Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Đề tài An toàn trong ngành chế biến thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.23 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Đề tài:An toàn trong ngành chế
biến thực phẩm.
I)Giới thiệu khái quát về sự phát triển của
ngành công nghê thực phẩm
Từ sự khởi nguồn khi con người tìm ra lửa, biết trồng trọt, chăn nuôi cho
việc áp dụng các ngành khoa học kĩ thuật khác vào ngành thực phẩm,
giúp chúng ta có một cái nhìn sâu hơn về tầm quan trọng của thực phẩm
đối với con người, các vấn đề sản xuất thực phẩm trong tương lai
I. 2. Tầm quan trọng của thực phẩm đối với
con người .

Thực phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định sự sống của con
người.Việc chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn là một vấn đề xã hội
rất lớn, nó là vấn đề có tính phổ biến và thường xuyên.nó liên quan đến
cuộc sống của mọi người hàng ngày. Con người có sống, có phát triển thì
mới có sự tồn tại của xã hội, có lao động sáng tạo, có mọi hoạt động của
xã hội. Triết học nói rằng vật chất là hạ tầng cơ sở để xây lên dựng
thượng tầng tư tưởng của lâu đài xã hội loài người. Đã là vấn đề thường
xuyên của tất cả mọi người thì phải được xã hội quan tâm hết sức. Giải
quyết tốt vấn đề này là một mục tiêu chính trị quan trọng của mọi chế độ
xã hội.
Nó là vấn đề xã hội lớn nên cũng là vấn đề kinh tế lớn. Theo thống kê của
Liên hiệp quốc thì ăn uống ở những nước tiên tiến chiếm 20 – 25% thu
nhập gia đình, còn các nước đang phát triển chiếm 65 - 70% tính với mức
ăn còn thiếu. Ở chúng ta trong những năm gần đây cũng khoảng 70%.
Một người sống 70 tuổi cần tới 50 tấn nước; 1,5 ÷ 2 tấn protein; 1,2 tấn
lipit; 14 ÷ 15 tấn gluxit; 0,5 tấn muối. Cộng bằng 70 tấn. Các thành phần
1
này đều lấy từ lương thực và thực phẩm. Đó là chưa kể các nhu cầu có
liên quan khác đến ăn uống như dụng cụ, chất đốt… Khoa học về chế biến


bảo quản thực phẩm là một vấn đề khoa học kỹ thuật phức tạp. Nó liên
quan đến nhiều ngành khoa học khác. Mỗi vấn đề giải quyết phải trên cơ
sở kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau.
I.3. Sản xuất và chế biến lương thực, thực
phẩm tương lai.
So với nhu cầu cần thiết của con người và khả năng sản xuất lương
thực, thực phẩm hiện nay nhà nước ta đang chú trọng đến quá trình tăng
năng suất và sản xuất an toàn . Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh,
kèm với thiên tai, sâu bệnh, đất đai sản xuất sói mòn, thoái hóa và thu hẹp
làm cho khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm bị hạn chế.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay đang diễn ra
sôi nổi, tốc độ nhanh và quy mô lớn chưa từng thấy giúp cho loài người
hoàn toàn có thể giải quyết được nhu cầu lương thực và thực phẩm trong
tương lai. Khoa học hiện đại đang giúp chúng ta tăng nhanh hiệu suất
trồng trọt và chăn nuôi, bảo quản có hiệu quả cao các sản phẩm nông
nghiệp cung cấp, từ những nguyên liệu không phải do thực phẩm làm
thành thực phẩm cho người và gia súc, cùng một loại hoặc cùng một số
lượng thực phẩm cung cấp nhưng chất lượng sử dụng được nâng cao
hơn
Thực tế trong sản xuất và chế biến thực phẩm con người đã ứng dụng
rông rãi các phương pháp hóa học và sinh học nhằm hương đến mục tiêu
sản xuất sạch hơn và an toàn.
2

