là gì?
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay bản sắc văn
hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam vượt qua
biết bao sóng gió, thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua để không ngừng
phát triển và lớn mạnh. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế giới.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử hàng ngàn
năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, tầng nấc
thang biến đổi, phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp đẽ nhất,
độc đáo nhất của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nó có giá trị bền vững,
trường tồn cùng thời gian, nó như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bó với
nhau, để cùng tồn tại và phát triển. Biểu hiện cụ thể của nó: “bao gồm những giá
trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh
7
dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt
Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ
quốc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần
cần cù, sáng tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối sống”
3
.
Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách
tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa
học, văn học, nghệ thuật,… nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị
của dân tộc, nó là cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn
định xã hội và sự vững vàng của chế độ. Trong sự tiến bộ và phát triển của xã
hội, các giá trị này thường không biến mất mà hóa than vào các giá trị của thời
sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo.
Con người không thể sống tách khỏi cộng đồng cũng như mỗi dân tộc
không thể sống biệt lập với thế giới. Trong lịch sử, các quốc gia luôn có sự tiếp
xúc, giao lưu với nhau qua các cuộc di cư lớn nhỏ, chiến tranh xâm lược, trao đổi
kinh tế, vật phẩm, quan hệ hôn nhân, ngoại giao Và như thế bản sắc văn hóa
dân tộc không chỉ được hình thành nên bằng những yếu tố bản thân vốn có mà
còn có sự tiếp nhận, biến đổi văn hóa nước ngoài sao cho phù hợp, để nâng lên
thành cái riêng đặc sắc của từng dân tộc. Với những ý nghĩa và giá trị của mình,

bản sắc văn hóa của dân tộc có sức sống trường tồn.
Qua giao lưu hội nhập, nền văn hóa nước ngoài song song tồn tại cùng văn
hóa các dân tộc Việt Nam. Bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với quá khứ, nó
vẫn không ngừng tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình, tuy nhiên
cái bản chất, tinh hoa thì không bao giờ được thay đổi, mà phải được gìn giữ,
vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để dân tộc ta hòa
nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất mình.
3
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính
trị quốc gia, H.1998, tr56.
8
*Nét đậm đà bản sắc dân tộc trong văn hóa Việt Nam?
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa riêng,
chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự
thống nhất dân tộc. Điều đó cho chúng ta thấy nền văn hóa nước ta là nền văn
hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Vốn văn hóa truyền
thống của dân tộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn hóa.
Bản sắn văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú nằm trong tất cả
các lĩnh vực, ví dụ như: tri thức, triết học tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, pháp luật, phong tục, tập quán, ngôn ngữ nó vừa là "trầm tích" của tình
cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và
định hướng giá trị của dân tộc.
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có
thực mới vực được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn". Cơ cấu ăn thiên về thực
vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt
Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều
chất liệu và gia vị.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông
nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn Thực, tết
Đoan Ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung Thu, tết Ông táo Mỗi vùng thường có

lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng,
cơm mới ), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe ).
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người
cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy
sinh tín ngưỡng phồn thực.
Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng
Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim
9
đẻ trứng, Rồng là sự trừu tượng hóa từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên
trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên,
gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt. Việt Nam trọng ngày mất là
dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia
cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành Hoàng Làng - vị thần
cai quản che chở cho cả làng.
Về lĩnh vực văn học, văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần
là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở
Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn
nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện
cười, câu đố, tục ngữ, ca dao với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.
Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn),
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) Việt Nam từ mấy thế kỉ trước đã có những cây
bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan.
Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới:
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân,
Nam Cao Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn
Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu Tiếc rằng hiện nay chưa có những
tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất nước và thời đại.

Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa
dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ
rưng ). Bộ hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn
đáy.
10
Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc:
từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế,
bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.
Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại
hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải
lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ.
Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm
có niên đại 10000 năm trước Công nguyên. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ,
khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao.
Nghệ thuật tạo hình Việt Nam chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình
thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.
Bản sắc dân tộc Việt Nam, với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người
Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của
người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong
hàng nghìn năm nay, với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông
Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20
và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các
thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn
hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết
các thế hệ tạo nên sức mạnh tinh thần dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc vừa được
coi là bộ "căn cước" vừa được coi là "bộ gien" di truyền của văn hoá dân tộc.
Bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá là yêu cầu khách quan, là mục
tiêu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
1.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc
11
Sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nhiệm vụ
to lớn bao trùm toàn bộ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Muốn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công thì phải phát huy cao độ năng lực tinh thần
của con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn nhằm thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ, văn minh. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu
cầu tăng nhanh về văn hoá của mọi tầng lớp dân cư, quá trình dân chủ hoá xã
hội… là yếu tố làm thay đổi đời sống văn hoá dân tộc.
Hơn nữa, trước thực trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống ở một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng ngày càng phổ biến hơn, tinh
vi hơn, nghiêm trọng hơn cản trở sự phát triển của đất nước ta, đòi hỏi chúng ta
phải chấn hưng nền văn hoá dân tộc thông qua sự nghiệp xây dựng và phát triển
nền văn hoá dân tộc thông qua sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, "ngôi nhà"
thế giới dường như trở nên "nhỏ bé" hơn. "Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội
phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn,
thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển"
4
. Sự ảnh
hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia
chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá
kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác
trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ xem phải ứng xử với xu thế lịch
sử này như thế nào. Việc mở cửa hội nhập với khu vực và các nước trên thế giới,
tiếp thu các thành tựu văn hoá, văn minh của nhân loại đòi hỏi chúng ta phải có

4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2006, tr. 73
12
một trình độ văn hoá tương ứng để tiếp biến các thành tựu đó và làm chủ các quá
trình để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chúng ta mở cửa đổi mới đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội khi mà toàn cầu hoá trở thành xu thế thời đại và cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp thế giới. Không một dân
tộc nào có thể đứng ngoài hoặc quay lưng lại với xu thế đó. Các quốc gia dân tộc
muốn tiến lên phải hoà nhập vào trào lưu chung, phải biết lợi dụng thành tựu của
khoa học, công nghệ, tin học hiện đại.
Tuy nhiên, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của
kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối
với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi
sâu sắc, làm cho việc phân biệt "đúng - sai", "tốt - xấu" trong nhiều trường hợp trở
nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát
triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những "nọc độc"
về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức
tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc;
vấn đề "bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an
ninh xã hội" được đặt ra một cách gắt gao hơn. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối
sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội có điều kiện phát
triển. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự ảnh
hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, làm mất đi những giá trị của
quốc gia, dân tộc dẫn đến sự tàn lụi của dân tộc và sắc tộc.
Về phương diện chiến lược thì đây là một trong những mục tiêu của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không những thế nó còn là mục tiêu bao trùm và
tạo điều kiện gắn kết các mục tiêu khác với nhau để tạo ra xã hội xã hội chủ nghĩa.
1.3. Phương hướng và quan điểm chỉ đạo của Đảng để xây dựng nền

văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay
13
Ý thức rõ về sức mạnh văn hóa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi
ách áp bức của đế quốc xâm lược, “Đề cương văn hóa Việt Nam" tháng 2 năm
1943 - Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của Đảng đã ra đời, làm nền tảng lý luận cho
sự nghiệp xây dựng nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc những năm tiếp theo,
xác định: "văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa" vì vậy,
"Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được công cuộc cải tạo xã
hội" và "Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong"; đồng thời đề ra ba
nguyên tắc cuộc vận động văn hóa mới: Dân tộc, đại chúng, khoa học.
Đề cương văn hóa Việt Nam là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh: Văn
hoá "soi đường cho quốc dân đi", góp phần động viên, tập hợp đội ngũ trí thức,
văn nghệ sĩ vào Hội Văn hoá cứu quốc, tạo sức mạnh to lớn làm nên cuộc Tổng
khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi và Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược, sức mạnh nội sinh của văn hóa được phát huy
mạnh mẽ, trở thành niềm cổ vũ to lớn chiến sĩ và nhân dân ta. Trên nền tảng văn
hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thời đại, những tác phẩm thơ, văn, ca, múa,
nhạc, họa được sáng tác, phục vụ kịp thời, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc, thôi
thúc phong trào thi đua mạnh mẽ giữa tiền tuyến và hậu phương, góp phần giải
phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời kỳ hòa bình, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV của Đảng
đã tiếp tục khẳng định: Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó tập
trung "Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa" với những
giá trị đạo đức, niềm tin, lý tưởng, lẽ sống cao đẹp.
Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với tư duy đổi mới toàn diện về kinh
tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, Đảng đã chủ trương đổi mới
tư duy trên lĩnh vực văn hóa. Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết số 05 về văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị trường và những chỉ thị
14

