Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH CHIỂU, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.74 KB, 20 trang )

Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN ĐỊA SINH THÁI VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH CHIỂU,
QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
ThS. Nguyễn Quang Minh Lớp: Địa Sinh Thái – K54
MSSV : 0921020225
Hà Nội, tháng 04 năm 2013
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 1
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 2
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn thể
hiện vai trò quan trọng không chỉ là một trung tâm phát triển kinh tế, tài chính,
thương mại, dịch vụ mà còn là một trung tâm phát triển giáo dục, đào tạo của cả
nước. Chính vì thế, thành phố đã thu hút một lượng lớn lao động, và hình thành
nên các KCN lớn mà KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức là một ví dụ điển hình.
Gia tăng dân số, gia tăng sản xuất cùng với vấn đề đô thị hóa đã kéo theo nó là
hàng loạt vấn đề về môi trường chưa được quan tâm đúng mực. Đã có nhiều
chương trình, chính sách, giải pháp được thực thi nhưng được chú ý nhất vẫn là
những chương trình quản lý, quy hoạch môi trường.
Mục tiêu của đề tài xuất phát từ mục tiêu chung của quy hoạch môi
trường, tăng cường hiệu quả cho việc quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát


triển bền vững cho khu vực nghiên cứu, ở đây là KCN Bình Chiểu, quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 3
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan về KCN Bình Chiểu
Tên tiếng Việt: KCN Bình Chiểu.
Tên tiếng Anh: Binh Chieu Industrial Zone.
Địa chỉ: Đường Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: (08) 37294060
Fax: (08) 37293359
Email :
Diện tích thực tế : 283.700 m
2
1.1Khái quát về điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí
KCN nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 12 km về phía Đông
Bắc, cách Vũng Tàu 98 km về phía Tây Bắc.
KCN có vị trí giao thông thuận lợi, nằm gần quốc lộ 1A, gần cảng Sài Gòn
(cách 15km), cảng Vũng Tàu (76km),…rất thuận tiện cho việc vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm bằng đường bộ lẫn đường thủy.
Khu đất KCN có chiều rộng 350m, chiều dài 800m được giới hạn bởi:
+ Ranh giới phía Bắc giáp khu bãi tập Quân đoàn 4.
+ Ranh giới phía Đông giáp đường nhựa nội bộ Quân đoàn 4, cách ga Sóng
Thần khoảng 1000m.
+ Ranh giới phía Tây giáp khu nhà vườn, cách liên tỉnh lộ 43 khoảng 120m.
+ Ranh giới phía Nam giáp khu nhà vườn, cách quốc lộ 1A khoảng 1200m.
1.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn

* Điều kiện khí hậu
KCN Bình Chiểu nằm ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu thành phố Hồ Chí Minh.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 4
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh gồm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng
(mùa khô) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10.
a/ Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp
đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển.
Nhiệt độ không khí càng cao thì các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời
gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh
hưởng đến các quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Do đó, việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết. Kết quả khảo sát và đo đạc
cho thấy:
_ Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm) : 27,42
o
C
_ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (tính cho cả năm) : 41
o
C
_ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (tính cho cả năm) : 13,8
o
C
_Nhiệt độ của tháng cao nhất (vào tháng tư hàng năm) : 29
o
C
_Nhiệt độ của tháng thấp nhất (vào tháng 12 hàng năm) : 25,5

o
C
Nhìn chung nhiệt độ vùng này tương đối điều hòa.
b/ Chế độ mưa
Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí, khi mưa xuống sẽ
cuốn theo lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô
nhiễm trên mặt đất nơi mà nước mưa chảy qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc
vào chất lượng khí quyển và môi trường của khu vực.
c/ Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự
nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô
nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người
lao động.
d/ Chế độ gió
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 5
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các
chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất
ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Hướng gió
chủ đạo từ tháng 2,3,4 là hướng Đông - Nam, hướng gió Tây – Nam từ tháng
6,7,8,9,10. Hướng gió Bắc từ tháng 11,12,1. Tốc độ gió trung bình thấp nhất là
2,3 m/s (tháng 11), tốc độ trung bình cao nhất là 3,8 m/s (tháng 2,3,4). Địa hình
và thổ nhưỡng
a/ Điều kiện địa hình
Đây là vùng đất cao, phía Bắc Thủ Đức kéo dài đến Dĩ An, vùng khảo sát có
bề mặt khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông Nam.
b/ Đặc điểm địa chất thủy văn
Mực nước ngầm
Vào đầu mùa mưa, mực nước ngầm tới khu vực khảo sát cách mặt đất từ