Cùng với đó ngành vật lý-năng lượng hạt nhân, đồng vị phóng xạ ngày
càng được ứng dụng rộng rãi để bảo quản lương thực, thực phẩm và kiểm
tra.Trong quy định của cơ quan bảo vệ sức khỏe nhà nước Liên Xô (cũ)
đã cho phép dùng các lương thực, thực phẩm đã bảo quản bằng tia bức
xạ.
Tia hồng ngoại dùng vào các quá trình nhiệt để đun nóng, nướng hay sấy

khô nhanh các thực phẩm đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao. Tia tử
ngoại ở vùng sóng ngắn có tính sát trùng mạnh nên được dùng trong các
phân tích phát quang thanh trùng và tác dụng công nghệ lên men thực
phẩm.
Công nghiệp sản xuất thực phẩm ở nước ta mới hình thành khoảng vài
chục năm nay. Trước mắt chúng ta, ngành công nghiệp thực phẩm phải
giải quyết đồng thời nhiều vấn đề cấp bách phục vụ đờii sống nhân dân và
tăng nguồn hàng xuất khẩu. Trong nghiên cứu và trong sản xuất cần
nghiên cứu các biện pháp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, nghiên
cứu sản xuất các sản phẩm mới, sử dụng phế liệu và ổn định các quy trình
sản xuất sẵn có. Dần cơ giới hóa và tự động hóa các quy trình sản xuất.
I.4. Đối tượng nghiên cứu của ngành công
nghệ thực phẩm
Người ta đã áp dụng những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học
vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Tiếp Các hình thức chế
biến thực phẩm cung cấp cho người ăn ngay ngày càng phát triển và
phong phú so với các loại thức ăn cổ truyền hoặc những thực phẩm còn
mang tính chất nguyên liệu. Ngày nay, từ một nguyên liệu thực phẩm,
người ta đã chế biến được hàng trăm các sản phẩm khác nhau. Có những
3
sản phẩm chế biến không còn gì trạng thái của nguyên liệu ban đầu. Từ
bột mì có thể làm thành bánh mì, thành nhiều loại bánh kẹo, sản xuất
rượu, đường làm ra mì chính v.v…

Với sự phát triên từ ban sơ đến việc áp dụng những thành tựu khoa học
kĩ thuật vào các khâu chế biến.chất lương và giá trị của thực phẩm ngày
càng được nâng cao,đồng thời số vụ tai nạn xảy ra càng nhiều và ở mức
độ nghiêm trọng hơn.Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện
nay cả nước có 401 doanh nghaiệp sản xuất kinh doanh thủy sản đạt tiêu
chuẩn ngành thủy sản VN về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm. Trong số này ĐBSCL có 182 doanh nghiệp, nhiều nhất là các tỉnh
Cà Mau (30 doanh nghiệp), TP Cần Thơ (29 doanh nghiệp.Các nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến xảy ra tai nạn laođộng.
- Người sử dụng lao động tổ chức lao động chưa tốt chiếm
14,07% tổng số vụ, do điều kiện làm việc không tốt chiếm
0,74% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp
làm việc an toàn chiếm 14,81% tổng số vụ;
- Chưa huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm
11,85% tổng số vụ; không có phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm
5,19tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn chiếm 26,67% tổng số vụ;
không có thiết bị an toàn chiếm 2,96% tổng số vụ;
- Người lao động vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động
chiếm 14,07% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
chiếm 4,44% tổng số vụ.
Còn lại 5,2% là những vụ TNLĐ xảy ra không xác định được
nguyên nhân hoặc do nguyên nhân khách quan khó tránh.
II: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động:
4
II.1 Ánh sáng:

Ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng trong việc ảnh hưởng tới sức khỏe
của người lao động.Công nhân làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng
sẽ dẫn tới các bệnh về mắt.
 - Việc nhận định đúng loại và đủ ánh sáng rất quan trọng đối
với sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc của chúng ta. Trong
nhàxưởng, ánh sáng mặt trời rất quan trọng nhưng chất lượng