quan trọng về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học - nghệ thuật,
công tác quản lý văn học - nghệ thuật và một số nhiệm vụ văn hóa - văn nghệ.
Đến Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị quyết
chuyên đề về "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", khẳng
định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước,
“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" với mục đích “Làm cho văn hóa thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập
thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người,
tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp". Hội nghị Trung ương 10
(Khóa IX) khẳng định: "Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao
văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba
lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện
và bền vững của đất nước". Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh chất lượng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm chăm lo xây
dựng, hoàn thiện những phẩm giá nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạnh những cơ hội thuận lợi,
Đảng ta đã ý thức về tính chất nguy hiểm trước vấn nạn của "luồng văn hóa độc
hại" xâm nhập vào nước ta từ nhiều con đường khác nhau, kịp thời ban hành
Nghị quyết 23 - NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật
trong thời kỳ mới” và Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng,
định hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm giữ gìn, bảo vệ "bản
sắc văn hoá” trong thời kỳ hội nhập quốc tế; yêu cầu các cấp ủy đảng, chính
quyền, mặt trận, đoàn thể và đội ngũ đảng viên, cán bộ chung tay góp sức, kiên
quyết ngăn ngừa, phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại,
ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội.
15
Tiếp thu và phát triển đường lối văn hóa của Đảng, Đại hội XI của Đảng năm
2011, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội được bổ sung và phát triển đã nêu lên định hướng về văn hóa: “Xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa
dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội
sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa
tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của
nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm
giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao".
Như vậy, có thể nói phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là
phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc
lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh
hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt
động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa
bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất
nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục
vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện những phương hướng trên, Đảng đã đưa ra những quan điểm
chỉ đạo cơ bản:
1 - Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.
Chǎm lo vǎn hóa là chǎm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu
nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan
16
hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu vǎn hóa, vì xã hội công
bằng, vǎn minh, con người phát triển toàn diện Vǎn hóa là kết quả của kinh tế đồng
thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố vǎn hóa phải gắn kết chặt chẽ

với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội,
luật pháp, kỷ cương, biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.
2- Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự
do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng
đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả
trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn nǎm đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc vǎn hóa dân tộc
còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu
có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn
bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán,
lề thói cũ.
17
3 - Nền vǎn hóa Việt Nam là nền vǎn hóa thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái vǎn
hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền vǎn
hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình
đẳng và phát huy tính đa dạng vǎn hóa của các dân tộc anh em.
4 - Xây dựng và phát triển vǎn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
vǎn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền vǎn hóa nước nhà.
Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền
tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển vǎn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển vǎn hóa vì đội ngũ trí thức đó là
tinh hoa của văn hoá dân tộc, cho nên trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, song
phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là đại biểu cho
lợi ích của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, được trang bị thế giới quan Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng đúng đắn cho sự phát
triển văn hoá dân tộc. Đảng là đại biểu tiêu biểu cho trí tuệ, đạo đức, tâm hồn
dân tộc, là người đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng văn hoá, tổ chức, lôi
cuốn nhân dân tham gia sự nghiệp đó.
5 - Vǎn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển vǎn hóa là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.
Bảo tồn và phát huy những di sản vǎn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên
những giá trị vǎn hóa mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào
18
cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, vǎn
minh là một quá trình cách mạng đầy khó khǎn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian.
Trong công cuộc đó, "xây" đi đôi với "chống", lấy "xây" làm chính. Cùng với việc
giữ gìn và phát triển những di sản vǎn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh
hoa vǎn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên
trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu,
chống mọi mưu toan lợi dụng vǎn hóa để thực hiện "diễn biến hòa bình".
II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN ĐẬM
ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC.
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân

tộc nhằm tạo lập một nền văn hoá Việt Nam hiện đại có sự thống nhất hữu cơ
giữa tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc đậm đà. Tính chất tiên tiến và bản sắc
dân tộc của nền văn hóa Việt Nam có mối quan hệ biện chứng, chúng tác động
lẫn nhau, qui định lẫn nhau. Ở đây, chúng ta tách thành hai nội dung tính tiên
tiến và bản sắc dân tộc để nghiên cứu sâu hơn và đầy đủ hơn theo phương pháp
trừu tượng hoá khoa học.
2.1 Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thể hiện tinh thần yêu nước và tiến
bộ. Tính chất tiên tiến của nền văn hóa hiện đại dựa trên các giá trị cao đẹp và
tiến bộ của dân tộc và thời đại. Đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là nền tảng tư tưởng vừa là cốt lõi của nền văn
hoá chi phối các yếu tố, lĩnh vực của nền văn hoá. Đây cũng là cơ sở để chúng ta
gắn tinh thần yêu nước với chủ nghĩa xã hội.
Dưới ánh sáng của hệ tư tưởng tiến bộ trên, tính tiên tiến của nền văn hoá
Việt Nam thể hiện ở mục tiêu mà nền văn hoá hướng tới là “độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội”. Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
vẫn đang là mục tiêu của các quốc gia dân tộc mà những người tiến bộv à cách
19
mạng trên thế giới vươn tới. bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và
nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay là một quá trình thống nhất không thể tách
rời. Chế độc xã hội tiên tiến qui định tính tiên tiến của nền văn hóa, đồng thời nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khoá VIII của Đảng nhấn mạnh:
“Tiêng tiến là yêu nước và tiến bộ là nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
5
.
Nền văn hoá tiên tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn, cách mạng. Xây
dựng nền văn hóa nhân văn là hướng tới con người, giải phóng con người và

không chỉ dùng biện pháp ngoài con người và dùng chính sức mạnh của con
người để giải phóng con người.
Biểu hiện tiên tiến ở đây là trình độ giải phóng con người, xã hội, giai cấp
là muốn kết thừa thành tựu nhân văn của giai đoạn trước. Trong giai đoạn cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân mục đích của cách mạng đó là ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, còn trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì mục đích là phát triển hết năng lực con người.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc con người có thể hy sinh hạnh phúc cá
nhân, nhưng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thì đó là việc phát triển, nâng cao
trình độ nhân tính của con người: cao về trí tuệ, sáng về tinh thần, khoẻ về thể
chất…
Văn hoá ngày nay không chỉ phục vụ cho toàn xã hội mà còn hướng tới
phục vụ từng con người, khắc phục vụ sự tha hoá của con người. Khoa học công
nghệ phát triển mạnh làm tha hoá con người chẳng hạn như nhân bản vô tính làm
mất đi giá trị nhân văn: hôn nhân, sản xuất ra những con người giống nhau, tạo
ra những con người bản năng…
5
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính
trị quốc gia, H.1998, tr 55-56
20
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tinh thần giải phóng con
người như là mục đích tối thượng của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Muốn chủ nghĩa
cộng sản thực hiện được, mọi người đều được phát triển hết khả năng của
mình”
6
. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VII chỉ rõ: “Một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đương nhiên bao
gồm cả tính nhân văn”
7
. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa VIII, tinh thần nhân văn được cụ thể hoá là: “Nhằm mục tiêu tất
cả vì con người, vì hạnh phúc và phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con
người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng động giữa xã hội và tự
nhiên”
8
.
Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá mang tinh thần dân chủ. Dân chủ là
đặc trưng cơ bản của nền văn hoá tiên tiến (tiến bộ), dân chủ là yếu tố làm thay
đổi nhiều mặt đời sống văn hoá dân tộc. Dân chủ là nguồn sữa nuôi dưỡng nền
văn hóa, là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp phát triển văn hóa. Dân chủ là động
lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng góp phần làm
phong phú, đa dạng nền văn hoá dân tộc để phục vụ con người. Dân chủ gắn liền
với tự do sáng tạo, tôn trọng cá tính sáng tạo, ý kiến cá nhân, giá trị cá nhân
trong văn hoá và mọi hoạt động của đời sống xã hội. Nghị quyết Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá VII nhấn mạnh: “phải đảm bảo dân
chủ, tự do cho mọi sáng tạo và mọi hoạt động văn hoá. Mặt khác cần nhấn mạnh
rằng sự sáng tạo chân chính gắn liền với trách nhiệm trước công chúng, trước
dân tộc và thời đại”
9
.
Nền văn hoá tiên tiến bao gồm tính hiện đại.
6
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, t4, tr272.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị
quốc gia, H.1884, tr38.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, nxb. Chính trị
quốc gia, H.1998, tr56.
9