5 đến 7m, về cuối mùa mưa có thể dâng lên từ 1 đến 2 m, nghĩa là nằm cách mặt
đất từ 4 đến 6 m, có thể gây khó khăn khi đào các hố, móng có chiều sâu lớn
hơn 5m.
1.2 Hiện trạng KCN Bình Chiểu
1.2.1 Hiện trạng KCN
KCN Bình Chiểu được thành lập từ năm 1997, quy mô đầu tư xây dựng
công trình và các hạng mục công trình. Hiện tại, KCN có 23 nhà đầu tư đang
hoạt động, các ngành sản xuất đa dạng bao gồm: sản xuất bao bì, giày da, chế
biến thực phẩm, trang trí nội thất, sản xuất nhôm định hình, chế biến gỗ, sản
phẩm cơ khí, kho vận,
Tên công ty Địa chỉ Ngành nghề
CTY TNHH BACHY
SOLETANCHE VIỆT NAM
Lô A2 đường số
1
Xây dựng
CTY TNHH ĐIỀU HÒA
KHÔNG KHÍ CARRIER
VIỆT NAM
Lô E3 đường A Máy lạnh, sản xuất lắp ráp
và cung cấp dịch vụ thiết kế,
lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
các thiết bị và hệ thống điều
hòa không khí
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 6
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
CTY TNHH FUSHIN
FURNITURE
Lô E đường A Sản xuất và xuất khẩu các

sản phẩm gỗ
CTY TNHH HUNTER
DOUGLAS VIỆT NAM
Lô A1, đường số
1
Vật liệu nội thất
CTY LIÊN DOANH NHÔM
VIỆT NHẬT (VIJACO)
Lô C đường 3 Sản xuất các sản phẩm
nhôm định hình
CTY VINABLAST VIỆT
NAM
Lô B1 đường số
2
Thực hiện các công việc bảo
trì bảo dưỡng, chống ăn
mòn công trình công nghiệp
và cung cấp các dịch vụ có
liên quan đến sửa chữa,
phục hồi các công trình
công nghiệp và dân dụng và
các dịch vụ khảo sát thiết kế
các công trình xây dựng
công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
CTY TNHH MINH NAM Suất ăn công nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN
HÓA BẾN THÀNH
Lô A đường E In ấn
1.2.2 Cơ sở hạ tầng KCN Bình Chiểu

1.2.2.1 Nền đất và thoát nước
KCN thuộc vùng đất khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông Nam.
Cao độ tự nhiên tuyệt đối thấp nhất là 12,1 m, trung bình vào khoảng 13,9m, cao
nhất 15,5m so với mực nước biển. Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát
nước thải được xây dựng thành hai hệ thống riêng biệt. Hai hệ thống thoát nước
này bao quanh các tuyến đường nối bờ trước mặt các nhà máy.
1.2.2.2 Giao thông
Đường nội bộ trong KCN có các trục sau:
+ Trục chính nối từ cổng Đông (tiếp giáp với đường Bình Chiểu) đến
cổng Tây (giáp với liên tỉnh lộ 43) chiều dài 600m
+Ba trục phụ từ trục chính ra và phía Bắc dẫn đến tất cả các lô đất có lộ
giới là 16,5m và các trục phụ Đông Tây nối ba đầu phía Bắc cầu, các trục phụ có
lộ giới là 14,5m. Tổng chiều dài các trục phụ là 1565m.
1.2.2.3 Cấp nước
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 7
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Hiện tại KCN chưa có hệ thống cấp nước thành phố, nhưng theo khảo sát
địa chất thủy văn KCN nằm trên vùng có trữ lượng nước ngầm khá dồi dào để
khai thác, chất lượng tốt, trữ lượng chung 38000m
3
/ ngày đêm.
1.2.2.4 Cấp điện
Nguồn điện từ lưới điện chung của thành phố Hồ Chí Minh trên tuyến
15kV chạy dọc theo tỉnh lộ 43 cách khu đất 120m, dẫn vào KCN, dùng các trạm
biến áp hạ thế 15/0,4 kV để cung cấp điện cho từng nhà máy. Mạng điện từ
mạng chính trên tỉnh lộ 43 vào KCN dùng dây AC – 240. Các tuyến nhánh
15kV từ khu trung tâm theo các trục đường nội bộ dùng dây AC – 240 đi trên
trục điện bê tông ly tâm cao 12m.
1.2.2.5 Tường rào KCN