của nó thay đổi trong ngày tùy theo hướng nhà. Ánh sáng có
thể phản chiếu trên các bề mặt nhãn bóng, kính mờ hoặc kính
màu. Ngoài ánh sáng tự nhiên còn có ánh sáng nhân tạo được
dùng chủ yếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta.Trong các
phòng xưởng, và những khu vực cần sự an toàn, thì ánh sáng trực
tiếp là cần thiết.
 -Vị trí đèn ảnh hưởng sâu sắc đến người làm việc trong các
phân xưởng. Nếu chỗ chúng ta làm việc mà bị bóng che, hoặc đèn
lúc sáng lúc tắt, hoặc ánh sáng chói lóa, chúng ta sẽ liên tục bị khó
chịu. Thứ ánh sáng chói mắt cũng ảnh hưởng không tốt lên tâm
trạng chúng ta.Chất lượng của ánh sáng không thể bị xem nhẹ.
1.Mỏi mắt
5
2. Đỏ mắt
3. Ngứa mắt
4. Viêm bờ mi
II.2 Mùi:
Trong quá trình sản xuất công nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa
chất pha trộn thực phẩm và mùi hôi tanh của thủy- hải sản nên các
bệnh về đường hô hấp là những vấn đề thương gặp nhất
Tại Cần Thơ, kết quả khám sức khỏe định kỳ hằng năm tại các doanh
nghiệp chế biến thủy hải sản, ghi nhận điển hình là tình trạng bệnh về hệ
thống mũi xoang chiếm khá cao (thường trên 30%).
Người lao động ngành chế biến thủy hải sản luôn tiếp xúc mùi chlor.
Chlorine là chất oxy hóa mạnh có khả năng khử trùng tốt, giá rẻ nên
thường được khử trùng trong các nhà xưởng và dụng cụ chế biến thủy hải
sản. Mùi khí chlor là một loại hóa chất có thể gây tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp. Chất chlor có thể gây viêm phế quản, phá hủy đường hô hấp
trên, biểu hiện gây kích thích như hắt hơi, chảy mũi nước, chảy nước mắt.
Cuối năm 2007, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Cần Thơ tiến

hành đề tài nghiên ở những công nhân chế biến thủy hải sản Cần Thơ
2000-2007” tại hai công ty VP và PT. Kết quả cho thấy ở nhóm tiếp xúc có
221/440 công nhân mắc bệnh viêm mũi xoang, chiếm hơn 50% trong sáu
năm; trong khi nhóm không tiếp xúc chỉ có 99/437 công nhân mắc bệnh
viêm mũi xoang, chiếm gần 23%. Như vậy, tỉ suất mới mắc bệnh viêm mũi
xoang ở nhóm tiếp xúc cao hơn nhóm không tiếp xúc là 2,7 lần trong sáu
năm
6
II.3 Nước nơi làm việc
Nước là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất,trong tất cả
các công đoạn của sản xuất thủy sản.vì vậy công nhân luôn phải tếp
xúc với nước có chứa nhiều hóa chất trong khâu xử lí.nó gây ra
nhiều bệnh nguy hiểm về da hay tích tụ lâu dài trong cơ thể gẩy ra
những ảnh hưởng lâu dài.
7
II.4 ĐÔ ẨM:
Nhìn chung, độ ẩm không khí ở nước ta cao quanh năm, độ ẩm ở các tỉnh
miền bắc khá cao, khoảng 85-90%, thời kỳ mùa đông, độ âm rcó thể lên
tới 90-95%, khi điều kiên làm viêc không tốt,hệ thống thông gió yếu làm
cho quá trình bay hơI nước giảm mạnh. Không khí ẩm kết hợp với hơi
nước nhiều càng làm cho tình trạng ẩm ướt trầm trọng thêm vì hơi nước
theo gió len lỏi vào các ngõ nghách.
Độ ẩm không khí liên quan đến sức khoẻ con người
Với nhiệt độ vào khoảng 19-200C, độ ẩm tương đối trong nhà xưởng
cho phép dao động trong khoảng từ 30- 80%. Vì dung tích nhiệt và tính
dẫn nhiệt của không khí ẩm cao nên trong thời tiết lạnh ẩm của mùa đông,
khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp hơn bề mặt da, không khí lạnh từ ngoài đột
nhập cơ thể dễ dàng, khiến cơ thể bị mất nhiều nhiệt. Do vậy, khi nhiệt độ
không khí dưới 150 C, độ ẩm không khí tăng 90% ta dễ bị cảm lạnh. Lạnh
ẩm tạo lên cáI rét thấu xương, ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể

làm đề kháng giảm sút, một số bệnh có cơ hội phát sinh, phát triển hoặc
nặng thêm.Các bệnh đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi hang,
thanh quản khí quản, viêm phổi ở trẻ nhỏ và cả ở người già…dễ phát
sinh. Bệnh lao phổi thường nặng thêm, người bệnh có thể bị sốt cao, ho
nhiều và ho ra máu. Những người bệnh bị cao huyết áp rất dễ bị tai biến
mạch máu não. Các bệnh loét xạ dày- tá tràng, hen suyễn và thấp khớp
cũng thường phát triển vào những tháng lạnh ẩm. Các thống kê y học cho
they, về mùa đông, số người mắc bệnh thấp khớp ở vùng ven biển
(2.88%) . Các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà, bạch
hầu quai bị, viêm màng não do màng não cấu khuẩn…dễ phát sinh và gây
thành dịch, nhất là trong các khu lam việc tập thể khi mà công tác tiêm
chủng không đảm bảo. Các điều tra dịch tễ học cho they, vi khuẩn, vi rút
gây bệnh có thể tồn tại và giữ nguyên độc tính trong điều kiện lạnh ẩm. .
II.5 ĐIỀU KIÊN LÀM VIỆC:

Làm viêc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh mất an toàn dể gây ra nhưng
tổn thương không thể phòng tránh như: bỏng,ngô. Độc hóa chất, ảnh hưởng chất
lượng sản phẩm,
Nhà xưởng của đa số các doanh nghiệp thường được lợp mái tôn, hệ
thống thông gió, chống nóng không được trang bị đầy đủ, hợp lý nên công
nhân làm ở những nơi này luôn phải chịu một sức nóng cao… Vào mùa
nắng có những nơi nhiệt độ không khí trong nhà xưởng cao hơn ngoài trời
đến 3 - 4 độ C. Công nhân làm 10 - 12 tiếng/ngày trong môi trường như
vậy thì chuyện nhiễm bệnh là đương nhiên, chỉ nhiều hay ít mà thôi
8
II.6 Thiết bị bảo hộ lao động:
Theo kết quả điều tra của Tổng liên đoàn LĐ Việt Nam, chỉ có 61,7% CN
LĐ nữ được DN cấp trang bị bảo hộ LĐ đầy đủ; 6,6% được cấp thất
thường; 11,2% không được cấp. Ý thức bảo vệ mình trong quá trình sản
xuất của NLĐ (đặc biệt là LĐ nữ chưa cao). Công tác đôn đốc, kiểm tra,

giám sát việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh LĐ của DN cũng
chưa được quan tâm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới
sức khỏe của NLĐ giảm sút, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp gia tăng.
9
Vì vậy nó Đóng vai trò quan trọng trong việc giử gìn sức khỏe
cho người lao động.Giúp bảo vệ người công nhân tránh những
tổn thương và bảo vệ sức khỏe của họ.
II.7 Ý thức và trách nhiệm của người
lao động và doanhnghiệp :
Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ nói nhiều, quan tâm nhiều công tác
VSATLĐ và đối tượng là người lao động ,các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất
công nghiệp chứ chưa có sự quan tâm, chú trọng đến vấn đề tai nan lao động
trong sản xuất. Trong khi đó, đây là một vấn đề đang có những nảy sinh hết
sức đáng lo ngại. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động, là do người sử
dụng lao động mắc nhiều sai phạm. Chẳng hạn, họ không chấp hành đầy đủ các
quy định pháp luật về an toàn lao động, không quan tâm tới việc cải thiện điều
kiện lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Không
có bộ máy giám sát người lao động tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động. Một
thống kê của Bộ LĐ,TB&XH cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2010 có 77 vụ tai
nạn lao động do người sử dụng không tập huấn về an toàn lao động cho công nhân
và có gần 200 vụ thiếu hoặc không có thiết bị an toàn, không có quy trình, 72 vụ
không có biện pháp an toàn lao động. Các lỗi về khâu tổ chức lao động kém,
không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động cũng còn nhiều
III.Những bệnh thường gặp trong sản xuất
thực phẩm:
10

Trong số các vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm thì
ngành chế biến thủy hải sản,số vụ tai nạn lao động xảy ra nhiều nhất.
Những liệt kê điển hình