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị
quốc gia, H.1884, tr15
21
Ngoài yếu tố hệ tư tưởng- thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến thì
các yếu tố khác của nó cũng đòi hỏi phải có trình độ hiện đại: trình độ giáo dục,
khoa học- công nghệ… phải dần tiến kịp và hoà nhập với trình độ thế giới, phải
hướng tới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ để công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo và làm chủ các tri thức khoa
học và công nghệ để xây dựng đất nước. Nâng cao trình độ tư duy khoa học, duy
lý trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, giải
quyết các vấn đề dân tộc đặt ra trên tầm thời đại.
Nền văn hoá mới phải tạo ra những phẩm chất, đạo đức, tâm hồn, lối sống
con người Việt Nam hiện đại ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước. Từ đó
góp phần hình thành bản lĩnh của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vững
vàng trước những biến động to lớn của thời đại, những thách thức của vận mệnh
dân tộc. Nền văn hoá Việt Nam hiện đại phải vươn lên góp phần giải quyết các
vấn đề đặt ra trước toàn nhân loại: vấn đề toàn cầu, vấn đề chiến tranh và hoà
bình, ô nhiễm môi trường, nạn đói…
Nền văn hoá tiên tiến thể hiện ở hình thức biểu hiện, phương tiện chuyển tải
nội dung. Đòi hỏi chúng ta phải sử dụng hình thức sáng tạo mới để sáng tạo ra
những giá trị văn hóa tốt đẹp hơn bằng tư duy mới, phương pháp mới của thời đại.
Xây dựng những cơ sở kết cấu hạ tầng của xã hội cũng như của văn hoá
từng bước hiện đại, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật hiện đại giúp con
người sáng tạo tốt hơn, nhanh hơn, lưu giữ những giá trị văn hóa lâu bền hơn.
2.2. Bản sắc dân tộc của nền văn hoá mới
Nền văn hoá tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc đáo của truyền thống,
tâm hồn, cốt cách, lối sống… của một dân tộc chứa đựng những tinh hoa của quá
khứ kết hợp với những cái tốt đẹp hiện đại. Nền văn hoá đó phải phát triển trên
nền những sắc thái riêng đã trở thành bản sắc của chính nó. Nếu không trước xu

22
hướng toàn cầu hoá, xu hướng áp đặt văn hoá được truyền bá với sức mạnh vật
chất và phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ biến văn hoá của các quốc gia dân tộc
thành cái bóng của nền văn hoá trước.
Văn hoá đóng vai trò cực kỳ to lớn đối với sự hình thành dân tộc. Vì vậy,
văn hoá là linh hồn, là sức sống của một dân tộc. Cho nên, văn hoá còn thì dân
tộc còn, văn hoá suy thì dân tộc yếu, văn hoá mất thì dân tộc diệt vong.
Bản sắc văn hoá Việt Nam như trên đã đề cập, chi phối toàn bộ đời sống dân
tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nó được biểu hiện rõ rệt nhất trước
thách thức của lịch sử đối với vận mệnh dân tộc. Bản sắc văn hoá Việt Nam góp
phần bảo tồn dân tộc Việt Nam và giúp cộng đồng trách được âm mưu đồng hoá
của mọi kẻ thù xâm lược trong lịch sử. Ngày nay, văn hóa Việt Nam đang trở
thành nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực để nhân dân Việt Nam phấn đấu
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
III. THỰC TIỄN XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Thành tựu
Những năm qua, lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Văn hoá góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,
tham gia tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng, đạo đức và lối sống- lĩnh vực then
chốt đã có những chuyển biến tích cực.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào
nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị mới về
văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy tính dân
chủ trong xã hội. Tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân
bước đầu được phát huy, dân chủ trên các lĩnh vực đời sống xã hội được mở
rộng. Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến,
thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển đất nước.
23
Phát huy được tính tích cực, tự giác xã hội của nhân dân tham gia vào các