Tường rao được xây dựng xung quanh KCN với độ cao trung bình khoảng
2m với cột bê tong cách khoảng 3m. Toàn bộ chiều dài tường rào là 2334m.
1.2.2.6 Công trình cây xanh
Cây xanh được trồng hai bên đường không chỉ làm tăng vẻ đẹp cảnh quan
mà còn có tác dụng tốt cho môi trường, phòng chống ô nhiễm đồng thời tạo
không khí trong lành cho người lao động làm việc trong KCN. Diện tích trồng
cây xanh trong KCN là 12350 m
2
.
Hình1.1: Đường nội bộ trong KCN
1.2.2.7 Tình hình sử dụng đất trong KCN
Khu sản xuất: mỗi lô đất diện tích bình quân 5000 m
2
/ lô, có thể ghép các
lô để có diện tích lớn. Chia làm 2 khu:
+ KCN khô sạch phía bắc bao gồm: điện, điện tử, cơ khí,…
+ KCN ô nhiễm nhẹ phía nam gồm có: chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến
thực phẩm,
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 8
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Khu trung tâm nằm phía Đông Nam kế cận hệ thống điều hòa nước thải
sau xử lý
Chương 2: Các vấn đề về môi trường tại KCN Bình Chiểu
2.1 Hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu
2.1.1 Hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí KCN Bình Chiểu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các
nguồn ô nhiễm sau:
+ Các nguồn ô nhiễm từ các nhà máy trong KCN.
+ Ô nhiễm giao thông từ liên tỉnh lộ 43 và quốc lộ 1A.

2.1.1.1 Nguồn ô nhiễm do hoạt động của các nhà máy trong KCN
Mọi ngành công nghiệp đều sinh ra các chất ô nhiễm đặc trưng khác nhau,
do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm thải vào môi trường không
khí, không có một nguyên tắc chung nào để tính toán chất ô nhiễm mà phải tùy
trường hợp cụ thể, tùy theo công nghệ sản xuất, nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử
dụng để tính toán tải lượng chất ô nhiễm trong từng trường hợp cụ thể.
T
T
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN
05:2009/BTNM
T
KV1 KV2 KV3 KV4
1. Độ ồn dB 54-56 53-55 48-51 50-52 75
2. CO mg/m
3
8.55 7.34 3.12 2.11 30
3. NO
2
mg/m
3
0.05 0.07 0.03 0.04 0.2
4. SO
2
mg/m
3
0.11 0.13 0.07 0.08 0.35
5. Pb µg/m
3
0.3 0.2 0.1 0.1 1.5
6. TSP µg/m