Công nhân Công ty chế biến thủy hải sản VP xin thôi việc vì lý do sức
khỏe. Từ hai năm nay, kể từ khi vào làm việc tại công ty, ngày nào một số
công nhân cũng đau căng ở mũi xông lên làm căng cả vùng mặt khi vào
ca, kèm theo nhức đầu, chảy mũi nước, khịt mũi, hơi thở hôi, cảm giác
mệt mỏi thường xảy ra. Ban đầu các triệu chứng này xuất hiện nhẹ, nay
tình trạng nặng dần khiến các cô rất khó chịu và xin thôi việc
Trong hai lần kiểm tra sức khỏe định kỳ do công ty tổ chức, các cô biết
mình bị viêm mũi xoang. Một số người cùng công ty cũng có dấu hiệu
tương tự, nhiều người không chịu nổi môi trường khắc nghiệt trong nhà
máy chế biến thủy sản nên đành nghỉ việc. Theo nhiều công nhân, nguyên
nhân chính là do thường xuyên hít mùi khí chlor nồng nặc trong nhà
xưởng cùng với việc thường xuyên ở trong môi trường ẩm, nhiệt độ lạnh.
chlor là một loại hóa chất có thể gây tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp. Chất chlor có thể gây viêm phế quản, phá hủy đường hô hấp trên,
biểu hiện gây kích thích như hắt hơi, chảy mũi nước, chảy nước mắt.
Cuối năm 2007, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Cần Thơ tiến
hành đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở “Mối liên quan giữa tiếp xúc
thường xuyên chất chlorine và bệnh viêm mũi xoang ở những công nhân
11
chế biến thủy hải sản Cần Thơ 2000-2007” tại hai công ty VP và PT. Kết
quả cho thấy ở nhóm tiếp xúc có 221/440 công nhân mắc bệnh viêm mũi
xoang, chiếm hơn 50% trong sáu năm; trong khi nhóm không tiếp xúc chỉ
có 99/437 công nhân mắc bệnh viêm mũi xoang, chiếm gần 23%. Như
vậy, tỉ suất mới mắc bệnh viêm mũi xoang ở nhóm tiếp xúc cao hơn nhóm
không tiếp xúc là 2,7 lần trong sáu năm.
Công nhân trong các xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu hầu hết là nữ.
Đa số họ đang bị vắt kiệt sức, nhiều người lâm vào cảnh bệnh tật.Suốt
ngày đem đứng lột tôm
Theo bệnh viên Bà rịa vũng tàu có khoảng 24% bệnh nhân vẹo cột sống
phải tìm đến bác sĩ vì đau lưng và 16% trong số đó buộc phải nằm viện;

38% bệnh nhân vẹo cột sống khi kiểm tra bằng X-quang phát hiện có
những biến chứng khác về cột sống như thoái hóa cột sống với gai xương,
hẹp khe liên đốt, tự hàn đốt sống Tại VN, đây là một bệnh khá phổ biến
ở những người làm việc phải đứng liên tục trong nhiều giờ liền gây ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển, sinh hoạt, học tập và cả thẩm mỹ.
.
Công nhân làm việc trong
xí nghiệp chế biến thủy
sản
12
.
Ông Ngô Minh Linh, Phó chánh thanh tra Sở LĐ-
TB-XH tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Khoa y tế lao động
của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Sóc Trăng khám
sức khỏe định kỳ 262 công nhân chế biến thủy sản
tại Cty TNHH thủy sản út Xi phát hiện 46 người bị
bệnh tai-mũi-họng (viêm xoang, viêm mũi), 63
người bị bệnh da liễu (nấm móng chân, tay).
Tại Cty chế biến thủy sản tổng hợp Sóc Trăng có
1.324 công nhân được khám sức khỏe đã phát hiện
220 người bị bệnh tai-mũi-họng, 71 người bị bệnh
da liễu.
Bà Lê Tuyết Minh, Chủ tịch công đoàn Cty chế biến
thủy sản xuất nhập khẩu Cà Mau cũng cho biết:
“Kết quả khám sức khỏe vào ngày 10/11/2004, có
1.098 công nhân thì tất cả bị bệnh răng hàm mặt,
608 người bệnh tai-mũi-họng
Bệnh ngoài da thường gặp nhất sau khi mưa lũ là nấm kẽ ngón chân (nước ăn
chân). Bệnh thường xuất hiện vài ngày sau khi bị ngập và rất dễ thấy ở những
người thường xuyên phải ngâm chân lâu trong nước