hoạt động văn hoá, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá” để tạo nên sự chuyển biến bước đầu và là tiền đề quan trọng để
văn hoá nước nhà tiếp tục phát triển đúng hướng và vững chắc. Cuộc vận động
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các phong trào thi đua yêu nước ngày
càng được mở rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội.
Văn hoá đã trở thành một nội dung quan trọng trong các hoạt động của các
cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, từng bước
gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ kinh tế, xã hội.
Công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc đã đạt được
nhiều tiến bộ. Nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát
huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hoá được tăng cường
và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hoá. Cả nước hiện có 127 bảo tàng; có hơn 4 vạn di tích đã được
kiểm kê; 11 di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới (trong đó có 6 di
sản văn hoá vật thể và 5 di sản văn hoá phi vật thể).
Lĩnh vực văn hoá các dân tộc thiểu số, văn học nghệ thuật, giao lưu và hợp
tác văn hóa quốc tế, xây dựng thể chế văn hóa, các lĩnh vực gắn bó mật thiết với
văn hóa như giáo dục, khoa học, công nghệ, thông tin đại chúng đều đạt được
những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa, phát huy
những giá trị tốt đẹp trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, dần loại bỏ những sự
lỗi thời, lạc hậu.
3.2. Những yếu kém, khuyết điểm
Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế, lĩnh vực văn hóa cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, tác
động không nhỏ đến văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự phát triển của văn hóa
24
chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ
xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Tệ nạn xã hội, bạo lực

gia đình, bạo lực học đường, coi thường pháp luật… những biểu hiện “thương
mại hóa", xu hướng vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc, truyền thống văn hóa
dân tộc ở một bộ phận chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu. Những sáng tạo
văn học nghệ thuật mới có giá trị nghệ thuật cao chưa nhiều. Thực trạng đó là
những nguy cơ tiềm ẩn làm xói mòn văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, làm
cản trở bước đường đi tới hạnh phúc và phồn vinh của dân tộc ta. Chính vì vậy,
việc cần phải có những giải pháp khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực văn
hóa, đi đôi với việc phát huy những thành tựu cơ bản đã đạt được, làm cho văn
hóa thực hiện được sứ mệnh cao cả trong sự nghiệp chung là mối quan tâm
thường xuyên của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
3.3. Nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm, yếu kém
* Về khách quan:
Sự sụp đổ của các nước chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu làm cho
một số người hoang mang, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Sự tác đọng mạnh mẽ của những mặt trái do quá trình toàn cầu hoá kinh
tế và xâm nhập tràn lan những sản phẩm văn hoá dẫn đến những tư tưởng phức
tạp trong đời sống văn hoá, xã hội. Những tiền đề vật chất để xây dựng nền văn
hoá còn yếu kém, mức sống của nhân dân còn thấp so với các nước trong khu
vực và cộng đồng quốc tế. Các thế lực thù địch quốc tế luôn thực hiện âm mưu
diễn biến hoà bình đối với cách mạng nước ta.
* Về chủ quan:
Nhận thức trong Đảng từ Trung ương đến cấp uỷ các vấn đề vai trò đặc biệt
quan trọng của văn hoá chưa thật đầy đủ.Các quan điểm chủ đạo, phương hướng,
nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa chưa được quán triệt và tổ chức thực
25

×