3
192 171 113 122 300
Nguồn: Công ty cổ phầm giám định VINACONTRO.
Ghi chú: + KV1: khu vực cạnh đường Bình Chiểu
+ KV2: khu vực cạnh tỉnh lộ 43
+ KV3: khu vực đường B – đường số 3
+ KV4: khu vực đường B – đường số 1
Nhận thấy nồng độ khí thải ở KCN Bình Chiểu tương đối thấp, môi
trường không khí xung quanh tương đối sạch.
2.1.1.2 Ô nhiễm giao thông
Các con đường xung quanh KCN hầu hết là đường quốc lộ, đường giao
thông huyết mạch, do đó mật độ giao thông tương đối lớn. Mức độ ô nhiễm giao
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 9
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
thông phụ thuộc vào chất lượng đường xá, lưu lượng xe và lượng nhiên liệu tiêu
thụ. Ô tô chạy trên đường làm tung bụi, đất đá, gây ô nhiễm bụi chì và tàn khói.
2.1.2 Hiện trạng CTR và chất thải nguy hại
CTR sinh ra từ KCN sẽ do 3 nguyên nhân chính sau:
+ CTR công nghiệp
+ CTR từ các hệ thống xử lý nước thải
+ CTR sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân và dịch vụ
CTR công nghiệp của KCN rất đa dạng về thành phần từ các quá trình
trong sản xuất công nghiệp, phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, trình độ công
nghệ sản xuất, công suất của từng nhà máy. Do tính chất đặc thù của CTR không
giống với khí hay nước thải sẽ lan truyền không tức thời nhanh chóng. Tuy
nhiên sự lan truyền gián tiếp qua đường không khí và nước thải cũng không kém
phần nghiêm trọng thậm chí rất nguy hiểm nhất đối với chất thải độc hại.
2.1.3 Hiện trạng môi trường nước
Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nước thải phát sinh từ các nhà máy
+ Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy
+ Nước thải là nước mưa
+ Nước thải từ công tác chữa cháy, rửa thiết bị, vệ sinh nhà xưởng
Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường
một cách trầm trọng. Đối với một KCN thì nước thải sinh ra rất phức tạp do mọi
công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy đều mang một đặc tính riêng biệt của nó, nồng
độ các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải thay đổi liên tục.
Tên công ty, nhà máy Sản phẩm Chất thải
CTY TNHH SCHINDLER
VIỆT NAM
Thiết bị điều hòa Nước thải nhiễm kim loại
Nước thải sinh hoạt
Nước thải PCCC
CTY TNHH TOÀN
THẮNG
Sản xuất cá hộp Nước thải sinh hoạt
Nước thải nhiễm một số
chất phụ gia
CÔNG TY STOLZ –
MIRAS VIỆT NAM
Cơ khí công nghiệp Nước thải chứa dầu
Nước thải sinh hoạt
Song song với nước thải sản xuất còn có nước thải sinh hoạt và nước thải
làm nguội máy móc thiết bị của các nhà máy xả ra. Loại nước thải này không
qua hệ thống xử lý cục bộ nào trong khuôn viên nhà máy và được xả trực tiếp
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 10
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
vào hệ thống thoát nước của KCN cùng với nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý

bằng bể tự hoại được dẫn vào hệ điều hòa của KCN.
Trong KCN, việc để rơi vãi, mất mát trong quá trình vận chuyển, bốc xếp
nhiên liệu và các loại nguyên liệu là không thể tránh được. Vì vậy khi mưa
xuống sẽ cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt gây ô nhiễm nguồn nước. Chính vì
vậy, việc thu gom và xử lý nước mưa là một trong những vấn đề đáng quan tâm.
Đối với nước thải từ công tác chữa cháy thì đây là loại nước thải không nhiều và
không thường xuyên, mục đích gây ô nhiễm môi trường phụ thuộc rất lớn vào
các vụ hỏa hoạn. Loại nước thải này sẽ được thu gom xử lý chung với hệ thống
xử lý nước mưa.
2.1.4 Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa đối với môi trường
Chúng ta không phủ nhận những lợi ích do sự phát triển công nghiệp
mang lại, đồng thời cũng không bỏ qua những tác hại do quá trình này gây ra.
Có thể kể đến một số tác hại do quá trình công nghiệp hóa gây ra:
+ Quá trình xây dựng nhà xưởng, công ty trong KCN sẽ góp phần bê tông hóa
tăng lên và giảm diện tích cây xanh.
+ Dân số khu vực tăng lên do tập trung về để làm việc trong KCN sẽ đòi hỏi về
chỗ ăn, học tập, sinh hoạt cho con em họ, giao thông tắc nghẽn vào giờ tan tầm.
+ Các biện pháp áp dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường sẽ kém triệt để. Tùy
ngành sản xuất, công nghệ áp dụng mà hình thành nên bệnh nghề nghiệp của
công nhân. Tác dụng này không tức thời mà tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động, nhất là khi họ không còn khả năng làm việc cho xí
nghiệp.
2.2 Đánh giá những ảnh hưởng đến môi trường của KCN Bình Chiểu
Hoạt động sản xuất ít nhiều đều phát sinh các chất thải dưới các dạng rắn,
lỏng, khí và tác động đến môi trường đất, nước, không khí. Các nguồn ô nhiễm
bao gồm:
+ Khí thải từ các lò hơi, thiết bị nhiệt, máy phát điện,…nói chung là các loại
thiết bị sử dụng dầu làm nhiên liệu.
+ Nước thải từ các công đoạn sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân.
+ CTR.