Ngoài ra, một số bệnh cũng rất dễ mắc phải như viêm da, sẩn ngứa, dị ứng…
Đối với phụ nữ, nếu phải lội nước thường xuyên rất dễ mắc các bệnh da liễu liên
13
quan đến phụ khoa.
Biểu hiện của bệnh: Da các kẽ ngón chân bị ẩm ướt, nứt và trắng mủn. Dịch
tiết từ chỗ nứt da có mùi hôi và bệnh nhân có thể gãi nhiều do ngứa, gây tình trạng
bội nhiễm thêm vi trùng. Nước cống rãnh thành phố gây ra viêm da mủ, nhọt,
chốc Các vị trí thường gặp là da đầu, vùng da bị ẩm ướt, trầy sướt.
Ấu trùng sán máng xâm nhập qua da ẩm, trầy sướt và gây nổi mề đay, ngứa
vùng da cẳng chân, bàn chân, các kẽ ngón và quanh móng tay, móng chân Một
số trường hợp có thể xuất huyết dưới da hay xuất hiện sẩn phù, ngứa toàn thân.
Nguyên nhân do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, chứa nhiều vi trùng
gây bệnh. Nước mưa khi trút xuống sẽ hòa lẫn các chất bẩn từ cống rãnh, ao hồ,
rác thải, nước từ nhà vệ sinh… Người dân lội nước lâu ngày lại không chú ý vệ
sinh sạch sẽ thì rất dễ mắc các bệnh ngoài da.
Ngoài ra còn có các bệnh về do ảnh hương của hơi , khí ,độ ẩm, hóa chất
Nổ lò hơi Trong nganh sản xuất đồ hợp:điển hình là vụ nổ lò hơi tại kiên giang
ngày 9/5
Hiện trường vụ nổ lò hơi, gây tai nạn thảm khốc
sáng 9/5 tại Kiên Giang
.
…Đáng nói là lò hơi này không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật và không có
đăng ký kiểm định chất lượng an toàn theo quy định.
14
Trước đó 2 ngày, khi công ty chuẩn bị sản xuất thêm phần đóng hộp, có
cho hệ thống lò hơi áp suất tự chế hoạt động thử và thấy bình thường. Tuy
nhiên, sáng 9/5, khi đưa vào hoạt động chính thức thì lò hơi xảy ra sự cố.
Tai nạn bất ngờ khi vận hành máy móc,.khi tác phong chưa hoàn
chỉnh,máy móc gắp sự cố hư hỏng bất ngờ dễ gây nên những tai nạn bất

ngờ
Nhìn chung vấn đề bảo hộ lao động và an toàn lao đông cho người lao
động đang được đặt lên hàng đầu trong viêc sản xuất.Bên cạnh đó cũng có nhũng
doanh ngiệp xem thường viêc an toan cho nên cũng gây nên những tai nạn thương
tâm.
IV. Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu gây tai
nạn
Trước hết là phải tự động hóa, cơ giới hóa các dây chuyền sản xuất. Điều
này không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn giảm thiểu tới mức tối
đa việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao
động, góp phần đáng kể trong việc giảm nguy cơ gây tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp
Khuyến khích áp dụng "công nghệ sản xuất sạch" (công nghệ có chứa ít
nhất các yếu tố nguy hiểm có hại). áp dụng liên tục chiến lược phòng
ngừa tổng hợp về môi trường trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro đến con
người
Chế tạo các thiết bị, cơ cấu an toàn để che chắn cho các máy móc công
nghệ tại các vị trí có thể gây ra TNLĐ và BNN cũng là một giải pháp tốt.
Theo đó, sẽ ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại và
15
không làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng và
vệ sinh công nghiệp
Một trong những biện pháp quan trọng là thông tin cho người lao động
đầy đủ tính chất, mức độ độc hại, biện pháp phòng tránh của các loại hóa
chất mà họ tiếp xúc trong quá trình sản xuất.
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ATLĐ cho NLĐ thì NSDLĐ và các
kênh thông tin tuyên truyền khác phải tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc
thực hiện tốt công tác ATLĐ, cũng như các nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp
liên quan đến môi trường làm việc nếu NLĐ không thực hiện đúng các thao tác,

quy trình và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như các thiết bị không
đảm bảo an toàn. Nếu NLĐ và NSDLĐ hiểu được tầm quan trọng của công tác
ATLĐ thì chắc chắn sẽ phòng ngừa được các nguy cơ dẫn đến các TNLĐ.
Bên cạnh đó, cần có những cơ chế xử lý nghiêm minh và kiên quyết hơn đối với
các tổ chức, cá nhân nếu có những vi phạm pháp luật lao động để xảy ra TNLĐ,
đặc biệt trongtrường hợp gây chết người
16
V. NGUỒN THAM KHẢO:
DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CƠ
SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY
SẢN –ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐẢM BẢO AN TOÀN
THỰC PHẨM
Fisheries Food Business Operators – General conditions
for food safety
17

×