2.2.1 Các tác động đến môi trường nước
Nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với môi trường nước là nước thải.
Nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN Bình Chiểu là sông Sài Gòn.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 11
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Nước thải, sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn tại từng nhà máy, được tập trung
vào TXLNTTT, xả vào mạng thoát nước dọc đường đất của quân đoàn 4 (dài
khoảng 600m), sau đó đổ vào rạch Gò Dưa (dài khoảng 3km), trước khi ra sông
Sài Gòn. Như vậy, vào mùa mưa, nước thải sẽ được pha loãng và tự làm sạch.
Mùa nắng, nước thải sau xử lý sẽ được giữ lại dùng cho tưới cây và phòng cháy
chữa cháy.
Nguồn nước, môi trường sống của các động, thực vật thủy sinh một khi đã
bị ô nhiễm thì những điều kiện sống bình thường của chúng sẽ bị đe dọa và nguy
cơ bị tiêu diệt rất dễ xảy ra. Ngăn chặn sự lây lan các chất có hại trong nguồn
nước nhất là đối với nguồn di động là vô phương cứu chữa. Nước đã bị ô nhiễm
thì kéo theo nó là vùng không khí và kể cả những vùng đất nơi chúng đi qua
cũng bị ô nhiễm theo. Chi phí cải tạo môi trường lớn gấp nhiều lần so với chi
phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng khôi phục
được môi trường đã bị hủy hoại.
2.2.2 Các tác động đến môi trường không khí
Môi trường không khí xung quanh KCN chịu ảnh hưởng chủ yếu do các
nguồn thải hoạt động sản xuất, từ các phương tiện giao thông vận chuyển
nguyên vật liệu và các sản phẩm của nhà máy, công ty.
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể góp phần làm tăng ảnh hưởng
xấu đến chất lượng môi trường không khí của khu vực nhà máy nói riêng và
vùng lân cận toàn khu nói chung. Các chất khí độc hại, tro bụi tùy thuộc vào
thành phần tính chất và nồng độ trong môi trường không khí mà mức độ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt cho người công nhân trực tiếp sản xuất
trong nhà máy, dân cư trong khu vực, hệ động thực vật.

2.2.3 Các tác động đến môi trường đất
Môi trường đất sẽ chịu tác động của ba nguồn thải: nước thải, khí thải và
CTR. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì vùng đất mà nơi nước ô nhiễm đi qua cũng
bị ô nhiễm theo. Tầng đất như một tấm vật liệu lọc. Nó sẽ giữ lại hầu hết các căn
lơ lửng có trong nước thải, một phần các chất hòa tan. Do đó, nước thải càng
chứa nhiều chất độc hại thì môi trường đất càng bị ô nhiễm nặng
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 12
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Chương 3: Các biện pháp phòng chống ô nhiễm cho KCN Bình Chiểu
3.1 Các biện pháp về kĩ thuật
3.1.1 Công nghệ xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Do tính chất riêng biệt của các chất gây ô nhiễm không khí của từng nhà
máy nằm trong KCN Bình Chiểu:
- Nguồn gây ô nhiễm bao gồm: máy phát điện, khí thải từ các lò đốt, khí
thải từ các thiết bị công nghiệp, …và các thiết bị vận chuyển.
- Khả năng phát tán: tại các nhà máy, các nguồn khí thải đều được đưa ra
môi trường qua các ống khói và có khả năng được pha loãng rất lớn trong
môi trường không khí bên ngoài. Trong một thời gian ngắn, ảnh hưởng
của các chất gây ô nhiễm sẽ tác động đến một vùng rộng lớn.
Tất cả các nhà máy đều phải xây dựng các trạm xử lý cục bộ của riêng
mình để xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn xả vào môi trường không khí xung quanh
theo tiêu chuẩn môi trường. Sau đây là một số công nghệ xử lý các nguồn gây ô
nhiễm được kiến nghị:
3.1.1.1 Khống chế ô nhiễm nguồn nhiệt
Các khu vực có thiết bị lò nung nguyên liệu cần phải được bố trí riêng
biệt với khu văn phòng, khu sản xuất tập trung và nên bố trí cuối hướng gió. Tốt
nhất không nên dùng lò nung thủ công, không nên dùng các chất đốt gây ô
nhiễm như than, mùn cưa, Tất cả các khu vực này cần bố trí tường cách nhiệt,
hệ thống nước giải nhiệt, hệ thống gió tự nhiên, hệ thống thông gió nhân tạo như

quạt hút, quả cầu,…
3.1.1.2 Khống chế ô nhiễm tiếng ồn, rung
Tất cả máy móc, thiết bị phải thường xuyên khiểm tra định kỳ và bôi trơn
dầu mỡ. Các máy phát điện phải đặt xa khu vực văn phòng, khu sản xuất tập
trung hoặc phải thiết kế hệ thống cách âm, hút âm. Các chân đế đặt máy phát
điện, mô tơ, máy sản xuất gây rung,…cần phải có hệ thống chống rung. Khớp
nối giữa các máy với ống dẫn cần nối mềm để chống rung. Các máy có công
suất lớn như máy phát điện dự phòng cần bố trí riêng để bố trí tường cách âm,
hút âm.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 13
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
3.1.1.3 Các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý nguồn gây ô nhiễm không
khí
- Các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí
+ Tháp hấp thụ
+ Thiết bị hấp phụ
- Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm toàn khu: nên trồng cây xanh theo chu
vi tường nhà máy, cây trông phải là loại than gỗ, tán nhỏ hơn 5m và trồng
xen kẽ với các loại cây bụi.
- Biện pháp công nghệ sạch
+ Thay đổi nguyên liệu ban đầu hoặc tách các tạp chất có khả năng gây ô
nhiễm ra khỏi nguyên liệu trước khi sử dụng, thay thế các nguyên, nhiên
liệu chứa nhiều chất độc hại bằng các nguyên, nhiên liệu ít độc hơn ( ví dụ
thay nguyên liệu là than đá có chứa nhiều lưu huỳnh bằng các nguyên liệu
chứa ít lưu huỳnh hơn như khí đốt, than dầu có hàm lượng lưu huỳnh
thấp, hay sử dụng điện năng).
- Khống chế ô nhiễm bằng cách pha loãng: đối với các nguồn gây ô nhiễm, để
pha loãng không khí có hai cách là nâng cao chiều cao ống khói hoặc đưa
không khí sạch vào pha loãng đối với những ống khói có chiều cao cố định.

3.1.1.4 Các biện pháp xử lý bụi
Thực hiện công tác vệ sinh mặt bằng của các cơ sở sản xuất để phòng
chống bụi trên các tuyến đường giao thông nội bộ 24/24.
Bố trí tăng cường các xe quét đường, hút bụi trên các tuyến đường của
KCN.
3.1.2 Công nghệ xử lý nước thải
KCN đã có TXLNTTT với công suất 1500 m
3
/ngày đêm. Trạm xử lý này
hiện tại đã đáp ứng được lượng nước thải của toàn KCN, nhưng trong thời gian
tới cần phải thường xuyên cập nhật, đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để
đảm bảo nước thải đầu ra phải đạt tiêu chuẩn. Nước thải mặc dù đã được qua xử
lý nhưng vẫn chứa một hàm lượng các chất thải nhất định nên dùng nước sông
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 14
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
để pha loãng trước khi thải ra ngoài. Công nghệ xử lý của TXLNTTT trong
KCN được xác định dựa vào các yếu tố sau:
+Quy định chất lượng nước thải được xả ra từ các nhà máy sau xử lý cục
bộ để loại bỏ các chất độc hại
+ Lưu lượng nước thải toàn KCN
+ Thành phần nước thải
+ Điều kiện vận hành xây dựng TXLNTTT
+ Điều kiện về vốn đầu tư
+ Kinh nghiệm trong công tác quản lý
3.1.3 Quản lý và xử lý CTR
Khối lượng CTR từ mỗi nhà máy là chưa đủ để xây dựng một nhà máy xử
lý cục bộ của từng nhà máy.
Khối lượng CTR của cả KCN cũng là chưa đủ để đầu tư xây dựng một
nhà máy xử lý CTR riêng theo quan điểm kinh tế.

Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra công tác ký kết, thực hiện thu gom xử
lý CTR của từng công ty, nhà máy với công ty có trách nhiệm thu gom, vận
chuyển, xử lý.
Phân loại là khâu quan trọng trong việc quản lý CTR, ảnh hưởng đến mục
đích tái sử dụng và công nghệ xử lý, vì vậy, tại mỗi nhà máy phải yêu cầu phân
loại CTR. CTR cần được phân thành các loại: rác kim loại, rác thủy tinh, rác khó
phân hủy, dễ phân hủy, rác cháy được và không cháy được.
Triển khai một số dự án về chất thải như bãi chứa CTR.
Tái sử dụng CTR và các hóa chất độc hại làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp khác là phương pháp giảm thiểu chất thải và tận dụng nguyên liệu hiệu
quả nhất. Ví dụ: vụn sắt, nhôm,… cho các lò nấu sắt nhôm, nhựa cho ngành nấu
nhựa thứ cấp khác.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 15
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
3.2 Các biện pháp về quản lý, giáo dục
Định kỳ tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo về BVMT cho toàn thể CB –
CNV của các nhà máy sản xuất trong KCN Bình Chiểu. Củng cố lại đội ngũ an
toàn vệ sinh trong việc phòng chống, BVMT.
Ban hành quy chế BVMT tại các cơ sở và hướng dẫn việc thực hiện đến
từng CB – CNV .
Thu dồn, bố trí lại các kho bãi còn tồn đọng trong quá trình sửa chữa
trước đây.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 16
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Đi cùng xu hướng phát triển của tất cả các KCN, KCN Bình Chiểu, quận Thủ
Đức, TP.HCM cũng đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế của

cả nước, KCN đã tạo ra lượng lớn sản phẩm từ những hoạt động sản xuất của
mình. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động vẫn chưa thể kiểm soát
toàn bộ lượng chất thải ra ngoài môi trường. Đề tài tiểu luận của em đã giải
quyết được những nội dung sau:
- Tổng quan về KCN Bình Chiểu, nhận thấy đây là một KCN tương đối
sạch, có cơ sở hạ tầng tốt và cần tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
- Hiện trạng quản lý KCN. Qua đó cho thấy vấn đề kiểm soát các nguồn
thải gây ô nhiễm môi trường là một việc làm cần thiết và cần có biện pháp
quản lý cần thiết để lượng chất thải ra môi trường đều đạt tiêu chuẩn cho
phép.
- Tận dung lợi thế về địa hình để thu gom nước thải, nước mưa và pha
loãng khí.
Kiến nghị:
Để thực hiện tốt những quy định về BVMT cho KCN, em xin có một số kiến
nghị:
- Đối với ban quản lý KCN
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật đến các doanh
nghiệp, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các doanh nghiệp
không thực hiện đúng với các quy định về BVMT, gây ô nhiễm môi trường.
+ Nghiên cứu ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích và tạo
điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, BVMT
theo quy định.
+ Phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, kiểm tra và xử lý kịp thời
nghiêm ngặt các trường hợp vị phạm gây ô nhiễm môi trường, áp dụng biện
pháp kinh tế người gây ô nhiễm phải trả tiền.
- Đối với ban lãnh đạo các doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 17
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
+ Mạnh dạn áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường

trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ những giải pháp đơn giản và ngày càng nâng
cao, cải tạo, thay thế bằng những giải pháp phức tạp hơn.
Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 18
Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu:
[1] Ngô Thị Kim Vi, 2010. Khóa luận tốt nghiệp “ Đánh giá hiện trạng môi
trường KCN Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP.HCM và đề xuất hướng quy hoạch
phát triển hợp lý đến năm 2015”.
Web :
/> />Sinh viên thực hiện: Bế Xuân Hiếu
Mã số sinh viên: 0921020225 19

×